Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Hãng phim Truyền hình Việt Nam

Hãng phim Truyền hình Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước cấp vốn và thành lập, Hãng hoạt động và chịu sự quản lý trực tiếp của Đài truyền hình Việt Nam. Bộ máy tổ chức được tổ chức theo mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng, cao nhất là Giám đốc là người đại diện tư cách pháp nhân của Hãng và là người có quyền điều hành cao nhất trong Hãng, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam và trước pháp luật về công tác điều hành hoạt động của Hãng.

Ban Giám đốc bao gồm một Giám đốc chịu trách nhiệm hoạt động chung của toàn Hãng, bên cạnh đó có hai Phó Giám đốc, một Phó Giám đốc chịu trách nhiệm về tài chính và một Phó Giám đốc phụ trách kĩ thuật. Các Phó Giám đốc Hãng là người giúp Giám đốc Hãng điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Hãng theo sự phân công của Giám đốc. Giám đốc, các Phó Giám đốc và Kế toán trưởng Hãng do Giám đốc Hãng đề nghị và được Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam bổ nhiệm. Ngoài ra bên dưới công tác tổ chức của Hãng được phân thành: phòng Tài vụ, phòng Tổng hợp, phòng Kỹ thuật sản xuất, phòng Kế hoạch, ban Bảo vệ, các Xưởng phim.

 

doc94 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Hãng phim Truyền hình Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảo toàn và phát triển vốn đúng pháp luật Trên đây là những vấn đề lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về quản trị vốn kinh doanh ta cần nghiên cứu thực trạng quản trị vốn của Hãng phim Truyền hình Việt Nam được trình bày ở chương 2. Chương 2 thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn tại hãng phim truyền hình việt nam 2.1. kháI quát về hãng phim truyền hình việt nam. 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Hãng phim Truyền hình Việt Nam. Hãng phim Truyền hình Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, thuộc Đài Truyền hình Việt Nam được thành lập theo QĐ số 966QĐ/TC-THVN ngày 10 tháng 12 năm 1996 của Tổng giám đốc Đài THVN. Tên giao dịch Quốc tế: vietnam television film company. Tên viết tắt: VFC Trụ sở chính của Hãng: 906 La Thành - Quận Ba Đình - Hà Nội. Hãng phim Truyền hình Việt Nam là một đơn vị chuyên sản xuất phim truyện truyền hình, phim taì liệu, phim hoạt hình, tin tức văn hoá nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ phát sóng của các chương trình VTV1, VTV2 và VTV3 của Đài truyền hình Việt Nam. Hãng phim Truyền hình Việt Nam tiền thân là Trung tâm nghe nhìn Đài THVN có tư cách pháp nhân và hoạt động theo phương thức tự hạch toán kinh doanh. Hãng có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trước pháp luật, có con dấu và tài khoản riêng. ở thời điểm mới thành lập, nhiệm vụ chủ yếu của VFC là sản xuất chương trình Văn nghệ Chủ nhật gồm phim truyện, Bản tin văn nghệ trong nước và quốc tế, nhân vật tác phẩm. Sau đó, VFC đã mở rộng qui mô sản xuất với chức năng nhiệm vụ chính là sản xuất phim truyện phục vụ việc phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam. Ngoài ra, có thể làm các dịch vụ về phim, tạo nguồn thu hỗ trợ cho Ngân sách Nhà nước. Ngày đầu thành lập, vô vàn khó khăn đến với tập thể cán bộ công nhân viên của Hãng như cơ sở vật chất thiếu thốn, trang thiết bị lạc hậu, phương thức sản xuất chưa phù hợp với qui mô của một Hãng phim chính qui. Song