Mục lục
Nội dung Trang số
Lời nói đầu
Chương I
Lý thuyết về năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế
I/ Khái niệm và chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh 3
1. Khái niệm năng lực cạnh tranh 3
2. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 4
II/ Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp 7
1. Những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 7
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh 9
III/ Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành giấy 16
1. Do ngành giấy là một ngành có vai trò quan trọng trong
nền kinh tế nước ta 16
2. Phát triển ngành giấy là một yêu cầu đặt ra nhằm phát huy
nguồn lực của đất nước, thay thế hàng nhập khẩu, đáp ứng
nhu cầu trong nước 18
3. Muốn phát triển ngành giấy thì phải nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngành trong bối cảnh hội nhập kinh tế 20
Chương II
Thực trạng của ngành giấy Việt Nam trước
thềm hội nhập kinh tế quốc tế
I/ Tình hình hoạt động của ngành giấy Việt Nam 22
1. Những thuận lợi 24
2. Khó khăn đối với ngành giấy 26
3. Thực trạng của ngành giấy Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực 29
III/ Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy
Việt Nam trong điều kiện hội nhập 36
1. Những thách thức và cơ hội đối với ngành giấy Việt Nam
trong quỏ trỡnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực 37
2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam 45
Chương III
Một số biện pháp để nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành giấy Việt Nam
I/ Mục tiêu định hướng phát triển ngành giấy Việt Nam
đến năm 2010 52
1. Quan điểm 52
2. Mục tiêu của ngành giấy đến năm 2010 54
II/ Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy
A/ Về phía các doanh nghiệp 56
1. Xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp 56
2. Xây dựng nhận thức đúng đắn về hội nhập 57
3. Áp dụng biện pháp giảm chi phí, nâng cao chất lượng 59
4. Phát huy nhân tố con người 61
5. Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp ngành giấy 64
6. Đầu tư hợp lý cho công nghệ 66
B/ Về phía Nhà nước 68
1. Xây dựng chiến lược qui hoạch phát triển ngành giấy hợp lý 68
2. Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư phát triển ngành giấy 70
3. Sắp xếp lại các doanh nghiệp quốc doanh nhằm tăng cường
năng lực cạnh tranh cho toàn ngành 72
4. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho ngành giấy,
thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ 73
Kết luận
Tài liệu tham khảo
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3525 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g rẻ, quản lý vật tư, nguyên liệu chặt chẽ. Hoạt động đầu tư của họ có tính nhạy bén trong việc đoán trước nhu cầu của thị trường, chuẩn xác trong việc chọn thời điểm, đa dạng trong đầu tư, phối hợp nhịp nhàng giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau. Họ mạnh dạn đầu tư vào những lĩnh vực mà họ cho là có triển vọng, nhiều dây chuyền sản xuất giấy duplex, giấy kraft, giấy viết đã ra đời như thế. Quy mô đầu tư mới điển hình của khu vực ngoài quốc doanh là 12.000 tấn/năm (thay vì 700 – 1500 tấn/năm như trước đây). Đã và đang xuất hiện một số công ty lớn sản xuất giấy ở khu vực ngoài quốc doanh có quy mô trên dưới 30.000 tấn/năm, đứng hàng thứ 3,4,5 trong các cơ sở sản xuất lớn của ngành, sản lượng tăng đều qua từng năm như Vạn Phát, An Bình, Hapaco, công ty giấy Sài Gòn….Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng còn gặp rất nhiều khó khăn về huy động vốn và cơ chế hoạt động, qui mô, nên rất cần có sự trợ giúp, hỗ trợ kịp thời của Nhà nước.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Từ năm 1991, cùng với sự phát triển của đầu tư nước ngoài, thì trong ngành giấy cũng ra đời những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút hơn 3.000 lao động và chiếm 2% sản lượng toàn ngành, trong đó lớn nhất là nhà máy giấy Newtoyo. Hiện tại, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới chỉ đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất giấy tissue, các tông, và một số loại giấy chuyên dụng… Nhưng trong tương lai, khi nhu cầu về giấy của nước ta tăng mạnh thì các doanh nghiệp nước ngoài sẽ có thể tăng lượng đầu tư vào ngành giấy của nước ta với cơ cấu mặt hàng đa dạng hơn, và xây dựng thêm nhiều nhà máy khác.
