MỤC LỤC
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh sách các bảng đã sử dụng
Danh sách các biểu đồ, đồ thị, hình ảnh
Lời mở đầu
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH
1.1. Khái niệm cạnh tranh .3- 4
1.2. Tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường . . . 4
1.3. Phân loại các loại hình cạnh tranh .5
1.4. Năng lực cạnh tranh giữa hàng hóa trong cơ chế thị trường 5
1.4.1.Khái niệm năng lực cạnh tranh 5 - 6
1.4.2 Sự cần thiết của sự nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa .6
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa .7
1.4.3.1. Các nhân tố bên ngoài 7 a. Môi trường vĩ mô 7
b. Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà Nước .7
c. Các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước theo đúng tập quán thương mại thế giới (trong khuôn khổ cho phép của WTO mà Việt nam là thành viên chính thức). .7
d. Các đối thủ cạnh tranh .7 - 8
1.4.3.2 Các nhân tố bên trong .8
a. Nguồn lực con người .8
b. Nguồn lực vật chất .9
c. Nguồn lực tài chính .9
1.5. Các công cụ nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa 10
1.5.1. Nâng cao khả năng cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm .10
1.5.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm .10
1.5.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh trên cơ sở chiến lược, chiến thuật và các chiêu thức khác để tiêu thụ sản phẩm . .11
1.5.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng dịch vụ bán hàng (chiêu thị, cổ động).11
1.5.5. Các công cụ nâng cao khả năng cạnh tranh khác .11-12
Chương II: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH MẶT HÀNG GIẤY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA
2.1. Thực trạng thị trường ngành giấy Việt Nam trong những năm qua. .13-14
2.1.1. Tổng quan về Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai .15
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển .15
2.1.3. Sản phẩm và năng lực sản xuất của Công ty .18
2.1.3.1. Sản phẩm chính của Công ty 18
2.1.3.2. Năng lực sản xuất . 18
2.1.3.3. Công ty đã đạt được nhiều giải thưởng và thương hiệu .21
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất và tiêu thụ giấy tại của Công ty CP Tập Đoàn Tân Mai .21
2.2.1. Tình hình thực hiện chỉ tiêu hoạt động của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai (2007– 2008) .22-25
2.2.2. Thực trạng về khả năng cạnh tranh mặt hàng giấy trên thị trường nội địa tại Công ty CP Tập Đoàn Tân Mai 25
a. Về sản phẩm .25
b.Về giá . .26-28
c. Về chiến lược phân phối . .28
d. Về chiến lược chiêu thị cổ động .28
2.3. Đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Tâp Đoàn Tân Mai .29
2.3.1. Doanh số và thị phần . .29
2.3.2. Vốn, vòng quay vốn, mức sinh lời trên đồng vốn .33
2.3.3. Chi phí và tỷ suất chi phí lưu thông 34
2.3.4. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận .35
2.4. Phân tích các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến sức cạnh tranh mặt hàng giấy của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai . .35
2.4.1.Môi trường vĩ mô . 35 - 37
2.4.2. Môi trường vi mô . .37
2.4.3. Đối thủ cạnh tranh của Công ty trên thị trường nội địa . 37
a. Đối thủ trong nước .39
b. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài 40 - 43
2.5. Phân tích các nhân tố chủ quan tác động đến kết quả cạnh tranh của Công ty . .42 - 45
2.6. Phân tích ma trận SWOT để đánh giá tổng hợp tình hình hoạt kinh doanh của Công ty đối với các mặt hàng chủ lực .45
2.6.1. Phân tích môi trường bên ngoài công ty .45-46
2.6.2. Phân tích môi trường bên trong công ty . 46- 50
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG GIẤY TẠI CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN TÂN MAI TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty tới năm 2015 .51
3.1.1. Mục tiêu .55
3.1.2. Định hướng phát triển tới 2015 .51
3.1.3. Liên kết các doanh nghiệp để nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần
.52
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng giấy trên thị trường nội địa tại Công ty Cổ Phần Tâp Đoàn Tân Mai .52
3.2.1. Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh 52- 54
3.2.2. Giải pháp về sản phẩm .54 - 59
3.2.3. Giải pháp về giá cạnh tranh .59 - 60
3.2.4. Giải pháp về chiến lược phân phối . 60 - 65
3.2.5. Giải pháp về chiến lược chiêu thị cổ đông .65
KẾT LUẬN .66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .67
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2655 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng giấy trên thị trường nội địa tại công ty cổ phần tập đoàn Tân Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mai
95 ISO-70g/m2- A4
95 ISO-80g/m2- A4
90 ISO-70g/m2- A4
82 ISO-70g/m2- A4
42.700
48.100
41.000
40.100
42.650
48.050
40.950
40.050
42.600
48.000
40.900
40.000
42.500
47.900
40.800
39.900
42.400
47.800
40.700
39.800
Nhận xét: Trước đây, đối với dòng sản phẩm giấy có độ trăng từ 90-95 ISO công ty không áp dụng mức chiết khấu. Nhưng hiện nay, do tình hình tiêu thụ chậm do giấy nhập tràn lan trên thị trường nên công ty đã đề ra các mức chiết khấu để tăng lượng tiêu thụ. Tuy nhiên giá giấy trắng tại Tân Mai vẫn cao hơn giấy Bãi Bằng, còn so với giấy nhập ngoại thì giá của Tân Mai có thấp hơn nhưng chất lượng thì lại không tốt bằng qua đó khả năng cạnh tranh của nhóm sản phẩm nay còn kém.
