Khóa luận Một số loại hình dịch vụ liên quan đến hoạt động chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không. Thực trạng và giải pháp phát triển

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 3

I. Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ liên quan đến hoạt động chuyên chở hàng hóa XNK bằng đường hàng không 3

1. Một số khái niệm về dịch vụ và dịch vụ liên quan đến chuyên chở hàng hóa XNK bằng đường hàng không 3

2. Đặc điểm 4

3. Vai trò của dịch vụ liên quan đến chuyên chở hàng hóa XNK bằng đường hàng không 6

II. Một số loại hình dịch vụ liên quan đến chuyên chở hàng hóa XNK bằng đường hàng không 9

1. Dịch vụ làm hàng 9

2. Dịch vụ thủ tục hải quan 10

3. Dịch vụ hàng nguy hiểm 12

4. Dịch vụ giải quyết trường hợp bất thường 13

III. Một số vấn đề khác có liên quan 14

1. Các tổ chức vận tải hàng không quốc tế 14

2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị sử dụng trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không 15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CỦA 1 SỐ LOẠI HÌNH DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 23

I. Tình hình kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam .23

1. Kết quả vận chuyển hàng hóa XNK bằng đường hàng không của VNA trong những năm qua 23

2. Tình hình thực hiện doanh thu và lợi nhuận của VNA 25

II. Tình hình kinh doanh và khai thác các loại hình dịch vụ phục vụ hoạt động chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không tại Việt Nam 27

1. Dịch vụ làm hàng 27

2. Dịch vụ thủ tục hải quan 39

3. Dịch vụ hàng nguy hiểm 54

4. Dịch vụ giải quyết trường hợp bất thường 65

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM 74

I. Đánh giá kết quả hoạt động của các loại hình dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường hàng không do VNA cung cấp 74

II. Kinh nghiệm của 1 số nước trong việc tổ chức, quản lý và phát triển dịch vụ liên quan đến chuyên chở hàng hóa XNK bằng đường hàng không 77

III. Quan điểm, định hướng và chiến lược phát triển các loại hình dịch vụ VTHK của VNA 84

1. Quan điểm và định hướng phát triển 84

2. Một số chiến lược cụ thể phát triển dịch vụ VTHK của VNA 86

IV. Kiến nghị một số giải pháp phát triển các loại hình dịch vụ liên quan đến chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không ở Việt Nam .90

