Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điểu ra thị trường thế giới
Điều được đưa vào trồng ở nước ta từ hơn 200 năm trước đây. Phổ biến ở các tỉnh miền Nam. Nhân dân ở đây thường trồng phân tán quanh nhà và vườn đồi nhưng gần đây nhiều nơi đã trồng tập trung. Hiện nay, cả nước có khoảng 300.000 ha trồng điều tăng 50.000 ha so với năm 1999, trong đó trồng tập trung 250.000 ha, trồng phân tán khoảng 50.000 ha. Khu vực miền Đông Nam Bộ với 180.000 ha chiếm 60%, duyên hải Nam Trung Bộ với 72.000 ha chiếm 24%, Tây Nguyên với 32.400 ha chiếm 10,8%, Đồng bằng Sông Cửu Long với 15.600 ha chiếm 5,2% so với diện tích điều cả nước. Các tỉnh có diện tích trồng điều lớn là Bình Phước với 62.538 ha, Bình Dương với 17.824 ha, Đồng Nai 35.000 ha, Bình Thuận 21.000 ha, Bình Định 15.000 ha, Đắc Lăk 10.000 ha Gia Lai 10.500 ha.[15], [25], [16], [1]. Tuy nhiên, thời gian trước đây việc trồng điều có tính chất tự phát, theo phong trào, trồng ồ ạt thông qua sự vận động thu mua của tư thương khi giá thị trường lên cao. Trong gây trồng điều chưa chú ý nhiều đến việc chọn giống, chọn đất và đầu tư thâm canh đúng mức cho cây. Đa số các vùng trồng điều nhân dân thường dùng biện pháp quảng canh, ít đầu tư, điều kiện chăm sóc rất hạn chế. Hậu quả dẫn đến nhiều diện tích trồng điều không đúng kỹ thuật, cây sinh trưởng kém, ít quả, năng suất kém, sâu bệnh trầm trọng.Tính tổng diện tích trồng điều cả nước thì khá lớn song năng suất kém, hiệu quả kinh tế thấp. Mặt khác do giá cả thị trường thế giới không ổn định nên người trồng điều không yên tâm, sản xuất chạy theo thị trường, không chú ý đến chăm sóc thâm canh. Người nông dân tự xoay sở sản xuất và tiêu thụ mà Nhà nước chưa có điều kiện để bảo hộ cho họ gây tâm lý không yên tâm, không ổn định để sản xuất điều. Thậm chí nhiều nơi, nhiều vụ nông dân đã chặt bỏ cây điều để trồng cây công nghiệp khác. Những năm 1997, 1998 do hậu quả của việc thiếu đầu tư quy hoạch nên cây điều đã rơi vào tình trạng giảm mạnh cả về năng suất và sản lượng. Tuy nhiên, năm 1997 Việt Nam được xếp thứ 3 trong số các nước xuất khẩu điều nhân trên thế giới với lượng điều nhân xuất khẩu cao nhất đạt 33.300 tấn và kim ngạch xuất khẩu 133 triệu USD.[26]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điểu ra thị trường thế giới.doc