MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUY ĐỊNH 3
VỀ KÝ KẾT, GIA NHẬP VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 3
1. Một số vấn đề cơ bản về luật điều ước quốc tế 3
1.1. Khái niệm điều ước quốc tế 3
1.1.1. Về định nghĩa ĐƯQT 3
1.1.2. Về cơ cấu ĐƯQT 6
1.1.3. Về phân loại và ngôn ngữ điều ước quốc tế 7
1.1.4. Hiệu lực của ĐƯQT 8
1.1.5. Về tên gọi của ĐƯQT 10
1.2. Khái niệm luật ĐƯQT 11
1.2.1. Về định nghĩa luật ĐƯQT 11
1.2.2. Về nguyên tắc cơ bản của luật ĐƯQT 12
1.2.3. Nguồn của luật ĐƯQT 13
1.3. Về các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ ký kết và thực hiện ĐƯQT 14
1.3.1. Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong quá trình ký kết ĐƯQT 14
1.3.2. Nguyên tắc ĐƯQT phải có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế 15
1.3.3. Nguyên tắc pasta sunt servanda 15
2. Sơ lược quá trình phát triển của các quy định về ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT trong pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay 16
2.1. Từ năm 1945 đến trước đổi mới năm 1986 16
2.1. Giai đoạn từ sau đổi mới 1986 đến nay 17
CHƯƠNG II 21
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÍ CƠ BẢN CỦA VIỆT NAM VỀ KÝ KẾT, 21
GIA NHẬP VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ HIỆN HÀNH 21
1. Vấn đề ký kết, gia nhập ĐƯQT 21
1.1. Về thẩm quyền ký kết, gia nhập ĐƯQT 21
1.2. Quy định về vấn đề hình thành văn bản điều ước 22
1.2.1. Về việc đề xuất đàm phán 23
1.2.2. Về thẩm định ĐƯQT 23
1.2.3. Về đàm phán ĐƯQT 24
1.3. Các qui định về hành vi xác nhận sự ràng buộc đối với một ĐƯQT 25
1.3.1. Về ký ĐƯQT 25
1.3.2. Về hành vi phê chuẩn ĐƯQT 26
1.3.3. Về hành vi phê duyệt ĐƯQT 27
1.3.4. Về trao đổi văn kiện tạo thành ĐƯQT 28
1.3.5. Về gia nhập ĐƯQT 28
1.3.6. Về hiệu lực, áp dụng tạm thời toàn bộ hoặc một phần ĐƯQT 30
1.3.7. Về lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, công bố, đăng kí ĐƯQT 31
2. Về các quy định pháp lý cơ bản về thực hiện ĐƯQT 32
2.1. Về kế hoặch thực hiện ĐƯQT 32
2.2. Về hoạt động giải thích ĐƯQT 32
2.3. Pháp luật Việt Nam cũng dự liệu và điều chỉnh những tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện ĐƯQT 34
2.4. Mối quan hệ giữa ĐƯQT và luật quốc gia 35
CHƯƠNG III 37
SỰ TƯƠNG THÍCH GIỮA LUẬT KÝ KẾT, GIA NHẬP VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 2005 VỚI CÔNG ƯỚC VIÊN 1969. THỰC TRẠNG KÝ KẾT, THỰC HIỆN VÀ MỘT VÀI KIẾN NGHỊ NHẰM 37
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 37
1. Những điểm mới của luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 2005 37
1.1. Những quy định chung 37
1.1.1. Về phạm vi áp dụng 37
1.1.2. Về giải thích từ ngữ 37
1.1.3. Về mối quan hệ giữa ĐƯQT và văn bản quy phạm pháp luật trong nước 38
1.2. Về ký kết ĐƯQT 39
1.3. Về gia nhập ĐƯQT nhiều bên 39
1.4. Về bảo lưu ĐƯQT; hiệu lực áp dụng tạm thời toàn bộ hoặc một phần ĐƯQT, lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, công bố, đăng kí ĐƯQT 40
1.4.1. Về bảo lưu ĐƯQT 40
1.4.2. Về hiệu lực, áp dụng tạm thời toàn bộ hay một phần ĐƯQT 40
1.5. Về thực hiện ĐƯQT 41
1.6. Về trách nhiệm của cơ quan,của tổ chức, của cá nhân trong hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 41
2. Sự phù hợp của luật 2005 so với Công ước Viên 1969 về luật ĐƯQT 42
