Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thăng Long

Nguồn tiền gửi của các tổchức kinh tếluôn là nguồn vốn giữvai trò quan

trọng nhất đối với nguồn vốn huy động của chi nhánh, tuy nhiên trong ba năm trở

lại đây, nguồn vốn này biến động rất mạnh mẽ, đặc biệt trong năm 2008. Cụthểnhư

sau, năm 2006, lượng tiền tiết kiệm từcác tổchức kinh tếlà 5.978 tỷVND, tăng

mạnh trong năm 2007 đạt 7.960 tỷVND, tăng 1.982 tỷVND tương đương tốc độ

tăng 33%, tuy nhiên sang đến năm 2008- nguồn vốn này giảm xuống chỉcòn 3.015

tỷVND, giảm 4.945 tỷVND tương đương giảm tới 62% so với năm 2007. Năm

2008, chịu ảnh hưởng mạnh mẽtừtình hình lạm phát và cuộc khủng hoảng kinh tế

xảy ra trên phạm vi toàn thếgiới, tác động mạnh nhất lên các tổchức kinh tế, rất

nhiều công ty, nhà máy, doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng hoạt động giảm sút

thậm chí là phá sản- nhu cầu vốn lớn dẫn tới giảm lượng vốn huy động tại các ngân

hàng, công tác huy động vốn trởnên rất khó khăn. Mặt khác, sựcạnh tranh ngày

càng gay gắt của nhiều ngân hàng với chính sách lãi suất hấp dẫn cũng làm chi

nhánh phải chia sẻkhách hàng là một trong nhiều lý do khiến nguồn tiền gửi các

TCKT của chi nhánh giảm trong thời gian qua.

