Khóa luận Một số quy định về rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu và giải pháp vượt rào của Việt Nam

MỤC LỤC

 

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT ÁP DỤNG QUẢN LÝ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY 3

1.1. Lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế 3

1.1.1. Rào cản trong thương mại quốc tế 3

1.1.2. Phân loại hàng rào thương mại quốc tế 4

1.1.3. Rào cản kỹ thuật 6

1.1.4. Tác động của việc áp dụng hàng rào kỹ thuật đối với các nước 12

1.1.4.1. Đối với nước nhập khẩu 12

1.1.4.2. Đối với nước xuất khẩu 14

1.2. Các quy định về rào cản kỹ thuật thương mại của Hoa Kỳ 15

1.2.1. Các rào cản kỹ thuật áp dụng với các mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ nói chung 15

1.2.1.1. Những quy định có tính rào cản liên quan đến an toàn thực phẩm 15

1.2.1.2. Yêu cầu có tính rào cản liên quan đến trách nhiệm đối với xã hội 17

1.2.1.3. Quy định có tính rào cản về môi trường 19

1.2.2. Các rào cản kỹ thuật áp dụng với mặt hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ 20

1.2.2.1. Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA – 8000 20

1.2.2.2. Tiêu chuẩn WRAP – trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn cầu 21

1.2.2.3. Đạo luật chống bán phá giá 22

1.2.2.4. Quy định về cấp Visa đối với mặt hàng dệt may 23

1.3. Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ 25

1.3.1. Đặc điểm dân số và thị hiếu tiêu dùng hàng dệt may 25

1.3.2. Nhu cầu đối với mặt hàng dệt may 26

1.3.3. Những vấn đề quan tâm của nhà nhập khẩu hàng dệt may Hoa Kỳ 28

1.4. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và quy chế giám sát đối với hàng dệt may Việt Nam 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 35

2.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam 35

2.1.1. Xuất khẩu dệt may Việt Nam ra thị trường thế giới 35

2.1.2. Xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 41

2.2. Các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ áp dụng đối với mặt hàng dệt may của Việt Nam 44

2.2.1. Các quy định về kỹ thuật: 45

2.2.2. Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA - 8000 46

2.2.3. Tiêu chuẩn WRAP – trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn cầu 47

2.2.4. Đạo luật chống bán phá giá 47

2.2.5. Quy định về cấp Visa đối với mặt hàng dệt may 48

2.2.5. Cơ chế giám sát đặc biệt của Hoa Kỳ áp dụng với hàng dệt may Việt Nam 49

2.3. Tác động của rào cản kỹ thuật tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 51

2.3.1. Tác động tích cực 51

2.3.2. Tác động tiêu cực 52

2.4. Một số biện pháp vượt rào của Việt Nam hiện nay 53

2.4.1. Các biện pháp vượt rào của Việt Nam 53

2.4.1.1. Đổi mới và hiện đại hóa công nghiệp sản xuất 53

2.4.1.2. Chú trọng tới việc xây dựng và phát triển thương hiệu 56

2.4.1.3. Từng bước xây dựng cơ chế cảnh báo sớm: đối với mặt hàng dệt may trước nguy cơ bị khởi kiện bán phá giá 58

2.4.1.4. Gắn chặt quyền lợi với các công ty nhập khẩu Hoa Kỳ 60

2.4.1.5. Chủ động điều tiết tăng trưởng xuất khẩu 60

2.4.2. Đánh giá các biện pháp vượt rào của Việt Nam 61

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ 67

3.1. Cơ hội, thách thức và triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 67

3.2. Phương hướng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 72

3.3. Giải pháp phía Nhà nước 73

3.3.1. Cần đặt ra cơ chế giám sát đối với mặt hàng dệt may và xây dựng tốt các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng 74

3.3.2. Nhà nước cần tổ chức thường xuyên hoạt động xúc tiến thương mại 75

3.3.3. Chú trọng phát triển hoạt động cung cấp yếu tố đầu vào cho ngành dệt may 76

3.3.4. Nâng cao hoạt động của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) 80

3.3.5. Hoàn thiện môi trường pháp lý theo chuẩn quốc tế 80

3.4. Giải pháp của Hiệp hội Dệt may (VITAS) 81

3.5. Giải pháp phía Doanh nghiệp 82

3.5.1. Doanh nghiệp luôn chú trọng tới công tác nghiên cứu thị trường 82

3.5.2. Doanh nghiệp cần xây dựng và kiện toàn sử dụng các hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật theo đúng tiêu chuẩn quốc tế 83

