MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu. 2
3. Phương pháp nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 2
5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát chung về tín dụng 3
1.1.1 Tín dụng và sự phát triển của tín dụng. 3
1.1.1.1 Khái niệm tín dụng 3
1.1.1.2 Sự phát triển của tín dụng 3
1.1.2 Bản chất, chức năng của tín dụng 4
1.1.2.1 Bản chất của tín dụng 4
1.1.2.2 Chức năng của tín dụng 5
1.1.3 Các nguyên tắc tín dụng 7
1.1.4 Các hình thức tín dụng ngân hàng 8
1.1.4.1 Phân theo thời hạn vay 8
1.1.4.2 Phân loại theo phương thức cho vay 8
1.1.4.3 Phân loại theo đối tượng vay 9
1.1.5 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tín dụng 10
1.1.5.1 Phân loại nợ 10
1.1.5.2 Các chỉ số đánh giá hiệu quả tín dụng 11
1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh cùa ngân hàng thương mại. 12
1.2.1 Rủi ro và quản trị rủi ro 12
1.2.1.1 Khái nhiệm rủi ro 12
1.2.1.2 Quản trị rủi ro 13
1.2.2 Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng 13
1.2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 13
1.2.2.2 Quản trị rủi ro tín dụng 14
1.2.3 Dấu hiệu và nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng 15
1.2.3.1 Dấu hiệu của rủi ro tín dụng 15
1.2.3.2 Nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng 16
1.2.4 Tác động của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng và nền
kinh tế xã hội. 20
1.2.4.1 Đối với bản thân Ngân hàng. 20
1.2.4.2 Đối với nền kinh tế xã hội. 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG Ở CHI NHÁNH NHNo & PTNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THÀNH GIAI ĐOẠN
2008-2010
2.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội trên địa bàn 23
2.2 Tổng quan về chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp tân Thành 25
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 25
2.2.1.1 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 25
2.2.1.2 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp Tân Thành. 25
2.2.2 Bộ máy quản lý của NHNo & PTNT chi nhánh khu công nghiệp Tân Thành 27
2.2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức. 27
2.2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban .27
2.2.2.3 Sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung ứng .29
2.2.3 Thuận lợi và khó khăn. 30
2.3 Tổng quan về hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành. 31
2.3.1 Các sản phẩm tín dụng của Chi nhánh. 31
2.3.2 Quy trình cho vay 33
2.3.3 Kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh giai đoạn
2008- 2010 37
2.3.3.1 Kết quả kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2008 – 2010 37
2.3.3.2 Kết quả của hoạt động huy động vốn. 39
2.3.3.3 Kết quả của hoạt động cho vay. 42
2.3.3.4 Kết quả hoạt động cho vay trên nguồn vốn huy động 45
2.4 Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008 – 2010 47
2.4.1 Tình hình nợ quá hạn 47
2.4.2 Những thành tựu đạt được, biện pháp xử lý rủi ro, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHN0 & PTNT khu công nghiệp Tân Thành. 52
2.4.2.1 Những thành tựu đạt được 52
2.4.2.2 Những biện pháp ngân hàng đã áp dụng để xử lý rủi ro tín dụng. 52
2.4.2.3 Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của hạn chế. 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG II 62
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THÀNH
3.1 Định hướng phát triển 63
3.1.1 Định hướng chung 63
3.1.2 Một số mục tiêu cụ thể 64
3.2 Những giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành 64
3.3 Một số kiến nghị 69
3.3.1 Đối với NHNo & PTNT Bà Rịa Vũng Tàu. 69
3.3.1.1 Nâng cao doanh số cho vay lành mạnh 69
3.3.1.2 Nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro 71
3.3.2 Đối với ngân hàng Nhà nước và cấp trên. 72
3.3.3 Đối với ban ngành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG III 78
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu công nghiệp Tân Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhằm nâng cao năng suất lao động.
Mua sắm tài sản, thiết bị hành chánh cho chi nhánh, tổ chức bảo vệ cơ quan, thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, và chăm sóc đời sống tinh thần cho nhân viên.
Phòng kế hoạch kinh doanh:
Đề suất các kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh, bao gồm luôn bộ phận tín dụng.
Tìm hiểu, tiếp xúc khách hàng, triển khai kế hoạch marketing để thu hút và tìm kiếm khách hàng.
Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh theo đúng thể lệ và quy trình tín dụng của ngân hàng nhà nước và NHNo.
Tổ chức theo dõi nợ vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng.
Đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn.
Phòng giao dịch Mỹ Xuân:
Với nhu cầu phục vụ tận nơi, tận chỗ cho khách hàng tại địa phương, Phòng giao dịch Mỹ Xuân được thành lập ngày 15/8/2005. Phòng giao dịch Mỹ Xuân trực thuộc NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành thực hiện nhiệm vụ theo quy chế tổ chức và hoạt động tại quyết định số 844/ NHNo Bà Rịa Vũng Tàu – Tổ Chức Cán Bộ của giám đốc NHNo & PTNT Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
2.2.2.3 Sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung ứng.
Huy động vốn:
Tiền gửi tiết kiệm.
Phát hành giấy tờ có giá bằng VND và ngoại tệ.
Tín dụng:
Tín dụng doanh nghiệp.
Tín dụng cá nhân
Dịch vụ bảo lãnh
Dịch vụ bao thanh toán
Chiết khấu, tái chiết khấu.
Thanh toán quốc tế:
Dịch vụ chuyển tiền quốc tế.
Thanh toán nhờ thu xuất nhập khẩu.
Thư tín dụng.
Bảo lãnh quốc tế
Dịch vụ khác:
Ngân hàng điện tử: mobile banking, phone banking, internet banking.
Sản phẩm quản lý tiền mặt: dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ quản lý tiền tệ.
Sản phẩm đầu tư : nhận ủy thác đầu tư, dịch vụ tư vấn đầu tư.
Sản phẩm thẻ: thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế.
Thu ngân sách nhà nước.
2.2.3 Thuận lợi và khó khăn.
2.2.3.1 Thuận lợi:
NHNo & PTNT đóng tại vị trí trung tâm huyện Tân Thành, gần các Khu Công Nghiệp lớn, gần cảng Thị Vải khá thuận lợi cho việc quảng bá tiếp thị thương hiệu Agribank đến với khách hàng, có tiềm năng đầu tư vốn tín dụng và huy động tiền gửi của các Khu Công Nghiệp, cộng thêm việc thành lập trước các NHTM khác như Sacombank, BIDV nên NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành có một lượng khách hàng thân thuộc rất lớn.
Đươc trực tiếp làm dịch vụ thu Ngân Sách Nhà Nước trên địa bàn nên tạo ra nguồn vốn rẻ dung hoà với nguồn vốn huy động tạo ra lãi suất đầu vào bình quân thấp hơn các NHTM khác.
Đội ngũ cán bộ còn trẻ, năng động, nhiệt tình, đam mê nghề nghiệp nên hiệu suất công việc đạt được khá cao.
Trên địa bàn còn có nhiều dự án đã và đang triển khai xây dựng nên có tiềm năng trong huy động vốn và đầu tư tín dụng nhất là tín dụng tiêu dùng đang phát triển như nhu cầu công nhân làm nhà ở, mua sắm phương tiện đi lại, nhu cầu tiêu dùng khác. Khu vực xã Hắc Dịch đang được đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở đô thị hoá thành thị trấn vào năm 2015, thu hút nhiều dự án lớn vào đầu tư là điều kiện thuận lợi cho NHNo & PTNT, bằng chứng là dự án
bệnh viện Việt - Mỹ đã tiến hành đền bù xây dựng và ổn định đi vào hoạt động.
2.2.3.2 Khó khăn:
Điều kiện đất đai, khí hậu tại địa phương còn khắt nghiệt ảnh hưởng việc trồng trọt của người dân tại các xã vùng trong giáp huyện Châu Đức, tại đây người dân chủ yếu là trồng cây lâu năm (cà phê, hồ tiêu, điều, cao su…) do giá cả nông sản thấp và bất thường, khi giá cả cao thì nông dân không còn hàng hoá, và dịch bệnh cây trồng vật nuôi tràn lan làm ảnh hưởng đến đời sống nông dân làm cho việc vay vốn và sử dụng vốn của họ gặp nhiều khó khăn.