1. Một số biện pháp chung áp dụng cho các loại hình dịch vụ 90

2. Các biện pháp áp dụng đối với từng loại hình dịch vụ 94

KẾT LUẬN 103

tàI LIệU THAM KHảO 10

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số loại hình dịch vụ liên quan đến hoạt động chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không. Thực trạng và giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hối lượng lớn nên trong hầu hết các trường hợp, hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không đều phải hoàn thành TTHQ ngay tại hải quan cảng hàng không đó. c) Thời hạn làm TTHQ. * Đối với hàng nhập khẩu: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến sân bay ghi trên không vận đơn, người làm TTHQ mà ở đây là người cung cấp DVTTHQ phải đến cơ quan hải quan làm thủ tục. * Đối với hàng xuất khẩu: Người cung cấp DVTTHQ phải làm TTHQ trước khi PTVT xuất cảnh, chậm nhất là 02 giờ đối với hàng vận chuyển bằng đường hàng không. Tuy nhiên, đây chỉ là quy định chung về thời hạn làm TTHQ. Trong những trường hợp cụ thể, Trưởng Hải quan hoặc cấp tương đương căn cứ vào thực tế lô hàng XK để quyết định thời hạn làm TTHQ thích hợp, nhưng TTHQ phải được hoàn thành trước khi máy bay cất cánh 01 giờ. d) Quy trình TTHQ đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không: Theo Nghị định 101/2001/NĐ-CP (31/12/2001) và Quyết định 1494/2001/QĐ-TCHQ (26/12/2001) quy trình nghiệp vụ TTHQ đối với hàng XK vận chuyển bằng đường hàng không được quy định gồm các bước sau: * Đối với hàng xuất khẩu (xem phụ lục 13): - Bước 1: Tiếp nhận, đăng ký TKHQ và quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa (KTTTHH): + Người khai báo hải quan có trách nhiệm: ã Chuẩn bị các chứng từ hợp lệ, hợp pháp của lô hàng theo đúng quy định và các điều kiện có liên quan khác để hoàn chỉnh việc khai báo hải quan trước khi đến cơ quan hải quan làm thủ tục XK hàng hóa; ã Tự khai báo đầy đủ, chính xác hàng hóa thực tế theo các nội dung quy định tại phần dành cho người khai báo trong TKHQ; ã Tự xác định mã số hàng hóa, thuế suất, giá tính thuế của từng mặt hàng XK, tự tính số thuế phải nộp của từng loại hàng thuế trên TKHQ; ã Tự xếp hồ sơ vào nơi hải quan quy định, phân luồng hàng hóa theo tiêu chí; đăng ký thời gian xuất trình hàng hóa để hải quan kiểm tra khi đăng ký HSHQ; ã Việc khai báo hải quan có thể được thực hiện bằng đánh máy chữ, máy vi tính hoặc viết tay nhưng phải đảm bảo cùng 1 loại mực (không dùng mực đỏ), cùng 1 kiểu chữ. Các chứng từ trong HSHQ nếu quy định là bản sao thì người đại diện hợp pháp (giám đốc hoặc phó giám đốc hoặc người được uỷ quyền của giám đốc) phải xác nhận sao y bản chính, ký tên, đóng dấu lên các chứng từ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của các chứng từ đó; ã Ký tên, đóng dấu vào tờ khai sau khi khai báo đầy đủ các tiêu chí trên tờ khai, nộp tờ khai cùng với các chứng từ khác theo quy định cho hải quan nơi làm thủ tục; ã Phát hiện, phản ảnh kịp thời, trung thực những việc làm không đúng quy định, những tiêu cực của cán bộ, nhân viên hải quan. Người ký tên trên TKHQ là người đại diện hợp pháp cho doanh nghiệp làm DVTTHQ. Người ký tên trên TKHQ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung khai báo trong TKHQ do mình ký tên. + HSHQ nộp và xuất trình khi làm TTHQ. ã Chứng từ phải nộp: ` TKHQ hàng hóa XK: 02 bản chính; ` Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giấy tờ có giá trị tương đương hợp đồng: 01 bản sao; ` HĐTM (nếu hàng thuộc đối tượng chịu thuế): 01 bản chính. ã Đối với các trường hợp sau đây thì phải nộp thêm: ` Hàng đóng gói không đồng nhất: 02 bản kê khai chi tiết hàng hóa; ` Hàng thuộc danh mục cấm XK hoặc XK có điều kiện: 01 bản chính văn bản cho phép XK