3.5.3. Đẩy nhanh công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp dệt may 84

3.5.4. Doanh nghiệp luôn đặt phương châm nâng cao chất lượng lên hàng đầu 85

3.5.5. Tăng cường hoạt động Marketing và xây dựng thương hiệu 87

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4854 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số quy định về rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu và giải pháp vượt rào của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất của các doanh nghiệp Việt Nam phục vụ riêng cho thị trường này và Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu hàng dệt may đứng thứ 8 vào thị trường này. Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ ( 1999 – 2007) (Đơn vị: triệu USD) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1/08 2/08 3/08 Kim ngạch 49,5 44,6 951 2484 2720 2602 3044 4500 469 743 1100 (Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ, Hiệp hội dệt may Việt Nam) Qua bảng số liệu, ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường này có sự phát triển lớn. Trước khi ký Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ: năm 1997 là 12 triệu USD, đến năm 2000 đạt 49,5 triệu USD tăng 4,12 lần. Trong khi đó, sau khi Hiệp định thương mại được ký kết, thì kim ngạch dệt may của Việt Nam đã tăng đột biến từ 44,6 triệu USD năm 2001 thì đến năm 2007 đạt 4500 triệu USD tăng 100 lần. Đây có thể nói là một trong những thành công to lớn của hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam biến Hoa Kỳ trở thành quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. Bảng thống kê trên cho thấy, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng vọt hơn 20 lần ngay năm đầu tiên khi BTA có hiệu lực (từ 47,4 triệu USD lên 975,7 triệu USD), tiếp đó đều duy trì mức tăng trưởng đều đặn đến năm 2006. Sang năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết WTO, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ có mức tăng ấn tượng khoảng trên 30% so năm 2006, với giá trị tuyệt đối lên đến gần 1,5 tỷ USD, chiếm khoảng 56% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đang tạo ra một hiệu ứng rất tích cực về bội số xuất khẩu, trong năm 2007 sẽ đạt trên 10 tỷ USD và có thể đạt đến 15 tỷ USD vào năm 2010. Năm 2006, giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với riêng hàng dệt may Việt Nam đạt 3,4 tỷ USD, chiếm 40% tổng giá trị nhập khẩu từ Việt Nam của Hoa Kỳ (8,6 tỷ USD) và chiếm khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Có thể thấy rõ được sự tăng trưởng trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ qua hình vẽ sau: Hình 2.2. KNXK hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (1999 – 2007) (Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam) Hiện nay, Hoa Kỳ là nước tiêu thụ lớn nhất thế giới về hàng dệt may với tổng giá trị tiêu thụ khoảng 190 tỷ USD, trong khi đó sản xuất nội địa chỉ cung cấp khoảng 105 tỷ USD, do vậy để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng năm nước này vẫn phải nhập khẩu hàng dệt may khoảng 85 tỷ USD. Các nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu chính hàng dệt may vào Hoa Kỳ hiện là Trung Quốc, Mexico, Ấn Độ, Hồng Kông, Indonesia, Việt Nam… Theo các chuyên gia, trong các nước ASEAN, Việt Nam được xem là có khả năng cạnh tranh được với Trung Quốc và Ấn Độ về hàng dệt may tại Hoa Kỳ. Hiện nay xuất khẩu dệt may của Việt Nam chiếm 3,26% tổng hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia. Bộ Công Thương Việt Nam cho rằng, thị trường này vẫn tiềm ẩn những rủi ro do Chương trình giám sát vẫn được duy trì và sẽ tiếp tục đánh giá số liệu 6 tháng