Khóa luận Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa thuận trọng tài đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại tại Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI 3

1.1 Khái quát chung về trọng tài thương mại 3

1.1.1. Khái niệm trọng tài thương mại 3

1.1.2 Ưu điểm và hạn chế của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại 8

1.2 Khái quát chung về thoả thuận trọng tài thương mại 10

1.2.1. Khái niệm , đặc điểm của thỏa thuận trọng tài 10

1.2.1. Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại 15

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỎA THUẬN TRỌNG TÀI TRÊN THỰC TẾ Ở VIỆT NAM 17

2.1. Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài 17

2.1.1. Hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài 17

2.1.2. Những quy định cụ thể liên quan đến thỏa thuận trọng tài thương mại 18

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam 31

2.2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam thông qua một số vụ việc điển hình 31

2.2.2. Một số đánh giá và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn áp dụng các quy định của thỏa thuận trọng tài 35

CHƯƠNG III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI Ở VIỆT NAM 41

3.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về thoả thuận trọng tài ở Việt Nam 41

3.1.1. Về định nghĩa thỏa thuận trọng tài 41

3.1.2. Về hình thức của thoả thuận trọng tài 41

3.1.3. Về quan hệ giữa hiệu lực của điều khoản trọng tài với hiệu lực của hợp đồng liên quan 43

3.1.4. Về thỏa thuận trọng tài vô hiệu do không xác định rõ tên tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết 44

3.1.5. Về nguyên tắc “thẩm quyền của thẩm quyền” 44

3.1.6. Về thỏa thuận trọng tài không thực hiện hoặc không thể thực hiện được 45

3.1.7. Về luật điều chỉnh đối với thỏa thuận trọng tài 46

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thỏa thuận trọng tài trong thực tiễn ở Việt Nam 47