3.2 Thực trạng về năng lực sản xuất
Trong những năm gần đây, công suất của ngành giấy Việt Nam liên tục được cải thiện, nâng cấp. Hiện nay, tổng công suất của toàn ngành đạt 658 .000 tấn giấy và 200.000 tấn bột giấy. Do máy móc, thiết bị, công nghệ còn lạc hậu, và sự cạnh tranh khốc liệt của hàng ngoại nhập, nên nhìn chung ngành cũng chỉ khai thác được khoảng 80- 90% công suất. Tuy nhiên, sản lượng của ngành cũng liên tục tăng, năm sau nhiều hơn năm trước. Năm 1999, sản lượng của toàn ngành là 292.200 tấn, thì đến năm 2002, ngành giấy đã đạt mức sản lượng 538.231 tấn, gấp 1,84 lần năm 1999, hoàn thành toàn diện và vượt mức mục tiêu năm 2005 mà Đảng và Nhà Nước đã giao cho ngành (vượt 8% so với chỉ tiêu 500.000 tấn).
Năm
Sản lượng toàn
Ngành
Trong đó
So sánh
Tcty giấy VN
Các DN khác
1
2
3
2/1
Tấn
%
Tấn
%
Tấn
%
%
1999
292.200
100
168.924
100
123.276
100
58
2000
350.103
119
173.965
103
176.035
143
50
2001
420.107
120
187.000
107
243.000
132
45
2002
538.231
128
192.665
103
345.463
148
36
( Nguồn hiệp hội giấy Việt Nam)
Năng lực sản xuất của tổng công ty giấy Việt Nam đến thời điểm năm 2003 là 233.000 tấn, và 126.000 tấn bột giấy. Nhưng xem bảng trên, ta thấy sản lượng của ngành vẫn chưa đạt được mức 200.000 tấn. Trong năm 2003, dù dây chuyền sản xuất giấy của nhà máy Vạn Điểm và dây chuyền sản xuất duplex của nhà máy Việt Trì đã đi vào hoạt động, nhưng tổng công ty cũng chỉ dự định sản xuất 194.800 tấn do nhà máy Bãi Bằng phải ngừng sản xuất để nâng cấp. Sản phẩm chủ yếu vẫn là giấy in và giấy viết.
Nhìn bảng trên, ta cũng thấy năng lực sản xuất của các doanh nghiệp ngoài tổng công ty tăng liên tục cả về chỉ tiêu tương đối lẫn tuyệt đối. Năm 1999, sản lượng của các doanh nghiệp này mới chỉ chiếm 42 % sản lượng toàn ngành. Đến năm 2002 các doanh nghiệp này đã sản xuất được 345.463 tấn, chiếm 64%, gần gấp đôi sản lượng của tổng công ty giấy Việt Nam. Điều này thể hiện rõ sự tăng trưởng nhảy vọt của các doanh nghiệp này, đặc biệt là của các công ty cổ phần, còn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì vẫn mới chỉ chiếm một phần khiêm tốn là 2% tổng sản lượng toàn ngành.
3.3 Thực trạng về cơ cấu sản phẩm
Cơ cấu sản phẩm ngành giấy trong những năm gần đây đã có sự biến đổi và chuyển dịch cùng với sự thay đổi của cơ chế thị trường, mở rộng thương mại.
Mặt hàng
Sản xuất
năm 2001
Sản xuất
năm 2002
Giấy in báo
35.000
34.335
Giấy in và giấy viết
130.052
135.120
Giấy làm bao bì, các tông
137.727
233.318
Giấy vệ sinh, tissue
17.843
24.000
Giấy tráng
0
0
Giấy vàng mã xuất khẩu
74.278
80.000
Giấy vàng mã dùng trong nước
15.000
18.000
(Nguồn báo công nghiệp giấy tháng 6/2003)
Trong những năm trước đây, mặt hàng chủ yếu của ngành giấy Việt Nam là giấy in, giấy viết, giấy in báo, thì hiện nay, giấy làm bao bì, các tông đã có sự gia tăng mạnh, năm 2002 tăng 1,7 lần so với năm 2001, vươn lên là lĩnh vực có sản lượng lớn nhất trong cơ cấu mặt hàng của ngành, trong tương lai, đây vẫn sẽ là một mặt hàng nhiều tiềm năng. Giấy in, giấy viết, giấy báo vẫn là một trong những mặt hàng chính của ngành nhưng do sự cạnh tranh mạnh của giấy nước ngoài, nên sản lượng chỉ tăng nhẹ. Tuy nhiên, cơ cấu mặt hàng vẫn còn chưa đa dạng, phong phú, những mặt hàng cao cấp trong nước vẫn chưa sản xuất được. Ví như mặt hàng giấy tráng, hiện tại, nước ta chưa sản xuất được, chỉ sau vài năm nữa khi các dự án giấy tráng của các công ty Bình An, Vạn Phát… đi vào hoạt động, thì sản xuất mới có thể đáp ứng được một phần nhu cầu trong nước.
