Khóa luận Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Vĩnh Phúc giai đoạn 2003 - 2010

MỤC LỤC

Lời nói đầu 4

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FDI VÀ FDI TẠI VIỆT NAM 6

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FDI 6

1. Khái niệm và đặc điểm 6

1.1. Khái niệm 6

1.2. Đặc điểm 7

2. Môi trường đầu tư 8

2.1. Khái niệm 8

2.2. Các yếu tố của môi trường đầu tư 8

2.2.1. Tình hình chính trị 8

2.2.2. Chính sách - Pháp luật 9

2.2.3. Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên 9

2.2.4. Trình độ phát triển kinh tế 10

2.2.5. Đặc điểm phát triển văn hoá - xã hội 10

3. Xu hướng vận động của dòng FDI 10

3.1. FDI tập trung vào các nước phát triển 11

3.2. FDI tập trung vào các ngành "kinh tế mới" 12

3.3. Xu hướng vận động của dòng vốn FDI ở các nước đang phát triển 13

3.4. Sáp nhập sẽ trở thành hình thức đầu tư chủ yếu

II.THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 15

1. Tình hình thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam 15

1.1. Quy mô vốn đầu tư 15

1.2. Cơ cấu vốn đầu tư 17

1.2.1. Cơ cấu đầu tư theo đối tác 17

1.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành 19

1.2.3. Cơ cấu vốn đầu tư theo địa phương 21

1.2.4. Cơ cấu vốn đầu tư theo hình thức đầu tư 22

2. Đóng góp của FDI với nền kinh tế Việt Nam 23

3. Những tồn tại, hạn chế 28

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TĨNH VĨNH PHÚC TRONG THỜI GIAN QUA 31

I. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Ở VĨNH PHÚC 31

1. Điều kiện tự nhiên 31

1.1. Vị trí địa lý 31

1.2. Dân số 32

1.2.1. Số dân 32

1.2.2. Lực lượng lao động 32

1.3. Khí hậu, thổ nhưỡng, tài nguyên 33

2. Kinh tế - xã hội 34

2.1. Kết cấu hạ tầng 34

2.1.1. Cấp điện 34

2.1.2. Cấp nước 35

2.1.3. Thông tin liên lạc 36

2.1.4. Giao thông - Vận tải 36

2.1.5. Các ngành dịch vụ khác 37

2.2. Tình hình kinh tế 38

2.2.1. Công nghiệp 38

2.2.2. Nông, lâm, thuỷ sản 40

2.2.3. Thương mại 41

2.2.4. Hợp tác đầu tư 41

3. Môi trường pháp lý của tỉnh 42

3.1. Cơ chế quản lý 42

3.1.1. Các văn bản liên quan đến FDI 42

3.1.2. Các cấp quản lý 42

3.1.3. Thủ tục quản lý dự án FDI 44

3.2. Các chính sách ưu đãi dành cho FDI tại Vĩnh Phúc 45

II. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA VĨNH PHÚC 49

1. Tình hình thu hút FDI của Vĩnh Phúc 49

2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư 54

2.1. Đóng góp của các dự án vào sự phát triển kinh tế của tỉnh 54

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI TỈNH 55

A. Những đóng góp tích cực 55

1. FDI tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng 55

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá 56

3. Chuyển giao công nghệ 57

4. Giải quyết việc làm và nâng cao trình độ người lao động 58

5. Đóng góp vào ngân sách 60

B. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 61

1. Về cơ chế quản lý 61

2. Những tồn tại khác 62

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG FDI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN 2003 - 2010. 64

I. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI CỦA TỈNH VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM TỚI 64

