Khóa luận Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch là người Việt Nam đi nước ngoài tại Công ty Du lịch Dịch vụ Tây Hồ

 Để thu hút khách Outbound, việc vận dụng chính sách giao tiếp – khuếch trương chiếm một vị trí rất quan trọng trong đó cần đặc biệt chú ý đến vai trò của quảng cáo. Quảng cáo là hoạt động rất cần thiết, liên quan tới khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Vì vậy, công ty luôn quan tâm và thúc đẩy hoạt động này để nâng cao uy tín và ngày càng thu hút khách đến với mình.

 Có thể nói tất cả các hoạt động quảng cáo đều nhằm khơi dậy nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm của công ty lữ hành. Muốn thu hút khách các sản phẩm quảng cáo phải tạo ra sự phù hợp giữa các chương trình du lịch với nhu cầu, mong muốn và nguyện vọng của khách du lịch. Đặc biệt đối với khách Outbound thì quảng cáo càng cần được coi trọng vì loại khách này thường có mức chi tiêu và khả năng thanh toán cao hơn so với khách nội địa, họ sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền để có thể được thoả mãn tối đa các nhu cầu của mình, do vậy nên trong vấn đề tổ chức quảng cáo, công ty đã đặc biệt nhấn mạnh vào tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch (mới lạ, độc đáo.) và chất lượng của các dịch vụ du lịch (chất lượng của các cơ sở lưu trú, trang thiết bị, uy tín của nhà cung cấp.).

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch là người Việt Nam đi nước ngoài tại Công ty Du lịch Dịch vụ Tây Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
02 chiếm tỷ lệ gần 70% tổng số khách, do đó khách sạn cần phải phát huy lợi thế của mình để thu hút thêm nguồn khách này. 1.4. Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Trung tâm lữ hành 1.4.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Trung tâm lữ hành * Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý Sơ đồ 2 : Bộ máy tổ chức và quản lý của Trung tâm lữ hành Công ty Du lịch Dịch vụ Tây Hồ Trung tâm lữ hành Ban Giám đốc Tổ Điều hành Tổ Outbound Tổ Inbound Tổ Nội địa Tổ Hành chính văn phòng Tổ Thị trường Tổ Hướng dẫn * Chức năng nhiệm vụ của các phòng, tổ Trung tâm lữ hành cũng được tổ chức thành một bộ máy khá hoàn chỉnh bao gồm : Giám đốc, Phó giám đốc, bộ phận điều hành, bộ phận hướng dẫn, bộ phận thị trường, hành chính văn phòng, các tổ : Inbound, Outbound, nội địa. Ban giám đốc Trung tâm Bao gồm : 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc do Ban giám đốc công ty chỉ định và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Phó giám đốc công ty. Ban giám đốc chỉ đạo hoạt động của Trung tâm và quản lý hoạt động của văn phòng đại diện của Trung tâm tại Móng Cái Giám đốc Trung tâm là người chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc công ty về vấn đề kinh doanh và chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Tổng cục Du lịch về các vấn đề nghiệp vụ kinh doanh hoạt động lữ hành, trực tiếp phụ trách về thị trường và tài chính đồng thời quản lý khách Inbound và Outbound. Giám đốc chủ động tìm kiếm các đối tác và nguồn khách bên ngoài, kiến nghị với công ty xem xét kế hoạch, kí kết hợp đồng với các đối tác. Phó giám đốc Trung tâm giúp cho Giám đốc trong vấn đề hành chính và mảng du lịch nội địa. Tổ điều hành Tổ điều hành chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng tour, lên chương trình đón đoàn, đặt chương trình, dịch vụ cho đoàn khách, bố trí phương tiện phục vụ khách (nhà hàng, đặt vé, đặt ôtô). Tổ hướng dẫn Tổ này có nhiệm vụ hướng dẫn khách du lịch theo các tour mà Trung tâm tổ chức mỗi khi có sự điều động của bộ phận điều hành qua Ban giám đốc. Tổ thị trường Tổ thị trường thực hiện việc nghiên cứu, tìm đối tác, tìm nguồn khách và lên phương án kinh doanh, đề xuất các hợp đồng tiếp thị, làm hợp đồng với các nhà cung cấp. Tổ hành chính – văn phòng Quản lý, lưu giữ những tài liệu về hoạt động kinh doanh của Trung tâm, tiếp nhận các công văn, thư, điện tín từ các nơi gửi đến, đồng thời tổ chức làm dịch vụ khác liên quan đến xuất nhập cảnh cho khách du lịch. 4 Trung tâm lữ hành có đội ngũ nhân viên rất năng động, nhân viên bộ phận này có thể làm việc ở bộ phận khác. Các tour du lịch mà Trung tâm đang kinh doanh chủ yếu là các tour trọn gói, chúng được xây dựng nên từ sự tìm hiểu nhu cầu khách hàng của bộ phận điều hành tour, từ sự chỉ đạo của Ban giám đốc Trung tâm, từ yêu cầu của phòng thị trường hay từ sự đề nghị của khách hàng. 1.4.2. Thực trạng nguồn khách năm 2002 – 2003 của Trung tâm. Nhìn chung lượng khách du lịch của Trung tâm trong hai năm qua vẫn còn ở mức khiêm tốn. Lượng khách Inbound chiếm số lượng nhiều nhất trong tổng số khách của Trung tâm, tiếp đến là khách nội địa và cuối cùng là khách Outbound. Lượng khách Outbound trong năm 2003 chỉ đạt 92 lượt thấp hơn nhiều so với lượng khách Inbound và khách nội địa. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do những tác động khách quan của tình hình thế giới và trong nước: nguy cơ khủng bố, những bất ổn về chính trị và xung đột vũ trang giữa các nước gia tăng, thêm vào đó đại dịch SARS hoành hành nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam v.v... Những vấn đề đó đã làm cho lượng khách du lịch toàn cầu giảm, dẫn đến việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch Việt Nam đi nước ngoài của các Trung tâm du lịch nói chung và Công ty Du lịch Dịch vụ Tây Hồ nói riêng là vô cùng khó khăn. Mặt khác, nền kinh tế thế giới có phần suy yếu, thu nhập bình quân cũng vì thế mà giảm xuống, nhu cầu đi du lịch là rất thấp. Ngoài ra, các công ty Việt Nam còn vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt với các công ty du lịch khác ở Thái Lan, Trung Quốc do các chương trình du lịch của họ phong phú hơn, giá cả rẻ hơn, chất lượng chương trình cao hơn. Chính vì vậy, lượng khách du lịch đến với Trung tâm không nhiều. Có được kết quả như vậy cũng có thể nói đã là một sự cố gắng lớn của Trung tâm. Thực trạng khách của từng thị trường cụ thể như sau: Khách Inbound Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế chủ động tại Trung tâm được coi là mảng kinh doanh sôi động nhất. Thị trường khách Inbound của Trung tâm trong hai năm vừa qua đã có nhiều biến động đáng kể, cụ thể là lượng khách Trung Quốc chiếm một tỷ lệ rất lớn trong nguồn khách Inbound của Trung tâm, tuy nhiên lượng khách này bị sụt giảm rất nhiều chỉ còn 310 lượt khách vào năm 2003 (giảm 550 lượt). Ngoài ra, lượng khách mang quốc tịch Mỹ đến Việt Nam cũng tương đối lớn, năm 2002 là 110 lượt khách, năm 2003 là 60 lượt, về nguồn khách này Trung tâm cần có các chính sách để duy trì và phát triển. Các nguồn khách khác như Thái Lan, Pháp và một số nước khác có số lượng thấp Trung tâm cần có các biện pháp để thu hút thêm nguồn khách này. Khách Outbound Nguồn khách để tổ chức đi du lịch nước ngoài của Trung tâm rất có khả quan và các năm trước đây đã chứng minh điều đó. Nhưng năm 2002-2003, thị trường khách Outbound mà Trung tâm khai thác đã không đạt hiệu quả cao, số lượng khách Outbound thấp hơn những năm trước. Cụ thể là trong năm 2003 lượng khách này chỉ đạt 92 lượt giảm 130 lượt so với năm 2002, trong đó số khách đi du lịch Trung Quốc chỉ đạt 34 lượt giảm 75 lượt so với năm 2002, số khách đi TháiLan cũng giảm chỉ còn 18 lượt (giảm 25 lượt). Riêng khách đi Lào vào Thái Lan có tăng thêm nhưng không đáng kể (3 lượt ). Khách đi Malaysia và Singapore là 12 lượt. Điều đáng lưu ý là không có khách nào đi Singapore trong năm 2003. Bảng 3: Số lượt khách từng thị trường Đơn vị: lượt khách Loại khách Năm 2002 Năm 2003 Tổng số 2028 890 Khách Inbound 1176 457 Khách Trung Quốc 860 310 Khách Mỹ 110 60 Khách Thái Lan 65 30 Khách Pháp 50 42 Khách nước khác 68 15 Khách sứ quán thương mại 23 0 Khách Outbound 222 92 Đi Trung Quốc 109 34 Đi Thái Lan 43 18 Đi Singapore 31 0 Đi Lào và Thái Lan 25 28 Đi Malaysia và Singapore 14 12 Khách nội địa 630 341 Nguồn: Báo cáo của công ty Khách nội địa Đây là một thị trường mà từ trước đến nay Trung tâm không tập trung chú ý đầu tư nên khách rất ít, hầu như không chiếm lĩnh được vị trí trên thương trường, nếu Trung tâm có tổ chức thì khách chủ yếu là các đoàn của các Ban của Đảng và Nhà nước đi tham quan du lich. Do lượng khách ít nên Trung tâm không quan tâm đến các nhà cung cấp tại các điểm du lịch mà khách nội địa thường hay đến tham quan du lịch vì vậy giá dịch vụ của Trung tâm thường là cao hơn so với các công ty thường xuyên có nhà cung cấp, một số điểm du lịch Trung tâm không có nhà cung cấp phối hợp vì vậy nếu Trung tâm bước vào cạnh tranh trong lĩnh vực khách du lịch nội địa thì gặp nhiều khó khăn. Thực tế đã chứng minh trong hai năm qua số khách nội địa đến với Trung tâm đã sụt giảm nghiêm trọng, năm 2003 chỉ có 341 lượt khách trong khi đó con số này năm 2002 là 630 lượt tức là giảm gần một nửa. Sự sụt giảm này cho thấy mảng kinh doanh lữ hành nội địa của Trung tâm năm vừa qua đã không đạt được hiệu quả, Trung tâm cần chú trọng hơn nữa đến việc khai thác các chương trình du lịch nội địa để thu hút khách. Trong những năm 2002 và 2003 thị trường du lịch thế giới đặc biệt là thi trường du lịch Châu á gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của nạn dịch SARS, thêm vào đó là những bất ổn về chính trị, xung đột vũ trang xảy ra khắp nơi trên thế giới. Vì thế lượng khách quốc tế đến các nước trên thế giới nói chung và Đông Nam á nói riêng giảm sút rất nhiều. 1.4.3. Thực trạng doanh thu lữ hành năm 2002 – 2003 của Trung tâm Bảng 4: Thực trạng về doanh thu của Trung tâm Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2002 2003 Chênh lệch Tuyệt đối % Tổng doanh thu lữ hành 3 451 1 708 -1 743 49,5 1 Inbound 1 320 936 -384 70,91 2 Outbound 1 401 322 -1 079 23 3 Nội địa 730 450 -280 61,64 Nguồn: Báo cáo của Trung tâm Trung tâm lữ hành quốc tế là một đơn vị kinh doanh được Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa, là đơn vị có bề dày kinh doanh lữ hành từ năm 1989, có một thời vang bóng trong và ngoài nước. Nhưng hiệu quả kinh doanh lữ hành năm 2003 chỉ đạt 1708 triệu đồng giảm so với năm 2002 là 1743 triệu đồng tức là giảm 49,5 % nguyên nhân khách quan như đã phân tích ở trên, bên cạnh đó có yếu tố chủ quan từ phía