Đối với mặt hàng giấy in báo
Bảng 2.8: Mức chiết khấu đối với mặt hàng Giấy in báo
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Lượng tiêu thụ
Từ 0- 50 tấn
50- 100 tấn
100 – 200 tấn
200 – 300 tấn
Mức chiết khấu
0%
0,3%
0,5%
0,8%
Nhận xét: Hiện nay giá giấy in báo (IB) Tân Mai có cao hơn giấy ngoại nhưng Giấy in báo Tân Mai vẫn có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Vì lượng giấy nhập còn hạn chế và thời gian đặt hàng thường kéo dài không đáp ứng kịp thời nhu cầu trong nước.
c. Về chiến lược phân phối
Với đặc thù doanh nghiệp phát triển ngành hàng tiêu thụ công nghiệp. Tân Mai đã áp dụng hình thức phân phối trực tiếp và một số ít qua hệ thống đại lý, nhà phân phối.
Với tổng lượng khách hàng mua sỉ và lẻ lên đến 200, được phân cấp chăm sóc qua mạng lưới phân phối của công ty, được kiểm soát đánh giá mức độ thỏa mãn qua hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2000. Công ty đã có những bước tiến nhất định nhằm đồng hành với lợi ích của khách hàng
Với hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp, sản phẩm giấy Tân Mai đã có mặt trên thị trường toàn quốc và trở thành nhãn hiệu thân thuộc đối với khách hàng trên mọi miền đất nước, sẵn sàng đáp ứng và làm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng với
phương châm “Cung cấp khách hàng sản phẩm tốt nhất với giá cạnh tranh” đang là mục tiêu phát triển của giấy Tân Mai.
Tuy nhiên hiện nay hệ thống phân phối giấy trắng của công ty còn khá ít, chủ yếu là qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và hệ thống siêu thị lớn như: Metro, Big C. Trong khi đó các đối thủ giấy ngoại nhập như: Double A, Paper One … lại có hệ thống phân phối rộng khắp. Nên các văn phòng và các cửa hàng hiện đang sử dụng giấy ngoại rất nhiều. Mặc dù chất lượng và giá của Tân Mai tương đương với các đối thủ nhưng các sản phẩm giấy văn phòng của Tân Mai lại ít được người tiêu dùng biết đến.
d. Về chiến lược chiêu thị cổ động.
Do công ty sản xuất hàng công nghiệp nên chỉ những khách hàng công nghiệp như: các nhà in, các cơ sở sản xuất có liên quan cùng hoạt động trong ngành giấy có nhu cầu mua hàng mới cần biết đến công ty. Công ty có tham gia các chương trình như: tham gia hội sách, tham gia tài trợ tập cho học sinh vùng sâu vùng xa, tham gia tài trợ học sinh nghèo vượt khó, quảng cáo trên các tạp chí chuyên ngành, tham gia bình chọn thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao.
Còn đối với người tiêu dùng là khách hàng nhỏ lẻ thì công ty chỉ phân phối sản phẩm tại hệ thống siêu thị Metro, Big C
Nhìn chung hình thức chiêu thị của công ty trong ngành công nghiệp là phù hợp vì khách hàng chủ yếu của công ty là khách hàng công nghiệp. Tuy nhiên khi quy mô sản xuất ngày càng mở rộng cũng như có sự đa dạng các mặt hàng thì công ty cần phải có những chiến lược chiêu thị, quảng cáo rộng rãi hơn để có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu ngày càng lớn mạnh hơn trên thị trương nội địa và quốc tế .