song với việc sản xuất các chương trình phim Hãng đã bố trí hợp lý dây chuyền sản xuất, mở rộng biên chế tiếp nhận một số đạo diễn, nhà văn, quay phim, kỹ thuật viên về công tác tại Hãng. Được sự ủng hộ của lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam, Hãng đã chủ động mua sắm trang thiết bị, cải tiến dây chuyền kỹ thuật, đào tạo kỹ thuật viên đảm bảo hệ thống thiết bị kỹ thuật phục vụ tốt sản xuất chương trình. Từ năm 1997, ngoài chương trình Văn nghệ chủ nhật cố định, Hãng nhận đặt hàng sản xuất phim phát trên các sóng VTV1, chương trình “Lần đầu tiên trên màn ảnh VTV3” với số lượng phim ngày một tăng. Các công tác quản lý kỹ thuật, quản lý tài chính, kế hoạch được làm đồng bộ và có chất lượng. Xác định vị trí của một Hãng phim truyền hình Trung ương, Ban Giám đốc và cấp uỷ, các đoàn thể đã phối hợp định hướng hoạt động sản xuất phim nhằm từng bước nâng cao chất lượng, lấy trọng tâm là sản xuất phim truyền hình nhiều tập, đa dạng hoá sản phẩm, chương trình, chủ động tạo nguồn hợp tác với một số Hãng phim nước ngoài, với các đối tác trong nước và phối hợp với các đài truyền hình địa phương sản xuất phim bộ, phim lẻ. Hàng năm, nhiều bộ phim của Hãng phim sản xuất tham gia các Liên hoan phim điện ảnh, truyền hình, các giải thưởng hàng năm của Hội Điện ảnh, cuộc thi bình chọn phim hay dành cho khán giả... đã dành được nhiều giải thưởng lớn. Chương trình Văn nghệ Chủ nhật của Hãng đã được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì thành tích lao động và chất lượng nghệ thuật phục vụ khán giả. 2.1.2. Các đặc điểm hoạt động. 2.1.2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh. Sản xuất các phim truyện VIDEO theo chỉ tiêu pháp lệnh do Đài THVN giao hàng năm. Sản xuất kinh doanh dịch vụ, mua bán giới thiệu sản phẩm mới thuộc lĩnh vực Phim Truyền hình (đối với các sản phẩm không thuộc bản quyền của Đài Truyền hình Việt Nam) và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính được giao khi được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. - Các sản phẩm phục vụ công ích: Văn nghệ chủ nhật phát sóng VTV3. Gặp nhau cuối tuần phát sóng VTV3. Phim truyện 70 phút phát sóng VTV1 và VTV3. Phim truyện 50 phút phát sóng VTV3. Phim Cảnh sát hình sự. Phim truyện hợp tác với Thái Lan. Phim hoạt hình. - Sản xuất dịch vụ khác: Tài trợ sản xuất phim. Quảng cáo. Thuê máy và dịch vụ khác. Những năm gần đây, Hãng phim Truyền hình Việt Nam đạt được những kết quả phát triển cao, báo hiệu một sự phát triển vững chắc, ổn định trong tương lai. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là những chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Từ kết quả kinh doanh chúng ta sẽ thấy được công tác tổ chức và sử dụng vốn của Hãng phim hiện nay. Để có được một cái nhìn khách quan và tổng thể về quá trình hoạt động của Hãng, ta cần xem xét bảng Báo cáo kết quả kinh doanh của Hãng qua một số năm gần đây. Với các chỉ tiêu như: doanh thu, chi phí, lãi thuần... chúng ta có thể đánh giá được khả năng, trình độ quản lý hoạt động sản xuất, nhất là trình độ quản lý và sử dụng vốn của Hãng. Bảng 1 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh đến ngày 31/12 / 2002. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2001/2000 2002/2001 Lượng Tỷlệ% Lượng Tỷlệ% 1. Tổng doanh thu 2. Doanh thu thuần 3. Giá vốn hàng bán 4. Lợi nhuận gộp 5 . Chi phí bán hàng 6 . Chi phí quản lý DN 7 . Lợi nhuận từ hđkd 8 . Thu nhập HĐTC 9 . Chi phí HĐTC 10. Lợinhuận từ HĐTC 11. Các khoản TNBT 12. Chi phí HĐBT 13. Lợinhuận từ HĐBT 14. Lợinhuận trước thuế 15. Thuế TNDN 16. Lợi nhuận sau thuế 18015 18015 16277 1738 110 1315 313 50 225 -175 145 128 17 155 39 115 26775 26775 24389 2386 219 1659 508 192 366 -174 185 143 42 376 94 282 45907 45907 42516 3391 556 1789 1046 169 431 -262 14 0 14 798 239 559 8760 8760 8112 648 109 344 195 142 141 1 40 15 25 221 55 167 148.6 148.6 150 137 199 126 162.3 384 162 100 127.5 112 247 242.6 241 245 19132 19132 18217 1005 337 130 538 -23 65 -87 -171 -143 -28 422 145 277 171.5 171.5 174.3 142 253.9 108 206 87.5 118 150.6 7.5 0 33 212 254 198.2 Qua bảng số liệu ta thấy tổng doanh thu của Hãng phim không ngừng tăng lên với tốc độ cao. Năm 2000 tổng doanh thu của Hãng là 18015 triệu đồng nhưng sang năm 2001 tổng doanh thu đã đạt 26775 triệu đồng tăng 8760 triệu đồng tương đương 148.6% và đến năm 2002 tổng doanh thu đã đạt là 45907 triệu đồng so với năm 2001 là tăng 19132 triệu đồng tương đương 171% một tỷ lệ tăng rất cao. Tuy nhiên, tổng doanh thu tăng và theo đó là doanh thu thuần cũng tăng nhưng giá vốn hàng bán lại cũng tăng với tỷ lệ cao hơn làm cho lãi gộp tăng nhưng không cùng tỷ lệ với doanh thu. Năm 2000 giá vốn hàng bán là 16227 triệu đồng và lãi gộp là 1738 triệu đồng nhưng sang năm 2001 giá vốn hàng bán tăng 150% lên tới 24389 triệu đồng trong khi đó doanh thu thuần chỉ tăng có 148% làm cho lãi gộp chỉ tăng 137% tương đương 2386 triệu đồng. Sang năm 2002 cùng với tốc độ tăng của tổng doanh thu và doanh thu thuần là 171.5%, giá vốn hàng bán cũng tăng 174.3% làm cho lãi gộp tăng có 142%, về giá trị tuyệt đối thì cao hơn nhiều nhưng giá trị tương đối thì không cao lắm. Không chỉ có giá vốn hàng bán mà tất cả các loại chi phí khác của Hãng cũng tăng lên theo như chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2002 đã tăng 130 triệu đồng bằng 108% so với năm 2001. Đặc biệt là chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường tăng lên đáng kể nhưng lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính và các khoản thu nhập bất thường lại giảm đi. Năm 2001 chi phí hoạt động tài chính là 366 triệu đồng đến năm 2002 tăng lên 118% bằng 431 triệu đồng trong khi đó thu nhập từ hoạt động tài chính năm 2001 là 192 triệu đồng đến năm 2002 lại giảm còn 169 triệu đồng làm cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm từ -174 triệu đồng năm 2001 xuống -262 triệu đồng năm 2002. Tất cả những yếu tố trên tác động làm cho lợi nhuận trước thuế của Hãng tuy có tăng năm 2002 so với năm 2001 tăng 410 triệu đồng bằng 212% nhưng lại thấp hơn tỷ lệ tăng của năm 2001 so với 2000 là 242.6% và ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế của Hãng. Năm 2000 lợi nhuận sau thuế của Hãng tăng 167 triệu đồng tương đương 245% nhưng sang năm 2002 tuy con số tuyệt đối tăng là 277 triệu đồng nhưng tỷ lệ tương đối chỉ tăng 198.2%. Như vậy, với mức tăng trưởng cao và tương đối ổn định, Hãng có khả năng tài chính mạnh để tiếp tục phát triển trong tương lai, góp phần không nhỏ vào quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, để đảm bảo cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đạt được hiệu quả cao, trước tiên đòi hỏi nguồn tài chính phải được đáp ứng kịp thời. Công tác huy động vốn của Hãng phải đảm bảo các điều kiện sau: - Huy động được