của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu xuất khẩu 1 lần). Trường hợp văn bản này được sử dụng XK nhiều lần thì nộp bản sao, xuất trình bản chính; ` Hàng XK uỷ thác: 01 bản sao hợp đồng uỷ thác XK. ã Chứng từ phải xuất trình: ` GCN đăng ký mã số kinh doanh XNK: 01 bản (bản sao hoặc bản chính). + Công chức hải quan tiếp nhận, đăng ký TKHQ có nhiệm vụ: ã Kiểm tra sự đồng bộ, đầy đủ của HSHQ theo quy định. Trường hợp không chấp nhận đăng ký HSHQ thì phải thông báo lý do cho người khai hải quan biết; ã Kiểm tra việc kê khai theo nội dung yêu cầu trên tờ khai, chứng từ thuộc HSHQ, sự phù hợp của nội dung khai hải quan với chứng từ trong HSHQ; ã Đối chiếu với chính sách quản lý XK, CS thuế, giá đối với lô hàng XK; ã Nhập dữ liệu của TKHQ vào máy vi tính và đăng ký TKHQ; ã Chuyển hồ sơ cho lãnh đạo chi cục; ã Lập biên bản vi phạm (nếu có) và: ` Đề xuất xử lý đối với hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của Chi cục trưởng; hoặc, ` Hoàn chỉnh hồ sơ để Lãnh đạo chi cục báo cáo cấp trên xử lý đối với trường hợp vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng. Khi nhận được hồ sơ, Lãnh đạo chi cục phụ trách thủ tục hàng XK sẽ: ã Quyết định hình thức, tỷ lệ KTTTHH; ã Ký xác nhận đã làm TTHQ và thông quan đối với lô hàng thuộc đối tượng miễn thuế, hàng có thuế suất 0% và được miễn kiểm tra thực tế hoặc chuyển hồ sơ cho bộ phận làm nhiệm vụ KTTTHH, tính thuế đối với hàng XK thuộc đối tượng chịu thuế và phải kiểm tra thực tế; ã Giải quyết các vướng mắc vượt thẩm quyền của công chức hải quan cấp dưới. - Bước 2: KTTTHH, kiểm tra tính thuế: + Việc kiểm tra hàng hóa phải tuân thủ 2 nguyên tắc sau: ã Chỉ tiến hành KTTTHH sau khi tờ khai đã được đăng ký; ã Việc KTTTHH được tiến hành tại các điểm kiểm tra hải quan theo quy định. + Đối với người làm DVTTHQ: ã Xuất trình đầy đủ hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra theo thời gian và tại địa điểm quy định. Người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp cung cấp DVTTHQ phải xuất trình và mở các Container/kiện hàng hóa để hải quan kiểm tra; ã Bố trí phương tiện, nhân công phục vụ việc kiểm tra hàng hóa của cơ quan hải quan; ã Có mặt trong thời gian kiểm tra hàng hóa. + Đối với cơ quan hải quan: Bước này do 01 lãnh đạo Đội phụ trách. Việc kiểm tra thực tế và kiểm tra tính thuế do 02 công chức hải quan cùng thực hiện với trách nhiệm hoàn thành các công việc sau: ã Đối với lô hàng phải kiểm tra: KTTTHH theo quy định hiện hành và quyết định của Lãnh đạo chi cục và xác nhận kết quả KTTTHH vào TKHQ; ã Đối với lô hàng thuộc đối tượng chịu thuế: Kiểm tra việc tự tính thuế của người khai hải quan với kết quả KTTTHH (nếu có) và ra thông báo thuế; ã Chuyển HSHQ cho Lãnh đạo Đội trực tiếp điều hành khâu KTTTHH, kiểm tra tính thuế để ký xác nhận lô hàng đã làm TTHQ; ã Đối với lô hàng bị lập biên bản vi phạm thì xử lý như trong Bước 1; ã Nhập dữ liệu về kết quả KTTTHH và tính thuế vào máy vi tính; ã Đóng dấu nghiệp vụ “ đã làm thủ tục hải quan ” vào tờ khai hàng hóa XK và trả cho chủ hàng. * Đối với hàng nhập khẩu (xem phụ lục 12): - Bước 1: Tiếp nhận, đăng ký TKHQ và quyết định hình thức KTTTHH: + Trách nhiệm của người làm TTHQ như trong Bước 1 phần hàng XK. + HSHQ nộp và xuất trình khi làm TTHQ: ã Chứng từ phải nộp: ` TKHQ hàng hóa NK: 02 bản chính; ` Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giấy tờ có giá trị tương đương: 01 bản sao; ` HĐTM: 01 bản chính; ` Vận tải đơn (Không vận đơn): 01 bản loại copy. ã Đối với các trường hợp sau phải nộp thêm: ` Hàng đóng gói không đồng nhất: 01 bản chính và 01 bản sao Bản kê khai chi tiết hàng hóa; ` Hàng thuộc danh mục cấm NK hoặc NK có điều kiện: 01 bản chính Văn bản cho phép NK của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu NK 1 lần). Trường hợp văn bản này được sử dụng NK nhiều lần thì nộp bản sao, xuất trình bản chính; ` Hàng phải nộp C/O: 01 bản chính C/O hoặc chứng từ tương đương; ` Hàng NK uỷ thác: 01 bản sao hợp đồng uỷ thác NK; ` Hàng NK trong danh mục phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng: 01 bản chính Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa hoặc thông báo miễn kiểm tra do cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng cấp; ` Hàng thuộc diện phải kiểm dịch: 01 bản chính GCN kiểm dịch hoặc GĐK kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền cấp. ã Chứng từ phải xuất trình: ` GCN đăng ký kinh doanh: 01 bản (bản sao hoặc bản chính); ` GCN đăng ký mã số kinh doanh XNK: 01 bản (bản sao hoặc bản chính). + Công chức hải quan tiếp nhận, đăng ký TKHQ có nhiệm vụ: ã Kiểm tra danh sách doanh nghiệp phải cưỡng chế làm TTHQ; ã Các công việc khác quy định như trong Bước 1 ở phần hàng XK. Khi nhận được HSHQ, Lãnh đạo chi cục phụ trách quy trình thủ tục NK sẽ: ã Quyết định hình thức, tỷ lệ KTTTHH; ã Giải quyết các vướng mắc vượt thẩm quyền của công chức hải quan cấp dưới; ã Ký xác nhận đã làm TTHQ và thông quan đối với lô hàng thuộc đối tượng miễn thuế, hàng có thuế suất 0% và được miễn kiểm tra thực tế hoặc chuyển HSHQ cho Bước 2 đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế; hoặc chuyển HSHQ cho Bước 3 đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế. - Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa: Bước này do một Lãnh đạo Đội phụ trách. ít nhất 02 công chức hải quan thực hiện và chịu trách nhiệm về các công việc sau: + KTTTHH theo quy định và quyết định của Lãnh đao chi cục; + Xác nhận kết quả KTTTHH vào TKHQ; + Đối với lô hàng bị lập biên bản vi phạm thì xử lý như trong Bước 1 phần hàng XK; + Nhập dữ liệu về kết quả kiểm tra vào máy vi tính; + Chuyển hồ sơ cho khâu nghiệp vụ tiếp theo như sau: ã Chuyển cho Bước 3 đối với lô hàng có thuế, có lệ phí hải quan để công chức hải quan kiểm tra việc tự tính thuế của người làm TTHQ; ã Chuyển cho Lãnh đạo Đội trực tiếp điều hành khâu KTTTHH đối với lô hàng có thuế suất 0% hoặc thuộc đối tượng miễn thuế để xác nhận đã làm TTHQ và thông quan; trả lại TKHQ cho người làm TTHQ; ã Chuyển cho Lãnh đạo chi cục phụ trách quy trình giải quyết 02 trường hợp đầu nêu tại Bước 1 phần trách nhiệm của Lãnh đạo chi cục. - Bước 3: Kiểm tra tính thuế: Bước này do 01 Lãnh đạo Đội phụ trách. Công chức hải quan phải thực hiện đầy đủ và chịu trách nhiệm đối với các công việc sau: + Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, kết quả tự tính thuế của người làm TTHQ và kết quả KTTTHH (nếu có) để kiểm tra xác định số thuế phải nộp của lô hàng; + Ra thông báo thuế hoặc viết biên lai thu thuế (nếu có); viết biên lai lệ phí hải quan; + Chuyển biên lai thu thuế và biên lai lệ phí cho thủ quỹ; + Nhập dữ liệu vào máy vi tính; + Chuyển hồ sơ cho Lãnh đạo Đội phụ trách để xác nhận đã làm TTHQ và thông quan đối với lô hàng có thuế và trả TKHQ cho người khai; + Chuyển TKHQ cho Đội kế toán thuế và phúc tập HSHQ. Quy trình TTHQ trên được xây dựng dựa trên cơ sở ý tưởng về quy trình TTHQ “một cửa” đang được triển khai. Đây là trình tự những việc làm của chủ hàng và Hải quan phải thực hiện khi thông quan hàng hóa XNK theo dòng chảy một chiều, liên hoàn, khép kín từ khâu tiếp nhận, đăng ký TKHQ đến khâu kiểm tra hàng hóa, tính thuế và ra thông báo thuế. Trình tự các việc làm trên được tiến hành tại một địa điểm cùng trên một mặt bằng làm TTHQ được gọi là quy trình TTHQ “một cửa”. Theo quy trình trên, chủ hàng đem hồ sơ đến địa điểm làm TTHQ tại Hải quan cảng hàng không khai báo đăng ký. Sau đó, xuất trình hàng để hải quan kiểm tra rồi chờ thông báo kết quả tính thuế. Bộ phận tính thuế tiến hành phân loại hồ sơ, ưu tiên tính thuế để giải phóng ngay hàng thuộc diện an ninh, quốc phòng, công trình trọng điểm của Nhà nước, hàng XK hoặc hàng có thuế suất 0%. Những loại hàng này thường được giải phóng ngay trong 1 buổi sáng, gọi là quy trình “1 cửa - nửa ngày”. Các loại hàng khác còn lại cũng được giải quyết ngay trong ngày gọi là quy trình “1 cửa - 1 ngày”. Đối với lô hàng không có giá tính thuế trong bảng giá tối thiểu do Nhà nước quản lý giá, hoặc có nghi vấn phải lấy mẫu giám định thì thời gian giải phóng hàng phụ thuộc vào kết quả xác định giá và kết quả giám định. Cũng làm TTHQ, nhưng nếu so với quy trình trước đây: “16 người - 6 cửa” thì thuận lợi hơn rất nhiều, có nhiều ưu điểm như tạo sự thông thoáng, thuận tiện, giải phóng nhanh hàng hóa, PTVT; đảm bảo quản lý Nhà nước về hải quan chặt chẽ, đúng chính sách pháp luật…. Trước đây, mỗi bước của quy trình TTHQ luôn chứa đựng nhiều bất hợp lý nên không chỉ gây mất thời gian mà đôi lúc còn dễ dẫn tới tiêu cực. Lấy ví dụ như trong Bước đăng ký tờ khai, hồ sơ hải quan thì hồ sơ phải chuyển qua 7 khâu và doanh nghiệp phải tiếp xúc với 3 nhân viên hải quan theo trình tự như sau: - Sau khi doanh nghiệp xuất trình hồ sơ, hải quan sẽ đối chiếu nợ thuế. Nếu không nợ thuế thì doanh nghiệp tự phân luồng và nộp hồ sơ vào các cửa xanh - đỏ - vàng; - Lãnh đạo đội đăng ký tờ khai phân luồng và phân hồ sơ để nhân viên kiểm tra hồ sơ; - Nhân viên kiểm tra hồ sơ, nếu thấy hợp lệ thì ký tiếp nhận; - Lãnh đạo đội đăng ký tiếp nhận ký phúc tập vào tờ khai; - Một nhân viên khác nhập số liệu vào máy và cho số tờ khai rồi chuyển hồ sơ sang Đội thuế; - Đội thuế viết thông báo thuế, sau đó chuyển hồ sơ trở lại Đội đăng ký; - Đội đăng ký đóng dấu trả phiếu tiếp nhận và bàn giao hồ sơ cho đội kiểm hóa. Còn hiện nay, mỗi bước chỉ còn có từ 1 - 2 công chức hải quan chịu trách nhiệm thực hiện và có sự chỉ đạo của 2 lãnh đạo đội phụ trách. Điều này tạo sự thống nhất trong cách làm, nâng cao trách nhiệm của từng công chức hải quan khi thực hiện nhiệm vụ, tạo tính hiệu quả trong việc thực hiện quy trình nghiệp vụ TTHQ của các công chức hải quan. Tuy nhiên, qua nghiên cứu quy trình TTHQ đối với hàng hóa XNK bằng đưòng hàng không ở Việt Nam ta vẫn có thể thấy tính phức tạp trong từng bước mặc dù quy trình TTHQ đã được sửa đổi rất nhiều. Nếu so với các nước trong khu vực thì điều này là rất rõ. Như trong quy trình TTHQ của Thái Lan thì HSHQ mà hải quan yêu cầu chỉ bao gồm TKHQ, không vận đơn, HĐTM và các giấy tờ khác theo yêu cầu như bảng kê chi tiết hàng trong kiện, C/O, giấy phép hay giấy cấp hạn ngạch đối với các hàng thuộc diện hàng hạn chế nhập khẩu. Trong khi bộ HSHQ của chúng ta thì yêu cầu rất nhiều loại chứng từ chia làm 3 loại: Chứng từ phải nộp, chứng từ phải xuất trình, chứng từ phải nộp thêm trong từng trường hợp cụ thể. Thêm vào đó là có qúa nhiều công đoạn HSHQ phải chuyển đi chuyển lại giữa các bộ phận khác nhau rất rắc rối, khiến thời gian làm TTHQ phải kéo dài không cần thiết. Trong khi nếu ta tham khảo quy trình TTHQ đối với hàng hóa thuộc diện CEPT ta có thể thấy luôn có sự thông suốt trong từng công đoạn của quá trình (xem phụ lục 4,5). Thêm nữa, chúng ta có thể nhận thấy khai báo bằng điện tử vẫn chưa được quy định dù trong Luật Hải quan năm 2001, Điều 20 cho phép người khai hải quan được sử dụng hình thức khai điện tử. Nhưng do cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có ở Việt Nam chưa thể đáp ứng việc khai báo này. Chẳng hạn như tốc độ truyền dữ liệu chậm, hệ thống nối mạng máy tính còn chưa được đồng bộ, máy chủ có tốc độ xử lý dữ liệu chậm… Trong khi đó, ở các nước trên thế giới như Singapore, hải quan nước này đã sử