2.3 Đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
2.3.1 Doanh số và thị phần
Doanh số
Bảng 2.9: Doanh số của Công ty CP Tập Đoàn Tân Mai
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
% 07/2006
% 08/2006
% B/Q
2 năm
Doanh số
744
1.107
1.341
148,79%
121,14%
134,96%
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Biểu đồ : Doanh số của Công ty CP Tập Đoàn Tân Mai
Nhận xét:
Doanh số năm 2006 của công ty đạt 744 tỷ đồng, doanh số năm 2007 tăng 48,79% so với năm 2006 đạt 1.107 tỷ đồng, doanh số năm 2008 đạt 1.341tỷ
đồng tăng 21,14% so với năm 2007. Như vậy, doanh số công ty tăng trưởng qua các năm chứng tỏ công ty đang trên đà phát triển, hoạt động sản xuất của công ty ngày càng có hiệu quả.
Thị phần
- Tổng thị phần của Công Ty CP Tập Đoàn Tân Mai năm 2008 là 4,69%, giảm so với năm 2007 là 5,87% và năm 2006 là 6,36%. Nguyên nhân là do tổng nhu cầu sử dụng giấy cả nước không ngừng tăng cao: năm 2008 tăng 24% so với 2007 và tăng 43% so với năm 2006. Trong khi đó, lượng tăng tiêu thụ giấy các loại của Tân Mai từ năm 2006 đến năm 2008 là không đáng kể, bình quân ở mức 120.000 tấn/năm.
Bảng 2.10: Thị phần giấy Tân Mai năm 2006 – 2007 – 2008
ĐV: Tấn
Năm 2006
Năm2007
Năm 2008
Tổng nhu cầu sử dung giấy các loại cả nước
1554578
1800726
2232900
Tổng lượng tiêu thụ giấy Tân Mai
99164
105633
104712
Tổng thị phần giấyTân Mai
6,38%
5,87%
4,69%
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)
Biểuđồ : Thị phần giấy Tân Mai (2006-2007-2008)
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)
â Thị phần giấy in báo
- Thị phần giấy in báo năm 2008 chiếm 51,23% giảm 21,62% so với thị phần năm 2006 là 72,85%. Giấy in báo là sản phẩm chủ lực của Tân Mai vì công ty là nhà sản xuất giấy in báo duy nhất của cả nước. Đây là lợi thế của công ty, vì trong nước đối với mặt hàng này công ty độc quyền, chỉ cạnh tranh với giấy nhập. Do đó công ty cần đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tận dụng phát huy tối đa lợi thế này để tăng doanh thu cho mình .
Nguồn nguyên liệu và bột tự sản xuất ở nhà máy (bột CTMP và DIP), làm cho chu trình sản xuất giấy in báo khép kín từ nguồn nguyên liệu đến sản phẩm giấy in báo. Nên giá thành của công ty luôn ổn định, nguồn cung không bị biến động nhiều. Đây là lợi thế giúp công ty cạnh tranh được với nguồn giấy ngoại.
Bảng 2.11: Thị phần giấy in báo Tân Mai năm 2006 – 2007 – 2008
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
ĐV: Tấn
Năm 2006
Năm2007
Năm 2008
Nhu cầu giấy in báo cả nước
95.994
109.790
114.000
Tổng lượng tiêu thụ giấy in báo Tân Mai
69.936
51.081
58.399
Tổng thị phần giấy in báo Tân Mai
72,85%
46,53%
51,23%
Biểu đồ :Thị phần giấy in báo Tân Mai (2006-2007-2008)
â Thị phần giấy in viết
- Tồng lượng tiêu thụ giấy in viết của Tân Mai năm 2008 đạt 66.979 tấn, chiếm 16,54%, giảm 6,25% so với năm 2007 là 22,79%. Nguyên nhân là do nguồn giấy nhập khẩu dồi dào, chất lượng cao mà giá cả thì rất cạnh tranh nên một số khách hàng đã chuyển hướng sang dùng giấy ngoại. Do vậy trong thời gian tới, công ty cần có những biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã để lấy lại thị trường và nắm bắt được cơ hội hiện nay về mặt hàng này.
Bảng 2.12: Thị phần giấy in viết Tân Mai năm 2006 – 2007 – 2008
ĐV: Tấn
Năm 2006
Năm2007
Năm 2008
Nhu cầu giấy in viết cả nước
235.785
271.812
405.000
Tổng lượng tiêu thụ giấy in viết Tân Mai
46.837
61.936
66.979
Tổng thị phần giấy in viết Tân Mai
19,86%
22,79%
16,54%
(Nguồn: Phòng thị trường)
Biểu đồ : Thị phần giấy in viết Tân Mai (2006-2007-2008)
