MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1:CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 4
1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm 5
1.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm. 6
1.3 Ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm hàng hóa 7
1.4 Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm 8
1.4.1 Nghiên cứu thị trường tiêu thụ 9
1.4.2 Lập kế hoạch tiêu thụ 10
1.4.3 Lựa chọn các hình thức (kênh) tiêu thụ sản phẩm 10
1.4.4 Tổ chức hoạt động bán hàng 11
1.4.5 Các hoạt động xúc tiến hổ trợ cho công tác tiêu thụ sản phẩm 12
1.4.5.1 Quảng cáo 12
1.4.5.2 Quan hệ công chúng (PR) 12
1.4.5.3 Khuyến mãi 13
1.4.5.4 Bán hàng cá nhân 13
1.4.5.4 Marketing trực tiếp 14
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm 14
1.5.1 Về tốc độ tăng trưởng kinh tế 14
1.5.2 Về chính trị 15
1.5.3 Về khoa học công nghệ 15
1.5.4 Về khách hàng 15
1.5.5 Về đối thủ cạnh tranh 16
1.5.6 Về chính sách giá cả 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY IN CÁT THÀNH 18
2.1 Khái quát về công ty In Cát Thành 19
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty 19
2.1.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty 20 2.1.2.1 Bộ máy quản lý của công ty 20
2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 20
2.1.2.3 Đặc điểm lao động của công ty 23
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh 24
2.1.3.1 Mặt hàng sản xuất kinh doanh 24
2.1.3.2 Số lượng mặt hàng tiêu thụ 25
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty In Cát Thành trong những
năm gần đây (2008, 2009, 2010) 28
2.2 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại công tyIn Cát Thành 32
2.2.1 Thị trường tiêu thụ sản phẩm 32
2.2.2 Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 36
2.2.2.1 Cơ sơ, căn cứ để xây dựng kế hoạch tiêu thụ 36
2.2.2.2 Kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty 37
2.2.3 Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 40
2.2.4 Tổ chức hoạt động bán hàng 41
2.2.5 Các hoạt động xúc tiến hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 42
2.2.5.1 Quảng cáo 42
2.2.5.2 Quan hệ công chúng (PR) 43
2.2.5.3 Khuyến mãi 44
2.2.5.4 Lực lượng bán hàng 45
2.2.5.5 Marketing trực tiếp 45
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty In Cát
Thành 45
2.3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 46
2.3.2 Nhân tố về chính trị 46
2.3.3 Nhân tố về khoa học công nghệ 46
2.3.4 Nhân tố về đối thủ cạnh tranh 47
2.3.5 Nhân tố về khách hàng 47
2.3.6 Về chính sách giá cả 47
2.4 Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty In Cát Thành 49
2.4.1 Những thuận lợi và khó khăn 49
2.4.1.1 Thuận lợi 49
2.4.1.2 Khó khăn 50
2.4.2 Những ưu điểm và nhược điểm 50
2.4.2.1 Ưu điểm 50
2.4.2.2 Nhược điểm 50
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU
THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY IN CÁT THÀNH 52
3.1 Định hướng phát triển chung của công ty In Cát Thành 53
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty In
Cát Thành 54
3.2.1 Mở rộng thị trường tiêu thụ: Lập văn phòng đại diện tại thị xã Cam
Ranh 54
3.2.2 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến hỗ trợ công tác tiêu thụ sản phẩm
Quảng cáo: Thiết lập trang web quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. 55
3.2.3 Nâng cao tay nghề cho công nhân viên 55
3.3 Kiến nghị với công ty 56
Thành lập đội ngũ nhân viên kinh doanh 56
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4993 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm mặt hàng in tại Công ty In Cát Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các bộ phận lên giám đốc.
Thực hiện công tác báo cáo kế toán, thống kê theo định kỳ.
Phòng kỹ thuật Điều độ sản xuất:
Có trách nhiệm quản lý kỹ thuật toàn bộ khâu sản xuất và điều hành tiến độ sản xuất trong xưởng để làm cho hoạt động của xưởng nhịp nhàng, luôn hoàn thành kế hoạch được giao.
Lập kế hoạch và theo dõi quy trình sản xuất của toàn xưởng.
Đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất.
Chịu trách nhiệm giải quyết mọi vướng mắc trong suốt quá trình sản xuất.