tiếp theo vào tháng 3/2008. Bộ Thương mại Hoa Kỳ chưa đưa ra bất kỳ một hành động cụ thể nào nhằm giảm bớt tác động tiêu cực của Chương trình giám sát đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam như không giảm bớt mặt hàng trong diện bị giám sát và cũng không nêu các tiêu chí điều kiện cụ thể làm cơ sở tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá hàng dệt may Việt Nam. Khả năng cơ chế giám sát của Hoa Kỳ được duy trì cho đến hết năm 2008. Hiện nay theo số liệu xuất khẩu dệt may 9 tháng sang Hoa Kỳ mà Hải quan Hoa Kỳ công bố, giá xuất khẩu trung bình hàng tháng của Việt Nam đã có xu hướng giảm xuống và lượng xuất khẩu có xu hướng tăng lên, thêm vào đó yếu tố chính trị nội bộ của Hoa Kỳ làm tăng thêm nguy cơ khiến các nhà nhập khẩu càng e ngại trong việc đặt hàng tại Việt Nam, cản trở đáng kế tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may trong năm tới. Vì vậy các doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với các nhà nhập khẩu lớn Hoa Kỳ, thực hiện các đơn hàng có chất lượng và giá cao, lưu ý tránh nhận những đơn hàng đơn giản, giá trị thấp làm ảnh hưởng đến mức giá bình quân của cả nước, là cơ sở để phía Hoa Kỳ tự khởi kiện chống bán phá giá. Các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ áp dụng đối với mặt hàng dệt may của Việt Nam Các rào cản kỹ thuật áp dụng với mặt hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ cũng tương tự như các sản phẩm khác khi nhập khẩu vào thị trường, mặt hàng dệt may Việt Nam cũng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường….được quy định cụ thể như sau: Các quy định về kỹ thuật: i. Hàng dệt: Các sản phẩm sợi dệt nhập khẩu phải có tem, mark, mã theo quy định trong Luật xác định sản phẩm may mặc (Textile Fiber Products Identification Act), trừ khi được miễn trừ theo như điều khoản 12 của Luật này: - Tên và tỷ lệ trọng lượng của các thành phần sợi lớn hơn 5% trong sản phẩm, các thành phần sợi nhỏ hơn 5% được ghi là "các sợi khác"; - Tên hãng sản xuất và tên hoặc số đăng ký do Uỷ ban thương mại Liên bang (Federal Trade mission -FTC) cấp, của một hoặc nhiều người bán các sản phẩm sợi này. Tên nhãn hiệu đã được đăng ký tại Mỹ có thể ghi trên nhãn mark, nếu nhãn mark này đã được gửi đến FTC. - Tên của nước nơi đã gia công hoặc sản xuất. Để thi hành Luật xác định sản phẩm may mặc, phải có một hoá đơn thương mại cho toàn bộ chuyến hàng may mặc trị giá trên 500 USD và theo đúng các yêu cầu nhãn hiệu của Luật này cung cấp các thông tin quy định trong Chương 6, ngoài các thông tin thông thường quy định trên hoá đơn. Có thể xin các quy định và hướng dẫn về Luật xác định sản phẩm may mặc ở Uỷ ban thương mại Liên bang, Washington D.C. 20580 ii. Len: Nhập khẩu hàng len vào Mỹ, trừ thảm, đệm và các sản phẩm đã được sản xuất từ hơn 20 năm trước khi nhập khẩu sẽ phải tuân theo các quy định theo Luật Nhãn hiệu hàng len năm 1939 (Wool Products Labeling Act 1939): - Tỷ lệ trọng lượng các sợi thành phần của sản phẩm len, trừ các thành phần dưới 5% tổng trọng lượng: bao nhiêu % là len, len tái chế, các sợi khác không phải là len (nếu lớn hơn 5%) và tổng số các sợi khác không phải là len; - Tên nhà sản xuất hoặc người nhập khẩu. Nếu người nhập khẩu đã có số đăng ký với FTC, số đó có thể được ghi thay cho tên. Để thực thi Luật nhãn hiệu hàng len, phải có hoá đơn thương mại cho những chuyến hàng trị giá trên 500 USD và theo đúng các yêu cầu nhãn hiệu của Luật cho biết các thông tin nêu ở Chương 6. Các quy định của Luật Nhãn hiệu hàng len được áp dụng cho mọi hàng hoá sản xuất ở trong nước cũng như hàng nhập khẩu vào Mỹ. Có thể mua các sách hướng dẫn và quy định về