Trên địa bàn có hơn 10 NHTM và Phòng Giao Dịch trực thuộc, mức độ cạnh tranh khá sôi động, các NHTM khác mở ra nhiều Phòng Giao Dịch hoạt động trên tất cả các lĩnh vực tiếp cận các địa bàn trọng yếu trên toàn huyện. riêng tại khu trung tâm xã Mỹ Xuân tập trung 4 phòng giao dịch của các NHTM khác, nên mức độ cạnh tranh càng lớn.
Các doanh nghiệp lớn quan hệ giao dịch quen thuộc với các NHTM cấp 1 khác trên địa bàn, hoặc tại các NHTM ở TP. Hồ Chí Minh, nên NHNo & PTNT khó tiếp cận được với họ.
Khách hàng cá nhân, hộ gia đình phần lớn là hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ, hoạt động kinh doanh dịch vụ khá đa dạng, không đăng ký kinh doanh khá phổ biến, công nhân trong các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn làm nhà ở, tiêu dùng cá nhân khá cao nhưng mức thu nhập không đều, bấp bênh nên dễ xảy ra rủi ro tín dụng nếu khách hàng gặp phải rủi ro tín dụng nếu khách hàng mất khả năng thanh toán.
2.3 Tổng quan về hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008-1010.
2.3.1 Các sản phẩm tín dụng của Chi nhánh.
Các sản phẩm tín dụng tại ngân hàng rất phong phú và đa dạng, phân chia theo khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân.
Khách hàng là doanh nghiệp:
Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ
Cho vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh
Cho vay ưu đãi xuất khẩu
Cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản
Cho vay các dự án theo chỉ định Chính phủ
Cho vay theo dự án, chương trình bằng vốn tài trợ nước ngoài
Cho vay đồng tài trợ
Cấp hạn mức tín dụng dự phòng
Cho vay phát hành thẻ tín dụng
Cho vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán
Cho vay mua cổ phiếu phát hành lần đầu
Cho vay mua cổ phiếu để tăng vốn góp
Cho vay dự án cơ sở hạ tầng
Khách hàng là cá nhân:
Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình
Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư
Cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá
Cho vay mua phương tiện đi lại
Cho vay hỗ trợ du học
Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ
Cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân
Cho vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh
Cho vay đồng tài trợ
Cho vay các dự án theo chỉ định Chính Phủ
Cho vay hộ nông dân theo quyết định 67/1998/QĐ-TTg
Cho vay phát hành thẻ tín dụng
Cho vay để trả nợ nước ngoài trước hạn
Cho vay theo dự án, chương trình bằng vốn tài trợ nước ngoài
Cấp hạn mức tín dụng dự phòng
Cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản
Cho vay trả góp
2.3.2 Quy trình cho vay
Quy trình cho vay gồm có 7 bước :
Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay của ngân hàng
Bước 7:Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản đảm bảo.
Bước 6: Thu hồi nợ gốc, lãi, xử lý chi phí phát sinh.
Bước 5: Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ và giải ngân.
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ và ký kết hợp đồng.
Bước 3: Xét duyệt cho vay.
Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay, dự án đầu tư, phương án vay vốn.
Bước 1: Tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
Giải thích quy trình:
Bước 1: Tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn:
Tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn, dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ.
Hướng dẫn khách hàng mua bảo hiểm (bảo hiểm bảo an tín dụng, bảo hiểm vật chất đối với phương tiện cơ giới, bảo hiểm khác).
Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay, dự án đầu tư, phương án vay vốn:
Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.
Thẩm định mục đích vay vốn.
Thẩm định khả năng, năng lực tài chính của khách hàng, thẩm định tính khả thi và có hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Thẩm định về bảo đảm tiền vay.
Lập báo cáo thẩm định cho vay.
Bước 3: Xét duyệt cho vay:
Nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng. Trưởng phòng/tổ trưởng tổ tín dụng có trách nhiệm rà soát danh mục hồ sơ vay vốn theo quy định của NHNo Việt Nam, nếu hồ sơ vay vốn thiếu, chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện. Quyết định cho vay: thực hiện theo quy định hiện hành của NHNo Việt Nam.
