Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH WonDo Sài Gòn

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 2

5. Kết cấu của đề tài 2

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc 3

1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động gia công xuất khẩu 3

1.1.1 Khái niệm hoạt động gia công xuất khẩu . .3

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc . . 4

1.1.3 Vai trò của hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc.5

1.1.4 Các hình thức gia công xuất khẩu.6

1.1.4.1 X ét về quyền sở hữu nguyên liệu.6

1.1.4.2 Xét về mặt giá cả gia công.8

1.1.4.3 Xét về số bên tham gia quan hệ gia công.8

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động gia công xuất khẩu 9

1.2.1 Nhóm nhân tố khách quan . .9

1.2.1.1 Môi trường chính trị - luật pháp.9

1.2.1.2 Môi trường khoa học - công nghệ.9

1.2.1.3 Môi trường bên ngoài.9

1.2.2 Nhóm nhân tố chủ quan . . .10

1.2.2.1 Chủ trương, chính sách của Việt Nam.10

1.2.2.2 Nhân tố con người.11

1.2.2.3 Năng lực sản xuất kinh doanh của công ty.11

1.2.2.4 Nhân tố Marketing của công ty.11

1.2.2.5 Nhu cầu của thị trường bên ngoài.12

1.3 Quy trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu . .13

1.3.1 Nghiên cứu thị truờng và lập phương án kinh doanh.14

1.3.2 Hợp đồng gia công xuất khẩu.14

1.3.3 Chuẩn bị hàng hóa.16

1.3.4 Thuê phương tiện vận chuyển.16

1.3.5 Thủ tục mua bảo hiểm hàng hóa.17

1.3.6 Thủ tục hải quan để xuất khẩu hàng hóa.17

1.3.7 Thanh toán hợp đồng xuất khẩu.18

1.3.8 Bộ chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu.20

1.3.9 Giải quyết tranh chấp giữa bên mua và bên bán.22

CHƯƠNG 2: Thực trạng về hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty Wondo Sài Gòn 24

2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH Wondo Sài Gòn 24

2.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty . .24

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty . .24

2.1.3. Phạm vi hoạt động . .24

2.1.4. Cơ cấu tổ chức . .25

2.1.5. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban . .26

2.2 Thực trạng về hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc 28

2.2.1 Mặt hàng gia công tại công ty . . .28

2.2.2 Thị trường và khách hàng gia công . .30

2.2.3 Hình thức gia công.31

2.2.4 Quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty.32

2.2.4.1 Phân tích quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.34

2.2.4.2 Các cơ quan liên đới đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty.41

2.2.5 Kết quả hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty từ năm 2008 đến 2010. .42

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động gia công hàng may mặc tại công ty.43

2.3.1 Những mặc đạt được trong hoạt động gia công của công ty.43

2.3.2 Những tồn tại trong hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu.44

2.3.3 Nguyên nhân tồn tại.45

CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty 48

3.1 Đánh giá chung về hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty 48

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty 49

3.2.1 Mở rộng hoạt động Marketing nghiên cứu và tiếp cận thị trường .49

3.2.2 Mở rộng hợp tác gia công với các đối tác khác .50

3.2.3 Nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh .51

3.2.4 Tìm kiếm các nguồn có thể cung cấp nguyên phụ liệu ổn định có uy tín.52

3.2.5 Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực .53

3.2.6 Nâng cao hiệu quả của quy trình tổ chức thực hiện xuất khẩu.54

3.3 Các kiến nghị 56

3.3.1 Đối với công ty . 56

3.3.2 Đối với các cơ quan chức năng . .56

3.3.3 Đối với nhà n ước.56

Kết luận chung 59

Tài liệu tham khảo 61

Phụ lục.

