Khóa luận Một số vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nhật Bản

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu 1

CHƯƠNG MỘT: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 4

I/ Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên , Văn hoá- Xã hội và con người Nhật Bản 4

1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 4

2. Đặc điểm về văn hoá 6

3. Đặc điểm về xã hội 8

4. Đặc điểm về con người Nhật Bản 11

II/ Tổng quan tình hình kinh tế Nhật Bản 15

1. Giai đoạn 1945-1990 16

2. Sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản thập kỷ 90 trở lại đây và triển vọng trong thời gian tới 19

III/ Chính sách thương mại của Nhật Bản 21

CHƯƠNG HAI: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN . 29

I/ Đánh giá tình hình hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua . 29

1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 29

2. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 32

II/ Những vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nhật Bản . 35

1. Những điểm cần lưu ý đối với thị hiếu và xu hướng tiêu dùng của người Nhật 35

2. Những điểm cần lưu ý khi đàm phán và đi đến lập quan hệ kinh doanh với công ty Nhật 40

3. Những điểm cần lưu ý đối với chất lượng hàng hoá xuất khẩu sang Nhật 45

4. Những điểm cần lưu ý đối với việc đóng gói và ghi ký mã hiệu hàng hoá xuất khẩu sang Nhật. 51

5. Những điểm cần lưu ý khi phân phối hàng sang thị trường Nhật Bản . 53

6. Những điểm cần lưu ý đối với một số mặt hàng chiến lược của Việt Nam khi xâm nhập thị trường Nhật Bản. 56

6.1 Hàng dệt may 57

6.2 Hàng thuỷ sản 59

6.3 Rau quả 62

CHƯƠNG BA: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU

HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN. 65

I/ Định hướng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới 65

II/ Giải pháp nhằm thực hiện định hướng xuất khẩu sang thị trường

Nhật Bản 69

1. Biện pháp thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu 69

1.1. Hỗ trợ vốn 69

1.2. Khuyến khích đầu tư nước ngoài 70

1.3. Hỗ trợ nhập khẩu nguyên liệu 74

2. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu 74

2.1. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại 74

2.2. Chính sách thị trường 77

2.3. Chính sách giải quyết nợ 77

2.4. Đẩy mạnh hợp tác song phương 78

3. Biện pháp thúc đẩy ba mặt hàng xuất khẩu chiến lược 81

3.1. Hàng dệt may 81

3.2. Hàng thủy sản 83

3.3. Rau quả 87

Kết luận 92

Phụ lục 1: Sơ đồ các bước xin phê chuẩn chất lượng JIS 94

Phụ lục 2: Sơ đồ các bước xin phê chuẩn chất lượng JAS 95

Phụ lục 2: Sơ đồ thủ tục kiểm tra theo Luật vệ sinh thực phẩm 96

Tài liệu tham khảo 97

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2064 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư đũa gỗ ghép, đũa sừng với nhiều loại hoa văn, mỗi đôi lại được bọc cầu kỳ trong túi thổ cẩm, túi mây lá hoặc hộp gỗ .. đang được các “thượng đế” người Nhật sang tận Việt Nam săn lùng. Trên thị trường Nhật các cửa hàng mang tên zakka Việt Nam (thủ công mỹ nghệ Việt Nam) đang xuất hiện ngày càng nhiều. Theo ý kiến của người tiêu dùng Nhật, một trong những lý do mà họ ưa chuộng hàng zakka Việt Nam là: mẫu mã đa dạng và rất đậm đà “bản sắc Châu á”. Các doanh nghiệp, làng nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ cần nắm lấy xu hướng này để phát triển hơn nữa hoạt động xuất khẩu của mình. Những điểm cần lưu ý khi đàm phán và đi đến lập quan hệ kinh doanh với công ty Nhật Sau khi nắm bắt được các đặc điểm và xu hướng tiêu dùng của người Nhật Bản. Một trong các bước tiếp theo để đưa hàng vào thị trường Nhật là liên hệ với các công ty Nhật ký kết hợp đồng. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác đàm phán, tìm hiểu phong cách đàm phán của đối tác đóng một vai trò hết sức quan trọng. Những đặc tính cơ bản trong phong cách đàm phán của các doanh nghiệp Nhật Bản Coi đàm phán như một cuộc đấu tranh thắng bại: Đối với người Nhật thì đàm phán là một cuộc đấu tranh thắng bại. Họ thường tiến hành đàm phán theo chiến lược đàm phán kiểu cứng. Khi họ đưa ra yêu cầu thì những yêu cầu đó đảm bảo khả năng thắng lợi cao, song cũng đảm bảo lễ nghi, lịch sự theo đúng truyền thống của họ. Do đó trong đàm phán, khi đối mặt hoặc công khai đấu tranh với đối phương, họ không tỏ ra phản ứng ngay, họ biết cách sử dụng khéo léo những tài liệu có trong tay để giải quyết những vấn đề sao cho có lợi nhất về phía họ. Tránh xung đột bằng thoả hiệp: Người Nhật luôn coi đàm phán như một cuộc đấu tranh nhưng đồng thời người Nhật lại không thích tranh luận chính diện với đối thủ. Khi họ cho rằng mình đúng mà đối phương tiếp tục tranh luận thì họ nhất định sẽ không phát biểu thêm. Họ thường tránh xung đột bằng cách thoả hiệp, không áp dụng hành động nếu như chưa suy nghĩ thấu đáo vấn đề. Đôi khi họ có thể cười ngay cả khi từ chối vì vậy rất khó biết họ đang nghĩ gì. Trước cuộc đàm phán, người Nhật rất coi trọng các câu chuyện “bên lề” khéo léo trong giai đoạn thuyết phục và thường đạt được thành công trong cuộc đàm phán cuối cùng. Tìm hiểu rõ đối tác trước khi đàm phán: Người Nhật trước khi bước vào đàm phán luôn có thói quen tìm hiểu mọi tình hình của đối phương. Đối với họ “ trước hết phải tìm hiểu rõ đối tác là ai, mới ngồi lại đàm phán” chứ không phải “ ngồi vào bàn trước, rồi mới làm rõ đó là ai”. Vì vậy trước khi đàm phán họ không những tìm hiểu đầy đủ thông tin về công ty họ sẽ tiến hành đàm phán mà còn điều tra về cả các bạn hàng của công ty này. Ngoài ra đối với các doanh nghiệp nước ngoài, họ còn tìm cách thao túng nhật trình làm việc đồng thời kéo dài thời gian đàm phán, lợi dụng tâm lý không muốn về tay không để đưa đối phương vào tính huống bất lợi. Lợi dụng điểm yếu của đối thủ: Một điểm quan trọng trong phong cách đàm phán của các doanh nghiệp Nhật là họ luôn lợi dụng điểm yếu của đối thủ. Ngoài mặt họ tỏ ra khiêm nhường kính trọng nhưng trên thực tế thì lại rất nhiều toan tính bên trong. Họ luôn mong đợi đối phương đưa ra vấn đề trước, sau đó mới liên tiếp đưa ra các câu hỏi. Chính vì vậy trong quá trình đàm phán có khi họ im lặng trong thời gian dài, có lúc tưởng họ ngủ gật, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không lịch sự, không tập trung vào cuộc đàm phán mà đó là tập quán của người Nhật, họ cảm thấy cần thời gian để suy nghĩ. Nếu không biết được hết những đặc điểm này của các doanh nghiệp Nhật mà đối tác cảm thấy bực mình khó chịu thì sẽ rất dễ lâm vào thế bị động và bất lợi cho mình. Quy trình ra quyết định: Trên cơ sở đàm phán, tìm hiểu đối tác, các doanh nghiệp Nhật thường ra quyết định cuối cùng sau khi tập trung được ý kiến của tất cả mọi người liên quan. Nội dung vấn đề được ghi thành văn bản và lần lượt được chuyển tới và lấy thông tin, ý kiến của những người liên quan theo thứ tự từ thấp đến cao. Ưu điểm của cách làm này là mọi người đều có cơ hội tham gia ý kiến và do đó việc thực thi quyết định sẽ rất thuận lợi, nhanh chóng. Nhưng nhược điểm là mất quá nhiều thời gian và không xác định được tránh nhiệm thuộc về ai. Vì vậy hiện nay hình thức này chỉ áp dụng trong các công ty lớn đối với các vấn đề hết sức quan trọng, còn những vấn đề khác thì thường có một nhóm nhỏ phụ trách và được toàn quyền quyết định. Mặc dù vậy quyết định cuối cùng vẫn thường được đưa ra theo ý kiến của tập thể chứ không phải theo một cá nhân nào đó. Xuất phát từ thực tế đó, các nhà xuất khẩu trong quá trình đàm phán cần phải kiên trì, không nên nôn nóng ngay sau những lần đàm phán đầu tiên. Thái độ kiên nhẫn, có trách nhiệm trong suốt quá trình đàm phán, đồng thời thường xuyên xác nhận và sẵn sàng cung cấp các thông tin cần thiết để trả lời các thắc mắc sẽ là chìa khoá mang lại thành công cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình đàm phán và giao dịch với các doanh nghiệp Nhật Bản. Những điểm cần chú ý khi lập quan hệ kinh doanh với công ty Nhật Hiểu rõ đối tác, và nhanh chóng để đối tác hiểu mình- yếu tố chính quyết định thành công trong quan hệ với công ty Nhật Bản. Các đối tác Nhật bản luôn có yêu cầu cao về nội dung thông tin được cung cấp. Điều này xuất phát từ cách làm của chính bản thân họ. Trong giao dịch với đối tác, họ luôn đưa ra những thông tin rất đầy đủ và chi tiết về tất cả những gì liên quan tới thương vụ mà họ đang lưu tâm tới. Thông tin thường xuyên được nhắc lại và yêu cầu xác nhận rõ ràng cho dù là nói chuyện trực tiếp hay qua thư từ. Vì vậy khi yêu cầu trả lời một vấn đề nào đó dù là nhỏ, họ luôn muốn được giải thích một cách cặn kẽ, cụ thể và rõ ràng, đầy đủ. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều trường hợp ngay cả khi giới thiệu mẫu hàng với khách Nhật, chúng ta cũng không cung cấp đầy đủ các thông tin cho khách hàng ví dụ như thông tin về xuất xứ nguyên liệu của sản phẩm. Đây là một trong những nguyên nhân làm chúng ta “mất điểm” trước những vị khách khó tính này. Để tránh tình trạng này trước khi giao dịch với doanh nhân Nhật, các doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin, tìm hiểu xem loại nào là cần thiết và loại nào thuộc diện có liên quan. Trong trường hợp giao dịch trực tiếp, cần gửi trước cho họ những tài liệu cần thiết như catalogue giới thiệu hàng (bản tiếng Nhật hoặc tiếng Anh), vật liệu làm hàng, xuất xứ...Đồng thời, sau khi giao dịch, cũng cần có xác nhận lại bằng văn bản (email, fax) về nội dung công việc đã được bàn. Đối với trường hợp giao dịch qua thư từ, nên cố gắng trả lời càng sớm càng tốt để đảm bảo thông tin được trao đổi liên tục, thậm chí chỉ là xác nhận là đã nhận được fax hoặc điện của họ. Các doanh nghiệp Nhật luôn cho rằng việc trả lời nhanh chóng những vấn đề dù là nhỏ nhất là thể hiện sự quan tâm tới mối quan hệ của hai bên. Tuy nhiên cũng hết sức tránh việc đưa ra các quyết định quá nhanh chóng. Bởi vì với người Nhật, thông tin luôn phải chính xác và được nghiên cứu kỹ lưỡng. Trao đổi danh thiếp: Từ trước tới nay danh thiếp luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống hàng ngày của người Nhật. Khi gặp nhau lần đầu, người Nhật bao giờ cũng trao đổi danh thiếp. Họ coi đó là một cử chỉ thân thiện, thể hiện sự mong muốn hợp tác. Đồng thời qua danh thiếp họ có thể nhanh chóng biết được chức vụ của đối tác và có thái độ, cách xưng hô cho phù hợp. Vì vậy, trước khi đi gặp gỡ đối tác Nhật, các doanh nghiệp cần chuẩn bị danh thiếp đầy đủ, tránh tình trạng quên danh thiếp. Với họ không trao danh thiếp là cử chỉ thể hiện sự không sẵn sàng hợp tác. Khi nhận được danh thiếp từ phía họ, không nên cất ngay vào túi áo mà có thể cho vào sổ danh thiếp hoặc đặt lên bàn trong trường hợp đang nói chuyện. Luôn cố gắng giữ các mối quan hệ tốt trong hoạt động kinh doanh: Tại Nhật Bản, các mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh được đánh giá rất cao. Mặc dù giữa các công ty Nhật cũng có sự cạnh tranh hết sức gay gắt, nhưng bao giờ họ cũng cố gắng tìm ra một giải pháp tối ưu sao cho vừa “lợi mình lợi người”. Yoichi Suminokura một doanh thương nổi tiếng của Nhật đã thảo ra “Quy ước trên thuyền” trong đó nhấn mạnh: quan hệ kinh doanh giữa các công ty cũng quan trọng như quan hệ giữa các thuỷ thủ trên cùng một con tàu. Và chữ “Tín” đối với họ là yếu tố đầu tiên để thiết lập quan hệ lâu dài với một đối tác. Quản lý chất lượng nghiêm ngặt: Các công ty Nhật Bản cho rằng chất lượng là yêu cầu cơ bản để đi đến ký kết hợp đồng làm ăn. Đôi khi có thể về cơ bản các doanh nghiệp Nhật chấp nhận mẫu hàng, nhưng họ thường đi đến quyết định đặt hàng sau khi thực tế xác định được rằng cơ sở của đối tác có thể sản xuất ra các sản phẩm đúng với tiêu chuẩn chất lượng trên đơn chào hàng. Vì vậy, đôi khi để có được một hợp đồng chính thức thậm chí giá trị không lớn lắm, nếu phải mất một thời gian dài đeo đuổi thì doanh nghiệp Việt Nam cũng nên chấp nhận để dành được sự tin cậy làm ăn lâu dài về sau. Những điểm cần lưu ý đối với chất lượng hàng xuất khẩu sang Nhật Chất lượng là vấn đề quan trọng quyết định việc một hàng hoá có thể thâm nhập thị trường Nhật Bản hay không. Nếu hàng hoá nước ngoài có được sự đảm bảo về chất lượng từ phía các tổ chức quản lý chất lượng Nhật thì cũng có nghĩa là hàng hoá đó sẽ dễ dàng được sự chấp nhận từ phía người tiêu dùng Nhật. Hiện nay, Nhật quản lý chất lượng thông qua các dấu chất lượng. Chính vì thế, việc tìm hiểu các vấn đề liên quan tới dấu chất lượng của Nhật dưới đây là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Tiêu chuẩn công nghiệp JIS “Dấu chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản” (JIS) là một trong những dấu được sử dụng rộng rãi nhất ở Nhật. Dấu JIS được áp dụng cho nhiều loại sản phẩm khác nhau như các thiết bị dụng cụ thể thao, quần áo....nhằm tạo ra một chuẩn mực về chất lượng cho các sản phẩm của Nhật. Kể từ khi Nhật áp dụng hệ thống tiêu chuẩn này, các nhà sản xuất ai cũng muốn sản phẩm của mình được đóng dấu chất lượng JIS nên việc quản lý chất lượng sản phẩm ngày càng được coi trọng. Có thể nói hệ thống tiêu chuẩn JIS đã góp phần vào việc mở rộng tiêu chuẩn hoá trên phạm vi toàn bộ nền công nghiệp Nhật. Theo Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp được sửa đổi tháng 4 năm 1980, các nhà sản xuất nước ngoài cũng có thể được cấp giấy phép đóng dấu chứng nhận tiêu chuẩn JIS trên sản phẩm của mình. Đây chính là điểm đáng quan tâm đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Bởi vì nếu như được cấp giấy phép đóng dấu chất lượng JIS, hàng hoá của Việt Nam sẽ có thể nhanh chóng thâm nhập vào thị trường Nhật và được người tiêu dùng Nhật chấp nhận. Thủ tục xin cấp giấy phép sử dụng dấu chứng nhận chất lượng JIS Khi muốn xin cấp giấy phép sử dụng dấu chứng nhận chất lượng JIS các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam phải nộp hồ sơ gồm đơn xin cấp giấy phép và các tài liệu kèm theo tới Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản theo địa chỉ: Bộ phận tiêu chuẩn, Phòng tiêu chuẩn Cục khoa học và công nghệ Bộ Công nghiệp và Thương mại Phòng tiêu chuẩn của Cục khoa học và công nghệ Nhật Bản sẽ tiến hành điều tra sơ bộ dựa trên hồ sơ, sau đó cử thanh tra tới giám định tại nhà máy. Kết quả giám định sẽ được trình lên Hội đồng thẩm định gồm các chuyên viên của Bộ Công nghiệp và Thương mại để đánh giá. Cuối cùng Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại sẽ đưa ra quyết định về việc có phê duyệt hay không. Sơ đồ các bước xin phê chuẩn dấu chứng nhận chất lượng JIS được mô tả ở chi tiết ở phụ lục 1. Tiêu chuẩn nông nghiệp JAS Luật tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS) là Luật về tiêu chuẩn hoá các nông lâm sản và hợp lý hoá các nhãn hiệu chất lượng. Luật này qui định các tiêu chuẩn về chất lượng, đưa ra các qui tắc về ghi nhãn chất lượng và đóng dấu chất lượng tiêu chuẩn JAS. Ngày nay, hệ thống JAS đã trở thành cơ sở cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn các thực phẩm chế biến. Việc sử dụng dấu chứng nhận phẩm chất JAS trên nhãn hiệu sản phẩm là tự nguyện. Các nhà sản xuất cũng như các nhà bán lẻ (các cửa hàng) không bị bắt buộc phải sản xuất hay kinh doanh các sản phẩm có chất lượng tiêu chuẩn JAS. Tuy nhiên, các qui định về ghi nhãn sản phẩm là bắt buộc đối với những sản phẩm do Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp qui định. Danh sách các sản phẩm được điều chỉnh bởi luật JAS bao gồm: đồ uống, thực phẩm chế biến, dầu ăn và các nông lâm thuỷ sản chế biến. Hiện nay không phải tất cả các sản phẩm đều được liệt kê trong danh sách các sản phẩm do luật JAS điều chỉnh nhưng các tiêu chuẩn JAS cũng bao quát cả các sản phẩm sản xuất trong nước và các sản phẩm nhập khẩu. Theo luật JAS sửa đổi tháng 8 năm 1983, các nhà sản xuất nước ngoài cũng có thể được cấp chứng nhận phẩm chất JAS nếu đáp ứng các tiêu chuẩn do JAS đề ra. Hiện nay rất nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm Thailand đã được cấp giấy phép đóng dấu JAS, chính điều này đã giúp các doanh nghiệp Thailand đẩy mạnh được lượng hàng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam để được cấp chứng nhận phẩm chất JAS, doanh nghiệp phải được giám định bởi 1 trong 3 tổ chức giám định sau đây: i. Các tổ chức giám định thuộc Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp. ii. Các tổ chức giám định của chính quyền địa phương. iii. Các tổ chức giám định JAS khác. Cũng có trường hợp các tổ chức trên sử dụng kết quả giám định của các tổ chức giám định nước ngoài khác (có thể là tổ chức giám định của nước mà doanh nghiệp xuất khẩu có trụ sở nhưng đó phải là các tổ chức đã được sự chỉ định trước của Bộ trưởng Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản). Một sản phẩm bị buộc phải tuân theo các qui định về dán nhãn chất lượng JAS khi có đầy đủ các điều kiện sau: Sản phẩm phải là nông sản đã có hoặc trong tương lai gần sẽ có một tiêu chuẩn JAS được qui định cho nó. Sản phẩm đó phải là sản phẩm có chất lượng khó xác định. Đó là sản phẩm mà người tiêu dùng cần biết chất lượng của nó trước khi quyết định mua. Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp đặt ra các tiêu chuẩn về việc ghi nhãn chất lượng và buộc tất cả các nhà sản xuất phải tuân thủ các tiêu chuẩn đó. Các qui định này cũng được áp dụng đối với cả các sản phẩm nhập khẩu. Sơ đồ các bước xin cấp chứng nhận tiêu chuẩn JAS được miêu tả chi tiết ở phụ lục 2 Dấu tiêu chuẩn môi trường (Ecomark) Mặc dù không gay gắt như ở các nước EU nhưng vấn đề môi trường đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng Nhật Bản. Cục môi trường đang khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm không làm hại sinh thái (kể cả các sản phẩm trong nước cũng như các sản phẩm nhập khẩu). Các sản phẩm này đều được đóng dấu Ecomark. Ra đời năm 1989, đến nay, dấu Ecomark được rất nhiều người Nhật biết tới. Các công ty nước ngoài cũng có thể xin dấu chứng nhận Ecomark thông qua các nhà nhập khẩu. Để được đóng dấu Ecomark, một sản phẩm phải đạt được ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau: - Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm tới môi trường hoặc có nhưng ít. - Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trường. - Chất thải sau khi sử dụng không gây hại cho môi trường hoặc gây hại rất ít. - Sản phẩm đó đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường theo các cách khác không được kể ở trên. Dấu Ecomark được đóng lên sản phẩm đạt tiêu chuẩn khi một phần giá bán lẻ của sản phẩm đó được dành để trả cho việc sử dụng con dấu. Dấu Ecomark không đưa ra các tiêu chuẩn và cũng không nói lên chất lượng hay tính an toàn của sản phẩm. Các dấu chứng nhận chất lượng khác Bên cạnh 3 loại dấu kể trên, ở Nhật còn có nhiều loại dấu chứng nhận chất lượng khác. Tuy nhiên trong số đó chỉ có một số dấu có tính chất bắt buộc còn lại là mang tính tự nguyện. Vì vậy tuỳ từng mặt hàng mà có các quy định và dấu chất lượng yêu cầu khác nhau. Dưới đây là bảng về một số dấu chất lượng khác của Nhật. Bảng 3: Bảng một số dấu chất lượng của Nhật Dấu ý nghĩa Phạm vi áp dụng Dấu Q Chất lượng và độ đồng nhất Các sản phẩm dệt may bao gồm các loại quần áo, khăn trải giường Dấu G Thiết kế, dịch vụ sau khi bán và chất lượng Máy ảnh, máy móc thiết bị, đồ thuỷ tinh, gốm sứ, đồ dùng văn phòng, sản phẩm may mặc và đồ nội thất Dấu S Độ an toàn Các loại hàng hoá dành cho trẻ em, đồ dùng gia đình, dụng cụ thể thao Dấu S.G Độ an toàn Xe tập đi, xe đẩy, nồi áp suất, mũ đi xe đạp, mũ bóng chày và một số hàng hoá khác Dấu SIF Hàng may mặc chất lượng tốt Quần áo nam nữ, ô, áo khoác, balô và các sản phẩm dệt may phục vụ thể thao Nguồn: Kinh doanh với thị trường Nhật bản. Trong các dấu chứng nhận chất lượng trên, dấu G (G-Mark) là loại dấu chuyên ngành hiện đang được sử dụng rất phổ biến ở Nhật. Từ lâu, biểu tượng này đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Nhật Bản. Theo điều tra của Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản-Nippon Research Center, trong 2.200 người Nhật, 44,9% cho rằng G-Mark đồng nghĩa với mẫu mã hấp dẫn, 31,7% cho rằng G-Mark là sự tiện dụng, 45% là chất lượng cao, 30,8% là sản phẩm an toàn... Để được cấp dấu G, các sản phẩm phải trải qua một số cuộc thử nghiệm. Trước tiên là phải được sự lựa chọn từ bộ phận thiết kế của MITI (Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế), theo đó, sản phẩm sẽ được một nhóm các chuyên viên đánh giá trên các cơ sở hình dáng, màu sắc, tính hữu dụng, đặc tính an toàn và giá cả của sản phẩm. Sau khi sản phẩm đã qua được tất cả các cuộc thử nghiệm, trong trường hợp cần thiết, một sự đảm bảo về cung cấp dịch vụ sau khi bán có thể là yêu cầu cuối cùng để sản phẩm được cấp dấu G. Ngoài ra, còn có các cuộc kiểm tra định kỳ được tiến hành để đảm bảo rằng các sản phẩm mang dấu G vẫn giữ được mức chất lượng ban đầu của chúng. Những năm gần đây, được sự hợp tác, giúp đỡ từ Trung tâm xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch ASEAN-Nhật Bản (AJC), Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ thương mại) đã tổ chức các Lễ trao giải thưởng, cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn (G-Mark) cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là chương trình được tổ chức với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang Nhật. Với G-Mark doanh nghiệp như có “giấy thông hành” để đưa sản phẩm đến với khách hàng Nhật Bản. Đồng thời doanh nghiệp cũng có thể coi G-Mark là sự kiểm tra hướng phát triển sản phẩm mình trên thị trường này. Những điểm cần lưu ý đối với việc đóng gói và ghi ký mã hiệu hàng hoá xuất khẩu sang Nhật. Xuất phát từ đặc tính ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm, người Nhật có xu hướng mua các sản phẩm với một lượng nhỏ để tiện cho sự thay đổi trong tương lai. Vì vậy hiện nay trên thị trường Nhật Bản hầu hết các sản phẩm nói chung đều đang có xu hướng chuyển đổi sang những loại bao gói nhỏ hơn. Riêng đối với các sản phẩm như trái cây đóng hộp theo lời khuyên của những nhà nghiên cứu thị trường Nhật Bản, nhà xuất khẩu chỉ nên sử dụng loại bao gói từ 200-300 gram. Đây là điểm mà các doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý. Về hình thức bao gói, quan niệm đối với bao gói đẹp, tinh xảo, cẩn thận từ lâu đã bắt rễ sâu trong con người Nhật. Theo truyền thống bao gói ở Nhật, có hai hình thức: bao gói thực phẩm và bao gói quà tặng. Vật liệu làm nên bao gói cũng được yêu cầu rất cầu kỳ. Thời gian làm bao gói và thời gian làm ra sản phẩm của người Nhật gần bằng nhau cho thấy rằng người Nhật rất coi trọng bao gói. Yêu cầu cao của người tiêu dùng đối với chất lượng hàng và bao gói rất được thương gia Nhật chú ý. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp Việt Nam để gây được ấn tượng ngay từ đầu với đối tác Nhật, cũng cần chú ý cẩn thận ngay cả trong khâu đóng gói hàng. Đối với vấn đề dán nhãn và ghi ký mã hiệu hàng hoá, Nhật cũng có những quy định rất cụ thể. Riêng đối với các sản phẩm gia dụng, Nhật đã ban hành Luật điều chỉnh việc dán nhãn từ năm 1962. Các quy định này trước hết tạo sự phân biệt dù rất nhỏ giữa các sản phẩm với nhau và sau đó là hướng dẫn sử dụng. Dựa theo các quy định này, khi dãn nhãn và ghi ký mã hiệu sản phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú ý thể hiện sao cho khách hàng có thể thuận tiện và dễ dàng khi sử dụng. Dưới đây là một số ví dụ về cách ghi nhãn trên các sản phẩm gia dụng của Nhật: Ví dụ về nhãn qui định đối với các thiết bị điện Tên sản phẩm: Máy giặt Model sản xuất: Model AB-72 Phương pháp giặt: Quay Kích thước: Rộng: 650mm Cao: 850mm Sâu: 350mm Chú ý đặc biệt: 1- Đặt trên bệ ở những nơi có độ ẩm cao 2- Nên sử dụng một ổ cắm làm nguồn điện nếu có thể Nhà sản xuất: Electric Works, K.K. 7, Otemachi 1-Chime, Chiyoda, Tokyo Ví dụ về nhãn dành cho chậu nhựa Nhãn chất lượng đặc biệt Nguyên liệu: Nhựa Ure Phạm vi sử dụng: Không sử dụng để đun nấu nhưng có thể dùng để đựng nước nóng. Lưu ý khi sử dụng: Không để trên lửa hoặc nơi có nhiệt độ cao. Nếu để cạnh nơi có nhiệt độ cao, chậu có thể bị chảyvà biến dạng. Để tránh bị xước, không nên rửa chậu bằng các chất mài mòn Còn đối với các sản phẩm may mặc của Nhật, nhãn mác bao giờ cũng có quy định đầy đủ về 2 vấn đề sau: i. Chỉ dẫn cách giặt là ii. Thành phần chất liệu cấu thành sản phẩm Riêng đối với các sản phẩm dùng máy giặt Nhật còn quy định dán các dấu hiệu chỉ dẫn về nhiệt độ nước, loại bột giặt, tốc độ quay nước. Trong trường hợp nhà xuất khẩu muốn có được hướng dẫn chi tiết hơn về cách sử dụng và ghi nhãn mác đối với từng loại mặt hàng cụ thể, có thể liên hệ và thu thập thông tin từ các tổ chức giám định Nhật Bản. Những điểm cần lưu ý khi phân phối hàng sang thị trường Nhật Bản. Đặc trưng của hệ thống phân phối Nhật Bản: Có thể nói hệ thống phân phối ở Nhật Bản rất phức tạp. Giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng tồn tại nhiều khâu trung gian. Theo số liệu của Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế thì trung bình có 2,21 nhà buôn tham gia vào khâu trung gian giữa người sản xuất và người bán lẻ ở thị trường Nhật. Nếu tính số cửa hàng bán lẻ thì có tới hơn 1,6 triệu cửa hàng trên toàn đất nước Nhật, (trung bình cứ khoảng 1000 người dân có 13,2 cửa hàng bán lẻ). Còn nếu so sánh quãng đường đi của hàng hoá từ khi sản xuất ra cho đến lúc đến tay người tiêu dùng thì Nhật Bản dài gấp 2 lần so với Mỹ và 3 lần so với Pháp. Điều này khiến cho chi phí lưu thông của hàng hoá ở Nhật tăng lên rất nhiều. Hàng Việt Nam hiện nay nhiều khi chỉ được bán dưới tên của nhà phân phối hoặc công ty thương mại. Giá bán đến tay người tiêu dùng bị nâng lên rất cao do phải trải qua rất nhiều khâu trung gian. Điều này là không phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam bởi vì chúng ta chủ yếu cạnh tranh nhờ giá. Ngoài ra, trên thị trường Nhật Bản còn tồn tại nhiều hàng rào vô hình ngăn cản sự xâm nhập của doanh nghiệp nước ngoài. Đó chính là mối quan hệ bền chắc giữa những người sản xuất và người phân phối ở Nhật. Những mối quan hệ này trên thực tế, đã mang lại không ít khó khăn cho các doanh nghiệp nước ngoài khi xâm nhập vào mạng lưới phân phối của các công ty Nhật. Vì vậy muốn bán được sản phẩm tại thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam trước hết cần tăng cường chủ động đi khảo sát thị trường, thăm các siêu thị, cửa hàng của Nhật. Các doanh nghiệp có thể tiếp cận gián tiếp các cửa hàng thông qua một mối quan hệ trung gian nào đó hoặc trực tiếp gặp gỡ với các nhân viên bộ phận nhập hàng của các cửa hàng này. Bước đầu có thể gặp rất nhiều khó khăn nhưng một khi thiết lập được mối quan hệ rồi, các doanh nghiệp có thể yên tâm cho những lần phân phối về sau. Sự thay đổi giá qua các kênh phân phối: Trên thị trường Nhật, tuỳ từng loại hàng hoá mà chọn các kênh phân phối khác nhau. Nhìn chung về cơ bản có ba kênh phân phối cơ bản sau đây: Kênh 1:Người bán lẻ Người bán buôn cấp 1 và cấp 2 Người Nhập khẩu Người tiêu dùng ở kênh này giá bán lẻ hàng hoá thường cao hơn gấp 3 hoặc 4 lần giá nhập. Kênh 2: Người Nhập Khẩu Người bán lẻ Người tiêu dùng Giá bán lẻ ở kênh này cao gấp 2 hoặc 3 lần giá nhập. Kênh 3: Người Nhập Khẩu Người tiêu dùng Nguồn: Jetro Trong trường hợp này giá bán tới tay người tiêu dùng thường cao gấp đôi giá FOB. Một số cách thức phân phối chủ yếu ở thị trường Nhật Bản Phát triển các kênh đại lý nhập khẩu: Khi dùng hình thức này doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được các đại lý thực hiện giúp các vấn đề như: giải quyết các thủ tục hải quan, chuyên chở, và giao hàng cho các nhà bán buôn, bán lẻ, hay cho chính người tiêu dùng. Tóm lại, đại lý sẽ đại diện cho người xuất khẩu trong hầu hết các công đoạn. Sử dụng công ty thương mại: Đây là một đối tác có chuyên môn với chủng loại sản phẩm mà họ kinh doanh. Họ có khả năng thực hiện nhiều chức năng như Marketing, đào tạo, cung cấp các dịch vụ...cho khách hàng của mình. Công ty thương mại có 2 loại hình : - Công ty chuyên doanh: Công ty chuyên doanh thường không có quan hệ độc quyền với nhà sản xuất. Tuy nhiên do chuyên vào từng lĩnh vực cụ thể và có quan hệ rộng rãi trong lĩnh vực phân phối nên họ là những kênh phân phối hết sức hiệu quả. Bên cạnh đó chính do có quan hệ rộng rãi trong khu vực phân phối nên họ có khả năng cung cấp những dịch vụ hiệu quả hơn đại lý. - Công ty thương mại tổng hợp: Đây là loại hình công ty có ảnh hưởng đáng kể đến việc phân phối sản phẩm nhập khẩu. Thông thường công ty này đồng thời kinh doanh sản phẩm của nhiều nhà sản xuất khác nhau về cùng một chủng loại bằng cách phân chia theo từng mảng cụ thể. Hợp tác với nhà sản xuất trong nước trong những lĩnh vực có liên quan: Hình thức này được á

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNoidung.doc
  • docBia.doc
  • docMucluc.doc
  • docTLTK.doc
Tài liệu liên quan