3.4 Thực trạng cơ cấu lao động
Ngành giấy thu hút khoảng 50.000 lao động trực tiếp tham gia sản xuất trong ngành. Trong đó, có 13.800 lao động làm việc trong tổng công ty giấy, còn lại làm việc trong các doanh nghiệp ngoài tổng công ty. Lao động của tổng công ty giấy được đào tạo ở trường công nhân kỹ thuật ngành giấy, còn các kỹ sư được đào tạo ở một số trường đại học như nông lâm, bách khoa, khoa học tự nhiên. Còn ở các doanh nghiệp ngoài tổng công ty thì hình thức đào tạo chủ yếu cho lao động là tự đào tạo. Trong những năm tới, khi ngành giấy phát triển mạnh, nhu cầu đối với các kỹ sư , đặc biệt lao động có tay nghề cao sẽ rất lớn, nhưng khó được đáp ứng đủ, do ngành mới có ít trường đào tạo nghề làm giấy. Theo báo cáo của tổng công ty giấy VN, nhu cầu đào tạo cán bộ kỹ thuật trong ngành và một số ngành liên quan rất lớn, nhu cầu đến năm 2005 là 1.500, 2010 là 2.500 và 2020 là 4.000 cán bộ. Để đáp ứng nhu cầu này rất cần có sự quan tâm đầu tư thích đáng của Nhà nước.
3.5 Thực trạng về nguồn nguyên liệu
Trong những năm gần đây, ngành giấy đã dần chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất giấy của mình. Các doanh nghiệp đã có thể sản xuất giấy từ bột giấy trong nước, giấy phế liệu trong nước, gỗ nguyên liệu… Nhưng tình hình nguyên liệu để sản xuất giấy vẫn còn một số vấn đề đáng lưu ý, cần phải giải quyết:
- Về bột giấy: do năng lực sản xuất giấy và bột giấy của ngành không tương xứng, nên dù có nhiều cố gắng, nhưng mỗi năm toàn ngành vẫn phải nhập khẩu từ 60.000 – 80.000 tấn bột giấy để về gia công, sản xuất.
- Về gỗ nguyên liệu: nguồn nguyên liệu cây lá rộng được cung cấp khá ổn định (thời điểm hiện nay "cung" và "cầu" đã gần tương đương). Trồng rừng nguyên liệu giấy đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nhiều địa phương trong nước. Nhưng hiện lại diễn ra tình trạng gỗ nguyên liệu cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất ở nhiều địa phương, nơi thừa, nơi thiếu cục bộ. ở phía Bắc, thì nhà máy giấy Bãi Bằng đang ở trong tình trạng dư thừa trong thu mua nguyên liệu giấy, tình hình này đã được dự báo từ lâu do cung đã vượt cầu và cơ chế thu mua một giá. Còn ở phía Nam các nhà máy Đồng Nai, Tân Mai lại phải đi nhập nguyên liệu ở các tỉnh lân cận, hoặc của Lào, Campuchia để đem về sản xuất.
- Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhiều doanh nghiệp nước ta đã nhập một khối lượng lớn giấy loại của nước ngoài về để gia công, tái chế, do nguồn cung giấy phế liệu trong nước chỉ thu gom được khoảng 200.000 tấn, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều doanh nghiệp sử dụng loại nguyên liệu này.
- Trong nước vẫn chưa sản xuất được nhiều loại hóa chất đặc chủng, nên doanh nghiệp của ngành vẫn phải nhập khẩu chủ yếu từ nước ngoài.