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2979 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH WonDo Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
WONDO APPAREL CORPORATION. Thực hiện xuất khẩu hàng gia công thành phẩm theo chỉ định của bên giao gia công. Cơ cấu tổ chức Đội ngũ nhân sự của công ty bao gồm 804 cán bộ và công nhân viên. Nhân viên văn phòng: 18 người Công nhân trong nhà máy: 786 người TỔNG GIÁM ĐỐC G.Đ SẢN XUẤT G.Đ TÀI CHÍNH P. Kỹ thuật P. Kế hoạch Trung tâm may mặc P. Xuất nhập khẩu P. Kiểm tra chất lượng (KCS) P. Tài chính kế toán P. Hành chính nhân sự Đóng gói hàng hóa Quản lý đơn hàng Gia công sản phẩm Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Wondo Sài Gòn (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự ) Nhận xét: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được phân chia theo chức năng, phân công trách nhiệm từ cao xuống thấp. Ưu điểm của cơ cấu tổ chức này là: Phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng ban Dễ dàng trong việc quản lý các bộ phận Theo sơ đồ cơ cấu tổ chức ta thấy, công ty được chia thành 2 mảng riêng biệt về Tài chính và Sản xuất nên thiếu sự liên kết đồng bộ giữa các phòng ban trong cùng công ty. Giám đốc Tài chính quản lý các phòng: Hành chính nhân sự, Tài chính kế toán, Kiểm tra chất lượng (KCS), Xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, sự liên kết giữa các bộ phận này thì không chặt chẽ, mỗi phòng có một vai trò và trách nhiệm khác nhau. Giám đốc tài chính có liên hệ gần nhất với phòng Tài chính kế toán để giải quyết trực tiếp các công việc thuộc chuyên môn, còn đối với những phòng khác thường là trưởng phòng có vai trò chuyên môn nhiều hơn, Giám đốc chỉ thực hiện trách nhiệm quản lý trên cơ sở tiếp thu từ các trưởng phòng. Giám đốc Sản xuất quản lý: Trung tâm may mặc, phòng Kế hoạch và phòng Kỹ thuật. Các phòng này có sự liên kết chặt chẽ với nhau vì các kế hoạch sản xuất được phòng Kế hoạch lên lịch sản xuất, Trung tâm may mặc sẽ làm việc theo lịch sản xuất đã đề ra, còn phòng Kỹ thuật thì chịu trách nhiệm đảm bảo các máy móc, thiết bị trong Trung tâm may mặc hoạt động tốt. Như thế, Giám đốc Sản xuất nắm rõ hoạt động của các phòng mình quản lý, nên có vai trò và trách nhiệm gần nhất đối với tất cả các phòng. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Tổng giám đốc: Quản lý và là người đại diện cho toàn Công ty. Giám đốc tài chính: Thực hiện các chức năng kiểm soát sau khi có quyết định (bằng văn bản) của tổng giám đốc - Kiểm soát hoạt động quản lý, điều hành Công ty. - Kiểm soát hoạt động tài chính và ghi chép sổ sách. Giám đốc sản xuất: - Quản lý và kiểm soát việc kinh doanh và sản xuất của Công ty. - Lập kế hoạch và quản lý mọi hoạt động sản xuất của Công ty. Phòng Hành chính nhân sự: - Kiểm soát các vấn đề thuộc về hành chính - Tuyển dụng nhân sự cho các vị trí, bộ phận - Kiểm soát văn thư và các giấy tờ gửi tới Công ty Phòng Tài chính - Kế toán: Thực hiện mọi chế độ hạch toán kế toán, thống kê theo quy định nhà nước, kiểm tra lập chứng từ sổ sách kế toán, tổng kết tài sản năm tình hình tài chính của Công ty. Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào 31/12 dương lịch hàng năm. Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS): - Kiểm tra vật tư, nguyên vật liệu đầu vào - Kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra cũng như toàn bộ quá trình sản xuất Phòng Xuất - Nhập khẩu: Quản lý, theo dõi toàn bộ hoạt động xuất – nhập khẩu của Công ty. Liên hệ với Ngân hàng trong và ngoài nước nhằm tiến hành thu hồi tiền hàng xuất khẩu và thanh toán tiền hàng nhập khẩu cho đối tác. Phòng Kế hoạch - Xây dựng chính sách và mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ theo chiến lược chung, nghiên cứu, đề xuất các phương án xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tìm kiếm khách hàng, đàm phán và ký kết các hợp đồng thương mại, chăm sóc và lo dịch vụ hậu mãi cho khách hàng. - Trên cơ sở các hợp đồng thương mại được ký kết, phòng kế hoạch lên lịch làm việc cho các phòng ban. Xác định thời điểm nhập hàng, xuất hàng, tham gia tư vấn cho phòng kinh doanh về thời hạn của các hợp đồng. Trung tâm May mặc: Quản lý đội may mẫu và xưởng may. Đưa ra các sản phẩm mẫu cho đối tác lựa chọn và cho ý kiến. Đóng góp ý kiến cho phòng kinh doanh mua nguyên vật liệu may các sản phẩm. Chịu trách nhiệm cung cấp hàng may mặc xuất khẩu theo hợp đồng đã ký đảm bảo số lượng và chất lượng. Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về máy móc, thiết bị trong khu văn phòng và toàn bộ xưởng may. 2.2 Thực trạng về hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc 2.2.1 Mặt hàng gia công tại công ty Công ty TNHH Wondo Sài Gòn là công ty chuyên gia công xuất khẩu các mặt hàng may mặc, hàng da, in thêu. Đây là những sản phẩm đòi hỏi tính chính xác cao về quy cách, mẫu mã, đảm bảo về chất lượng. Các sản phẩm chính được gia công tại công ty như: - Áo thun - Áo đầm - Áo Jacket - Váy - Quần dài Bảng 1.1: Số lượng sản phẩm xuất khẩu chính của Công ty năm 2008 – 2010 Năm Sản phẩm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tăng (giảm) 2009 so với năm 2008 Tăng (giảm) 2010 so với năm 2009 Tuyệt đối (SP) Tương đối (%) Tuyệt đối (SP) Tương đối (%) Áo thun 196.207 152.907 200.317 -43.300 -22,07 47410 31,01 Áo đầm 51.711 51.881 40.058 170 0.33 -11.823 -22,79 Áo Jacket 131.701 149.209 164.237 17.508 13,29 15.028 10,07 Váy 62.150 49.613 35.406 -12.537 -20,17 -14.207 -28,64 Quần dài thun 65.580 49.104 52.716 -16.476 -25,12 3.612 7,36 (Nguồn Phòng xuất nhập khẩu) Nhận xét: Theo như Bảng 1.1 ta thấy, sản phẩm xuất khẩu của công ty có 05 mặt hàng, trong đó các mặt hàng xuất khẩu chính là áo thun và áo jacket. Các mặt hàng còn lại như áo đầm, váy và quần dài thì xuất khẩu với số lượng không đáng kể. Trong năm 2008, trong các sản phẩm xuất khẩu thì mặt hàng áo thun với số lượng sản phẩm xuất khẩu đạt 196.207 sản phẩm, đây cũng là mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của Công ty. Mặt hàng áo Jacket với số lượng xuất khẩu đạt 131.701 sản phẩm, xếp thứ hai trong những mặt hàng xuất khẩu của Công ty. Ngoài ra, các mặt hàng như áo đầm, váy và quần dài có số lượng xuất khẩu thấp hơn gần một nữa so với hai mặt hàng đứng đầu. Năm 2009 so với năm 2008: Mặt hàng Áo thun xuất khẩu giảm 43.300 sản phẩm, tương đương giảm 22,07% ; Váy giảm 12.537 sản phẩm, tương đương giảm 20,17% ; Quần dài thun giảm 16.476 sản phẩm, tương đương giảm 25,12% . Ba mặt trên giảm mạnh gần ¼ so với năm 2008. Nguyên nhân do nền kinh tế toàn cầu bước vào giai đoạn lạm phát tăng cao nên sức mua không còn cao như trước. Nhưng xu hướng tăng của Áo đầm và Áo jacket (Áo đầm tăng 170 sản phẩm, tương đương 0.33% ; Áo jacket tăng 17.508 tương đương 13,29%) cũng cho thấy nhu cầu mặt đẹp và sang trọng đang là lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng. Trong năm 2009 đã có sự thay đổi nhỏ về cơ cấu sản phẩm gia công xuất khẩu tại công ty. Đến năm 2010, tình hình gia công xuất khẩu của công ty có sáng sủa hơn do tình hình kinh tế thế giới đã có bước ổn định đáng kể. Cụ thể là so với năm 2009: Áo thun tăng 47410 sản phẩm, tương đương tăng 31,01% ; Áo Jacket tăng 15.028 sản phẩm, tương đương tăng 10,07% ; Quần dài thun tăng 3.612 sản phẩm, tương đương tăng 7,36%. Tuy nhiên, đáng chú ý là sản lượng xuất khẩu đối với mặt hàng Áo đầm và Váy