MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA CHUẨN BỊ HỎI CUNG BỊ CAN 4
1.1. Khái niệm chuẩn bị hỏi cung bị can 4
1.2. Nội dung cơ bản của chuẩn bị hỏi cung bị can 5
1.2.1. Nghiên cứu hồ sơ vụ án và các tài liệu khác có liên quan 6
1.2.2. Nghiên cứu nhân thân bị can 9
1.2.3. Chuẩn bị tác động về tâm lí 16
1.2.4. Lập kế hoạch hỏi cung bị can 22
1.3. Ý nghĩa của chuẩn bị hỏi cung bị can 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUẨN BỊ HỎI CUNG BỊ CAN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ 35
2.1. Thực trạng chuẩn bị hỏi cung bị can 35
2.1.1. Những kết quả đạt được trong chuẩn bị hỏi cung bị can 35
2.1.2. Những hạn chế tồn tại trong chuẩn bị hỏi cung bị can 43
2.1.3. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại trong chuẩn bị hỏi cung bị can 46
2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chuẩn bị hỏi cung bị can 48
KẾT LUẬN 55
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3960 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn bị hỏi cung bị can, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài liệu chứng cứ đã thu thập được về vụ án và hành vi phạm tội của bị can, những tin tức, tài liệu khác có thể và cần phải được sử dụng trong quá trình hỏi cung. Đối với những tài liệu thu thập được từ các biện pháp điều tra và có thể là từ các biện pháp trinh sát mà khi sử dụng cần phải giữ bí mất nguồn gốc của tài liệu ấy thì phải ghi rõ trong bản kế hoạch những biện pháp cụ thể để giữ bí mật. Những tài liệu, chứng cứ này phải được liệt kê theo một trình tự hợp lý để tạo điều kịên thuận lợi cho ĐTV sử dụng có hiệu quả trong khi tiến hành hỏi cung.
Đặc biệt, khi lập kế hoạch hỏi cung trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo hay khai báo gian dối, ĐTV cần phải, thậm chí bắt buộc phải xem xét đến những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, để trên cơ sở đó lựa chọn những biện pháp phù hợp nhằm tác động đến tính tích cực trong tư tưởng và thái độ khai báo của bị can. Thực tiễn hoạt động điều tra trong những năm qua cho thấy, sai lầm phổ biến và nghiêm trọng trong kế hoạch hỏi cung của ĐTV là không xem xét đến những tài liệu này, dẫn đến kết luận không chính xác nguyên nhân của sự khai báo không thành khẩn hoặc từ chối khai báo của bị can và do đó đã áp dụng những chiến thuật hỏi cung không phù hợp, bỏ qua những thủ thuật hỏi cung đáng lẽ phải được sử dụng trong tình huống đó.
- Dự kiến những câu hỏi cần được đưa ra để bị can trả lời trong quá trình hỏi cung.
Trên cơ sở nhiệm vụ của hoạt động điều tra, những vấn đề cần phải làm rõ trong quá trình hỏi cung và những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được về vụ án, hành vi phạm tội của bị can, trong bản kế hoạch cần dự kiến những câu hỏi và trình tự đưa ra để bị can trả lời. Tuỳ thuộc vào từng tình huống cụ thể, có thể và cần phải dự kiến nội dung câu trả lời của bị can để ĐTV luôn giành thế chủ động trong quá trình hỏi cung và làm chủ tình thế trong mọi tình huống. Chẳng hạn, trong những vụ án mà bị can từ chối khai báo hay không thành khẩn khai báo thì câu hỏi kiểm tra và câu hỏi vạch trần lời khai gian dối thường được sử dụng phổ biến.
Trong giai đoạn chuẩn bị hỏi cung, ĐTV không thể xác định được một cách cụ thể tất cả những câu hỏi có thể cần phải đặt ra cho bị can khi hỏi cung. Do vậy, trong bản kế hoạch hỏi cung chỉ đưa ra được những câu hỏi đặc biệt quan trọng, có thể nhận thấy trước được là cần thiết phải đưa ra cho bị can trả lời và những câu hỏi mà quá trình diễn đạt có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc hỏi cung. Ví dụ, những câu hỏi mà cơ sở của nó dựa trên những tài liệu cần giữ bí mật nguồn gốc cung cấp hay là những câu hỏi khi đưa ra để bị can trả lời có liên quan tới những câu hỏi trước và sau đó. Đồng thời, ĐTV phải xác định trình tự của việc nêu các câu hỏi trong quá trình hỏi cung và mối quan hệ của từng câu hỏi với những câu hỏi được đưa ra trước và sau nó.