2.1. Về những quy định chung 42
2.1.1. Về phạm vi điều chỉnh 42
2.1.2. Về giải thích từ ngữ 43
2.2. Về ký kết ĐƯQT 44
2.2.1. Về vấn đề uỷ quyền 44
2.2.2. Về xác thực văn bản điều ước 44
2.2.3. Về các hình thức biểu thị sự đồng ý chấp nhận sự ràng buộc của một ĐƯQT với quốc gia 45
2.2.4. Về bảo lưu ĐƯQT 46
2.3. Về thực hiện ĐƯQT 46
3. Thực trạng ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ĐƯQT ở Việt Nam 47
3.1. Thực trạng ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT ở Việt Nam từ năm 1945 đến trước ngày luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 2005 có hiệu lực 47
3.1.1. Giai đoạn từ năm 1945-1986 47
3.1.2. Giai đoạn từ 1986 đến trước khi luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 2005 có hiệu lực (mồng 1 tháng 1 năm 2006) 49
3.2. Những tồn tại của việc ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT ở Việt Nam và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật ĐƯQT của Việt Nam 50
3.2.1. Về thực tiễn ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 50
3.2.2. Về những quy định của pháp luật Việt Nam trong ký kết,gia nhập và thực hiện ĐƯQT trong luật 2005 51
KẾT LUẬN 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8282 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số vấn đề pháp lí cơ bản của luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thông qua văn bản, xác thực văn bản ĐƯQT… đặc biệt là khâu thẩm định ĐƯQT.
1.2.1. Về việc đề xuất đàm phán
Đây là khâu đầu tiên trong hoạt động ký kết ĐƯQT, pháp luật Việt Nam quy định vấn đề này áp dụng thẩm quyền theo chức năng tại Điều 9, Điều10 Luật 2005:
“Toà án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là cơ quan đề xuất) căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật, yêu càu hợp tác quốc tế, chủ động đề xuất với Chính phủ về việc đàm phán, ký ĐƯQT”
Điều 10 quy định trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong việc kiểm tra đề xuất đàm phán, ký ĐƯQT. Việc quy định cụ thể trách nhiệm này của Bộ Ngoại giao nhằm đảm bảo cho những đề xuất trình lên Chủ tịch nước, Chính phủ là những đề xuất thiết thực phù hợp và khả thi, tránh hiện tượng Chủ tịch nước, Chính phủ phải tiếp nhận các đề xuất một cách tràn lan, không có chất lượng hoặc chưa phù hợp.
1.2.2. Về thẩm định ĐƯQT
Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động ký kết và thực hiện ĐƯQT. Việc thẩm định điều ước làm sáng tỏ yêu cầu, mục đích, nội dung cơ bản về các quyền và nghĩa vụ khi tham gia ĐƯQT của Việt Nam, đồng thời cũng phải đánh giá được những tác động của ĐƯQT đối với tình hình kinh tế, chính trị, tài chính…của đất nước. Công tác này nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật và tính thực thi của ĐƯQT khi nó phát sinh hiệu lực trên thực tế. Vấn đề này phức tạp bởi lẽ nó không chỉ đụng chạm đến hệ thống pháp luật trong nước mà còn đến cả hệ thống ĐƯQT mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Tại luật 2005, Điều 17 quy định: “ĐƯQT phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ về việc đàm phán, ký ”. Điều 18 quy định phạm vi thẩm định ĐƯQT, Điều 19 quy định về thẩm quyền thẩm định. Quy trình thẩm định cũng được đặt ra tương tự cho việc gia nhập ĐƯQT ( Điều 49 khoản 2).
Thẩm định ĐƯQT để có sự định tính và định lượng về giá trị tổng thể cũng như những tác động tích cực và tiêu cực của một ĐƯQT đối với Việt Nam khi trở thành thành viên. Các cơ quan đề xuất ký hoặc gia nhập ĐƯQT phải dự báo được tính khả thi của một điều ước trong tương lai. Khi đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước, ngoài dự thảo nội dung văn bản điều ước, cơ quan đề xuất phải có những phương án về những vấn đề liên quan như vấn đề uỷ quyền tham gia ký kết, các khâu chuẩn bị cho việc ký kết, nghĩa vụ pháp lí và khả năng gánh vác trách nhiệm theo điều ước, các phương án đàm phán, tuyên bố bảo lưu (nếu có) và nếu điều ước cho phép (đối với điều ước nhiều bên), việc thẩm định mang tính dự báo, đón đầu này còn tránh được sự phối hợp thiếu thống nhất của các ban ngành liên quan trong quá trình thực thi ĐƯQT. Thực hiện tốt quá trình thẩm định ĐƯQT, đặc biệt trong trường hợp gia nhập ĐƯQT sẽ tránh xảy ra những khó khăn trong quá trình thực hiện ĐƯQT về sau, đảm bảo tính khả thi của ĐƯQT.
1.2.3. Về đàm phán ĐƯQT
Đàm phán là giai đoạn đầu tiên của quá trình ký kết ĐƯQT được biểu hiện thông qua việc các bên cùng thảo luận nhằm đạt được sự thỏa thuận. Thông qua đàm phán, các bên biểu thị ý chí của mình về các vấn đề thuộc lĩnh vực điều chỉnh của điều ước dự định thiết lập. Để có thể đi đến việc ký kết điều ước, việc đàm phán đòi hỏi phải thể hiện được sự nhất trí của các bên về tất cả các vấn đề cơ bản. Vì vậy, đàm phán không phải bao giờ cũng đi đến sự thành công và đi đến ký kết ĐƯQT mà rất có thể bị thất bại. Đây là qui định thể hiện rõ nhất của nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận trong ký kết và thực hiện ĐƯQT. Vì nếu như không có sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thì không bao giờ có sự thỏa thuận để đi đến thống nhất ý chí cũng có nghĩa là không có quá trình đàm phán.
Luật năm 2005 quy định rõ trường hợp đàm phán ĐƯQT không cần giấy uỷ quyền, tham dự hội nghị quốc tế không cần giấy uỷ nhiệm (Điều 22) và trường hợp đàm phán ĐƯQT phải có giấy uỷ quyền, tham dự hội nghị quốc tế phải có giấy uỷ nhiệm ( Điều 23) cũng như quy định cụ thể thủ tục đối ngoại về cấp giấy uỷ quyền, giấy uỷ nhiệm (Điều 24). Người tham gia đàm phán là người đứng ra đại diện cho quốc gia để thỏa thuận, đi đến thống nhất các quyền và nghĩa vụ của mình trong một quan hệ điều ước. Do đó, sự qui định cụ thể các trường hợp cũng như thủ tục trên là rất cần thiết.
Sau khi ĐƯQT được đàm phán thành công, văn bản điều ước được thông qua và được xác thực chính thức bởi các quốc gia đàm phán theo quy định của luật quốc tế.
Hình thành văn bản ĐƯQT với các hành vi pháp lí như xây dựng dự thảo, đàm phán, thông qua… là quá trình cho ra đời một văn kiện pháp lí quốc tế làm cơ sở cho việc các quốc gia tiến hành các hành vi xác nhận sự ràng buộc đối với ĐƯQT.
