MỤC LỤC
GIẢI THÍCH TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNGI: VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM .
1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH CÀ PHÊ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.
1.1. Giới thiệu sản phẩm cà phê.
1.2. Điều kiện tự nhiên đối với cây cà phê. .
1.2.1. Đất đai và địa hình.
1.2.2. Khí hậu.
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê thế giới.
1.3.1. Nguồn sản xuất cà phê thế giới.
1.3.2. Nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới.
1.3.3. Nhận xét chung về xu hướng thị trường cà phê thế giới.
1.4. Khái quát tình hình cà phê Việt Nam.
2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ.
2.1. Các nhân tố thuộc về vĩ mô.
2.1.1. Chính sách mở cửa hội nhập kinh tế thế giới của Nhà nước.
2.1.2. Cầu và thị trường nước nhập khẩu.
2.1.3. Môi trường cạnh tranh.
2.1.4. Các chính sách của chính phủ.
2.1.5. Yếu tố về sản xuất chế biến.
2.1.6. Các nhân tố thuộc về quản lý.
2.2. Các yếu tố thuộc vi mô.
2.2.1. Kênh và dịch vụ kênh phân phối của doanh nghiệp xuất khẩu.
2.2.2. Giá cả và chất lượng.
2.2.3. Công nghệ chế biến của doanh nghiệp.
2.2.4. Nguồn lực tài chính của công ty.
2.2.5. Nguồn nhân lực của công ty.
2.2.6. Các nhân tố khác.
3. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM.
3.1. Vai trò của xuất khẩu với nền kinh tế xã hội Việt Nam.
3.2. Đặc điểm về kinh doanh cà phê:.
3.3. Tiềm năng về sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
3.4. Vai trò của xuất khẩu cà phê với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. a.Vai trò đối với kinh tế:.
b.Vai trò đối với xã hội:.
c. Vai trò đối với môi trường.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.
1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.
1.1. Tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam trong thời gian qua.
1.2. Thực trạng xuất khẩu của cà phê Việt Nam.
1.3. Kết quả xuất khẩu của cà phê Việt Nam trong thời gian qua.
1.3.1. Kim ngạch xuất khẩu.
1.3.2. Giá cả.
1.3.3. Cơ cấu và chủng loại.
1.4.Thuận lợi và khó khăn thách thức của xuất khẩu cà phê Việt Nam.
1.4.1. Thuận lợi:.
1.4.2. Những khó khăn và thách thức:.
2. TÓM LƯỢC VỀ TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM.
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty.
2.2.1. Chức năng.
2.2.2. Nhiệm vụ.
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới kinh doanh của Tổng công ty.
2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty.
2.3.2. Cơ sở vật chất và mạng lưới kinh doanh của Tổng công ty.
3. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA TỔNG CÔNG TY THỜI GIAN QUA.
3.1. Thị trường của Tổng công ty.
3.2. Kim ngạch và khối lượng xuất khẩu.
3.3. Cơ cấu chủng loại mặt hàng xuất khẩu của Tổng công ty cà phê Việt Nam.
3.4. Chất lượng và giá cả cà phê xuất khẩu của Tổng công ty.
4. NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.
4.1. Những thành tích đã đạt được.
4.2. Những tồn tại và hạn chế.
4.3. Nguyên nhân của những thành tích và tồn tại.
4.3.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được.
4.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP HIỆN NAY. .
1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGHÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀ CỦA VINACAFE TRONG THỜI GIAN TỚI.
1.1. Phương hướng phát triển của nghành.
1.1.1. Sản xuất và chế biến.
a. Diện tích và sản lượng.
b. Hạ thấp giá thành sản xuất.
c. Đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến cà phê, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với đòi hỏi của thị trường.
1.1.2. Xuất khẩu. .
a. Số lượng kim nghạch xuất khẩu.
b. Thị trường xuất khẩu.
c. Đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu.
d. Phát triển nghành cà phê theo hướng bền vữn.
1.2. Quan điểm phát triển.
1.2.1. Phát triển sản xuất và xuất khẩu cà phê theo hướng dài hạn.
1.2.2. Quan điểm phát triển sản xuất cà phê kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái.
1.2.3. Quan điểm hiệu quả xã hội.
1.2.4. Quan điểm kết hợp phát huy nguồn lực trong nước với tận dụng nguồn lực từ bên ngoài.
1.2.5. Quan điểm xuất khẩu cà phê phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam.
1.3. Phương hướng và nhiệm vụ của Tổng công ty cà phê Việt Nam.
1.3.1. Phương hướng phát triển trong giai đoạn 2006-2010.
1.3.2. Nhiệm vụ năm 2006 của Tổng công ty.
2. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM.