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ và ký kết hợp đồng:
Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay được thực hiện theo mẫu do NHNo Việt Nam ban hành. Việc sửa đổi, bổ sung mẫu hợp đồng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn vốn vay và quy định của NHNo Việt Nam. Giám đốc NHNo nơi cho vay xem xét các nội dung trên các hợp đồng được trình để phê duyệt. Sau khi giám đốc NHNo nơi cho vay đã ký kết trên hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay (nếu có), cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng: thực hiện chứng thực của UBND xã phường,
phối hợp với các bộ phận có liên quan hoàn thiện các thủ tục nhận, bảo quản, gửi, giữ tài sản bảo đảm theo hướng dẫn hiện hành của NHNo Việt Nam.
Bước 5: Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ và giải ngân:
Sau khi khách hàng đã hoàn thiện, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu hoặc đã công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch đảm bảo và nhập kho hoặc gửi,
giữ tài sản (nếu cho vay có đảm bảo bằng tài sản), cán bộ tín dụng tiếp nhận lại hồ sơ, kiểm tra lại lần cuối, và thực hiện giải ngân.
Bước 6: Thu hồi nợ gốc, lãi, phí, và xử lý các phát sinh:
CBTD và các bộ phận có liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra và đôn đốc khách hàng trả nợ đầy đủ và đúng hạn.
Thu nợ gốc, lãi tiền vay và xử lý những phát sinh.
Quản lý nợ có vấn đề.
Bước 7: Thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản đảm bảo.
Thanh lý hợp đồng
Khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi và phí, giao dịch viên phải đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa chứng từ giấy và hệ thống IPCAS để tất toán khoản vay.
Giải chấp tài sản bảo đảm tiền vay.
Tùy theo điều kiện cụ thể, NHNo nơi cho vay có thể giải chấp toàn bộ hay một phần tài sản đảm bảo theo quy định của NHNo.
Ý nghĩa của việc lập quy trình cho vay:
Ngày nay, các ngân hàng và các định chế cho vay khác đều thiết lập các quy trình tín dụng. Về nguyên tắc, các quy trình tín dụng của các ngân hàng có các nội dung cơ bản tương tự nhau, tuy nhiên nội dung chi tiết lại có nhiều khác biệt. Với NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành, quy trình cho vay có những tác dụng như sau:
Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc xây dựng một mô hình tổ chức thích hợp tại ngân hàng. Trong đó, nhiệm vụ của các phòng, ban, bộ phận
chức năng được xác định rõ ràng các công việc liên quan đến hoạt động cho vay từ đó làm cơ sở cho phân công trách nhiệm ở từng vị trí. Hơn nữa với mục tiêu này công tác quản trị nhân sự tại ngân hàng sẽ được điều chỉnh kịp thời cho hợp lý và có hiệu quả nhất.
Dựa vào quy trình tín dụng, ngân hàng sẽ thiết lập các thủ tục hành chánh cho phù hợp với những quy định của luật pháp và đảm bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh. Thiết kế các thủ tục cho vay thích ứng với từng nhóm khách hàng, từng loại cho vay cũng như kỹ thuật tín dụng nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, nhưng không gây phiền hà cho khách hàng, cũng như tiết kiệm thời gian cho cả hai bên.
Bên cạnh đó, có thể nói quy trình tín dụng là một văn bản bắt buộc thực hiện trong nội bộ ngân hàng và thường được in thành văn bản, hoặc sổ tay nhằm hướng dẫn việc thực hiện thống nhất những nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng.
Mặt khác, quy trình tín dụng còn là cơ sở để kiểm soát tiến trình cấp tín dụng và điều chỉnh chính sách tín dụng cho phù hợp với thực tiễn. Thông qua đó, nhà quản trị ngân hàng nhanh chóng xác định được những khâu, những công việc cần điều chỉnh, cũng như hướng đào tạo và phân công tương lai, để từ đó kiểm soát được những rủi ro khi cấp tín dụng. Ngoài ra, với việc kiểm soát tiến trình thực hiện quy trình, ngân hàng còn kịp thời phát hiện những quy định không phù hợp trong chính sách tín dụng, cũng như bản thân quy trình. Từ đó, có những thay đổi để tăng cường giám sát quá trình sử dụng vốn tín dụng của khách hàng cũng như hoạt động tín dụng nói chung.