Lập sổ sách báo cáo với ban giám đốc về tình hình sản xuất trong ngày và lập kế hoạch tác nghiệp cho ngày tới, tuần tới.
Phân xưởng máy in :
Gồm các máy in: máy in Ofsset 4 màu tự động, máy in 1 màu, máy in bao bì nhựa, máy in Typo.
Nhiệm vụ của phân xưởng in là sản xuất các bán thành phẩm theo lệnh sản xuất như các biểu mẫu, sách, lịch, tờ gấp, bao bì nhựa, màng co…
Phân xưởng máy dao và thành phẩm :
Bao gồm: máy xén giấy, máy gấp, máy đóng, máy bế hộp, máy cán Opp, máy ép kim – đục lỗ và bộ phận công nhân làm thủ công.
Nhiệm vụ của bộ phận thành phẩm là:
Xả giấy trắng từ kho xuất ra theo lệnh sản xuất để cung cấp cho các bộ phận máy in và cắt giấy bán thành phẩm đã in cho các bộ phận khác như máy bế, gấp thủ công.
Lên khuôn, bế tờ rời, ép kim, đục lỗ…
Lựa màu thành phẩm in, gấp sách, soạn, bắt liên, đóng quyển, dán hộp, đóng gói…
Hoàn thành sản phẩm theo đúng hợp đồng đã ký với khách hàng.
Giao hàng cho khách hàng.
2.1.2.3 Đặc điểm lao động của công ty:
Lao động đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để cho hoạt động sản xuất có hiệu quả cũng như quá trình tiêu thụ sản phẩm tốt thì việc phân công, phân bổ lao động là nhân tố cực kỳ quan trọng.
Bảng 2.1.2.3:
TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÍNH ĐẾN NĂM 2010
Chỉ tiêu
Số lao động
Tỷ lệ %
Tổng số lao động
102
100
Trình độ Đại học
5
4,9%
Trình độ Cao Đẳng
3
2,9%
Trung cấp ngành in
15
14,71%
Công nhân sản xuất
79
77,45%
( Nguồn phòng Hành chính – Nhân sự)
Nhận xét:
Hiện nay, số lượng cán bộ nhân viên trong công ty là 102 người. Trong đó, trình độ Đại học chiếm 4.9%, Cao đẳng chiếm 2.9% và Trung cấp chiếm 14,71%. Điều này cho thấy chất lượng đội ngũ lao động trong công ty không cao. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý có độ tuổi trung bình cao lại ít được cập nhật các thông tin mới. Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên thấp. Với tình trạng đội ngũ lao động như vậy sẽ khiến cho công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu công nghệ sản xuất mới cũng như vận dụng các phương thức kinh doanh mới.
Bên cạnh đó, lực lượng chiếm số đông nhất trong công ty là công nhân sản xuất. Họ là những người trẻ, khỏe, nhiệt tình trong công việc. Điều này cũng phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng ngoài việc được hưởng mức lương trung bình hàng tháng, công ty còn thực hiện các chính sách về công đoàn, bảo hiểm xã hội, chế độ khen thưởng cho các cán bộ công nhân viên. Điều này đã động viên khuyến khích người lao động an tâm làm việc, toàn tâm, toàn lực và thực sự gắn bó với công ty, phát huy hết khả năng và sức lực của mình để thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của công ty phát triển.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
2.1.3.1 Mặt hàng sản xuất kinh doanh:
Thành phẩm của công ty In Cát Thành là những trang in ấn. Chủng loại thành phẩm của công ty rất đa dạng, có thể đơn giản và phức tạp. Sản phẩm của công ty sản xuất ra theo các yêu cầu của đơn đặt hàng. Công ty không tự sản xuất ra một loại sản phẩm nào. Do đó, sản phẩm sản xuất ra đều được gắn liền với khách hàng cụ thể. Đây chính là điểm nổi bật trong công tác sản xuất và tiêu thụ của công ty.
Mặt hàng sản xuất của công ty trong những năm qua gồm:
Sách, báo, tạp chí, tập san …
Lịch, tranh ảnh …
Bao bì nhựa, màng co.
Việc vặt: danh thiếp, bưu phẩm ... và một số các loại giấy tờ khác.
Hình 2.13.1: Một số thành phẩm của công ty.
