MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RÀO CẢN VĂN HOÁ VÀ LUẬT 1
PHÁP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1 Vấn đề rào cản trong thương mại quốc tế 1
1.1 Khái niệm rào cản 1
1.2 Rào cản trong thương mại quốc tế 1
1.3 Tính tất yếu của rào cản trong Thương mại quốc tế 2
2 Rào cản văn hoá trong thương mại quốc tế 4
2.1 Yếu tố văn hoá trong thương mại quốc tế 4
2.2 Rào cản văn hoá trong thương mại quốc tế 12
3. Rào cản về luật pháp trong thương mại quốc tế 15
3.1 Yếu tố luật pháp trong thương mại quốc tế 15
3.2 Rào cản luật pháp trong thương mại quốc tế 23
CHƯƠNG II MỘT SỐ RÀO CẢN VỀ LUẬT PHÁP VÀ VĂN HOÁ ĐỐI 26
VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG MỸ
1 Tìm hiểu về thị trường Mỹ và tầm quan trọng của thị trường 26
Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
1.1 Tổng quan về thị trường Mỹ 26
1.2 Vai trò của Mĩ đối với nền kinh tế thế giới và hoạt động kinh 34
tế đối ngoại của Việt Nam
2 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ 37
2.1 Tình hình chung 37
2.2 Nhận xét 42
3 Nhận diện một số rào cản về luật pháp và văn hoá đối với hoạt 43
động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ
3.1 Một số rào cản chủ yếu về luật pháp và văn hoá đối với hoạt 43
động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ
3.2 Một số vụ tranh chấp lớn phát sinh trong thời gian gần đây 62
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM VƯỢT QUA RÀO CẢN LUẬT 69
PHÁP VÀ VĂN HOÁ ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA
VIỆT NAM SANG MỸ
1 Triển vọng phát triển hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang 69
thị trường Mỹ
1.1 Những bước tiến mới trong quan hệ thương mại giữa hai nước 69
1.2 Những cơ hội và thách thức chủ yếu 71
2 Phương hướng phát triển hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 74
2.1 Phương hướng và mục tiêu tổng quát cho hoạt động xuất khẩu 74
nói chung
2.2 Phương hướng và mục tiêu đối với thị trường Mỹ 77
3 Một số giải pháp vượt qua rào cản luật pháp và văn hóa 78
3.1 Các giải pháp vĩ mô từ phía Nhà nước 78
3.2 Các giải pháp về phía doanh nghiệp 81
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2282 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số rào cản về luật pháp và văn hoá đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường mỹ thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên giá trị xuất khẩu chưa thực sự cao. Đây cũng là vấn đề mà phía Việt Nam cần xem xét nếu muốn kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng nhanh hơn nữa.
2/ Chè và hạt tiêu
Chè đen cũng là một trong số những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang Mỹ trong thời gian qua. Năm 1994, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 903.000 USD chè. Sau hai năm suy giảm, kim ngạch xuất khẩu đã tăng trở lại vào năm 1997 và tới năm 1998 đã đạt 842.000 USD, trong đó có 650.000 USD là chè đen. Dự tính nếu Việt Nam nỗ lực hơn, mức tăng kim ngạch bình quân có thể đạt tới 20%/ năm.
Hàng năm Mỹ nhập khẩu một lượng lớn hạt tiêu. Năm 1997 là năm Việt Nam có sự tăng đột biến về kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu, đạt mức 2,1 triệu USD. Năm 1998 con số này tiếp tục tăng 71% tới mức 3,6 triệu USD và đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hạt tiêu thứ 9 vào thị trường Mỹ. Trong những năm tới, theo dự kiến Việt Nam rất có thể sẽ trở thành một trong năm nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ.
3/ Thuỷ sản
Mỹ là nước nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ hai trên Thế giới chỉ sau Nhật Bản. Đối với nhóm hàng thuỷ sản của Việt Nam, Mỹ là một thị trường mới mẻ nên chiếm tỷ trọng chưa cao. Việt Nam bắt đầu xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ từ năm 1994 với các sản phẩm chính là tôm cua đông lạnh, cá philê. Đến năm 1998, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ đạt 80,6 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với mức 46,38 triệu của năm. Trong tương lai, đây là thị trường có nhiều tiềm năng phát triển nếu vấn đề vệ sinh thực phẩm được quan tâm chu đáo. Dự tính sau khi Hiệp định thương mại được ký kết, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản chế biến của Việt Nam sang Mỹ có thể tăng ở mức trên 30%/ năm.