1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc đến năm 2010 64

2. Những lĩnh vực ưu tiên phát triển 65

3. Định hướng thu hút FDI 66

3.1. Về địa bàn. 66

3.2. Về hình thức đầu tư 66

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN 2003 - 2010 66

1. Hoàn thiện cơ chế chính sách về đầu tư 67

1.1. Cải thiện chính sách đất đai 67

1.2. Tăng cường hơn nữa các chính sách ưu đãi và khuyến khích FDI 68

2. Cải cách hành chính . 69

2.1. Cải cách thủ tục hành chính 69

2.2. Bộ máy hành chính 71

3. Tăng cường đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư 71

4. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực 75

Kết luận 77

Tài liệu tham khảo 78

Phụ lục 1 80

Phụ lục 2 83

Phụ lục 3

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Vĩnh Phúc giai đoạn 2003 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vĩnh Phúc, cụ thể: Nâng cấp, mở rộng các đoạn hiện nền và mặt đường còn hẹp để đạt tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng. Xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Phú Thọ qua tỉnh Vĩnh Phúc. Xây dựng cầu Vĩnh Thịnh bắc qua sông Hồng nối liền hai tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Tây để hoàn chỉnh hệ thống đường vành đai Hà Nội, phục vụ phát triển kinh tế thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Nâng cấp và mở rộng các tuyến đường tỉnh còn lại đạt tiêu chuẩn đường cấp 4 có lớp mặt rải nhựa hoàn chỉnh. Cứng hoá đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã) đạt 50% lớp mặt được rải nhựa, lát gạch, bê tông. Xây dựng các cảng Vĩnh Thịnh, Chu Phan, Như Thuỵ phục vụ phát triển giao thông đường thuỷ 2.1.5 Các ngành dịch vụ khác a - Ngành ngân hàng Hệ thống tổ chức ngân hàng trên địa bàn Vĩnh Phúc gồm Ngân hàng Nhà nước tỉnh và 4 ngân hàng thương mại quốc doanh: Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng phục vụ người nghèo. Bên cạnh đó còn có chi nhánh quỹ tín dụng Trung ương Vĩnh Phúc và trung tâm vàng bạc, đá quý Vĩnh Phúc. Một số ngân hàng thương mại (như Ngân hàng NN & PT nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và phát triển) đã có chi nhánh tận các huyện. Hệ thống ngân hàng Vĩnh Phúc không ngừng đổi mới công nghệ, tăng cường cơ sở vật chất, thực hiện nối mạng thanh toán giữa các ngân hàng trong nước và quốc tế. Với phương châm: chính xác, nhanh chóng, an toàn, các ngân hàng thương mại đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu vay của các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác. b - Ngành hải quan: Hải quan Vĩnh Phúc luôn tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp. Các dịch vụ như: Tư vấn đầu tư, xây dựng... luôn được các cơ quan chuyên môn sẵn sàng đáp ứng nếu nhà đầu tư yêu cầu. 2.2. Tình hình kinh tế 2.2.1. Công nghiệp Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Phúc lúc bắt đầu tái lập tỉnh rất nhỏ bé, xếp thứ 41/61 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đến năm 2001 vươn lên đứng thứ 7 trong cả nước. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp (CN) Vĩnh Phúc trong 5 năm (1998 - 2002) là 74,68%. Trong đó: Khu vực CN trong nước 22,57%; CN có vốn FDI: 9,3 lần.. - Tỷ trọng giá trị SXCN - XD sản xuất công nghiệp - xây dựng so với tổng giá trị sản xuất và tổng thu nhập quốc nội (GDP) trên địa bàn tỉnh tăng nhanh. - Cơ cấu kinh tế (%) qua các năm cũng nghiêng về phát triển công nghiệp: Biểu đồ 2: cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc 34,6% 52,54% 12,86 % ( Trong đó CN chiếm 9,55%) Dịch vụ Nông nghiệp Công nghiệp xây dựng + Năm 1997: 33,74% 36,4 % 29,78% (Trong đó CN 28,3%) Dịch vụ Nông nghiệp Công nghiệp xây dựng + Năm 1999: 32,4 % 26,9 % 40,7% Dịch vụ Nông nghiệp Công nghiệp xây dựng + Năm 2002: Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc Cùng với sự phát triển chung về kinh tế - xã hội, công nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc trong những năm qua đã có bước đi đúng hướng và tăng trưởng vượt bậc. Sản phẩm sản xuất ra cũng đa dạng hơn, nhiều cơ sở đã đầu tư công nghệ tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng đóng góp cho ngân sách địa phương. 2.2.2. Nông, lâm, thủy sản Vĩnh Phúc có diện tích đất nông nghiệp là 66.559,73 ha, chiếm 48,60% tổng diện tích toàn tỉnh; đất lâm nghiệp 30.439,33 ha, chiếm 22,19%; đất chưa qua sử dụng 16.093,75 ha, chiếm 11,73%. Tiềm năng đất đai khá lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Nhờ có sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng về cơ cấu mùa vụ, về cây trồng, vật nuôi và các dịch vụ phục vụ cho sản xuất được kịp thời nên giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thuỷ sản hàng năm đều tăng. Thành tựu nổi bật của nông nghiệp Vĩnh Phúc thời gian qua là đã căn bản giải quyết được vấn đề lương thực trên địa bàn tỉnh; diện tích rau xanh và cây công nghiệp cũng không ngừng tăng; diện tích rau cao cấp và hoa đang phát triển mạnh; nghề trồng nấm, trồng dâu, nuôi tằm đang cho hiệu quả tốt; cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày đang có hướng phát triển trên diện rộng. Chăn nuôi tiếp tục phát triển; Chương trình sinh hoá đàn bò, phát triển đàn bò sữa và nạc hoá đàn lợn đã đạt được những kết quả quan trọng. Thông qua hoạt động xúc tiến thương mại thời gian gần đây và khả năng sản xuất của tỉnh thì những mặt hàng có thể ký kết hợp đồng tiêu thụ với số lượng lớn và ổn định là: Sản phẩm trồng trọt: Ngô, rau, hoa, nấm, kén tằm và các loại quả (vải, dứa) Sản phẩm chăn nuôi: lợn choai siêu nạc, thịt lợn mảnh, sữa bò, thị bò, thịt và trứng gia cầm. 2.2.3. Thương mại: Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, Vĩnh Phúc có tiềm năng to lớn trong việc phát triển thương mại và thị trường, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá (LCHH) trên địa bàn tỉnh tăng đều qua các năm và cơ cấu theo vùng lãnh thổ tương thích với sức mua và tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán ra. Trong đó mức LCHH của các doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng trung bình là 8,36%, ngành du lịch, dịch vụ chiếm tỷ trọng 2,43%. Kim ngạch xuất khẩu ( XK) tăng nhanh, mặt hàng xuất khẩu khá phong phú. năm 1997, trị giá hàng XK đạt 13,7 triệu USD, năm 2002 đạt 27,8 triệu USD. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: Quế xô trung bình hàng năm 2.725 tấn, lạc nhân 2.618 tấn, chè 800 tấn, chuối tiêu 9.500 tấn. Sản phẩm trao đổi chủ yếu của Vĩnh Phúc gồm: Chè các loại, gốm xây dựng và mỹ nghệ, sản phẩm rèn, rau xanh, cây thực phẩm và hoa cao cấp, thịt lợn, thịt bò, sữa bò, gia cầm và thuỷ sản ... Tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Vĩnh Phúc thời kỳ 1998 - 2002 đạt 659.553.000 USD. Hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị và nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng 23,12%, kim ngạch xuất khẩu tăng 10,45% so với năm 2001. 2.2.4. Hợp tác đầu tư Đến hết tháng 12/2002, đã có 30 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 400 triệu USD thuộc 9 nước và vùng lãnh thổ đang hoạt động có hiệu quả, trên 70 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 3.500 tỷ VNĐ. Môi trường pháp lý của tỉnh . Cơ chế quản lý Các văn bản liên quan đến FDI Cơ chế quản lý đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là quản lý theo luật. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại doanh nghiệp không có bộ chủ quản như doanh nghiệp nhà nước nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ theo luật. ý thức được tầm quan trọng chiến lược của FDI đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, năm 1987 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam, một năm sau sự khởi đầu của chính sách mở cửa nền kinh tế (mở ra một thời kỳ mới của nền kinh tế Việt Nam). Qua bốn lần sửa đổi vào năm 1990, 1992, 1996 và gần đây nhất vào ngày 1/7/2000 Trên cơ sở đó, luật sửa đổi, bổ sung tập trung trước hết vào việc tháo gỡ kịp thời những khó khăn, cản trở đối với doanh nghiệp có vốn FDI đã được cấp phép, tạo điều kiện thu hút nhiêù dự án đầu tư mới với chất lượng cao hơn, đồng thời làm xích gần thêm một bước giữa các qui định pháp luật về đầu tư trong nước và ĐTNN để tiến tới xây dựng một luật đầu tư thống nhất. 3.1.2. Các cấp quản lý Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (UBND) thống nhất thực hiện quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn FDI trên địa bàn tỉnh cụ thể là: - Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập trên cơ sở đổi tên và tổ chức lại Uỷ ban Kế hoạch tỉnh Phú Thọ theo quyết định 188-QĐ/UB ngày 30/8/1997. Sở Kế hoạch và đầu tư được UBND tỉnh uỷ quyền quản lý nhà nước về ĐTNN và hợp tác đầu tư, là cơ quan đầu mối giải quyết mọi thủ tục liên quan đến đầu tư của chủ đầu tư. - Chức năng và nhiệm vụ của sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc. Sở Kế hoạch và đầu tư là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh có chức năng tham mưu tổng hợp về qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thực hiện các chủ trương biện pháp quản lý đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại địa phương. Làm đầu mối phối hợp giữa các sở, ngành ở tỉnh trong công tác kế hoạch và đầu tư. Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của UBND tỉnh, sự chỉ đạo về chuyên môn và nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và đầu tư. Sở Kế hoạch và đầu tư có các nhiệm vụ sau: - Phổ biếnvà hướng dẫn thực hiện pháp luật nhà nước về hoạt động FDI trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn các chủ đầu tư tìm hiểu môi trường đầu tư, thông tin những điều kiện đầu tư. - Hướng dẫn, giới thiệu địa điểm đầu tư cho nhà đầu tư trên cơ sở phù hợp qui hoạch phát triển kinh tế của địa phương. - Phổ biến nội dung, trình duyệt và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài vào địa bàn tỉnh. - Là đầu mối trực tiếp nhận hồ sơ dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, lập hồ sơ trình UBND tỉnh cấp phép đầu tư theo thẩm quyền. - Chủ trì cùng các ngành liên quan, tổ chức thẩm định dự án, xác định giá thuế đất theo qui định, cùng sở Tài chính thẩm định mức đền bù để tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, quyết định. - Từng quý, 6 tháng, 9 tháng và từng năm có văn bản báo cáo gửi UBND tỉnh, bộ Kế hoạch và đầu tư về tình hình thực hiện kế hoạch của địa phương và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI. Kiến nghị việc bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác kế hoạch và đầu tư của tỉnh. - Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh. * Các sở, ngành trong tỉnh có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và đầu tư giải quyết kịp thời các vấn đề thuộc thẩm quyền. * Ngoài ra, ban quản lý KCN là cơ quan được Bộ Kế hoạch và đầu tư uỷ quyền quản lý hoạt động FDI trong KCN của tỉnh. Trong Sở Kế hoạch và đầu tư, Phòng Hợp tác và kinh tế đối ngoại có trách nhiệm quản lý ĐTNN trên địa bàn tỉnh. 3.1.3. Thủ tục quản lý dự án FDI Với quyền hạn và trách nhiệm nêu trên, ngày 15/1/2001, UBND tỉnh đã ra quyết định số 60/QĐ-UB (quyết định thực hiện “cơ chế một cửa” về hợp tác đầu tư trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc). Quyết định này qui định nội dung chủ yếu để tổ chức thực hiện quy chế một cửa (một đầu mối) trong việc xúc tiến, quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở tuân thủ Luật ĐTNN tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan để cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi nhất cho đầu tư phát