giảm mạnh, sản lượng xuất khẩu Áo đầm so với năm 2009 giảm 11.823 sản phẩm tương đương giảm 22,79% ; Váy giảm 14.207 sản phẩm tương đương giảm 28,64%. Nhìn chung, sản lượng xuất khẩu của năm 2009 giảm so với năm 2008, năm 2010 tăng nhanh hơn so với năm 2009. Điều này cho thấy thị trường gia công hàng may mặc đã có những khởi sắc so với các năm truớc. Và công ty đang có những bước phát triển trong hoạt động gia công xuất khẩu của mình. 2.2.2 Thị trường và khách hàng gia công - Khách hàng gia công chính của công ty là WONDO APPAREL CORPORATION tại Hàn Quốc. - Trong nước các bạn hàng của công ty chủ yếu là các đơn vị cung cấp phụ liệu đầu vào cho công ty như bao bì, thẻ giấy, phụ kiện… - Công ty thực hiện xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Mỹ, Canada, Hồng Kông…theo sự chỉ đạo của bên đặt gia công. Bảng 1.2 Tình hình thị trường xuất khẩu của Công ty từ năm 2008 – 2010 ĐVT: USD Năm Quốc gia Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Mỹ 491.799 457.010 470.985 Canada 387.652 360.497 385.685 Hồng Kông 315.001 355.887 320.697 Nước khác 74.517 107.320 131.367 (Nguồn: phòng xuất nhập khẩu) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Trong năm 2008, tình hình thị trường xuất khẩu của Công ty sang thị trường nước Mỹ đạt 497.799 USD, chiếm tỷ trọng cao nhất là 38,7%. Canada là thị trường tiêu thụ lớn thứ hai của công ty đạt 387.652 USD 30,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hồng Kông với giá trị xuất khẩu 315.001 USD đạt 24,8%. Tỷ trọng 0,6% là thị trường tiêu thụ của các nước khác như: Nhật Bản, Pháp... Đến năm 2009, thị trường tiêu thụ Mỹ và Canada giảm nhẹ từ 2%-3% so với năm 2008. Trong năm này, thị trường Hồng Kông tăng lên so với năm 2008 là 40.876 USD nhưng vẫn đứng sau Mỹ và Canada. Đặc biệt, trong thời gian này thị trường tiêu thụ các nước khác lại tăng mạnh: 8,4%. Như vậy, so với năm 2008 thị trường này tăng lên 7,7%. Đây là dấu hiệu tốt của Công ty cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ. Đây cũng là thời kỳ khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, nên công ty đã nổ lực hoạt động nhiều hơn vào năm 2010. Trong năm 2010, tổng giá trị xuất khẩu tăng lên: 13.975 USD, tăng 3,1% so với năm 2009. Thị trường tiêu thụ nhiều nhất vẫn là Mỹ chiếm 36%. Canada vẫn là thị trường tiêu thụ sau Mỹ chiếm 29,5% , so với năm 2009 tăng 4,4%. Và đứng thứ 3 vẫn là thị trường Hồng Kông chiếm 24,5% tổng giá trị xuất khẩu trong năm 2010. Thị trường tiêu thụ của các nước khác lại là 10% tổng giá trị xuất khẩu và công ty vẫn đang trên đà phát triển ra các thị trường khác. Ta có thể thấy, năm 2010 là dấu hiệu tốt của việc xuất khẩu sản phẩm vì tổng giá trị xuất khẩu có chiều hướng tăng lên. Như vậy, trong thời gian hơn 3 năm gần đây, sản lượng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài của công ty có nhiều biến động nhưng không đáng kể. Thị trường tiêu thụ nhiều nhất là Mỹ, kế đến là Canada. Tuy nhiên, sự chênh lệch thị trường giữa hai quốc gia này là không cao từ: 2%-5%. Hồng Kông luôn giữ vị trí thứ ba và một lượng tiêu thụ nhỏ của các quốc gia khác. Cho đến thời điểm này, Công ty đã đi vào hoạt động ổn định lại và có xu hướng phát triển mạnh trong những năm kế tiếp. 2.2.3 Hình thức gia công - Xét về quyền sở hữu nguyên liệu: Công ty gia công theo hình thức nhận nguyên liệu, giao thành phẩm. Công ty ký hợp đồng gia công với khách hàng nước ngoài sau đó nhận nguyên phụ liệu, tổ chức gia công và xuất hàng theo hợp đồng gia công. Hình thức này mang lại lợi nhuận thấp (chỉ thu được phí gia công và chi phí bao bì, phụ liệu khác) nhưng nó giúp công ty làm quen và từng bước thâm nhập vào thị trường nước ngoài, làm quen với