4/ Hàng dệt may
Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất Thế giới. Từ năm 1995, hàng dệt may Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường Mỹ nhưng kim ngạch còn rất nhỏ bé. Sau khi Hiệp định Thương mại song phương được ký kết, tình hình có sự chuyển biến rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ đã tăng mạnh, đạt gần 1 tỷ USD ngay trong hai năm 2000 và 2001.
5/ Giày dép
Hàng năm Mỹ nhập khẩu một khối lượng giày dép rất lớn. Năm 1998, Mỹ nhập khẩu gần 14 tỷ USD giày dép các loại. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng rất nhanh, từ 69000 USD vào năm 1994 lên tới 115 triệu USD vào năm 1998. Sau khi hiệp định thông mại được thông qua, do không bị áp đặt hạn ngạch, kim ngạch xuất khẩu giày dép càng tăng mạnh. Tuy nhiên, chủng loại giày dép xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ chưa thật đa dạng.
6/ Dầu mỏ
Mặt hàng dầu mỏ của Việt Nam mới bắt đầu xuất sang Mỹ từ năm 1996 nhưng đã nhanh chóng có kim ngạch tương đối cao. Mặc dù trước đây mặt hàng này phải chịu mức thuế cao hơn các nước khác tới 4 lần song kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 96-98 vẫn đạt khoảng 75 triệu USD. Mục tiêu của Việt Nam hiện nay là ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu dầu thô sang Mỹ còn phải chú trọng thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp khai thác chế biến dầu để có được các sản phẩm dầu mỏ đã qua tinh chế nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu.
7/ Gốm sứ
Dung lượng thị trường gốm sứ Mỹ là vô cùng lớn. Tuy có tốc độ tăng trưởng rất cao (từ 40% đến 100%/ năm) nhưng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ của ta vào Mỹ những năm qua vẫn còn rất nhỏ bé, chỉ chiếm chưa đầy 0,1% kim ngạch nhập khẩu gốm sứ của Mỹ. Nguyên nhân chính là do thuế phi MFN chênh lệch quá lớn so với thuế MFN. Nhìn chung, khả năng tiêu thụ hàng của ta là tương đối tốt bởi mẫu mã không thua kém gì hàng Trung Quốc. Nếu chất lượng được cải tiến, đồng đều hơn, bền hơn thì kim ngạch có thể đạt tới hàng trăm triệu USD mỗi năm.
8/ Các nông sản phẩm khác
+ Quế và cao su tự nhiên:
Hai mặt hàng này tuy đã được hưởng thuế suất nhập khẩu vào Mỹ bằng 0% từ trước nhưng lượng xuất khẩu của ta còn rất hạn chế với kim ngạch xuất khẩu hàng năm chỉ đạt khoảng 1-2 triệu USD. Đối với mặt hàng quế, nguyên nhân là do lượng tiêu thụ của Mỹ không lớn. Tuy nhiên đối với mặt hàng cao su tự nhiên thì nguyên nhân chính là do chủng loại cao su của Việt Nam chưa phù hợp với nhu cầu của Mỹ. Khả năng xuất khẩu của nhóm hàng này trong tương lai phụ thuộc nhiều vào khả năng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm .
+ Gạo và hạt điều
Gạo và hạt điều là hai mặt hàng mà Việt Nam có khả năng xuất khẩu với số lượng lớn. Việt Nam là nước xuất khẩu hạt điều lớn thứ hai trên Thế giới, chỉ sau Ấn Độ và chất lượng hạt cao, không bị nhiễm độc hoá chất nên mặt hàng này rất được ưa chuộng tại Mỹ. Sản lượng hạt điều xuất khẩu còn hạn chế (17 triệu USD vào năm 1998) chủ yếu là do sản lượng thu hoạch trong nước còn thấp. Sau khi được hưởng MFN, đây là mặt hàng rất có tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Theo tính toán sơ bộ, các mặt hàng dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, đồ nhựa gia dụng và thực phẩm chế biến sẽ có tốc độ tăng mạnh nhất do năng lực sản xuất của nước ta khá dồi dào. Kim ngạch nông sản thô và sơ chế (trong đó có thuỷ sản) có thể sẽ chuyển dịch từ các thị trường khác về Mỹ.