Trong lý luận khoa học điều tra tội phạm đã hệ thống hóa những câu hỏi có thể đưa ra để bị can trả lời trong quá trình hỏi cung: Câu hỏi thẳng, câu hỏi bổ sung, câu hỏi làm chính xác lời khai, câu hỏi gợi nhớ, câu hỏi kiểm tra và những câu hỏi vạch trần lời khai gian dối.
+ Câu hỏi thẳng: là câu hỏi mà ĐTV nêu rõ vấn đề và buộc bị can trả lời thẳng vào vấn đề đó. Đây cũng chính là một trong những nguyên tắc được Bản chế độ công tác xét hỏi bị can năm 1978 đề cập đến “Chỉ được dùng phương pháp hỏi thẳng trong những tài liệu chứng cứ đưa ra hỏi đã được thẩm tra, xác minh bảo đảm hoàn toàn chính xác và có liên quan đến bị can…”
Hỏi thẳng tạo điều kiện thuận lợi cho ĐTV làm rõ những tình tiết của vụ án đồng thời còn có tác dụng tạo ra yếu tố bất ngờ đối với bị can, đẩy bị can vào tình thế bị động, lúng túng buộc phải khai báo đúng sự thật. ĐTV có thể hỏi thẳng vào tội danh, hỏi thẳng vào những vấn đề cụ thể, những tình tiết cụ thể mà ĐTV cần làm rõ trong quá trình hỏi cung. Ví dụ: hỏi cung bị can trong vụ án buôn bán trái phép chất ma túy, cán bộ xét hỏi có thể hỏi “Trong chuyến vừa rồi anh đã mang bao nhiêu kg thuốc phiện, ngụy trang thế nào?”. Mục đích của hỏi thẳng chính là nhằm đập tan tư tưởng ngoan cố của bị can, buộc bị can phải khai nhận hành vi phạm tội của mình. Khi hỏi thẳng ĐTV không nên đưa ra những câu hỏi quá cụ thể, chi tiết những điều cần hỏi thẳng để đảm bảo tính khách quan của công tác hỏi cung. Đồng thời, để tránh sai lệch thành mớm cung, ĐTV khi hỏi thẳng phải đảm bảo những vấn đề đưa ra hỏi là hoàn toàn chính xác và có liên quan trực tiếp đến bị can.
+ Câu hỏi bổ sung lời khai: là những câu hỏi được ĐTV đặt ra cho bị can trả lời nhằm mục đích thu thập thêm những tài liệu bổ sung thêm vào lời khai trước đó của bị can, loại trừ những chỗ chưa đầy đủ trong lời khai hoặc nhằm mục đích cụ thể hoá lời khai đó. Ví dụ, anh đã khai hôm đó anh ở rạp chiếu phim, thế hôm đó rạp chiếu phim gì? anh có xem đến hết phim không hay anh có ở rạp chiếu phim tới lúc kết thúc chiếu phim không?. Xem: Giáo trình chiến thuật điều tra Hình sự - Trường Đại Học CSND - XB 2000. Tr192.
Như vậy, những câu hỏi bổ sung lời khai thường được đưa ra trong trường hợp bị can khai còn thiếu, đứt quãng nhằm làm rõ những sự việc hiện tượng mà lời khai của bị can đề cập đến một cách chính xác, logic như thời gian, địa điểm xảy ra, nội dung diễn biến của sự việc hiện tượng, những nguyên nhân và điều kiện xảy ra .v.v. Như vậy, những câu hỏi bổ sung được đưa ra nhằm hai mục đích: Bổ sung vào những chỗ khuyết của lời khai và kiểm tra tính xác thực của lời khai.
+ Câu hỏi làm chính xác lời khai: là những câu hỏi mà ĐTV đặt ra nhằm mục đích cụ thể hoá lời khai nhưng thường để chi tiết hoá, làm chính xác những tài liệu đã thu thập được.
Trong quá trình hỏi cung bị can thường xảy ra trường hợp lời khai trước đó của bị can chưa rõ, chưa cụ thể hoặc chưa có tính thuyết phục cao. Để khắc phục tình trạng đó, ĐTV cần đưa ra những câu hỏi để hỏi bị can một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng về sự việc, hiện tượng có liên quan đến vụ án mà lời khai của bị can đề cập. Như vậy, những câu hỏi làm chính xác lời khai được đưa ra để bị can trả lời nhằm mục đích chi tiết hoá lời khai, gọt dũa, làm chính xác những tài liệu đã thu thập được. Ví dụ: Anh nói rằng con dao nằm ở gần tử thi, anh có thể nói rõ hơn con dao nằm ở mặt nào và nằm cách tử thi một khoảng cách bao nhiêu, đầu con dao quay về hướng nào?. Xem: Giáo trình chiến thuật điều tra Hình sự - Trường Đại Học CSND - XB 2000. Tr193
+ Câu hỏi gợi nhớ lại: là câu hỏi mà ĐTV đặt ra nhằm mục đích phục hồi lại trí nhớ của bị can, khơi dậy trong trí nhớ của bị can những mối liên tưởng khác nhau, nhờ đó bị can sẽ nhớ lại những tình tiết mà ĐTV quan tâm làm rõ.
Những câu hỏi gợi nhớ lại thường được đưa ra một vài câu liên tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình nhớ lại kế tiếp nhau. Ví dụ: Hùng gặp anh ngày hôm đó mặc áo sơ mi cộc tay màu trắng, cúc áo màu đen phải không?. Xem: Giáo trình chiến thuật điều tra Hình sự - Trường Đại Học CSND - XB 2000. Tr194
+ Câu hỏi kiểm tra: là những câu hỏi được ĐTV đặt ra nhằm mục đích kiểm tra lại lời khai hoặc thu thập tài liệu để kiểm tra chính lời khai của bị can.
Trong quá trình hỏi cung, ĐTV thường đưa ra những câu hỏi để kiểm tra lại lời khai của bị can trước đó có chính xác không. Bởi trên thực tế có rất nhiều trường hợp bị can khi bị ĐTV lấy cung đã khai một kiểu sau đó ĐTV hỏi một số câu hỏi khác nhau để kiểm chứng sự chân thật trong lời khai thì bị can lại không trả lời được hoặc nói sang những tình tiết không liên quan. Câu hỏi kiểm tra lời khai có thể là: anh Hoan, dựa vào cơ sở nào anh khẳng định những vấn đề anh vừa trình bày xảy ra vào đúng ngày 25/10/2009?. Xem: Giáo trình chiến thuật điều tra Hình sự - Trường Đại Học CSND - XB 2000. Tr194
+ Câu hỏi vạch trần lời khai gian dối: là những câu hỏi được ĐTV đặt ra nhằm mục đích vạch trần sự gian dối trong lời khai của bị can khi đã có cơ sở để khẳng định điều đó.
Trong quá trình hỏi cung việc đưa ra các câu hỏi vạch trần sự gian dối trong lời khai của bị can phải gắn liền với việc đưa ra những chứng cứ đã được kiểm tra, xác minh một cách khách quan và có giá trị bác bỏ những lời khai trước đó của bị can. Loại câu hỏi này thường gồm hai phần: Phần thứ nhất thông báo cho bị can biết về một số chứng cứ cụ thể nào đó đã thu thập được; phần thứ hai chứa đựng yêu cầu bị can giải thích chứng cứ đó hoặc tình tiết có liên quan tới nó. Ví dụ: Anh sẽ được biết kết luận của giám định viên về việc ở trên tấm kính trên mặt bàn uống nước trong nhà chị Hồng có dấu vân tay của anh. Anh giải thích thế nào về việc anh khẳng định anh chưa bao giờ đến nhà chị Hồng?. Xem: Giáo trình chiến thuật điều tra Hình sự - Trường Đại Học CSND - XB 2000. Tr195.
Khi đưa ra câu hỏi đối với bị can cần phải tính toán để làm sao loại trừ khả năng bị can trả lời là “có” hoặc “không”. Đồng thời ĐTV cần chú ý bảo đảm cho những câu hỏi đó phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu đối với bị can và liên quan đến đối tượng của hoạt động hỏi cung. Đặc biệt những câu hỏi đưa ra để bị can trả lời phải đảm bảo tính lôgic và có cơ sở.