Luật nhãn hiệu hàng len ở Uỷ ban thương mại Liên bang, Washington D.C.20580 iii. Lông thú: Hàng may mặc bằng lông thú hoặc một phần bằng lông thú nhập khẩu vào Mỹ, trừ những sản phẩm mới có đơn giá nhỏ hơn 7 USD phải được ghi mark, mã theo quy định của Luật Nhãn hiệu hàng lông thú (Fur Products Label Act): - Tên người sản xuất lông thú hoặc người nhập khẩu. Nếu người nhập khẩu đã có số đăng ký với FTC, số đó có thể được ghi thay cho tên người. - Ghi tên của loài thú lấy lông; - Ghi chú nếu có sử dụng lông hư hỏng hoặc lông cũ; - Ghi rõ nếu lông được tẩy, nhuộm; - Ghi rõ nếu lông đó gồm toàn bộ hay của các phần cơ thể động vật; - Tên nước xuất xứ nhập khẩu lông để làm ra sản phẩm may mặc. Các loại sản phẩm từ vải dệt sẽ không được nhập vào Mỹ nếu không phù hợp với tiêu chuẩn chống cháy của Luật về vải dễ cháy (Flamable Fabrics Act). Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loai quần áo nói chung, quần áo ngủ trẻ em, thảm và chăn mền, đệm và đệm lót. Uỷ ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ quản lý việc thi hành luật này. Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA - 8000 Mặt hàng dệt may của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ phải thỏa mãn được những tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA-8000 của Hoa Kỳ (đã trình bày ở phần 1.2.2.1). Đây là quy định được áp dụng đối với tất cả các mặt hàng khi muốn xuất khẩu sang Hoa Kỳ không chỉ riêng mặt hàng dệt may. Tiêu chuẩn WRAP – trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn cầu Mặt hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ cũng phải ứng tất cả các yêu cầu theo quy định của Hoa Kỳ đã được đề cập ở trên. Đạo luật chống bán phá giá Hiện nay, biện pháp chống bán phá giá đã trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đặc biệt khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, bởi vì Hoa Kỳ áp dụng biện pháp chống bán phá giá hết sức khắt khe. Nếu sản phẩm nào bị coi là bán phá giá thì bên phía Hoa Kỳ sẽ có những biện pháp trừng phạt như: áp đặt thuế nhập khẩu, thực hiện biện pháp xuất khẩu tự nguyện, trừng phạt xuất khẩu…. Tại Hoa Kỳ, việc xác định bán phá giá được tính trên cơ sở so sánh mức giá bán tại Hoa Kỳ với mức giá bán sản phẩm giống hệt hoặc tương tự tại thị trường bên bị cáo hoặc nước thứ ba. Nếu trong trường hợp không thể so sánh được cách trên, thì giá bán hàng hóa được tính bằng cách so sánh chi phí sản xuất hàng hóa đó (gồm: chi phí nguyên liệu, lao động, yếu tố đầu vào…) cộng thêm chi phí quản lý nếu cao hơn giá bán ở Hoa Kỳ thì hàng hóa đó được coi là bán phá giá. Hiện nay, các mặt hàng dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với cơ chế giám sát của Hoa Kỳ, và có nguy cơ bị kiện bán phá giá. Như ta đã biết, bắt đầu từ ngày 1/1/2007 hàng dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ không phải chịu hạn ngạch. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam chưa kịp mừng đã thấy lo vì các doanh nghiệp được khuyến cáo, cần chuẩn bị sẵn sàng đối diện với những rào cản kỹ thuật mới đang được dựng lên. Điều mà các doanh nghiệp Trung Quốc gặp phải hoàn toàn có thể lặp lại với chúng ta. Bộ Thương mại Mỹ đơn phương áp đặt cơ chế chống phá giá đặc biệt đối với bất kỳ mặt hàng dệt may nào nhập khẩu từ Việt Nam. Cụ thể hàng tháng, phía Mỹ sẽ khảo sát số lượng, giá cả hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này và so sánh với nước thứ ba nhằm đưa ra bằng chứng để điều tra chống bán phá giá (nếu có bằng chứng). Hiện nay, đã có tới 5 mặt hàng dệt may Việt Nam nằm trong "tầm ngắm" của việc áp thuế chống phá giá, gồm: áo sơ mi, áo thun len, quần dài, đồ bơi và đồ lót. Đây là những mặt hàng chủ yếu được nhập khẩu, rất ít được sản xuất từ Mỹ. Ngoài ra, phía Mỹ cũng sẽ giám sát chặt chẽ việc nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam định kỳ 6 tháng/lần nhằm xem xét liệu có đủ bằng chứng để điều tra chống bán phá giá đối với bất cứ mặt hàng dệt may nào của Việt Nam. Nếu có những tình huống khẩn cấp xảy ra thì có thể cho phép áp dụng mức thuế sơ bộ có tính hồi tố và một khi việc bán phá giá xảy ra thì Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ tự tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩm liên quan. Ông Lê Quốc Ân - chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) nhìn nhận, cứ theo quy chế này thì bất cứ lúc nào phía Hoa Kỳ cũng có thể áp mức thuế cao để ngăn chặn hàng dệt may từ Việt Nam. Cũng theo quyết định mới đây, năm 2008, Mỹ sẽ tiến hành 2 lần đánh giá số liệu hàng xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường này vào tháng 3 và tháng 8 trong khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường này sẽ không dưới 40%. Đây là tình thế có thể dẫn đến những rủi ro cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Quy định về cấp Visa đối với mặt hàng dệt may Mặt hàng dệt may Việt Nam muốn xuất khẩu được sang thị trường Hoa Kỳ thì một điều kiện tiên quyết đó là những sản phẩm này phải được các cơ quan Hải quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ cấp Visa cho mặt hàng này – đây được coi như là một giấy thông hành cho sản phẩm dệt may Việt Nam khi thâm nhập sang thị trường này. Hàng dệt may Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ đều phải được dán mác hàng hoá, ghi rõ tên sản phẩm, tên và hàm lượng của loại sợi chiếm hơn 5% về khối lượng trong thành phẩm cuối cùng. Bất kỳ sản phẩm len nào chứa sợi len ngoại trừ thảm và các thành phẩm khác được sản xuất từ 20 năm trước khi nhập khẩu phải được dán nhãn mác rõ ràng theo quy định của đạo luật về nhãn mác sản phẩm len năm 1939. 2.2.5. Cơ chế giám sát đặc biệt của Hoa Kỳ áp dụng với hàng dệt may Việt Nam Ông Lê Văn Đạo, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: Hiện nay nóng nhất là cơ chế giám sát đặc biệt của Hoa Kỳ làm cho các nhà nhập khẩu lo lắng. Tuy nhiên, cần xem xét các yếu tố chương trình giám sát của Mỹ có ảnh hưởng nhiều trong thời gian tới hay không. Hiệp hội Dệt may cũng đã thuê tư vấn về việc giám sát này. Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam hiện gia công còn nhiều và hầu hết nguyên liệu đều nhập khẩu, nên khó xảy ra một vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ. Hiện nay mức độ giảm giá của các “cat” nhạy cảm còn thấp, không tới 1% trong khi thị phần chiếm giữ lại quá nhỏ (cụ thể: loại áo T-shirt 6 tháng đầu năm 2007 giá giảm khoảng 0,7% so với cùng kỳ, hoặc chỉ lên 0,09%). Có thể thấy một điều việc áp dụng chế giám sát hàng dệt may của Việt Nam có 2 điểm không phù hợp quy định của WTO và luật pháp Hoa Kỳ. Thứ nhất, cơ chế này chỉ nhằm giám sát riêng hàng dệt may Việt Nam, điều này trái với tình thần chống phân biệt đối xử của WTO dành cho tất cả các thành viên WTO. Thứ hai, luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ quy định phải có đầy đủ 2 yếu tố. Đó là phải chứng mình được hàng hoá xuất khẩu đã bán phá giá so với giá bán ở các thị trường khác, hoặc bán với giá thấp hơn giá thành sản xuất, và điều này làm tổn thương tới ngành công nghiệp sản xuất những mặt hàng tương tự đuợc sản xuất tại Hoa Kỳ. Trên thực tế, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ không chỉ nhập hàng của Việt Nam mà họ còn đặt hàng sản xuất tại rất nhiều nước trên thế giới. Vậy, nếu có cạnh tranh thì