càng nhiều càng tốt, không nên định giới hạn cho việc huy động vốn kể cả vốn nước ngoài, phát huy nội lực là chính nhưng không tự thít lại nguồn vốn bên ngoài. - Vốn huy động càng rẻ và an toàn càng tốt, tránh việc huy động bằng mọi giá. Tránh việc trả giá cao cho vón lưu động bởi những chi phí phát sinh khó lường. - Huy động vốn càng đồng bộ càng tốt, cả về nguồn vốn lẫn biện pháp huy động. Bảo đảm bình đẳng, gắn bó, tạo điều kiện hỗ trợ nhau cùng phát triển giữa các nguồn vốn, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm tiêu chuẩn cao nhất đo lường lợi ích các nguồn vốn. Bảo đảm sự nhất quán, đồng bộ ổn định để giữ được lòng tin và kích thích các chủ sở hữu vốn hăng hái đầu tư. - Ngày càng đa dạng hoá và hiện đại hoá hình thức huy động vốn. Trong những năm gần đây, Hãng phim Truyền hình Việt Nam đã tận dụng được những lợi thế của mình trong công tác huy động vốn sản xuất kinh doanh từ các nguồn khác nhau. Hãng đã sử dụng uy tín và khả năng của mình để có các nguồn tài trợ đảm bảo yêu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn kinh doanh trong Hãng được hình thành từ các nguồn sau đây: - Nguồn vốn do Ngân sách nhà nước cấp: vì đây là doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước bỏ vốn thành lập và quản lý nên hàng năm Nhà nước sẽ cấp cho Hãng một số vốn nhất định. - Nguồn vốn tự bổ xung từ các quỹ: Quỹ đầu tư và phát triển, lợi nhuận chưa phân phối, quỹ đầu tư xây dựng cơ bản.... - Nguồn vốn vay ngắn hạn và dài hạn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. - Nguồn vốn tín dụng thương mại của người cung cấp hoặc ứng trước của khách hàng. Từ kết quả trên cho thấy, Hãng đang có biện pháp đúng đắn trong công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn kimh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cho phép Hãng có điều kiện trang bị thêm máy móc thiết bị, tăng thêm nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất nhằm đem lại lợi nhuận lớn hơn. Mặc dù nền kinh tế thị trường của nước ta đang có nhiều biến động phức tạp, các chính sách kinh tế của Nhà nước chưa ổn định nhưng các chỉ tiêu của Hãng đều có mức tăng trưởng khá. Điều đó cho thấy Hãng đang có những bước chuyển mình hợp lý trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên muốn đạt kết quả lâu dài, ổn định thì vấn đề đặt ra cho Hãng là phát triển như thế nào trong từng giai đoạn sắp tới? Để giải quyết được vấn đề đó, Hãng phải đánh giá cụ thể, chính xác tình hình sử dụng các nguồn lực của mình, nhất là vốn kinh doanh trong thời gian qua. 2.1.2.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Hãng phim Truyền hình Việt nam. * Hệ thống tổ chức. Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của Hãng là 246 người trong đó có 75% là thành phần sáng tác: đạo diễn, biên kịch, biên tập, phóng viên với cơ cấu tổ chức như sau: Hãng phim Truyền hình Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước cấp vốn và thành lập, Hãng hoạt động và chịu sự quản lý trực tiếp của Đài truyền hình Việt Nam. Bộ máy tổ chức được tổ chức theo mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng, cao nhất là Giám đốc là người đại diện tư cách pháp nhân của Hãng và là người có quyền điều hành cao nhất trong Hãng, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam và trước pháp luật về công tác điều hành hoạt động của Hãng. Ban Giám đốc bao gồm một Giám đốc chịu trách