3.2.1. Thỏa thuận trọng tài đơn giản và chính xác 47

3.2.2. Lựa chọn hình thức trọng tài phù hợp 47

3.2.3. Lựa chọn Địa điểm tiến hành trọng tài 48

3.2.4. Lựa chọn Luật áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp 48

3.2.5. Sử dụng ngôn ngữ trọng tài 49

3.2.6. Sử dụng các điều khoản trọng tài mẫu 50

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11201 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa thuận trọng tài đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h chấp ngoài hợp đồng thì việc ghi nhận một cách rõ ràng về thẩm quyền của người ký kết thỏa thuận trọng tài lại càng có ý nghĩa. Hai là, trong trường hợp thỏa thuận trọng tài là một điều khoản của hợp đồng, khi có tranh chấp, các bên đưa ra giải quyết tại trọng tài và trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp theo thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài phát hiện ra hợp đồng mà các bên giao kết và cả điều khoản trọng tài chứa đựng trong đó đều vô hiệu thì một vấn đề đặt ra là: khi đó trọng tài sẽ không có quyền tuyên hợp đồng vô hiệu nhưng trọng tài có được quyền tuyên thỏa thuận trọng tài vô hiệu để làm căn cứ từ chối thụ lý vụ tranh chấp hay không? Đây là trường hợp phát sinh trong thực tiễn mà hiện nay chưa có một quy định pháp luật nào điều chỉnh một cách cụ thể. Ba là, trường hợp thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận cách thức giải quyết tranh chấp đối với một hợp đồng cụ thể, hợp đồng đó về bản chất là vô hiệu, nhưng thỏa thuận trọng tài lại không vô hiệu, vấn đề đặt ra là các bên tranh chấp có hay không quyền được yêu cầu trọng tài giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng vô hiệu. Nếu trọng tài không có thẩm quyền xem xét vấn đề này khi các bên yêu cầu thì việc khẳng định sự tồn tại độc lập của thỏa thuận trọng tài với hiệu lực của hợp đồng đi kèm với nó không có nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, nếu các bên không được quyền yêu cầu trọng tài giải quyết mà vẫn giữ nguyên tính hiệu lực của thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài có thể sẽ là nguyên nhân cản trở các bên yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc. Như vậy, pháp luật trọng tài cần có một giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề đặt ra trong trường hợp trên. Quy định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu Vấn đề thỏa thuận trọng tài đóng một vai trò quan trọng mang tính quyết định đối với sự tồn tại của phương thức trọng tài. Các mâu thuẫn phát sinh trong hoạt động thương mại không thể được giải quyết bằng trọng tài nếu như thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Dấu hiệu và cách thức giải quyết thỏa thuận trọng tài vô hiệu được quy định trong pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam, tại Điều 10 PLTTTM 2003 có quy định cụ thể các trường hợp vô hiệu của thỏa thuận trọng tài như sau: Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại Pháp luật luôn tôn trọng sự tự do thỏa hiệp giữa các bên về việc đưa tranh chấp trong quan hệ thương mại ra giải quyết bằng trọng tài. Tuy nhiên, dù giữa các bên có tồn tại thỏa thuận trọng tài xuất phát từ sự tự do thỏa thuận nhưng tranh chấp giữa họ không thuộc phạm vi hoạt động thương mại thì thỏa thuận trọng tài cũng vô hiệu và dẫn đến hậu quả là trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Vấn đề thỏa thuận trọng tài vô hiệu do “ tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại” được quy định tại Khoản 1, Điều 10 PLTTTM 2003. Để có cách hiểu thống nhất về khái niệm hoạt động thương mại, tại Khoản 3, Điều 2 PLTTTM 2003 đã quy định các hoạt động thương mại như sau: “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại diện đại lý thương mại, ký gửi, thuê, cho thuê, thăm dò, khai thác, vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”. Khái niệm hoạt động thương mại đã bao quát được gần như toàn bộ các tranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh tế hiện nay. Thỏa thuận trọng tài vi phạm các quy định về hình thức Pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định thỏa thuận trọng tài phải được thể hiện bằng văn bản. Nghĩa là thỏa thuận trọng tài có giá trị chứng cứ xác định ý chí của các bên khi muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Các hình thức khác của thỏa thuận trọng tài như lời nói hay hành vi đều dẫn tới hậu quả pháp lý là thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức được thể hiện tại Khoản 5, Điều 10 PLTTTM 2003. Người ký kết thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật. Theo Khoản 2, Điều 10 PLTTTM 2003 thì người không có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài được hiểu là người không có quyền theo luật định để ký kết thỏa thuận trọng tài, ví dụ như người không được ủy quyền hợp pháp, người được ủy quyền vượt quá phạm vi ủy quyền... Tuy nhiên, không phải trường hợp nào thỏa thuận trọng tài cũng vô hiệu do được ký kết bởi người không có thẩm quyền. Theo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC số 05/2003/NQ-HĐTP ngày 31/7/2003 hướng dẫn thi hành một số quy định của PLTTTM 2003 quy định: Đối với trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 10 PLTTTM 2003 về nguyên tắc chung nếu người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật thì thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu. Tuy nhiên, khi phát sinh tranh chấp mà một bên có yêu cầu tòa án giải quyết thì tòa án yêu cầu người có thẩm quyền ký kết thoả thuận trọng tài cho biết ý kiến bằng văn bản có chấp nhận thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền ký kết trước đó hay không. Nếu họ chấp nhận thì trong trường hợp này thỏa thuận trọng tài không vô hiệu và vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài theo thủ tục chung. Quy định này của pháp luật thể hiện sự linh hoạt mềm đối với hoạt động tố tụng trọng tài. Việc chủ thể hợp pháp cho biết ý kiến bằng văn bản chấp nhận thỏa thuận trọng tài như một sự ủy quyền hợp pháp cho chủ thể không có thẩm quyền ký kết, qua đó đảm bảo ý muốn giải quyết tranh chấp của chủ thể hợp pháp. Một bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Thỏa thuận trọng tài là sự tự do thỏa thuận của các bên về việc đưa tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài, nó là sự thể hiện ý chí của các bên trên cơ sở tự nguyện. Chính vì vậy, chỉ có những chủ thể có đủ năng lực năng lực hành vi dân sự mới thể hiện ý chí của mình cụ thể và chính xác nhất. Năng lực hành vi dân sự là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Việc các chủ thể ký kết không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ dẫn đến sự vô hiệu của thỏa thuận trọng tài theo quy định tại Khoản 3, Điều 10 PLTTTM 2003. Đối với chủ thể ký kết thỏa thuận trọng tài là các cá nhân, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Do đó, để chứng minh người ký thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì phải có giấy tờ tài liệu chứng minh ngày tháng năm sinh hoặc kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đối với chủ thể ký kết thỏa thuận trọng tài là pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình...do đặc trưng việc tham gia vào quan hệ pháp luật của các chủ thể này phải thông qua người đại diện hợp pháp nên khi xem xét năng lực hành vi dân sự của các chủ thể này phải căn cứ vào năng lực hành vi dân sự của người đại diện hợp pháp. Nếu người đại diện không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì thỏa thuận trọng tài sẽ bị vô hiệu. Thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thỏa thuận bổ sung. Thực tiễn hiện nay, còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại chưa đánh giá đúng vai trò của thỏa thuận trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng nên trong quá trình soạn thảo thỏa thuận trọng tài còn nhiều khiếm khuyết dẫn đến những tranh chấp không đáng có về chính thỏa thuận trọng tài. Cụ thể ở đây là sự thiếu chặt chẽ, rõ ràng như không quy định rõ đối tượng tranh chấp, hình thức trọng tài hay tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết...Những khiếm khuyết này có thể bị lợi dụng làm căn cứ để biến thỏa thuận trọng tài thành vô hiệu, làm sai lệch ý chí ban đầu của các bên trong quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, PLTTTM 2003 đã có một quy định rất mềm dẻo để khắc phục tình trạng trên thông qua việc quy định các bên có quyền bổ sung thỏa thuận trọng tài nếu phát hiện thấy khiếm khuyết. Nếu sau đó các bên không có sự bổ sung kịp thời thì thỏa thuận trọng tài sẽ trở nên vô hiệu (Khoản 4, Điều 10 PLTTTM). Quy định này nhằm bảo vệ ý nguyện của các