2.1.3.2 Số lượng mặt hàng tiêu thụ trong những năm gần đây (2008, 2009, 2010):
Vì thành phẩm của công ty là các trang in có kích cỡ, màu sắc (số màu trên trang in) khác nhau. Vì vậy, thống nhất cách quản lý kích cỡ, màu sắc của các loại thành phẩm, công ty áp dụng phương pháp quy đổi các trang in có kích thước, màu sắc khác nhau về trang in tiêu chuẩn có kích thước là 13x19 cm có 1 màu.
Công thức qui đổi:
Số trang in Số trang in Số màu trên Hệ số
tiêu chuẩn thực tế trang in khuôn khổ
Trong đó: Hệ số khuôn khổ chính là hệ số qui đổi về kích thước trang in khổ 13x19 cm, được xác định theo công thức:
Khuôn khổ (diện tích) trang in thực tế (cm2)
Hệ số khuôn khổ (lần) =
Khổ 13x19 (cm2)
Bảng 2.1.3.2: Bảng số liệu về số lượng sản phẩm tiêu thụ trong 3 năm 2008 – 2010
SỐ LƯỢNG SẢN PHẨM TIÊU THỤ NĂM 2008 – 2010
Đơn vị tính: triệu trang khổ 13x19cm.
TÊN SẢN PHẨM
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
% TĂNG
2009 so với 2008
2010 so với 2009
Sách, Báo, Tạp chí, Tập san
5.492,697
6.692,158
8.220,335
21,84%
22,84%
Lịch, Tranh ảnh …
1.883,514
2.447,213
2.602,549
29,93%
6,35%
Các loại giấy tờ khác
6.280,003
7.435,548
8.569,598
18,40%
15,25%
Bao bì nhựa,
Màng co
3.995,1
5.547,990
7.620,837
38,87%
37,36%
Tổng số trang in 13x19cm
17.651,314
22.122,909
27.013,319
25,33%
22,11%
(Nguồn Phòng kế toán)
Biểu đồ 2.1.3.2: Biểu đồ biểu diễn số lượng mặt hàng tiêu thụ năm 2008 – 2010.
Nhận xét:
Qua bảng số liệu về kết quả số lượng các sản phẩm tiêu thụ trong 3 năm 2008, 2009, 2010 của công ty, ta thấy số lượng tiêu thụ sản phẩm qua các năm tăng. Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 25,33% và năm 2010 tăng so với năm 2009 là 22,11%.
Mặt hàng có số lượng tiêu thụ mạnh và tỷ lệ tiêu thụ tăng qua các năm là mặt hàng Bao bì nhựa và Màng co. Cụ thể năm 2009 tăng so với năm 2008 là 38,87% và năm 2010 tăng so với năm 2009 là 37,36%. Mặt hàng này thường nhận được các đơn đặt hàng từ phía khách hàng ở ngoại thành xa trung tâm thành phố như thị xã Cam Ranh, thị trấn Diên Khánh …. Vì tại những nơi này tập trung nhiều xí nghiệp, nhà máy, các cơ sở chế biến sản phẩm nên nhu cầu cần Bao bì nhựa, Màng co phục vụ cho việc đóng gói, vận chuyển là rất cần thiết. Do vậy, số lượng tiêu thụ của mặt hàng này luôn tăng qua các năm.
Kế đến là mặt hàng Sách, Báo, Tạp chí… Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 21,84% và năm 2010 tăng 22,84% so với năm 2009. Điều này chứng tỏ công ty làm ăn uy tín, chất lượng sản phẩm tốt nên đã tạo được niềm tin và duy trì được mối quan hệ từ phía khách hàng như các tòa soạn báo, trung tâm văn hóa chính trị, các cơ quan, trường học … do đó lượng hàng tiêu thụ của mặt hàng này luôn tăng qua các năm. Đây chính là ưu điểm của công ty cần phát huy.
Giấy tờ các loại như danh thiếp, hóa đơn, tài liệu và các giấy tờ khác… cũng có lượng hàng tiêu thụ mạnh. Các mặt hàng này thường nhận được đơn đặt hàng từ doanh nghiệp tư nhân, trường học, các cơ quan, cá nhân…Năm 2009 tỷ lệ tiêu thụ tăng 18,40% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 15,25%. Mặc dù số lượng tiêu thụ tăng nhưng lượng khách hàng này thường không ổn định, đặt hàng theo thời vụ. Tương tự như vậy, Lịch và tranh ảnh các loại cũng chỉ tăng nhẹ. Cụ thể năm 2009 tăng cao hơn so với năm 2008 là 29,93% nhưng sang năm 2010 thì chỉ tăng 6,35% so với năm 2009. Do đó công ty cần có biện pháp chăm sóc khách hàng và chiến lược Marketing tốt nhằm duy trì lượng khách hàng này và thu hút nhiều khách hàng mới để đảm bảo doanh thu của công ty luôn tăng qua các năm.