2.3.3 Kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2008- 2010
2.3.3.1 Kết quả kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2008 – 2010
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008-2010
(Đơn vị tính : Triệu đồng)
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
So sánh 2009/2008
So sánh 2010/2009
Tăng (+)
Giảm (-)
Tỷ lệ %
Tăng giảm
Tăng (+)
Giảm (-)
Tỷ lệ %
Tăng giảm
Doanh thu
33,733
36,769
52,160
3,036
9.00
15,391
41.86
Chi phí
23,622
24,595
39,169
0,973
4.12
14,574
59.26
Lợi nhuận
10,111
12,174
12,991
2.063
20.40
0,817
6.71
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008-2010)
Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động hinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008-2010
ĐVT: Triệu đồng
Nhìn vào biểu đồ cho thấy lợi nhuận của ngân hàng qua ba năm đều tăng, như vậy hoạt động của ngân hàng đạt kết quả tốt. Doanh thu của ngân hàng từ hoạt động tín dụng là rất cao mà chủ yếu là thu lãi cho vay. Năm 2008, lãi suất cho vay có lúc là “đường thẳng”, vì vậy đem lại cho ngân hàng một nguồn thu rất lớn, tổng lãi cho vay thu được chiếm 65% tổng thu. Bước sang 2009, được sự hỗ trợ về lãi suất, doanh số cho vay càng tăng, số tiền lãi thu được càng nhiều. Bên cạnh đó, hoạt động thẻ ATM ngày càng hoàn thiện, khách hàng sử dụng thẻ ngày càng nhiều, cộng với việc hợp tác với doanh nghiệp trả lương qua thẻ cho các công nhân, ngân hàng đã thu được một nguồn lợi rất lớn từ dịch vụ này. Năm 2010, do tốc độ tăng trưởng tín dụng, thu nhập từ hoạt động này là một nguồn thu khá lớn cho ngân hàng.
Các khoản chi cũng tăng lần lượt qua ba năm, chi phí cho việc trả lãi tiền gửi cũng là một con số không nhỏ. Bên cạnh đó, chi nhánh luôn cải thiện, nâng cấp cơ sở vật chất tạo vẻ mỹ quan khi khách hàng đến giao dịch. Hiện nay, đã có máy phát điện riêng. Việc trả lương và nộp bảo hiểm cho nhân viên chỉ chiếm 0,6% chi phí. Phần chi cho tài sản như khấu hao, sữa chữa, mua sắm công cụ lao động, thuê tài sản cũng chiếm một phần lớn chi phí. Khoản chi về “bưu phí, điện thoại, giấy tờ in, công tác phí” ngày càng tăng đồng biến với lượng khách hàng đến giao dịch.
Một điều đáng mừng cho chi nhánh là: lợi nhuận đạt kết quả quan, tăng trưởng qua ba năm. Cụ thể, con số này năm 2010 là 12,991 triệu đồng tăng 28,48% so với năm 2008.
2.3.3.2 Kết quả của hoạt động huy động vốn.
Trong giai đoạn 2008-2010, tổng huy động vốn có xu hướng tăng qua các năm, lượng khách hàng đến với Ngân hàng ngày càng nhiều. 2009 tăng nhẹ so với 2008 với mức tăng trên 2.57%2010 có mức tăng khá cao so với 2009 đạt mức tăng trên 37.01%
Biểu đồ 2.2 : Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008-2010
ĐVT: Triệu đồng
Bảng 2.2 : Phân tích tình hình huy động vốn của Chi nhánh
(Đơn vị tính : Triệu đồng)
chỉ tiêu
2008
2009
so sánh 2009/2008
số tiền
TT%
số tiền
TT%
tăng (+)giảm (-)
tỷ lệ %tăng giảm
tổng huy động vốn
305,053
100
312,891
100
7,838
2.57
* Phân loại theo tính chất
tiền gửi không kỳ hạn
210,617
69.04
161,400
51.58
-49,217
-23.37
tiền gửi có kỳ hạn
94,436
30.96
151,491
48.42
57,055
60.42
* Phân loại theo khách hàng
tiền gửi của các TCKT
208,200
68.25
207,230
66.23
-970
-0.47
tiền gửi của cá nhân, hộ sản xuất
96,853
31.75
105,661
33.77
8,808
9.09
(Nguồn: báo cáo kết quả HĐKD 2008,2009)
Qua bảng số liệu ta thấy huy động vốn của NHNo & PTNT chi nhánh KCN Tân Thành trong hai năm trên có mức tăng trưởng nhẹ đã đưa vốn huy động của Ngân hàng:
Năm 2008 từ 305,053 tr đồng tăng lên 312,891 tr đồng vào năm 2009. Huy động vốn năm 2009 tăng 7,838 tr đồng đạt mức tăng 2.57% so với năm 2008.