bên đưa tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài mặc dù thỏa thuận trọng tài có những khiếm khuyết nhất định, thể hiện sự chặt chẽ nhưng linh hoạt cần thiết của Pháp lệnh trọng tài thương mại. Bên ký kết thỏa thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe dọa và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Thỏa thuận trọng tài là hòn đá tảng của tố tụng trọng tài. Thỏa thuận trọng tài là kết quả của sự thống nhất ý chí giữa các bên dựa trên nguyên tắc tự do, bình đẳng. Sự thống nhất ý chí ấy không thể bị ràng buộc, tác động hay áp đặt bởi pháp luật hay bất kỳ cá nhân, tổ chức, cơ quan nào. Chính vì thế sự lừa dối, đe dọa giữa các bên tham gia ký kết thỏa thuận trọng tài là những hành động đi ngược lại với nguyên tắc tự do thỏa thuận và hệ quả tất yếu sẽ dẫn tới thỏa thuận trọng tài vô hiệu. PLTTTM 2003 có quy định vấn đề vô hiệu do bên ký kết bị lừa gạt, đe dọa tại Khoản 6, Điều 10 và kèm theo một số quy định về thời hạn yêu cầu thỏa thuận trọng tài vô hiệu như sau: “ Thời hiệu yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu là sáu tháng, kể từ ngày ký kết thỏa thuận trọng tài, nhưng phải trước ngày Hội đồng trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp quy định tại Điều 30 của pháp lệnh này ”. Như vậy, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên ký kết bị lừa gạt, đe dọa, pháp luật đã trao cho họ quyền yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Tuy nhiên, nếu trong khoảng thời gian 6 tháng, kể từ ngày ký kết thỏa thuận trọng tài, bên ký kết bị lừa gạt, đe dọa không có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì thỏa thuận ấy sẽ mặc nhiên sẽ không vô hiệu. Trường hợp bên ký kết bị lừa gạt, đe dọa đưa ra yêu cầu sau khi Hội đồng trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp cũng không được công nhận. Điều này nhằm tránh phức tạp, rắc rối có thể xảy ra gây khó khăn, chậm trễ cho quá trình trọng tài. Liên quan đến vấn đề thỏa thuận trọng tài vô hiệu, hiện nay khi Nhà nước tiến hành sửa đổi PLTTTM 2003 đối với trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu quy định tại Khoản 4 Điều 10 PLTTTM 2003 do: “không xác định rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp”, có một số ý kiến cho rằng không cần thiết phải buộc các bên chỉ rõ tên trung tâm trọng tài (đối với trọng tài quy chế) trong thỏa thuận của mình. Như vậy, quy định theo hướng này sẽ cho phép các bên tranh chấp có thể đưa ra một thỏa thuận trọng tài chung chung, thậm chí một thỏa thuận trọng tài kiểu như: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết tại trọng tài ” cũng được coi là một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và làm phát sinh thẩm quyền giải quyết tranh chấp của một Trung tâm trọng tài cụ thể hoặc một Hội đồng trọng tài vụ việc do các bên lựa chọn. Theo tôi, quy định theo hướng như trên là không hợp lý. Trọng tài là một cơ quan tài phán tư, một tổ chức phi Chính phủ được các bên tranh chấp cùng nhau lựa chọn, vì vậy, việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài không phụ thuộc vào cấp xét xử, lãnh thổ hay sự lựa chọn của nguyên đơn. Thẩm quyền của trọng tài chỉ phụ thuộc vào tính chất của tranh chấp và quan trọng là thỏa thuận trọng tài của các bên. Chính vì thế, nội dung của thỏa thuận trọng tài phải đưa ra được: một là, hình thức trọng tài (quy chế hay vụ việc) mà các bên lựa chọn; hai là, nếu lựa chọn hình thức trọng tài quy chế thì Trung tâm Trọng tài nào sẽ là Trung tâm Trọng tài được các bên lựa chọn. Ở đây, Trung tâm Trọng tài phải được chỉ đích danh, nếu không, một trong các bên sẽ phủ nhận sự lựa chọn của bên kia một khi đã xảy ra tranh chấp. Hơn nữa, trong trường hợp đã có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực mà các bên không lựa chọn được Trung tâm Trọng tài cụ thể để giải quyết thì các bên cũng mất quyền khởi kiện tại Tòa án. Theo quan điểm của tôi, việc pháp luật về trọng tài yêu cầu các bên phải thỏa thuận rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại hay phải thoả thuận bổ sung để xác định tên tổ chức trọng tài cụ thể là điều cần thiết, vì hiện tại ở Việt Nam có 7 trung tâm trọng tài thương mại gồm: Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC); Trung tâm trọng tài Hà Nội; Trung tâm trọng tài Viễn Đông; Trung tâm trọng tài