- Dự kiến chiến thuật hỏi cung.
Trên cơ sở những vấn đề cần phải làm rõ trong quá trình hỏi cung, những tài liệu chứng cứ thu thập được, đặc điểm nhân thân của bị can, thái độ khai báo của bị can… trong bản kế hoạch hỏi cung của ĐTV cần dự kiến cách thức hỏi cung phù hợp với từng tình huống có thể xảy ra như bị can từ chối khai báo, bị can thành khẩn khai báo hoặc bị can khai báo gian dối… Tuỳ thuộc vào từng tình huống cụ thể, ĐTV cần phải dự kiến nội dung và biện pháp giáo dục thuyết phục bị can để bị can thay đổi về nhận thức, sử dụng tình tiết về sự khai báo của các đồng phạm khác, những thủ thuật sử dụng mâu thuẫn, sử dụng chứng cứ để đấu tranh với thái độ ngoan cố không chịu khai báo của bị can và những biện pháp bổ trợ khác cho cuộc hỏi cung như tiến hành các biện pháp trinh sát phù hợp… Riêng đối với bị can vị thành niên thì khi dự kiến chiến thuật hỏi cung phải đặc biệt chú ý tới đặc điểm nhân thân và đặc điểm tâm lý. Thực tế cho thấy, phương tiện chủ yếu để vạch trần thái độ khai báo gian dối của bị can vị thành niên là các thủ thuật tác động xúc cảm… Đồng thời, ĐTV cần phải dự kiến những tài liệu, chứng cứ sẽ được sử dụng khi tiến hành hỏi cung, thời điểm nào cần sử dụng những tài liệu, chứng cứ nào để đưa ra đấu tranh với bị can và các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn khi sử dụng những tài liệu, chứng cứ đó, nơi bảo quản chúng trước khi đưa ra sử dụng.
Ngoài ra, ĐTV cần dự kiến các biện pháp tác động tâm lý hoặc áp dụng các biện pháp giải quyết cụ thể, kế hoạch phối kết hợp với các lực lượng nghiệp vụ khác để phục vụ cho hoạt động hỏi cung cụ thể.
- Lựa chọn thời gian và địa điểm tiến hành hỏi cung.
Việc lựa chọn thời gian và địa điểm tiến hành hỏi cung bị can nói chung và hỏi cung bị can trong các trường hợp đặc biệt như bị can không thành khẩn khai báo, từ chối khai báo, hỏi cung bị can vị thành niên nói riêng, trước hết phải tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự 2003. Điều 131 Bộ luật tố tụng Hình sự quy định: “1. Việc hỏi cung bị can phải do ĐTV tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can…
2. Không hỏi cung vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản…”. Điều 83 Bộ luật tố tụng Hình sự cũng quy định: “Sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, CQĐT phải lấy lời khai ngay…”. Xem: Bộ luật tố tụng Hình sự 2003 - Điều 83, 131 - Tr 66, 107.
Bên cạnh đó, thời gian tiến hành hỏi cung còn được xác định dựa trên cơ sở cân nhắc đến tầm quan trọng của những thông tin mà theo nhận định của ĐTV bị can biết được; vai trò, vị trí của bị can trong vụ án đó và mối quan hệ của bị can với các bị can khác trong vụ án cần phải hỏi cung để thu thập lời khai của họ để đủ chứng cứ chứng minh sự thật của vụ án. Trong một số trường hợp, thời gian hỏi cung được xác định dựa trên cơ sở yêu cầu của pháp luật: Những đối tượng bị bắt trong trường hợp khẩn cấp và phạm tội quả tang thì phải lấy lời khai trong vòng 24 giờ từ thời điểm bị bắt, còn đối với bị can thì phải tiến hành hỏi cung ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Ngoài ra, việc lựa chọn thời gian hỏi cung còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: Trình tự hỏi cung các bị can mà ĐTV đã lựa chọn, tình trạng sức khoẻ và những xúc động mà bị can trải qua trong thời điểm xảy ra vụ án, sự cần thiết phải giữ bí mật của hoạt động điều tra. Nhìn chung, không nên hỏi cung bị can vào thời điểm họ đang trong tình trạng xúc động mạnh, bối rối, trầm uất trước thời điểm trở lại trạng thái bình thường trừ những trường hợp không thể trì hoãn vì trong trạng thái tâm lý này thường tác động tiêu cực đến thái độ khai báo của bị can.