Trong cơ cấu phân tích theo tính chất thì tiền gửi không kỳ hạn năm 2008 là 210,617 tr đồng (tỷ trọng 69.04% tổng huy động vốn năm 2008) giảm xuống 161,400 tr đồng vào năm 2009. Bên cạnh đó, tiền gửi có kỳ hạn năm 2009 là 151,491 tr đồng (chiếm tỷ trọng 48.42% trên tổng huy động vốn năm 2009) tăng khá cao 60.42% so với năm 2008 là 94,436 tr đồng.
Trong cơ cấu phân tích theo khách hàng thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2009 là 207,230 tr đồng (chiếm tỷ trọng 66.32% trong tổng huy động vốn năm 2009) giảm 970 tr đồng tương đương 0.47% so với năm 2008 là 208,200 tr đồng (chiếm tỷ trọng 68.25% tổng vốn huy động của năm 2008).
Trong đó tiền gửi của cá nhân, hộ sản xuất năm 2009 đã giảm 9.09% so với năm 2008.
Bảng 2.3 : Phân tích tình hình huy động vốn của Chi nhánh (tt)
(Đơn vị tính : Triệu đồng)
chỉ tiêu
2009
2010
so sánh 2010/2009
số tiền
TT%
số tiền
TT%
tăng (+)giảm (-)
tỷ lệ %tăng giảm
tổng huy động vốn
312,891
100
428,706
100
115,815
37.01
* Phân loại theo tính chất
tiền gửi không kỳ hạn
161,400
51.58
244,46
57.02
83,060
51.46
tiền gửi có kỳ hạn
151,491
48.42
184,246
42.98
32,755
21.62
* Phân loại theo khách hàng
tiền gửi của các TCKT
207,230
66.23
271,380
63.30
64,150
30.96
tiền gửi của cá nhân, hộ sản xuất
105,661
33.77
157,326
36.70
51,665
48.90
(Nguồn: báo cáo kết quả HĐKD 2009,2010)
Năm 2009 từ 312,891 tr đồng tăng lên 428,706 tr đồng vào năm 2010. Huy động vốn năm 2010 tăng 115,815 tr đồng đạt mức tăng 37.01% so với năm 2009.
Trong cơ cấu phân tích theo tính chất thì tiền gửi không kỳ hạn năm 2009 là 161,400 tr đồng (tỷ trọng 51.58% tổng huy động vốn năm 2009) tăng lên 244,46 tr đồng vào năm 2010 đạt mức tăng 51.46%. Bên cạnh đó, tiền gửi có kỳ hạn năm 2010 là 184,246 tr đồng (chiếm tỷ trọng 42.98% trên tông huy động vốn năm 2010) tăng 21.62% so với năm 2009 là 151,491 tr đồng.
Trong cơ cấu phân tích theo khách hàng thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2010 là 271,380 tr đồng (chiếm tỷ trọng 63.30% trong tổng huy động vốn năm 2010) tăng 64,150 tr đồng tương đương 30.96% so với năm 2009 là 207,230 tr đồng (chiếm tỷ trọng 66.23% tổng vốn huy động của năm 2009). Trong đó tiền gửi của cá nhân, hộ sản xuất năm 2010 đã tăng 48.90% đạt 157,326 tr đồng so với năm 2009.
2.3.3.3 Kết quả của hoạt động cho vay.
Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng không những có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà còn đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận của ngân hàng.