2.3.2 Vốn, vòng quay vốn, mức sinh lời trên đồng vốn.
Bảng 2.13: Cơ cấu nguồn vốn
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2008
Tổng nguồn Vốn
1.050
Vốn CSH
357
Vốn lưu động
693
( Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
1434
Vòng quay vốn lưu động = ------ = 2,07 lần
693
66,050
Mức sinh lời của vốn lưu động = = 0,095
693
Năm 2008 công ty đã huy động được 1050 tỷ đồng trong đó vốn chủ sở hữu là 357 tỷ, chiếm 34% còn vốn lưu động là 693 tỷ, chiếm 66%. Từ đây ta thấy vốn chủ sở hữu còn yếu, công ty hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn bên ngoài. Trong năm 2008 công ty bỏ ra 1 tỷ đồng đầu tư sản xuất kinh doanh thì thu về được 2,07 tỷ. Mặc khác bỏ ra 1 đồng vốn kinh doanh thì thu được 0,095 đồng lợi nhuận. Như vậy có thể khẳng định công ty sử dụng vốn có hiệu quả.
2.3.3 Chi phí và tỷ suất chi phí lưu thông .
Bảng 2.14: Chi phí và tỷ suất chi phí lưu thông năm 2006 - 2007- 2008
Chỉ tiêu
ĐVT
TH 2007
KH 2008
TH 2008
TH/2006
%
KH/TH
%
Tổng chi phí toàn công ty
Tỷ đ
1.142
1.186
1.368
119,79
115,28
Tỷ suất chi phí lưu thông
%
99
96,18
95,4
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
1368
Tỷ suất chi phí lưu thông (%) = x 100 = 95,4%
(2008) 1434
Tổng chi phí toàn công ty năm 2008 tăng 226 tỷ đồng, tương ứng tăng 19,79% so với năm 2007 và vượt kế hoạch đề ra là 15,28%. Chi phí tăng chủ yếu là do ban
lãnh đạo công ty đã đặt trọng tâm nội địa hóa nguyên liệu sản xuất làm tiêu chí hàng đầu cho kế hoach hoạt động của mình; Tại lâm sinh công ty đã đầu tư hơn 35 tỷ đồng cho việc nghiên cứu giống cây mới và trồng rừng, vượt kế hoạch đề ra là 99,12% và tăng 285,64% so với năm 2007. Ngoài ra năm 2008, công ty còn trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi hơn 15 tỷ đồng và công ty còn đấu thầu mua lại một số máy móc thiết bị tại Canada.
Mặc dù năm 2008, tỷ suất chi phí lưu thông thấp hơn 2007 nhưng công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh cũng như điều hành sản xuất được đánh giá là có hiệu quả.
2.3.4 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Bảng 2.15: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 2006 – 2007 - 2008
Năm
2006
2007
2008
%
07/06
%
08/07
% B/Q
2 năm
Tổng lợi nhuận
Tỷ. Đ
9,110
11,724
66,050
128,69
563,37
346,03
Tỷ suất LN
%
1,20
1,01
4,60
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Tổng Lợi Nhuận 66,050
Tỷ suất lợi nhuận = = = 4,6%
(2008) Tổng Doanh Thu 434
Theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm qua thì lợi nhuận bình quân tăng 246,03% /năm. Mặc dù ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng lợi nhuận của công ty vẫn tăng mạnh. 7 tháng đầu năm 2008 đạt lợi nhuận cao nhất trong vòng 20 năm trở lại đây, tỷ suất lợi nhuận đạt 4,6% .
2.4 Phân tích các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến sức cạnh tranh mặt hàng giấy của Công ty Cổ PhầnTân Mai
2.4.1 Môi trường vĩ mô.
Môi trường kinh tế
Năm 2008 GDP đạt 6,52%, doanh thu hàng tiêu dùng sụt giảm mạnh, giá hàng loạt nguyên vật liệu giảm mạnh khiến tốc độ tăng giá tiêu dùng cũng giảm dần.
- Lạm phát tăng cao (đạt tới đỉnh cao 28%/năm vào tháng 8) khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, sức mua giảm sút nên lượng tiêu thụ giấy cũng giảm mạnh trong những tháng cuối năm và kéo dài sang cả những tháng đầu năm 2009.
Sự suy giảm kinh tế đã tác động xấu đến tình hình sản xuất, tiêu thụ tại Tân Mai. Thị trường tiêu thụ của Tân Mai bị thu hẹp mạnh, các sản phẩm Giấy của công ty phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực tràn vào. Thuận lợi về giá đã không còn nữa
Môi trường Chính trị- Pháp Luật
Việt Nam là một quốc gia có chính trị - xã hội ổn định nhất khu vực, tình hình trong nước ổn định, quốc phòng an ninh được củng cố. Chính phủ Việt Nam đang tiến hành cải cách hành chính và luật pháp ngày một hoàn thiện để phù hợp tiêu chuẩn luật pháp quốc tế.