doanh nghiệp đó là đội ngũ cán bộ kinh doanh lữ hành không ổn định, đội ngũ cán bộ quản lý luôn bị thay đổi ảnh hưởng đến thị trường khách du lịch quốc tế, hướng dẫn không yên tâm do sử dụng lao động của công ty còn tuỳ tiện, cán bộ trung tâm là con em của các Ban của Đảng về làm việc tương đối nhiều, nhưng trình độ nghiệp vụ về lữ hành không có nên không làm được việc do không có trình độ chuyên môn, thiếu ngoại ngữ… Trong kinh doanh lữ hành, doanh thu từ Inbound năm 2003 đạt được 936 triệu giảm so với năm 2002 là 384 triệu đồng khoảng 71%, doanh thu Outbound năm 2003 chỉ đạt 322 triệu đồng giảm so với năm 2002 là 1079 triệu đồng và doanh thu từ kinh doanh khách du lịch nội địa năm 2003 đạt 450 triệu đồng giảm so với năm 2002 là 280 triệu đồng giảm 61,64%, doanh thu từ khách nội địa giảm là một điều tất yếu đối với Trung tâm do từ trước đến nay Trung tâm chỉ tập trung kinh doanh vào thị trường du lịch quốc tế, nội địa ít có thị trường tiềm năng không có các nhà cung cấp dịch vụ ưu đãi, nên giá các dịch vụ cung cấp trong nước đều cao. Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng khách Inbound, Outbound và nội địa năm 2003 giảm sút rất nhiều so với năm 2002 đặc biệt là lượng khách Inbound đã giảm sút nghiêm trọng. Điều này có thể hiểu được là do ảnh hưởng của dịch SARS – nạn dịch này đã làm cho ngành du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, các tour Outbound cũng bị sụt giảm nhiều, Trung tâm cần phải chú trọng hơn đến mảng khách này bởi vì đây là một thị trường rất tiềm năng nhưng Trung tâm đã khai thác không đạt hiệu quả cao. Cũng tương tự như thị trường Outbound, thị trường khách nội địa cũng bị giảm sút đáng kể, đây cũng là một thị trường quan trọng mà trong những năm gần đây Trung tâm còn bỏ ngỏ. 2. Thực trạng kinh doanh và đặc điểm khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài tại Công ty Du lịch Dịch vụ Tây Hồ Trước khi tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh Outbound tại Công ty Du lịch Dịch vụ Tây Hồ, chúng ta cùng tìm hiểu về thực trạng khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài trong vài năm trở lại đây. Trong năm 2000, người Việt Nam đi du lịch nước ngoài theo chương trình tour trọn gói của các công ty du lịch tăng lên đáng kể so với năm 1999. Theo số liệu thống kê, năm 1999 chỉ có 31.784 khách, thì năm 2000 là 60.000 khách, tăng thêm 88,8%. Nước đi nhiều nhất là Thái Lan (50%), Malaysia, Singapore, sau đó là Hồng Kông, Trung Quốc... Tuy nhiên trong thời gian vừa qua do ảnh hưởng của dịch bệnh SARS, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những biện pháp kiềm chế, ngăn chặn dịch như: Malaysia (có thời gian thực hiện việc ngừng cấp thị thực); Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông (thực hiện việc kê khai sức khoẻ đối với khách du lịch). Nguyên nhân trên đã ảnh hưởng đến hoạt động Outbound của toàn ngành du lịch Viêt Nam trong đó có Công ty Du lịch Dịch vụ Tây Hồ, lượng khách đi Outbound sang năm 2003 tiếp tục giảm do dư ẩm của bệnh tật SARS, vấn đề khủng bố tại một vài điểm trong khu vực và tai nạn máy bay ngày càng gia tăng. 2.1. Thực trạng khách đi du lịch Outbound và thị trường của công ty Thực trạng số lượng khách đi du lịch Outbound của công ty được thể hiện như sau: Bảng 5 :Thực trạng về số lượng khách đi du lịch nước ngoài tại công ty Đơn vị tính: Lượt khách Chỉ tiêu 2002 2003 Tổng số