III/ Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập
Hội nhập kinh tế quốc tế là việc các quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia các định chế kinh tế tài chính quốc tế, thực hiện tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại đầu tư. Hội nhập là một quá trình tất yếu, một đòi hỏi khách quan đối với bất kể nền kinh tế nào trên thế giới dù lớn hay nhỏ, dù phát triển hay mới chỉ đang phát triển. Bởi, lợi ích của việc hội nhập kinh tế thể hiện ở chỗ. Khi ở tầm vĩ mô nó tạo điều kiện để kết hợp tốt nhất nguồn lực trong nước và quốc tế, giúp tăng cường thu hút nguồn vốn, công nghệ, mở rộng không gian để phát triển kinh tế và có được tiếng nói quan trọng trong quan hệ quốc tế. ở cấp độ mỗi doanh nghiệp thì hội nhập sẽ mở rộng cơ hội kinh doanh, thâm nhập thị trường, doanh nghiệp có cơ hội hoạt động trong một môi trường bình đẳng, ổn định, học tập tiếp thu công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài.
Tuy nhiên, việc hội nhập kinh tế cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức cho chúng ta. Hội nhập có nghĩa là phải cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế, sự bảo hộ của nhà nước đối với sản xuất sẽ phải giảm đi. Do xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trình độ công nghệ yếu kém, tác phong quan liêu để lại từ một thời cách đây không xa, trình độ của nguồn nhân lực còn yếu kém dẫn đến năng lực cạnh tranh của quốc gia, của công nghiệp, của ngành, của doanh nghiệp đều còn yếu kém. Khi chúng ta tham gia vào sân chơi quốc tế rộng lớn, chúng ta sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp nước ngoài cả trên thị trường trong nước và quốc tế. Các doanh nghiệp của chúng ta sẽ phải chiến đấu trong một môi trường nhiều cơ may, nhưng cũng không ít rủi ro khắc nghiệt, chỉ có những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, có biện pháp chủ động hội nhập kinh tế thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Chính vì lý do đó mà tôi muốn nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành giấy hiện tại, và từ đó đề ra biện pháp nhằm giúp ngành này có thể chủ động giữ vững thị trường trong nước và sẵn sàng hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
1. Những thách thức và cơ hội đối với ngành giấy Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
a) Cơ hội
Quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam đã, đang và sẽ tạo ra những tác động lớn đối với ngành giấy Việt Nam. Tác động tích cực của nó thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, quá trình hội nhập kinh tế đã cho ngành giấy Việt Nam cơ hội tiếp cận một thị trường rộng lớn và không ngừng mở rộng.
Hội nhập kinh tế làm cho nền kinh tế hướng về xuất khẩu của chúng ta có tốc độ phát triển tương đối nhanh, đời sống của nhân dân được nâng cao, nhu cầu được giải trí, học tập, nghiên cứu của người dân, nhu cầu quảng cáo và bao bì công nghiệp đối với sản xuất tăng khiến cho nhu cầu về giấy và các sản phẩm từ giấy ngày càng tăng. Một thị trường nội địa rộng lớn nhiều tiềm năng cho ngành giấy đang được mở ra, và nó có thể đạt tới hơn 3 triệu tấn vào năm 2020. Vấn đề là ngành phải có biện pháp như thế nào để tiếp cận và khai thác được nó cho hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc hội nhập kinh tế ngoài việc tạo cho ngành giấy Việt Nam cơ hội đối với thị trường trong nước, còn có cơ hội tiếp cận thị trường nước ngoài hết sức rộng lớn. Hiện tại, ngành giấy Việt Nam mới xuất khẩu được một số lượng rất ít các sản phẩm giấy ra nước ngoài, và chủng loại hàng cũng vẫn còn rất đơn giản. Nhưng trong tương lai, khi ngành giấy Việt Nam chủ động được về nguồn nguyên liệu bột giấy thì ngành giấy Việt Nam hoàn toàn có khả năng xuất khẩu các sản phẩm của mình sang các nước lân cận như Lào, Campuchia, Mianma,Trung Đông,... và có thể xuất khẩu bột giấy cho Trung Quốc, Đài Loan…. những nước có nhu cầu rất lớn về bột giấy để sản xuất giấy.