nhiệm hoạt động chung của toàn Hãng, bên cạnh đó có hai Phó Giám đốc, một Phó Giám đốc chịu trách nhiệm về tài chính và một Phó Giám đốc phụ trách kĩ thuật. Các Phó Giám đốc Hãng là người giúp Giám đốc Hãng điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Hãng theo sự phân công của Giám đốc. Giám đốc, các Phó Giám đốc và Kế toán trưởng Hãng do Giám đốc Hãng đề nghị và được Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam bổ nhiệm. Ngoài ra bên dưới công tác tổ chức của Hãng được phân thành: phòng Tài vụ, phòng Tổng hợp, phòng Kỹ thuật sản xuất, phòng Kế hoạch, ban Bảo vệ, các Xưởng phim. * Chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận. a) Giám đốc Tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch sản xuất theo quyết định giao chỉ tiêu hàng năm của Tổng Gíam đốc, chỉ đạo đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất, các chương trình đã ký với các đơn vị trong Đài THVN. Thừa lệnh Tổng Giám đốc làm việc với các cơ quan có liên quan, các đơn vị thuộc Đài và ký các văn bản, quyết định thuộc thẩm quyền. Giám đốc Hãng có trách nhiệm toàn bộ các hoạt động kt phát sinh và chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện đúng nguyên tắc, chế độ của Nhà nước. Để giúp Giám đốc trong công tác quản lý điều hành, các phó giám đốc, các phòng ban tham mưu nghiệp vụ, các Xưởng được giao nhiệm vụ cụ thể và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Hãng về những nhiệm vụ đã được giao. b) Phó giám đốc Giúp Giám đốc trong việc điều hành sản xuất kinh doanh của Hãng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước Pháp luật những công việc được phân công, trực tiếp chỉ đạo khâu kế hoạch, kiểm tra vật tư thiết bị đảm bảo sản xuất kinh doanh trong Hãng có hiệu quả trong từng thời kỳ, phù hợp với công việc chung. Trong phạm vi được phân công, Phó Giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn: - Tham gia xây dựng các kế hoạch, đề án công tác, chủ trương biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của Hãng trên cương vị là thành viên của Ban Giám đốc. - Khi phát hiện những việc làm sai quy định của các cá nhân, đơn vị trong Hãng thì thay mặt Giám đốc tạm đình chỉ việc làm đó và báo cáo Giám đốc. c) Phòng tài vụ Phòng tài vụ là đơn vị chức năng tập hợp các dữ liệu hoạt động kinh tế tài chính và báo cáo tổng hợp tình hình tài chính của Hãng cho Ban giám đốc và các cơ quan chức năng. Phối hợp với phòng Kế hoạch xây dựng các kế hoạch về tài chính hàng năm, tham mưu cho Ban giám đốc về các hoạt động kinh tế đầu ra, chủ trì kiểm kê và theo dõi tài sản theo quy định. Giải quyết các nhu cầu về vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện nghiêm túc chế độ tài chính của Nhà nước. Để giúp Giám đốc điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tránh những lãng phí, thất thoát do quản lý gây ra, Phòng Tài vụ phải thường xuyên nắm vững nghiệp vụ, xử lý đúng, chính xác các thông tin tài chính trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ quan. Chỉ đạo việc hạch toán theo đúng theo các quy chế cơ quan đã ban hành và những nguyên tắc tài chính của nhà nước, tạo nguồn vốn, điều hoà vốn, theo dõi tình hình sử dụng vốn, tình hình chấp hành kỷ luật tài chính trong nội bộ cơ quan. d) Phòng kế hoạch Nhiệm vụ chức năng của phòng là giúp Giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch chi tiêu, mua sắm, sửa chữa, xây dựng