Thương mại Quốc tế Á Châu; Trung tâm trọng tài Thái Bình Dương; Trung tâm trọng tài Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm trọng tài Thương mại Cần Thơ. Nếu không thoả thuận rõ tên tổ chức trọng tài nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên thì khi tranh chấp xảy ra, dựa vào thoả thuận trọng tài sẽ không xác định được Trung tâm trọng tài nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, khi Trung tâm trọng tài được dẫn chiếu đích danh trong thỏa thuận từ chối thụ lý vụ việc thì thỏa thuận trọng tài giữa các bên coi như hết hiệu lực pháp luật nếu như các bên không có thỏa thuận thay thế, và như vậy, các bên được phát sinh quyền khởi kiện tại Tòa án. Hiện nay pháp luật không cấm các Trung tâm trọng tài được các bên lựa chọn từ chối thụ lý giải quyết vụ việc. Mặc dù các Trung tâm trọng tài được xác định là không hoạt động vì mục đích lợi nhuận, nhưng vẫn nằm ngoài hệ thống các cơ quan xét xử mang quyền lực Nhà nước, vì vậy các Trung tâm này có quyền từ chối thụ lý vụ án tranh chấp. Bởi thế, sự từ chối này của một Trung tâm được chỉ đích danh trong thỏa thuận trọng tài là cơ sở chấm dứt hiệu lực của thỏa thuận trọng tài đó. Nếu không bắt buộc các bên ghi rõ Trung tâm trọng tài được lựa chọn là Trung tâm nào thì trên thực tế sẽ xảy ra trường hợp vụ việc không được thụ lý bởi trọng tài mà hiệu lực của thỏa thuận trọng tài vẫn còn, khiến các bên không thể đưa vụ việc ra giải quyết tại Tòa án. Quy định về nguyên tắc “thẩm quyền của thẩm quyền” Nguyên tắc “thẩm quyền của thẩm quyền”- “competence of competence” là một nguyên tắc quan trọng trong tố tụng trong tài, ý nghĩa của nguyên tắc này là Hội đồng Trọng tài có quyền xem xét, xác định thẩm quyền của chính mình, về sự tồn tại hoặc hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Tại PLTTTM 2003 nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 11 và Điều 30 như sau: Thứ nhất, tại Điều 11 quy định: “Điều khoản trọng tài tồn tại độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài”. Như vậy, PLTTTM 2003 đã đưa ra một nguyên tắc rất quan trọng, đảm bảo mọi tranh chấp phát sinh đều được giải quyết kể cả khi hợp đồng vô hiệu. Khác với tòa án, cơ quan có thẩm quyền đương nhiên để giải quyết tranh chấp nếu các bên tranh chấp không có thỏa thuận khác, Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp nếu được các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, với việc lựa chọn trọng tài, các bên đã loại trừ sự can thiệp của tòa án. Do đó, việc xác định điều khoản trọng tài độc lập với hợp đồng có ý nghĩa quan trọng, bởi vì đây là cơ sở duy nhất để Hội đồng Trọng tài được thành lập xem xét và quyết định hợp đồng có hiệu lực hay không. Thứ hai, tại Điều 30 quy định : “Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, nếu có đơn khiếu nại của một bên về việc Hội đồng Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp; vụ tranh chấp không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu, Hội đồng Trọng tài phải xem xét, quyết định với sự có mặt của các bên, trừ trường hợp các bên có yêu cầu khác...”. Mục đích của nguyên tắc này chính là đảm bảo các tranh chấp đều được xem xét và giải quyết. Nếu công nhận hợp đồng vô hiệu mặc nhiên kéo theo điều khoản trọng tài vô hiệu và dẫn đến Hội đồng Trọng tài không thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp thì vụ tranh chấp sẽ không được giải quyết. Tuy nhiên, quy định trong PLTTTM 2003 vẫn chưa thể hiện được một cách tuyệt đối nguyên tắc “thẩm quyền của thẩm quyền”, quy định hiện hành mới dừng lại ở chỗ Hội đồng trọng tài chỉ có quyền xem xét, xác định về thẩm quyền của chính mình, về sự tồn tại hoặc hiệu lực của thỏa thuận trọng tài khi có đơn khiếu nại về chúng. Còn khi không có đơn khiếu nại thì Hội đồng trọng tài có hay không quyền xem xét các vấn đề trên lại chưa được ghi nhận cụ thể trong pháp luật trọng tài. Quy định về thỏa thuận trọng tài không thực hiện được hoặc không thể thực hiện được PLTTTM 2003 đã bỏ sót một quy định rất cơ bản là vấn đề “thỏa thuận trọng tài không thực hiện được hoặc không thể thực hiện được”. Trong thực tế, có rất nhiều điều khoản trọng tài có hiệu lực theo quy định của pháp luật, đáp ứng các điều kiện như: phạm vi tranh chấp thuộc thẩm quyền của Trọng tài; người ký Thỏa thuận trọng tài có đủ thẩm