pdf74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp vừa và nhỏ, mở rộng cho vay tiêu dùng thông qua việc hợp tác với các trường đại học, cơ quan để phát hành thẻ có chức năng thấu chi,…Bước sang năm 2008, tổng dư nợ giảm mạnh so với thời diểm 31/12/2007, chủ yếu giảm dư nợ ngắn hạ do quý II, quý III/2008 thực hiện các giải pháp thắt chặt tiền tệ theo định hướng chỉ đạo của chính phủ, NHNN và NHNo, đảm bảo cân đối vốn kịp thời tại chi nhánh và hệ thống. Về cuối năm, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trên toàn thế giới, thị trường hàng hóa các mặt hàng truyền thống như sắt, thép, phân bón, thức ăn chăn nuôi tiếp tục giảm giá làm giảm kết quả tài chính của khách hàng nhất là các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ dẫn đến không đủ điều kiện vay vốn, nợ xấu tăng, khách hàng phải bán tài sản để trả nợ ngân hàng, nhu cầu vay giảm. Đối với các khách hàng doanh ht t p : / / e t r i t h u c . v n 31 nghiệp truyền thống, uy tín, đủ điều kiện vay vốn, việc cho vay chọn lọc khó do bị cạnh tranh mạnh bởi các ngân hàng. Thực hiện giải pháp kiểm soát cho vay thời điểm nóng, tại chi nhánh không có cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán nên không bị ảnh hưởng rủi ro từ thị trường chứng khoán. Chi nhánh tăng cường kiểm tra trước và sau khi cho vay để kiểm soát việc sử dụng vốn vay, tình hình kinh doanh, tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng để có biện pháp quản lý vốn vay kịp thời. * Hoạt động tài chính : Bảng 2.3. Tình hình tài chình của Ngân hàng. Đơn vị: tỷ VND Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng thu 1.179 1.531 1.196,7 Tổng chi 1.095 1.376 1.071 Chênh lệch thu chi 84 155 125,7 Tăng trưởng tuyệt đối 71 -29,3 Tốc độ tăng trưởng(%) 8,5 -18,9 (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007, 2008) Qua bảng trên ta thấy, kết quả hoạt động tài chính của chi nhánh trong 3 năm gần đây có sự biến động mạnh mẽ. Năm 2006 đến năm 2007, kết quả tài chính tăng 8,5 %, chênh lệch thu chi từ 84 tỷ VND tăng lên 155 tỷ VND, có được sự tăng trưởng đáng kể này, chi nhánh thực hiện phân loại nợ, trích dự phòng và xử lý rủi ro theo kế hoạch được giao. Năm 2007 đã trích rủi ro 73 tỷ VND, thu nợ xử lý rủi ro 76 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 1.7%, thực hiện quản lý chi tiêu chặt chẽ, tiết kiệm chi phí ở mức hợp lý. Xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính, các khoản tạm ứng, tạm chi,…Chi nhánh đã tích cực áp dụng mọi biện pháp để huy động nguồn vốn rẻ, không kỳ hạn từ các dự án thuộc các Bộ, Ngành và nguồn vốn thanh toán từ các ht t p : / / e t r i t h u c . v n 32 doanh nghiệp lớn đồng thời điều hành linh hoạt lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất đầu và cạnh tranh trên thị trường. Bước sang năm 2008, hoạt động tài chính gặp rất nhiều khó khăn, giảm về tổng chi song tổng thu giảm nên chênh lệch thu-chi thấp hơn so với năm trước đó, giảm 18,9%. Kết quả tài chính bị ảnh hưởng do có biến động lớn về lãi suất huy động và lãi suất cho vay: giai đoạn lãi suất huy động tăng bất thường , dư nợ trung, dài hạn cũ hầu hết thực hiện theo lãi suất cho vay cố dịnh nên khi lãi suất huy động tăng nhưng không tăng được lãi suất cho vay đã làm phát sinh lỗ trong khi việc thỏa thuận để tăng lãi suất còn gặp khó khăn, chưa đạt hiệu quả. Giai đoạn lãi suất huy động giảm, chi nhánh chịu bù đắp chi phí cho các khoản tiền gửi nhận thời điểm lãi suất cao đảm bảo thanh khoản vốn chưa đến hạn thanh toán. Các tháng cuối năm, hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng doanh nghiệp do tiêu thụ hàng hóa giảm gián tiếp làm giảm dòng vốn thanh toán qua ngân hàng và ảnh hưởng đến kết quả thu dịch vụ, tăng trưởng vốn tại chi nhánh, thêm vào đó, thu nợ từ nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro còn chậm, ba chi nhánh cấp II mang lại hiệu quả cao về tài chính đã được tách để nâng cấp. * Các hoạt động khác: - Hoạt động TTQT - Kinh doanh ngoại hối: Về thanh toán quốc tế: Doanh số TTQT giảm không đáng kể( 6%) so với năm 2007, trong đó doanh số hàng xuất khẩu tăng, doanh số hàng nhập khẩu giảm do giảm doanh số chuyển tiền. Thanh toán L/C và nhờ thu tăng so với năm 2007. Về kinh doanh ngoại tệ: doanh số tăng so với năm 2007, kinh doanh ngoại tệ phục vụ khách hàng có phát sinh giao dịch về TTQT, khách hàng vay vốn ngoại tệ, khách hàng dự án. - Hoạt động dịch vụ thẻ và Maketing: Giải quyết kịp thời các yêu cầu của khách hàng, thực hiện đúng quy định về chuyển đổi dữ liệu sang hệ thống mới, phát hành thẻ của NHNo Việt Nam. Phát triển dịch vụ chi trả lương qua tài khoản thẻ ATM đối với CB công chức tại 18 cơ ht t p : / / e t r i t h u c . v n 33 quan, tổ chức; dịch vụ SMS Banking; Mobile Banking,…Triển khai dịch vụ gửi tiền nhiều nơi, rút tiền nhiều nơi. Trong năm, chi nhánh đã tiếp cận thành công các nguồn tiền gửi dự án như: Dự án hỗ trợ y tế 7 tỉnh phía Bắc và một số dự án thuộc Bộ ngành khác, nâng tỷ trọng nguồn tiền gửi không kỳ hạn ngoại tệ tăng so với kế hoạch và so với cùng kỳ năm trước. Các hoạt động trên của ngân hàng đều có liên quan mật thiết với công tác huy động vốn- là hoạt động trước tiên và giữ vai trò quan trọng, đảm bảo nguyên liệu cho hoạt động ngân hàng. Trong thời gian qua, công tác huy động vốn của chi nhánh đã có được những bước tiến đáng kể, khẳng định vai trò là tiền đề cho các hoạt động khác của chi nhánh. 2.3. Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. Thực hiện chức năng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, với phương châm mục tiêu: "Hiệu quả, an toàn, phát triển", nguồn vốn được coi là khâu mở đường để đạt được mục tiêu hoạt động của Chi nhánh. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra trên toàn thế giới, các ngân hàng luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, công tác huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó. Để đánh giá được hiệu quả huy động vốn, chúng ta sẽ cùng phân tích các chỉ tiêu tài chính sau: 2.3.1. Quy mô nguồn vốn huy động. Quy mô huy động vốn cho ta nhìn nhận một cách tổng quát công tác huy động vốn của chi nhánh trong thời gian qua. Vốn huy động của chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Thăng long bao gồm: tiền gửi, phát hành các giấy tờ có giá, vốn đi vay các tổ chức tín dụng trong nước. ht t p : / / e t r i t h u c . v n 34 Bảng 2.4. Kết quả nguồn vốn huy động ba năm 2006, 2007, 2008. Đơn vị: tỷ VND Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng nguồn vốn huy động 8.221 10.518 6.763 Tăng trưởng tuyệt đối 770 2.297 -3.755 Tốc độ tăng trưởng (%) 10 28 -36 (Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết năm 2006, 2007, 2008) Biểu đồ 2.1: Biến động quy mô nguồn vốn huy động ba năm 2006, 2007, 2008. 8221 10518 6763 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2006 2007 2008 Quy mô nguồn vốn huy động Từ bảng kết quả và biểu đồ trên ta thấy, năm 2006, nguồn vốn huy động là 8.221 tỷ VND và là 10.518 tỷ VND năm 2007, tăng 28% so với năm trước, quy mô nguồn vốn tăng khá mạnh từ năm 2006 đến 2007. Tuy nhiên năm 2008, nguồn vốn huy động chỉ còn 6763 tỷ VND, giảm tới 3.755 tỷ VND tương đương giảm 36% so với năm 2007 và thấp hơn cả năm 2006. Sự biến động mạnh mẽ tổng nguồn vốn huy động của không chỉ riêng chi nhánh Thăng Long mà là chung trong cả hệ thống ngân hàng. Kết quả này là do ht t p : / / e t r i t h u c . v n 35 ngoài những khó khăn từ sự suy thoái của nền kinh tế,nguồn vốn khan hiếm,sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng, chi nhánh Thăng Long phải đối mặt với những khó khăn riêng như : một số chi nhánh cấp II lớn mạnh đã tách ra, trụ sở hoạt động các phòng giao dịch do yếu tố khách quan không ổn định, thay đổi cơ chế hoạt động, quy mô hoạt động phòng giao dịch… ảnh hưởng không nhỏ tới quy mô nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó, lãi suất huy động vốn không ngừng thay đổi, thậm chí là từng giờ kéo theo hệ quả là nguồn vốn huy động thay đổi thất thường. Chính vì vậy, trong năm 2008, quy mô vốn huy động được của chi nhánh là không cao, thấp hơn rất nhiều so với các năm trước đó, ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động khác, tác động đến hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Thăng Long. 2.3.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động. * Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian. Bảng 2.5. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian Đơn vị: tỷ VND 2006 2007 2008 Năm Chỉ tiêu Sốtiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 8.221 100 10.518 100 5.399 100 Tiền gửi KKH 4.299 52,29 6.668 63 2.364 44 Tiền gửi CKH 3.922 47,71 3.850 17 3.035 56 (Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết năm 2006, 2007, 2008) ht t p : / / e t r i t h u c . v n 36 Biểu đồ 2.2. Biểu diễn tiền gửi theo thời gian 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2006 2007 2008 Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn Từ kết quả trên ta thấy rằng, trong công tác huy động vốn của chi nhánh Thăng Long đã có những chuyển biến đáng kể. Từ năm 2006 sang năm 2007, lượng tiền huy động không kỳ hạn và có kỳ hạn đều tăng lên, tuy nhiên lại giảm mạnh trong năm 2008. Xét về kết cấu nguồn vốn huy động, ta thấy rằng, tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn có xu hướng giảm, năm 2006 là 52,29% tăng trong năm 2007 là 63% và giảm khá mạnh năm 2008 chỉ còn 44%. Nhìn vào biểu đồ ta thấy, trong hai năm 2006 và 2007 nguồn vốn không kỳ hạn luôn chiếm hơn 50% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2008, có sự chuyển biến đảo chiều, nguồn vốn có kỳ hạn tăng nhanh và chiếm hơn 50% trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Giải thích về sự thay đổi này là do lượng vốn không kỳ hạn giảm từ 6.668 tỷ đồng xuống 2.364 tỷ VND. Nguồn vốn không kỳ hạn thường có tính ổn định không cao, lãi suất huy động thấp trong khi đó nguồn vốn có kỳ hạn có lãi suất cao nên khách hàng sẽ có xu hướng chuyển tiền gửi không kỳ hạn sang có kỳ hạn để tìm kiếm lãi. Nguồn vốn có kỳ hạn tăng lên, là nguồn vốn khá ổn định, lâu dài và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh- là điều kiện rất có lợi cho chi nhánh, qua đó cũng thể hiện sự tin tưởng ngày càng cao của khách hàng với Ngân hàng. ht t p : / / e t r i t h u c . v n 37 * Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền. Theo loại tiền huy động, nguồn vốn của ngân hang bao gồm hai loại ( không bao gồm nguồn vàng quy đổi). + Nội tệ + Ngoại tệ quy đổi VND Bảng 2.6. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền Đơn vị: tỷ VND 2006 2007 2008 Năm Chỉ tiêu Sốtiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 8.221 100 10.518 100 5.399 100 VND 6.854 83 9.655 92 4.332 80 Ngoại tệ quy đổi 1.367 17 863 8 1.067 20 (Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết năm 2006, 2007, 2008) Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền 6854 9655 4332 1367 863 1067 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2006 2007 2008 Ngoại tệ quy đổi VND ht t p : / / e t r i t h u c . v n 38 Qua bảng trên ta thấy, nguồn vốn huy động của chi nhánh Thăng Long bằng nội tệ luôn chiếm đa số, trên 80%, nguồn vốn ngoại tệ còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Việc nước ta gia nhập tổ chức thế giới WTO là điều kiện rất thuận lợi để chi nhánh dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ngoại tệ, tuy nhiên cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng nước ngoài đến với nước ta. Năm 2006 nguồn vốn ngoại tệ là 1.367 tỷ đồng, chiếm 17%, năm 2007 thì giảm mạnh còn 863 tỷ đồng chỉ chiếm tỷ trọng 8% .Năm 2008, đã đạt 1.067 tỷ đồng, chiếm 20% trong tổng nguồn vốn huy động, bao gồm cả các loại ngoại tệ khác USD- đạt kế hoạch giao nguyên tệ 123%. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng chủ yếu sử dụng nguồn nội tệ, năm 2008 lượng nội tệ huy động được giảm đạt 4.332 tỷ VND- 80% tổng nguồn vốn,đạt kế hoạch giao là 115%.Mỗi nguồn có ưu điểm riêng vì thế không nên coi nhẹ nguồn nào, chi nhánh cần thực hiện huy động ngoại tệ kết hợp nội tệ một cách hợp lý để tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó chi nhánh cần tiến hành đa dạng dạng hóa các hoạt động, hình thức huy động vốn phong phú để tăng cường hơn nữa nguồn vốn huy động. * Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế Mặc dù là một ngân hàng nông nghiệp, khách hàng chủ yếu là cán bộ nông dân, các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nhưng với cơ chế thị trường cạnh tranh sôi động hiện nay, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Thăng Long đã không chịu bó hẹp trong phạm vi những khách hàng này mà đã nhanh chóng tìm kiếm những khách hàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế như các doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, các công ty cổ phần, các công ty TNHH hay các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau như nông lâm ngư nghiệp, cung ứng vật tư, giao thông vận tải, bưu điện, xây dựng, dịch vụ thương mại… Hiện nay, tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Thăng Long đang triển khai các hình thức huy động vốn chủ yếu sau: + Huy động tiền gửi dân cư + Huy động tiền gửi các tổ chức kinh tế + Huy động tiền gửi các tổ chức tín dụng. ht t p : / / e t r i t h u c . v n 39 Bảng 2.7. Nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế Đơn vị : tỷ VND 2006 2007 2008 Năm Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 8.221 100 10.518 100 5.399 100 1. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư 1.603 19,49 1.602 15,23 1.936 35,85 2. Tiền gửi của TCKT 5.978 72,71 7.960 75,68 3.015 55,84 3.Tiền gửi của TCTD 639 7,8 955 9,09 448 8,31 (Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết năm 2006, 2007, 2008) Qua bảng số liệu 2.7 ở trên, ta thấy rằng lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn chiếm hơn 50% trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh, tiếp đó là nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư và chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn vốn huy động là nguồn tiền gửi của các TCTD. Mỗi thành phần kinh tế có những đặc điểm riêng-Vì vậy để có được cái nhìn cụ thể nhất về cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế, ta sẽ phân tích biến động tiền gửi theo từng đối tượng khách hàng. Cụ thể như sau: ● Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Nguồn vốn này chính là một phần thu nhập của cá nhân người lao động chưa sử dụng cho tiêu dùng. Họ gửi vào ngân hàng với mục đích tích lũy tiền một cách an toàn và hưởng một phần lãi từ số tiền đó. Dựa vào đặc điểm này, chi nhánh Thăng Long đã tập trung khai thác và không ngừng mở rộng nguồn vốn này. Đời sống dân cư ngày càng được cải thiện, họ tích lũy được nhiều hơn do đó họ muốn gửi tiền vào Ngân hàng để hưởng lãi và các dịch vụ, làm cho tiền gửi tiết kiệm dân cư có xu hướng ngày càng tăng lên. ht t p : / / e t r i t h u c . v n 40 Biểu đồ 2.4: Biến động nguồn TGTK của dân cư: 1603 1602 1936 0 500 1000 1500 2000 2500 2006 2007 2008 Tiền gửi tiết kiệm của dân cư Từ bảng biểu trên đây, ta thấy rằng nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư cũng tăng lên, đặc biệt là năm 2008. Cụ thể, trong hai năm 2006 và năm 2007, lượng tiền huy động này hầu như không biến động, năm 2006 là 1603 tỷ VND- năm 2007 là 1602 tỷ VND, sang năm 2008, nguồn tiền này tăng lên đạt 1.936 tỷ VND tương đương tăng 21% so với các năm trước đó. Đây là nguồn vốn có tính chất nhỏ và lẻ tẻ nhưng rất ổn định nên nó giữ vị trí rất quan trọng trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Xu hướng tăng tiền gửi của dân cư là một dấu hiệu rất tốt cho công tác huy động vốn của chi nhánh, một nguồn vốn ổn định mà chi nhánh cần tập trung khai thác hơn nữa trong thời gian tới. ● Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Biểu đồ 2.5: Biến động nguồn tiền gửi của TCKT 5978 7960 3015 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 2006 2007 2008 Tiền gửi TCKT ht t p : / / e t r i t h u c . v n 41 Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn là nguồn vốn giữ vai trò quan trọng nhất đối với nguồn vốn huy động của chi nhánh, tuy nhiên trong ba năm trở lại đây, nguồn vốn này biến động rất mạnh mẽ, đặc biệt trong năm 2008. Cụ thể như sau, năm 2006, lượng tiền tiết kiệm từ các tổ chức kinh tế là 5.978 tỷ VND, tăng mạnh trong năm 2007 đạt 7.960 tỷ VND, tăng 1.982 tỷ VND tương đương tốc độ tăng 33%, tuy nhiên sang đến năm 2008- nguồn vốn này giảm xuống chỉ còn 3.015 tỷ VND, giảm 4.945 tỷ VND tương đương giảm tới 62% so với năm 2007. Năm 2008, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tình hình lạm phát và cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra trên phạm vi toàn thế giới, tác động mạnh nhất lên các tổ chức kinh tế, rất nhiều công ty, nhà máy, doanh nghiệp… đã rơi vào tình trạng hoạt động giảm sút thậm chí là phá sản- nhu cầu vốn lớn dẫn tới giảm lượng vốn huy động tại các ngân hàng, công tác huy động vốn trở nên rất khó khăn. Mặt khác, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nhiều ngân hàng với chính sách