Về địa điểm hỏi cung bị can, khoản 1 Điều 131 Bộ luật tố tụng Hình sự quy định: “…Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó…”. ĐTV có thể lựa chọn địa điểm hỏi cung tại trụ sở CQĐT, tại trại tạm giam, bệnh viện hoặc nơi tiến hành các biện pháp điều tra phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể. Không nên chọn địa điểm hỏi cung là chỗ ở của bị can. Địa điểm hỏi cung phải đáp ứng được một số các yêu cầu như có kích thước vừa phải, giản dị, kín đáo, chỗ ngồi của ĐTV và bị can phải được sắp xếp hợp lý… Trong mọi trường hợp, ĐTV cần cố gắng lựa chọn địa điểm hỏi cung là nơi thuận lợi cho việc tiến hành hoạt động này như không để cho bị can có điều kiện chạy trốn, hành hung lại ĐTV, nghiêm trang, có khả năng tác động tốt tới việc thiết lập sự tiếp xúc tâm lý giữa ĐTV và bị can, không làm bị can bị phân tán tư tưởng khi hỏi cung và có khả năng giữ bí mật kết quả của hoạt động hỏi cung. Khi hỏi cung những bị can có tiền án, tiền sự, ngoan cố và lý lợm thì phòng hỏi cung cần phải được bố trí kiên cố, có canh gác, đề phòng bị can lợi dụng sơ hở trốn thoát hoặc có hành vi tiêu cực khác. Còn khi hỏi cung bị can vị thành niên thì phòng hỏi cung phải được bố trí ở nơi yên tĩnh, ít người qua lại, đơn giản, không có những đồ vật gây tâm trí tò mò hoặc gây căng thẳng hoặc nhiều kích thích khác làm ảnh hưởng tới tâm lý khai báo của bị can.
Để cuộc hỏi cung có hiệu quả, sau khi lập kế hoạch hỏi cung, ĐTV còn cần phải chuẩn bị những phương tiện kỹ thuật cần thiết cho cuộc hỏi cung như:
+ Mẫu biên bản hỏi cung bị can.
+ Giấy tờ, biên bản, bút mực.
+ Máy ghi âm, camera (trong trường hợp cần ghi âm cuộc hỏi cung).
+ Phương tiện giao thông, thông tin liên lạc.
+ Phòng hỏi cung.
+ Các phương tiện kỹ thuật cần thiết khác.
Tóm lại, trong trường hợp hỏi cung bị can nhất là trường hợp bị can không thành khẩn khai báo hoặc từ chối khai báo thì chuẩn bị hỏi cung là giai đoạn không thể thiếu. Chỉ khi có sự chuẩn bị chu đáo cho mỗi cuộc hỏi cung thì mới lựa chọn được cách thức hỏi cung phù hợp để đấu tranh với bị can nhằm nhanh chóng tìm ra sự thật của vụ án.
Trên đây là những nội dung cơ bản của giai đoạn chuẩn bị hỏi cung bị can, trong từng tình huống cụ thể những nội dung này có thể được mở rộng thêm. Để đảm bảo hiệu quả của cuộc hỏi cung, thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo công tác chuẩn bị hỏi cung như trực tiếp tham gia vào quá trình bàn bạc lập kế hoạch hỏi cung, phê duyệt bản kế hoạch hỏi cung, bố trí ĐTV hỏi cung và hỗ trợ cho cuộc hỏi cung những phương tiện kỹ thuật và nhu cầu về mặt tài chính khi cần thiết. Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra phải thực sự dân chủ, lắng nghe ý kiến của ĐTV, không được định kiến, trù ép đối với những ĐTV có những ý kiến trái ngược với mình trong quá trình bàn bạc lập kế hoạch cũng như xét duyệt bản kế hoạch hỏi cung.
