Khóa luận Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng phomex sang thị trường Châu Âu

Ngày 04-01-1992, UBND thành phố Hà Nội quyết định cho phép thành lập công ty với tên là Công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng Phomex theo quyết định thành lập công ty số 574/QĐ-UB. Với số vốn điều lệ ban đầu tương đối ít với 329.000.000đ. Tuy vậy trong Trong quá trình kinh doanh công ty đã có những thay đổi, công ty đã thay đổi đăng ký kinh doanh ngày 03-08-2004, theo quyết định thành lập công ty số 0404488, với thay đổi này công ty đã tăng vốn điều lệ lên 3.000.000.000 đ (ba tỷ đồng Việt Nam Trong đó vốn bằng tài sản là 172.000.000 đ). Ngày nay do yêu cầu của việc sản xuất hinh doanh nên công ty đang có phương hướng tăng số vốn điều lệ, đặc biệt sắp tới công ty đang có dự án liên doanh với một doanh nghiệp lớn của Hà Lan đây chính là cơ hội cũng như áp lực buộc công ty phải tăng vốn điều lệ trong thời gian tới. Tuy vậy xét về điều kiện hiện tại thì công ty còn có những hạn chế nhất định với điều kiện tài chính hiện tại. Với điều kiện tài chính hiện tại này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thúc đẩy xk của chính công ty trong thời gian tới.

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng phomex sang thị trường Châu Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ty quan tâm hơn nữa mạnh tay hơn nữa trong việc xây dựng và tiến hành các hoạt động thúc đẩy xk của mình. Công ty cần nhận thức vai trò cấp bách của việc tiến hành các hoạt động thúc đẩy xk sang các thị trường mới đầy tiềm năng như EU và một số thị trường khác, không ngừng quan tâm đến các thị trường lâu đời của mình. Bằng việc nghiên cứu và tiến hành các hoạt động thúc đẩy xk này chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả nhất định cho hoạt động xk nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của công ty trong những năm tiếp theo. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY XK CỦA CÔNG TY TNHH GỐM SỨ BÁT TRÀNG PHOMEX SANG THỊ TRƯỜNG EU 2.1. Khái quát chung về công ty TNHH gốm sứ bát tràng 2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển của công ty Tên doanh nghiệp Bat Trang ceramic Porcelain Co.,LTD Tên giao dịch nước ngoài Bat Trang ceramic Porcelain Co.,LTD Trụ sở chính Đa Tốn – Gia Lâm- Hà Nội Điện thoại (84)-4-8740916/8740419 Fax (84)-4-8741783 Email phomex@netnam.vn Website Ngày 04-01-1992, UBND thành phố Hà Nội quyết định cho phép thành lập công ty với tên là Công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng Phomex theo quyết định thành lập công ty số 574/QĐ-UB: Công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng Phomex là công ty TNHH thuộc bộ thơng mại + Ngành nghề kinh doanh: sản xuất hàng gốm sứ truyền thống Bát Tràng, xuất những mặt hàng do công ty sản xuất kinh doanh, đại lý mua bán và ký gửi hàng hoá. +Vốn điều lệ: 329.000.000 đ Trong quá trình kinh doanh đã có những thay đổi, công ty đã thay đổi đăng ký kinh doanh ngày 03-08-2004, theo quyết định thành lập công ty số 0404488: + Ngành nghề kinh doanh: * Sản xuất hàng gốm sứ * Xuất khẩu hàng hoá do công ty sản xuất * Đại lý mua, bán và ký gửi hàng hoá * Buôn bán, sản xuất máy móc dụng cụ, nguyên vật liệu ngành gốm sứ. * Kinh doanh cơ sở lu trú khách du lịch ( Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật) + Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đ ( ba tỷ đồng Việt Nam- Trong đó vốn bằng tài sản là 172.000.000 đ) Công ty đặt tại làng Đa Tốn với diện tích là 8000m2 trong đó : 4000m2 cho sản xuất nguyên liệu, 3000m2 cho sản xuất, 1000m2 cho nhà kho. Công ty còn có 4000m2 cho sân đóng container. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng Phomex Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đạt hiệu quả và không đi chệch hướng mục tiêu đã đề ra thì công ty đã xây dựng cho mình những chức năng và nhiệm vụ cụ thể mang tính dài hạn. Các chức năng và nhiệm vụ này được công ty đưa vào bản quy ước của DN cụ thể sau đây là những chức năng và nhiệm vụ hoạt động của công ty TNHH gốm sứ bát tràng phomex. 2.1.2.1. Chức năng của công ty + Công ty có chức năng sản xuất và cung ứng các loại hàng gốm sứ ra thị trường theo đăng ký kinh doanh. Đây là chức năng đầu tiên và hết sức quan trọng với chức năng này công ty phản ánh mặt hàng chiến lược và cốt lõi của mình. + Công ty phải thực hiện chức năng phân phối theo hai hướng cơ bản sau: * Tìm ra các kênh phân phối và luồng tiêu thụ hàng hoá của mình một cách hợp lý nhất. * Phân phối công bằng và hợp lý mọi kết quả sản xuất kinh doanh đạt được. sụ công bằng này thể hiện ở chế độ đãi ngộ người lao đông của công ty Ngoài 2 chức năng cơ bản trên thì doanh nghiệp còn có một số chức năng khác nhau: chức năng hậu cần kinh doanh, chức năng tài chính , chức năng quản trị… 2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty: Công ty có nghĩa vụ * Kinh doanh theo ngành nghề ghi trong giấy phép. * Ưu tiên sử dụng lao động trong nước, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật lao động, tôn trọng quyền tổ chức công đoàn. * Bảo đảm chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng ký. *Tuân thủ quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường , bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh và trật tự an toàn xã hội. * Ghi chép sổ sách kế toán, thống kê và chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính * Nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. * Trích 5% lãi ròng hàng năm để lập quỹ dự trữ bắt buộc cho đến 10% vốn điều lệ của công ty. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội của công ty Cơ cấu tổ chức của công ty Sơ đồ 1: Cấu tố chức công ty gốm sứ Bát Tràng PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT Phòng kỹ thuật GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH Phòng tổ chức Phòng kế toán Phòng hành chính Xưởng sản xuất Phân xưởng nguyên liêu Phân xưởng nguyên Phân xưởng tạo hình Phân xưởng vẽ Phân xưởng lò Kho chứa hàng (Nguồn: phòng tổ chức công ty năm 2006) Trên sơ đồ ta thấy tổ chức của công ty Phomex gồm hai cấp là cấp công ty và cấp phân xưởng. ở cấp công ty, cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị được bố trí theo kiểu trực tuyến chức năng. Đây là kiểu cơ cấu kết hợp hai kiểu trực tuyến và chức năng. Theo kiểu này người thủ trưởng được sự giúp sức, tham mưu của các phòng ban chức năng, các bộ phận tư vấn, có sự trao đổi bàn bạc tìm ra phương pháp giải quyết hiệu quả nhất cho những vấn đề phức tạp, tuy vậy người có quyền quyết định sau cùng vẩn là thủ trưởng. Những quyết định quản lý do các phòng ban chức năng nghiên cứu đề xuất và được thủ trưởng đồng ý biến thành mệnh lệnh hành động từ trên xuống. Kiểu cơ cấu tổ chức này vừa phát huy năng lực chuyên môn của các phòng ban chức năng vừa đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thông trực tuyến. Do ưu điểm của mô hình này là phù hợp với công ty có quy mô vừa và nhỏ, đồng thời kết hợp được với ưu điểm của cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng với nhau. Trong hệ thống trực tuyến – chức năng đồng quản trị từ trên xuống dưới vẫn tồn tại những ở cấp độ công ty người ta bố trí xây dựng thêm các điểm chức năng theo các lĩnh vực công tác. Công ty Phomex có ban giám đốc và các phòng ban chức năng. + Ban giám đốc : Gồm có một giám đốc và 2 phó giám đốc phụ trách theo dõi chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. * Giám đốc công ty là người đứng đầu công ty vừa là đại diện pháp nhân của công ty vừa là người đại diện cho tập thể những người lao động. Giám đốc là người quản lý công ty, có quyền quyết định việc điều hành mọi hoạt động sản xuất của công ty. Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kinh doanh của công ty. Là người sau khi tham khảo các ý kiến của phòng ban chức năng cho ra quyết định cuối cùng. * Phó giám đốc là người được cử ra để giúp cho giám đốc trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Cụ thể là chịu trách nhiệm giám sát việc điều hành sản xuất, đảm bảo hoạt động sản xuất đạt chất lượng và đúng kế hoạch đề ra, điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt. Ban giám đốc là nơi đề ra các quyết định, còn các phòng ban phải thực thi quyết định đó và có quyền đề xuất ý kiến hay tham mưu cho giám đốc trong phạm vi chuyên môn của mình để giúp ban giám đốc ra quyết định kịp thời đầy đủ và chính xác. + Các phòng ban chức năng : * Phòng tổ chức: giúp ban giám đốc về các mặt . tổ chức Công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương. . Soạn thảo các nội quy, quy chế quản lý và các quyết định. . Điều động, tuyển dụng lao động. . Công tác đào tạo : phát triển trình độ, tay nghề ngngười lao động đáp ứng yêu cầu của công việc. . Công tác nhân sự : tính toán về nhu cầu lao động trong công ty, có biện pháp chính sách trong phát triển và thu hút nhân sự. * Phòng kỹ thuật: giúp ban giám đốc về các mặt kỹ thuật. Các công việc mà phòng kỹ thuật của công ty thực hiện bao gồm : . Quản lý kỹ thuật sản xuất. . Quản lý và xây dựng kế hoạch, lịch trình tu sữa máy móc thiết bị. . Giải quyết các sự cố máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất. Tham gia đào tạo công nhân, đặc biệt là các công nhân đứng máy và tu sữa máy móc thiết bị. * Phòng kế toán: giúp ban giám đốc về công tác kế toán – thống kê – tài chính. Phòng kế toán với nhiệm vụ hạch toán các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, cung cấp những thông tin tài chính về kết quả kinh doanh làm cơ sở cho việc ra quyết định của ban giám đốc. Phòng kế toán cung cấp thông tin chính xác và toàn diện về tình hình cung ứng và dự trữ, sử dụng tài sản từng loại (tài sản cố định, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền) cùng với nguồn hình thành lên từng loại tài sản đó, góp phần bảo vệ và sử dụng tài sản một cách hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Phòng kế toán có nhiệm vụ giám sát tình hình kinh doanh của công ty, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tổ chức công tác kế toán khoa học hợp lý vừa phù hợp với chế độ theo điều lệ hiện hành về kế toán của nhà nước, vừa phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý của công ty, theo dõi tình hình sử dụng vốn, giám sát tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế , các nghĩa vụ với nhà nước với cấp trên, với các đơn vị bạn. Phòng kế toán với nhiệm vụ chuyên môn của mình có trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc về lĩnh vực tài chính của công ty. * Phòng hành chính. Phòng hành chính giúp ban giám đốc về các mặt công tác hành chính hàng ngày trong công ty, quản lý điều độ sản xuất hàng ngày. 2.1.2.2. Cơ cấu sản xuất Xưởng là nơi trực tiếp sản xuất và chiếm đa số nguồn lực trong công ty. Xưởng sản xuất gồm có năm phân xưởng khác nhau, mỗi phân xưởng có những hoạt động riêng biệt, và việc tổ chức giám sát sản xuất được ban giám đốc phụ trách. Trong các công đoạn của dây truyền sản xuất gốm sứ có cử ra quản đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình sản xuất và hiệu quả của phân xưởng mình. Mọi hoạt động diễn ra một cách dây truyền, liên hoàn khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất. Mỗi phân xưởng đều có các cán bộ để kiểm tra chất lượng sản phẩm làm ra. ● Phân xưởng nguyên liệu chịu trách nhiệm nghiền đất, khuấy đất, lọc thô làm ra đợc các loại đất theo yêu cầu. ● Phân xưởng khuôn mẫu chịu trách nhiệm làm ra các loại khuôn với kiểu dáng , kích cỡ khác nhau. ● Phân xưởng tạo hình: Chịu trách nhiệm tạo ra các sản phẩm mộc theo khuôn đã có và tiến hành sửa chữa nếu có sự khác biệt so với khuôn mẫu đã có. ● Phân xưởng trang trí: Chịu trách nhiệm trang trí các loại hoa văn theo yêu cầu. ● Phân xưởng lò: Chịu trách nhiệm vào lò, đốt lò, ra lò và kiểm tra các loại sản phẩm đã được đun đốt. Sau đó đa ra các loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn vào nhập kho. Sau đây là quy trình sản xuất sản phẩm gốm sứ của công ty được thể hiện bằng sơ đồ: Sơ đồ 2 :Quy trình sản xuất đồ sứ các loại. Sữa chữa Tạo hình Nghiền, khuấy, lọc thô đất Sấy Trang trí Nhúng men Nung Kiểm tra, phân loại Nhập kho (Nguồn: phòng kỹ thuật năm 2007) 2.1.2.3. Về nhân sự Lao động là nguồn đầu vào quan trọng của công ty, có ý nghĩa quyết định đến năng lực sản xuất của công ty. Các yếu tố khác chỉ là yếu tố vật chất đơn thuần mà hiệu quả của nó phụ thuộc vào hiệu quả lao động của con người. Do vậy đây là yếu tố duy nhất có tính chủ động sáng tạo ra sản phẩm và chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là đối tượng phức tạp, khó quản lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động là một vấn đề khó khăn. Lao động của công ty chủ yếu tập trung ở phân xưởng sản xuất, lực lượng lao động ở các phòng ban chức năng thì phần lớn đều có trình độ cao đẳng và đại học. Lực lượng lao động của công ty chủ yếu là những ngời có tay nghề được huy động được từ các vùng lân cận như : Gia Lâm, Đông Anh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên…Lực lượng lao động này làm việc theo hợp đồng có thời hạn, hợp đồng lao động được ký kết giữa giám đốc và ngngười lao động. Hiện nay công ty có trên 80 cán bộ công nhân làm việc tại công ty, thêm vào đó có từ 300 đến 400 công nhân thời vụ. Tất cả lao động đều được tham gia khoá đào tạo liên quan đến quá trình sản xuất của công ty. Ngoài ra các nhân viên chủ được tham gia các khoá đào tạo về tiếng anh làm cho họ có thể giao tiếp bằng tiếng anh. Bên cạnh lực lượng lao đông tay chân thi công ty con tập trung và thu hút số lượng lớn nguồn nhân lực có trình độ cao, đội ngũ này chủ yếu tốt nghiệp đại học và sau đại học của một số trường phù hợp chuyên ngành như: Kinh tế quốc dân, thương mại, ngoại ngữ, nông nghiệp…hầu hết đây là đội ngũ tuổi đời còn khá trẻ do đó tính năng động và khả năng xông pha là rất lớn. Như vậy có thể nói công ty có một tiềm lực lớn về nhân sự. Bên cạnh đội ngữ công nhân có tay nghề, kỹ năng và sức khỏe là một lực lượng không nhỏ đội ngũ lao động trẻ có trình độ kiến thức. Chính sự kết hợp của hai lực lượng này sẽ là một lợi thể không nhỏ trong việc thúc đẩy hoạt đông xk của công ty ra thị trường nước ngoài nói chung và thị trường EU nói riêng. 2.1.2.4. Nguồn nguyên liệu. Bất kỳ một sản phẩm nào được sản xuất ra đều có một hoặc nhiều nguyên vật liệu kết hợp với nhau tạo thànhvà để sản xuất các loại gốm sứ công ty sử dụng một số nguyên vật liệu chính sau: đất men, bột màu, ôxít, trường thạch, zecon Silicon, thạch cao, gas, than, củi, bao bì… Để đảm bảo nguyên liệu đúng về chất lượng, đủ về số lượng, kích thước, chủng loại và khả năng cung cấp kịp thời với chi phí thấp nhất công ty thường lập trước một bản kế hoạch mua sắm, lựa chọn, vật tư một cách chi tiết mang tình cụ thể trong từng lô hàng cũng như dài hạn và chủ động của cả kế hoạch sản xuất các loại vật tư này thông thường được mua từ một số nguồn chính sau: - Mỏ đất Cao lanh Hải Hưng. - Trường thạch được mua ở Vĩnh Phúc. - Shellgas Hải Phòng. - Than của xí nghiệp than Hồng Gai. Còn một số nguyên liệu mua từ các cửa hàng chuyên bán màu nhập khẩu từ nước ngoài như: ôxít cobon, bột nhôm, màu đại thanh và zecon Silicon. Đối với những nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn và có tính quyết định đến tình hình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm công ty thường chủ động mua với số lượng lớn theo hợp đồng cả năm. Nhờ đó mà vẫn đảm bảo được tính chủ động trong sản xuất vừa góp phần hạ giá thành sản phẩm. Với một số loại vật tư khác ít quan trọng hơn thì công ty tính toán cụ thể từng loại một và đặt mua theo kế hoạch từng quý thậm chí từng tháng ở các đơn vị cung ứng nhờ vậy mà tránh được tình trạng ứ đọng vốn, giảm chi phí bảo quản không cần thiết, bám sát giá trên thị trường nhờ đó mà làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. 2.1.2.5. Về nguồn tài chính Ngày 04-01-1992, UBND thành phố Hà Nội quyết định cho phép thành lập công ty với tên là Công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng Phomex theo quyết định thành lập công ty số 574/QĐ-UB. Với số vốn điều lệ ban đầu tương đối ít với 329.000.000đ. Tuy vậy trong Trong quá trình kinh doanh công ty đã có những thay đổi, công ty đã thay đổi đăng ký kinh doanh ngày 03-08-2004, theo quyết định thành lập công ty số 0404488, với thay đổi này công ty đã tăng vốn điều lệ lên 3.000.000.000 đ (ba tỷ đồng Việt Nam Trong đó vốn bằng tài sản là 172.000.000 đ). Ngày nay do yêu cầu của việc sản xuất hinh doanh nên công ty đang có phương hướng tăng số vốn điều lệ, đặc biệt sắp tới công ty đang có dự án liên doanh với một doanh nghiệp lớn của Hà Lan đây chính là cơ hội cũng như áp lực buộc công ty phải tăng vốn điều lệ trong thời gian tới. Tuy vậy xét về điều kiện hiện tại thì công ty còn có những hạn chế nhất định với điều kiện tài chính hiện tại. Với điều kiện tài chính hiện tại này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thúc đẩy xk của chính công ty trong thời gian tới. 2.1.2.6. Sản phẩm, khách hàng và thị trường của công ty + Về sản phẩm: Sản phẩm chủ yếu của công ty là các mặt hàng tiêu dùng gia đình và một số sản phẩm trang trì như: Ang, Âu, ấm chén các loại, tượng, đồ ăn uống, đồ trang trí…Công ty đang từng bước hoàn thiện dây chuyền sản xuất qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã chũng loại, tuy vậy do tính chất tay chân cũng như thủ công trong quá trình sản xuất do đó chất lượng sản phẩm còn chưa đồng đều giữa các lô sản xuất, mẫu mã sản phẩm còn tương đối đơn điệu chưa có nhiều sản phẩm mới trong mỗi lô xk. Có thể nói bên cạnh những mặt đạt được thì công ty còn có những hạn chế nhất định về mặt sản phẩm, những hạn chế này liên quan đến chất lượng sản phẩm kiểu dáng mẫu mã sản phẩm cũng như giá thành của sản phẩm. Chính vì cải tiến mọi mặt về sản phẩm là công việc cần thiết hiện nay trong hoạt động thúc đẩy xk của công ty. + Về khách hàng: Do sản phảm chủ yếu của công ty là đồ tiêu dùng bằng sứ cũng như một số sản phẩm trang trí do đó khách hàng chủ yếu của công ty là các hộ gia đình, tuy vậy do những khó khăn nhất định về nguồn tài chính cũng như đội ngũ bán hàng nên công ty chưa có các đại lý phân phối bán hàng của riêng mình mà chủ yếu phân phối đến tay người tiêu dùng qua các công ty, tổ chức phân phối khác. + Về thị trường: Thị trường trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với thị trường nước ngoài. Sản phẩm của công ty đã có mặt ở rất nhiều tỉnh thành trong đó tập trung phân phối nhiều ở các thành phố lớn như: ( Hà Nội chiếm 14,5% thị phần tiêu thụ trong nước, TP HCM chiếm 12,1%). Ngoài thị trường trong nước thì công ty cũng đang từng bước thâm nhập và xk san phẩm của mình ra thị trường nước ngoài, trong những năm vừa qua thị trường nước ngoài liên tục được mở rộng ngoài những thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Philippin thì trong những năm gần đây công ty còn xk sang các nước: Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Đan Mạch… Nếu như trước đây thị trường xuất khẩu nước ngoài của công ty chủ yếu là một số nước Châu Á thì trong những năm gần đây công ty đã chủ động xk sang nhiều khu vực thị trường khác nhau (trong đó EU nổi nên như là một thị trường đầy tiềm năng mà công ty đã khai thác khá thành công trong những năm gần đây) 2.2. Thực trạng chung về hoạt động thúc đẩy XK của công ty trong những gần đây 2.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 2.2.