Ngoài ra chính phủ còn có những chính sách tự do và khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các DN. Quan hệ giao thương với các nước ngày một phát triển và mở rộng, không phân biệt chế độ chính trị.
- Môi trường dân số, văn hóa- xã hội.
Dân số là yếu tố tạo nên thị trường. Quy mô tốc độ tăng trưởng cùng cơ cấu dân cư sẽ quyết định kích thước và nhu cầu thị trường.
Dân số Việt Nam hơn 89 triệu người. Đây là một thị trường đầy hấp dẫn không chỉ đối với các doanh nghiệp sản xuất Giấy trong nước mà còn là mục tiêu phát triển thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài khác.
- Hiện nay ngành giáo dục là một thị trường tiêu thụ giấy khá lớn, nhu cầu giấy in sách, giấy viết tăng trưởng khá mạnh. Với lợi thế này sẽ giúp công ty phát triển dòng sản phẩm Giấy IB67
Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu của người dân cũng cao lên. Chính vì vậy công ty phải không ngừng đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Môi trường tự nhiên.
Thuận lợi:
- Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai tọa lạc trên một vị trí khá thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu. Nằm trong hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy huyết mạch của đất nước nên Công ty dễ dàng liên hệ, vận chuyển, phân phối các sản phẩm giấy tới các Tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Nằm trong khu vực có vùng rừng nguyên liệu khá phát triển. Giúp công ty chủ động trong khâu nguyên liệu đầu vào.
Khó khăn:
- Ngành giấy là ngành gây ô nhiễm nặng cho môi trường mà công ty thì đang nằm trong địa bàn thành phố Biên Hòa nên công ty phải tốn một khoảng chi phí khá lớn cho việc sử lý nước thải, bảo vệ môi trường.
Môi trường công nghệ
Trong thời đại ngày nay, yếu tố công nghệ có tính chất quyết định đến sự thành bại, sống còn của công ty. Sự thay đổi công nghệ trên thế giới diễn ra hằng ngày, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho công ty trong việc tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm giảm giá thành sản phẩm.
Dây chuyền, công nghệ sản xuất của Tân Mai mặc dù được đánh giá là hiện đại so với các đơn vị trong ngành nhưng lai lạc hậu so với thế giới nên khả năng cạnh tranh với giấy ngoại cả về mặt số lượng và chất lượng còn kém. Đây thực sự là một thách thức lớn cho Tân Mai khi hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Các chính sách vĩ mô của nhà nước
- Ngày 1/09/2008 Bộ Tài Chính đã ra quyết định số 71/2008/QĐ-BTC.Theo quyết định này, mức thuế suất thuế nhập khẩu giấy in báo giảm từ 32% xuống còn 20% và mức thuế suất thuế nhập khẩu giấy in & viết từ 32% xuống còn 25%. Thực hiện sớm 4 năm so với cam kết WTO (năm thực hiện là 2012). Quyết định này làm
các doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy trong nước trở tay không kịp. Thuế suất giảm nên giấy ngoại chất lượng cao, giá giảm ồ ạc tràn vào thị trường nội địa và
đánh bại giấy sản xuất trong nước. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho khả năng cạnh tranh của Giấy Tân Mai suy giảm .
- Nhà nước đánh thuế giá trị gia tăng đối với giấy thu gom trong nước, trong khi giấy loại nhập khẩu từ nước ngoài vào thì thuế suất 0%. Quyết định này đã làm cho việc thu gom và tái chế giấy loại trong nước gặp nhiều khó khăn.
2.4.2 Môi trường vi mô
- Khách hàng
Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và thay đổi nhanh chóng nên khả năng cạnh tranh của công ty với nguồn giấy nhập phong phú bị giảm sút
- Nhà cung cấp.
Đối với nguồn nguyên liệu bột giấy công ty đặt hàng từ các nhà cung cấp: Đức, Newzearland, Mỹ, Indonesia…Do không chủ động được nguồn nguyên liệu nên dẫn đến giá thành sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào biến động của thị trường nguyên vật liệu. Chính nguyên nhân này làm cho khả năng cạnh tranh của công ty bị giảm sút.
2.4.3 Đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường nội địa
* Sản phẩm giấy in báo
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai là đơn vị duy nhất trong cả nước sản xuất giấy in báo. Do đó, đối với mặt hàng này trong nước công ty không có đối thủ cạnh
tranh. Đối thủ cạnh tranh giấy in báo của Tân Mai là nguồn giấy nhập từ các nhà sản xuất giấy ở Châu Á và Đông Nam Á (philipine, Inodonesia, Thái Lan, Malaysia).