1.3. Ý nghĩa của chuẩn bị hỏi cung bị can
Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra phức tạp nhưng mang lại hiệu quả cao đối với hoạt động điều tra. Là một biện pháp điều tra quan trọng, như tất cả các biện pháp điều tra khác, hỏi cung bị can cũng được tiến hành theo những trình tự, thủ tục nhất định và mỗi khâu của quá trình đó đều mang một ý nghĩa thiết thực đối với công tác điều tra. Đối với hỏi cung bị can thì chuẩn bị hỏi cung bị can mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Chuẩn bị hỏi cung bị can được hiểu như là cơ sở, là tiền đề để ĐTV lựa chọn và tiến hành các thủ thuật hỏi cung phù hợp, các phương pháp tác động đến bị can, giúp bị can có thái độ hợp tác tích cực với CQĐT trong công cuộc điều tra làm rõ sự thật của vụ án. Đối với những vụ án mà bị can là cán bộ trong ngành như Thẩm phán, Công an, Kiểm sát viên… hoặc bị can là người có tiền án, tiền sự… thì việc chuẩn bị cho cuộc hỏi cung mà đặc biệt là sự nghiên cứu kỹ về nhân thân, đặc điểm tâm lý của những bị can đó sẽ đảm bảo cho tiến trình hỏi cung được thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả.
Chuẩn bị hỏi cung bị can còn góp phần hạn chế những vi phạm pháp luật của ĐTV khi tiến hành hỏi cung. Chuẩn bị hỏi cung bị can là sự chuẩn bị về hồ sơ, tài liệu, chuẩn bị các phương pháp tác động nhằm thu thập lời khai từ bị can một cách chính xác và đầy đủ. Thực tế cho thấy, có những vụ án mà ĐTV đã không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, không thu thập thêm tài liệu có liên quan và đặc biệt là đã bỏ qua việc tìm hiểu nhân thân bị can nên khi tiến hành hỏi cung đã không giữ được bình tĩnh trước thái độ lì lợm của bị can cùng với sự nôn nóng muốn nhanh chóng tìm ra chân tướng của vụ án nên ĐTV đã có những hành động trái pháp luật như mớm cung, dụ cung hoặc bức cung để buộc bị can phải khai báo. Cuối cùng đã dẫn đến mục đích của hỏi cung bị can không đạt được, sự hợp tác của bị can không thành khẩn và tiến trình điều tra vụ án hình sự bị trì trệ, kéo dài. Như vậy, để góp phần đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của ĐTV trong hoạt động hỏi cung bị can thì chuẩn bị hỏi cung bị can là một việc làm không thể thiếu của CQĐT.
Chuẩn bị hỏi cung bị can còn là cơ sở để ĐTV có thời gian tiếp cận, thu thập và nghiên cứu được đầy đủ các tài liệu có liên quan và trên cơ sở đó lựa chọn được những tài liệu có giá trị chứng minh cao nhất để chuyển hóa thành chứng cứ xác thực, đấu tranh với bị can. Chuẩn bị hỏi cung bị can cũng là quá trình để ĐTV chuẩn bị tinh thần, tâm lý trước khi bước vào cuộc đấu trí đầy cam go, thử thách và gian nan với bị can. Đặc biệt là khi đứng trước những bị can ngoan cố, lỳ lợm, ĐTV luôn làm chủ được tình thế và giữ được phẩm chất của một cán bộ điều tra. Hơn nữa, chuẩn bị hỏi cung bị can còn giúp cho ĐTV nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc và rèn luyện khả năng, nghiệp vụ ĐTV của bản thân.