giá thành sản phẩm và đơn giá tiền lương, xây dựng các định mức về lao động và các loại định mức khác phục vụ cho công tác quản lý và phù hợp với các điều kiện của Hãng. Báo cáo thống kê các chỉ tiêu hàng quý, hàng năm, tính tiền lương, bảo hiểm xã hội, theo dõi thu nhập tham mưu cho Giám đốc thực hiện các chính sách, chế độ quản lý sx kinh doanh, quản lý vật tư, tiêu thụ sản phẩm và việc ký kết thẩm định các hợp đồng kinh tế. e) Phòng hành chính tổng hợp Phòng tổng hợp có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc và triển khai thực hiện các quyết định của Giám đốc về lĩnh vực công tác Tổ chức cán bộ-đào tạo, quản lý nhân sự, bảo vệ an toàn cơ quan. Quản lý, bảo dưỡng các phương tiện vận tải, các trang bị văn phòng, điện, nước, địên thoại phục vụ cho sản xuất, lên lịch điều vận xe ôtô phục vụ công tác; Thực hiện nhiệm vụ hành chính, quản trị và giúp việc Ban giám đốc Hãng trong công tác bảo quản, lưu trữ, giao nộp thành phẩm phim, băng phục vụ phát sóng, kiểm toán nội bộ Thực hiện pháp lệnh của nhà nước, của ngành, của cơ quan về quản lý và sử dụng con dấu của Hãng, cấp phát giấy giới thiệu, giấy đi việc riêng. Tổ chức mua sắm, phân phối, quản lý các trang thiết bị văn phòng và văn phòng phẩm, báo chí, quản lý và điều hành việc phục vụ công tác tiếp khách và hội nghị của cơ quan. g) Phòng kĩ thuật sản xuất Phòng kỹ thuật sản xuất có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc về lĩnh vực phát triển, đầu tư kỹ thuật phục vụ sản xuất. Quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng và khai thác thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật trong toàn Hãng theo đúng quy trình kỹ thuật, tham gia sản xuất chương trình từ khâu tiền kỳ đến khâu hậu kỳ đạt chất lượng kỹ thuật phát sóng. h) Xưởng sản xuất chương trình. Xưởng sản xuất chương trình là đơn vị trực thuộc Hãng phim, chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất phim, chương trình "Gặp nhau cuối tuần" và các chương trình khác; thực hiện các hợp đồng dịch vụ phim theo chỉ tiêu, kế hoạch đã được Giám đốc phê duyệt đạt chất lượng nội dung, nghệ thuật để phát sóng. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị thuộc Hãng, Giám đốc Hãng và phụ trách các Phòng, Xưởng thuộc Hãng xây dựng quy chế làm việc và phân công trách nhiệm cụ thể đến từng Phòng, từng nhóm hoặc người lao động. 2.1.2.3. Đặc điểm về vốn. Như chúng ta đã biết, vốn kinh doanh luôn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có một lượng vốn nhất định để thực hiện những khoản đầu tư ban đầu cần thiết để đảm bảo cho sự vận hành (mua nguyên vật liệu, trả tiền công, lãi suất, thuế) và để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp (mua sắm thiết bị mới, mở rộng sản xuất) sau này. Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đặc biệt, Hãng có nhiều thuận lợi trong công tác tổ chức vốn so với các công ty khác. Bên cạnh số vốn mà Hãng huy động từ nhiều nguồn khác nhau, bằng nhiều phương pháp khác nhau Hãng được hỗ trợ vốn chủ yếu từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên trong cơ chế thị trường để có thể mở rộng và phát triển Hãng cần không ngừng huy động thêm nhiều nguồn vốn khác và thực hiện tốt công tác tổ chức vốn kinh doanh. Nguồn vốn của Hãng trong mấy năm gần đây có sự thay đổi đáng kể cả về lượng và chất và về kết cấu từng nguồn vốn trong tổng vốn kinh doanh. Vốn sản xuất kinh doanh