khách Outbound 222 92 Thị trường Trung Quốc 109 34 Thị trường Thái Lan 43 18 Thị trường Singapore 31 0 Thị trường Lào và Thái Lan 25 28 Thị trường Malaysia và Singapore 14 12 Nguồn: Báo cáo của công ty Đặc điểm thị trường khách đến của công ty: Trong hai năm qua công ty đã chú trọng vào thị trường khu vực, tập trung vào thị trường Trung Quốc và khu vực châu á, đây là những thị trường rất gần gũi với người dân Việt Nam, phù hợp với phong tục tập quán, đây cũng là những nước phát triển có nhiều tiềm năng du lịch, dịch vụ du lịch đang còn mới và khoảng cách địa lý không xa nên chi phí hợp lý với điều kiện tài chính của người dân Việt Nam. Đối với công ty, thị trường khách này tạo thuận lợi cho việc khai thác tìm đối tác đón khách không mất nhiều kinh phí cho các chuyến đi khai thác tìm hiểu thị trường và các đối tác đón khách. Căn cứ vào biểu đồ 1 cho ta thấy Do sự cạnh tranh gay gắt về giá cả giữa các công ty du lịch cùng với nhiều nguyên nhân khách quan khác nên lượng khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài của công ty trong năm 2003 cũng chững lại. Tổng số lượt khách của công ty đi du lịch nuớc ngoài rất thấp chỉ đạt 92 lượt khách vào năm 2003 giảm 130 lượt so với năm 2002 tương đương 41,5%. Cụ thể là số lượt khách đi du lịch Trung Quốc năm 2003 là 34 lượt giảm 75 lượt, đạt 31,2% so với năm 2002. Số lượt khách đi Thái Lan cũng giảm đáng kể chỉ có 18 lượt giảm 25 lượt và chỉ đạt 42% so với năm 2002. Điều đáng nói là trong năm 2003 không có khách nào đi du lịch tuyến Việt Nam – Singapore, chỉ có tuyến Việt Nam – Malaysia, Singapore có 12 lượt khách và Việt Nam – Lào, Thái Lan có 28 lượt khách. Có thể nói só lượng khách đi du lịch Outbound mới chỉ chiếm một phẩn nhỏ trong tổng số khách đến với công ty. Biểu đồ dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn vấn đè này. Tổng lượt khách trong kinh doanh lữ hành của công ty đạt 890 lượt trong đó khách Outbound chỉ có 92 lượt chiếm 10,3%. So với tổng số khách của công ty con số này vẫn còn ở mức khiêm tốn do nguồn khách Outbound của công ty còn rất nhỏ hẹp chủ yếu trong phạm vi là các đoàn khách của Đảng và Nhà nước, các nguồn khách khác như khách của các doanh nghiệp du lịch hoặc khách vãng lai rất ít. Chính vì vậy, để thu hút thêm những nguồn khách mới, công ty cần phải đưa ra được nhũng biện pháp có tính khả thi nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh du lịch Outbound của mình. 2.2. Thực trạng và hiệu quả kinh doanh lữ hành Outbound Thực trạng khách đi du lịch nước ngoài của công ty tập trung khai thác nguồn khách là người Việt Nam đi du lịch nước ngoài Nhìn chung, điểm đến của khách Outbound tại công ty chủ yếu là các quốc gia trong khu vực như: Trung Quốc, Thái Lan. Đây là những quốc gia có ngành du lịch tương đối phát triển, có thể cung cấp các dịch vụ với chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch là người Việt Nam. Ngoài ra đây còn là những nơi có tài nguyên du lịch rất phong phú, hấp dẫn, không những thế giá cả của các loại dịch vụ lại phù hợp với khả năng thanh toán của người Việt Nam. Hơn thế nữa, khách đi du lịch Trung Quốc nhiều còn do mối quan hệ, tình hữu nghị giữa hai nước từ nhiều năm nay, sự tương đồng giữa Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng Nhân đân Trung Hoa, đi du lịch Trung Quốc chính là để tìm hiểu, tăng cường các mối quan hệ giữa các trường Đảng của hai