quyền, đủ năng lực hành vi, quy định rõ đối tượng tranh chấp và tổ chức trọng tài có thẩm quyền nhưng vẫn không thể giải quyết được bằng Trọng tài. Ví dụ, có một số điều khoản trọng tài quy định như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết trước tiên tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam sau đó sẽ được giải quyết chung thẩm tại Tòa án”; hoặc “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc có liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ”; hoặc “Tranh chấp nếu có sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam và Tòa án Trọng tài Quốc tế ICC” v.v… Theo quy định của PLTTTM 2003, các điều khoản trọng tài nêu trên không thuộc trường hợp vô hiệu vì đã chỉ rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp. Tuy nhiên, những điều khoản trọng tài này không thể thực hiện được trong thực tiễn bởi thỏa thuận có sự mâu thuẫn giữa tổ chức trọng tài và quy tắc tố tụng được lựa chọn; các bên không thừa nhận tính chung thẩm của phán quyết trọng tài...v.v. Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn tới điều khoản trọng tài không thực hiện được hoặc không thể thực hiện được còn xuất phát từ một lý do khách quan là trọng tài được lựa chọn lại từ chối thụ lý giải quyết tranh chấp. Đó là trường hợp thỏa thuận trọng tài đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực, làm phát sinh thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài, nhưng vì một lý do chủ quan nào đó trọng tài đã từ chối thụ lý giải quyết tranh chấp. Ví dụ như: các bên thỏa thuận lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp là trọng tài vụ việc, lựa chọn đích danh một trọng tài viên duy nhất. Nhưng trọng tài viên đó lại từ chối giải quyết tranh chấp do không có đủ kiến thức chuyên môn đối với loại tranh chấp này. Hiện nay, pháp luật không cấm trọng tài được các bên lựa chọn từ chối thụ lý giải quyết tranh chấp. Mặc dù trọng tài được xác định là không hoạt động vì mục đích lợi nhuận, nhưng vẫn nằm ngoài hệ thống các cơ quan xét xử mang quyền lực Nhà nước, vì vậy trọng tài có quyền từ chối thụ lý vụ án tranh chấp. Vậy nên, khi bị trọng tài từ chối giải quyết tranh chấp thì thỏa thuận trọng tài cũng không thể thực hiện được. Vậy với những thỏa thuận trọng tài không thực hiện được hoặc không thể thực hiện được thì các bên sẽ đưa tranh chấp ra cơ quan nào để giải quyết? Nếu đưa tranh chấp ra các Trung tâm trọng tài thì họ hoàn toàn có thể từ chối thụ lý vì không thể thực hiện được. Còn nếu đưa ra Tòa án thì Tòa án cũng sẽ từ chối vì Điều 5 PLTTTM 2003 quy định “trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện ra Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu”. Như vậy, PLTTTM 2003 mới chỉ giải quyết vấn đề thỏa thuận trọng tài vô hiệu, chưa giải quyết vấn đề thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được. Do đó, sẽ có nhiều vụ tranh chấp phát sinh nhưng không được cơ quan nào giải quyết. Vấn đề này nếu không được điều chỉnh kịp thời sẽ tạo ra hậu quả xấu làm giảm tính hấp dẫn của Trọng tài. Quy định về luật điều chỉnh đối với thỏa thuận trọng tài Hiện nay pháp luật Việt Nam cũng chưa có quy định về vấn đề luật áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài. Vấn đề này liên quan trước hết đến việc xác định hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Điều đầu tiên phải khẳng định là thỏa thuận trọng tài phải tuân thủ luật của nước áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài (dù là một điều khoản trọng tài hay một thỏa ước trọng tài). Nhìn chung, trong trường hợp này Hội đồng trọng tài đều tôn trọng luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài do các bên thống nhất lựa chọn để từ đó xác định tính hợp pháp của thỏa thuận trọng tài. Nguyên tắc thỏa thuận trọng tài độc lập cho phép các bên có quyền thỏa thuận một luật riêng để điều chỉnh thỏa thuận trọng tài mà không phải dựa vào luật điều chỉnh nội dung hợp đồng. Nếu muốn một luật riêng như vậy, họ cần thỏa thuận rõ về việc áp dụng luật đó trong hợp đồng hoặc một văn bản riêng. Tuy nhiên, trên thực tế, hiếm khi các bên thỏa thuận áp dụng luật riêng cho thỏa thuận trọng tài mà mặc nhiên sử dụng ngay luật điều chỉnh nội dung hợp đồng (thường được thỏa thuận dưới dạng một điều khoản hợp đồng). Vấn đề đặt ra là nếu các bên đã không có bất kỳ sự thỏa thuận chọn luật nào như vậy thì luật sẽ được áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài là luật hợp đồng, luật nơi tiến hành trọng tài, hay luật của nơi thi hành quyết định trọng tài? Như vậy, pháp luật trọng tài cần có một quy định riêng, cụ thể về luật điều chỉnh đối với thỏa thuận trọng tài. 