lãi suất hấp dẫn cũng làm chi nhánh phải chia sẻ khách hàng là một trong nhiều lý do khiến nguồn tiền gửi các TCKT của chi nhánh giảm trong thời gian qua. ● Tiền gửi của các tổ chức tín dụng: Nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng thường chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh, nhỏ hơn 10%/TNV. Biểu đồ 2.6: Biến động nguồn tiền gửi của TCTD 639 955 448 0 200 400 600 800 1000 1200 2006 2007 2008 Tiền gửi TCTD ht t p : / / e t r i t h u c . v n 42 Từ bảng số liệu và biều đồ trên, ta thấy rằng việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng cũng ở tình trạng tương tự với các nguồn khác. Trong hai năm 2006 & 2007, nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng tăng mạnh, cụ thể năm 2006 là 639 tỷ VND và là 955 tỷ VND vào năm 2007, tăng 316 tỷ VND tương ứng tốc độ tăng 49%. Năm 2008, nguồn vốn này giảm mạnh, xuống chỉ còn 448 tỷ VND, giảm tới 53% so với năm trước đó, đây cũng là tình hình chung của nhiều chi nhánh trên địa bàn - Tuy nhiên vẫn duy trì được tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động (8%), trong đó 183 tỷ VND tức 38%là tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng chính sách xã hội. Như vậy, nguồn tiền gửi của các TCKT luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy nhiên, xét về lợi ích lâu dài thì nguồn tiền tiết kiệm của dân cư mang lại tính ổn định cao hơn. Chi nhánh đã xác định rõ nguồn tiền huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư là nguồn tiền giữ vai trò chủ đạo, tạo nên sự ổn định cho nguồn vốn của Chi nhánh. Chính vì vậy trong thời gian qua Chi nhánh đã có những nỗ lực nhằm phát triển nguồn vốn này và đã đạt được những thành công nhất định nhưng tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vẫn còn thấp, điều này đặt ra nhiệm vụ cho chi nhánh trong tương lai để nguồn này dần giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn vốn huy động của mình. 2.3.3. Các hình thức huy động vốn 2.3.3.1. Huy động vốn từ tiền gửi Tiền gửi của khách hàng bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn. Hiện nay tại chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Thăng Long, tiền gửi kỳ hạn được tách thành hai loại: tiền gửi CKH từ 12 tháng-24 tháng; tiền gửi CKH trên 24 tháng. Tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu khách hàng gửi với mục đích thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn khách hàng gửi với mục đích hưởng lãi là chính. Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thăng Long đang tập trung tăng nguồn tiền gửi khách hàng – Là nguồn tiền có giữ vị trọng tâm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động và có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. ht t p : / / e t r i t h u c . v n 43 Bảng 2.8: Tiền gửi của khách hàng qua ba năm 2006, 2007, 2008 Đơn vị: tỷ VND 2006 2007 2008 Năm Chỉ tiêu Sốtiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 8.221 100 10.518 100 5.399 100 Nguồn vốn không kỳ hạn và <12 tháng 4.299 52,29 6.668 63,39 2.364 43,78 Nguồn vốn có kỳ hạn 3.922 47,71 3.850 36,61 3.035 56,22 - Nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng tới dưới 24 tháng 1.091 13,27 1.796 46,65 443 14,59 - Nguồn vốn có kỳ hạn trên 24 tháng. 2.830 34,44 2.053 53,35 2.591 85,41 (Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết năm 2006, 2007, 2008) Biểu đồ 2.7: Kết cấu tiền gửi của khách hàng 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2006 2007 2008 Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi CKH 12-24 tháng Tiền gửi CKH trên 24 tháng Qua bảng 2.8 ta thấy, tiền gửi của khách hàng tăng từ 8.221 tỷ VND năm 2006 đến 10.518 tỷ VND năm 2007, tăng 2.297 tỷ VND tương đương tăng 27,9%. Năm 2008, nguồn tiền gửi của khách hàng giả mạnh chỉ còn 5.399 tỷ VND, giảm 48,6%. ht t p : / / e t r i t h u c . v n 44 Biểu đồ 2.7 cho thấy tỷ trọng nguồn tiền gửi KKH và nhỏ hơn 12 tháng chiếm phần lớn trong tổng nguồn, lớn hơn các hình thức huy động khác. Nguồn vốn này có đặc điểm là chi phí thấp nhưng tính ổn định không cao. Bên cạnh đó, nguồn vốn CKH 12-24 tháng và trên 24 tháng là hai nguồn có tính ổn định cao nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn. Nguồn vốn có kỳ hạn từ 12- 24 tháng thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nguồn