nước nhằm thắt chặt mối quan hê sẵn có. Bên cạnh đó, nhiều cán bộ đã từng được đào tạo tại Trung Quốc cho nên họ hiểu khá rõ về đất nước này. Trung Quốc còn là một đất nước có bề dầy về truyền thống, lịch sử, văn hóa, do vậy đi du lịch Trung Quốc là một cơ hội tốt để du khách có thể tìm hiểu và nghiên cứu. Từ thực trạng khách du lịch Outbound dẫn đến sự giảm sút trong hiệu quả kinh doanh Outbound của công ty. Bảng số liệu sau sẽ cho chúng ta thấy rõ vấn đề này: Bảng 6 :Thực trạng về doanh thu từ Outbound của công ty Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2002 2003 Chênh lệch Tuyệt đối % 1 Tông doanh thu gộp OUTBOUND. 5 218 2 985 - 2 233 47 - Thu hộ chi hộ OUTBOUND 3 817 2 663 - 1 154 69,7 - Doanh thu thuần tuý OUTBOUND 1 401 322 - 1079 22,98 OUTBOUND- Trung Quốc 728 218 - 510 29,94 OUTBOUND – Thái Lan 204 21 - 183 10,3 OUTBOUND – Singapore 191 0 - 191 0 OUTBOUND - Malaysia-Singapore 278 83 -195 29,85 2 Tổng chi phí lữ hành 1 400 312 - 1 088 22,28 - Chi phí và các khoán nộp 1 035 181 - 854 17,48 - Chi phí lương và BHXH, BHYT 281 126 - 155 44,8 - Lãi trước thuế 84 5 - 79 5,95 5 Thu nhập bình quân/ người/ tháng 0,986 0,600 - 0,386 0,608 Nguồn: Báo cáo của công ty Căn cứ vào bảng số liệu trên cho ta thấy: Doanh thu gộp về khách du lịch đi nước ngoài tại công ty được chia ra 2 phần cơ bản là: Phần thu hộ chi hộ là phần công ty phải trả cho phía đối tác và phần doanh thu thuần tuý về du lịch trong đó có chi phí lữ hành của công ty và phần lãi gộp. Năm 2002 doanh thu gộp đạt 5 218 triệu đồng, năm 2003 đạt 2 985 triệu đồng giảm 2 233 triệu đồng. Phần thu hộ chi hộ của công ty trong năm 2003 cũng giảm do doanh thu lữ hành của công ty giảm dẫn tới các khoản công ty phải trả cho phía đối tác cũng ít đi. Cụ thể là trong năm 2002 thu hộ chi hộ là 3 817 triệu đông nhưng sang năm 2003 chỉ còn 2 663 triệu đồng giảm 1 154 triệu đồng. Năm 2003 doanh thu thuần tuý từ mảng kinh doanh Outbound của công ty chỉ đạt 322 triệu đồng giảm 1079 triệu đồng đạt xấp xỉ 23% so với năm 2002. Nguyên nhân của tình trạng này là do những bất ổn của tình hình chính trị và dịch bệnh lan tràn nhiều nơi trên thế giới, bên cạnh đó công tác khai thác thị trường của công ty cũng chưa đạt hiệu quả, công ty mới chỉ chú trọng đến mảng khách truyền thống của mình là các đoàn khách của Đảng mà không quan tâm nhiều đến những thị trường khách khác. Do đó, doanh thu từ hoạt động kinh doanh Outbound còn ở mức rất thấp. So với tổng doanh thu lữ hành của toàn công ty, doanh thu từ mảng lữ hành Outbound trong năm 2003 đạt 322 triệu đồng trên tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh lữ hành là 1 708 triệu đồng đạt tỉ lệ 19%. Điều này cho thấy doanh thu Outbound mới chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào tổng doanh thu lữ hành của công ty. Nhìn chung, hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế bị động của công ty còn rất thấp so với các mảng kinh doanh khác. Do đó, công ty cần có sự đầu tư hợp lý để làm tăng hiệu quả hoạt động của mảng kinh doanh này, đóng góp vào sự phát triển chung của công ty. Tổng chi phí lữ hành của công ty trong năm 2003 rất thấp chỉ có 312 triệu đồng giảm 1088 triệu đồng so với năm 2002, trong đó chi phí và các khoản nộp năm 2003 là 181 triệu đồng giảm 854 triệu đồng, chi phí lương và bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là 126 triệu đồng giảm 155 triệu