2.1. Về phía Tổng công ty.
2.1.1. Các giải pháp về sản phẩm.
2.1.2. Các nhóm giải pháp về thị trường.
2.1.3. Các giải pháp về nghiệp vụ kinh doanh.
2.1.4. Nhóm biện pháp về tài chính.
2.1.5. Nhóm biện pháp về nhân lực.
2.1.6. Giải pháp về tổ chức quản lý ngành hàng và tham gia tổ chức quốc tế.
2.2. Về phía nhà nước.
2.2.1. Biện pháp về chính sách tài chính.
2.2.2. Biện pháp về chính sách thị trường.
a. Thị trường trong nước.
b. Chính sách với thị trường nước ngoài.
2.2.3. Các biện pháp và kiến nghị khác.
KẾT LUẬN.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3003 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kho trong nước (nội địa) để nhận hàng tại kho theo hợp đồng ngoại và thủ tục xuất hàng đi chỉ được thực hiện sau một thời hạn dài thậm chí hơn một năm gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu.
- Các công ty nước ngoài cũng đã thu hút một số lượng đáng kể nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn khá, kinh nghiệm làm việc lâu năm của các đơn vị xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty về làm việc dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám, tiết lộ bí quyết kinh doanh và thiếu hụt nguồn cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty.
- Tại Việt Nam, do tính chất tự phát và manh mún nên hầu như không hình thành được những kênh riêng biệt cho việc thu mua, xuất khẩu từ người sản xuất - đại lý thu mua - người xuất khẩu - người nhập khẩu. Điều này làm cho thị trường cà phê trong nước bất ổn định và các nhà xuất khẩu cũng không thể trực tiếp ký được hợp đồng với các hãng rang xay nước ngoài để cung cấp cà phê với số lượng lớn, chất lượng ổn định trong thời hạn dài do không chắc chắn về nguồn nguyên liệu.
- Vốn cho kinh doanh xuất khẩu cà phê là một vấn đề bức xúc của nhiều đơn vị. Hầu hết các đơn vị kinh doanh cà phê phụ thuộc 100% vào nguồn vốn vay ngân hàng. Cho nên khi gặp rủi ro bị thua lỗ vụ này thì vụ sau sẽ rất khó có thể vay được vốn hoặc vay được rất ít so với nhu cầu. Do không đủ vốn nên nhiều đơn vị không tận dụng được cơ hội kinh doanh khi thị trường diễn biến có lợi cho thu mua hàng xuất khẩu.
- Hậu quả của tình trạng giật nợ, xù nợ từ những vụ trước chưa được giải quyết dứt điểm, các khoản nợ khó đòi, mất khả năng thanh toán,... đang ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều đơn vị kinh doanh không đủ trả nợ, trả lãi vay ngân hàng nhưng vẫn phải duy trì để đảm bảo công ăn việc làm và trả lương cho người lao động.
- Giá các loại vật tư, hàng hóa đều tăng, cước vận chuyển, tiền lương tối thiểu, giá nhân công tăng làm cho chi phí lưu thông tăng lên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của tất cả các đơn vị cũng như của Tổng công ty.
- Nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nên phải cam kết mở rộng thị trường, nới lỏng tiến tới loại bỏ các hàng rào thuế quan. Việc giảm thuế này tuy không ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu mặt hàng cà phê nhân nhưng sẽ gây nhiều khó khăn cho mặt hàng cà phê chế biến.
- Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, cam kết gia nhập WTO... đòi hỏi chính phủ phải hạn chế tối đa việc hỗ trợ các doanh nghiệp nên các doanh nghiệp không còn cách nào khác phải tự mình khẳng định mình, không nên trông đợi nhiều ở Nhà nước, phải chủ động hội nhập, chủ động cạnh tranh.
- Các nước nhập khẩu lớn như Mỹ, EU ngày càng tăng cường áp dụng các rào cản phi thuế quan: đạo luật chống khủng bố sinh học của Hoa Kỳ, áp dụng quy định về giới hạn Ochratoxin A trong cà phê, các quy định về tiêu chuẩn cà phê khi xuất vào thị trường Nhật,... gây nhiều khó khăn cho xuất khẩu nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng. Ngoài việc áp đặt hợp đồng cà phê Châu Âu với nhiều điều khoản bất lợi cho người xuất khẩu, hiện tại Châu Âu đang xây dựng Bộ nguyên tắc cho cộng đồng cà phê, trong đó có quy định các tiêu chuẩn về môi trường, kinh tế và xã hội cho cà phê được lưu thông trên thị trường.
2. Tóm lược về tổng công ty cà phê việt nam.
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tổng công ty cà phê Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Chính phủ, có trụ sở tại số 5 Ông ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội. Tổng công ty có tên giao dịch quốc tế là VINACAFE (Vietnam National Coffee Corporation) được thành lập theo quyết định 251/TTg ngày 29/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ và hoạt động trên cơ sở Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số : 44- CP ngày 15/7/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng công ty cà phê Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/1995 mà tiền thân của nó là Liên hiệp các Xí nghiệp cà phê Việt Nam thành lập ngày 13/10/1982 theo quyết định 174/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng(nay là Thủ tướng Chính phủ).
Hiện nay, Tổng công ty có 60 đơn vị thành viên gồm các nông trường sản xuất, các nhà máy chế biến, các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu và các đơn vị sự nghiệp. Các đơn vị sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hoạt động trên cơ sở hạch toán độc lập, đồng thời có các quan hệ mật thiết với nhau và với các đơn vị sự nghiệp để hỗ trợ nhau trong tổ chức, nghiên cứu và phát triển với mục đích thực hiện sản xuất và kinh doanh cà phê có hiệu quả. Tất cả các đơn vị thành viên hoạt động độc lập về hạch toán và tuân thủ chấp hành điều lệ của Tổng công ty. Được hưởng lợi ích và chia lợi nhuận theo phần đóng góp vào Tổng công ty và đều chịu sự điều tiết của Tổng công ty về giá cả.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Tổng công ty không ngừng lớn mạnh và phát triển. Hiện nay, Tổng công ty chiếm thị phần lớn của cà phê xuất khẩu Việt Nam. Giá trị xuất khẩu cà phê của Tổng công ty chiếm hơn 25 - 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Đóng góp đáng kể vào việc thực hiện nhiệm vụ của ngành cà phê Việt Nam và góp phần thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển xuất nhập khẩu cũng như chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước.
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty.
2.2.1. Chức năng.
Tổng công ty cà phê Việt Nam được thành lập để sản xuất chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê. Vì vậy, Tổng công ty có 3 chức năng chính là sản xuất chế biến, thương mại và dịch vụ.
- Sản xuất và chế biến: Sản xuất chế biến cà phê, các mặt hàng nông sản, lâm sản, hải sản và hàng tiêu dùng.
- Thương mại: Xuất khẩu cà phê, nông, lâm, thuỷ hải sản, các vật tư. máy móc trang thiết bị và hàng hoá tiêu dùng.
- Dịch vụ: Nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đào tạo và mở rộng phát triển nông nghiệp, xây dựng và vận tải...
2.2.2. Nhiệm vụ.
- Tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước giao, tổ chức phân bổ vốn cho các đơn vị thành viên.
- Tổ chức, chỉ huy, phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường, nguồn hàng xuất nhập khẩu... Nhằm đạt được mục đích chiến lược của Tổng công ty và các đơn vị thành viên là:
+ Tìm kiếm thị trường xuất khẩu cà phê, nông sản, nhập vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành.
+ Phân bổ thị trường cung ứng hay tiêu thụ cho các đơn vị thành viên trên cơ sở có lợi nhất.
+ Tổ chức cung cấp chính xác và kịp thời về thông tin, thị trường, giá cả trong nước và thế giới cho các đơn vị thành viên.
+ Quản lý giá xuất nhập khẩu của Tổng công ty và công bố giá xuất khẩu cà phê và giá nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành trong từng thời điểm để các đơn vị thành viên phối hợp thực hiện, khắc phục tình trạng tranh mua, tranh bán.
+ Giúp đỡ cho các doanh nghiệp thành viên tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
+ Tạo điều kiện giúp đỡ người nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới kinh doanh của Tổng công ty.
2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty.
Ban lãnh đạo của Tổng công ty cà phê Việt Nam gồm có hội đồng quản trị và ban Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người điều hành Tổng công ty, còn Hội đồng quản trị có chức năng quản lý. Tổng giám đốc của Vinacafe do chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc là người đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Thủ tướng chính phủ và pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty.
Hội đồng quản trị của Tổng công ty bao gồm 5 thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn với nhiệm kỳ 5 năm và có trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ mà Nhà nước giao..
2.3.2. Cơ sở vật chất và mạng lưới kinh doanh của Tổng công ty
Hiện nay Tổng công ty có 60 đơn vị thành viên trong đó có 58 đơn vị hạch toán độc lập và 2 đơn vị hành chính sự nghiệp. Các thành viên hạch toán độc lập gồm những nông trường cà phê, các cơ sở chế biến và các công ty kinh doanh xuất khẩu cà phê và các loại hàng hoá khác, các trung tâm nghiên cứu... được phân bổ rải rác trên khắp toàn quốc, nhưng tập trung chủ yếu là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Trong đó có 20 doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu. Ngoài trụ sở chính tại số 5 Ông ích khiêm- Ba Đình- Hà Nội, Tổng công ty còn có 3 chi nhánh khác là:
- Chi nhánh tại Đăk Lăk: Xã Hoà Thắng, Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lăk.
- Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Số 28 Tôn Đức Thắng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chi nhánh Bắc Tây Nguyên: Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai.
Các chi nhánh này có chức năng và nhiệm vụ tham mưu, truyền đạt chỉ đạo của Tổng công ty và phản ánh hoạt động của các đơn vị thành viên trên địa bàn, thực hiện hợp đồng đã ký kết.
sơ đồ cơ cấu tổ chức của tổng công ty cà phê việt nam
thủ tướng chính phủ
bộ nn &ptnt
hội đồng quản trị
tổng công ty
ban kiểm soát
tổng giám đốc
Phó Tổng
Giám Đốc
Phó Tổng
Giám Đốc
Các chi nhánh
Công ty tài chính chuyên doanh
Ban kinh doanh tổng hợp
Văn phòng
Ban tổ chức cán bộ
Ban tài chính kế toán
Ban kế hoạch đầu tư
Ban khoa học công nghệ
Các DNSX thành viên
Các đơn vị hành chính sự nghiệp
Các DNDV
Các DN trực thuộc
Hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân
Hạch toán phụ thuộc
3. Thực trạng xuất khẩu cà phê của tổng công ty thời gian qua.
3.1. Thị trường của Tổng công ty
Kể từ khi thành lập đến nay, Tổng công ty không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê của mình. Đặc biệt là kể từ khi cà phê Việt Nam gia nhập tổ chức cà phê thế giới (ICO) thì ngành cà phê, đặc biệt là Tổng công ty cà phê Việt Nam càng có điều kiện thuận lợi xúc tiến, chào hàng và ký kết hợp đồng buôn bán cà phê với các nước trên thế giới. Hiện nay thị trường xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê đã lên tới hơn 50 nước và vùng lãnh thổ. Trong đó tập trung chủ yếu vào thị trường EU và Bắc Mỹ, bên cạnh đó các thị trường mới như Nga, Trung Quốc vẫn được chú trọng và phát triển. Tuy nhiên khách hàng chủ yếu của Tổng công ty vẫn là các công ty kinh doanh cà phê có văn phòng đại diện tại Việt Nam như Neumann Gruppe, Volcafe, Ecom, Andira, Taloca, Itochu, Louis Dreyfus, Olam... Lượng xuất khẩu trực tiếp cho các công ty rang xay nước ngoài là rất hạn chế. Có thể nói hiện nay thị trường của Tổng công ty tập trung chủ yếu vào mười thị trường chính, những thị trường này chiếm tới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty. Qua bảng số liệu dưới đây cho ta thấy được mười thị trường xuất khẩu cà phê chính của Tổng công ty cà phê Việt Nam.
Tuy nhiên có thể nói khách hàng của Tổng công ty chỉ tập trung vào một số ít hãng nhập khẩu lớn ở một vài thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Đây chính là một thách thức của Tổng công ty, vì khi thị trường cà phê thế giới nói chung và của các thị trường này nói riêng có biến động ít thì cà phê của Tổng công ty rất dễ bị các hãng này ép giá mà không thể có phương án khác.
Bảng 9: Mười thị trường chính của Tổng công ty qua các niên vụ.
TT
Thị trường
Sản lượng (Tấn)
Giá trị (USD)
Tỷ trọng số lượng
(%)
Thị trường
Sản lượng (Tấn)
Giá trị (USD)
Tỷ trọng số lượng
(%)
Niên vụ 2000/2001
Niên vụ 2001/2002
1.
Mỹ
85.977
35.077.119
29,41
Mỹ
29.872
1.495.115
13,2
2.
Thuỵ sỹ
51.007
21.872.967
17,45
Đức
24.010
9.943.296
10,61
3.
Đức
26.658
11.504.546
9,12
Anh
19.077
7.730.744
8,43
4.
Singapo
22.653
8.827.226
7,75
Tây Ban Nha
15.705
5.774.127
6,94
5.
Anh
18.444
7.419.578
6,31
Italia
15.208
6.853.649
6,72
6.
Hà Lan
16.807
7.277.045
5,75
Thuỵ Sỹ
13.193
5.620.149
5,83
7.
Nhật
12.481
5.614.791
4,27
Nhật
12.627
5.426.009
5,58
8.
Bỉ
10.435
4.484.083
3,57
Hà Lan
10.194
4.349.936
4,51
9.
Italia
10.231
4.499.346
3,5
Pháp
9.193
3.410.492
4,06
10.
Tây Ban Nha
8.418
4.325.628
2,88
Ba Lan
9.120
3.689.953
4,03
Cộng
266.111
108.902.329
90,01
Cộng
157.094
54.293.470
69,91
Niên vụ 2002/2003
Niên vụ 2003/2004
1.
Đức
23.495
15.501.041
14,01
Đức
32.464
21.055.494
13,36
2.
Italia
17.696
11.799.855
10,71
Mỹ
26.531
15.432.294
11,06
3.
Mỹ
17.692
11.858.165
10,55
Anh
21.766
13.975.233
9,14
4.
Tây Ban Nha
15.116
10.015.599
9,01
Tây Ban Nha
19.414
13.085.321
8,15
5.
Anh
12.133
8.309.672
7,23
Italia
17.536
11.751.797
7,36
6.
Pháp
11.289
7.404.895
6,73
Pháp
12.682
8.277.921
5,32
7.
Bỉ
10.190
6.343.222
6,08
Bỉ
9.726
6.358.592
4,08
8.
Thuỵ Sỹ
9.970
6.471.495
5,94
Ba Lan
8.264
5.317.838
3,47
9.
Ba Lan
7.253
4.719.547
4,32
Thuỵ Sỹ
7.576
5.126.349
3,18
10.
Philippin
6.995
4.726.568
4,17
Nhật
7.395
4.966.862
3,11
Cộng
132.658
87.665.942
78,75
Cộng
163.174
105.347.901
68,5
Nguồn: Tổng công ty cà phê Việt Nam
Qua bảng 9 ta thấy rằng mười thị trường chính của Tổng công ty chiếm từ 65 đến 90% tổng khối lượng xuất khẩu cà phê của Tổng công ty. Trong đó thị trường Mỹ và Đức là hai thị trường lớn nhất của Tổng công ty với tỷ trọng chiếm tới 13 - 30% trong tổng khối lượng xuất khẩu của Tổng công ty. Trong hai niên vụ gần đây tuy Đức đã vươn lên trở thành bạn hàng lớn nhất của Tổng công ty nhưng Mỹ vẫn đang là thị trường lớn của Tổng công ty. Có thể nói việc thị trường của Tổng công ty tập trung ở mười thị trường chính này nguyên nhân chủ yếu là do những quốc gia này tập trung nhiều công ty nhập khẩu lớn, có nhiều nhà rang xay lớn của thế giới. Mặt khác ở London và NewYork có hai trung tâm giao dịch cà phê lớn nhất thế giới.
3.2. Kim ngạch và khối lượng xuất khẩu.
Hiện nay toàn ngành cà phê Việt Nam có 149 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê, trong đó Tổng công ty cà phê Việt Nam là đơn vị có vị trí hàng đầu trong ngành cà phê Việt Nam. Hàng năm Tổng công ty chiếm khoảng 25% - 30% trong tổng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.
Bảng 10: Kết quả xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam.
Chỉ tiêu
Niên vụ
Sản lượng(Tấn)
% so với năm trước
Giá trị (USD)
% so với năm trước
1999/2000
139.300
_
106.812.000
_
2000/2001
292.305
209,8
124.970.485
117
2001/2002
226.303
77,42
81.391.775
65,13
2002/2003
168.280
74,36
110.489.945
135,75
2003/2004
238.216
141,56
155.643.418
140,87
2004/2005
217.663
91,37
163.233.934
104,88
DK 2006
220.000
101,1
176.000.000
107,82
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vinacafe.
Trong niên vụ 2000/2001 là niên vụ mà khối lượng xuất khẩu của Tổng công ty có mức tăng trưởng rất lớn tới 109,8%. Nguyên nhân là do trong niên vụ này ngành cà phê Việt Nam đạt được bội thu. Tuy nhiên trong niên vụ này do giá cà phê xuất khẩu của Tổng công ty giảm mạnh tới hơn 40% nên kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty chỉ tăng 17%. Sau một niên vụ bội thu thì đến niên vụ sau đó tức là niên vụ 2001/2002 lại là niên vụ mà cà phê Việt Nam bị mất mùa, sản lượng cà phê cả nước giảm 30%. Các nông trường của Tổng công ty cũng không thể tránh khỏi tình cảnh mất mùa. Đây chính là nguyên nhân khiến cho nguồn hàng cung ứng cho xuất khẩu của Tổng công ty giảm và làm cho khối lượng xuất khẩu cà phê niên vụ này của Tổng công ty giảm tới 22,58% chỉ còn 266.303 tấn so với 292.305 tấn so với niên vụ 2000/2001. Mặt khác trong niên vụ 2001/2002 giá cà phê thế giới giảm mạnh tới mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua. Điều này khiến cho giá xuất khẩu cà phê Việt Nam nói chung và của Tổng công ty nói riêng giảm mạnh khiến kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh tới 34,87%. Niên vụ 2002/2003 và 2003/2004 giá cà phê thế giới có chiều hướng tăng nên kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty có tốc độ tăng mạnh khoảng 35 - 40%. Đặc biệt niên vụ 2002/2003 tuy khối lượng xuất khẩu có giảm mạnh so với niên vụ trước đó giảm tới 25,64% nhưng giá trị xuất khẩu tăng tới 35,75%. Nguyên nhân là do giá cà phê niên vụ này tăng mạnh so với niên vụ trước. Đến niên vụ 2004/2005 cũng vậy mặc dù lượng xuất khẩu chỉ đạt 217.663 tấn giảm 8,63% so với niên vụ 2003/2004 là 238.216 tấn, nhưng do giá cà phê vẫn tăng nên giá trị xuất khẩu tăng 4,88%.
Qua bảng số liệu 11 cho thấy giá cà phê xuất khẩu của Tổng công ty tăng nhanh dần qua các tháng. ở thời điểm tháng 10/2004 giá bình quân là 553,80 USD/tấn, nhưng đến tháng 8/2005 giá cà phê xuất khẩu của Tổng công ty đã tăng lên gần gấp đôi ở mức 1087,06 USD/tấn. Giá cà phê tăng đã làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty tăng lên mặc dù khối lượng xuất khẩu có xu hướng giảm xuống. ở thời điểm tháng 1/2005 của niên vụ 2004/2005 khối lượng xuất khẩu cà phê của Tổng công ty ở mức 40.847 tấn, nhưng đến tháng 9/2005 khối lượng xuất khẩu chỉ đạt ở mức 7.572tấn. Nhìn chung giá cà phê xuất khẩu ở niên vụ 2004/2005 có xu hướng tăng cao hơn so với các niên vụ gần đây, điều này là tín hiệu đáng mừng cho việc xuất khẩu cà phê củaViệt Nam nói chung và Tổng công ty cà phê Việt Nam nói riêng nếu như giá cà phê giá cà phê vẫn giữ ở mức độ ổn định như niên vụ 2004/2005 hoặc có xu hướng tăng lên ở mức cao hơn.
Bảng 11: Xuất khẩu cà phê của Tổng công ty theo tháng vụ 2004/2005
Tháng/Năm
Số lượng (Tấn)
Giá trị (USD)
Giá Bình Quân (USD/T)
10/2004
9.527
5.276.144
553,80
11/2004
10.615
5.944.273
559,98
12/2004
36.042
22.121.457
613,77
1/2005
40.847
25.598.608
626,28
2/2005
20.979
14.831.666
706,97
3/2005
31.925
23.800.542
745,50
4/2005
19.870
16.550.687
832,94
5/2005
14.930
14.206.472
951,53
6/2005
9.696
10.406.953
1073,32
7/2005
7.981
8.673.464
1086,76
8/2005
7.652
8.318.227
1087,06
9/2005
7.572
7.495.441
989,89
Cộng
217.663
163.223.934
818,98
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vinacafe
3.3. Cơ cấu chủng loại mặt hàng xuất khẩu của Tổng công ty cà phê Việt Nam.
Với 500.000 ha diện tích trồng cà phê, trong đó chủ yếu là cà phê vối(chiếm 90%). Ngành cà phê Việt Nam nói chung và Tổng công ty cà phê Việt Nam nói riêng chủ yếu xuất khẩu cà phê vối. Cà phê chè chỉ chiếm chưa đến 10% trong tổng khối lượng xuất khẩu cà phê của Tổng công ty. Trong khi đó giá xuất khẩu trung bình 1 tấn cà phê chè cao hơn cà phê vối là 1,5 lần thậm chí trong hai năm 2003 và 2004 giá cà phê chè cao hơn gấp 2 lần cà phê vối. Vì vậy, việc cà phê chè chiếm tỷ trọng nhỏ trong khối lượng xuất khẩu đã làm cho giá trị xuất khẩu của Tổng công ty không tương xứng với khối lượng xuất khẩu.