vốn có kỳ hạn 24 tháng. Đây cũng là một thuận lợi lớn đối với Ngân hàng vì nguồn vốn trên 12 tháng đem lại tính ổn định cao, ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng vốn, tuy nhiên chi phí sử dụng nguồn tương đối lớn vì vậy chi nhánh cần có kế hoạch sử dụng có hiệu quả. Hiện nay, trong nguồn tiền gửi của khách hàng thì chủ yếu là nguồn vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn < 12 tháng bởi họ chủ yếu nhằm vào mục đích chi trả nên huy động từ các nguồn này thường có chi phí thấp nhưng lại có xu hướng biến động lớn phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng. Vì vậy, chi nhánh cần xem xét vào từng giai đoạn phát triển cụ thể để duy trì cơ cấu vốn hợp lý, tập trung huy động nguồn vốn có tính ổn định cao, tránh rủi ro. Hiện nay, chi nhánh huy động tiền gửi qua nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với nhiều đối tượng và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như tình hình thực tế: Bảng 2.9: Các hình thức gửi tiền của khách hàng Đơn vị: tỷ VND Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tiền gửi tiết kiệm 3.157 4.962 3.190 - Không kỳ hạn 1.083 1.896 954 - Có kỳ hạn 794 1.319 416 - Tiết kiệm bậc thang 1.280 1.747 1.820 Tiền gửi thanh toán 5.064 5.556 2.209 - Không kỳ hạn 3.870 4.015 1.495 - Có kỳ hạn 1.194 1.541 714 (Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết năm 2006, 2007, 2008) ht t p : / / e t r i t h u c . v n 45 Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng hình thức huy động vốn tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, trong đó chủ yếu là tiền gửi thanh toán không kỳ hạn. Hình thức tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh có xu hướng tăng dần lên trong các năm, đặc biệt phải kể đến sự tăng lên mạnh mẽ của hình thức tiết kiệm bậc thang. Tiền gửi tiết kiệm bậc thang là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn với lãi suất tăng dần theo số tiền gửi do ngân hàng quy định. Theo đó, khách hàng gửi tiền với cùng một kỳ hạn nhưng khoản tiền gửi càng lớn thì lãi suất tiền gửi càng cao. Với ưu điểm nổi trội là khách hàng đến rút trước hạn sẽ được hưởng lãi suất trong bậc thời gian gửi, không như tiền tiết kiệm thông thường nếu rút trước hạn sẽ hưởng lãi suất không kỳ hạn (hay lãi suất thấp). Hình thức tiết kiệm này được nhiều người ưa thích và sử dụng. Tại chi nhánh NHNo&PTNT Thăng long từ huy động theo 6 bậc cơ bản nay đã tăng lên 9 bậc với mức lãi suất hấp dẫn, từ đó thu hút được ngày càng đông khách hàng tới gửi tiền. Ngoài các hình thức tiết kiệm trên, hiện nay chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long còn triển khai các hình thức khác như: tiết kiệm lãi suất tự điều chỉnh lãi suất, tiền gửi tiết kiệm bằng vàng…đang dần được ưa chuộng trên thị trường. 2.3.3.2. Huy động vốn thông qua phát hành công cụ nợ Chứng chỉ tiền gửi (CDs) là công cụ nợ do ngân hàng phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường. Chứng chỉ tiền gửi tương tự như tiền gửi có kỳ hạn, theo đó người sở hữu được hưởng các khoản lãi suất và được hoàn trả khi mệnh giá đến hạn. Có nhiều hình thức CDs như CDs vô danh, ký danh hay ghi sổ. Việc huy động nguồn vốn từ phát hành chứng chỉ tiền gửi giúp Ngân hàng chủ động hơn mà không phải phụ thuộc vào tiền gửi của khách hàng. Tuy nhiên Giá trị chứng chỉ tiền gửi tại chi nhánh còn thấp, có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2006 đạt 1,012 tỷ VND, năm 2007 tăng lên 1.245 tỷ VND, năm 2008 giảm xuống 915 tỷ VND- đa phần là phát hành các chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá thấp và thời hạn ngắn nhưng chứng chỉ tiền gửi vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các giấy tờ có giá. ht t p : / / e t r i t h u c . v n 46 Bên cạnh đó. Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long cũng phát hành các giấy tờ có giá khác như trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng với mục đích huy động được nguồn vốn lâu dài, ổn định- góp phần tăng cường nguồn vốn huy động cho chi nhánh. 2.3.3.3. Huy động vốn bằng hình thức đi vay Huy động vốn bằng cách đi vay Ngân hàng Nhà nước hay vay từ các tổ chức tín dụng là một tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thăng Long.pdf
Tài liệu liên quan