MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I:
HỘ SẢN XUẤT TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỘ SẢN XUẤT
I. Vị trí, vai trò của kinh tế hộ trong nền kinh tế nước ta
1. Hộ sản xuất
2. Sự phát triển của kinh tế hộ và vai trò của hộ sản xuất
2.1. Sự phát triển của kinh tế hộ sản xuất
2.2. Vai trò của hộ sản xuất đối với các ngành kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng.
3. Đặc điểm của kinh tế hộ
II. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế hộ
1. Tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế nông thôn
2. Tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất
3. Cơ chế tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp đối với hộ sản xuất
CHƯƠNG II:
TÌNH HÌNH VÀ THỰC TIỄN TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ GIANG
I. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
1. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và môi trường kinh doanh của Ngân hàng
2. Đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất trên địa bàn thị xã Hà Giang
II. Khái quát hoạt động của Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Hội sở
2. Công tác huy động vốn
3. Công tác sử dụng vốn
4. Công tác khác
III. Thực trạng cho vay hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang
1. Tình hình cho vay kinh tế hộ nông dân ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang
2. Một số tồn tại và nguyên nhân
CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY GẮN LIỀN VỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT Ở HỘI SỞ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ GIANG
I. Những giải pháp
II. Một số kiến nghị cụ thể
1. Đối với Nhà nước
2. Đối với Ngân hàng cấp trên
3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang
KẾT LUẬN
51 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số vấn đề cho vay hộ sản xuất ở hội sở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m kết trong hợp đồng tín dụng.
Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng Nông nghiệp:
Ngân hàng Nông nghiệp có quyền:
Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay;
Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn, dự án hoặc phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc Ngân hàng Nông nghiệp không đủ nguồn vốn để cho vay.
Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng;
Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì Ngân hàng Nông nghiệp có quyền bán tài sản làm đảm bảo tiền vay theo sự thoả thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu của người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với trường hợp khách hàng được bảo lãnh vay vốn;
Miễn, giảm lãi tiền vay thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, mua bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và thực hiện việc đảo nợ, khoanh nợ, giãn nợ theo quy định của Chính phủ.
Ngân hàng Nông nghiệp có nghĩa vụ:
Thực hiện đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.
Bộ hồ sơ cho vay:
Hồ sơ pháp lý:
Chứng minh nhân dân, hộ khẩu (chỉ xuất trình khi làm thủ tục vay vốn);
Đăng ký kinh doanh đối với cá nhân phải đăng ký kinh doanh.
Giấy uỷ quyền cho người đại diện (nếu có).
Hồ sơ vay vốn:
Hộ sản sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải thực hiện đảm bảo bằng tài sản: giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất, kinh doanh, sổ đỏ.
Hộ gia đình, cá nhân (trừ hộ gia đình quy định tại điểm trên):
Giấy đề nghị vay vốn;
Dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định.
Hộ gia đình, cá nhân vay qua tổ vay vốn:
Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân;
Biên bản thành lập tổ vay vốn;
Hợp đồng làm dịch vụ.
Hộ gia đình, cá nhân vay thông qua doanh nghiệp như quy định trên và phải có thêm hợp đồng làm dịch vụ.
Doanh nghiệp vay chuyển tải vốn cho họ gia đình, cá nhân, ngoài hồ sơ đã quy định đối với doanh nghiệp phải có thêm:
Hợp đồng cung ứng vật tư, tiền vốn cho hộ gia đình, cá nhân nhận khoán.
Danh sách hộ gia đình, cá nhân đề nghị Ngân hàng cho vay.
Như vậy: Qua khái quát quy định cho vay theo quyết định 06/QĐ-HĐQT cho thấy, các quy định rất cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của các hộ mà vẫn đảm bảo tính pháp lý và khả năng bảo toàn của Ngân hàng.