Thứ hai, việc hội nhập kinh tế của Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho ngành giấy được tiếp xúc với những máy móc, thiết bị hiện đại, tiếp thu nguồn công nghệ tiên tiến của thế giới đồng thời thu hút nguồn vốn đầu tư vào ngành. Nếu như trước đây, công nghệ sản xuất giấy của Việt Nam chủ yếu là có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đông Âu,...với các thế hệ máy lạc hậu từ 30-40 năm so với thế giới, thì hiện nay khi nước ta đang hội nhập mạnh mẽ, ngành giấy Việt Nam đã có những dây chuyền sản xuất tương đối hiện đại có nguồn gốc từ các nước châu Âu, Nhật, Hàn Quốc như dây chuyền sản xuất giấy in, viết của nhà máy giấy Bãi Bằng, dây chuyền sản xuất bao bì công nghiệp của nhà máy giấy Việt Trì, dây chuyền sản xuất giấy in offset của nhà máy giấy Vạn Điểm... Do xuất phát sau nên ngành giấy có cơ hội để đi tắt đón đầu, tiếp xúc với những công nghệ mới nhất về sản xuất giấy. Ngành giấy Việt Nam đã tham gia vào tổ chức liên đoàn công nghiệp bột giấy và giấy ASEAN, đã có những cuộc tham quan học tập ở các nước bạn, hội thảo chuyên đề với sự góp mặt của nhiều hãng danh tiếng trên thế giới... giúp cho doanh nghiệp được tiếp cận nhiều hơn với những qui trình công nghệ tiên tiến hiện đại của nước ngoài. Hội nhập cũng tạo cơ hội cho ngành giấy Việt Nam cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vào năm 1990 chưa có một doanh nghiệp nước ngoài nào đầu tư vào lĩnh vực này, thì năm 1999 đã có 20 cơ sở hoạt động với 3.000 lao động làm phong phú thêm thị trường và sản phẩm giấy của Việt Nam. Trong tương lai, khi quá trình hội nhập kinh tế của nước ta tiến xa hơn, hình thức liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp giấy trong nước và các công ty giấy lớn của nước ngoài sẽ ngày càng phát triển, tạo cơ hội cho ngành thu hút càng nhiều vốn đầu tư và tiếp thu kinh nghiệm và công nghệ hiện đại của nước ngoài.
Thứ ba, việc hội nhập kinh tế là một dịp để ngành giấy tự kiểm tra, đánh giá lại thực lực của chính mình, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của quá trình hội nhập kinh tế, những doanh nghiệp nào có năng lực cạnh tranh kém, hoạt động không hiệu quả sẽ bị đào thải, những doanh nghiệp nào có chiến lược hoạt động phù hợp có sản phẩm tốt chất lượng cao không những sẽ tiếp tục tồn tại, mà còn phát triển mạnh hơn. Mỗi doanh nghiệp của ngành sẽ có dịp tự kiểm điểm lại chính mình, tự phấn đấu khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành giấy.
b) Thách thức
Tuy nhiên, giống như một tấm huy chương có hai mặt, mặt phải lấp lánh ánh hào quang và mặt trái xù xì, thô ráp, hội nhập kinh tế không chỉ đem lại cơ hội mà đi kèm với nó là những thách thức, khó khăn phải vượt qua. Xu hướng cắt giảm thuế quan đặt ra trong quá trình hội nhập làm giảm sự bảo hộ của Nhà nước đối với ngành. Điển hình là như theo lộ trình thực hiện AFTA, mức thuế quan sẽ được cắt giảm rất nhiều, có nhiều mặt hàng giấy từ 40 - 50 % xuống còn 20 % và tiếp nữa sẽ giảm xuống chỉ còn 0 - 5 %, không còn các khoản phụ thu, phụ phí đánh vào hàng ngoại nhập nữa, như thế giá hàng ngoại nhập sẽ giảm đi rất nhiều.Trong môi trường cạnh tranh rất khắc nghiệt và khá bình đẳng không còn sự bảo hộ của nhà nước thì năng lực cạnh tranh mạnh hay yếu của một doanh nghiệp, một ngành là yếu tố quyết định phân thắng thua giữa doanh nghiệp của nước này với doanh nghiệp của nước khác. Đối với một ngành, một doanh nghiệp, trước khi có thể nắm bắt được cơ hội đem lại từ hội nhập, thì sẽ phải giải đáp hai câu hỏi “tồn tại hay không tồn tại?” và “tồn tại bằng cách nào?”. Chỉ những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao mới có thể giải đáp được hai câu hỏi trên, còn không thì chỉ có con đường duy nhất là phá sản và sập tiệm trước sức ép mãnh liệt từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài hùng mạnh. Đấy chính là thách thức lớn nhất mà quá trình hội nhập đặt ra. Cũng như nhiều nước đang phát triển khác, nước ta tham gia hội nhập kinh tế từ một xuất phát điểm thấp là nền kinh tế nông nghiệp, công nghệ lạc hậu, nên năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam cũng giống như nhiều ngành khác là rất yếu đặc biệt là đối với các sản phẩm giấy viết và giấy in, theo đánh giá thì hai sản phẩm này của ngành giấy Việt Nam chỉ được xếp vào nhóm có năng lực cạnh tranh yếu. Nếu không có chính sách và biện pháp hợp lý nâng cao năng lực cạnh tranh thì nguy cơ ngành bị xóa tên khỏi bản đồ công nghiệp Việt Nam là không nhỏ. Có 4 nguyên nhân lớn làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, gây ra thách thức cho sự tồn tại của ngành giấy Việt Nam trong quá trình hội nhập.
- Các loại chi phí trung gian còn cao
Do cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nên các loại chi phí trung gian cho ngành giấy đều cao hơn so với các nước trong khu vực và lại thường xuyên có chiều hướng gia tăng, chất lượng phục vụ cũng chưa ổn định, về nguyên liệu ngành giấy Việt Nam lại chưa chủ động được về nguồn nguyên liệu bột giấy nên vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Tôi xin đi vào phân tích một số loại chi phí trung gian chủ yếu của ngành, để có thể nêu rõ thách thức giảm chi phí đang bức thiết như thế nào đối với ngành..
+ Giá bột giấy cao lại thường không ổn định, ở thời điểm hiện nay giá bột giấy đang xấp xỉ giá giấy (bột giấy in báo 380- 400 USD so với giấy in báo 410 – 430 USD) do các hãng giấy nước ngoài muốn thúc đẩy việc tiêu thụ các sản phẩm giấy của mình. Bột giấy chiếm một phần lớn trong giá thành. Điều này ảnh hưởng khá lớn tới năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam do ngành vẫn chưa chủ động được về nguyên liệu, và phải nhập khẩu từ 60.000 – 70.000 tấn bột giấy mỗi năm về chế biến.
+ Giá điện của Việt Nam cho sản xuất cao hơn các nước ASEAN từ 45 - 220 % do thất thoát điện năng quá lớn, và khu vực doanh nghiệp lại còn phải gồng mình để bù đắp cho các khu vực khác, chất lượng điện lại kém thường xuyên không đảm bảo điện áp, cắt điện thường xuyên làm tăng tỷ lệ phế phẩm, gián đoạn quá trình sản xuất của ngành. Giá các loại nhiên liệu khác như than, xăng dầu cũng ở mức cao và không ổn định làm chi phí sản xuất của ngành giấy Việt Nam ở mức cao.
+ Do hệ thống đường sá chưa hoàn thiện, các khu vực cung cấp nguyên liệu để sản xuất giấy và bột giấy lại phân tán dẫn đến chi phí vận tải cao do tốc độ, khối lượng vận chuyển thấp, lại kèm theo nhiều khoản phụ thu, phụ phí. Điều này làm chi phí vận chuyển nguyên liệu từ rừng nguyên liệu giấy đến nhà máy cao hơn so với các nước khu vực, và sản phẩm sản xuất ra đến được tay người tiêu dùng cũng sẽ có giá cao hơn do phải qua nhiều khâu vận chuyển. Ta lấy ví dụ giá gỗ nguyên liệu mua tại rừng của nhà máy giấy Bãi Bằng là dưới 300.000 đ/m3, nhưng khi đến tay nhà máy lại lên đến 420.000/m3 so với mức 22 USD của Indonesia do phải trải qua nhiều khâu vận chuyển.
