MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương I: Những lí luận cơ bản về thị trường 3
I. Khái niệm về thị trường 3
1. Định nghĩa 3
2. Đặc trưng 4
II. Sự cần thiết của thị trường 5
1. Từ hiện tượng đến khoa học 5
2. Từ truyền thống đến hiện đại 6
3. Từ quan điểm sản xuất đến quan điểm Marketing 7
4. Từ quốc gia đến quốc tế 10
III. Công tác nghiên cứu thị trường 12
1. Khái niệm 12
2. Chức năng, nhiệm vụ 12
3. Nội dung 14
4. Vận dụng kết quả nghiên cứu thị trường vào hoạt động kinh tế đối ngoại
16
Chương II: Thực trạng về thị trường tiêu thụ cá tra, basa của Việt Nam trong thời gian qua
22
I. Tình hình nuôi trồng và chế biến 22
1. Giới thiệu chung cá tra, basa của Việt Nam 22
2. Tình hình nuôi trồng 24
3. Tình hình chế biến 27
II. Tình hình xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam 31
1. Tình hình chung 31
2. Tình hình xuất khẩu sang một số thị trường trọng điểm 35
III. Tình hình tiêu thụ cá tra, basa tại thị trường nội địa 56
1. Trước vụ kiện bán phá giá cá tra, basa vào thị trường Mỹ 56
2. Sau vụ kiện bán phá giá cá tra, basa vào thị trường Mỹ 58
Chương III: Giải pháp mở rộng thị trường đầu ra cho cá tra, basa 62
I. Định hướng phát triển thị trường 62
1. Thị trường nước ngoài 62
2. Thị trường nội địa 68
II. Biện pháp mở rộng thị trường 71
1. Một số biện pháp chung mở rộng xuất khẩu 71
2. Một số biện pháp mở rộng các thị trường trọng điểm 85
3. Một số biện pháp phát triển thị trường nội địa 94
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1847 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp tìm kiếm thị trường đầu ra cho cá tra và cá basa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
da trơn vào Mỹ nhưng thông qua việc cấm sử dụng tên gọi vốn thông dụng của nhóm cá này để ngăn cản, hạn chế nhập khẩu cá Việt Nam và bảo hộ sản xuất nội địa.
Thứ ba, về vấn đề tiêu chuẩn vệ sinh: Từ tháng 6/2002, Mĩ hạ mức giới hạn phát hiện dư lượng kháng sinh từ 5 ppb xuống 1 ppb và nay chỉ còn 0,3 ppb, tạo ra một thách thức mới cho hàng thuỷ sản Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường này đang song song áp dụng tiêu chuẩn bang và tiêu chuẩn quốc gia (Bang Louisiana đơn phương tiến hành kiểm tra chloramphenicol, vốn là công việc của FDA). Gần đây nhất, Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) đang triển khai thực hiện Luật Khủng bố sinh học. Qui định mới sẽ khiến các nhà xuất khẩu vào thị trường Mĩ thêm tốn tiền của và công sức (xem phụ lục 6).
Chính quyền Mĩ phản đối cực lực trợ giá và trợ giúp tại các quốc gia khác cho sản xuất nông nghiệp phục vụ xuất khẩu sang Mĩ nhưng chính nơi đây lại là cái nôi cho việc bảo hộ như vậy. Cùng ngày 13/5/2002 Tổng thống Hoa Kỳ đã phê chuẩn Luật trang trại, trong đó có chương trình trợ cấp cho các nhà sản xuất nông nghiệp 190 tỷ USD trong thời gian 10 năm. Chương trình trợ cấp sẽ góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, trong đó có sản xuất cá nuôi tại Mỹ. Sản lượng cá nuôi sẽ tăng cùng với sự gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Điều này tạo ra một thách thức lớn đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam.
Bức tranh về tình hình cung cấp thủy sản ở Mỹ trong một vài năm qua trở nên phức tạp bởi những ý tưởng cùng lúc tạo ra các rào cản, áp dụng các quy định phi lý hoặc làm tăng những chi phí không cần thiết. Quốc hội, chính quyền các bang, các hiệp hội ngành hàng và các công ty đang ngày càng quen thuộc hơn với các điều luật.
Vì vậy, những thách thức lớn trong năm 2003 và những năm trước mắt với các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản nói chung và ngành cá tra, basa nói riêng của Việt Nam là vượt qua yêu cầu ngày càng vô lí của các quốc gia phát triển về an toàn thực phẩm, các rào cản phi thuế khác cũng như nguồn cung cấp và tình hình thị trường ngày một cạnh tranh gay gắt.
2.2. Châu á:
Hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam ngày càng được ưa chuộng ở khu vực thị trường Châu á như: Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, các nước Đông Nam á,… Năm 2000, về cơ cấu thị trường cá tra, basa đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, với sự gia tăng nhanh vào thị trường Mỹ và thứ nhì là Trung Quốc-Hồng Kông.
Từ năm 1998 trở về trước, các thị trường tiêu thụ chính xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam chỉ là các thị trường úc, và một vài thị trường cùng châu lục như Singapore, Hồng Kông.
Năm 1999, thứ tự các thị trường xuất khẩu cá của Việt Nam đã có sự thay đổi, Nhật Bản vốn là một thị trường lớn nhất trong nhiều năm, lúc này đã phải nhường chỗ cho Trung Quốc (+Hồng Kông) và Mỹ. Đáng lưu ý, năm 1998 và 1999 là thời kỳ các nước phát triển ở Châu á như Nhật, Singapore, Hàn Quốc phải trải qua những khó khăn kinh tế lớn do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính 1997. Xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu cá nói riêng đã khá thành công khi mở rộng thị trường sang Tây bán cầu xa xôi và Trung Quốc (+Hồng Kông) láng giềng, đưa hai nước này trở thành các thị trường chính cho đến thời điểm này. Điều này có công đóng góp không nhỏ của cá da trơn Việt Nam. Năm 2002, Nhật nhập khẩu 56,4 triệu USD sản phẩm cá, trong đó gần 1,9 triệu USD cho cá tra, basa, con số tương ứng ở Trung Quốc (+Hồng Kông) là 114,56 triệu USD và 9,6 triệu USD, ASEAN là 5,8 triệu USD cho cá tra, basa Việt Nam.
Một số thị trường tiêu thụ khối lượng cá xuất khẩu của Việt Nam không kém nhiều lắm so với Nhật là Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore. Hiện tại, khối lượng nhập của ba thị trường này không tăng mạnh nhưng vẫn giữ mức đầy triển vọng cho cá da trơn nước ta. Năm 2002, sản lượng và giá trị xuất khẩu tương ứng vào 3 thị trường này là: 57,24 tấn và 93.483 USD, 150,52 tấn và 465.824 USD, 1.850,86 tấn và 4.671.664 USD.
Năm 2002, xuất khẩu cá tra/basa vào thị trường thế giới đạt gần 90 triệu USD. Tuy vậy, sản lượng cá nuôi nói chung và cá tra, basa nói riêng vào thị trường Châu á chưa xứng với tầm vóc và tiềm năng thực sự của khu vực này.
Về sản phẩm giá trị gia tăng: Một thực tế dễ nhận thấy là các hình thức sản phẩm của cá kém phong phú hơn nhiều so với sản phẩm tôm và nhuyễn thể. Về cơ bản chỉ tập trung nhiều nhất vào chế biến đông lạnh, bỏ ruột, bỏ đầu, lột da nguyên con và chế biến philê IQF. Tuy vậy, hiện tại, các doanh nghiệp nhanh nhạy nhất đã chủ động đa dạng hoá mặt hàng cho phù hợp với thị hiếu Châu á. Vài năm gần đây các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn, dẫn đầu là Công ty TNHH Vĩnh Hoàn và Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Agifish) đã đầu tư vào các quy trình chế biến gia tăng giá trị cho các sản phẩm cá da trơn, đưa ra giới thiệu nhiều mặt hàng chế biến sẵn rất tiện dụng, như Agifish có đến trên 40 mặt hàng có tính hướng nội nhiều hơn, tạo tiềm năng lớn để tăng cường thị trường nội địa, còn lại để phục vụ xuất khẩu. Các sản phẩm giá trị gia tăng của Công ty Vĩnh Hoàn lại rất phong phú về kiểu chế biến theo hình thức và phong vị Châu Âu, Nhật, Hoa,... có lẽ tập trung chủ yếu phục vụ cho thị trường ngoại.
2.2.1. Thị trường Nhật Bản:
* Tình hình chung - Tiềm năng thị trường: Nhật Bản, dù trải qua suy thoái kinh tế kéo dài, tiếp tục là nhà nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới (chiếm 22%). Bên cạnh đó, Nhật Bản có truyền thống là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của các nước khu vực châu á, vượt trên EU, Mỹ hay các nước cùng châu lục như Đài Loan, Hồng Kông, Xin-ga-po. Mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu từ các nước trong khu vực khoảng 40 nghìn tấn cá (chiếm 15% tổng xuất khẩu cá của các nước này), đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Người dân Nhật vốn có truyền thống coi trọng cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn, trong đó các sản phẩm từ sông biển có vai trò quan trọng, thậm chí nói đến thức ăn của người Nhật là phải nói đến món cá shusi (cá ăn sống) cùng sự tinh tế và cầu kì trong các món ăn tự chế biến tại gia đình. Cá da trơn của nước ta ngon miệng, vị lành, tính an toàn cao, dễ chế biến rất phù hợp và có khả năng mở rộng tại thị trường đang chuộng cá này.
Mỗi năm Nhật nhập khẩu 13 tỉ USD thuỷ sản cho 125 triệu dân, trong đó 55% thuỷ sản từ các nước Châu á, đứng đầu là Trung Quốc với thị phần năm 2002 là 17,99%, Thái Lan 7,83%, Việt Nam 4,15%. Trong số những nước mà Nhật Bản nhập khẩu thuỷ hải sản năm 2002 vừa qua, Việt Nam đứng thứ 10 trong tổng kim ngạch nhập khẩu hải sản của Nhật với mức khoảng 66,6 tỉ Yên (555 triệu USD). Tuy rằng sự suy thoái về kinh tế thời gian qua làm giảm sút vị thế của Nhật với thuỷ sản Việt Nam trong vai trò bạn hàng lớn nhất, hiện tại, một số công ty lớn tại thị trường Nhật rất sẵn lòng hợp tác với Việt Nam trong việc tiêu thụ sản phẩm cá da trơn, trong xu thế giảm nhập khẩu các mặt hàng cao cấp về khối lượng và giá trị, tăng các sản phẩm giá thấp. Sản phẩm này nhập khẩu vào thị trường Nhật đã được 10 năm, thậm chí còn tái xuất sang thị trường Mĩ từ đây.
* Tình hình xuất khẩu vào thị trường Nhật: Năm 2002, thị trường Nhật nhập khoảng 56,4 triệu USD sản phẩm cá, với các mặt hàng chính là cá ngừ, cá thu, cá bò, cá cơm, cá basa,... Các nhà cung cấp chính từ Việt Nam là Công ty Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Chi nhánh thuộc Tổng Công ty Thủy sản Hạ Long, Trúc An, APT,...trong đó hơn 600 tấn tương ứng 1,9 triệu USD cho cá tra, basa Việt Nam.
Nửa đầu năm 2003, với Việt Nam, thị trường thuỷ sản Nhật chiếm tỷ trọng 23.7% đạt 234 triệu USD. Về cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu, cá đông lạnh đạt 228 triệu USD tăng 33%, trong đó sản phẩm cá tra, basa Việt Nam vào Nhật 0,68 triệu USD.
* Thuận lợi: Thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường quen thuộc Nhật Bản đang được giới tiêu dùng đánh giá cao, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đạt khoảng 350 triệu USD/năm. Hầu hết hàng đông lạnh của ta chào bán đều được khách hàng Nhật Bản mua hết. Việc các doanh nghiệp chế biến của Việt Nam đã quen thuộc yêu cầu chất lượng và vệ sinh thực phẩm của bạn hàng truyền thống này tạo lợi thế nâng cao giá bán và tăng tính hấp dẫn đối với thị trường tại đây.
Hiện nay, Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu thủy sản số 1 của thế giới và là bạn hàng truyền thống của Việt Nam. Thậm chí, trong năm nay, một số công ty nhập khẩu thuỷ sản lớn của Nhật còn hứa hẹn giúp đỡ Việt Nam giới thiệu sản phẩm cá da trơn cho thị trường Nhật và gia tăng số lượng nhập khẩu cá tra, basa, mong muốn trở thành bạn hàng lâu dài của Việt Nam đối với cả mặt hàng này.
* Những yêu cầu của thị trường và khó khăn cho Việt Nam: Khó khăn chung là tình trạng nền kinh tế Nhật Bản vẫn trong suy thoái nên ảnh hưởng lớn tới sức mua nói chung và thủy sản nói riêng, đồng Yên bấp bênh và giảm sụt giá so với USD. Mức tiêu thụ thuỷ sản giảm từ 72 xuống 69 kg/ người/ năm từ những năm đầu thế kỉ 21.
Về yêu cầu thị trường, theo kinh nghiệm xuất khẩu, thị trường Nhật Bản sẽ thích ứng nhanh với những mặt hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Thị trường này cũng ngày càng chú trọng và đang có nhu cầu lớn những sản phẩm chế biến đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm cao. Chất lượng đồng đều và hình dáng đẹp là hai tiêu chuẩn chính yếu. Đây là điều mà các doanh nghiệp chế biến cá tra, basa đã thực hiện từ lâu. Đặc biệt, thị trường Nhật đòi hỏi các doanh nghiệp xuất hàng vào đây phải tuân thủ nghiêm ngặt “Luật kiểm dịch“ và “Luật vệ sinh thực phẩm”. Tóm lại, sản phẩm thâm nhập vào thị trường Nhật phải đáp ứng tiêu chuẩn cao về mặt chất lượng.
Hơn nữa, văn hoá Nhật Bản đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu tìm tòi những bao bì mẫu mã đẹp, tinh tế, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, thị trường cũng yêu cầu mức giá hợp lí cho sản phẩm nhập khẩu và đảm bảo thời hạn giao hàng, duy trì chữ Tín trong kinh doanh với người Nhật.
2.2.2. Trung Quốc – Hồng Kông:
* Tình hình chung - Tiềm năng thị trường: Thị trường Trung Quốc, Hồng Kông là thị trường gần Việt Nam, dung lượng lớn, là một trong những nước xuất khẩu thuỷ sản cạnh tranh với Việt Nam nhưng nhu cầu thủy sản cũng rất lớn, đang tăng nhanh và chủng loại đa dạng, từ các sản phẩm có giá trị rất cao đến các loại sản phẩm giá trị thấp, không đòi hỏi quá cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm như EU hoặc Mĩ. Trung Quốc đang nhanh chóng vươn lên và củng cố vị trí thị trường nhập khẩu thuỷ sản thứ tư trên thế giới, sau Nhật Bản, EU, Mĩ, với mức nhập khẩu không ngừng tăng. Bởi vậy, cá tra, basa Việt Nam ngon lại rẻ có cơ hội rất lớn vào thị trường này, song song với loài cá nheo Mĩ mà Trung Quốc đã nhập nội để sản xuất. Tuy nhiên, do phương thức thanh toán của thị trường Trung Quốc còn vướng mắc, thuế nhập cao (43%), nên thời gian qua tuy tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này tăng nhanh nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.
Trung Quốc (+Hồng Kông) đã vươn lên vị trí thứ 3 trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này năm 2001, 2002 đạt hơn 300 triệu USD. Hiện nay, Trung Quốc đang nhập khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam trong đó đứng thứ ba là cá đông lạnh. Cá tra, basa rất phù hợp với yêu cầu bữa ăn của người Hoa: giản dị, tiết kiệm, ngon, đủ chất dinh dưỡng. Họ còn có câu nói: “Không có cá không gọi là tiệc”, cho thấy nhu cầu và thói quen tiêu dùng mặt hàng cá tại đây.
Hiện nay, chất lượng chứ không phải giá cả được coi là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng quyết định mua hàng của người Trung Quốc. Nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc sẽ mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu thuỷ sản giá trị cao ngày càng tăng của người dân có thu nhập cao mà cung thuỷ sản nội địa không đáp ứng đủ.
* Tình hình xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc – Hồng Kông: Đối với thị trường Trung Quốc (+ Hồng Kông), năm 2002 đã tiêu thụ một khối lượng khá lớn cá của Việt Nam, trị giá 144,56 triệu USD, trong đó cá tra, basa chiếm 9,6 triệu USD. Số các công ty xuất vào thị trường này nhiều hơn thị trường Mĩ nhưng tổng giá trị của mỗi công ty đạt thấp hơn, dẫn đầu là Hoàng Hà, Nông Hà, Công ty Dịch vụ vận tải Sài Gòn, Agifish, Seaprpdex Hà Nội,... Sản phẩm chính là cá thu, cá cơm, cá tra/basa, cá mú (Hồng Kông), các loại cá đông lạnh, cá muối, cá chim, cá thu,...(Trung Quốc lục địa).
Ba năm gần đây, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ và Nhật Bản, gấp 3 lần sang EU với 15 nước thành viên. 7 tháng đầu năm 2003, sản lượng xuất khẩu cá tra, basa vào khu vực này là hơn 3.000 tấn với giá trị kim ngạch là 7,5 triệu USD.
*Thuận lợi: Thị trường Trung Quốc, Hồng Kông là thị trường nhiều tiềm năng, là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), triển vọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc rất lớn. Khảo sát thị trường gần đây nhất của VASEP cho thấy khu vực các tỉnh phía Tây Trung Quốc rất giàu tiềm năng cho xuất khẩu cá da trơn.
Về tình hình chung, Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, mức tăng trưởng nhanh và ổn định, lại có chính sách hợp tác lâu dài và toàn diện với khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc gia nhập WTO cũng tạo điều kiện cho hàng thuỷ sản của ta đẩy nhanh vào thị trường này, do ta được hưởng thuế suất như thành viên của WTO, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn, yêu cầu sản phẩm đa dạng tại đây và nhất là đòi hỏi chất lượng không quá khắt khe như những quốc gia khác. Tranh chấp thương mại tại đây cũng đang giảm dần.
* Những yêu cầu của thị trường và khó khăn cho Việt Nam: Nhìn chung, cũng có những trở ngại trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Trung Quốc, cũng là những trở ngại chung cho tương lai của catfish Việt Nam, trong đó trở ngại lớn nhất là phương thức thanh toán. Việc Chính phủ Trung Quốc áp dụng chính sách kiểm soát lưu thông ngoại tệ khắt khe cũng là một khó khăn cho các nhà xuất khẩu của ta. Việc thanh toán bằng tiền mặt trong giao dịch biên mậu cũng gặp nhiều rủi ro. Mức thuế hàng thủy sản nhập khẩu vào Trung Quốc khá cao, ví dụ tôm 50%, cá nước ngọt 20%.
Cụ thể, ngoài khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác, thanh toán vẫn là trở ngại chính đối với buôn bán thủy sản nói riêng và thương mại nói chung giữa 2 nước. Cơ chế thanh toán trong biên mậu chủ yếu vẫn là tiền mặt trao tay, ít thông qua ngân hàng nên doanh nghiệp Việt Nam dễ gặp thua thiệt do đồng tiền trong nước mất giá nhanh hơn đồng Nhân dân tệ. Trong khi Việt Nam đã áp dụng phổ biến thanh toán theo thông lệ quốc tế, thì các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc vẫn chủ yếu thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ. Phương thức này cũng được nhiều doanh nghiệp Việt Nam ưa dùng vì vừa trốn được thuế lại không bị phiền hà về thủ tục. Gần đây, Trung Quốc đã cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu mở L/C tại ngân hàng, trong khi trước đây chỉ doanh nghiệp Nhà nước mới có đặc quyền này.
Mặt khác, thuế nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc vẫn ở mức cao; hàng sống 10,5-14%, hàng tươi cũng 12-14%, hàng sơ chế tươi, đông lạnh và hàng khô 18-22,2%. Do hai bên chưa có thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kiểm dịch và kiểm tra chất lượng, nên các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này thường gặp khó khăn khi làm thủ tục thông quan và phát sinh thêm nhiều chi phí vô lý. Mới đây, Trung Quốc đưa ra một loạt các qui định mới, áp dụng từ 30/6, về ghi nhãn, bao gói, chứng nhận về kiểm hàng, kiểm dịch, gây nhiều khó khăn với việc xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, nhất là với hàng xuất khẩu tiểu ngạch. Hơn nữa, các chính sách của Trung Quốc trong buôn bán qua biên giới lại không ổn định và rõ ràng, khiến các doanh nghiệp Việt Nam chưa yên tâm khi thâm nhập thị trường này. Hiệp định song phương chính thức giữa hai nước chưa được kí kết, nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình giao lưu thương mại chưa có cơ chế giải quyết.
Một số doanh nghiệp Việt Nam đã làm ăn lâu với đối tác Trung Quốc nhận xét: phần lớn họ chỉ muốn nhập hàng thô để làm nguyên liệu cho chế biến tái xuất nên hiệu quả xuất khẩu sang rất thấp. Việc thiếu thông tin thị trường đặc biệt là các chính sách thương mại của Trung Quốc và trở ngại về ngôn ngữ đã khiến các doanh nghiệp Việt Nam không ít lần bị các đối tác ép giá. Không riêng thủy sản, các mặt hàng nông sản khác như trái cây, cao su cũng không ít lần gặp khó khăn vì cơ chế mua bán qua biên mậu như ở Trung Quốc. Các thương nhân Trung Quốc cũng thích mua bán qua biên mậu vì được giảm 50% thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. ở nước ta, trừ Lào Cai quy định mọi hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu phải qua ngân hàng, còn các tỉnh khác đều buông trôi việc thanh toán vãng lai với Trung Quốc.
Việc vận chuyển hàng thủy sản từ các tỉnh phía Nam nước ta sang Trung Quốc chưa thuận tiện, nhất là đường bộ, trong khi ngành Đường sắt Việt Nam chưa có dịch vụ vận chuyển container lạnh. Điều đó làm cho chi phí vận chuyển cao, không kích thích các doanh nghiệp xuất hàng vào thị trường này.
Điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là hiện nay họ phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm, chưa có ai đứng ra làm đầu mối để tổ chức xúc tiến thương mại tại thị trường rộng lớn này. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) sẽ tăng cường giúp đỡ các doanh nghiệp tham dự các hội chợ, hội thảo thị trường để giới thiệu và tiếp thị các mặt hàng thủy sản vào thị trường này, tranh thủ sự giúp đỡ của Nhà nước về kinh phí để các công ty có thể thiết lập văn phòng đại diện tại đây.
2.3. EU:
* Tình hình chung - Tiềm năng thị trường: EU với Việt Nam là thị trường rất lớn, giàu tiềm năng (với 378,5 triệu dân), nhu cầu tiêu dùng đa dạng, thu nhập cao, sức mua và lợi nhuận cao…Bên cạnh đó, EU ngày càng phụ thuộc vào thuỷ sản nhập khẩu, chiếm 35% tổng giá trị thuỷ sản nhập khẩu của thế giới, đứng thứ ba trong những nước nhập khẩu thuỷ sản nhiều nhất. Song, yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh thực phẩm của EU đối với mặt hàng thủy hải sản rất cao, là rào cản khiến các doanh nghiệp Việt Nam khó vào EU. Do vậy đây là thị trường tương đối ổn định, có xu hướng bão hoà và cũng nhiều cản trở.
Bên cạnh đó, EU cũng rất nhiệt tình với việc khám phá tiếp cận và tiêu thụ những sản phẩm thuỷ sản mới trên thế giới. Hàng năm ở châu Âu đều có các hội chợ triển lãm về thủy hải sản. Trong hội chợ thuỷ sản Châu Âu năm 2002, điều đáng chú ý là da trơn nước ngọt tại đây chỉ có rất ít, rõ ràng thị trường cá da trơn tại đây còn bỏ ngỏ và đầy lợi thế cho Việt Nam.
Nhìn chung, EU với ưu thế về vốn và công nghiệp hiện đại là một trong những bạn hàng đầu tư và thương mại quan trọng của Việt Nam; là thị trường có sức tiêu thụ cao, ổn định, an toàn song các tiêu chuẩn thâm nhập rất khắt khe. Tại đây, các mặt hàng quản lí hạn ngạch không nhiều, mức thuế quan thấp và giảm dần nhưng hàng rào phi thuế quan rất nghiêm ngặt, bảo hộ chặt chẽ với 5 tiêu chuẩn sản phẩm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn về lao động. Hiện nay, vấn đề nổi trội tại thị trường này là vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường và bảo vệ sinh thái, là những lý do mà EU thường xuyên đưa ra để hạn chế nhập khẩu thủy sản. Hiện tại, cá da trơn của Việt Nam đang hướng tới thoả mãn những yêu cầu khắt khe của thị trường đồng EURO.
* Tình hình xuất khẩu vào thị trường EU: Hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam ngày càng được ưa chuộng ở khu vực này, vốn có truyền thống nhập khẩu tới 26% kim ngạch xuất khẩu chung của Việt Nam. Từ năm 1997 đến năm 2000, trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, EU dao động từ 10%-7%. Trong cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu, cá basa, cá tra…tươi sống, philê đông lạnh bắt đầu được EU chú ý, đặc biệt sau vụ kiện nổi đình nổi đám về bán phá giá cá tra, basa của Việt Nam vào Mĩ.
Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu cá vào EU là 21,7 triệu USD trong đó cá tra, basa là 8,1 triệu USD với khối lượng tương ứng 2.500 tấn, với các nhà cung cấp chính là Cataco, Agifish, Vĩnh Hoàn, Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long,...
Tháng 5/2003, trong nỗ lực giải quyết đầu ra cho cá tra, basa, sau khi kết thúc hội chợ thuỷ sản tại Bỉ, các doanh nghiệp Việt Nam đã kí được 10 hợp đồng trị giá 1,5 triệu USD xuất khẩu phi lê cá tra, basa. 5 tháng đầu năm nay, lượng cá tra, basa xuất khẩu vào khu vực Châu Âu tăng gấp đôi so với cùng kì năm ngoái, đạt doanh thu khoảng 100 triệu USD. Đến đầu tháng 8, Việt Nam đã xuất khẩu được 8,3 triệu USD tương ứng gần 3.000 tấn cá tra, basa vào thị trường EU. Riêng Agifish trong tháng 8 đã xuất được 1.200 tấn cá basa phi lê đông lạnh và các sản phẩm mới chế biến, trị giá 2,7 triệu USD vào khu vực này. Rõ ràng, tiềm năng của thị trường này với cá tra, basa là rất lớn, thậm chí trong tương lai không xa có thể là đối tác lâu dài với Việt Nam về mặt hàng cá da trơn của Việt Nam.
* Thuận lợi: Lợi thế chung nhất của hàng hóa Việt Nam vào thị trường này là: EU đang sẵn sàng đàm phán về một Hiệp Định thương mại tự do với ASEAN và đã bắt đầu bằng Sáng kiến thương mại EU – ASEAN trung tuần tháng 7/2003, chính sách thương mại và hợp tác Việt Nam-EU không ngừng hoàn thiện, hơn nữa, Việt Nam đã được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc của EU; đây là khu vực kinh tế khá ổn định, nhu cầu tiêu thụ hàng năm với hàng Việt Nam là rất lớn. Về thuỷ sản, chúng ta có lợi thế do EU có cơ chế loại dần diện đối tượng được hưởng GSP. Gần đây, có những yếu tố thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU. Thứ nhất là, tháng 11/1999 EU chính thức công nhận Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản Việt Nam có đủ điều kiện được EU ủy quyền kiểm tra hàng thủy sản trước khi xuất khẩu vào EU. Thứ hai là, EU đã đưa hàng thủy sản Việt Nam vào danh sách ưu tiên hạng I các nước được xuất khẩu thẳng vào thị trường EU mà không cần có những thỏa thuận song phương với từng nước như khi ở danh sách II. Ngoài ra, các quan chức EU ngỏ ý sẵn lòng mở cửa thị trường hơn nữa cho thuỷ sản Việt Nam nói chung và sản phẩm cá tra, basa nói riêng.