Bảng 2.16: Giá giấy in báo (định lượng 45g/m2, khổ 84 cm)của Tân Mai và đối thủ cạnh tranh
ĐVT: triệu đồng/tấn
Mặt hàng
Giá giấy nhập từ Asian
Giá giấy tại Tân Mai
Chênh lệch
Giấy in báo
13,9 – 14,4
14,2
(-0,3 đến 0,2)
(Nguồn Phòng kinh doanh)
Nhận xét: Đối với mặt hàng giấy in báo, Công ty chủ động được trên 90% nguồn nguyên liệu. Tuy nhiên hiện nay, giá Giấy in Báo nhập khẩu vẫn cạnh tranh hơn
giấy in Báo của Tân Mai. Trong thời gian tới công ty sẽ phải gặp một khó khăn hơn nữa là thuế suất nhập khẩu giảm theo lộ trình AFTA, WTO nên giá giấy in báo nhập khẩu sẽ tiếp tục giảm. Điều này sẽ làm cho công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với nguồn giấy ngoại
Mặc dù vậy, lợi thế của Giấy in Báo Tân Mai hiện vẫn là nguồn cung ứng kịp thời cho các nhà xuất bản, nhà in lớn trong nước. Giấy nhập giá có hấp dẫn hơn nhưng thời gian đặt hàng thường kéo dài và hạn chế đáp ứng kịp thời nhu cầu trong nước
* Sản phẩm giấy in, viết trắng: Tân Mai phải cạnh tranh không những giấy ngoại mà còn cạnh tranh với các đối thủ trong nước.
a. Các đối thủ trong nước: Công Ty Giấy Bãi Bằng, Công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê, Công ty CP giấy Viễn Đông, Cty Giấy Sài Gòn…..
* Công ty cổ phần giấy Viễn Đông
- Lĩnh vực hoạt động: Chuyên sản xuất và kinh doanh giấy vệ sinh; Kinh doanh giấy các loại; In ấn bao bì cao cấp
- Sản phẩm: Sản phẩm giấy vệ sinh, Giấy photocopy, các loại giấy mỹ thuật cao cấp, Giấy bao bì …
- Năng lực sản xuất: 10.000 tấn giấy/ năm
- Doanh thu năm 2008: 115,236 tỷ đồng
* Công ty Cổ Phần giấy Vĩnh Huê
- Ngành hàng, dịch vụ: kinh doanh các sản phẩm giấy: Giấy Tissue cuộn lớn, giấy bao bì công nghiệp, nòng giấy, giấy in
- Năng lực sản xuất hiện nay: tổng sản lượng sản phẩm >11.000 tấn/năm.
- Sản xuất kinh doanh theo hệ thống Quản Lý Chất Lượng ISO 9001:2000 - Doanh thu 2008: 175 tỷ đồng
* Công ty giấy Bãi Bằng
Hiện Công ty đang sở hữu một công trình sản xuất giấy có quy mô lớn và
hiện đại nhất Việt Nam, với công suất thiết kế 55.000 tấn giấy/năm
-Vốn kinh doanh: 2.053 tỷ đồng.
- Lợi nhuận năm 2007 : 67,4 tỷ đồng
- Số lao động: 6.000 người.
- Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty:
+ Sản xuất và kinh doanh Giấy in, giấy viết và giấy Tissue.
+ Sản xuất và kinh doanh nguyên liệu giấy
- Sản phẩm chính: Giấy in, Giấy viết, Giấy photocopy, Giấy Tissue
- Năng lực sản xuất:
+ Giấy: 160.000 tấn/năm.
+ Bột giấy: 100.000 tấn/năm
* Công ty Cổ Phần Giấy Sài Gòn
Lĩnh vực hoạt động: Kinh doanh các sản phẩm giấy Tissue cuộn lớn, giấy bao bì công nghiệp, nòng giấy, giấy in
Năng lực sản xuất: 91.000 tấn/năm
Sản xuất kinh doanh theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000
=> Mặc dù năm 2009, thị trường giấy nội địa bị ảnh hưởng nhiều bởi lượng giấy nhập lớn nhưng sản lượng giấy của Bãi Bằng vẫn tăng mạnh, lượng giấy trắng xuất khẩu liên tục tăng qua các năm. Hiện nay Bãi Bằng là đơn vị duy nhất trong ngành đạt tiêu chuẩn về xử lý nước thải. Chứng tỏ Công ty Bãi Bằng là đơn vị mạnh, là đối thủ nặng ký của Tân Mai. Chính vì vậy Tân Mai cần có hướng đi và chiến lược kinh doanh đúng đắn để có thể cạnh tranh tốt hơn khi mà việc nâng cấp Bãi Bằng giai đoạn 2 tiếp tục hoàn thành.