dụng Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử Tradenet để xử lý và trao đổi các thông tin chứng từ giữa các bên tham gia hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử từ năm 1986. Hệ thống tiếp nhận và xử lý TTHQ của Singapore là một hệ thống tự động hóa hoàn chỉnh, TKHQ được gửi tới hệ thống của cơ quan hải quan trong hoặc ngoài Singapore thông qua EDI - Network (VAN) sau đó được kiểm tra, tính thuế và tự động trả thuế… và trả lại người khai sau khi đồng ý.. Chính vì áp dụng khai điện tử thành công mà công việc khai báo và làm TTHQ ở các nước trên thế giới rất nhanh tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa XNK nhanh chóng và đạt hiệu quả mà vẫn đảm bảo được công tác kiểm tra hải quan một cách có hiệu quả. Đây cũng là bài học kinh nghiệm quý giá trong qúa trình cải tiến quy trình TTHQ ở Việt Nam. 3. Dịch vụ hàng nguy hiểm. 3.1. Thực trạng hoạt động của dịch vụ hàng nguy hiểm ở VNA. Do dịch vụ hàng nguy hiểm thực chất là 1 bộ phận trong dịch vụ làm hàng do Hãng hàng không cung cấp nên về cơ bản thì thực trạng dịch vụ làm hàng cũng phản ánh phần nào thực trạng của hoạt động của dịch vụ hàng nguy hiểm tại sân bay. Chỉ có một điểm đáng khích lệ là trong nhiều năm gần đây dịch vụ hàng nguy hiểm do VNA cung cấp đã đảm bảo cho việc vận chuyển nhiều loại hàng nguy hiểm mà hầu như không để xảy ra một sự cố nghiêm trọng nào. Thực tế này đã nói lên hiệu quả hoạt động của loại dịch vụ này. Với đội ngũ nhân viên dịch vụ hàng nguy hiểm có trình độ, kinh nghiệm được đào tạo theo các chương trình đào tạo về hàng nguy hiểm do IATA tổ chức hàng năm cùng với những kiến thức, những quy định cụ thể do VNA quy định đã giúp cho họ nắm chắc được về chuyên môn, nghiệp vụ nên trong tương lai dịch vụ này có nhiều triển vọng phát triển. Tuy nhiên, thực tế trên cũng xuất phát từ việc VNA đưa ra nhiều hạn chế đối với việc vận chuyển hàng nguy hiểm. Ngoài những hàng nguy hiểm bị cấm vận chuyển trong quy định hàng hóa nguy hiểm của IATA. VNA còn không chấp nhận vận chuyển thêm một số hàng nguy hiểm dưới đây trừ trường hợp đặc biệt và được phép của Ban kế hoạch Tiếp thị Hàng hóa TCTHKVN: - Hàng nguy hiểm với khối lượng ngoại lệ ngoại trừ hàng phóng xạ; - Tất cả các loại hàng nguy hiểm thuộc nhóm đóng gói 1; - Hàng nguy hiểm được gửi qua đường bưu điện; - Các loại hàng nguy hiểm thuộc hạng và phân hạng sau: + Hạng 1: Chất nổ các loại trừ tiểu nhóm 1.4 S; + Hạng 2: Khí nén dễ cháy; + Hạng 3: Các hoạt chất Pứ với nước gây tỏa nhiệt, tỏa khí hoặc phát lửa; + Hạng 4: UN 2072 - Ammonium nitrate fertilizer, n.o.s; + Hạng 5: Chất phóng xạ thuộc nhóm đóng gói type B (U) và type (M); + Hạng 6: Nguyên liệu SCO hoặc LSA đóng gói công nghiệp; + Hạng 7: Hàng phóng xạ có chỉ số vận chuyển (TI) vượt quá 10; + Hạng 8: UN 1787, UN 1798, UN 1826, UN 2803; + Hạng 9: Mỹ phẩm thuộc diện n.o.s (Cosmetic n.o.s); Men rượu bia (Yeast active); Đá khô trên 400 kg; Polymeric beads hoặc Granules; Các vật liệu từ tính có trọng lượng tịnh trên 2000 kg. Lưu ý: n.o.s: not otherwise specified; UN là ký hiệu để chỉ các chất phân loại theo hệ thống phân loại của Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, VNA còn quy định nhân viên hàng nguy hiểm phải huấn luyện về hàng nguy hiểm và ít nhất 2 năm phải được bổ túc về nghiệp vụ một lần. Không bố trí nhân viên chưa được bổ túc nghiệp vụ hàng nguy hiểm mà không có người có kinh nghiệm kèm cặp trong khi làm việc. Khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ hàng nguy hiểm còn ít, lại nghèo nàn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phục vụ hàng nguy hiểm nên trong tương lai cần có sự đầu tư đúng mức, hiệu quả. 3.2. Những quy định quốc gia và quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm. a) Quy định