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam 2.2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam thông qua một số vụ việc điển hình Với việc lựa chọn phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin và phương pháp thu thập thông tin để giải quyết những vấn đề đặt ra làm kim chỉ nam cho quá trình nghiên cứu đề tài, vậy nên khi tìm hiểu về thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam, tôi xin đưa ra một số vụ việc điển hình trên thực tế, qua đó có cái nhìn khái quát, sinh động và có cơ sở về vấn đề này. Vụ việc thứ nhất . : Một công ty Đài Loan và chi nhánh của một công ty kinh doanh hải sản có trụ sở tại Bà Rịa - Vũng Tàu ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Hai bên đã thỏa thuận và đưa ra điều khoản trọng tài: “nếu có tranh chấp sẽ nhờ trọng tài Việt Nam giải quyết”. Khi tranh chấp xảy ra, một bên đã gửi đơn khiếu kiện lên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) yêu cầu giải quyết tranh chấp. Nhưng VIAC đã phải từ chối giải quyết tranh chấp vì trong điều khoản trọng tài việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp, tên của tổ chức trọng tài đã không được thể hiện cụ thể mà chỉ ghi nhận một cách chung chung. Thỏa thuận trên không đủ cơ sở để xác định thẩm quyền giải quyền giải quyết tranh chấp cho VIAC vì ở Việt Nam hiện nay ngoài Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam còn có sáu Trung tâm Trọng tài khác là: Trung tâm Trọng tài Thương mại Hà Nội, Trung tâm Trọng tài Thương mại Tp.HCM, Trung tâm Trọng tài Thương mại Cần Thơ và Trung tâm Trọng tài Thương mại Á Châu, Trung tâm trọng tài Viễn Đông và Trung tâm trọng tài Thái Bình Dương. Sau khi xảy ra tranh chấp hai bên lại không có thỏa thuận bổ sung nên theo Khoản 4, Điều 10 PLTTTM 2003 thì thỏa thuận trọng tài trên bị vô hiệu. Do mất nhiều thời gian để nhờ tòa án phân xử, cuối cùng vụ việc được đưa ra Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giải quyết nhưng cũng bị đình chỉ vì đã quá thời hiệu khởi kiện. b.Vụ việc thứ hai (Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn) : Vụ việc điển hình thứ hai liên quan tới thỏa thuận trọng tài đó là vụ việc giữa Công ty Dâu tơ tằm Việt Nam (Viseri) và Công ty Kyunggi Silk (Hàn Quốc). Hai công ty ký đã hợp đồng trao đổi hàng hóa, nhưng khi ký hợp đồng ,Viseri do không hiểu luật và đánh giá đúng tầm quan trọng của thỏa thuận trọng tài nên đã không chú trọng đến việc: chọn luật, chọn trọng tài, chọn nơi giải quyết tranh chấp (nếu xảy ra). Sau đó, tranh chấp được đưa ra trọng tài Geneva ( Thụy Sỹ) giải quyết. Phán quyết của trọng tài Geneva ngày 4/4/2001 buộc Viseri thanh toán cho Kyunggi khoản tiền gần 425.900 USD với lãi suất 7,5%/năm (trong đó gần 21.000 USD tính lãi từ tháng 10/1992, hơn 405.000 USD tính lãi từ giữa tháng 3/1994). Và mức lãi suất này tăng lên 11,5%/năm kể từ 9/1999. Kèm theo đó, Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam phải thanh toán gần 40.000 USD tiền phí trọng tài. Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã công nhận phán quyết trọng tài tại phiên tòa xét xử ngày 18/12/2001. Tại phiên tòa, Viseri đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lại nội dung vụ việc, với lý do công ty không hiểu pháp luật mà họ lựa chọn giải quyết tranh chấp, không hiểu hết những gì mà trọng tài quốc tế yêu cầu họ cung cấp trong quá trình tố tụng... Tuy nhiên, phạm vi phiên tòa chỉ xét việc công nhận phán quyết của trọng tài chứ không xem lại nội dung vụ việc, nên yêu cầu của Viseri không được tòa chấp nhận. Hội đồng xét xử cho rằng phán quyết của Geneva phù hợp với thông lệ quốc tế, với Luật Thương mại Việt Nam, với Pháp lệnh Thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam... nên được công nhận thi hành tại Việt Nam. Nguyên nhân thua kiện của Viseri bê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa thuận trọng tài đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại tại Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan