- Ngày thành lập 17/12/2003
- Tên đầy đủ: CÔNG TY TNHH IN BAO BÌ TM – DV TÂN THÁI PHƯƠNG
- Tên tiếng Anh: TAN THAI PHUONG PRINTING & PACKING CO., LTD
- Tên viết tắt: TAN THAI PHUONG CO., LTD.
- Tài khoản ngân hàng: 007 100 133 5753 – Ngân hàng VIETCOM BANK
- Mã số thuế: 0303138776
- Giấy phép thành lập số : 4102019334 – do Sở kế Hoạch và Đầu Tư cấp
- Vốn điều lệ : 2000.000.000đ
- Hình thức sở hữu vốn : TNHH
- Hình thức hoạt động : Thương mại, dịch vụ
- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh : In bao bì.
- Hội sở: 246A/1 Khu phố 7, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2000 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty TNHH In Bao Bì thương mại dịch vụ Tân Thái Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VN ISO 9001:2000.
2.1.2.5 Phương châm hoạt động: CTY TNHH Tân Thái Phương luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu khắt khe và lắng nghe ý kiến của quý khách hàng để cải thiện sản phẩm nhằm phục vụ một cách tốt nhất “UY TÍN, CHẤT LƯỢNG, GIÁ CẢ HỢP LÝ, PHỤC VỤ TẬN TÌNH” là tiêu chuẩn hàng đầu của công ty.
2.1.3 Chính sách chất lượng:
Để thực hiện được phương châm hoạt động trên, Giám Đốc công ty đã đề ra chính sách chất lượng và mọi người cùng thực hiện như sau:
Tìm hiểu kỹ nhu cầu của khách hàng để đảm bảo sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung ứng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Tuyệt đối tuân thủ các chỉ tiêu kỹ thuật, các quy định của pháp luật và chế độ kiểm soát chặt chẽ các quy trình để sản phẩm của công ty cung cấp đảm bảo bền vững, thẩm mỹ và giá cả hợp lý cho tất cả các sản phẩm của khách hàng.
Tổ chức giáo dục, đào tạo cho mọi cán bộ nhân viên để nâng cao năng lực trình độ, tác phong chuyên nghiệp để họ hiểu rằng “chất lượng là lương tâm trách nhiệm của mỗi con người”.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của cơng ty Tân Thái Phương
2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của cơng ty
GIÁM ĐỐC
PHĨ GIÁM ĐỐC
P.Kinh Doanh
P. TC- HC
P.Vật tư - Kho
P.Sản Xuất
P.Kế Tốn
(Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Cty Tân Thái Phương)
2.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Giám Đốc: Là người có quyền hạn cao nhất, chủ tài khoản, chủ đầu tư, người có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng chính sách và pháp luật Nhà nước, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty.
Phó Giám Đốc: Giúp Giám Đốc điều hành Doanh nghiệp theo sự phân công ủy quyền của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về các nhiệm vụ đã được giám đốc phân công và ủy quyền.
Phòng kinh doanh: Lãnh hội chiến lược kinh doanh của công ty, xây dựng kế hoạch, triển khai, tổng kết việc thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và có nhiệm vụ tổ chức công tác bán hàng và thu tiền hàng của khách hàng.
Phòng tổ chức – hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức bố trí lao động, phương án sắp xếp và quản lý nhân sự, công nhận về các hợp đồng nhân sự, điều động lao động, nâng lương, nâng bậc và tính toán các khoản lương thưởng đối với cán bộ công nhân viên và chế độ chính sách với người lao động,
quan hệ thực tế với cơ quan Bảo Hiểm. Ngoài ra còn phụ trách các công việc mang tình chất hành chính.
Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ bão dưỡng và sửa chữa toàn bộ thiết bị máy móc trong công ty và quản lý chất lượng đầu vào, đầu ra cho quá trình sản xuất. Nghiên cứu kế hoạch và cải tiến công nghệ.
Phòng vật tư kho vận: Có nhiệm vụ quản lý, theo dõi và chịu trách nhiệm việc nhập kho và cung ứng vật tư.
Phòng sản xuất: Có nhiệm vụ điều hành việc sản xuất các sản phẩm của công ty.
Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán, quản lý về mặt tài chính của công ty, ghi chép kế toán, phản ánh số liệu và cung cấp các thông tin trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó làm căn cứ cho các quyết định tài chính trong tương lai.
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TNHH IN BAO BÌ TM – DV TÂN THÁI PHƯƠNG
2.2.1. Khái quát chung về nguồn vốn của công ty Tân Thái Phương
Cũng như những công ty khác, công ty Tân Thái Phương đã chủ động và tự tìm kiếm cho mình nguồn vốn thị trường để tồn tại. Nhờ sự năng động, sáng tạo, công ty đã nhanh chóng thích nghi được với điều kiện, cơ chế thị trường nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Tân Thái Phương trong thời gian qua cũng đáng khích lệ. Tuy nhiên, do sự canh tranh gay gắt trong cơ chế mới và cuộc khủng hoảng kinh tế trong thời gian qua nên doanh nghiệp đã có phần nào chịu ảnh hưởng theo tình hình chung. Để hiểu rõ hơn về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta phải xem xét và tìm hiểu xem công ty đã sử dụng các nguồn lực, tiềm năng sẵn có của mình như thế nào? Trong đó, việc đi sâu phân tích về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty là cần thiết.
Qua xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2007 cho thấy tổng số vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh là: 3,357,157,177 đồng đến cuối năm số vốn này giảm còn 3,099,892,813 đồng
Nguồn vốn này hình thành từ hai nguồn (cuối năm 2008)
Vốn CSH: 1,851,284,737 đồng
Nợ phải trả: 1,248,608,076 đồng
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Tồng số
3,357,157,177
100
3,099,892,813
100
I Vốn CSH
1,897,488,462
56.52%
1,897,488,462
59.72%
Lợi nhuận chưa phân phối
-102,511,538
-3.05%
-148,715,263
-4.80%
II Nợ Phải trả
1,459,668,715
43.48%
1,248,608,076
40.28%
1 Nợ ngắn hạn
1,152,074,785
34.32%
1,155,813,191
37.29%
2 Phải trả người bán
335,693,930
10%
120,894,885
3.90%
3 Thuế và các khoản phải
-28,100,000
-0.91%
-28,100,000
-0.84%
nộp Nhà nước
(Nguồn:Bảng CĐKT công ty Tân Thái Phương năm 2007-2008)
Bảng 2.1 Nguồn hình thành vốn của công ty Tân Thái Phương
Từ bảng số liệu trên ta có các chỉ tiêu năm 2008 của công ty
Hệ số nợ Nợ phải trả 1,459,668,715
= = = 43.48%
(2007) Tổng nguồn vốn 3,357,157,177
Hệ số nợ Nợ phải trả 1,248,608,076
= = = 40.28%
(2008) Tổng nguồn vốn 3,099,892,813
Qua sự phân tích hệ số nợ của năm 2007 - 2008, ta thấy hệ số nợ năm 2007 là 43.48%. Đến năm 2008 là 40.28% tức là giảm 3.2% so với năm 2007. Để đánh giá chính xác hơn ta đi sâu phân tích các bảng biểu sau đây:
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chêch lệch
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Tổng giá trị tài sản
3,357,157,177
100
3,099,892,813
100
-257,264,364
0
I TSLĐ & ĐTNH
1,419,560,590
42.28%
1,058,720,455
34.15%
-360,840,135
-8.13%
1 Tiền và các khoản tương đương tiền
627,111,590
18.68%
717,278,942
23.14%
90,167,352
4.46%
2 Nợ phải thu
732,607,870
21.82%
163,062,068
5.26%
-569,545,802
-16.56%
3 TSLĐ khác
59,840,664
1.78%
178,379,445
57.75%
118,538,781
3.97%
II TSLĐ &ĐTDH
1,937,597,053
57.72%
2,041,172,358
65.85%
103,575,305
8.13%
1 TSCĐ
1,937,597,053
57.72%
2,041,172,358
65.85%
103,575,305
8.13%
Nguyên giá
2,236,558,637
66.62%
2,446,558,637
78.92%
210,000,000
12.30%
Hao mòn
-298,961,584
-8.90%
-405,386,279
-13.07%
-106,424,695
-4.17%
( Nguồn: Bảng CĐKT của công ty Tân Thái Phương ngày 31/12/2008)
Bảng 2.2 Cơ cấu Tài sản của công ty Tân Thái Phương năm 2008
Cơ cấu tài sản: TSLĐ & ĐTNH là 1,419,560,124 đồng chiếm 42.28% vào năm 2007, đến năm 2008 đã giảm xuống còn 1,058,720,455 đồng chiếm 34.15%. Trong đó phần lớn là nằm ở nợ phải thu giảm 16.56%. TSLĐ & ĐTDH là 1,937,597,053đ vào năm 2007 chiếm 57.72%, đến năm 2008 đã tăng lên 2,041,172,358đ chiếm 65.85%, trong đó phần lớn là nằm ở TSCĐ tăng thêm 12.3% so với năm 2007. Qua số liệu trong hai năm 2007 - 2008, ta thấy vốn cố định năm 2008 tăng 103,575,305đ so với năm 2007 tương ứng với tỷ lệ tăng 8.13%. Tuy VCĐ có tăng nhưng công ty vẫn không chú trọng việc “Đầu tư tài chính dài hạn” mà vẫn tập trung vào hoạt động chủ đạo của công ty đó là sản xuất.
Về nợ phải thu: Tại thời điểm 31/12/2008 là 163,062,068đ chiếm 5.26% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Tình hình này cho thấy vốn của công ty không bị chiếm dụng. Hơn nữa, trong khi các vốn khác chiếm tỷ trọng cao mà nợ phải thu lại có xu hướng giảm xuống ( năm 2007 là 732,607,870đ, đến năm 2008 là
163,062,068đ) với tỷ trọng giảm tương đối là 16.56%. Đây là một trong những thuận lợi làm tăng tình hình, hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, làm tăng lợi nhuận của công ty. Đây là điều thuận lợi trong việc quản lý và sử dụng vốn của công ty, công ty cần duy trì và phát huy thế mạnh của mình trong việc quản lý và sử dụng vốn.
Về tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty chiếm 18.68% năm 2007 đến năm 2008 là 23.14%. Ta thấy năm 2008 tăng 4.46% so với năm 2007. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn chưa hiệu quả. Vì khi doang nghiệp nắm giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền lớn không có lợi, đánh mất cơ hội đầu tư, vốn không được vận động và sinh lời. Đây là diều còn hạn chế trong sử dụng vốn của công ty, đòi hỏi công ty cần xem xét để đưa ra phương án tốt nhất cho việc sử dụng vốn của mình.
Về TSCĐ: TSCĐ của công ty năm 2008 là 2,041,172,358đ chiếm 65.86% trong tổng tài sản, trong đó nguyên giá là 2,446,558,637đ chiếm 78.92% giá trị còn lại 2,041,175,358đ chiếm 65.85% nguyên giá, tỷ lệ hao mòn là 13.07%. năm 2007 nguyên giá là 2,236,558,637đ chiếm 66.62%,vậy nguyên giá TSCĐ năm 2008 tăng thêm 210,000,000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 12.3% so với năm 2007. Tài sản tăng thêm do công ty đầu tư mới vào máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất.
Để xem xét tài sản có được tài trợ như thế nào ta sẽ nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn của công ty.
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chêch lệch
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Tổng nguồn vốn
3,357,157,177
100
3,099,892,813
100
-257,264,364
0
A. Nợ phải trả
1,459,668,715
43.48%
1,248,608,076
40.28%
-211,060,639
-3.20%
I.Nợ ngắn hạn
1,459,668,715
43.48%
1,248,608,076
40.28%
-211,060,639
-3.20%
Vay ngắn hạn
1,152,074,785
34.32%
1,155,813,191
37.29%
3,738,406
2.97%
Phải trả người bán
335,693,930
10%
120,894,885
3.90%
-214,799,045
-6.10%
Phải nộp NSNN
-28,100,000
-0.84%
-28,100,000
-0.91%
0
-0.07%
II. Nợ dài hạn
0
0.00%
0
0.00%
0
0.00%
B. Vốn CSH
1,897,488,462
56.52%
1,851,284,737
59.72%
-46,203,725
3.20%
Vốn đầu tư của CSH
2,000,000,000
59.57%
2,000,000,000
64.52%
0
4.95%
Lợi nhuận chưa PP
-102,511,538
-3.05%
-148,715,236
-4.80%
-46,203,698
-1.75%
(Nguồn: Bảng CĐKT công ty Tân Thái Phương 31/12/2008)
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn của công ty Tân Thái Phương năm 2008
Từ bảng số liệu trên ta thấy tài sản của công ty được hình thành từ hai nguồn là:
Nguồn vốn vay và chiếm dụng
Nguồn vốn chủ sở hữu
Trong đó:
Vốn vay và vốn chiếm dụng năm 2007 chiếm 43.48% đến năm 2008 giảm xuống còn 40.28% tương ứng với tỷ lệ giảm là 3.2%. Vốn CSH chiếm một lượng tương đối lớn cụ thể năm 2007 chiếm 56.52%, đến năm 2008 mặc dù giá trị không tăng nhưng tỷ trọng lại tăng thêm 3.2%. Như vậy, doanh nghiệp có một đồng vốn thì phải vay hoặc chiếm dụng gần một đồng cho kinh doanh (40.28/59.72 =1 lần) của mình.
Tuy nhiên, số liệu này chỉ mới phản ánh tại thời điểm 31/12/2008, do vậy, chưa phản ánh hết tình hình huy động vốn của doanh nghiệp. Tỷ trọng vốn vay của doanh nghiệp tương đối cao đòi hỏi doanh nghiệp phải đạt mức doanh lợi cao để trả một khoản lãi vay Ngân hàng.
Về nguồn vốn CSH: Tổng nguồn vốn CSH năm 2008 là 1,851,284,737đ, trong đó năm 2007 là 1,897,488,462đ mặc dù giá trị giảm nhưng tỷ trọng lại tăng 2%.
Đặc biệt lợi nhuận chưa phân phối của doanh nghiệp giảm 46,203,725đ so với năm 2007. Nguồn vốn CSH là chỉ tiêu đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nguồn vốn CSH cao sẽ chủ động về năng lực hoạt động của mình, không bị phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài. Như vậy, nguồn vốn CSH của doanh nghiệp tương đối cao (59.72%) trong tổng nguồn vốn, chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính.
Về nợ phải trả: Tổng nợ phải trả năm 2007 là 1,459,668,715đ chiếm 43.48% đến năm 2008 là 1,248,608,076đ chiếm 40.28%. Như vậy, năm 2008 tổng nợ phải trả đã giảm còn 211,060,639đ tương ứng với tỷ lệ giảm 3.2% so với năm 2007. Khoản nợ phải trả này doanh nghiệp phải mất chi phí cho việc sử dụng nó là lãi suất trong khi đó các khoản phải thu thì doanh nghiệp không được hưởng lãi suất. Đây là điều không hợp lý trong sử dụng vốn của công ty. Các khoản phải trả giảm xuống phần lớn là do sự giảm xuống của phải trả người bán. Cũng từ bảng 2.3 ta thấy, nợ phải trả có xu hướng giảm nhưng vay ngắn hạn năm 2008 lại tăng 3,738,406đ tương ứng với tỷ lệ tăng 2.97%. Điều này cũng dễ hiểu vì năm 2008 do tình hình khủng hoảng kinh tế ở Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Do đó, tình hình hoạt động sản xuất của công ty Tân Thái Phương nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đều bị ảnh hưởng và gặp rất nhiều khó khăn. Nên công ty Tân Thái Phương phải bổ sung nguồn vốn bằng vay nợ ngắn hạn.
Như vậy, qua phân tích cơ cấu về tài sản, nguồn vốn của công ty Tân Thái Phương năm 2008, ta thấy:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên 8.13% so với năm 2007 cụ thể nguyên giá TSCĐ tăng thêm 210,000,000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 12.3%.
Các loại tài sản khác đều có xu hướng tăng lên chỉ có nợ phải thu có xu hướng giảm.
Nợ phải trả và vốn CSH cũng giảm xuống lần lượt là 211,060,639đ và 46,203,725đ.
Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để hiểu chính xác hơn ta di sâu phân tích vốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp, từ đó giúp ta có được cái nhìn đầy đủ hơn về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Tân Thái Phương.
2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty Tân Thái Phương
2.2.2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty
2.2.2.1.1. Tình hình sử dụng vốn cố định của công ty
VCĐ là một phần của vốn kinh doanh để tạo nên nguồn vốn của doanh nghiệp.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nó cho phép giảm tỷ suất chi phí lưu thông và tăng doanh lợi kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá được tình hình sử dụng VCĐ của công ty ta phân tích cơ cấu VCĐ của công ty Tân Thái Phương.
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. TSCĐ (GTCL)
374,888,924
343,235,907
1,937,597,053
2,041,172,358
Nguyên giá
510,193,637
556,193,637
2,236,558,637
2,446,558,637
Hao mòn
-135,304,713
-212,957,730
-298,961,584
-405,386,279
2 Đầu tư TC dài han
0
0
0
0
Tổng Cộng
374,888,924
343,235,907
1,937,597,053
2,041,172,358
( Nguồn: BCTC của công ty Tân Thái Phương từ năm 2005-2008)
Bảng 2.4 Cơ cấu VCĐ của công ty Tân Thái Phương
Qua bảng 2.4 ta thấy:
TSCĐ của công ty chiếm phần lớn trong tổng TSCĐ và đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. TSCĐ này bao gồm: Nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, máy
In Offset, máy vi tính … và nhiều máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Với hoạt động chủ yếu là In ấn Bao Bì, Tem nhãn mà tỷ trọng
TSCĐ lại chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng tài sản của công ty. Như vậy, giá trị TSCĐ của công ty tại thời điểm lớn nhất là năm 2008 và có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều này chứng tỏ công ty đã chú trọng đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình In ấn.
Hơn thế nữa để hòa nhập vào xu hướng toàn cầu hóa, Quốc tế hóa thương mại điện tử hiện nay thì công ty Tân Thái Phương liên tục đổi mới máy móc, thiết bị này là hoàn toàn phù hợp. Mặc dù vậy, công ty vẫn không chú trọng việc “ Đầu tư TC dài hạn” mà chỉ tập trung vào hoạt động sản xuất. Do đó, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm, riêng năm 2008 do ảnh hưởng chung của nền kinh tế nên kết quả kinh doanh bị giảm.
Kết quả kinh doanh của công ty Tân Thái Phương qua các năm
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu
2,075,876,915
4,486,649,792
5,812,756,086
4,905,867,104
Cộng
2,075,876,915
4,486,649,792
5,812,756,086
4,905,867,104
( Nguồn: BCTC công ty Tân Thái Phương từ năm 2005 đến 2008)
Nhưng nguồn vốn của doanh nghiệp có được đảm bảo cho hoạt động kinh doanh hay không? Ta cần tính toán và so sánh giữa nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp thông qua tỷ suất tài trợ VCĐ của công ty Tân Thái Phương
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. TSCĐ
343,235,907
1,937,597,053
2,041,172,358
2. Vốn CSH
186,736,814
1,897,488,462
1,851,284,737
3.Tỷ suất tài trợ% (3 = 2/1)
54.41%
97.93%
90.7%
( Nguồn: BCTC công ty Tân Thái Phương 200 – 2008)
Bảng 2.5 Tỷ suất tài trợ VCĐ của công ty Tân Thái Phương
Nhìn chung tỷ suất tài trợ năm 2007 tăng so với năm 2006 là 43.52% nhưng năm 2008 giảm 7.23% so với năm 2007 vì do nguồn vốn CSH năm 2008 giảm so với năm 2007.