* Những yêu cầu của thị trường và khó khăn với Việt Nam: Đối với hàng thủy sản nhập khẩu vào EU, ủy ban châu Âu đã đưa ra quy chế nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Chỉ thị 91/493/EEC ban hành tháng 6/2003 quy định các doanh nghiệp tại nước xuất khẩu phải có điều kiện sản xuất tương đương như các doanh nghiệp của nước nhập khẩu và phải được cơ quan kiểm tra chất lượng của EU công nhận. Đối với hàng thực phẩm đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm, thành phẩm, trọng lượng, thời gian và cách sử dụng sản phẩm, nơi sản xuất, các điều kiện bảo quản và sử dụng, mã số và mã vạch để nhận dạng lô hàng, đặc biệt cấm nhập khẩu những sản phẩm thủy sản bị nhiễm độc tố do tác động của môi trường hoặc do các chất phụ gia không được phép sử dụng. Hiện nay, EU đánh giá chất lượng sản phẩm thủy sản theo 3 chỉ tiêu:
Chỉ tiêu cảm quan: trạng thái tự nhiên, mùi vị, màu sắc của sản phẩm.
Chỉ tiêu hóa học: quy định hàm lượng nitơ dưới dạng ammoniac, độ pH trong 1 gam sản phẩm.
Chỉ tiêu vi sinh: quy định loại, lượng khuẩn có trong sản phẩm như khuẩn hóa khí, khuẩn hiếm khí, khuẩn coliforimen, ecoli…
Hiện nay, EU chỉ nhập khẩu những sản phẩm thủy sản từ 40 xí nghiệp chế biến ở Việt Nam đã được cấp chứng chỉ đủ tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh. So với 200 nhà chế biến thủy sản của cả nước, rõ ràng là vấn đề xin “thị thực” của EU cho tôm, cá Việt Nam vào thị trường này đang gặp khó khăn.
Thị trường EU đã cảnh báo từng có 20 lô hàng tôm của Việt Nam bị phát hiện dư lượng kháng sinh, nếu tiếp tục bị phát hiện thì sẽ công bố lệnh kiểm soát trở lại 100% các lô hàng thủy sản của Việt Nam nhập khẩu vào EU. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã nỗ lực hết sức để vượt qua những khó khăn này và tới nay, tạo dựng được uy tín nhất định với EU.
Một vấn đề cần nhìn nhận lại là tính hai mặt của yêu cầu “an toàn thực phẩm” này mà diễn đàn hội chợ thuỷ sản Châu Âu 2002 đã nêu lên. Xuất khẩu thủy sản chủ yếu là những nước đang phát triển, như Việt Nam. Nhập khẩu thủy sản chủ yếu là các nước phát triển, như EU. Một mâu thuẫn tất yếu là nước nhập khẩu sẽ yêu cầu rất cao về chất lượng, an toàn vệ sinh sản phẩm, trong khi trình độ chung của nước sản xuất lại lạc hậu, thiếu vệ sinh, công nghệ và trang bị kỹ thuật còn ở mức độ thấp. Đặc biệt quan trọng mỗi khiếm khuyết về an toàn vệ sinh đều ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người sử dụng. Chính vì vậy sản phẩm thủy sản được các nước nhập khẩu quy định bằng những luật lệ chặt chẽ nhất thông qua TBT (hàng rào kỹ thuật) và SPS (hàng rào an toàn vệ sinh). Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng trong một số trường hợp, các yêu cầu này đã bị lạm dụng quá mức cần thiết nhằm tạo ra những hàng rào kỹ thuật (nhưng phi kỹ thuật) nhằm hạn chế nhập khẩu, điều chỉnh cán cân thương mại thay thế cho các hàng rào thuế quan, hàng rào hạn ngạch đã bị dỡ bỏ thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại.
2.4. úc
*Tình hình chung – tiềm năng thị trường: Nhiều năm gần đây, nhập khẩu thủy sản của Ôxtrâylia tăng liên tục. Năm 1999, tổng giá trị nhập khẩu đạt 879 triệu A$, trong đó thủy sản dùng làm thực phẩm chiếm 85%.
Mục tiêu nhập khẩu thủy sản của Ôxtrâylia nhằm đáp ứng những chủng loại sản phẩm mà họ không có hoặc thủy sản nhập khẩu có lợi thế hơn hẳn so với hàng nội địa. Điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa hai nguồn cung cấp nội địa và nhập