công nghệ máy móc thiết bị mới, hiện đại. - Xét về mặt giá cả: Công ty thực hiện hợp đồng khoán theo từng năm. WONDO APPAREL CORPORATION xác định một giá định mức cho mỗi sản phẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức trong hợp đồng gia công với công ty. - Xét về số bên tham gia quan hệ gia công Là gia công hai bên: giữa Công ty TNHH Wondo Sài Gòn và WONDO APPAREL CORPORATION. Sản phẩm gia công hoàn chỉnh tại xưởng của công ty sau đó tiến hành xuất khẩu theo yêu cầu của bên giao gia công. 2.2.4 Quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty. Các bước Phòng/Nhân viên thực hiện Chứng từ/ Biểu mẫu Yêu cầu/ Mô tả 1. Ký kết hợp đồng gia công Bộ phận Sản xuất Hợp đồng gia công Chỉ ký một lần cho một năm. 2. Nhận đơn hàng, lịch sản xuất P. Quản lý đơn hàng - Đơn hàng - Lập C/I Mỗi đơn hàng thường >=5000 cái (áo, quần, váy, nón…) Chuẩn bị hàng hóa 3.1 Nhập nguyên liệu 3.2 Gia công: cắt, may, ủi, in thêu… 3.3 Đóng gói hàng thành phẩm P. XNK T.T may mặc P. Đóng gói hàng Chứng từ nhập khẩu P/L - Nguyên phụ liệu do bên giao gia công cung cấp. - Bao bì đóng gói là bao nilông trơn và thùng cacton đã in sẵn ký mã hiệu. 4. Thuê tàu qua đại lý hãng tàu Nhân viên XNK 1 B/L Lấy B/L tại đại lý hãng tàu sau khi hàng đã lên tàu. 5. Làm C/O Nhân viên XNK 2 C/O mẫu B, D và AK tùy trường hợp Tổ chức cấp C/O 6. Thủ tục hải quan Nhân viên XNK 1 Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu - Khai hải quan điện tử - Cơ quan hải quan 7. Nhận thanh toán P. Tài chính kế toán - Hàng xuất khẩu được thanh toán theo phương thức TTR. - Chậm nhất là 10 ngày khi hàng đã xuất khẩu. 8. Thanh lý hợp đồng Trưởng phòng XNK 3 tháng thực hiện một lần Quy trình này rút ngắn nhiều bước so với quy trình chung, được thể hiện chi tiết hơn và cũng có thay đổi cho phù hợp với các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng gia công đã ký kết với bên nhập khẩu. Ưu điểm của quy trình này là: Đơn giản hóa các bước thực hiện hợp đồng xuất khẩu Rút ngắn được thời gian chuẩn bị cho hoạt động xuất khẩu Tiết kiệm nguồn nhân lực cho hoạt động xuất khẩu Tuy nhiên, điểm yếu của công ty trong quy trình này là phụ thuộc rất nhiều vào bên giao gia công, chẳng hạn như lịch sản xuất, nhập nguyên liệu, thuê đại lý hãng tàu… bởi vì, công ty chuyên về thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu với nguồn nguyên phụ liệu do bên giao gia công cung cấp. Từ đó làm cho mọi hoạt động của công ty bị phụ thuộc chặt chẽ vào bên giao gia công. Phân tích quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Ký kết hợp đồng gia công Các hợp đồng công ty Wondo Sài Gòn thực hiện là hợp đồng gia công hàng may mặc cho Wondo Apparel Corporration. Nội dung chính của hợp đồng gia công hàng xuất khẩu của công ty gồm các điều khoản như hợp đồng xuất khẩu nhưng được tập trung thành những mục lớn như: Mục 1: Tên hàng – Số lượng – Đơn giá gia công Mục 2: Các điều khoản về cung cấp nguyên phụ liệu Mục 3: Giao hàng thành phẩm Mục 4: Thanh toán Mục 5: Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ Mục 6: Các điều kiện khác gồm có điều khoản về Trọng tài Sự khác biệt so với hợp đồng xuất khẩu là hợp đồng gia công có thêm điều khoản về cung cấp nguyên phụ liệu do công ty chỉ thực hiện gia công, còn nguyên phụ liệu là do bên giao gia công cung cấp. Một số điều khoản không có trong hợp đồng gia công như: loại bao bì đóng gói hàng XK, hướng dẫn ký mã hiệu, giám định hàng hóa, điều kiện bảo hành hàng xuất khẩu, phạt và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, điều khoản về bảo hiểm. - Các hướng dẫn về loại bao bì, ký mã hiệu là do bên giao gia công quy định và cung cấp nên công ty chỉ cần làm đúng theo