Vậy, có thể khẳng định chuẩn bị hỏi cung bị can có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với hoạt động hỏi cung bị can nói riêng và hoạt động điều tra hình sự nói chung. Việc chuẩn bị trước mỗi cuộc hỏi cung không những tạo được hiệu quả thực tế mà còn góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ của các ĐTV. Bởi một trong những đặc tính hình sự của tội phạm được thực hiện ở phương thức thực hiện tội phạm và che giấu tội phạm. Để đối phó với cán bộ điều tra trong việc lấy lời khai, bị can thường sử dụng thủ đoạn “đổ bê tông” cố thủ hoặc sử dụng các thủ đoạn trì hoãn tinh vi hơn. Đứng trước thực tế như vậy, để phát huy hơn nữa vai trò, ý nghĩa của chuẩn bị hỏi cung bị can đối với hoạt động hỏi cung bị can thì ĐTV cần phải nâng cao và hoàn thiện về kỹ năng, nghiệp vụ, tuân thủ nghiêm chỉnh quy định pháp luật về hỏi cung bị can và đảm bảo nguyên tắc pháp chế. Có như vậy, hoạt động trên mới đem lại hiệu quả cao.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHUẨN BỊ HỎI CUNG BỊ CAN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
2.1. Thực trạng chuẩn bị hỏi cung bị can
Chuẩn bị hỏi cung bị can là một khâu vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công của mỗi cuộc hỏi cung. Trong khoa học điều tra tội phạm và đặc biệt trong Pháp luật tố tụng hình sự, chuẩn bị hỏi cung bị can không được quy định cụ thể thành một khâu riêng biệt, hơn nữa cũng không được pháp luật quy định là một khâu bắt buộc trước khi tiến hành hỏi cung bị can. Tuy nhiên, đứng trước tình hình tội phạm ngày càng gia tăng và nguy hiểm hơn về thủ đoạn, tinh vi về phương thức thực hiện, các ĐTV đã ý thức được rất rõ vai trò của chuẩn bị hỏi cung bị can đối với thực tiễn hoạt động hỏi cung nói riêng và với hoạt động điều tra tội phạm nói chung.
Xuất phát từ nhận thức và trách nhiệm của người cán bộ điều tra mà công tác đấu tranh tội phạm trong thời gian qua đã đạt được những thành tích rất đáng khen ngợi. Có được kết quả đó, một phần phải kể đến vai trò của chuẩn bị hỏi cung bị can.
2.1.1. Những kết quả đạt được trong chuẩn bị hỏi cung bị can
Cùng với sự trưởng thành về mọi mặt của cơ quan Cảnh sát điều tra, hoạt động nghiên cứu và chuẩn bị mọi mặt điều kiện vật chất cũng như tinh thần cho hoạt động hỏi cung bị can ngày càng có nhiều tiến bộ. Kết quả đáng khích lệ của hoạt động trên đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng của quá trình hỏi cung bị can trên thực tế. Phân tích thực trạng chuẩn bị hỏi cung bị can trong thời gian qua có thể thấy những kết quả mà hoạt động đó mang lại là rất lớn, cụ thể:
Thứ nhất, trong đấu tranh lấy lời khai của bị can, đa số các ĐTV đều nhận thực rất đúng đắn về tầm quan trọng của chuẩn bị hỏi cung bị can đối với việc thu thập lời khai từ bị can. Theo kết quả khảo sát, khi được hỏi về ý nghĩa của việc nghiên cứu để nắm vững và sử dụng đặc điểm nhân thân bị can vào hoạt động hỏi cung bị can, 196/298 ĐTV (chiếm 65,7%) cho là rất quan trọng; 102/298 ĐTV (chiếm 34,23%) cho là quan trọng và không có ĐTV nào cho rằng hoạt động này là ít quan trọng hoặc không quan trọng. Xem: Bùi Kiên Điện: Nghiên cứu, sử dụng đặc điểm nhân thân bị can trong hoạt động điều tra hình sự - Tr119.
. Do nhận thức đúng đắn về vai trò của việc nghiên cứu kỹ đặc điểm nhân thân bị can đối với hiệu quả của hỏi cung bị can nên trong hoạt động thực tế của mình phần lớn các ĐTV đã dành sự quan tâm thỏa đáng để nghiên cứu và thực hiện nó.