Chương II
tình hình thực tiễn tại hội sở Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang
i. tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
1. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và môi trường kinh doanh của Ngân hàng:
Thị xã Hà Giang là trung tâm hành chính, trung tâm kinh tế, văn hoá của tỉnh. Là thị xã của tỉnh miền núi nên địa hình, địa lý tự nhiên rất khó khăn, hiểm trở, có tới 75% diện tích là đồi núi cao, sông, suối sâu, giao thông khó khăn, lâm thổ sản bị khai phá bừa bãi, lại bị chiến tranh biên giới (1979-1986) tàn phá chưa khôi phục được.
Thị xã Hà Giang có diện tích tự nhiên 97km2 với 5 xã thuần nông và 4 phường bán nông nghiệp, diện tích canh tác đất nông nghiệp là 1.200ha.
Dân số của thị xã có gần 30 vạn người, hơn 10 dân tộc cùng chung sống. Tổng số hộ sản xuất 4.100 hộ với 13.900 khẩu, trong đó có 3.500 lao động.
Kinh tế nông nghiệp đã chuyển dần từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất chuyên canh và giao lưu hàng hoá đã phát triển. Trình độ dân trí dần được nâng cao, nhiều hộ đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, phá bỏ tập tục du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc thả rông.
Bên cạnh đó, các điều kiện về môi sinh của thị xã chưa được tốt như nạn chặt cây, phá rừng, đào đãi vàng, quặng đã làm cho nguồn nước cạn kiệt, xói mòn, lũ quét và hạn hán xảy ra... gây nên sự mất mùa, gây thiệt hại tiền của cho các hộ sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm gần đây do chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước, quan hệ Việt - Trung được nối lại, cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ (cách thị xã Hà Giang 20km) đã thông thương, giao lưu buôn bán được mở rộng, hàng ngàn hộ nông dân trước kia do chiến tranh biên giới phải bỏ nhà, ruộng nương đi sơ tán, nay trở lại làm ăn sinh sống. Phần lớn những hộ này đều thiếu vật tư, tiền vốn để tổ chức lại sản xuất, nhất là vốn một nhu cầu cấp bách đối với hộ nông dân ở Hà Giang
Trước yêu cầu đó, các cấp uỷ, chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực tập trung đưa nông nghiệp thị xã Hà Giang đi lên. Quan tâm tới vốn liếng và kỹ thuật cho hộ nông dân là mục tiêu, chính sách của nhiều ngành, nhiều cấp. Các giải pháp về cấp vốn xoá đói, giảm nghèo, đầu tư vốn ngân sách, vốn tín dụng, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của hộ nông dân là hàng loạt những cố gắng của chính quyền địa phương - trong đó tín dụng hộ sản xuất là công cụ quan trọng nhất.
2. Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất trên địa bàn thị xã Hà Giang:
Hà Giang là một tỉnh miền núi cao mới được chia tách từ tháng 10/1991, nơi chưa hề có cho vay nông hộ, lại có những đặc thù như đã nêu trên, có nhu cầu vốn đầu tư rất lớn để khai thác tiềm năng tự nhiên, ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất, tạo công ăn việc làm cho lao động... Trong khi các nguồn vốn khác không đáng kể, mọi nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu trông vào vốn tín dụng Ngân hàng.
Với hơn 2.100 hộ sản xuất trên địa bàn thị xã rộng 97km2, gồm 5 xã, 4 phường, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa cao, việc cho vay hộ sản xuất tại địa bàn thị xã Hà Giang không chỉ đơn thuần là vốn kinh doanh mà còn phục vụ chính sách chiến lược của Đảng, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nông thôn, nông dân là bước đi lên công nghiệp hoá.
Để cho vay được tới hộ sản xuất ở thị xã Hà Giang, thực chất là phải giải quyết được các vấn đề sau:
Một là về cán bộ tín dụng: Yêu cầu về cán bộ tín dụng phải thực sự toàn diện trên mọi mặt, phải có trình độ, có năng lực, có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ, có quan điểm phục vụ nhân dân hết mình.
Khi xuống cơ sở làm việc, cán bộ tín dụng phải độc lập xử lý các tình huống nghiệp vụ. Vì vậy không có đủ năng lực, không có đạo đức nghề nghiệp thì sẽ không giải quyết được công việc, dễ phát sinh tiêu cực. Mặt khác, muốn là bạn với nhà nông cũng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải am hiểu kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi để cùng tham gia với hộ nông dân, lựa chọn phương án tốt để đầu tư phát triển kinh tế.
Với địa hình, địa lý tự nhiên của địa bàn phải trèo đèo, lội suối... nếu người cán bộ tín dụng không có sức khoẻ thì không thể tới các thôn bản, tới hộ sản xuất, không thể bám trụ để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Nếu không có quan điểm vững vàng sẽ không thấy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp - nông thôn của Đảng và Nhà nước, sẽ bị co lại trước khó khăn và nảy sinh tiêu cực, gây thiệt hại đến sức lao động, tiền bạc, thời gian của người dân, thay vì làm lợi cho họ.
Hai là vấn đề màng lưới và hình thức đầu tư: Nếu để riêng cho cán bộ tín dụng trực tiếp nắm bắt nhu cầu của từng hộ, thẩm định từng món vay ở thôn bản thì không thể đáp ứng được nhu cầu đông đảo của hộ sản xuất mang tính thời vụ được. Thời vụ là cùng lúc có phân bón, cây giống làm sao hộ sản xuất thiếu vốn chờ được cán bộ tín dụng đi thẩm định từng hộ. Vì vậy vấn đề đòi hỏi là phải tổ chức cho vay qua các tổ trung gian: liên gia, tín chấp, tổ hỗ trợ vay vốn... Thành lập những tổ này sẽ chắp thêm những cánh tay vươn dài cho Ngân hàng nông nghiệp đến tận ngõ ngách, thôn, bản, tạo cơ sở nắm chắc địa bàn, nắm vững đối tượng để đầu tư đúng hướng, có hiệu quả.
Ba là vấn đề pháp lý: Trong điều kiện môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh mà việc cho vay phải tuân thủ những quy định chặt chẽ để bảo toàn vốn, để vừa phục vụ đắc lực cho nông thôn, nông dân, vừa đạt được yêu cầu trên, thì không có cách nào khác là phải vận dụng linh hoạt luật với lệ để cho vay. Pháp luật đôi khi còn mơ hồ, khó hiểu đối với nông dân miền núi, nhưng luật lệ làng bản, dòng tộc lại có sức mạnh thiêng đối với họ. Nếu làm cho hoạt động tín dụng hộ sản xuất gắn với đời sống của bà con, gắn được với quyền lợi của làng bản thì khả năng đầu tư sẽ không ngừng được mở rộng với sự đảm bảo ngày càng cao.
Bốn là hoạt động tín dụng phải đi đôi với ứng dụng khoa học kỹ thuật: Ngân hàng sẽ không thể đầu tư đại trà vào nông nghiệp, một ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp, nếu không tính đến sự đầu tư khoa học kỹ thuật tương ứng để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm, tạo tỷ suất hàng hoá cao, tỷ suất lợi nhuận lớn hơn, đảm bảo có lãi trả đủ vốn cho Ngân hàng (gốc và lãi) và tái sản xuất mở rộng. Ngân hàng không chỉ đơn thuần cho vay hộ sản xuất mà không tính đến điều kiện cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, thị trường tiêu thụ sản phẩm... là những yếu tố có vai trò quan trọng đến việc tổ chức sản xuất của người nông dân.
Năm là về lãi suất: Cần có một chính sách lãi suất hợp lý cho nông nghiệp, cho hộ sản xuất. Đặc biệt trước cơ chế khoán tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp, nếu cứ bình đẳng lãi suất với các thành phần kinh tế thì nông dân chỉ có thể vay đủ vốn cho sản xuất giản đơn mà không dám vay nhiều để mở rộng sản xuất vì đơn giản là làm không đủ trả lãi cho ngân hàng.
ii. khái quát hoạt động của hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang:
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Hội sở:
Hà Giang là tỉnh mới được chia tách ra từ tỉnh Hà Tuyên cũ vào tháng 10/1991. Cùng đó, hệ thống Ngân hàng Hà Giang đã được chia tách và hình thành, trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Giang. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh lúc đó chủ yếu là tiếp quản và kiện toàn lại bộ máy hoạt động sẵn có của Ngân hàng thị xã Hà Giang và các Ngân hàng huyện.
Đầu năm 1992, Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang được thành lập trên cơ sở tiếp quản mọi hoạt động của Ngân hàng thị xã Hà Giang trước đây. Mô hình tổ chức của Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang thực chất là thực hiện mô hình kéo dài từ Văn phòng Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh, trực tiếp tổ chức hoạt động kinh doanh theo quy chế tổ chức hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam trên địa bàn thị xã Hà Giang.
Cơ cấu tổ chức và biên chế của Hội sở như sau:
Phó giám đốc trực tiếp phụ trách: 01 người
Phòng kế toán giao dịch: 07 người
Phòng ngân quỹ: 04 người
Phòng kinh doanh: 09 người
Cộng: 21 người
sơ đồ mô hình tổ chức của hội sở
Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh
phó giám đốc nhn0 tỉnh
Phòng Kế toán tài vụ
Phòng Kế hoạch nghiệp vụ
Phòng Tổ chức, HCQT
9 Ngân hàng huyện
Phòng Kiểm soát nội bộ
Phòng
Ngân quỹ
Phòng
Kinh doanh
Phòng Kế toán
Giao dịch
(Bộ máy của Hội sở gồm ---)
Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang là đơn vị nhận khoán tài chính trực tiếp với Văn phòng Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh (như các Ngân hàng huyện), có bảng cân đối, quyết toán riêng. Thực hiện điện báo, báo cáo thống kê và các hoạt động theo quy định của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp.
Địa bàn hoạt động gồm 3 xã, 4 phường thuộc thị xã Hà Giang.
2. Công tác huy động vốn:
Nhờ có đổi mới phong cách làm việc, thái độ phục vụ khách hàng, thực hiện đúng khẩu hiệu “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, đã thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn.
Nhận thức được chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng thương mại là huy động vốn để cho vay, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang đã huy động vốn bằng các hình thức sau:
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế.
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 6 tháng.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng.
Kỳ phiếu 13 tháng.
Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị đóng tại Trung tâm kinh tế của tỉnh nên công tác huy động vốn có nhiều thuận lợi so với các chi nhánh khác ở huyện. Vì vậy kết quả huy động hàng năm luôn đáp ứng kịp thời cho các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế của địa phương và bổ sung cho các chi nhánh huyện.
Biểu số liệu về công tác huy động vốn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12 /1999
31/12 /2000
31/12 /2001
Số TĐ
%
Số TĐ
%
Tổng nguồn vốn huy động
38.006
45.274
49.176
+7.268
+19,06
+11.170
+29,39
1. Tiền gửi không kỳ hạn
25.475
29.319
26.688
+3.844
+15,00
+1.213
+4,76
- Tiền gửi cácTCKT
24.109
27.961
21.457
+3.852
+15,97
-2.652
-11,00
- Tiền gửi tiết kiệm
1.366
1.358
5.231
-8
+3.865
+282,90
2. Tiền gửi có KH < 12T
9.117
15.659
21.968
+6.542
+71,75
+12.851
+141,00
- Tiền gửi các TCKT
2.400
3.500
8.500
+2.100
+87,50
+6.100
+254,00
- Tiền gửi tiết kiệm
6.717
12.159
13.468
+5.442
+81,00
+6.751
+100,50
3. Tiền gửi có KH > 12T
3.414
296
520
-3.118
-91,32
-2.894
-84,76
- Tiền gửi tiết kiệm
3.414
296
520
-3.118
-91,32
-2.894
-84,76
Có thể biểu diễn số liệu huy động vốn qua các năm bằng sơ đồ:
* Nhận xét:
Qua biểu số liệu trên, cho thấy số dư nguồn vốn huy động vẫn tăng đều hàng năm, đó là điểm tích cực của đơn vị. Tuy nhiên, xét về cơ cấu nguồn vốn qua các kỳ ta thấy, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn huy động. Cụ thể năm 1999 chiếm 69,74% (26.509/38.000); năm 2000 chiếm 69,49% (31.461/45.274); quý I/2001 chiếm 60,91% (29.957/49.176). Đây là nguồn vốn tương đối ổn định của khách hàng truyền thống (TCKT) đã mở tài khoản giao dịch tại Hội sở.
Nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư rất hạn chế, chiếm tỷ lệ nhỏ. Nguyên nhân do các hình thức huy động vốn còn hạn chế, chưa phong phú, tiền gửi tiết kiệm và kì phiếu có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ lệ quá nhỏ, không phải do không có khách hàng mà do Hội sở chỉ huy động trong thời gian ngắn và hạn chế số lượng. Mặt khác quan trọng hơn, đó là lãi suất huy động chưa hấp dẫn khách hàng, bên cạnh đó Ngân hàng Đầu tư và Phát triển luôn có mức lãi suất huy động cùng loại cao hơn, có nhiều hình thức huy động phong phú hơn.
3. Về công tác sử dụng vốn:
biểu số liệu về sử dụng vốn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/1999
31/12/2000
31/3/2001
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tổng dư nợ
13.726
100
33.589
100
41.331
100
1. Dư nợ theo loại cho vay
- Cho vay ngắn hạn
8.457
61,61
200.029
59,62
22.121
53,52
- Cho vay trung, dài hạn
5.269
38,39
13.560
40,38
19.210
46,48
2. Dư nợ theo thành phần kinh tế
- Dư nợ DN Nhà nước
7.250
52,81
7.832
23,31
7.802
18,87
- DNTN, Công ty TNHH
470
3,42
13.175
39,22
14.264
34,51
- Hộ tư nhân, các thể
6.006
43,77
12.582
37,47
19.265
46,62
Biểu số liệu trên nói lên công tác mở rộng đầu tư tín dụng của Hội sở rất tích cực, liên tục qua các thời điểm đều tăng mạnh, dư nợ 31/12/2000 tăng so 31/12/1999 là 19.863 triệu đồng, tỷ lệ tăng 144,7%, dư nợ 31/3/2001 tăng so với 31/12/2000 là 7.742 triệu đồng, tỷ lệ tăng 23,04%.
Do thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh, đẩy mạnh và phát triển nông - lâm nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu, vì vậy Hội sở đã có cơ hội đầu tư vào các dự án vừa và nhỏ cho các hộ phát triển kinh tế. Mặt khác số cán bộ công chức ở địa phương đã thế chấp thu nhập để vay tiền làm kinh tế và cải thiện điều kiện sinh hoạt.
Bên cạnh đó, tác phong giao dịch, thủ tục cho vay đối với khách hàng đã được giải quyết nhanh chóng, từ khâu thẩm định đến xét duyệt cho vay.
Xét về cơ cấu vốn, cho thấy dư nợ ngắn hạn ở các thời điểm đều chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ (61,61%, 59,62% và 53,52%), chứng tỏ rằng Hội sở chỉ có nhiều dự án nhỏ, thời hạn ngắn, chưa có nhiều dự án vừa và lớn (trung, dài hạn). Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn cũng giảm dần, nhường thị phần cho dư nợ trung, dài hạn với tốc độ tăng dần (38,39%; 40,38%; 46,48%). Điều đó chứng tỏ Hội sở đã tập trung khai thác đầu tư cho các dự án có chiều sâu theo các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế của tỉnh.
Xét về cơ cấu theo thành phần kinh tế cho thấy dư nợ của doanh nghiệp nhà nước có nhu cầu vốn luôn ổn định về số tuyệt đối từ 7 á 8 tỉ đồng. Dư nơ của kinh tế ngoài quốc doanh và hộ nông dân chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng qua các thời điểm, chứng tỏ Hội sở đã đầu tư đúng hướng, phù hợp với mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Đặc biệt dư nợ của khu vực tư nhân và các thể (kinh tế hộ) tốc độ tăng trưởng nhanh cả về số tuyệt đối và tỷ trọng, dư nợ 31/12/2000 so 31/12/1999 tăng 6.576 triệu đồng, tỷ lệ tăng 109,5%; dư nợ 31/3/2001 so 31/12/2000 tăng 6.683 triệu đồng, tỷ lệ tăng 53,11%.
Để đánh giá chính xác chất lượng tín dụng của Hội sở, ta đi vào phân tích kết quả cho vay, thu nợ và dư nợ quá hạn của đơn vị.
3.1. Kết quả cho vay và thu nợ:
chỉ tiêu
31/12/1999
31/12/2000
Quý I/2001
1. Tổng doanh số cho vay
38.669
64.913
9.625
Trong đó:
- Cho vay ngắn hạn
32.734
50.287
3.539
- Cho vay trung, dài hạn
5.935
14.626
6.086
2. Tổng doanh số thu nợ
36.021
45.050
1.883
Trong đó:
- Thu nợ ngắn hạn
33.912
38.715
1.447
- Thu nợ trung, dài hạn
2.109
6.335
436
* Nhận xét:
Doanh số cho vay năm 2000 là 65 tỷ so với năm 1999 tăng 26 tỷ, tỷ lệ tăng 66,66%.
Trong đó:
Cho vay ngắn hạn 50 tỷ, chiếm 76,92%; so với năm 1999 cho vay ngắn hạn tăng 17,5 tỷ, tỷ trọng tăng 53,62%.
Cho vay trung - dài hạn 14,6 tỷ, chiếm 23,98% tăng so với năm 1999 là 8.691 triệu, tỷ lệ tăng 146,43%.
Chứng tỏ việc đầu tư cho vay vào các dự án trung hạn có chiều hướng tăng nhanh hơn cho vay ngắn hạn.
Doanh số thu nợ năm 2000 là 45 tỷ tăng 9 tỷ so với năm 1999, tỷ lệ tăng 25%.
Trong đó:
Doanh số thu nợ ngắn hạn là 38,7 tỷ, tăng so với năm 1999 là 4,7 tỷ, tỷ lệ tăng 13,82%.
Doanh số thu nợ trung dài hạn là 6,3%, tuy có tăng so với năm 1999 là 4,2 tỷ, tỷ lệ tăng 200%, nhưng doanh số thu nợ trung - dài hạn chỉ chiếm có 14% trên tổng doanh số thu nợ, vì phần lớn dư nợ trung - dài hạn mới đầu tư chưa đến hạn, chủ yếu thu các món đến hạn theo kỳ hạn nợ và một số nợ đến hạn, quá hạn của những năm trước.
3.2. Đánh giá kết quả chất lượng tín dụng qua biểu dư nợ quá hạn của Hội sở:
Chỉ tiêu
31/12 /1999
31/12 /2000
31/12 /2001
SS 2001/1999
SS 2000/1999
Số TĐ
%
Số TĐ
%
I. Tổng số nợ quá hạn
722
327
242
-395
-54,7
-480
-66,48
1. Phân loại NQH theo loại
- Nợ quá hạn ngắn hạn
339
80
68
-259
-76,40
-271
-79,94
- Nợ quá hạn trung - dài hạn
383
247
174
-136
-35,50
2. Phân loại NQH theo thời gian
- NQH đến 180 ngày
148
97
88
-51
-34,45
-60
-40,54
- NQH đến 181-360 ngày
138
101
84
-37
-26,81
-54
-39,13
- NQH trên 360 ngày
436
129
70
-307
-70,41
-36,6
-83,94
II. Tổng dư nợ
10.726
30.589
31.520
III. Tỷ lệ NQH/TDN
6,73
1,06
0,76
-5,67
-5,97
Số liệu biểu trên đã nói lên chất lượng tín dụng của Hội sở chuyển biến rất tích cực, nợ quá hạn ở các thời điểm đều giảm. So sánh 31/12/2000 với 31/12/1999 số nợ quá hạn giảm một cách đột biến, với số tuyệt đối giảm 395 triệu đồng, tỷ lệ giảm 54,7%. Nguyên nhân do năm 2000, Hội sở đã tăng trưởng dư nợ rất mạnh (tăng 185%) và xử lý rủi ro được 184 món = 383 triệu đồng, đồng thời cán bộ tín dụng cũng đã rất tích cực trong công tác thu nợ quá hạn và nợ đến hạn, nhằm giảm nợ quá hạn và không cho nợ quá hạn mới phát sinh.
Mặt khác, công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn đã chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ của Hội sở. Vì vậy công tác thẩm định, xét duyệt cho vay trong những năm gần đây chặt chẽ và hiệu quả hơn, ít phát sinh nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan từ Ngân hàng.
Tóm lại: Với tốc độ tăng trưởng dư nợ, kết quả công tác cho vay - thu nợ, số dư nợ quá hạn giảm thấp dưới 1%, theo các biểu phân tích như trên, có thể kết luận chất lượng tín dụng của Hội sở rất tốt. Đồng thời cũng có thể kết luận việc thực hiện phát triển kinh tế của các hộ có kết quả và chất lượng cao. đó chính là môi trường kinh doanh tiềm tàng cho Ngân hàng nông nghiệp đầu tư và khai thác.
4. Công tác khác:
* Tình hình tài chính của Hội sở:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
Quý I/2001
SS 2000/1999
Số TĐ
%
Tổng thu nhập
3.385
2.504
948
-881
-26
Tổng chi phí
2.817
1.851
287
-966
-34,3
Chênh lệch thu - chi
+468
+653
+661
+193
+41,23
Hệ số lương
1,4
1,65
1,65
Trong quá trình kinh doanh, Hội sở đã luôn cố gắng tiết kệm các khoản chi phí không cần thiết và tích cực đôn đốc thu. Vì vậy kết quả kinh doanh hàng năm luôn có lãi và đạt được hệ số lương tối đa do Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam quy định (hệ số lương tối đa năm 1999 là 1,4, năm 2000 và 2001 là 1,65), thu nhập bình quân cán bộ công nhân viên là 1.800.000đ/người không kể ăn ca.
* Về thực hiện chế độ nghiệp vụ kế toán cho vay, kế toán thanh toán, kế toán tài sản... số liệu đảm bảo chính xác, cập nhật đầy đủ, đúng chế độ quy định, các nghiệp vụ kế toán khác như thanh toán liên hàng, chuyển tiền được thực hiện thường xuyên, đảm bảo nhanh chóng, chính xác theo yêu cầu của khách hàng và đúng chế độ quy định, thái độ và tác phong giao dịch của cán bộ tận tình, chu đáo.
* Công tác ngân quỹ
Tổng thu tiền mặt và ngân phiếu trong năm 2000: 139.395 triệu
Tổng chi tiền mặt, ngân phiếu năm 2000: 139.353 triệu
Trong năm đã trả lại tiền thừa cho khách hàng 144 món, số tiền 27.605.000đ, phát hiện và thu hồi tiền giả 640 tờ tiền giả với số tiền 23.355.000đ
Nhìn chung công tác ngân quỹ của Hội sở đã chấp hành tốt các quy định về an toàn kho quỹ, các sổ quỹ, sổ ra vào kho, sổ bàn giao chìa khoá kho... đều được lập và ghi chép đúng chế độ quy định, không để xảy ra mất mát, thiếu hụt quỹ.
Ngoài việc thực hiện tốt công tác chuyên môn, nghiệp vụ, Hội sở còn làm tốt các mặt công tác khác như thiết lập tốt mối quan hệ với các cơ quan pháp luật trên địa bàn cùng kết hợp thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, đặc biệt trong công tác thu nợ. Bên cạnh đó, Hội sở còn luôn tổ chức và tham gia các phong trào văn hoá - thể thao, hội thi tìm hiểu luật, thi công đoàn, thi nghiệp vụ kiểm ngân, tin học, cán bộ tín dụng giỏi... tạo ra phong trào thi đua sôi nổi trong cơ quan, động viên cán bộ thêm hăng say trong công việc.
iii. thực trạng cho vay hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng nông nghiệp Hà Giang
1. Tình hình cho vay kinh tế hộ ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang:
Thực hiện chính sách đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển đổi hệ thống Ngân hàng từ 1 cấp sang Ngân hàng 2 cấp. Hoạt động Ngân hàng nói chung trong đó có hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp nói riêng có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Thực hiện chủ trương, chính sách của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự chỉ đạo củaBan lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh, trong các năm qua kết quả hoạt động kinh doanh của Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang đã đi đúng hướng, thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, phục vụ kịp thời cho các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, đã góp phần thúc đảy nền kinh tế nông nghiệp địa phương phát triển với các chương trình về lương thực, thực phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, xây dựng một nông thôn mới giúp cho hộ sản xuất từkinh tế thuần nông chuyển dần sang đa canh, từ kinh tế tự cung, tự cấp của người nông dân sản xuất nhỏ, manh mún sang kinh tế hàng hoá.
Cũng từ nền kinh tế thuần nông mà dân còn nghèo, việc tạo lập nguồn vốn trong nông nghiệp rất khó khăn, các món vay nhỏ lẻ, tản mạn, chi phí cao, kết quả kinh doanh thấp, mức thu nhập của cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp không cao, môi trường và địa bàn hoạt động còn nhiều khó khăn phức tạp, đó là những khó khăn nhất của Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang.
Nhưng trong những năm gần đây, Hội sở đã bám sát chủ trương, chính sách của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, HĐND tỉnh về phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn, bám sát thị trường nông thôn, đáp ứng được yêu cầu về vốn cho sản xuất, chăn nuôi phục vụ chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hiện nay trên địa bàn có nhiều tổ chức tài chính cung cấp tín dụng cho nông nghiệp - nông thôn, nhưng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn vẫn là tổ chức tài chính lớn nhất cung cấp tín dụng cho lĩnh vực này. Chỉ có Ngân hàng Nông nghiệp mới tới tận thôn bản, tận hộ để cung cấp vốn cho từng dự án, cho từng con trâu, bò, cung cấp vốn cho từng cân phân bón, từng cân giống lúa mới... cho bà con có cơ hội để phát triển kinh tế, chỉ có Ngân hàng Nông nghiệp mới là người bạn tận tuỵ với nhà nông.
Cơ cấu đầu tư tín dụng của Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang đã thực sự chuyển biến một cách tích cực, tỷ lệ đầu tư trung hạn cho hộ sản xuất mỗi năm một tăng, thực chất đó là tạo lập thị trường, tạo khách hàng ổn định trong quá trình kinh doanh.
1.1. Công tác cho vay và thu nợ đối với kinh tế hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang:
Sau khi có luật Ngân hàng Nhà nước ,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1861.DOC