những gì mà bên giao gia công hướng dẫn. - Về giám định hàng hóa, điều kiện bảo hành hàng xuất khẩu, phạt và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng: hai bên có mối quan hệ thân thiết, tín nhiệm nhau và hàng hóa là gia công nên bỏ qua các điều khoản này. - Không có điều khoản về bảo hiểm là do trong mục giao hàng thành phẩm có quy định là: công ty sẽ giao hàng thành phẩm theo điều kiện FOB HOCHIMINH CITY, VIET NAM – INCOTERMS 2000. Như vậy hợp đồng gia công được ký kết dựa trên các điều khoản chính và được điều chỉnh cho phù hợp với quan hệ mua bán của hai bên. Ưu điểm của điều kiện giao hàng FOB là công ty chỉ cần chịu trách nhiệm về hàng xuất khẩu đến khi hàng qua lan can tàu, không phải trả cước phí vận tải chính. Mọi tổn thất sau khi hàng đã qua mạn tàu và cước phí vận tải chính là do công ty giao gia công chịu trách nhiệm. Như vậy, trách nhiệm của công ty được giảm thiểu tối đa. Nếu công ty giao hàng theo điều kiện CFR thì phải trả cước phí vận tải chính, còn nếu mua thêm bảo hiểm cho hàng hóa thì lúc này sẽ giao hàng theo điều kiện CIF. Như vậy nếu giao hàng theo một trong hai đều kiện này thì trách nhiệm của công ty sẽ nhiều hơn và bất lợi cho công ty. Vì thế, giao hàng theo điều kiện FOB là đơn giản và có lợi cho công ty khi xuất khẩu. Chuẩn bị hàng hóa - Sau khi hợp đồng được ký kết, công ty sẽ nhận được lịch sản xuất bao gồm thời gian giao hàng, mã hàng và số lượng của mỗi đơn hàng theo từng thời điểm trong năm do Wondo Apparel Corporration cung cấp. - Công ty Wondo Sài Gòn sẽ thực hiện nhập khẩu nguyên liệu để gia công. Nguyên phụ liệu được nhập theo sự cung cấp của bên giao gia công. - Sau đó, công ty sẽ thực hiện gia công gồm các khâu như : cắt, may, ủi, wash, in thêu. Thành phẩm hàng may mặc là các loại áo, quần, váy, nón… sẽ được phân loại, đóng gói theo thương hiệu của Sunice, Columbia, Salewa, The trad Club, Kolon…Ghi xuất xứ hàng hóa là Made In Viet Nam. - Bao bì được đặt làm tại Việt Nam, chủ yếu là bao nilông trơn và thùng cacton. Chi phí bao bì được tính gộp vào chi phí gia công. Thùng cacton đã in sẵn các thông tin như mã hàng, thương hiệu, logo, GW, NW, nước sản xuất… các thông tin thể hiện trên thùng cacton được in bằng màu đen vì hàng xuất khẩu là hàng may mặc (hàng hóa thông thường). - P/L do bộ phận đóng gói hàng lập và chuyển cho phòng XNK để xuất trình cho hải quan, và giao cho Wondo Apparel Corporration. Như vậy trong bước chuẩn bị hàng hóa công ty phụ thuộc rất nhiều vào bên giao gia công, phụ thuộc vào lịch sản xuất, nguyên phụ liệu cho đến các thiết kế bao bì. Do công ty TNHH Wondo Sài Gòn thực chất là công ty con của Wondo Apparel Corporration, chỉ có nhiệm vụ gia công nên phải phụ thuộc vào sự chỉ đạo sản xuất của công ty mẹ. Sau khi hàng thành phẩm đã được kiểm tra và đóng gói, phòng XNK thực hiện các bước tiếp theo để xuất khẩu hàng đến địa điểm mà bên giao gia công yêu cầu. Thuê vận chuyển Theo hợp đồng, hàng xuất khẩu theo điều kiện FOB HOCHIMINH CITY, VIET NAM – INCOTERMS 2000. Nên hàng được chuyên chở theo đường biển, cảng đi là tại Cảng Cát Lái, Tp.HCM. Vì thế, việc đầu tiên là thực hiện thủ tục thuê tàu. (1) Công ty Wondo Sài Gòn áp dụng phương thức thuê tàu thông qua các đại lý hãng tàu dưới sự chỉ định của Wondo Apparel Corporration. (2) Khi hàng đã sẳn sàng cho xuất khẩu, nhân viên xuất khẩu sẽ báo cho đại lý hãng tàu biết địa điểm và thời gian giao hàng, khối lượng hàng hóa. (3) Sau khi có được những thông tin cần thiết, đại lý hãng tàu thông báo cho công ty số kiện cần đóng; ngày, giờ tàu khởi hành để công ty vận chuyển hàng ra cảng. (4) Khi có thông tin từ đại lý. Nhân viên xuất khẩu sẽ đến cảng làm thủ tục nhận Container