Điển hình trong vụ án Nguyễn Minh Thuận ở Bình Giã - Tân Bình - Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2000, nhờ nghiên cứu kỹ đặc điểm nhân thân của Thuận mà các ĐTV tham gia hỏi cung đã buộc Thuận phải thành thật khai nhận hành vi tội ác của mình sau 83 ngày nín lặng. Ngày 19 và 22/1/2000, Thuận đã dùng cây ma trắc đập chết em và cha ruột của mình là Nguyễn Minh Hòa và Nguyễn Thiếp. Vụ án gây xôn xao dư luận trong hàng vạn người trên cả nước. Khi bị bắt, Thuận rất ngoan cố, 83 ngày liền không chịu khai báo về hành vi phạm tội vô cùng dã man của mình. Trước tình hình đó, đồng chí Phó trưởng phòng PC16 đã chỉ đạo, yêu cầu các ĐTV dày dạn kinh nghiệm, từng điều tra nhiều vụ án nghiêm trọng và phức tạp phải nghiên cứu và nắm thật chắc về nhân thân cùng các mối quan hệ anh em, bạn bè, tình cảm trai gái của Thuận để từ đó phát hiện được những chi tiết dẫn đến nguyên nhân phạm tội của hắn. Bằng các biện pháp nghiệp vụ đặc biệt, ĐTV phát hiện Thuận là người có quan hệ tình cảm lăng nhăng, bừa bãi, vụ lợi với nhiều loại người khác nhau. Đồng thời, ĐTV cũng hiểu khá rõ về cuộc sống, bản chất của con người hắn, nắm được động cơ không muốn thành khẩn khai báo về hành vi giết người của y là: trong lúc nóng giận đột xuất có lỡ đánh chết em thì bà con dòng họ, dư luận đời thường có thể chấp nhận được dù sau đó có phải chịu một bản án khắt khe nhất, nặng nề nhất, chứ với tội giết cha, giết mẹ thì chẳng còn gì để nói. Khi đã nắm vững nhân thân của Thuận, nhất là diễn biến tâm lý của hắn, ĐTV luôn đối xử với Thuận rất nhẹ nhàng, tử tế, thậm chí đáp ứng một số yêu cầu và nhu cầu riêng của y trong điều kiện có thể. Sau 83 ngày đấu tranh bằng tình cảm, dấu hiệu của sự thật tâm hối hận đã thể hiện rõ trong y, đến ngày 10/4/2000 Thuận bất ngờ nói với đồng chí ĐTV đã làm việc với Thuận suốt 83 đêm: “Tôi sẽ khai hết. Tôi xin thề độc là tôi sẽ khai đúng sự thật…”. Như vậy, do thu thập đầy đủ đặc điểm nhân thân của bị can và hiểu rõ bản chất con người của bị can, các ĐTV đã tìm được cách tiếp cận phù hợp đã buộc bị can khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình và đã kết thúc vụ án vô cùng khó khăn này. Xem:Kiều phong “83 ngày nín lặng, Nguyễn Minh Thuận đã khai nhận hành vi phạm tội”, Báo CA Thành phố Hồ Chí Minh, số 834.
.
Thứ hai, phần lớn ĐTV đều nghiên cứu, nắm vững về diễn biến tâm lý phạm tội của bị can trước khi tiến hành hỏi cung bị can cụ thể. Đứng trước sự tăng trưởng của kinh tế đất nước là sự tỷ lệ thuận về tình trạng tội phạm nguy hiểm. Đặc biệt với các đối tượng phạm tội ma túy được che chở bởi các thế lực quan trọng trong cơ quan Nhà nước, chúng ngang nhiên lộng hành, tác oai, tác quái với các thủ đoạn dã man và hết sức tinh vi. Với các đối tượng này bắt chúng đã khó, việc hỏi cung lấy lời khai lại càng khó hơn. Nhưng với sự nghiên cứu thật sâu, nắm thật vững về diễn biến tâm lý phạm tội của chúng, đồng thời với sự mưu trí, kiên trì của những ĐTV dày dạn kinh nghiệm, cuối cùng chúng cũng phải cúi đầu nhận tội. Chẳng hạn, trong vụ buôn bán ma túy liên tỉnh lớn nhất từ trước đến nay do Nguyễn Văn Quyết và Nguyễn Văn Tám cầm đầu. Những ngày đầu bị bắt, Quyết lỳ lợm, lặng câm như đá bởi hắn biết nếu khai báo thành khẩn là cầm chắc bản án tử hình. Để có thể bắt hắn mở miệng khai nhận về hành vi phạm tội của mình và đồng bọn, các ĐTV với kinh nghiệm của một ĐTV công tác nhiều năm trong nghề đã tập trung nghiên cứu và phân tích diễn biến tâm lý của Quyết. Hiểu được bản chất tâm lý và động cơ không chịu khai báo của y, ĐTV đã áp d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn bị hỏi cung bị can.doc