triển. "Cơ chế một cửa" trong quyết định này được thống nhất hiểu như sau: - "Một cửa" là thực hiện theo một đầu mối, một cơ quan giải quyết mọi vấn đề liên quan đến nhà đầu tư từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định dự án đến cấp giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật. - "Một cửa" không phải là một cơ quan làm thay tất cả các công việc của các ngành liên quan mà là đầu mối khâu nối tổng hợp ý kiến các ngành trên cơ sở thống nhất ý kiến của các ngành dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh. - Nhà đầu tư có nguyện vọng đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc chỉ phải đến một cơ quan mà không phải đến nhiều cơ quan để liên hệ công tác từ khâu khảo sát ban đầu cho đến khi nhận được giấy phép đầu tư. . Các chính sách ưu đãi dành cho FDI tại Vĩnh Phúc. Để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính sách thông thoáng đóng một vai trò rất quan trọng. Các nhà đầu tư luôn chọn những vùng mà họ có thể tận dụng được nhiều nhất chính sách ưu đãi. Những năm vừa qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành khá nhiều chính sách khuyến khích đầu tư. Trong năm 2002, UBND tỉnh đã dự thảo quy chế về việc thực hiện một số chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vĩnh Phúc căn cứ vào tình hình thực tế áp dụng cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư vào Vĩnh Phúc giai đoạn 2001 - 2005. Nội dung này bao gồm: * Điều kiện được hưởng ưu đãi Những dự án được hưởng ưu đãi phải thoả mãn một trong các điều kiện sau: - Đầu tư mới, đầu tư mở rộng, di chuyển đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề kinh doanh đến Vĩnh Phúc tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn của Vĩnh Phúc. - Đầu tư mới, đầu tư mở rộng di chuyển đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề kinh doanh, đặc biệt khuyến khích đầu tư. - Những dự án thu hút nhiều lao động (100 lao động trở lên) - Đầu tư trong giai đoạn 2002 - 2005 - Quy mô đầu tư với số vốn đầu tư lớn (trên 5 tỷ đồng), thiết bị, công nghệ tiên tiến, ngành nghề sử dụng đội ngũ trí thức cao. - Đầu tư kinh doanh vào các công trình hạ tầng điện, nước, giao thông, đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh. * Các chế độ được hưởng ưu đãi của tỉnh Vĩnh Phúc Giá thuê đất Giá thuê đất đối với các dự án có vốn FDI là mức giá thấp nhất theo khung giá quy định hiện hành của nhà nước. Giá thuê đất đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước là mức giá theo tỷ lệ phần trăm (%) quy định cho sản xuất và dịch vụ áp dụng giá thuê đất theo quy định hiện hành của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Miễn tiền thuê đất. Các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, ngoài việc được hưởng miễn thuế đất thuế quy định hiện hành của nhà nước, còn được hưởng miễn thêm như sau: - Dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất trên địa bàn huyên Lập Thạch và các xã miền núi của huyện Tam Dương, Bình Xuyên, Mê Linh được miễn thêm 8 năm; Đầu tư vào các KCN, CCN và các địa bàn khác được miễn thêm 5 năm. - Các dự án thoả mãn một trong các điều kiện sau đây được miễn 100% tiền thuê đất: + Đầu tư xây dựng khu chung cư cao tầng (Từ 3 tầng trở lên) để cho thuê ở đô thị, phục vụ KCN, CCN. + Đầu tư xây dựng các công trình văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ nhân dân. + Chế biến nông sản, thực phẩm sử dụng trên 30% nguồn nguyên liệu tại Vĩnh Phúc. Hỗ trợ đền bù giải phóng và san lấp mặt bằng Dự án thoả mãn một trong các điều kiện sau đây được ngân sách tỉnh hỗ trợ theo tỷ lệ phần trăm (%) của tổng số tiền đền bù (không tính giá trị các công trình kiến trúc như nhà cửa, cầu cống, đường điện, đường nước...) theo chính sách hiện hành của nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt: - Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN, CCN được hỗ trợ 8%. - Sử dụng công nghệ cao và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 10%. - Có vốn đầu tư từ 10 tỷ VND trở lên và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 10%. - Chế biến nông sản thực phẩm sử dụng trên 30% nguồn nguyên liệu tại Vĩnh Phúc và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 15%. - Đầu tư vào các KCN, CCN vùng đồng bằng của các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc được hỗ trợ 20%. - Đầu tư xây dựng khu chung cư cao tầng (Từ 3 tầng trở lên) cho thuê ở đô thị, phục vụ KCN, CCN ở thị xã Vĩnh Yên, các huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch và các công trình văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí, ytế, giáo dục được hỗ trợ từ 50 - 100%. - Đầu tư sản xuất ở huyện Lập Thạch, các xã miền núi của các huyện Tam Dương, Bình Xuyên và các CCN ở Vĩnh Yên được hỗ trợ 100% (không tính đất trồng lúa). Mức hỗ trợ nêu ở các mục nêu ở trên không vượt quá 2 tỷ VND. Trường hợp dự án đáp ứng được nhiều điều kiện thì chỉ được hưởng ưu đãi của điều kiện có mức ưu đãi cao nhất. Đối với các CCN chưa có công ty kinh doanh phát triển hạ tầng làm chủ đầu tư, tỉnh ứng tiền trước để đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch được duyệt. Khi có dự án dược triển khai tại CCN này, tỉnh thu lại của chủ đầu tư các khoản tiền đã ứng trước để đền bù, giải phóng mặt bằng theo diện tích đất thực giao sau khi đã trừ ưu đãi nêu ở trên. Đối với dự án cụ thể, xét thấy cần phải khuyến khích hơn nữa để thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh, UBND tỉnh có thể xem xét hỗ trợ một phần tiền san lấp mặt bằng, mức hỗ trợ sẽ được UBND tỉnh quyết định cho từng dự án và địa bàn cụ thể. Hỗ trợ lãi xuất tiền vay Dự án đầu tư để xây dựng chung cư cao tầng (từ 3 tầng trở lên), nhà cho thuê ở đô thị, KCN, CCN và các công trình văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh có thể dược UBND tỉnh xem xét hỗ trợ lãi xuất tiền vay của các tổ chức tín dụng cho từng dự án cụ thể. Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động của tỉnh. - Dự án được hưởng ưu đãi theo quy định này là dự án đầu tư mới, sử dụng lao động chưa qua đào tạo là người của tỉnh Vĩnh Phúc được ngân sách của tỉnh hỗ trợ kinh phí một lần để đào tạo nghề là 500.000 VND/người. Trường hợp tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức đào tạo nghề ở mức cơ bản thì doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ 200.000 VND/người. - Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề nêu trên được thanh toán cho doanh nghiệp vào thời điểm sau 12 tháng kể từ khi dự án đi vào sản xuất trên cơ sở số lao động thực tế mà chủ đầu tư cam kết (bằng văn bản) sử dụng ổn định ít nhất 36 tháng kể từ ngày ký hợp đồng lao động. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng - Tỉnh đảm bảo xây dựng hạ tầng gồm đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc đến hàng rào của KCN, CCN, khu xử lý chất thải, rắn công nghiệp tập chung khi quy hoạch chi tiết của KCN, CCN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Dự án đầu tư vào địa bàn ngoài KCN, CCN theo yêu cầu của tỉnh để gắn với vùng nguyên liệu được hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng đường giao thông, đường cấp nước ngoài hàng rào khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán. II. Thực trạng thu hút FDI của Vĩnh Phúc 1. Tình hình thu hút FDI của Vĩnh Phúc Để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII "... Phát huy và khai thác cao độ tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tận dụng mọi nguồn lực bên trong và ngoài tỉnh, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, chuyển mạnh nền kinh tế theo cơ cấu công nghệp - nông nghiệp - dịch vụ, thực hiện phân công lại lao động xã hội ...". Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân (HĐND), Uỷ ban nhân dân (UBND) Tỉnh đã tập trung cao độ, chỉ đạo sát sao, đề ra các biện pháp và chính sách cụ thể để cải thiện môi trường đầu tư, phát huy lợi thế và vị trí địa lý, tích cực thu hút mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển. Vì vậy, kết quả thu hút đầu tư trong những năm qua có sự tiến bộ vượt bậc, đến (tháng 2/2003), tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 143 dự án đầu tư vào tỉnh. Xem bảng 7. Bảng 7: Tình hình đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp tại tỉnh vĩnh phúc (Đến tháng 2/2003) TT Tên cụm công nghiệp Diện tích đất của cụm công nghiệp Số dự án đầu tư Vốn đầu tư Diện tích đất đã cho thuê (ha) Tổng số (ha) DT đất cho công nghiệp (ha) Tổng số Dự án trong nước Dự án nước ngoài VNĐ (tỷ) USD (triệu) Cụm công nghiệp Quang Minh 444.45 315.61 60 53 7 2.212,6 22,233 146.855 Cụm công nghiệp Tiền Phong 200.00 102.00 9 8 1 329,77 3,300 44.196 Cụm công nghiệp Bình Xuyên 200.00 162.00 5 5 0 409,55 27.500 Cụm công nghiệp Khai Quang 275.00 155.41 19 6 13 201,94 64,16 79.700 Cụm công nghiệp Hương Canh 40.00 9 4 5 338,45 23,385 30.540 Khu công nghiệp Kim Hoa 265.41 165.96 5 0 5 210,377 47.588 Các khu vực khác 36 33 3 2.129,49 42,181 746.114 Cộng 1.159,45 753.02 143 109 34 5.684,36 365.636 1.122,502 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc Trong đó có 34 dự án có vốn FDI và 109 dự án trong nước. Mặc dù số dự án FDI chỉ chiếm 23,8% tổng số dự án nhưng lại có số vốn đăng ký kinh doanh rất cao là 365.636 triệu USD tương đương 5484,54 tỷ VNĐ gần bằng một nửa tổng số vốn đăng ký của 143 dự án. Điều này cho thấy lượng vốn FDI đầu tư thông qua các dự án chiếm xấp xỉ 1/2 tổng lượng vốn đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc tính đến tháng 2/2003. Trong giai đoạn 5 năm 1998 - 2002 tổng số dự án FDI vào Vĩnh Phúc chưa hẳn là đã cao - 23 dự án với tổng số vốn đăng ký kinh doanh là 107,816 triệu USD nhưng tình hình thu hút vốn FDI của Vĩnh Phúc rất khả quan (xem bảng 8) Bảng 8: Tình hình thu hút FDI của Vĩnh Phúc (Giai đoạn 1998 - 2002) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 Số dự án 1 1 4 4 13 Số VĐK (đ/vị Tr USD) 0,2 12,5 13,916 16,8 64,4 Tỷ trọng (%) 0,19 11,5 12,9 15,5 59,73 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc Chỉ với một dự án "Sản xuất hương không mùi - nguyên liệu làm hương" với số vốn đăng ký ít ỏi là 200.000 USD năm 1998 và năm 1999 cũng chỉ với một dự án FDI nhưng với số vốn đăng ký là 12,5 triệu USD (lượng vốn đăng ký cao hơn đáng kể so với năm trước) Đến năm 2000 và 2001 mỗi năm Vĩnh Phúc thu hút được 4 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 13,916 triệu USD và 16,8 triệu USD. Năm 2002 Tỉnh đã thu hút được 13 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 64,4 triệu USD, tăng 3,2 lần về số dự án và 3,83 lần về số vốn đầu tư so với năm 2001, chiếm tỷ trọng 59,73% của cả giai đoạn 1998 - 2002. Các dự án trên đã đầu tư vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhưng riêng đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp có tỷ trọng cao nhất chiếm 52%, chế biến nông lâm sản - thực phẩm chiếm 17,3%, sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 12%, đặc biệt số dự án sử dụng công nghệ cao chiếm 8%. Riêng hai tháng đầu năm 2003, tỉnh Vĩnh phúc đã thu hút được 22 dự án đầu tư, trong đó có 4 dự án có vốn đầu tư mới và 2 dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 38 triệu USD đạt 36% kế hoạch năm, tăng 3,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Dưới đây là các dự án có vốn đầu tư nước ngoài FDI đã được cấp giấy phép trong tháng 1/2003 và đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Xem bảng 9. Bảng 9: Tổng hợp các dự án có vốn FDI đã được cấp giấy phép tại tỉnh vĩnh