1.3. Các qui định về hành vi xác nhận sự ràng buộc đối với một ĐƯQT
Theo quy định của pháp luật Viêt Nam hiện nay, hành vi xác nhận sự ràng buộc đối với một ĐƯQT bao gồm: ký, phê chuẩn , phê duyệt, gia nhập, trao đổi văn kiện tạo thành ĐƯQT và thực hiện các hành vi khác theo thoả thuận với bên kí kết nước ngoài.(Điều 8)
1.3.1. Về ký ĐƯQT
Ký là hành vi biểu hiện chung nhất thể hiện sự ràng buộc của ĐƯQT đối với các quốc gia một cách chính thức. Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 quy định: “Ký là hành vi pháp lí do người có thẩm quyền hoặc được uỷ quyền thực hiện”. Vấn đề ký ĐƯQT và ký ĐƯQT trong chuyến thăm của đoàn cấp cao được quy định cụ thể tại Điều 27 và Điều 28 –Luật 2005
Trong thực tiễn công tác ĐƯQT hiện nay mặc dù hoạt động phê chuẩn ĐƯQT ngày càng trở nên thông dụng hơn trong việc ký kết ĐƯQT tuy nhiên hành vi ký vẫn được duy trì với đầy đủ các ý nghĩa pháp lí của mình.
Chúng ta cần phân biệt giữa hành vi ký và ký tắt. Ký tắt chỉ là hành vi xác nhận văn bản đàm phán cuối cùng giữa các bên đàm phán, hành vi này không có ý nghĩa ràng buộc ĐƯQT với các quốc gia. Sau khi ký tắt, các bên tiến hành ký chính thức.
1.3.2. Về hành vi phê chuẩn ĐƯQT
Đây là sự khẳng định của một trong những cơ quan cao nhất của nhà nước, bày tỏ sự chấp thuận ràng buộc đối với các điều ước liên quan.
Khoản 7 Điều 1 quy định: “Phê chuẩn là hành vi pháp lí do Quốc hội hoặc Chủ tịch nước thực hiện để chấp thuận sự ràng buộc của ĐƯQT đã ký đối với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
“Điều 31: ĐƯQT phải được phê chuẩn:
1. ĐƯQT có quy định phải phê chuẩn;
2. ĐƯQT được ký nhân danh nhà nước;
3. ĐƯQT được ký nhân danh Chính phủ có quy định trái với các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc có quy định có liên quan đến ngân sách nhà nước”.
Tại Điều 32 phân định rõ thẩm quyền của Quốc hội và Chủ tịch nước trong việc quyết định phê chuẩn ĐƯQT cũng như quy định cụ thể nội dung của quyết định phê chuẩn ĐƯQT. Việc quy định rõ thẩm quyền quyết định phê chuẩn nhằm tránh sự chồng chéo thẩm quyền, giúp các cơ quan xác định đúng công việc của mình để tiến hành một cách hiệu quả nhất.
Để xác định ĐƯQT nào cần phải được phê chuẩn, chủ yếu dựa vào một trong những tiêu chí: danh nghĩa ký kết ĐƯQT, tầm quan trọng của vấn đề được ký kết hoặc yêu cầu phê chuẩn của các chủ thể tham gia ký kết.
Liên quan đến vấn đề phê chuẩn ĐƯQT còn có hoạt động thẩm tra. Điều 33 quy định: “ĐƯQT trình Quốc hội phê chuẩn phải được thẩm tra”. Như vậy việc thẩm tra chỉ được đặt ra với một phạm vi rất nhỏ những ĐƯQT, đó là những điều ước do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu nhà nước khác và những ĐƯQT được Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Chủ tịch nước. Các vấn đề về phạm vi thẩm tra, thẩm quyền thẩm tra, trình tự thủ tục và hồ sơ đề nghị thẩm tra về ĐƯQT được quy định cụ thể tại các điều: Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37 nhằm đảm bảo cho công tác thẩm tra được thực thi hiệu quả và hệ thống. Trước khi Luật 2005 có hiệu lực thi hành, vần đề thẩm tra chỉ đặt ra với việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong nước, chủ yếu tập trung vào sự cần thiết ( hay lợi ích) của việc ban hành văn bản; sự phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng. Luật 2005 đã quy định vấn đề thẩm tra nhưng chỉ với ĐƯQT được cơ quan quyền lực cao nhất của Việt Nam là Quốc hội phê chuẩn. Qua quá trình thẩm tra nhằm nâng cao hơn nữa tính dân chủ, sự đại diện thật sự cho quyền và lợi ích của nhân dân trong việc phê chuẩn ĐƯQT của Quốc hội.