rỗng về xưởng của công ty. (5) Sau đó đóng hàng vào Container và chở ra cảng làm thủ tục hải quan và chuyển hàng lên tàu. (6) Tàu đã khởi hành (7) Đại lý hãng tàu cấp vận đơn cho công ty Ta có thể tóm tắt theo sơ đồ sau: Wondo Apparel Corporration Công ty Wondo Sài Gòn Đại lý hãng tàu Nhận container 2 3 1 Tàu 7 6 4 5 Đại lý hãng tàu công ty thường xuyên giao dịch là KGS Shipping Co, Ltd…C/O Young-Ko Trans tại Y Ban Building, 4 Th floor 69 - 71 Thach Thi Thanh ST, Tan Dinh Ward, Dist 1, HCM City, VN. Nếu không thuê tàu qua đại lý mà trực tiếp thuê tàu qua các chủ tàu thì sẽ tốn nhiều thời gian cho việc liên hệ với các chủ tàu để tìm ra tàu có lịch trình thích hợp, phải thực hiện tính toán số kiện hàng cần chuyên chở sao cho hợp lý nhất và làm các thủ tục cần thiết, vv... Nếu thuê tàu chuyến thì cước phí rất cao và số lượng hàng thường không đầy khoang, nên gây lãng phí. Vì thế ưu điểm của việc thuê đại lý hãng tàu là: - Tiết kiệm thời gian cho công việc thuê tàu - Giảm tải công việc cho bộ phận XNK Tuy nhiên có những bất lợi trong việc thuê tàu qua đại lý hãng tàu như: - Cước thuê tàu cao, thường do hãng tàu lập sẳn một biểu cước nên không thể thương lượng để giảm giá chuyên chở. - Thế yếu về mặt pháp lý: công ty không được tự do thỏa thuận các điều kiện chuyên chở mà chấp nhận các điều khoản đã in sẳn trong vận đơn. - Tổ chức chuyên chở hàng hóa không linh hoạt: phải tuân theo thời gian và lịch trình tàu chạy được công bố trước. - Công ty không được tự do lựa chọn đại lý hãng tàu mà phải theo sự chỉ định của Wondo Apparel Corporration. Giấy chứng nhận xuất xứ - C/O Hàng may mặc thành phẩm của Công ty Wondo Sài Gòn thường được xuất chủ yếu đi các nước Hàn Quốc, Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á. Khi làm C/O, công ty sẽ sử dụng các mẫu thích hợp XK hàng đi Hàn Quốc: from AK (mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam và các nước ASEAN khác sang Hàn Quốc) XK hàng đi các nước Đông Nam Á: from D (mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN) XK hàng đi Trung Quốc: from B (mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam) Nhân viên XNK sẽ liên hệ với Tổ chức cấp C/O cho mẫu C/O đăng ký Tổ chức cấp C/O from B là: Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Tổ chức cấp C/O from AK, D là: Phòng Quản Lý XNK Bình Dương Nhân viên XNK đem bộ hồ sơ C/O đến Tổ chức cấp C/O để được đóng dấu vào giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu có sẳn. Khi làm C/O, nhân viên phải nắm rõ mẫu C/O nào được Tổ chức cấp C/O tại đâu cấp, để điền vào đơn đề nghị cấp C/O và đến liên hệ đúng địa điểm một cách chính xác và nhanh chóng. Thủ tục hải quan Bước Mô tả Đơn vị hải quan Lập tờ khai hải quan hàng xuất khẩu Áp dụng cách khai hải quan điện tử. Nhân viên xuất khẩu sẽ thực hiện kết nối với trang web của Chi cục hải quan Điền các thông tin cần thiết vào Tờ khai hải quan điện tử Gởi cho cơ quan hải quan để có mã xác nhận tờ khai trực tiếp trên mạng Internet In tờ khai hoàn chỉnh. Chi cục hải quan điện tử Đóng dấu xác nhận tờ khai hải quan điện tử Hải quan Quản lý hàng hóa XNK tại khu CN Bình Dương Thông quan hàng xuất khẩu Xuất trình tờ khai hải quan điện tử hàng xuất khẩu đã được đóng dấu xác nhận để nhân viên hải quan kiểm tra hàng XK Đóng dấu đã thông quan lên tờ khai Cơ quan hải quan tại cảng xuất hàng Đóng dấu thực xuất Khi hàng đã lên tàu, nhân viên đem một bộ hồ sơ gồm : Tờ khai, vận đơn, bảng định mức sử dụng nguyên liệu… của mã hàng đã xuất khẩu, để xác nhận thực xuất. Hải quan Quản lý hàng hóa XNK tại khu CN Bình Dương Thời gian hoàn thành thủ tục hải quan của công ty chậm nhất là 2 giờ trước khi tàu chở hàng rời cảng bởi vì công