Nhận xét
Những thành tựu đạt được trong quan hệ thương mại Việt- Mỹ, đặc biệt là việc ký kết và thực thi Hiệp định thương mại song phương đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ phát triển vượt bậc.. Tuy vậy, trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng với tốc độ khá nhanh song về số tuyệt đối lại không lớn. Nếu so với dung lượng nhập khẩu vô cùng lớn (bình quân 900 tỷ USD/ năm) và những thuận lợi, tiềm năng trong quan hệ thương mại giữa hai nước thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn chỉ là con số hết sức khiêm tốn. Các mặt hàng xuất khẩu tuy nhiều nhưng khối lượng và kim ngạch đều quá nhỏ, thường chỉ chiếm có 0,01%-0,1% kim ngạch nhập khẩu của Mỹ đối với nhóm ngành hàng đó.
Nguyên nhân đầu tiên của thực trạng này là do cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chưa hợp lý, chủ yếu vẫn là hàng nông sản thực phẩm, hàng thô, sơ chế nên giá trị không cao. Thứ hai, hàng Việt Nam trong một thời gian dài chỉ được xuất sang Mỹ qua trung gian nên doanh thu bị chia sẻ. Gần đây, các nhà xuất khẩu mới chú ý đến hình thức xuất khẩu trực tiếp nhưng còn rất nhiều bỡ ngỡ khi tự mình tiếp cận thị trường này. Thêm vào đó, những rào cản vào thị trường Mỹ rất đa dạng và phức tạp trong khi phía Việt Nam chưa có sự quan tâm thích đáng cũng như chưa có biện pháp đối phó hợp lý cũng là nguyên nhân khiến cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam phát triển chưa được như mong đợi.
3. NHẬN DIỆN MỘT SỐ RÀO CẢN VỀ LUẬT PHÁP VÀ VĂN HOÁ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
3.1 Một số rào cản chủ yếu về luật pháp và văn hoá đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ
Một số rào cản về luật pháp
1/ Một số quy định có tính chất hạn chế nhập khẩu chung của Mỹ
Rào cản về luật pháp đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ rất đa dạng. Rào cản luật pháp có thể phát sinh trước hết từ những quy định hạn chế nhập khẩu của Mỹ. Trong đó có thể thấy một số quy định chỉ áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt, tưởng như không ảnh hưởng gì đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Tuy vậy, trong thời gian qua, một số doanh nghiệp Việt Nam do chưa hiểu rõ nên đã bị phía Mỹ quy kết là vi phạm những quy định đặc biệt mà thực ra Việt Nam không có chủ ý, chẳng hạn như vụ Mỹ kiện phía Việt Nam bán phá giá cá nheo. Thực tế đó chứng tỏ một điều là những quy định hạn chế của Mỹ rất dễ trở thành những rào cản đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nếu phía Việt Nam không có nhận thức đầy đủ dẫn đến vô tình vi phạm.
a. Những quy định về hạn chế các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh
+ Những quy định về bồi thường thương mại
Trong hệ thống pháp luật thương mại Mỹ có một số đạo luật quy định về chế độ bồi thường trong những trường hợp cụ thể khi hàng hoá nước ngoài được hưởng lợi thế không công bằng trên thị trường Mỹ hoặc hàng của Mỹ bị phân biệt đối xử trên thị trường nước ngoài. Trong số các quy định liên quan đến chế độ bồi thường thương mại trước hết phải kể đến các quy định về thuế đối kháng (Luật Thuế Đối kháng hay còn gọi là Luật Thuế Bù giá (Countervailling Duty Law)) và các quy định về chống bán phá giá (Luật Chống bán phá giá (Anti- Dumping Law)).
- Quy định về thuế bù giá
Quy định này cho phép Chính phủ Mỹ áp dụng các biện pháp bảo hộ
khi hàng nhập khẩu được trợ giá của Ghính phủ nước ngoài nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ, gây nên hoặc đe doạ gây nên thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước của Mỹ.