Ngoài việc xuất khẩu cà phê nhân ra, Tổng công ty còn xuất khẩu cà phê thành phẩm với đơn vị xuất khẩu cà phê thành phẩm chủ lực của Tổng công ty là nhà máy chế biến cà phê Biên Hoà.
Bảng 12: Cơ cấu cà phê xuất khẩu của Tổng công ty cà phê Việt Nam qua các niên vụ.
Sản phẩm
Niên vụ 2001/2002
Niên vụ 2002/2003
Niên vụ 2003/2004
Niên vụ 2004/2005
Lượng (tấn)
TT (%)
Lượng (tấn)
TT (%)
Lượng (tấn)
TT (%)
Lượng (tấn)
TT (%)
Cà phê nhân
226.303
99,92
168.280
99,95
238.216
99,59
217.663
99,65
Cà phê thành phẩm
178,12
0,08
749
0,45
977,89
0,41
750,762
0,35
Tổng
226.181,12
100
169.029
100
239.193,89
100
218.413,762
100
Nguồn: Tổng công ty cà phê Việt Nam.
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, niên vụ 2001/2002 cà phê thành phẩm xuất khẩu của Tổng công ty là 0,08%, đến niên vụ 2002/2003 và 2003/2004 lượng cà phê thành phẩm xuất khẩu đã tăng lên với mức lần lượt là 0,45% và 0,41%. Tuy nhiên đến niên vụ 2004/2005 lượng cà phê thành phẩm xuất khẩu chỉ còn ở mức 0,35%. Vì vậy, việc tăng tỷ trọng cà phê thành phẩm trong cơ cấu cà phê thành phẩm xuất khẩu là việc làm cần thiết và phải được coi là nhiệm vụ quan trọng của Tổng công ty trong thời gian tới đây. Có như vậy thì giá trị cũng như hiệu quả xuất khẩu của Tổng công ty mới được nâng cao. Do các nông trường cà phê thuộc Tổng công ty nói riêng và của ngành cà phê Việt Nam nói chung có diện tích cà phê chè rất ít, sản lượng cà phê chè chỉ đủ cung cấp cho các nhà chế biến trong nước nên lượng cà phê chè xuất khẩu là rất ít. Lượng cà phê chè chỉ tăng lên khi ngành cà phê Việt Nam thực hiện dự án phát triển cà phê chè do AFD hỗ trợ mà Tổng công ty làm chủ dự án. Với dự án này tuy thực hiện không hoàn thành kế hoạch và không thành công, nhưng diện tích cà phê chè của Việt Nam cũng tăng lên đáng kể so với các năm trước đây. Chính điều này đã làm cho tỷ trọng cà phê chè trong tổng cơ cấu cà phê xuất khẩu tăng lên khoảng hơn 5%.
3.4. Chất lượng và giá cả cà phê xuất khẩu của Tổng công ty.
Có thể nói cà phê xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của Tổng công ty cà phê Việt Nam nói riêng có chất lượng thấp và không đồng đều. Tỷ lệ hạt đen vỡ còn chiếm tỷ trọng cao trong cà phê xuất khẩu. Ngành cà phê Việt Nam có diện tích cà phê khoảng 500.000 ha, 80% trong số đó thuộc về những hộ nông dân, những nông trường nhỏ, các doanh nghiệp Nhà nước cả Trung ương và địa phương chỉ nắm giữ khoảng 20%. Vì vậy đại đa số các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cà phê trong nước phải thu mua nguồn hàng từ những người trồng cà phê trong khi đó, các hộ nông dân trồng cà phê, thu hoạch cà phê không đúng kỹ thuật nên khi thu hoạch có hái cả những hạt xanh, non nên khi chế biến tỷ lệ hạt cà phê không đạt tiêu chuẩn cao làm cho chất lượng cà phê của Việt Nam thấp. Mặt khác các hộ nông dân này lại có công nghệ sơ chế thủ công thô sơ và không giống nhau nên chất lượng cà phê khi thu mua chế biến xuất khẩu là không đồng đều. Bên cạnh đó các hộ trồng cà phê khi phơi sấy cà phê cũng phơi sấy không đúng kỹ thuật, nên mức độ lẫn tạp chất cũng khá cao so với sản phẩm của các nước khác. Tổng công ty cà phê Việt Nam tuy là một đơn vị lớn của ngành cà phê Việt Nam nhưng phần lớn cà phê xuất khẩu của Tổng công ty cũng phải được thu mua của các hộ trồng cà phê nên chất lượng cà phê xuất khẩu của Tổng công ty cũng thấp và không đồng đều, tỷ lệ hạt đen, vỡ, độ ẩm cũng như tỷ lệ lẫn tạp chất còn khá cao. Chính điều này làm cho chất lượng cà phê xuất khẩu của Tổng công ty thấp và không đồng đều.Chính chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn thấp và không đồng đều là nguyên nhân chính làm cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của Tổng công ty nói riêng là thấp và có độ chênh lệch cao so với giá cà phê thế giới cũng như của các nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan... Mức chênh lệch giá xuất khẩu cà phê Việt Nam so với giá cà phê bình quân của thế giới có khi lên tới hơn 100 USD/tấn.
Bảng 13: Giá xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam.
Đơn vị: USD/tấn
Niên vụ
2000/01
01/02
02/03
03/04
04/05
Của toàn ngành (1)
459,46
367,1
643,56
647,5
733,91
Của Tổng công ty (2)
427,53
359,66
656,58
653,37
818,98
So sánh (2) và (1)
93,05
97,97
102,02
100,91
111,6
Giá cà phê Robusta thế giới
509,5
551,3
747,3
706,4
922,2
Nguồn: Tổng công ty cà phê Việt Nam và tính toán của bản thân.
Như vậy qua bảng trên ta thấy giá cà phê xuất khẩu của Tổng công ty so với giá cà phê thế giới còn có một sự chênh lệch khá lớn. Tuy nhiên nếu so sánh với giá xuất khẩu chung của toàn ngành thì giá xuất khẩu cà phê của Tổng công ty vẫn cao hơn trung bình từ 6 - 15 USD/tấn, đặc biệt niên vụ 2004/2005 này giá xuất khẩu của Tổng công ty cao hơn so với giá xuất khẩu của cả nước là 85 USD/tấn. Việc giá xuất khẩu của cà phê Việt Nam nói chung và của Tổng công ty cà phê Việt Nam nói riêng thấp hơn giá cà phê thế giới như đã nêu ở trên nguyên nhân chính là do chất lượng cà phê của Việt Nam còn thấp. Ngoài ra còng do hiện tượng tranh mua, tranh bán xuất hiện trong cả người trồng cà phê và cả người chế biến và xuất khẩu cà phê. Chính hai nguyên nhân này làm cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam bị các nhà nhập khẩu nước ngoài ép giá làm cho giá cà phê xuất khẩu của chúng ta thấp hơn giá cà phê xuất khẩu thế giới. Còn giá cà phê xuất khẩu của Tổng công ty cà phê Việt Nam cao hơn giá xuất khẩu chung của toàn ngành nguyên nhân là do Tổng công ty sở hữu một số nông trường trồng cà phê tập trung nên đảm bảo được chất lượng cà phê xuất khẩu. Mặt khác Tổng công ty cũng đang làm chủ dự án trồng cà phê chè nên tỷ trọng cà phê chè trong tổng khối lượng xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cao hơn mức giá xuất khẩu chung của cả nước. Để nâng mức giá xuất khẩu lên tiến tới ngang bằng với giá cà phê thế giới và các nước trong khu vực thì Tổng công ty phải không ngừng đầu tư máy móc thiết bị chế biến để nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu của mình trong thời gian tới.
Bảng 14: Chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
Cà phê Vối
Cà phê Chè
Hình dáng
Không đều, phần lớn kích cỡ hạt nhỏ, có lẫn cành cây, có đá và vỏ
Không đều, xám xanh, nhiều hạt còn xanh, thường khô quá hay không đủ khô
Độ ẩm (ISO 6673 trung bình)
13%
13%
Khuyết tật
Cao
Trung bình
Độ chua
Thấp + Thấp đến trung bình
Độ đậm
Trung bình
Đặc tính
Nhẹ đến mạnh
Nhạt có vị cỏ
Vấn đề
Có mùi hôi, mùi khói. bị lên men quá, mốc, có đất.
Chưa chín, có mùi cỏ, thiếu mùi thơm
Nguồn: Thông tin được thảo luận và xây dựng với Trưởng tư vấn chất lượng trộn Taloka - Kraft.
4. nhận xét về kết quả hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty cà phê Việt Nam trong thời gian qua.
4.1. Những thành tích đã đạt được:
Kể từ khi thành lập đến nay, Tổng công ty cà phê Việt Nam luôn là đơn vị đầu đàn của ngành cà phê Việt Nam với tỷ trọng chiếm tới 25% - 30% trong tổng số khối lượng xuất khẩu cũng như kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước. Trong những năm qua hoạt động xuất khẩu c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 472.doc