1.3.3. Về hành vi phê duyệt ĐƯQT
Phê duyệt được hiểu là cách biểu thị sự ràng buộc đối với ĐƯQT đã ký nhưng mức độ thấp hơn phê chuẩn.
Theo khoản 8 Điều 2 Luật 2005 quy định: “Phê duyệt là hành vi pháp lí do Chính phủ thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯQT đã ký đối với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Những ĐƯQT sau phải được phê duyệt:
“1.ĐƯQT nhân danh Chính phủ có quy định phải phê duyệt;
2.ĐƯQT nhân danh Chính phủ có quy định trái với quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ;
3.ĐƯQT nhân danh Chính phủ có quy định hoàn thành thủ tục pháp lí nội bộ”(Điều 43)
Luật 2005 cũng xác định thẩm quyền phê duyệt thuộc Chính phủ với những nội dung như: tên ĐƯQT, thời gian và địa điểm ký, nội dung bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với ĐƯQT nhiều bên và những vấn đề cần thiết khác, quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần ĐƯQT, kiến nghị hoặc quyết định sửa đổi bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ để thực hiện ĐƯQT được phê duyệt, trách nhiệm của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức hữu quan về việc hoàn thành thủ tục phê duyệt và tổ chức thực hiện ĐƯQT”.
Luật cũng đã quy định trình tự, thủ tục trình, quyết định phê duyệt ĐƯQT tại Điều 45 nhằm đảm bảo quá trình phê duyệt được tiến hành theo đúng trình tự pháp lí và thời hạn, tránh tình trạng trì trệ kéo dài không cần thiết.
1.3.4. Về trao đổi văn kiện tạo thành ĐƯQT
Theo khoản 9 Điều 2- Luật 2005 quy định: “Trao đổi văn kiện tạo thành ĐƯQT là việc trao đổi thư, công hàm hoặc văn kiện có tên gọi khác nhau tạo thành ĐƯQT hai bên giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bên ký kết nước ngoài”. Như vậy vấn đề trao đổi các văn kiện tạo thành ĐƯQT chỉ được đặt ra với ĐƯQT hai bên và “nếu văn kiện được trao đổi quy định” (khoản 1 Điều 48).
Việc trao đổi văn kiện tạo thành ĐƯQT cũng có giá trị pháp lí ràng buộc các bên với ĐƯQT được tạo thành như việc ký kết ĐƯQT, do đó các vấn đề về trình tự thủ tục như đề xuất đàm phán, ký ĐƯQT, thẩm định ĐƯQT từ Điều 19 đến Điều 29 cũng được tuân thủ.
1.3.5. Về gia nhập ĐƯQT
Theo chú thích của Uỷ ban Luật quốc tế thì gia nhập là một “phương thức truyền thống” thể hiện sự chấp nhận sự ràng buộc đối với ĐƯQT. Gia nhập có ý nghĩa pháp lí giống như ký, phê chuẩn, phê duyệt ĐƯQT: là việc thể hiện sự chấp nhận ràng buộc với ĐƯQT, tuy nhiên khi nào chúng ta sử dụng hình thức gia nhập? Hình thức này có gì khác so với ký, phê chuẩn, phê duyệt?
Gia nhập ĐƯQT là một hình thức đặc biệt so với ký kết ĐƯQT. Tính đặc biệt này biểu hiện ở việc quốc gia gia nhập hoàn toàn không tham gia vào quá trình đàm phán, soạn thảo ĐƯQT…nhưng gia nhập cũng là một hình thức biểu hiện sự đồng ý chịu sự ràng buộc của một quốc gia đối với ĐƯQT. Chỉ có những ĐƯQT nhiều bên mà quy định của điều ước đó cho phép việc gia nhập thì vấn đề gia nhập mới được đặt ra.