của quốc tế: Hiện nay, việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không của VNA tuân thủ theo 2 văn bản pháp luật quốc tế quan trọng về hàng nguy hiểm là IATA Dangerous Goods Regulations số 43(1/1/2002) và ICAO Technical Instructions số 43/2002. Về cơ bản những quy định của hai bộ quy định này là phù hợp với nhau. Nội dung chủ yếu của chúng bao gồm các vấn đề sau: * Phân loại các chất và mặt hàng nguy hiểm; * Quy định cách đóng gói (kỹ thuật và kiểm tra đóng gói); * Đánh ký mã hiệu và dán nhãn các kiện hàng; * Chứng từ trong chuyên chở hàng nguy hiểm bằng đường hàng không; * Xếp dỡ hàng nguy hiểm lên máy bay; * Đào tạo nhân viên phục vụ chuyên chở hàng nguy hiểm. Tuy nhiên do cơ cấu hoạt động cũng như chức năng của hai tổ chức IATA và ICAO có khác nhau nên có một số quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm là có sự khác nhau. Nhìn chung, các quy định của IATA có phần khắt khe và mang nhiều sự hạn chế đối với vận chuyển hàng nguy hiểm hơn của ICAO. Do đó, chúng ta chỉ nghiên cứu những quy định chủ yếu về hàng nguy hiểm của IATA: * Phân loại hàng nguy hiểm: Theo quy định của IATA thì hàng nguy hiểm được phân chia là 9 hạng phản ánh các nguy cơ liên quan. Trong vài trường hợp những loại này được chia nhỏ hơn để xác định một nguy cơ cụ thể. Thứ tự hạng hàng được đánh số theo sự thuận tiện chứ không phải theo cấp độ nguy hiểm: + Hạng 1: Chất nổ; + Hạng 2: Khí ga; + Hạng 3: Chất lỏng dễ cháy; + Hạng 4: Chất rắn dễ cháy; + Hạng 5: Những chất ô xi hoá và hydro peroxuyt hữu cơ; + Hạng 6: Chất độc và các chất truyền nhiễm; + Hạng 7: Nguyên liệu có tính phóng xạ; + Hạng 8: Chất có tính bào mòn; + Hạng 9: Các loại hàng hóa hỗn hợp nguy hiểm khác. * Đóng gói hàng nguy hiểm: - Nhóm bao bì đóng gói: Có 3 nhóm bao bì đóng gói là I (hàng có mức độ nguy hiểm cao), II (mức độ nguy hiểm trung bình), III (mức độ nguy hiểm thấp). - Yêu cầu về đóng gói: Hàng nguy hiểm phải được đóng trong bao bì có chất lượng tốt (bao gồm cả bao bì mới hoặc đã được sử dụng). Bao bì phải chắc chắn, kín và sẵn sàng cho việc chuyên chở, tránh những rò rỉ trong qúa trình chuyên chở bằng đường hàng không xảy ra do những sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, áp suất hoặc do rung động thông thường trong chuyên chở. Không được để bất cứ loại hàng nguy hiểm nào được đính kèm bên ngoài lô hàng nguy hiểm. Ngoài ra, đối với mỗi hạng của hàng nguy hiểm, IATA đều có những yêu cầu riêng về bao bì đối với từng hạng. IATA còn quy định về trọng lượng tối đa hàng nguy hiểm chứa trong bao bì bên trong và bên ngoài (xem phụ lục 7). * Đánh ký mã hiệu: - Loại ký mã hiệu: Có hai loại: thứ nhất là ký mã hiệu xác định mẫu hoặc quy cách bao bì. Việc đánh ký mã hiệu loại này thuộc trách nhiệm của cả nhà sản xuất bao bì và người gửi hàng. Loại thứ 2 là ký mã hiệu xác định việc sử dụng 1 loại bao bì đặc biệt cho 1 chuyến hàng đặc biệt như chỉ ra các loại hàng, người gửi…Người gửi hàng có trách nhiệm ghi ký mã hiệu loại này. - Yêu cầu: Tất cả các ký mã hiệu phải dễ đọc, dễ thấy và được đánh đúng chỗ để không bị che lấp bởi các phần của bao bì hoặc nhóm ký mã hiệu, nhãn hiệu khác. Ký mã hiệu phải chịu được sự tác động thời tiết mà không mất đi đáng kể giá trị của nó. Ký mã hiệu loại 1 phải được dán, in hoặc nếu không thì phải được đánh trên kiện hàng để có thể giữ được trong 1 thời gian dài. Ký mã hiệu loại 2 yêu cầu phải bền và được in hoặc được ghi hoặc gắn vào bề mặt của kiện hàng hoặc bao gói ngoài và được thể hiện trên nền mầu tường phản. Các ký mã hiệu này không được đặt cùng với các ký mã hiệu có thể làm giảm chức năng biểu hiện của nó. * Dán nhãn hàng nguy hiểm: Mọi chất liệu làm nhãn, in nhãn phải chịu được trong điều kiện chuyên chở bình thường cả khi để ngoài trời mà không giảm chất lượng. Có hai loại nhãn hiệu: - Nhãn nguy hiểm (Hazard Labels): có dạng hình vuông quay 1 góc 45 ˚, là loại nhãn bắt buộc đối với hầu hết các hàng nguy hiểm. Kích thước tối thiểu phải là 100 x 100 mm (4 x 4 inch). - Nhãn phục vụ (Handling Labels): có dạng hình chữ nhật kích thước tối thiểu thường là: 110 x 90 mm; 120 x 110 mm; 74 x 105 mm, có thể dán riêng hoặc dán kèm với nhãn hàng nguy hiểm. Biểu tượng Biểu tượng Mẫu nhãn nguy hiểm Mẫu nhãn phục vụ * Chất xếp hàng nguy hiểm: IATA quy định nguyên tắc chất xếp như sau: - Nhân viên làm dịch vụ nguy hiểm phải đảm bảo rằng sẽ không có một kiện hàng nào được xếp lên máy bay hoặc được đóng vào ULD trừ phi lô hàng đó đã được kiểm tra ngay trước khi xếp lên máy bay và không có hiện tượng rò rỉ hoặc hư hại rõ rệt nào; - Trước khi xếp lên máy bay, ULD phải được kiểm tra và đảm bảo không có hiện tượng rò rỉ hoặc hư hại tới bất cứ hàng nguy hiểm được chứa ở bên trong; - Bất cứ một lô hàng nào mà có hiện tượng bị hư hỏng hoặc rò rỉ phải được đưa ra khỏi máy bay và được xử lý an toàn. Nếu có rò rỉ, nhân viên phải đảm bảo rằng phần hàng nguy hiểm còn lại không bị hư hại và các lô hàng khác không bị nhiễm bẩn. * Chứng từ trong chuyên chở hàng nguy hiểm: IATA yêu cầu phải có Tờ khai hàng nguy hiểm của người gửi hàng và không vận đơn. Tờ khai hàng nguy hiểm có thể được in màu đen và đỏ trên nền giấy trắng hoặc chỉ in màu đỏ trên nền giấy trắng. Ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng Anh hoặc có thể kèm theo bản tờ khai khác được dịch ra thứ tiếng khác. Mẫu tờ khai hàng nguy hiểm có thể xem trong phụ lục 6. Không vận đơn dùng trong chuyên chở hàng nguy hiểm có nội dung như không vận đơn trong vận chuyển hàng hóa nói chung bằng đường hàng không. Chỉ có điểm khác là trong trường hợp Tờ khai gửi hàng nguy hiểm được yêu cầu thì tại ô Handling Information phải ghi: “Dangerous Goods as per attached Shipper’s Declaration” “Hàng nguy hiểm theo tờ khai của người gửi hàng kèm theo” và “Cargo Aircraft Only” “chỉ sử dụng máy bay chở hàng”; còn nếu không yêu cầu tờ khai cho lô hàng nguy hiểm thì tại ô “Nature and Quantity of Goods” của không vận đơn phải thể hiện theo tuần tự các thông tin sau: tên vận tải chính xác; số hạng, phân hạng; số UN/ID của hàng; nhóm đóng gói; rủi ro phụ (nếu có); số hiệu kiện hàng; trọng lượng tịnh mỗi kiện và số hướng dẫn đóng gói. Đối với hàng nguy hiểm với khối lượng ngoại lệ thì trong ô “Nature and Quantity of Goods” của không vận đơn cần ghi: “Dangerous Goods in Excepted Quantities”. Mẫu không vận đơn cho hàng nguy hiểm có thể xem trong Phụ lục 9. b) Quy định quốc gia về hàng nguy hiểm: Hiện nay, các văn bản pháp luật quy định về hàng nguy hiểm ở Việt Nam còn rất ít và chưa đồng bộ. Có thể kể đến Luật của Quốc hội số 26/2001/QH 10 về giao thông đường bộ có quy định “Hàng nguy hiểm là hàng khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khoẻ con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia”. Hay Thể lệ chuyên chở hành khách đường thuỷ nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 1866/1999/QĐ - BGTVT quy định “Hàng nguy hiểm là các loại chất độc, dễ cháy, dễ nổ gây nguy hiểm cho người, phương tiện và môi trường”…Tất cả các văn bản này đề cập rất sơ qua về hàng nguy hiểm và không có 1 văn bản nào của nhà nước quy định về hàng nguy hiểm cũng như dịch vụ hàng nguy hiểm trong VTHK ngoại trừ Quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm của VNA. 3.3. Quy trình nghiệp vụ làm hàng nguy hiểm của VNA. a) Các chứng từ thường dùng trong dịch vụ hàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNoidungkhoaluan.doc
  • docmucluc2.doc
  • docPhuluc1.doc
  • docPhuluc2.doc
  • docTieude.doc
Tài liệu liên quan