của Hãng bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả. Trong đó, nợ phải trả là các khoản nợ phải trả khách hàng, các khoản nợ dài hạn và các khoản nợ khác; còn vốn chủ sở hữu là các khoản do ngân sách Nhà nước cấp, Hãng tự bổ sung và các loại vốn khác. Cho tới cuối năm 2002 đầu năm 2001 nguồn vốn kinh doanh của Hãng là 35.970 tỷ đồng trong đó nguồn vốn ngân sách cấp là 15.177 tỷ đồng chiếm 42% tổng nguồn vốn kinh doanh, vốn tự bổ sung chiếm 5%, vốn khác chiếm 6% còn lại là nguồn vốn vay ngắn hạn được sử dụng vào yêu cầu sản xuất thường xuyên của Hãng chiếm 44% tổng nguồn vốn. Nhìn chung, vốn kinh doanh của Hãng được đảm bảo chủ yếu bằng vốn ngân sách cấp. Tuy nhiên do nguồn vốn ngân sách còn hạn chế nên doanh nghiệp cần phải có biện pháp nâng cao hơn nữa nguồn vốn tự bổ sung nhằm đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của Hãng trong mọi giai đoạn, mọi thời kỳ. 2.2. Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Hãng phim Truyền hình Việt nam. 2.2.1. Phân tích cơ cấu vốn. Vốn kinh doanh của Hãng phim Truyền hình Việt Nam gồm hai bộ phận là vốn cố định và vốn lưu động. Vốn lưu động chiếm tỷ trọng tương đối lớn, năm 2000 vốn lưu động chiếm 89%, năm 2001 chiếm 84%, năm 2002 chiếm 85%. Như vậy qua các năm tỷ trọng vốn lưu động của Hãng đang có xu hướng giảm. Vốn cố định lại có xu hướng tăngtrong ba năm. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa vốn lưu động và vốn cố định của Hãng là tương đối lớn. Hãng cần có biện pháp khắc phục tình trạng này. Bảng 2 Bảng cơ cấu vốn các năm 2000 – 2002. Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2001 / 2000 2002 /2001 % % % % % Vốn lưu động Vốn cố định 19827 2427 89 11 21417 4042 84 16 30723 5247 85 15 1590 1615 108 165 9306 1205 143 130 Vốnkinh doanh 22254 100 25459 100 35970 100 3205 10511 Thông qua Bảng cơ cấu vốn của Hãng ta thấy tổng số vốn của Hãng tăng lên trong các năm, quy mô vốn của Hãng hiện nay ở thời điểm 2001 đã tăng 18 lần so với khi mới bắt đầu thành lập (cả vốn chủ sở hữu và nợ phải trả ) trong đó vốn lưu động tăng 15 lần, vốn cố định tăng 3.3 lần. Một quy mô tăng trưởng rất lớn trong điều kiện cơ chế cạnh tranh như hiện nay khi mà các doanh nghiệp nhà nước đang phải rất khó khăn mới có thể đứng vững thì đây là dấu hiệu phát triển rất đáng mừng. Năm 2000, vốn lưu động của Hãng chiếm 89 % tổng số vốn kinh doanh tức là 19827 triệu đồng và vốn cố định chiếm 11%. Năm 2001 vốn lưu động của Hãng đã tăng lên 21417 triệu đồng chiếm 84% và vốn cố định chiếm 16%. Năm 2002 vốn lưu động đã đạt đến con số là 30723 triệu đồng chiếm 85% và vốn cố định chiếm 15%. Tuy tỷ lệ tương đối được duy trì khá ổn định nhưng về mặt lượng thì đã có sự gia tăng đáng kể. Mức tăng giữa năm 2001/2000 và 2002/2001 có sự chênh lệch khá cao. Từ năm 2000 - 2001 số vốn lưu động chỉ tăng 1590 triệu đồng tương đương 108% vậy mà đến năm 2002 số vốn lưu động đã tăng 9306 triệu đồng tương đương 143%. Như vậy, tổng lượng vốn kinh doanh của Hãng tăng từng năm và vốn lưu động chiếm tỷ lệ thường trên 80% còn lại là vốn cố định, một sự cân đối không hài hoà lắm. Đặc biệt năm 2001 tỷ lệ vốn lưu động của Hãng là thấp nhất (chiếm 84%) nguyên nhân là do Hãng đã đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh và ta đã thấy là giá trị của vốn cố định năm 2002 tăng lên rất cao. 2.