Luật này được áp dụng như sau:
Khi có khiếu nại, Uỷ ban Thương mại Quốc tế (International Trade Administration) thuộc Bộ Thương Mại Mỹ (US Department of Commerce) sẽ tiến hành điều tra xác định mức trợ giá. Sau đó ITC sẽ chịu trách nhiệm điều tra xem hàng nhập khẩu có gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước hay không. Nếu ITC sau khi điều tra xác định được là hàng nhập khẩu đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước thì thuế bù giá với mức thuế bằng mức trợ giá của chính phủ nước ngoài sẽ tự động được áp dụng.
- Quy định về thuế chống bán phá giá hàng nhập khẩu:
Quy định về thuế chống bán phá giá hàng nhập khẩu được đề cập đến trong Luật Thuế quan 1930 và trong quy định về hạn chế các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh được ban hành theo Luật Chống bán Phá giá 1916. Theo các quy định về chống bán phá giá, một hành động bán phá giá hàng nhập khẩu được nhận dạng bởi hai đặc điểm chính sau: (a) Nhà nhập khẩu bán sản phẩm tại nước ngoài là Mỹ với mức giá thấp hơn mức giá bán tại nước sản xuất và (b) Nhà nhập khẩu phải thực hiện việc bán hàng này trong điều kiện thông thường và có hệ thống, thể hiện ý đồ cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng xấu đến nền sản xuất ở Mỹ.
Đối với cả hai trường hợp trợ giá và bán phá giá, khi có khiếu nại gửi lên Bộ Thương Mại Mỹ rằng các nhà xuất khẩu nước ngoài đang cạnh tranh không lành mạnh với các nhà sản xuất trong nước bằng việc bán hàng nhập khẩu với giá thấp hơn chi phí thực tế hay thấp hơn giá bán buôn tại chính nước họ, Bộ Thương Mại Mỹ sẽ tiến hành điều tra sơ bộ và xác định mức độ trợ giá hoặc bán phá giá. Trên cơ sở đó, Bộ Thương Mại Mỹ sẽ yêu cầu cơ quan Hải quan Mỹ: (a) Yêu cầu chủ hàng nhập khẩu kí quỹ bằng tiền mặt hoặc có bảo lãnh để có thể nộp thuế trợ giá hoặc thuế chống bán phá giá nếu sau này hàng xuất khẩu được nhận định là phải đóng loại thuế này và (b) Tạm ngừng việc thông quan cho hàng hoá cho đến khi Bộ Thương Mại đã xác định được thực sự việc trợ giá hoặc bán phá giá gây ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong nước và tính toán chính xác mức độ trợ giá hoặc bán phá giá.
+ Quy định về các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh khác
Luật Thuế quan 1930 của Mỹ còn quy định các biện pháp đối phó với các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh khác như quảng cáo không trung thực, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất và tiêu thụ hàng giả... Trong các trường hợp này, Chính phủ Mỹ có thể yêu cầu ngừng ngay nhập khẩu hoặc nghiêm khắc hơn là tịch thu những hàng hoá được xác định là có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh.
b. Những quy định hạn chế nhập khẩu khác
+ Quy định về điều chỉnh hàng nhập khẩu theo điều 201- 204, Luật Thương mại Mỹ:
Quy định này uỷ quyền cho Tổng thống hành động khi một sản phẩm nhất định được nhập vào Mỹ với số lượng lớn gây nên những thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp trong nước. Quyền này có thể áp dụng ngay cả khi hàng nhập khẩu được định giá gian lận. Tổng thống có thể quyết định tăng thuế định ngạch, hạn chế số lượng, áp dụng các biện pháp điều chỉnh khác hoặc kết hợp các biện pháp nói trên.