Gia nhập được tiến hành trong trường hợp Việt Nam không tham gia vào quá trình xây dựng dự thảo điều ước, không tham gia đàm phán, ký hoặc phê chuẩn điều ước trong thời gian điều ước mở ra cho các bên ký kết hoặc phê chuẩn. Về trình tự thủ tục trình, quyết định gia nhập ĐƯQT nhiều bên được quy định tại Điều 51- Luật 2005. Gia nhập một ĐƯQT của một quốc gia cũng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của quốc gia với các thành viên điều ước, do đó luật 2005 qui định việc gia nhập ĐƯQT cũng phải qua các giai đoạn như đề xuất gia nhập (trong đó phải có quá trình kiểm tra của Bộ Ngoại giao, thẩm định của Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan tổ chức hữu quan, trường hợp Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định gia nhập thì phải qua quá trình thẩm tra), về thẩm quyền, nội dung quyết định gia nhập, trình tự thủ tục, hồ sơ trình về việc gia nhập cũng như thông báo về việc gia nhập ĐƯQT nhiều bên được quy định chặt chẽ, cụ thể như khi chúng ta tham gia kí kết trực tiếp một ĐƯQT (quy định tại các điều: Từ Điều 49 đến Điều 53- Luật 2005). Qui định như vậy nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của Việt Nam khi gia nhập một ĐƯQT cũng như đảm bảo ĐƯQT đó có khả năng thực thi trên thực tế, để Việt Nam thực hiện đúng nghĩa vụ thành viên điều ước.
Một hành vi pháp lí luôn được sử dụng kèm với hành vi ký kết hoặc gia nhập ĐƯQT là vấn đề bảo lưu ĐƯQT.
“Bảo lưu của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tuyên bố của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập ĐƯQT nhiều bên nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lí của một hoặc một số quy định trong ĐƯQT khi áp dụng đối với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Khoản 11, Điều 2- Luật 2005)
Điều 57 quy định thẩm quyền quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài:
“1. Quốc hội quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với ĐƯQT nhiều bên mà Quốc hội quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập;
2. Chủ tịch nước quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với ĐƯQT nhiều bên mà Chủ tịch nước quyết định ký, phê chuẩn hoặc gia nhập;
3. Chính phủ quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với ĐƯQT nhiều bên mà Chính phủ quyết định ký, phê duyệt hoặc gia nhập.
Việc chấp nhận hoặc phẩn đối bảo lưu phải được thể hiện bằng văn bản”
Trình tự thủ tục quyết định chấp nhận hoặc phẩn đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài theo quy định tại điều 58 – Luật 2005.
Bảo lưu và phản đối bảo lưu đều là những hành vi pháp lí đơn phương do đó việc rút bảo lưu cũng như phản đối bảo lưu có thể được tiến hành vào bất kì thời điểm nào mà không cần sự đồng ý của quốc gia đã chấp thuận bảo lưu. Trong trường hợp này việc rút bảo lưu được xem là có hiệu lực pháp luật từ thời điểm các quốc gia khác nhận được thông báo về việc rút này, trừ trường hợp chính điều ước đó quy định khác. Ý nghĩa pháp lý của điều bảo lưu được thể hiện ở chỗ các quy định liên quan đến bảo lưu sẽ không có hiệu lực hoàn toàn (hoặc có sự thay đổi) trong quan hệ giữa quốc gia tuyên bố bảo lưu và quốc gia chấp nhận bảo lưu. Trong đó, thứ nhất quan hệ giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia không phản đối bảo lưu sẽ được điều chỉnh bằng ĐƯQT (trừ các điều liên quan đến bảo lưu); thứ hai, quan hệ giữa quốc gia tuyên bố bảo lưu và quốc gia chống bảo lưu vẫn được điều chỉnh bằng điều ước nói chung (không loại trừ các qui định liên quan đến bảo lưu). Trong trường hợp ĐƯQT quy định các điều khoản mà quốc gia có thể tuyên bố bảo lưu thì quốc gia chống bảo lưu có quyền tuyên bố không áp dụng điều ước nói chung với quốc gia bảo lưu.