Việt Nam chỉ cạnh tranh với các nước có hàng dệt may xuất sang Hoa Kỳ, chứ không cạnh tranh với các nhà sản xuất Hoa Kỳ. Tuy hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tới 50% tổng số hàng dệt may của Việt Nam xuất đi các nước, nhưng so với tổng khối lượng mà Hoa Kỳ nhập khẩu từ các nước trên thế giới thì hàng dệt may Việt Nam chỉ chiếm khoảng 3%. Trong khi nhiều nước xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ so với Việt Nam, lớn hơn cả về số lượng và giá trị, lại chưa bị áp đặt quy chế này. Rõ ràng đây là một điều không hợp lý. Mặc dù phải đến đầu tháng 8, phía Hoa Kỳ mới công bố những kết quả đầu tiên về việc giám sát hàng dệt may của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ, nhưng từ mấy tháng nay, ngành dệt may Việt Nam đã phải hứng chịu nhiều tác động tiêu cực của cơ chế này. Các đơn hàng xuất khẩu cho quý III và các tháng cuối năm 2007 sụt giảm đáng kể. Theo ông Lê Hồng Phoa, Tổng Giám đốc Công ty May mặc Bình Dương, tại doanh nghiệp này, đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ hiện đã giảm 50% so với cùng kỳ năm trước do các đối tác lo ngại khả năng hàng dệt may của Việt Nam sẽ bị đánh thuế cổ phần hoá. Cũng cùng quan điểm trên, bà Jenny Vương, Phó Tổng Giám đốc Công ty Saitex cho hay, các nhà nhập khẩu Mỹ hiện vẫn chưa tiếp tục ký hợp đồng cho mùa xuân 2008. Trong khi chờ đợi các kết quả chính thức của đợt giám sát đầu tiên, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn phải nỗ lực để duy trì và tăng trưởng xuất khẩu trên thị trường Hoa Kỳ bởi đây là một thị trường lớn, đầy tiềm năng. Thêm vào đó, hàng hoá được thị trường Mỹ chấp nhận sẽ giống như được cấp một tấm giấy thông hành đi vào các thị trường khác dễ dàng hơn. Có một điểm đáng mừng đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ là: hàng dệt may Việt Nam đã qua được hai đợt giám sát từ phía Hoa Kỳ, đợt 1(11/2007), về phía Hoa Kỳ đã tuyên bố hàng dệt may của Việt Nam không bán phá giá do giá vải của Việt Nam cao gấp 1,5 lần so với giá vải Trung quốc. Và mới đây, qua đợt giám sát tháng 3/2008, hàng dệt may Việt Nam cũng đã được cơ quan chuyên trách của Hoa Kỳ kết luận không vi phạm bán phá giá Tháng 1/2007, sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, khi cơ chế hạn ngạch với hàng dệt may xuất khẩu được dỡ bỏ thì cũng là thời điểm phía Hoa Kỳ đã công bố triển khai cơ chế giám sát chặt chẽ hàng dệt may Việt Nam. Hiện tại, phía Hoa Kỳ đang trưng cầu ý kiến các bên liên quan để hoàn thiện cơ chế giám sát này. Theo cơ chế này, việc rà soát sẽ được thực hiện 6 tháng một lần và trong trường hợp xấu nhất họ có thể tự động điều tra chóng bán phá giá và áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một hoặc nhiều mặt hàng dệt may từ Việt Nam. Theo dự kiến của Hoa Kỳ, các mặt hàng dệt may sẽ bị giám sát thuộc 5 nhóm là áo sơ mi, quần dài, đồ bơi, đồ lót và áo len. Cơ chế giám sát này sẽ được thực hiện trong thời hạn 12 tháng sau khi Việt Nam gia nhập WTO, trong thời gian này nếu phía Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam không tuân thủ các cam kết về trợ cấp dệt may họ sẽ thông báo cho Việt Nam và bắt đầu giai đoạn 60 ngày để tham vấn nhằm giải quyết vấn đề. Nếu các bên không thể đạt được một giải pháp đồng thuận thì Hoa Kỳ được phép yêu cầu xử trọng tài trong khuôn khổ WTO. Thời gian để xét xử trọng tài là 120 ngày kể từ ngày Hoa Kỳ đưa ra yêu cầu. Nếu trọng tài viên quyết định rằng Việt Nam đã tuân thủ các cam kết về trợ cấp dệt may, Hoa Kỳ sẽ không áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam. Nếu trọng tài viên quyết định rằng Việt Nam chưa tuân thủ đầu đủ các cam kết về