đồng, lãi trước thuế là 5 triệu đồng giảm 79 triệu đồng so với năm 2002. Sở dĩ có điều này là do doanh thu lữ hành năm qua của công ty đạt mức rất thấp do đó chi phí công ty phải bỏ ra cũng thấp. Thu nhập bình quân của nhân viên công ty đạt mức thấp nhất từ trước đến nay bình quân chỉ còn 600.000 đồng/người/tháng, Hoạt động kinh doanh lữ hành Outbound là một hoạt động mang lại nhiều doanh lợi cho các doanh nghiệp du lịch bởi vì giá cả của các tour du lịch nước ngoài thường cao hơn nhiều so với các tour du lịch trong nước, bên cạnh đó mức chi tiêu và khả năng thanh toán của khách Outbound cũng cao hơn. Do vậy, lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh lữ hành Outbound là rất lớn. Trong thời gian tới nếu Công ty Du lịch Dịch vụ Tây Hồ đưa ra được các giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút loại khách này thì doanh thu từ mảng lữ hành Outbound chắc chắn còn cao hơn nhiều. 2.3. Đặc điểm nguồn khách Với đặc điểm là một công ty du lịch trực thuộc Ban Tài chính quản trị Trung ương, do vậy nguồn khách Outbound của công ty không phong phú và đa dạng như các nguồn khách tự do khác, chủ yếu vẫn là khách của các cơ quan, đoàn thể của Đảng, các đoàn khách của các trường Đảng, Ban Tài chính Trung ương và địa phương, các đoàn khách của Đảng và Nhà nước đi dự hội nghị, hội thảo, nghiên cứu v.v... Nguồn khách này chiếm tới 80% tổng số khách của công ty, tiếp đến là khách từ các doanh nghiệp khác chiếm 15%, số khách vãng lai của công ty chỉ chiếm 5%. . Biểu đồ sau sẽ cho chúng ta thấy đặc điểm nguồn khách của công ty một cách rõ nét hơn Do nguồn khách của công ty là từ các cơ quan của Đảng vì vậy đặc điểm chung của nguồn khách này là : - Phần lớn khách đi với mục đích là du lịch kết hợp với hội họp, nghiên cứu học tập kinh nghiệm từ các cơ quan Đảng bên nước bạn. - Thường đi theo đoàn với số lượng đông, mua chương trình du lịch trọn gói - Chương trình du lịch ngắn ngày do quỹ thời gian rỗi hạn hẹp. - Thường co giãn thời gian trong chuyến hành trình - Mức chi tiêu và khả năng thanh toán của đối tượng khách này khá cao là do yêu cầu nghề nghiệp và tính chất công việc. - Thường sử dụng các dịch vụ có chất lượng cao, chính xác, lịch sự và chu tất. - Đặc biệt với loại khách này là hình thức và lễ nghi, tính chính xác trong phục vụ cùng với tính văn minh, lịch sự, tế nhị. Hiện nay lượng khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc chiếm số lượng nhiều nhất trong tổng số khách Outbound của công ty. Có thể nói du lịch Trung Quốc hiện đang khá phổ biến ở nhiều hãng lữ hành vì các tour đi Trung Quốc thường có giá rẻ hơn so với các tour đi nước ngoài khác, ngoài ra đây cũng là một điểm đến khá lý tưởng cho du khách vì Trung Quốc có nhiều điểm tham quạn du lịch nổi tiếng và rất hấp dẫn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Quảng Châu ,v.v... Bên cạnh đó, thị trường khách đi du lịch Thái Lan cũng chiếm một số lượng khá đáng kể trong tổng số khách Outbound của công ty. Đây là một điểm đến khá mới mẻ đối với người Việt Nam nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Một số điểm du lịch mà du khách không thể không đến khi tham quan Thái Lan là : Bangkok - được biết đến với cái tên “thành phố Thiên Thần”, du khách đến đây đều thích được thả bộ hoặc đi thuyền trên sông để tự mình chiêm ngưỡng nét duyên văn hóa, truyền thống và lịch sử ở đây. Điểm đến thứ hai là