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn. Để đánh giá một cách chính xác, sâu sắc thực tế về công tác quản lý sử dụng vốn của Hãng, chúng ta cần đi sâu xem xét nguồn hình thành nên vốn sản xuất kinh doanh của Hãng. Bảng 3 Cơ cấu nguồn vốn sản xuất kinh doanh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2001 / 2000 2002 /2001 % % % % % I Nợ phải trả 10450 47 11545 45 15985 44 1004 110 4440 138 1. Nợ ngắn hạn 2. Nợ khác 3. Nợ dài hạn 10450 0 0 11516 29 0 14635 33 1317 416 29 0 3119 4 1317 II Nguồn VCSH 11804 53 13914 55 19985 56 2110 118 6071 144 1. Ngân sách cấp 2. Tự bổ sung 3. Vốn khác 8970 1800 1034 76 15 9 10319 1910 1685 74 14 12 16177 1835 1973 81 9 10 1349 110 651 115 106 163 5858 75 288 157 96 117 Tổng nguồn vốn 22254 100 25459 100 35970 100 3114 10511 Tổng vốn sản xuất kinh doanh của Hãng tăng dần qua các năm. Năm 2001 tăng 3205 triệu đồng với tỷ lệ tăng 114%, năm 2002 so với năm 2001 tăng 10511 triệu đồng với tỷ lệ tăng 141%. Năm 2000 tổng nguồn vốn là 22.254 tỷ đồng trong đó nguồn vốn chủ sở hữu 11.804 tỷ đồng chiếm 53%, nợ phải trả 10.450 tỷ đồng chiếm 47%. Năm 2001 tổng nguồn vốn 25459 tỷ đồng trong đó nguồn vốn chủ sở hữu 13914 tỷ đồng chiếm 55%, nợ phải trả là 11.545 tỷ đồng chiếm 45%. Năm 2002 tổng nguồn vốn 35970 tỷ động trong đó nguồn vốn chủ sở hữu 19.985 tỷ đồng chiếm 56%, nợ phải trả 15.985 tỷ đồng chiếm 44% Xét tổng quát, cơ cấu nguồn vốn của Hãng tương đối hợp lý, nợ phải trả dao động bình quân ở mức 55%. Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm nguồn vốn ngân sách cấp, nguồn vốn tự bổ sung và nguồn vốn chủ sở hữu khác. Năm 2000, nguồn vốn chủ sở hữu 11.804 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách cấp 8.970 tỷ đồng chiếm 76% vốn chủ sở hữu, vốn tự bổ sung 1.800 tỷ đồng chiếm 15% vốn chủ sở hữu và vốn khác 1.034 tỷ đồng chiếm 9% vốn chủ sở hữu. Năm 2001, nguồn vốn chủ sở hữu là 13.914 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách cấp 10.319 tỷ đồng chiếm 74% vốn chủ sở hữu, vốn tự bổ sung 1.910 tỷ đồng chiếm 14% vốn chủ sở hữu và vốn khác 1.685 tỷ đồng. Năm 2002, nguồn vốn chủ sở hữu là 19.986 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách cấp 16.177 tỷ đồng chiếm 81% vốn chủ sở hữu, vốn tự bổ sung 1.835 tỷ đồng chiếm 9% vốn chủ sở hữu và vốn khác 1.973 tỷ đồng chiếm 10%. Với nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 56% doanh nghiệp có thể trang trải các khoản nợ khi gặp rủi ro, nhanh chóng đi vào ổn định sản xuất. Hơn nữa đó cũng là điều kiện tốt để doanh nghiệp có thể huy động vốn đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh mới. Tuy nhiên ta cần phân tích về kết cấu của nợ phải trả để làm rõ sự thay đổi của chỉ tiêu này. Nợ phải trả trong 3 năm 2002-2003 tuy có tăng nhưng tỷ trọng của nó trên tổng vốn kinh doanh lại giảm. Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn lần lượt là 47%, 45% và 44% ứng với số tuyệt đối lần lượt là 10.450 tỷ đồng, 11.545 tỷ đồng và 15.985 tỷ đồng. Sự giảm đều tỷ trọng nợ phải trả qua các thời kỳ kinh doanh cho thấy doanh nghiệp đang đi đến một cơ cấu vốn ổn định. Trong tổng nợ phải trả ta thấy tỷ trọng nợ ngắn hạn là rất lớn. Năm 2000, nợ phải trả là 10.450 tỷ đồng trong đó nợ ngắn hạn là 10.450 tỷ đồng chiếm 100% nợ ngắn hạn. Năm 2001 nợ phải trả là 11.545 tỷ đồng trong đó nợ ngắn hạn là 11.516 tỷ đồng chiếm 99% nợ khác là 29 triệu đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9506.doc
Tài liệu liên quan