trợ cáp dệt may thì Hoa Kỳ được phép tái áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may. Khi đó, các hạn ngạch này sẽ có hiệu lực trong thời hạn tối đa là 12 tháng kể từ ngày áp dụng hạn ngạch, hoặc cho tới khi Việt Nam tuân thủ các cam kết về trợ cấp dệt may. Nếu trọng tài viên không đưa ra quyết định vào cuối giai đoạn 120 ngày thì Hoa Kỳ được phép áp dụng hạn ngạch như mô tả ở phần trên cho tới thời điểm trọng tài viên đưa ra quyết định bằng văn bản. Việt Nam cũng đồng ý sẽ không khởi kiện việc Hoa Kỳ tái áp dụng hạn ngạch theo thỏa thuận này. Tác động của rào cản kỹ thuật tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Rõ ràng rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đã có những tác động lớn tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường này, trong đó có cả tác động tích cực cũng như tác động tiêu cực đối Việt Nam. Ta có thể phân tích như sau: Tác động tích cực Trên thực tế, rào cản kỹ thuật là một trong những biện pháp hạn chế sự nhập khẩu hàng hóa của nước ngoài vào thị trường trong nước, do đó nó kiềm chế hoạt động xuất khẩu của một quốc gia. Việc áp dụng các loại rào cản này sẽ gây ra những cản trở lớn trong hoạt động của các quốc gia xuất khẩu trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, việc áp dụng các rào cản kỹ thuật lại là một xu hướng chung của toàn cầu nó giúp bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng. Vậy rào cản kỹ thuật có những tác động tích cực như thế nào đối với những nước xuất khẩu? Ta có thể phân tích qua thực tiễn của Việt Nam như sau: Việt Nam là một nước xuất khẩu các mặt hàng sơ chế là chủ yếu, ví dụ như các mặt hàng nông nghiệp, dệt may, dầu mỏ, gỗ…do đó để xuất khẩu thành công các mặt hàng này đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu trong nước luôn phải đầu tư phát triển sản xuất, chú trọng đến việc hoàn thiện nâng cao cơ sở sản xuất để từ đó nâng cao được chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Ngành xuất khẩu dệt may cũng như vậy, trong thời gian qua cùng với sự cố gắng nỗ lực của Nhà nước nói chung cũng như từng doanh nghiệp, ta thấy cơ sở vật chất, trang thiết bị…phục vụ cho ngành dệt may đã ngày càng được cải thiện và nâng cao. Chính vì vậy, mặt hàng dệt may của Việt Nam đã tăng nhanh chóng về số lượng, chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã…dần dần khẳng định được thương hiệu ra thị trường thế giới. Có thể nói, rào cản kỹ thuật đã tác động gián tiếp nâng cao được chất lượng sản xuất của ngành dệt may Việt Nam. Ngoài ra, rào cản kỹ thuật còn có tác động làm nâng cao chất lượng sống của người tiêu dùng Việt Nam, do phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe do nước nhập khẩu đề ra, sản xuất trong nước sẽ được chú trọng phát triển, sản xuất được sản phẩm có chất lượng cao, người tiêu dùng trong nước sẽ được tiêu thụ những sản phẩm đảm bảo về chất lượng, đa dạng hóa về chủng loại. Tác động tiêu cực Tác động lớn nhất của rào cản kỹ thuật ảnh hưởng tới hàng dệt may xuất khẩu đó là làm giảm lượng hàng hóa xuất khẩu. Trên thực tế, các rào cản kỹ thuật được xây dựng nhằm hạn chế lượng hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia, do đó điều tất nhiên là nó sẽ làm hạn chế lượng xuất khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam, trong những tháng đầu năm 2007, một số nhà nhập khẩu lớn đã dè dặt khi đặt hàng các doanh nghiệp Việt Nam thậm chí họ còn rút một số đơn hàng trước đây đã đặt để chuyển sang các nước ít bị rủi ro hơn, điều này đã gây ra những thiệt hại lớn cho hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam vì những doanh nghiệp nước ngoài còn e