+ Lãi suất ngân hàng hàng 8-10/%năm và lãi suất ưu đãi 5,4% từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển cũng là một yếu tố làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành. Do đặc điểm của ngành giấy đòi hỏi những khoản đầu tư rất lớn, nên lãi suất cao là một gánh nặng cho quá trình đổi mới công nghệ. Mỗi ngày mà dự án chưa đi vào sản xuất là một ngày doanh nghiệp giấy lỗ nặng (đặc biệt là trong các doanh nghiệp quốc doanh, thời gian đầu tư thường quá dài), một ví dụ mới đây nhất chính là nhà máy bột giấy Kon Tum vớii tổng chi phí đầu tư là 235 triệu USD, tổng công ty giấy Việt Nam đã đầu tư 70 tỷ từ năm 2001 nhưng đến nay dự án mới chỉ tiến hành được việc “đấu thầu tư vấn quốc tế”, điều này không những làm tổng công ty giấy bị tồn đọng vốn, phải trả lãi ngân hàng hàng trăm triệu mà còn bị lỡ thời cơ khi AFTA ngày càng đến gần hơn.
- Trình độ công nghệ lạc hậu
Công nghệ của ngành giấy nước ta lạc hậu so với thế giới từ 30 – 40 năm, có khá nhiều máy móc công nghệ thuộc thế hệ của những năm 1960 – 1970 lắp ghép, bổ sung, thay thế cải tiến thêm một số loại máy do ta tự sản xuất, hoặc nhập lẻ chiếc từ nước ngoài nên dây chuyền thiết bị không đồng bộ. Hậu quả nhãn tiền là máy móc thường xuyên phải duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng. Đến ngay như nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy giấy hiện đại nhất Việt Nam nhưng cũng trung bình cứ một năm lại phải đóng máy một lần để duy tu bảo dưỡng, nâng cấp. Yếu tố này làm phát sinh một khoản chi phí lớn, đồng thời làm trì hoãn, gián đoạn công việc sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng không cao, phế phẩm nhiều ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của ngành. Công nghệ lạc hậu làm năng suất, chất lượng giấy của ngành giấy Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Trong khi, máy xeo giấy thế hệ mới trên thế giới hiện nay sản xuất giấy khổ rộng 10m, tốc độ cán 2.000 m/phút, bột đưa vào cán theo công nghệ phun nên đều, nhanh, giấy có bề mặt láng. Theo tính toán của các chuyên gia trong ngành, do khổ giấy hẹp hơn 2,63 lần và tốc độ kém hơn 4 lần, nên trong một phút máy xeo nước ngoài cán được 20.000m2 giấy nhưng máy của Việt Nam chỉ đạt 1.900m2, thấp hơn 10,52 lần. Một nhà máy giấy của Indonesia sản xuất được 300.000 tấn bột giấy/năm mà chỉ cần có 300 người, trong khi nhà máy giấy Bãi Bằng chỉ sản xuất có khoảng 60.000 tấn giấy và 50.000 tấn bột giấy/năm mà lại cần đến hơn 3.000 lao động. Lương bình quân của người lao động thì thấp, nhưng tiền lương chia bình quân cho một tấn sản phẩm lại cao hơn so với các công ty nước ngoài. Do đi kèm với công nghệ lạc hậu là trình độ quản lý còn khá thấp, bộ máy quản lý cồng kềnh (đặc biệt là trong các doanh nghiệp Nhà nước) dẫn đến thất thoát nguyên vật liệu lớn, chi phí cho nhiên vật liệu, chi phí tiền lương cao, năng suất lao động thấp, công suất nhà máy không được huy động hết, các dự án đầu tư bị trì hoãn.