phúc (Trong tháng 1/2003) STT Tên dự án Vốn đầu tư Lĩnh vực SXKD Diện tích đất xin thuê Lao động Năng lực SX Thời hạn (năm) Địa điểm Tổng vốn đầu tư (USD) Vốn pháp định (USD) Tỷ lệ góp vốn 1 Công ty TNHH Công nghiệp Hồng Minh - Vĩnh Phúc - VN Số 29/GP - VP Ngày 8/1/2003 4.000.000 4.000.000 100% Chế tạo gia công và kinh doanh linh kiện xe ôtô, xe máy, tấm kim loại và linh kiện cách nhiệt 36,03 ha 300 - ống xả: 237.500 chiếc -L.kiện đột: 1.187.500 bộ - L.kiện rèn: 950.000 bộ 40 CCN Khai Quang 2 Công ty LD Tân Đô Phát 30/GP - VP ngày 20/1/2003 4.000.000 1.000.000 55/45% Ươm giống và nuôi cá Chình nước ngọt 32 ha 1600 - Cá tươi: 1518 T/năm -Cá chế biến: 1034 T/năm 25 X Minh Quang, H.Bình Xuyên H. Tam Dương H. Lập Thạch H. Vĩnh Tường 3 C.ty LD thẻ thông minh MK 31/GP - VP ngày 24/1/2003 2.000.000 780 51/49 % SX thẻ từ, các loại thẻ dữ liệu khác, đầu đọc, thiết bị đầu cuối 1ha 70 7 - 10 triệu thẻ/năm 30 CCN Quang Minh Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc 2. Kết quả hoạt động SXKD của các dự án đầu tư 2.1. Đóng góp của các dự án vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Với 35 dự án đầu tư đang hoạt động trên địa bàn đã góp phần tạo ra sức tăng trưởng GDP cao. Trong đó không thể không nhấn mạnh đến sự đóng góp to lớn của các dự án FDI. Chính nhờ có các dự án FDI này, Vĩnh Phúc đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, khai thác tốt hơn nguồn nội lực, góp phần chuyển giao công nghệ, cải thiện kỹ năng lao động, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu. - Tốc độ tăng GDP bình quân 5%/năm từ 1997 - 2001, riêng năm 2002 tăng 12,5%. - Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI năm sau cao hơn năm trước và chiếm từ 65% đến 69% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh. - Thu ngân sách từ các doanh nghiệp FDI và DDI (Domestic Direct Investment) năm 2002 so với năm 2001 tăng 4,11% (năm 2001 thu từ khu vực FDI và DDI là 671,7 tỷ VNĐ/841,8 tỷ VNĐ = 86,4% tổng nguồn thu ngân sách. Năm 2002 là 1.417, 9 tỷ VNĐ/1.612 tỷ VNĐ = 90,51% tổng nguồn thu ngân sách của Tỉnh) - Về giải quyết việc làm: Đến nay đã tạo việc làm mới cho gần 15.000 lao động trực tiếp (riêng năm 2002 tạo việc làm mới cho 5.500 lao động ) đang sản xuất trong các doanh nghiệp và hàng ngàn lao động gián tiếp. Hầu hết các khu và cụm công nghiệp ở Vĩnh Phúc cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu chính đáng của các nhà đầu tư. Vì vậy năm 2003, tỉnh Vĩnh Phúc xác định là năm "Đẩy mạnh quy hoạch giải phóng mặt bằng, thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển". Thực hiện chủ trương đó tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác đền bù giải phóng mặt bằng, từng bước hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, làm tốt công tác phối hợp giữa các cấp các ngành, các tổ chức đoàn thể và nâng cao trách nhiệm của địa phương tăng cường đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành kế hoạch năm 2003 và tạo tiền đề cho việc thực hiện kế hoạch của các năm tiếp theo. III. Đánh giá tác động của FDI đối với Vĩnh Phúc. Hoạt động của FDI đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh cũng như quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước, tạo khả năng lớn cho sản xuất cũng như đa dạng cho các mặt hàng; dưới đây là những mặt tích cực mà FDI đã đóng góp cho nền kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc cũng như những mặt còn hạn chế. A. Những đóng góp tích cực FDI tạo nguồn vốn bổ xung quan trọng Trong ngắn hạn cũng như dài hạn, nguồn vốn FDI là rất cần thiết cho sự phát triển của đất nước nói chung cũng như của tỉnh nói riêng. Vĩnh Phúc là một tỉnh còn non trẻ, mới được thành lập (tháng 7/1997 trước đó sáp nhập chung với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHOA LUAN TOT NGHIEP B.doc
Tài liệu liên quan