ngại về tiêu chuẩn chất lượng của mặt hàng dệt may của nước ta. Tuy nhiên theo số liệu thì mặt hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ qua các năm đều tăng nhanh, điều đó có được là do có Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ do đó mặt hàng dệt may của Việt Nam không phải chịu áp đặt hạn ngạch trong khi đó một đối thủ lớn như Trung Quốc đang bị Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch với mặt hàng này. Chính điều này đã làm cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh. Nhưng tồn tại bên cạnh đó là mặt hàng dệt may của Việt Nam đang trong một tình trạng lúc nào cũng có thể bị kiện bán phá giá vì Hoa Kỳ cho rằng mặt hàng dệt may của Việt Nam có giá thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác. Một số biện pháp vượt rào của Việt Nam hiện nay Các biện pháp vượt rào của Việt Nam Đổi mới và hiện đại hóa công nghiệp sản xuất Luôn đặt mục tiêu hướng sản phẩm dệt may sẽ là sản phẩm mũi nhọn trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã luôn chú trọng tới việc đổi mới và hiện đại hóa công nghiệp sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao được năng lực sản xuất trong nước đặc biệt trong ngành dệt may. Bên cạnh đó, xét về góc độ doanh nghiệp, các doanh nghiệp dệt may cũng luôn chú trọng đến việc cải tiến công nghệ sản xuất của doanh nghiệp mình. Về phía Nhà nước Việt Nam đã luôn có những biện pháp tích cực nhằm phát triển nền sản xuất trong nước và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam có thể nâng cao được năng lực sản xuất của doanh nghiệp thông qua chính sách chi tiêu ngân sách và thu hút đầu tư hợp lý. Cụ thể, trong chính sách thu hút đầu tư, Nhà nước rất chú trọng đến việc thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa trang thiết bị sản xuất, đó là Việt Nam đã có những chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt là đối với những nhà đầu tư của những nước công nghiệp phát triển, những nước có công nghệ nguồn và những siêu cường quốc về ngành dệt may. Trước đây, Việt Nam có những chính sách ưu đãi các nhà đầu tư nước ngoài thông qua chính sách ưu đãi về lãi suất, thuế, cung cấp thông tin minh bạch cho nhà đầu tư…nhưng sau khi gia nhập WTO các biện pháp ưu đãi về thuế quan, lãi suất không còn được áp dụng thì Việt Nam vẫn luôn có những chính sách ưu đãi các nhà đầu tư nước ngoài bằng các biện pháp: đào tạo nguồn nhân lực, giới thiệu và quản bá cho các nhà đầu tư nước ngoài về Việt Nam và những quy hoạch đầu tư đang được quan tâm, giúp các doanh nghiệp nước ngoài trong hoạt động giải phóng mặt bằng, hoàn thiện hệ thống luật đầu tư,….qua đó đã tạo động lực cho các nhà đầu tư khi đến với Việt Nam. Ngoài ra, trong chính sách chi tiêu của Chính phủ, Việt Nam cũng luôn giành một phần rất lớn trong hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển cở sở sản xuất, trang thiết bị sản xuất trong đó có ngành dệt. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam luôn chủ động trong hoạt động hợp tác quốc tế, thực hiện chuyển giao công nghệ…với các nước có nền sản xuất dệt may hiện đại trên thế giới để từ đó có thể tận dụng, học hỏi kinh nghiệm sản xuất của nước ngoài để áp dụng với nền sản xuất trong nước nâng cao được năng lực cho ngành sản xuất dệt may của Việt Nam. Đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp như dầu khí, công nghệ thông tin, hóa chất, ô tô, xe máy, thép, điện tử và điện tử gia dụng, công nghiệp chế biến nông sản thự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số quy định về rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu và giải pháp vượt rào của Việt Nam.DOC
Tài liệu liên quan