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty In Cát Thành trong những năm gần đây (2008, 2009, 2010):
Tiêu thụ sản phẩm là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc mang lại doanh thu cho công ty. Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất để đánh giá sự thành công hay thất bại của công ty trong hoạt động kinh doanh. Nếu doanh thu của công ty càng cao có nghĩa hoạt động tiêu thụ sản phẩm rất tốt, còn nếu doanh thu năm sau thấp hơn năm trước thì hoạt tiêu thụ đang suy giảm cần có biện pháp khắc phục.
Gần 10 năm hình thành và phát triển tuy bước đầu có nhiều khó khăn về nguồn hàng nhưng với sự nỗ lực và tận dụng những cơ hợi có được, nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có chiều hướng đi lên, tăng qua các năm. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty được thể hiện thông qua các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1.4 : BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2008, 2009, 2010
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Các
chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
2008 so với 2009
Chênh lệch
2009 so với 2010
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Doanh thu
7.618
9.737
11.964
2.119
27,82%
2.227
22,87%
Chi phí
7.419,75
9.436,26
11.712,07
2.016,51
27,18%
2.275,81
24,12%
Lợi nhuận
198,25
300,74
251,93
102,49
51,70%
- 48,81
-16,23%
(Nguồn Phòng kế toán)
Biểu đồ 2.1.4: Biểu đồ kết quả kinh doanh của Công ty (năm 2008, 2009, 2010).
Nhận xét:
Qua bảng số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, ta thấy:
Về doanh thu:
Doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008 là 2.119 triệu đồng (tăng tương ứng 27.82%). Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 2.227 triệu đồng (tăng tương ứng 22,87%). Sở dĩ doanh thu của công ty tăng qua các năm là nhờ công ty có lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh về trang thiết bị hiện đại (máy in nhựa), do đó trong những năm qua công ty đã liên tiếp ký được nhiều hợp đồng về in Bao bì nhựa, Màng co. Mặt khác bên cạnh những lợi thế đó, công ty còn có một lượng khách hàng ổn định, có những phương án kinh doanh hợp lý và thực hiện tốt các chiến lược mà công ty đã đề ra.
Về chi phí:
Chi phí của công ty cũng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2009 tăng so với năm 2008 là 2.016,51 triệu đồng (tăng tương ứng 27,18%), năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 là 2.275,81 triệu đồng (tăng 24,12%). Nguyên nhân chi phí luôn tăng như vậy là vì giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, đồng thời công ty muốn tạo niềm tin với khách hàng, muốn có một chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng nên không ngừng đổi mới chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng in. Do vậy, công ty đã đầu tư mua thêm nhiều thiết bị hiện đại khác, đổi mới, sửa chữa các máy móc thiết bị cũ nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Về lợi nhuận:
Lợi nhuận năm 2009 tăng so với năm 2008 là 102,49 triệu đồng (tăng tương ứng 51,70%). Điều này cho thấy công ty đã có những nỗ lực rất lớn, thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh đề ra và nắm bắt được những cơ hội có được. Do đó, trong năm này hoạt động kinh doanh của công ty rất hiệu quả, doanh thu tăng, mang lại lợi nhuận cao.
Tuy nhiên, năm 2010 lợi nhuận giảm so với năm 2009 là 48,81 triệu đồng (tỷ lệ giảm tương ứng 16,23%). Sở dĩ lợi nhuận của công ty giảm như vậy là do công ty chi tiêu nhiều và chưa thực hiện tốt chiến lược Marketing để thu hút khách hàng. Mặt khác, đội ngũ nhân viên chưa sử dụng thành thạo hết công dụng những thiết bị hiện đại mà công ty đã đầu tư, do vậy nguồn hàng bán ra giảm nên lợi nhuận thu được cũng giảm.
Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm 2008, 2009, 2010 ta thấy: doanh thu của công ty có phần tăng nhưng lợi nhuận thu được chưa thật sự cao. Do đó, công ty cần phải biện pháp khắc phục những hạn chế trên một cách hiệu quả thì mới giúp công ty thu được lợi nhuận cao trong tương lai, mới có thể mở rộng thị trường và phát triển lâu dài được.
2.2 THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY IN CÁT THÀNH:
2.2.1 Thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào thì việc phân tích, nghiên cứu thị trường tiêu thụ là một vấn đề hết sức quan trọng không thể thiếu được. Đây là công việc thường xuyên, liên tục chứ không phải nhất thời. Qua việc phân tích, giúp công ty tìm được thị trường tiêu thụ nào mà sản phẩm của mình được tiêu thụ mạnh, thị trường nào là thị trường tiềm năng, cần đầu tư vào thị trường nào…, từ đó có kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần tăng doanh thu, mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Tuy nhiên, hiện tại công ty In Cát Thành vẫn chưa có một đội ngũ nhân viên kinh doanh riêng nào do đó công tác nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng mới vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong những năm qua, khách hàng chủ yếu của công ty thường là những khách hàng tự biết đến công ty để ký hợp đồng đặt hàng hoặc là những khách hàng có mối quan hệ rộng rãi hoặc làm ăn lâu với ban lãnh đạo của công ty, còn lượng khách hàng mới thì chiếm tỷ lệ rất ít. Ngoài những khách hàng quen thuộc của công ty thì lượng khách hàng mới thường không ổn định. Do đó, công ty cần có những giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết tình trạng này để mở rộng thị trường tiêu thụ, thu hút nhiều khách hàng mới đem lại doanh thu cao cho công ty.
Từ khi thành lập đến nay, thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty In Cát Thành là các thị trấn, thị xã, huyện, thành phố nằm trong khu vực tỉnh Khánh Hòa như thành phố Nha Trang, Thị trấn Diên Khánh, Thị Xã Cam Ranh, Huyện Khánh Sơn …
Bảng 2.2.1: Bảng số liệu thống kê kết quả doanh thu tiêu thụ giữa Thành phố, Huyện, Thị trấn, Thị xã.
KẾT QUẢ DOANH THU TIÊU THỤ GIỮA THÀNH PHỐ VỚI CÁC HUYỆN, THỊ TRẤN, THỊ XÃ.
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Tên sản phẩm
Doanh thu
Thành phố
Tỷ lệ %
Huyện, Thị trấn, Thị xã
Tỷ lệ %
2008
Sách, Báo,Tạp chí, Tập san
2.399,475
2.365,882
98,6%
33,593
1,4%
Lịch,Tranh ảnh ...
649,300
405,683
62,48%
243,617
37,52%
Các loại giấy tờ khác
2.742,19
1.675,752
61,11%
1.066,438
38,89%
Bao bì nhựa, Màng co
1.827,035
717,659
39,28%
1.109,376
60,72%
Tổng cộng
7.618
5.164,976
67,80%
2.453,024
32,20%
2009
Sách, Báo,Tạp chí, Tập san
2.927,599
2.864,656
97,85%
62,943
2,15%
Lịch,Tranh ảnh...
845,259
505,549
59,81%
339,71
40,19%
Các loại giấy tờ khác
3.423,102
2.169,562
63,38%
1.253,54
36,62%
Bao bì nhựa,Màng co
2.541,04
832,445
32,76%
1.708,595
67,24%
Tổng cộng
9.737
6.372,212
65,44%
3.364,788
34,56%
2010
Sách, Báo,Tạp chí, Tập san
3.604,460
3.525,162
97,80%
79,298
2,2%
Lịch,Tranh ảnh...
900,370
567,053
62,98%
333,317
37,02%
Các loại giấy tờ khác
3.956,855
2.287,854
57,82%
1.669,001
42,18%
Bao bì nhựa,Màng co
3.502,315
971,892
27,75%
2.530,423
72,25%
Tổng cộng
11.964
7.351,961
61.45%
4.612,039
38,55%
(Nguồn Phòng kế toán)
Biểu đồ 2.2.1: Biểu đồ thể hiện doanh thu tiêu thụ giữa Thành phố, Huyện,
Thị trấn, Thị xã.
Năm 2008 Năm 2009
Năm 2010
Thành phố Huyện, Thị Trấn, Thị Xã
Nhận xét:
Qua bảng số liệu về doanh thu tiêu thụ sản phẩm giữa Thành phố với các Huyện, Thị trấn, Thị xã, ta thấy:
Doanh thu tiêu thụ của thị trường thành phố cao hơn các thị trường ở Huyện, Thị trấn, Thị xã. Năm 2008 chiếm 67,80% tổng doanh thu, năm 2009 chiếm 65,44% và năm 2010 chiếm 61,45%. Bên cạnh đó doanh thu từ các thị trường Huyện, Thị trấn, Thị xã cũng góp phần không nhỏ vào việc tăng nguồn vốn cho công ty.
Thành phố:
Ở thị trường thành phố Nha Trang thì sản phẩm được tiêu thụ mạnh nhất là Sách, Báo, tạp chí. Cụ thể năm 2008 chiếm 98,6% doanh thu từ sản phẩm này, năm 2009 chiếm 97,85% và năm 2010 chiếm 97,08%. Điều này chứng tỏ hàng năm công ty có một lượng hàng ổn định từ các tòa soạn báo, các trung tâm văn hóa chính trị, trường học… Đồng thời tại thị trường này tập trung nhiều cơ quan, ngân hàng, doanh nghiệp… nên nhu cầu về in ấn tài liệu, và giấy tờ các loại cũng rất là cần thiết. Tỷ lệ doanh thu tiêu thụ được từ Các loại giấy tờ khác cũng khá cao qua các năm. Năm 2008 chiếm 61,11%, năm 2009 chiếm 63,38% và năm 2010 chiếm 57,82% doanh thu từ sản phẩm này.
Và sản phẩm như lịch, tranh ảnh … thì tỷ lệ doanh thu tiêu thụ ở thành phố cũng cao hơn so với ở các Huyện, thị trấn, thị xã.
Huyện, thị trấn, thị xã:
Bên cạnh đó, sản phẩm về Bao bì nhựa, Màng co lại được tiêu thụ mạnh ở các Huyện, Thị xã, Thị trấn và tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2008 chiếm 60,72% doanh thu từ sản phẩm này, năm 2009 chiếm 67,24% và năm 2010 chiếm 72,25%. Sở dĩ loại sản phẩm này chiếm được một tỷ lệ cao như vậy là vì tại thị trường này tập trung nhiều xí nghiệp chế biến sản phẩm, khu công nghiệp nên nhu cầu về bao bì phục vụ cho quá trình vận chuyển, đóng gói là rất cần thiết. Có thể nói đây là thị trường tiềm năng của công ty. Do đó công ty cần phải có những chiến lược, kế hoạch sớm để thành lập thêm chi nhánh tại các khu vực tiềm năng này. Vì doanh thu mang lại từ thị trường này cao. Đây chính là cơ hội giúp công ty mở rộng thị trường, phát huy thế mạnh của mình trên thị trường tiềm năng này.
Tuy các mặt hàng như Sách, Báo, Tạp chí ; Lịch, tranh ảnh và Các loại giấy tờ khác doanh thu tiêu thụ thấp hơn so với thị trường thành phố nhưng cũng góp phần tăng doanh thu cho công ty.
Qua phân tích kết quả doanh thu tiêu thụ sản phẩm ở hai thị trường trên ta thấy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở hai thị trường này có hiệu quả, bổ sung cho nhau, đều góp phần tăng nguồn vốn cho công ty. Do đó, để hoạt động tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao hơn nữa công ty cần có những biện pháp nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế của mình để duy trì khách hàng tại thị trường truyền thống và khai thác, phát triển thị trường tiềm năng.
2.2.2 Công tác lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
2.2.2.1 Cơ sở, căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ:
Do đặc thù của công ty là sản xuất sản phẩm theo yêu cầu đơn đặt hàng của khách hàng nên sản phẩm sản xuất ra sẽ được giao hết cho khách hàng. Do đó, để hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động tiêu thụ có hiệu quả, sản phẩm của công ty được tiêu thụ hết, không bị khách hàng trả lại, công ty luôn tiến hành lập kế hoạch sản xuất sản phẩm. Kế hoạch này do phòng điều độ sản xuất của công ty chịu trách nhiệm và trình lên ban lãnh đạo phê duyệt. Sau đó gửi tới các phòng ban có liên quan.
Kế hoạch sản xuất sản phẩm của Công ty In Cát Thành được lập căn cứ vào các đơn đặt hàng hoặc hợp đồng đã ký kết với khách hàng, ngoài ra còn dựa vào bối cảnh trên thị trường cộng với tiềm lực hiện có của công ty. Từ đó có những phương án kinh doanh hợp lý, lên kế hoạch sản xuất.
Nhận xét:
Nhìn chung việc lập kế hoạch tiêu thụ và sản xuất dựa vào các căn cứ trên tương đối phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, trong thực tế thì kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường gặp khó khăn do phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng hợp đồng ký kết của khách hàng nên công ty không chủ động trong việc sản xuất kinh doanh.
2.2.2.2 Kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty trong 3 năm (2008, 2009, 2010):
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng nhất của các công ty sản xuất kinh doanh. Công ty làm ăn có lãi là nhờ vào quá trình tiêu thụ sản phẩm tốt. Doanh thu thu được từ hoạt động này góp tăng lợi nhuận cho công ty, giúp công ty tồn tại, phát triển và khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường.
Bảng 2.2.2.2: Bảng số liệu về doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong năm 2008 – 2010
DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM NĂM 2008 – 2010
Đơn vị tính: triệu đồng.
TÊN SẢN PHẨM
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
% TĂNG
2009 so với 2008
2010 so với 2009
Tổng doanh thu
7.618
9.737
11.964
27,82%
22,87%
Sách, Báo, Tạp chí, Tập san
2.399,475
2.927,599
3.604,460
22,01%
23,12%
Lịch, Tranh ảnh …
649,300
845,259
900,370
30,18%
6.52%
Các loại giấy tờ khác
2.742,19
3.423,102
3.956,855
24,83%
15,60%
Bao bì nhựa,
Màng co
1.827,035
2.541,04
3.502,315
39,08%
37,83%
(Nguồn phòng kế toán)
Biểu đồ 2.2.2.2: Biểu đồ biểu diễn doanh thu các mặt hàng tiêu thụ năm 2008 – 2010
Nhận xét:
Qua bảng số liệu và biểu đồ về doanh thu thu được từ các mặt hàng ta thấy:
Mặt hàng thu được doanh thu cao nhất là Giấy tờ các loại như hóa đơn, biên lai, nhãn mác, danh thiếp, các loại giấy tờ và một số tài liệu khác; cụ thể năm 2009 là 3.423,102 triệu đồng, tỷ lệ tăng tương ứng so với năm 2008 là 24,83% và năm 2010 tăng so với năm 2009 là 15,60%. Sở dĩ doanh thu tăng qua các năm như vậy chứng tỏ công ty làm ăn uy tín, chất lượng sản phẩm tốt và cũng xuất phát từ nhu cầu của khách hàng nên đã thu hút được nhiều đơn đặt hàng.
Mặt hàng về Sách, Báo, Tạp chí, Tập san: doanh thu cũng tăng qua các năm. Tỷ lệ tăng của năm 2009 so với năm 2008 là 22,01% , năm 2010 cũng tăng 23,12% so với năm 2009. Điều này cho ta thấy công ty đã duy trì được mối quan hệ tốt với các tòa soạn báo, các trung tâm văn hóa chính trị …, như làm việc uy tín, giao hàng đúng hạn với hợp đồng đã được ký kết, chất lượng sản phẩm tốt nên doanh thu thu được từ mặt hàng này thường rất ổn định và tăng qua các năm. Vì vậy, công ty cần có chiến lược chăm sóc khách hàng tốt để duy trì được lượng khách hàng này và thu hút thêm nhiều khách hàng mới khác.
Bên cạnh đó, mặt hàng cũng mang lại doanh thu đáng kể cho công ty là Bao bì nhựa và Màng co. Năm 2009 thu được 2.541,04 triệu đồng, tăng tương ứng so với năm 2008 là 39,08% và năm 2010 thu được 3.502,315 triệu đồng, tăng với tỷ lệ tương ứng là 37,83% so với năm 2009. Có được doanh thu cao như vậy là nhờ công ty có lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh về trang thiết bị hiện đại, mẫu mã đa dạng, phong phú. Đây cũng chính là thế mạnh của công ty cần duy trì và phát huy. Doanh thu thu được cao đồng nghĩa với lượng tiêu thụ sản phẩm này cao, vì vậy công ty cần tập trung khai thác thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đem lại lợi nhuận cao cho công ty, giúp công ty tồn tại và phát triển lâu dài.