Pattaya – viên ngọc biển đông của Thái Lan, chỉ cách Bangkok 2 giờ xe chạy. Chiang Mai cũng là một điạ chỉ không thể bỏ qua, một địa danh đã từng là kinh đô của Vương quốc Lana, cách Bangkok khoảng 1 giờ máy bay hoặc 1 đêm đi xe lửa. Và tiếp đến là Phuket, địa danh nổi tiếng với nhứng bờ biển đẹp và các món ăn đặc sản biển... Cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh tế đất nước, người dân ngày càng có nhu cầu đi du lịch đặc biệt là các chuyến du lịch ra nước ngoài. Nhưng do mức thu nhập còn hạn chế, các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan sẽ là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch. 2.3. Một số đặc điểm về sản phẩm và khách Outbound của công ty - Đặc điểm sản phẩm Chương trình du lịch Là một công ty chuyên phục vụ cho các đối tượng khách là cán bộ Đảng, Nhà nước, do đó phần lớn các chương trình du lịch Outbound của công ty có một đặc điểm nổi bật đó là các chuyến đi du lịch kết hợp công vụ. Đây là một đặc điểm khác biệt khá lớn so với các chương trình du lịch đơn thuần của các công ty du lịch khác. Trong chương trình du lịch của mình, công ty phải kết hợp được giữa tham quan và nghiên cứu công tác, tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho khách trong công việc bằng mối quan hệ với các đối tác hoặc liên kết với sứ quán của Việt Nam bên nước bạn v.v... Ngoài ra, chương trình du lịch của công ty đa phần là những chương trình du lịch ngắn ngày, cụ thể là các tour đi Trung Quốc thường có thời gian từ 7 đến 14 ngày, các tour đi Thái Lan từ 6 đến 12 ngày. Tính thời vụ Các chương trình du lịch của các công ty thường tập trung chủ yếu vào các tháng giữa năm (tháng 5, 6, 7) là những tháng hè, các tour đi nghỉ mát tăng đột biến. Tuy nhiên, các chương trình du lịch Outbound của Công ty Du lịch Dịch vụ Tây Hồ phụ thuộc vào thời vụ, nguyên nhân là do khách của công ty là các cán bộ, công chức Nhà nước đi du lịch kết hợp với một số công tác chuyên môn, tuy nhiên do điều kiện công việc, yêu cầu, nhiệm vụ nên các chuyến đi không tập trung cố định vào một khoảng thời gian nhất định nào trong năm mà luôn luôn thay đổi. - Đặc điểm khách Đặc điểm nghề nghiệp Xét về nghề nghiệp, khách Outbound của công ty chia làm 3 loại: - Khách công chức Nhà nước: Do là một doanh nghiệp trực thuộc Trung ương do vậy khách Outbound của công ty chủ yếu là các công chức Nhà nước. Số khách loại này chiếm tới 80% tổng số khách Outbound của công ty. Phần lớn họ là những người có trình độ văn hóa cao, vốn tri thức rộng, hiểu biết nhiều, tư duy sâu sắc, nhiều người đã từng học tập công tác ở nước ngoài (có một số cán bộ được đào tạo tại Trung Quốc nhiều năm nên hiểu khá nhiều về đất nước Trung Quốc). Do vậy, họ đòi hỏi hướng dẫn viên phải có trình độ, các dịch vụ có tính chuyên nghiệp cao để phục vụ cho mục đích chuyến đi của mình. - Khách là các doanh nghiệp : Đối tượng khách này chiếm 15% tổng số khách Outbound của công ty, đây là khách từ các doanh nghiệp khác. - Khách vãng lai: Loại khách này chỉ chiếm 8%, phần lớn là học sinh, sinh viên và một số là khách tự do. Đặc điểm tuổi Khách du lịch Outbound của công ty phần lớn ở độ tuổi từ 45 đén 60, số khách độ tuổi này chiếm tới 70% tổng số khách của công ty. Đối tượng khách này chủ yếu là các công chức, cán bộ Đảng, do vậy nhận thức của họ tương đối cao đòi hỏi các dị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36192.doc