ty giao hàng nguyên container. Như vậy công ty có nhiều thời gian để xử lý các vấn đề phát sinh trong khi làm thủ tục hải quan, đặc biệt là khâu kiểm tra hàng xuất khẩu của cơ quan hải quan tại cảng. Công ty thực hiện khai hải quan điện tử thường xuyên gặp một số vấn đề như : - Kết nối mạng đến trang web của Cơ quan hải quan thường chậm. - Tình trạng không thể kết nối (kẹt mạng) khi vào trang web của Cơ quan hải quan. Vì thế, ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian làm tờ khai của công ty để thực hiện xuất khẩu lô hàng đúng thời điểm thỏa thuận với đối tác. Thanh toán Wondo Apparel Corporration thanh toán tiền gia công theo hình thức chuyển tiền trả sau bằng điện tín (TTR) vào tài khoản của công ty Wondo Sài Gòn. Công ty Wondo Sài Gòn áp dụng phương thức thanh toán này vì những ưu điểm như: Thủ tục nhận tiền đơn giản, nhanh chóng Chi phí không đáng kể Do có mối quan hệ thân thiết với Wondo Apparel Corporration nên rủi ro trong thanh toán được hạn chế ở mức thấp nhất Khi công ty nhận thanh toán theo TTR thì không cần làm Bộ chứng từ thanh toán như một số phương thức thanh toán khác chẳng hạn như giao chứng từ nhận tiền (CAD), tín dụng chứng từ…Như thế thủ tục nhận tiền của công ty đơn giản hơn rất nhiều. Tuy nhiên bất lợi đối với công ty là: việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào sự chủ động của bên giao gia công. 2.2.4.2 Các cơ quan liên đới đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty Trong hoạt động xuất nhập khẩu, công ty TNHH Wondo Sài Gòn thường liên hệ với các cơ quan, doanh nghiệp như : Đại lý hãng tàu: cung cấp dịch vụ thuê tàu chở hàng và làm B/L Ngân hàng: nơi giao dịch trung gian của hai bên xuất, nhập khẩu Hải quan cửa khẩu Cát Lái: thông quan hàng xuất khẩu Hải quan cửa khẩu Tân Sơn Nhất: là nơi thực hiện việc nhập khẩu nguyên phụ liệu. Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam ( VCCI ): cấp C/O from B Phòng Quản Lý XNK Bình Dương: cấp C/O from AK, D Hải quan Quản lý hàng hóa XNK tại khu CN Bình Dương: đóng dấu xác nhận khai hải quan điện tử và đóng dấu hàng thực xuất. Đối với các đại lý hãng tàu và ngân hàng, công ty TNHH Wondo Sài Gòn là khách hàng đến giao dịch, nên họ sẽ có những ưu đãi để nhằm thu hút và giữ chân công ty làm khách hàng thường xuyên, lâu dài của họ. Còn đối với các cơ quan còn lại như Hải quan, Phòng Quản Lý XNK, VCCI là nơi công ty đến xin làm các thủ tục để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; nên công ty phải tuân thủ theo những quy định đã ban hành của các cơ quan này, thực hiện thủ tục theo đúng quy định; để hoạt động XNK của công ty diễn ra một cách trôi chảy, nhanh chóng. Kết quả hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặt của công ty từ năm 2008 đến 2010 Bảng 1.3 Kết quả hoạt động gia công xuất khẩu của công ty từ năm 2008-2010 ĐVT : USD Năm Chi tiêu 2008 2009 2010 2009 so 2008 2010 so 2009 Tuyệt đối (USD) Tương đối (%) Tuyệt đối (USD) Tương đối (%) Doanh thu 1.380.714 2.164.805 1.790.117 784.091 56,79 -374.688 -17,31 Chi phí 1.656.075 2.208.262 1.959.872 552.187 33,34 -248.390 -11,25 Lợi nhuận trước thuế -275.361 -43.457 -169.755 231.904 84,22 -126.298 290,63 (Nguồn : phòng kế toán) Nhận xét: Công ty chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005, trong hai năm đầu tiên hoạt động kinh doanh của Công ty tương đối tạm ổn. Năm 2008, hoạt động kinh doanh không ổn định với mức doanh thu: 1.380.714

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN new.doc
  • docBIA.doc
  • docDON CAP CO AK.doc
  • docFORM B MAU.DOC
  • docHOP DONG GIA CONG 0111WD.doc
  • xlsINVOICE, PL LIST.xls
  • docLICAMO~1.DOC
  • docMCLAMA~1.DOC
Tài liệu liên quan