Cũng từ bảng 2.5 ta thấy, doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ nhưng TSCĐ của doanh nghiệp lại không được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn của công ty, công ty chưa chú trọng vào đầu tư tài chính dài hạn.
Để hiểu rõ hơn ta xem tình hình tăng, giảm nguồn vốn CSH của công ty qua bảng sau:
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. NVKD
400,000,000
2,000,000,000
2,000,000,000
2. Lợi nhuận chưa phân phối
-213,263,186
-102,511,538
-148,715,263
Cộng
186,736,814
1,897,488,462
1,851,284,737
(Nguồn: BCTC công ty Tân Thái Phương năm 2006 – 2008)
Bảng 2.6 Tình hình tăng, giảm nguồn vốn CSH của công ty Tân Thái Phương
Từ bảng 2.6 ta thấy, nguồn vốn kinh doanh của công ty (Nguồn vốn cố định) tăng lên là do CSH tự bỏ vốn ra đầu tư thêm. Còn lại các nguồn khác không thay đổi do không có sự đầu tư, bổ sung vốn.
2.2.2.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty Tân Thái Phương
Nguồn vốn có vai trò to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn vốn vay. Song cần thấy những tác động tiêu cực của nó cũng không nhỏ nếu công ty không biết quản lý và sử dụng nó một cách có hiệu quả. Để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty ta dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản sau:
Hiệu quả sử dụng TSCĐ
Hệ số đảm nhiệm VCĐ
Hệ số sinh lời của TSCĐ
Các chỉ tiêu này được thể hiện qua bảng sau:
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. Doanh thu thuần
4,486,649,792
5,812,756,086
4,905,867,104
2. TSCĐ bình quân (nguyên giá)
556,193,637
2,236,558,637
2,446,558,637
3.Hiệu quả sử dụng VCĐ (1/2)
8.07
2.60
2.01
4. Hệ số đảm nhiệm TSCĐ (2/1)
0.12
0.38
0.50
(Nguồn: BCTC của công ty Tân Thái Phương năm 2006 – 2008)
Bảng 2.7 Hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty Tân Thái Phương
Qua bảng 2.7 ta thấy:
Hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể:
Năm 2006, một đồng VCĐ của công ty tạo ra được 8.07đ doanh thu.
Năm 2007, một đồng VCĐ của công ty tạo ra được 2.6đ doanh thu.
Năm 2008, một đồng VCĐ của công ty tạo ra được 2.01đ doanh thu.
Như vậy, năm 2007 hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty giảm 0.32 lần so với năm 2006, trong khi đó doanh thu thuần tăng 1.3 lần còn TSCĐ tăng 4 lần. TSCĐ tăng nhiều hơn tốc độ tăng doanh thu.
Năm 2008 hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty giảm 0.25 lần so với năm 2006, doanh thu thuần tăng 1.1 lần, TSCĐ tăng 4.4 lần. Cũng trong năm này, hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty giảm dần so với năm 2006 và năm 2007.
Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty chưa đạt hiệu quả là do lượng doanh thu thuần tăng không đều, nhỏ hơn tốc độ tăng của TSCĐ. Đây là hạn chế của công ty.
Bên cạnh đó, ta thấy chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm VCĐ của công ty có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể:
Năm 2006, để tạo ra được 1đ doanh thu, doanh nghiệp cần 0.12đ VCĐ.
Năm 2007, để tạo ra 1đ doanh thu, doanh nghiệp cần 0.38đ VCĐ, tăng 0.26đ so với năm 2006.
Năm 2008, để tạo ra 1đ doanh thu, doanh nghiệp cần sử dụng 0.5đ VCĐ, tăng 0.38đ so với năm 2006 và tăng 0.12đ so với năm 2007.
Như vậy, hệ số đảm nhiệm TSCĐ của công ty như thế là tương đối cao lại có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên với sự giảm dần về hiệu quả sử dụng VCĐ và sự tăng dần về hệ số đảm nhiệm TSCĐ của công ty qua các năm cũng cho thấy công ty chưa thật sự có những cố gắng trong việc sử dụng nguồn VCĐ của mình. Đây là một hạn chế và là điểm yếu, công ty cần có biện pháp khắc phục sớm để việc sử dụng VCĐ đạt hiểu quả hơn.
Để có cái nhìn đầy đủ hơn về hiệu quả sử dụng vốn của công ty ta xem xét đến các chỉ tiêu tiếp theo là hệ số sinh lời của TSCĐ. Hệ số này được phản ánh đầy đủ qua bảng sau:
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. Lợi nhuận sau thuế
87,237,042
110,751,648
-46,203,725
2.TSCĐ
556,193,637
2,236,558,637
2,446,558,637
3. Hệ số sinh lời của
0.16
0.05
-0.02
TSCĐ (1/2)
( Nguồn: BCTC của công ty từ năm 2006-2009)
Bảng 2.8 Hệ số sinh lời của VCĐ
Từ bảng 2.8 ta thấy, tỷ suất sinh lời của TSCĐ của công ty qua các năm như sau:
Năm 2006, một đồng VCĐ của công ty tạo ra 0.16đ lợi nhuận
Năm 2007, một đồng VCĐ của công ty tạo ra 0.05đ lợi nhuận, giảm 0.11đ so với năm 2006.
Năm 2008 chỉ tiêu này giảm 0.07đ lợi nhuận so với năm 2007.
Bên cạnh đó, ta có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên VCSH để xem xét khả năng sinh lời của VCSH của công ty.
Từ những kết quả ở trên, ta thấy hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty từ năm 2006 -2008 chưa được ổn định và có chiều hướng giảm dần qua các năm, sự biến động này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù lĩnh vực
hoạt động của công ty được mở rộng và có phần tự chủ về khả năng tài chính của mình nhưng công ty chưa thực sự chú trọng đến hiệu quả sử dụng VCĐ cũng như chưa có giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng VCĐ của mình.
Để có được cái nhìn tổng quát, đầy đủ về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Tân Thái Phương ta phải đi sâu nghiên cứu, phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty.
2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Tân Thái Phương
Công ty Tân Thái Phương là công ty TNHH chuyên về lĩnh vực In Ấn, Bao Bì, Tem nhãn. Phần lớn nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là nguồn vốn vay ngắn hạn mà chủ yếu là vay nợ ngắn hạn. Nếu doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ thì số lãi sẽ càng lớn hơn do số nợ của công ty chuyển sang nợ quá hạn. Vấn đề đặt ra là công ty phải quản lý và sử dụng số vốn đó như thế nào cho có hiệu quả nhất. Để đạt được mục tiêu về hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty ta nghiên cứu các vấn đề sau:
2.2.2.2.1. Cơ cấu vốn lưu động
Phân tích cơ cấu VLĐ để thấy được tình hình phân bổ VLĐ và tình trạng của từng khoản, từ đó thấy được những tồn tại hay trọng điểm cần quản lý và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty. Để đánh giá cơ cấu vốn này ta phân tích cơ cấu VLĐ của công ty Tân Thái Phương.
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
TSLĐ &ĐTNH
1,404,287,530
100
1,419,560,124
100
1,058,720,455
100
I.Tiền
1,381,132,045
98.35
627,111,590
44.18
717,278,942
67.75
1.Tiền mặt tại quỹ
1,286,251,447
91.59
527,860,326
37.18
675,014,581
63.76
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUAN VAN TOT NGHIEP 08HQT.doc