- Nhận thức của các doanh nghiệp trong ngành
Nhận thức về hội nhập của các doanh nghiệp trong ngành, nhất là trong các doanh nghiệp Nhà nước còn chưa cao. Thương trường là chiến trường, sẽ có sự đào thải tự nhiên trong quá trình cạnh tranh này, trở ngại lớn nhất vẫn là hòn đá vô hình trong tư duy của nhiều quan chức, nhà vạch chính sách, lãnh đạo các doanh nghiệp giấy (nhất là DNNN), họ vẫn trông chờ vào các biện pháp bảo hộ của Nhà nước như cấp thêm vốn, khoanh nợ hoặc xóa nợ, dành độc quyền nhập và cung cấp một số mặt hàng..., Các DNNN có tiến hành đầu tư để đối phó với thách thức hội nhập, nhưng thời gian tiến hành đầu tư lại thường quá lâu, nguồn vốn đầu tư lại ỷ lại trông chờ vào nhà nước. Hòn đá ấy chính là sự trì trệ, bảo thủ nếu không muốn nói là khối kiến thức không theo kịp đòi hỏi của sự vận động thị trường nữa. Mức tiêu thụ giấy trên thị trường khu vực ASEAN gấp 3 lần thế giới và gấp rưỡi châu á. Thị phần cung cấp chủ yếu là các nước Indonesia, Thái Lan, Malaysia. Ngành giấy Việt Nam, hiện nay chẳng những chưa "xơ múi" được thị trường khu vực béo bở, mà còn không đủ sức bao "sân nhà". Các vị lãnh đạo của các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNN cũng thấy lên tiếng. Nhưng thực ra "tiếng kêu" không khác trước mặc dù cường độ lớn hơn trước. Nào là thời gian tới sẽ cố gắng cải thiện hệ thống dây chuyền sản xuất. Nào là sẽ tìm mọi phương thức tiếp cận khách hàng và, đặc biệt, cân đối sản xuất các chủng loại giấy để phù hợp nhu cầu tiêu dùng. Thế nhưng khi mà quá trình hội nhập AFTA đã đi được nửa chặng đường, tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự bảo hộ, giúp đỡ của Nhà nước vẫn còn tồn tại trong đầu không ít vị lãnh đạo các doanh nghiệp kể cả những doanh nghiệp lớn, chưa chủ động và sẵn sàng đối phó với hội nhập thì quả thật là đáng lo.
- Đầu tư của ngành giấy
Một nguyên nhân nữa thách thức các doanh nghiệp giấy là vấn đề đầu tư. Các doanh nghiệp có tiến hành các dự án đầu tư, cải tạo, xây dựng mới một số nhà máy để nâng cao năng lực cạnh tranh, nhưng đều vấp phải hai vấn đề chủ yếu là vốn và thời gian đầu tư. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì thời gian đầu tư không phải là yếu tố cản trở chính đến quá trình đầu tư của họ, vấn đề chính là vốn. Với tiềm lực tài chính khá nhỏ bé, những doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường chỉ tiến hành các dự án đầu tư ở quy mô nhỏ và vừa khoảng vài triệu USD, họ chủ yếu đầu tư “hớt ngọn” vào lĩnh vực sản xuất các sản phẩm giấy như giấy in, giấy carton…..bằng nguyên liệu từ giấy loại, hay bột giấy mua của nước ngoài, của các công ty lớn, thời gian hoàn thành các dự án đầu tư khá nhanh, khoảng từ một đến hai năm là dự án đã bắt đầu đi vào hoạt động. Tuy nhiên, nguồn huy động vốn chủ yếu của họ là thông qua vay ngân hàng, kiểu đầu tư này làm chi phí đầu vào cao, mang tính chất tạm bợ, nên sẽ rất khó có thể cạnh tranh nổi với các công ty nước ngoài khi thuế quan đánh vào hàng giấy nhập khẩu được giảm. Còn các doanh nghiệp Nhà nước thì đã tiến hành đầu tư đồng thời nâng cấp một số dây chuyền cũ với một số dự án mới khá đồng bộ. Tuy nhiên, thời gian đầu tư rất lâu từ ý tưởng cho đến khi nhà máy đi vào hoạt động phải mất 4- 6 năm, luôn luôn quá hạn so với kế hoạch đề ra, như dây chuyền sản xuất bao bì công nghiệp của nhà máy giấy Việt Trì trễ đến hơn 30 tháng so với kế hoạch đặt ra. Vốn đầu tư cho các dự án này lấy chủ yếu từ hai nguồn là vay ngân hàng, và vốn do Nhà nước rót nên các doanh nghiệp không chủ động được, thời gian giải ngân lâu. Có một nghịch lý nữa trong đầu tư là doanh nghiệp luôn luôn phàn nàn về thiết bị lạc hậu nhưng cả về trung hạn, dài hạn, hầu như không doanh nghiệp nào chịu cắt một phần đủ lớn chiếc bánh lợi nhuận để đầu tư thích đáng vào nghiên cứu cải tiến công nghệ. Hoặc là doanh nghiệp bỏ một khoản tiền lớn mua máy móc ngoại trong khi không phải máy nào mua cũng là máy xịn. Hoặc họ cũng cắt kinh phí cho nghiên cứu nhưng khoản cắt đó b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B2.DOC