Bảng 2.4: Phân tích tình hình cho vay của chi nhánh
( Đơn vị: Triệu đồng VN )
Chỉ tiêu
2008
2009
So sánh 2009/2008
Số tiền
TT%
Số tiền
TT%
Tăng (+)Giảm (-)
Tỷ lệ %tăng giảm
Tổng d.số cho vay
169,479
100
262,497
100
93,016
54.88
* Loại tiền
Nội tệ
166,642
98.33
218,522
83.25
51,88
31.13
Ngoại tệ
2,837
1.67
43,975
16.75
41,135
1449.95
* Theo thành phần kinh tế
Các tổ chức kinh tế
95,26
56.21
175,142
66.72
79,882
83.86
Cá nhân, hộ sản xuất
74,219
43.79
87,355
33.28
13,136
17.70
* Theo thời gian
Ngắn hạn
84,916
50.1
135,527
51.63
50,611
59.60
Trung, dài hạn
84,563
49.,9
126,97
48.37
42,407
50.15
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008,2009)
Tổng doanh số cho vay của năm 2009 là 26,497 tr đồng đạt mức tăng 54.88% so với năm 2008 là 169,479 tr đồng.
Trong cơ cấu phân tích theo loại tiền thì doanh số cho vay nội tệ vẫn giữ vai trò chủ yếu với mức tăng 31.23% đạt 218,522 tr đồng vào năm 2009.
Bên cạnh đó, doanh số cho vay ngoại tệ cũng tăng đáng kể từ 2,837 tr đồng năm 2008 lên 43,975 tr đồng năm 2009.
Trong cơ cấu phân tích theo thành phần kinh tế thì doanh số cho vay các tổ chức kinh tế tăng đáng kể, vào năm 2009 là 175,142 tr đồng đạt mức tăng 83.86% so với năm 2008 là 95,26 tr đồng.
Trong cơ cấu phân tích theo thời gian thì cả doanh số cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn đều tăng cao từ 50% trở lên.
Bảng 2.5: Phân tích tình hình cho vay của chi nhánh (tt)
( Đơn vị: Triệu đồng VN )
Chỉ tiêu
2009
2010
So sánh 2010/2009
Số tiền
TT%
Số tiền
TT%
Tăng (+)Giảm (-)
Tỷ lệ %tăng giảm
Tổng d.số cho vay
262,497
100
273,233
100
10,738
4.09
* Loại tiền
Nội tệ
218,522
83.25
199,853
73.14
-18,669
-8.54
Ngoại tệ
43,975
16.75
73,38
26.86
29,408
66.88
* Theo thành phần kinh tế
Các tổ chức kinh tế
175,142
66.72
181,103
66.28
5,961
3.40
Cá nhân, hộ sản xuất
87,355
33.28
92,13
33.72
4,775
5.47
* Theo thời gian
Ngắn hạn
135,527
51.63
141,83
51.9
6,303
4.65
Trung, dài hạn
126,97
48.37
131,403
48.1
4,433
3.49
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009,2010)
Tổng doanh số cho vay năm 2010 tăng nhẹ so với năm 2009 với mức tăng 4.09% từ 262,497 tr đồng lên 273,233 tr đồng.
Trong cơ cấu phân tích theo loại tiền thì doanh số vay năm 2010 giảm hơn so với năm 2009 từ 218,522 tr đồng xuống còn 199,853 tr đồng, còn ngoại tệ thì tăng khá cao với mức tăng 66.88%.
Trong cơ cấu phân tích theo thành phần kinh tế va theo thời gian thì năm 2010 các chỉ tiêu đều có mức tăng nhẹ dao động từ 3 → 5%.
► Nhìn chung doanh số cho vay điểm năm 2009 có mức tăng khá cao so với năm 2008, năm 2010 tăng nhẹ so với năm 2009. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn là xấp xỉ gần bằng nhau ở các năm trong giai đoạn 2008 – 2010, đó là một cơ cấu vay hợp lý và thuận lợi.
Biểu đồ 2.3 : Tình hình cho vay của Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành
ĐVT: Triệu đồng
2.3.3.4 Kết quả hoạt động cho vay trên nguồn vốn huy động
Biểu đồ 2.4: Tình hình cho vay trên nguồn vốn huy động
ĐVT: Triệu đồng
Qua biểu đồ trên ta thấy được hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành khá ổn định, cả nguồn huy động vốn và doanh số cho vay đều tăng, năm này cao hơn năm trước với xu thế ổn định và vững chắc, lượng khách hàng đến với Ngân hàng ngày càng nhiều.
Có thể thấy hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất, đem lại nguồn thu chính cho Ngân hàng. Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành chịu sự cạnh tranh của nhiều NHTM khác đóng trên đị bàn huyện Tân Thành, song với những quyết tâm và nổ lực của ban lãnh đạo cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên đưa tình hình kinh doanh đi lên. Đồng thời trong những năm gần đây Chi nhánh luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác hoạt động và quản lý tín dụng tạo nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng ngày càng tăng qua các năm trong giai đoạn 2008-2010
Bảng 2.6 : Kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành
( Đơn vị: Triệu đồng VN )
chỉ tiêu
2008
2009
2010
so sánh 2009/2008
so sánh 2010/2009
tăng (+)giảm (-)
tỷ lệ %tăng giảm
tăng (+)giảm (-)
tỷ lệ %tăng giảm
thu nhập
29,971
32,571
47,575
2,600
8.68
15,004
46.07
chi phí
16,397
15,622
23,349
-775
-4.73
7,727
49.46
lợi nhuận
13,574
16,949
24,226
3,375
24.86
7,277
42.93
(Nguồn: bảng cân đối chi tiết giai đoạn 2008 – 2010)
Thu nhập từ hoạt động tín dụng của chi nhánh tăng cao qua các năm. Từ 29,971 tr đồng vào năm 2008 lên 32,571 tr đồng vào năm 2009 và đạt 47,575 tr đồng vào năm 2010.
► Kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Nguồn lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tăng cao qua các năm ghánh vác được phần lớn chi phí của các hoat động khác của ngân hàng, đưa tình hình kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển (so sánh với Bảng2.1: Kết quả hoạt động hinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008-2010)
Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng cũng chứa đựng những rủi ro nghiêm trọng. Điển hình là năm 2010 Ngân hàng phải chi nợ phải thu khó đòi là 16.367 tr đồng để xử lý rủi ro đưa chi phí khác của năm lên 25.820 tr đồng.
2.4 Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008 - 2010
2.4.1 Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh.
Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008-2010
( Đơn vị: Triệu đồng VN )
chỉ tiêu
2008
2009
2010
so sánh 2009/2008
so sánh 2010/2009
tăng (+)giảm (-)
tỷ lệ %tăng giảm
tăng (+)giảm (-)
tỷ lệ %tăng giảm
tổng dư nợ
169,479
262,497
273,233
93,018
54.88
10,736
4.09
nợ quá hạn
2,237
1,644
5,413
-593
-26.51
3,769
229.26
tỷ lệ nợ quá hạn
1,32%
0,63%
1,98%
-0,69%
1,35%
(Nguồn: bảng thống kê dư nợ và nợ xấu giai đoạn 2008 – 2010)
Biểu đồ 2.5: Nợ quá hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành
ĐVT: Triệu đồng
Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng biến động qua các năm tùy theo tình hình kinh tế. Năm 2008, năm của khủng hoảng kinh tế, lạm phát
diễn biến khó lường, các doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng phải cầu cứu ngân hàng bất chấp lãi suất cho vay rất cao. Cuối cùng, hàng hóa sản xuất bị ứ đọng, vốn khó thu hồi, dẫn đến không trả được nợ ngân hàng.
Năm 2009, các doanh nghiệp được sự hỗ trợ lãi suất 4%, nên có lợi nhuận đã đảm bảo được khả năng trả nợ, tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm nhiều, chỉ còn 0,63%. Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng tăng cao nhất là vào năm 2010 vì trong năm này lạm phát diễn biến khó lường, CPI tăng mạnh vào 3 tháng đầu năm, nhưng liền 3 tháng sau đó tăng thấp gần về mức 0%, để rồi lại vượt lên 1% trong 4 tháng còn lại của năm, giá cả leo thang, dẫn đến các nhà sản xuất gặp trục trặc về chi phí nguyên liệu đầu vào. Dẫn chứng là CT TNHH Thảo Nguyên(sản xuất hạt điều), đã phải mua hạt điều với giá tăng 30%, CT TNHH chế biến thủy sản Ngọc Hà phải mua mực tươi sống loại nhất với giá 120,000 đồng/kg. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp không chịu trả nợ mà chấp nhận chịu lãi suất phạt 150%. Chưa hết, việc trồng trọt chăn nuôi của bà con nông d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KHOA LUAN TOT NGHIEP (PHAN MY HANH).doc
- KHOA LUAN TOT NGHIEP _PHAN MY HANH_.pdf