So với các với các mặt hàng trên thì doanh thu thu được từ Lịch và tranh ảnh các loại lại ít hơn. Tỷ lệ doanh thu từ Lịch, tranh ảnh năm 2009 tăng 30,18% nhưng năm 2010 chỉ tăng hơn so với năm 2009 là 6,52%. Vì lượng khách hàng này thường không ổn định, đặt hàng theo thời vụ nên doanh thu chỉ tăng nhẹ qua các năm hoặc không đáng kể. Do vậy, công ty cần chú trọng thay đổi mẫu mã, kiểu dáng; đa dạng hóa sản phẩm để thu hút nhiều khách hàng hơn nữa. Tuy nhiên loại mặt hàng này cũng góp phần vào việc tăng nguồn vốn cho công ty.
Nhìn chung doanh thu tiêu thụ các mặt hàng qua ba năm tăng, chứng tỏ hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty có hiệu quả. Tuy nhiên đây chưa phải là kết quả lâu dài vì hiện nay có nhiều xưởng in tư nhân ra đời có trang thiết bị hiện đại hơn, sản phẩm phong phú và đa dạng hơn. Do đó công ty không nên chủ quan với kết quả hiện tại mà cần phải đầu tư, có chiến lược quảng cáo sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, chăm sóc khách hàng nhằm duy trì được khách hàng truyền thống và thu hút nhiều khách hàng mới.
2.2.3 Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm:
Hiện nay, tại Công ty In Cát Thành đang thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm thông qua kênh phân phối trực tiếp là chủ yếu. Vì thành phẩm của công ty In Cát Thành là những trang in ấn. Chủng loại thành phẩm rất đa dạng, có thể đơn giản và phức tạp. Sản phẩm của công ty sản xuất ra theo các yêu cầu của đơn đặt hàng. Công ty không tự sản xuất ra một loại sản phẩm nào. Do đó, sản phẩm sản xuất ra đều được gắn liền với khách hàng cụ thể.
Khách hàng
Công ty
Sơ đồ 2.3.3 : Kênh phân phối trực tiếp.
Nhận xét:
Công ty áp dụng hình thức tiêu thụ sản phẩm qua kênh phân phối này nghĩa là sản phẩm công ty sẽ được bán trực tiếp cho khách hàng không thông qua người trung gian nào khác. Hình thức bán hàng này được thực hiện khi khách hàng có nhu cầu đặt hàng với khối lượng lớn hay nhỏ thông qua việc ký kết hợp đồng trực tiếp với công ty. Vì vậy, khi giao hàng công ty thu ngay tiền mặt, có những khách hàng mua với số lượng hàng lớn thì sau một thời gian cho phép công ty đã thu hồi được số tiền còn lại. Như vậy công ty không có các khoản nợ khó đòi. Và thông qua mạng lưới tiêu thụ này còn giúp cho công ty có thể giới thiệu, quảng cáo sản phẩm trực tiếp với khách hàng tiết kiệm được chi phí trung gian và nắm bắt được nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm có được việc sử dụng kênh phân phối trực tiếp này còn nhược điểm là khó mở rộng thị trường ra các tỉnh khác ngoài khu vực thị trường truyền thống của công ty.
2.2.4 Tổ chức hoạt động bán hàng:
Nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như có thể mở rộng thị trường tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm. Tại công ty In Cát Thành, với đặc thù riêng của mình, công ty đã xây dựng phương thức bán hàng trực tiếp, bán theo hợp đồng.
Khi khách hàng đến công ty yêu cầu đặt hàng, khách hàng sẽ được nhân viên tiếp tân của công ty tư vấn về chủng loại, chất lượng và giá cả về loại mặt hàng mà khách hàng yêu cầu cũng như phương thức thanh toán, nhận tiền cọc và các chính sách ưu đãi của công ty. Sau khi đã được sự thỏa thuận của khách hàng, công ty tiến hành ký kết hợp đồng.
Mọi hoạt động mua bán đều dựa trên cơ sở hợp đồng đã ký kết giữa công ty và khách hàng nhưng không hề có sự khống chế về số lượng, chủng loại sản phẩm. Hợp đồng kinh tế chỉ mang tính pháp lý nên với phương thức bán hàng như vậy công ty đã tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng nhất là khách hàng ở xa. Nội dung của hợp đồng bao gồm các nội dung chủ yếu như: Chủng loại sản phẩm; Số lượng mỗi loại; Đóng gói và bảo quản sản phẩm; Giá cả và phương thức thanh toán; Thời gian và địa điểm giao nhận hàng; Trách nhiệm vận chuyể