+ Hạn ngạch nhập khẩu
Hạn ngạch là giới hạn về số lượng cho một chủng loại hàng hoá nào đó được nhập khẩu trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Đa phần hạn ngạch nhập khẩu do Cục Hải quan Mỹ quản lý nhưng Cục Hải quan không có quyền thay đổi hoặc sửa đổi hạn ngạch. Hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ được chia làm hai loại:
- Hạn ngạch tuyệt đối: Nếu vượt quá giới hạn quy định thì không được phép nhập khẩu. Loại hạn ngạch này được áp dụng với 17 nhóm mặt hàng như: một số loại cồn Ethyl, sữa và kem đặc hoặc khô, một số loại bơ, lạc, một số loại phomat cứng, bông…
- Hạn ngạch thuế quan (Tariff quota): Nếu vượt quá giới hạn cụ
thể thì vẫn được nhập khẩu nhưng phải chịu mức thuế cao. Loại hạn ngạch này được áp dụng đối với 10 nhóm hàng hoá như cá ngừ, sữa và kem có nhiều chất béo 1-6%, một số loại dầu, một số mặt hàng dệt may,… Hạn ngạch thuế quan được áp dụng chủ yếu đối với hàng nông nghiệp. Mức thuế suất trong hạn ngạch (In- quota Tariff) chủ yếu là thuế theo giá (chỉ có 28% là thuế không theo giá) với mức thuế theo giá (Ad-Valorem Equivalence- AVE) trung bình là 9,5% trong khi thuế suất ngoài hạn ngạch (Out- quota tariff) chủ yếu là thuế không theo giá (chiếm trên 90%) với AVE trung bình là 55,8%.
Hiện nay vấn đề hạn ngạch chưa phải là một trở ngại lớn đối với hàng xuất khẩu Việt Nam vì trong hai năm đầu khi thực thi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, Mỹ chưa áp dụng quota cho Việt Nam đối với một số mặt hàng chủ yếu như dệt may, giày da, hải sản,.... Tuy vậy, khi hết hai năm đầu, từng mặt hàng một sẽ được ký hiệp định riêng và lúc này Mỹ có thể áp dụng quota đối với Việt Nam để bảo hộ ngành sản xuất trong nước.
+ Hạn chế nhập khẩu theo các luật môi trường:
Hạn chế nhập khẩu theo các luật môi trường Mỹ có một số luật hạn chế nhập khẩu, thường là cấm, để khuyến khích các Chính phủ nước ngoài áp dụng những biện pháp bảo vệ những loài động vật đặc biệt nhằm bảo vệ cân bằng sinh thái. Có thể nêu ra một số luật như điều 609 của Luật Chung Mỹ (US Public Law) cấm nhập khẩu tôm tự nhiên từ các khu vực trên thế giới nếu việc đánh bắt có thể gây nguy hiểm đến rùa biển (Hiện nay, Mỹ đang áp dụng luật này để cấm nhập khẩu tôm từ Thái Lan); Luật về Các loài Động vật bị nguy hiểm 1973 (Indangered Species Act) cấm nhập khẩu tất cả các loài hoặc họ động vật đang được coi là nguy hiểm; Luật Bảo vệ Động vật biển có vú 1972 (Marine Mammal Protection Act) cấm nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ cá ngừ vây vàng, cá voi; Luật Bảo tồn chim rừng 1992 (Wild Bird Conservation Act) cấm nhập khẩu các loại chim hiếm đã đưa vào bất kỳ một phụ lục nào theo Công ước của Liên Hợp quốc về buôn bán động vật bị nguy hiểm…
+ Hạn chế nhập khẩu liên quan đến cán cân thanh toán
Điều 122 của Luật Thương mại năm 1974 cho phép Tổng thống có quyền tăng hoặc giảm nhập khẩu để đối phó với sức ép cán cân thanh toán. Tổng thống có thể thắt chặt những hạn chế nhập khẩu thông qua hạn ngạch nhập khẩu hoặc thuế phụ thu nhập khẩu 15% trên giá trị hoặc kết hợp cả hai.
2/ Một số quy định có tính chất bảo hộ của Mỹ gây khó khăn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam
+ Các tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm
Những khác biệt về tiêu chuẩn sản phẩm, danh sách và các thủ tục phê chuẩn, hệ thống chứng nhận sản phẩm có thể cản trở hoạt động thương mại và có thể được sử dụng để đối xử phân biệt với hàng nhập khẩu. Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật, còn được gọi là Bộ luật Tiêu chuẩn, được thương lượng trong các vòng đàm phán Tokyo của GATT kết thúc năm 1979 đã thiết lập những quy tắc quốc tế đầu tiên để các Chính phủ chuẩn bị, chấp nhận và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn và chứng nhận. Các vòng đàm phán Urugoay dựa trên Bộ luật Tiêu chuẩn, thiết lập Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại trong khuôn khổ vòng đàm phán Urugoay. Hiệp định mới này yêu cầu loại bỏ các hàng rào dưới hình thức tiêu chuẩn hoá sản phẩm quốc gia và hoạt động kiểm định cũng như thủ tục đánh giá mức độ phù hợp.
Trên cơ sở các hiệp định của GATT và WTO, NAFTA nói trên, luật của Mỹ cũng có những điều khoản riêng liên quan đến các tiêu chuẩn sản phẩm trong thương mại.
Hàng rào kỹ thuật của Mỹ được đánh giá là phức tạp nhất trong các hàng rào kỹ thuật của các nước phát triển. Tiêu chuẩn thương phẩm đối với hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ được quy định rất chi tiết và rõ ràng. Việc kiểm tra, kiểm dịch và giám định do các cơ quan chức năng thực hiện. Có thể xem xét một số ví dụ sau:
- Hàng nông sản, thực phẩm
Pho mát, sữa và các sản phẩm sữa phải tuân theo các quy định của Luật Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm và Luật Nhập khẩu sữa. Nhóm hàng này được quản lý bằng giấy phép nhập khẩu và hạn ngạch do Bộ Nông nghiệp quản lý. Rau, quả và hạt phải đáp ứng những yêu cầu về phẩm cấp, kích thước, chất lượng và độ chín theo quy định trong Luật Kiểm định Thực vật, Luật Hạt thực vật liên bang và do Cục Quản lý Thực phẩm và dược phẩm cùng phối hợp với Cục Tiêu thụ nông sản- Bộ Nông nghiệp quản lý.
- Côn trùng
Các loại côn trùng sống có hại cho cây trồng, trứng, nhộng hoặc ấu trùng của những côn trùng đó đều bị cấm nhập khẩu, trừ lý do vì mục đích khoa học.
- Gia súc, gia cầm, động vật,...
Gia súc, gia cầm, động vật và các phụ phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, da sống, len lông, xương, phủ tạng…muốn nhập khẩu đều phải thoả mãn các quy định kiểm dịch của Cục Kiểm dịch Sức khỏe động thực vật và chỉ được phép nhập khẩu ở một số cảng nhất định có đặt các trạm kiểm dịch. Thịt do Bang nào kiểm định chỉ được bán tại bang đó. Các loại thịt và sản phẩm gia cầm chỉ có thể được nhập vào Mỹ từ những nước và những nhà máy đã được Mỹ chấp thuận; đó phải là những nước có các yêu cầu về an toàn thực phẩm tương đương với của Mỹ; thịt phải được kiểm định ngay tại nước đó. Hiện nay chỉ có 36 nước được phép xuất khẩu thịt sang Mỹ, chủ yếu là các nước phát triển (châu Á chỉ có Nhật Bản và Hồng Kông).
- Hải sản
Hải sản nhập khẩu vào Mỹ phải chịu sự kiểm tra của Cơ quan Ngư nghiệp quốc gia, thuộc Cục Quản lý Đại dương và Môi trường. Các sản phẩm này phải được phân tích để phát hiện ra các loại chất nguy hại có thể có (hoá chất hoặc sinh vật); xác định các vấn đề ô nhiễm tiềm tàng trong quá trình chế biến, và xác lập cũng như ghi nhận các biện pháp phòng ngừa.
- Hàng tiêu dùng
Đối với những đồ dùng gia đình như tủ lạnh, tủ đông lạnh, máy rửa bát, máy sấy quần áo, máy đun nước, điều hoà nhiệt độ, máy hút ẩm và một số đồ gia dụng cần thiết khác phải chịu sự điều chỉnh của Luật Chính sách và Tiết kiệm năng lượng. Theo đó, Cục Quản lý Hiệu quả sản phẩm tiêu dùng- Bộ Năng lượng sẽ chịu trách nhiệm thử nghiệm và đưa ra tiêu chuẩn sử dụng năng lượng đối với các đồ gia dụng nhập khẩu.
- Hàng điện tử
Các sản phẩm điện tử gây bức xạ, kể cả bức xạ âm thanh như máy thu hình, đèn ống, lò viba, thiết bị X- quang, dụng cụ Laser,…phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn bức xạ quy định trong Luật Quản lý Bức xạ cho sức khoẻ và an toàn. Trung tâm Thiết bị và An toàn phóng xạ là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra các quy định này đối với cả sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm sản xuất tại Mỹ.
- Các sản phẩm sinh học
Các sản phẩm sinh học như virut, huyết thanh, chất độc và các sản phẩm y tế dùng cho người phải chịu sự quản lý của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, Bộ Y tế theo Luật Y tế công cộng. Các sản phẩm sinh học dùng cho động vật lại tuân theo Luật Chất độc, Huyết thanh, Virut do Bộ Nông nghiệp chịu trách nhiệm thi hành. Ma tuý và các chất dẫn xuất bị cấm nhập khẩu trừ khi có giấy phép của Cơ quan Quản lý Ma tuý thuộc Bộ Tư pháp.
+ Các quy định về nhãn mác hàng hoá và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Luật Hải quan Mỹ yêu cầu “mọi hàng hoá xuất khẩu được sản xuất tại nước ngoài phải được ghi xuất xứ, nhãn mác bằng tiếng Anh. Nhãn hàng hoá phải được ghi đầy đủ, rõ ràng trên hàng hoá ở vị trí dễ nhận thấy, không được xoá cho đến khi hàng hoá đó đến tay người mua cuối cùng”. Tuy nhiên, nếu sản phẩm được nhập khẩu để tiếp tục chế biến một cách cơ bản tại Mỹ thì không yêu cầu phải ghi nhãn xuất xứ. Những hàng hoá không được đánh dấu xuất xứ đúng nơi quy định tại thời điểm nhập khẩu thì hàng hoá sẽ bị đánh một khoản thuế ghi chú (Marking Duty) trừ khi hàng hoá đó được tái xuất hoặc phá huỷ hay đánh dấu đúng lại dưới sự giám sát của Hải quan. Khoản thuế này tương đương 10% giá trị của lô hàng đó.
Đặc biệt, việc xác định xuất xứ, ghi ký mã hiệu, bao bì đối với sản phẩm dệt may được quy định rất chặt chẽ và cụ thể trong Luật Xác định Sản phẩm may mặc, Luật Nhãn hiệu hàng len, Luật Nhãn hiệu hàng lông thú.
Về quyền sở hữu trí tuệ, điều 337 Luật Thương mại 1974 có quy định rõ ràng về chế độ bảo hộ trong lĩnh vực này. Điều 337 chủ yếu được sử dụng để ngăn chặn sự vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của hàng nhập khẩu. Điều luật này xác định những hình thức xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bất hợp pháp như bằng sáng chế, thương hiệu đã đăng ký, bản quyền, nguyên lý hoạt động của sản phẩm vi mạch bán dẫn của Mỹ hợp lệ và được bảo hộ. Điều 337 cấm các hình thức cạnh tranh có hành vi gian lận trong nhập khẩu và bán sản phẩm ở Mỹ, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp trong nước hoặc sẽ cản trở độc quyền hoá thương mại ở Mỹ. Điểm đặc biệt mà những nhà nhập khẩu Việt Nam hiện nay cần chú ý là hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Mỹ. Hàng nhập khẩu vào Mỹ có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công. Trong thời gian gần đây một số nhà xuất khẩu Việt Nam khi xuất hàng sang thị trường Mỹ do không nhận thức rõ về điểm này nên đã vướng phải rất nhiều vụ tranh chấp phức tạp về nhãn hiệu với các nhà sản xuất Mỹ.
Điều 337 quy định việc điều tra được tiến hành trên cơ sở khiếu nại hoặc do chính Uỷ ban Thương mại Quốc tế tiến hành độc lập. Nhìn chung, nếu Uỷ ban Thương mại Quốc tế xác minh hàng nhập khẩu phạm luật, họ có thể ra lệnh ngăn chặn không cho sản phẩm đó nhập vào Mỹ và có thể yêu cầu các bên trong nước có liên quan đến vụ này chấm dứt những sự liên can đến những hoạt động bất hợp pháp này. Nếu sản phẩm đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì không cần phải tiến hành điều tra thiệt hại.