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phomex từ năm 2005 đến năm 2007 (đơn vị 1000 VND) STT Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 06-05 So sánh 07- 06 Số tiền Tỷ lệ % Số tiến Tỷ lệ % 1 Tổng doanh thu 5457586 7082198 9254805 1624612 29,77 2172607 30,68 2 Tổng chi phí sản xuất kinh doanh 5306412 6873235 8945840 1566823 29,33 2072605 30,15 3 Tổng lợi nhuận 151174 208963 308965 57789 38,23 100002 47,86 4 Các khoản nộp ngân sách 176143 237683 323908 61540 34,94 66225 36,28 5 Thu nhập (người/ tháng) 815 912 1150 97 11,9 238 26.09 (Nguồn: phòng kế toán năm 2007) Qua bảng trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra theo chiều hướng tích cực, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 so với năm 2005 tăng 29,77%. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 30,68%, công ty hoàn thành mục tiêu tăng trưởng đề ra với doanh thu là sự gia tăng của lợi nhuận từ 151174 năm 2005 lên 208963 nghìn đồng năm 2006 ( tăng 57789 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 38,23%) đến năm 2007 lợi nhuận là 308965 nghìn đồng, tăng 100002 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 47,86% so với năm 2006. Năm 2007, hai chỉ tiêu tổng doanh thu và tổng chi phí cùng tăng lên. Tổng doanh thu năm 2007 là 9254805 nghìn đồng tăng 2172607 nghìn đồng so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ tăng là 30,15%. Tổng chi phí năm 2007 là 8945840 nghìn đồng tăng 2072605 nghìn đồng so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ tăng 47,86%. Qua số liệu trên ta thấy tỷ lệ tăng của doanh thu cao hơn tỷ lệ tăng của chi phí. Điều đó cho ta thấy công việc kinh doanh của công ty là tốt. Như vậy doanh nghiệp đã quản lý và sử dụng chi phí có hiệu quả. Từ đó là điều kiện thuận lợi để công ty thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Năm 2005 nộp ngân sách 176143 nghìn đồng, năm 2006 nộp ngân sách 237683 nghìn đồng tăng 34,94% so với năm 2005, năm 2007 nộp ngân sách 323908 nghìn đồng tăng 36,28% so với năm 2006. Một điều có ý nghĩa thiết thực đối với công nhân của công ty đó là thu nhập bình quân theo đầu ngời hàng năm tăng lên, năm 2005 là 815 nghìn đồng, năm 2006 là 912 nghìn đồng , năm 2007 là 1150 nghìn đồng. Nhu cầu và thị hiếu của khách hàng về mặt hàng gốm rất phong phú về chất lượng, chủng loại, kích cỡ, kiểu dáng đều không có một tiêu chuẩn thống nhất nào. Với những lý do trên việc sản xuất mặt hàng sứ có đặc thù riêng của mình, việc đón trước nhu cầu, tổ chức sản xuất dự trữ là điều ít được thực hiện. Đối với một hợp đồng lại có một yêu cầu riêng về chủng loại, kích cỡ, kiểu dáng kèm theo. Vì vậy, việc tổ chức sản xuất chỉ được tiến hành sau khi công ty đã ký kết hợp đồng với khách hàng. Từ năm 2004 tới nay, công ty gốm sứ Bát Tràng luôn tăng trưởng với tỷ lệ cao, đặc biệt là trong một số năm gần đây thì tỷ lệ các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh ở mức rất cao. Ngoài ra Công ty Phomex là một công ty sản xuất, có mặt hàng kinh doanh khá đa dạng ( trên 30 mặt hàng) công ty đó theo đuổi phơng châm vừa chuyên doanh, vừa đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh.Các mặt hàng chuyên doanh chính của công ty chỉ chiếm 10% mặt hàng nhng đem lại 80% doanh thu. Việc chuyên doanh này giúp cho công ty có điều kiện tập trung nguồn lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu t có hiệu quả vào việc tỡm kiếm duy trỡ khách hàng. Đồng thời việc đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh giúp thoả món nhu cầu tiờu dựng và tăng doanh thu cho công ty. Bảng số liệu sau phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây. Bảng 2. doanh thu của công ty Phomex từ năm 2005 đến năm 2007 (Đơn vị : tỷ VNĐ) Doanh thu Năm Kế hoạch Thực hiện So sánh kế hoạch với thực hiện Chênh lệch Tỷ lệ (%) 2005 5 5,457586 0,457586 9,15 2006 6 7,082198 1,082198 18,04 2007 8 9,254805 1,254805 15,69 (Nguồn : Phòng kế toán năm 2007) Về việc thực hiện chỉ tiêu trên so với kế hoạch đặt ra, số liệu cho thấy trong 3 năm qua công ty đã luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Đặc biệt là năm 2006, doanh số tiêu thụ của công ty đã vượt mức kế hoạch 18,04%. Doanh thu bán hàng tăng đều qua các năm với tốc độ khá cao ( từ 20% - 30% một năm) đã góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận và tạo công ăn việc làm ổn định cho công nhân trong công ty. Chính việc tăng doanh thu và không ngừng mở rộng thị trường của công ty đã ngày càng thu hút được đông đảo khách hàng. 2.2.1.2. Tình hình sử dụng vốn và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của công ty + Tình hình sử dụng vốn: Trong 3 năm 2004-2006 công ty Phomex đã nỗ lực phấn đấu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế và một số công ty khác làm ăn thua lỗ , công ty vẫn thu được lợi nhuận trong 3 năm. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty thực hiện đầy đủ đối với ngân sách nhà nước. Cụ thể là năm 2005 công ty thực hiện nộp ngân sách 176,143 triệu đồng, năm 2006 nộp 237,683 triệu đồng, năm 2007 là 323,908 triệu đồng. Việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước của công ty đã góp phần tăng ngân sách có lợi cho xã hội. + Hiệu quả sử dụng vốn: Thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh là bài toán đặt ra đối với rất nhiều công ty với nguồn vốn kinh doanh trên 3 tỷ đồng, để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tiến hành có hiệu quả, công ty phải thường xuyên vay tín dụng ngân hàng để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh. Đồng thời công ty tìm mọi biện pháp nhằm nâng cao vòng quay vốn. Để làm được điều đó , công ty đã tổ chức nghiên cứu ,tìm hiểu, xem xét những mặt hàng nào mà khách hàng thực sự có nhu cầu để đảm bảo bán được hàng một cách nhanh chóng. Đối với những mặt hàng tồn kho thì tiến hành hạ giá thành sản phẩm để thu hồi vốn. Kết quả là công ty đã thực hiện tốt phương châm quay vòng vốn. 2.2.1.3. Vị thế của công ty Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, và đặc biệt là việc VN mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới đã mở ra những cơ hội lớn cho việc giới thiệu rộng rãi các mặt hàng gốm sứ của công ty đồng thời cũng có nhiều thách thức đặt ra vì vậy công ty cũng đã có những chiến lược cụ thể thích ứng được với những thay đổi đó. ý thức được điều này , lãnh đạo công ty đã tổ chức thiết lập và củng cố mối quan hệ với các bạn hàng, nêu cao tinh thần đạo đức kinh doanh và văn minh thương nghiệp giúp đỡ các bạn hàng và coi như là giúp đỡ chính mình. Kết quả là ngày càng nhiều các bạn hàng (cả trong nước và ngoài nước) tìm đến công ty để mua hàng. Chính vì vậy xét về mặt hàng gốm sứ nói riêng thị vị thế của công ty đang dần được khẳng định trong tâm trí người tiêu dùng. 2.2.2. Tình hình kinh doanh XK 2.2.2.1. Tổng quan chung về kim ngạch xk của công ty trong những năm gần đây Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của công ty Phomex giai đoạn 2005-2007 : Kim nghạch Đơn vị: 1000 vnđ 4297555 2799978 2109307 2004 2005 2006 Năm ( Nguồn: Phòng kế toán 2007)\ Từ cột tổng doanh thu của bảng 1 và biểu đồ ta thấy doanh thu từ hoạt động xk chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu điều này thể hiện tầm quan quan trọng của hoạt động xk đối với công ty, kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước, năm 2005 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 2,019307 tỷ đồng, năm 2006 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 2,799978 tỷ đồng tăng 38,66% so với năm 2005, năm 2007 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 4,297555 tăng 53,49% so với năm 2006 và tỷ lệ tăng doanh thu xuất khẩu rất lớn ( trên 35% mỗi năm), năm 2007 công ty xuất khẩu đạt 4,3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 46,64% tổng doanh thu. Đây là hoạt động đem lại lợi nhuận cao và thị trường rộng lớn .Hiện nay công ty đang thực hiện hợp đồng dài hạn với Anne Black ( công ty Đan Mạch) ngoài ra công ty còn xuất kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28587.doc
Tài liệu liên quan