Đối thủ cạnh tranh nước ngoài:
Trong nhiều năm trở lại đây, lượng giấy nhập khẩu vào nước ta chủ yếu có nguồn gốc từ một số nước trong khu vực như Indonexia, Thái Lan, Philippine, Hàn Quốc, Đài Loan…Trong đó đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Indonesia, nước sản xuất giấy lớn nhất Đông Nam Á. Khi mà mức thuế nhập khẩu giảm xuống còn 5% theo lộ trình WTO thì cuộc cạnh tranh giữa giấy nội và giấy ngoại thật sự diễn ra không cân sức.
Các sản phẩm giấy từ các nước trong khu vực đã chiếm thị phần rất lớn trên thị trường Việt Nam, trong đó các sản phẩm giấy của Indonesia và Thái Lan sẽ còn
chiếm lĩnh thị trường giấy chất lượng cao trong thời gian tới thông qua các đơn vị phân phối như Công ty CP Toàn Lực với nguồn hàng nhập khẩu từ các Tập Đoàn giấy uy tín trên thế giới như: APP, Hansol, Shinho, UPM, Stora Enso.. với các loại giấy chuyên dùng cao cấp (Giấy Couché, Bristol, Crystal, Ivory, Duplex, LWC..), giấy Woodfree, giấy photocopy….
Bảng 2.17 Giá giấy in viết Tân Mai so với giá giấy ngoại
Hệ thống Metro
Ngày cập nhật giá
20/12/2007
10/07/2008
11/12/2008
15/2/2009
Tân Mai
Copy 90-70-A4
Copy 90-80-A4
Copy 95-70-A4
Copy 95-80-A4
40.200
43.200
41.700
48.000
41.600
44.000
43.500
49.500
41.300
43.700
43.000
49.200
41.000
43.000
42.700
48.800
Giấy nhập
Double A-80-A4
Indo – 70g-A4
Indo-80g-A4
45.000
42.000
47.000
48.700
45.000
49.200
48.500
44.300
48.700
48.000
43.000
48.200
(Nguồn: Phòng thị trường)
Đối với dòng sản phẩm giấy ram văn phòng, giấy in viết thì giá bán của Tân Mai và giá giấy nhập tương đương nhau.
Có một số loại, giá Tân Mai cao hơn đối thủ cạnh tranh vì nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu. Do đó vấn đề cạnh tranh về giá với giấy ngoại sẽ làm cho công ty gặp nhiều khó khăn.
Tóm lại các đối thủ cạnh tranh có những yếu tố thuận lợi như sau:
+ Phương thức kinh doanh hiệu quả; bao bì đẹp, mẫu mã đa dạng, phong phú; chiêu thị mạnh.
+ Có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất kinh doanh mặt hàng này ở nhiều quốc gia khác nhau.
+ Có tiềm lực về vốn.
+ Có uy tín lâu năm trên thị trường.
+ Phân phối rộng khắp đến từng cụm dân cư trong nước nên người tiêu dùng tìm mua dễ dàng.
Các đối thủ cạnh tranh, tùy theo mặt hàng kinh doanh đã gây không ít khó khăn cho Công ty: Chia sẻ bớt thị phần, giảm lợi nhuận do phải nâng cao chất lượng sản phẩm …
Bảng 2.18: Bảng so sánh sức mạnh tương đối của Tân Mai và đối thủ
Chỉ tiêu đánh giá
(thang điểm 10)
Cty Tân Mai
(140.000 tấn/năm)
Cty Bãi Bằng
(160.000 tấn/năm)
Giấy
ngoại nhập
1.Chất lượng sản phẩm
8
9
10
2.Giá
8
9
8
3.Bao bì kiểu dáng
8
7
9
4.Độ bao phủ của kênh phân phối
8
8
7
5. Khả năng khuyến mãi
7
7
8
6. Sức mạnh tài chính
7
8
8
7.Tự chủ nguồn nguyên liệu
7
7
7
8.Năng lực sản xuất
7
8
10
9.Thời giao giao hàng
9
9
7
10.Uy tín thương hiệu
8
8
9
11.Khả năng chống đỡ trước ảnh hưởng của thuế
9
9
7
12.Chất lượng nguồn nhân lực
8
8
9
Tổng
94
96
99
Tính tương đối của bảng so sánh là do trọng số của từng chỉ tiêu đều ngang bằng nhau, xét về mặt tổng thể là tương đối, Nhưng nếu xét về mặt chi tiết thì cần phải có các chỉ tiêu phân loại của các “chuyên gia” trong ngành và thậm chí cần phải kết hợp một vài yếu tố mang tính bảo mật của công ty thì mới có thể đánh giá đúng bức tranh tổng thể. Do vậy ý nghĩa của bảng đánh giá trên là cho thấy sức mạnh tương đối của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh
Bên cạnh đó ta cũng làm một so sánh đánh giá chỉ tiêu đối với các đối thủ cạnh tranh trong ngành qua đó ta có kết quả như sau: (Cty Giấy Sài Gòn đạt: 78 điểm), cty Giấy Vĩnh Huê 59: điểm) và (cty Giấy Viễn Đông: 53 điểm)
Theo như bảng so sánh sức mạnh tương đối, hiện nay Tân Mai (94 điểm) đang bị đe dọa bởi hai đối thủ trên mình là công ty Giấy Bãi bằng (96 điểm) và Giấy ngoại nhập (99 điểm). Các đối thủ còn lại thấp hơn hẳn, duy chỉ có công ty Giấy sài Gòn (78 điểm) là có khả năng vươn lên. Tuy nhiên sản phẩm chủ lực của Giấy Sài Gòn là Giấy Tissue trong khi sản phẩm chủ lực của Tân Mai là giấy in báo
và giấy in viết. Cho nên ta có thể nhận xét hai đối thủ hiện tại mà công ty cần vượt qua là Giấy Bãi Bằng và Giấy ngoại nhập
Cũng từ kết quả của bảng so sánh ta thấy về mặt tổng thể thì vị trí của Tân Mai đang đứng sau Bãi bằng và Giấy ngoại nhập. Tuy nhiên không phải là công ty yếu hơn hẳn đối thủ về mọi mặt mà trong từng chỉ tiêu có một số chỗ Tân Mai hơn đối thủ và cũng có một số chỗ Tân Mai yếu hơn đối thủ. Chẳng hạn như tiêu chí (11) Tân Mai mạnh hơn đối thủ Giấy ngoại nhiều và tiêu chí (3) Tân Mai cũng mạnh hơn Bãi Bằng tuy nhiên tiêu chí (6), (8) Tân Mai lại yếu hơn Bãi Bằng và Giấy ngoại nhập,
2.5. Phân tích các nhân tố chủ quan tác động đến kết quả cạnh tranh của Công ty
Nguồn nhân lực: Trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nhu cầu thị trường đòi hỏi ngày càng cao, chính vì vậy nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp. Con người là khơi nguồn của mọi sáng tạo, góp phần nâng cao năng suất cho doanh nghiệp.
Tổng số công, nhân viên của công tính đến 2/2009 là 1377 người.
Biểu đồ:Cơ cấu lao động của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai
Năm 2007, công ty có tổng số lao động là 1540 người, đến năm 2008 tổng số lao động là 1377 người, tức là giảm 163 người, tương ứng giảm 10,94%. Nguyên nhân
do sáp nhập với giấy Bình An và hợp nhất với Giấy Đồng Nai nên có một số vị trí bị thừa.
- Công ty thành lập từ trước giải phóng nhưng trong tổng số 1377 người thì có đến 99,99% là tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên. Đây là một nỗ lực rất lớn của công ty. Trình độ cán bộ công nhân viên công ty đạt mức cao nên khả năng tiếp thu, sáng tạo, phản ứng của nhân viên công ty khá tốt và nhanh nhạy. Đây là lợi thế giúp công ty nâng cao hiệu quả sản xuất, và tăng năng suất lao động .
Nguồn lực vật chất
Năm 2008 công ty đã đầu tư thêm, nâng cấp đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, dây chuyền sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng ngày càng cao và phức tạp của khách hàng, giảm được lượng hàng phải đặt gia công từ các doanh nghiệp khác trong nước. Hiện nay công ty đang đầu tư rất nhiều vùng nguyên liệu giấy :
- Xí nghiệp nguyên liệu giấy Đông Nam Bộ: Tổng diện tích: 2.362,15 ha.
- Đaklak: Tổng diện tích: 4.672,2 ha.
- Lâm Đồng: Tổng diện tích 10.365,06 ha.
Bên cạnh đó Công ty cũng đầu tư các nhà máy sản xuất và giấy tại các tỉnh KonTum, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Đồng Nai có tổng công suất 480.000 tấn giấy và 430.000 tấn bột giấy/năm .
Nguồn lực tài chính
Bảng 2.19: Nguồn lực tài chính năm 2007 - 2008
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Giá trị (Tỷ đồng)
Tỷ trọng %
Giá trị (Tỷ đồng)
Tỷtrọng
%
±r
%
Tổng tài sản
1260
100
1252
100
(8)
99,36
TSLĐ
705,6
56
763,72
61
58,12
10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa luan tot nghiep 506401051- 06VQT1.doc
- loi cam on 2010.doc