Trong sở hữu trí tuệ có một nội dung hết sức quan trọng là vấn đề Bảo hộ thương hiệu. Đây là một vấn đề mà các nhà xuất khẩu Việt Nam rất cần quan tâm vì trong thời gian gần đây đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp mà nguyên nhân chủ yếu là do phía Việt Nam chưa nhận thức đầy đủ về những quy định bảo hộ thương hiệu tại Mỹ và trong Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ.
Nhìn chung, cũng như các ngành luật khác, pháp luật về bảo hộ thương hiệu của Mỹ rất phức tạp vì ngoài Luật Liên bang còn có luật pháp của từng bang riêng biệt. Hầu hết các bang của Mỹ đều có những đạo luật riêng về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Hơn nữa, do Mỹ theo hệ thống luật bất thành văn nên ngoài những quy định trong văn bản luật (Enacted Law), ở đây là Luật Sở hữu trí tuệ, còn có Luật án lệ cũng là một nguồn quan trọng và thực ra là nguồn chủ yếu trong việc điều chỉnh các mối quan hệ về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và về nhãn hiệu hàng hoá nói riêng. Theo luật án lệ Mỹ, quyền sở hữu đối với một nhãn hiệu được tự động xác lập khi nhãn hiệu đó lần đầu tiên được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh. Tuy nhiên, quyền này lại chỉ giới hạn trong vùng lãnh thổ mà nhãn được sử dụng (một hoặc một số bang). Các bang khác nhau có thể có các hệ thống án lệ khác nhau nên mức độ bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cũng khác nhau. Một nhãn hiệu được công nhận ở một hoặc một số bang này có thể không được công nhận ở các bang khác. Do đó, để được công nhận trên phạm vi liên bang, một nhãn hiệu phải được đăng ký tại Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ USPTO (United- State Patent & Trade Mark Office).
Sau khi đăng ký, chủ sở hữu văn bằng có độc quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký, có quyền yêu cầu Toà án bảo hộ các quyền lợi hợp pháp của mình trước các hành vi vi phạm nhãn hiệu. Bên cạnh đó, họ còn có quyền yêu cầu cơ quan Hải quan Mỹ cấm nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vi phạm nhãn hiệu hàng hoá. Một nhãn hiệu sau khi được công nhận sẽ được công bố công khai, mọi doanh nghiệp khác được coi là phải biết nhãn hiệu này và không thể viện dẫn lý do không biết để biện minh cho hành vi vi phạm của mình.
Trong Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ, chương II quy định về quyền sở hữu trí tuệ là chương dài nhất và phức tạp nhất, điều này cho thấy tầm quan trọng cũng như những khó khăn về việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thương mại, đồng thời cũng cho chúng ta thấy những đòi hỏi khá khắt khe của Mỹ trong vấn đề này. Điều 6 trong chương này đề cập đến vấn đề nhãn hiệu hàng hoá hay thương hiệu. Một nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký được Nhà nước hai bên bảo vệ khỏi tất cả sự bắt chước, lạm dụng nhãn hiệu gây tổn hại cho người chủ nhãn hiệu.
Ngay trong điều 1 của chương II, Hiệp định đã nêu ra một số công ước mà hai bên tối thiểu phải thực hiện để bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ và có hiệu quả, trong đó có Công ước Paris 1967 về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Việt Nam và Mỹ đều tham gia công ước Paris, vì vậy, những nội dung của công ước này được mặc nhiên coi là những quy định mà hiệp định yêu cầu hai bên phải tuân thủ. Đặc biệt điều 6 khoản 6 của Hiệp định dẫn chiếu điều 6bis của Công ước Paris quy định: “Hồ sơ đăng ký một nhãn hiệu sẽ bị từ chối, hay nếu đăng ký rồi thì sẽ bị thu hồi giấy đăng ký nếu nhãn hiệu đó giống, tương tự và có thể gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu nổi tiếng được thừa nhận ở bất kỳ một nước thành viên nào của công ước”. Thông thường, muốn đang ký nhãn hiệu phải thực sự sử
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 19412.doc