1.3.6. Về hiệu lực, áp dụng tạm thời toàn bộ hoặc một phần ĐƯQT
- Về hiệu lực của ĐƯQT:
“Điều 61: hiệu lực của ĐƯQT:
ĐƯQT có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo thể thức và thời hạn được quy định trong ĐƯQT đó hoặc theo thỏa thuận giữa bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài”
Nói chung nếu trong một ĐƯQT mà không có quy định về thời hạn có hiệu lực của điều ước đó thì mặc nhiên điều ước đó có hiệu lực vô thời hạn và nó chỉ chấm dứt hiệu lực khi tất cả các bên kết ước thỏa thuận chấm dứt hiệu lực điều ước hoặc tất cả các bên kết ước ký kết một ĐƯQT mới về cùng một vấn đề thì điều ước cũ đương nhiên hết hiệu lực. Thông thường một ĐƯQT thường có quy định về thời gian bắt đầu có hiệu lực của điều ước còn hầu như không quy định thời hạn hiệu lực cụ thể cho điều ước đó.
- Về áp dụng tạm thời toàn bộ hoặc một phần ĐƯQT.
Trên thực tế các ĐƯQT với tính thiết thực của mình trong đời sống mặc dù chưa có hiệu lực vẫn được các thành viên cho áp dụng tạm thời một phần hoặc toàn bộ trong thời gian chờ đợi có hiệu lực. Điều 62 quy định: “ĐƯQT hoặc một phần của ĐƯQT có thể được áp dụng tạm thời trong thời gian hoàn thành thủ tục để ĐƯQT có hiệu lực theo quy định của ĐƯQT đó hoặc theo thỏa thuận của bên Việt Nam với bên kí kết nước ngoài”.
Việc chấm dứt áp dụng tạm thời toàn bộ hoặc một phần ĐƯQT phải tuân thủ các quy định tại Điều 63 và Điều 64 - Luật 2005. Đặc biệt việc áp dụng tạm thời ĐƯQT này cũng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trên thực tế như khi ĐƯQT đã có hiệu lực, cho nên vấn đề trình tự thủ tục chấm dứt áp dụng tạm thời toàn bộ hoặc một phần ĐƯQT cũng phải tuân theo quy định chặt chẽ tương tự như quy định tại các Điều 12, Điều 14, Điều 15 – Luật 2005 về đề xuất đàm phán, ký kết ĐƯQT.
1.3.7. Về lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, công bố, đăng kí ĐƯQT
Những vấn đề này mang tính thủ tục, nhằm hoàn chỉnh công tác ĐƯQT được quy định cụ thể tại các điều: Từ Điều 65 đến Điều 70 Luật 2005. Các hoạt động này chủ yếu thuộc vai trò của Bộ Ngoại giao, xác lập cơ sở sự công nhận quốc tế điều ước, những văn bản pháp lý và tạo điều kiện cho ĐƯQT đi vào thực tế.
“Điều 69: công bố ĐƯQT:
ĐƯQT có hiệu lực đối với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công bố trên công báo của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Niên giám ĐƯQT, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài hoặc có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp có yêu cầu không công bố ĐƯQT, cơ quan đề xuất trình Chính phủ quyết định sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan tổ chức hữu quan…”
Hoạt động công bố ĐƯQT nhằm minh bạch hóa các văn bản qui phạm pháp luật quốc gia nói riêng và pháp luật quốc tế nói chung, là một trong những yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế, đưa ĐƯQT đi vào cuộc sống.
Đặc biệt hoạt động đăng kí ĐƯQT tại ban thư kí Liên hợp quốc có ý nghĩa ghi nhận sự công nhận quốc tế của ĐƯQT mà chúng ta đã tham gia. Trong các hoạt động quốc tế chúng ta chỉ có thể viện dẫn quyền và nghĩa vụ thành viên ĐƯQT của mình với các quốc gia khác trên thế giới như một chứng cứ pháp lý khi mà ĐƯQT chúng ta tham gia đã được đăng kí tại Liên hợp quốc. Điều này có nghĩa là việc đăng kí này bản thân nó không làm phát sinh hiệu lực ĐƯQT giữa các thành viên mà nó chỉ đóng vai trò là một ghi nhận quốc tế khi chúng ta cần viện dẫn.
2. Về các quy định pháp lý cơ bản về thực hiện ĐƯQT
ĐƯQT được các quốc gia tôn trọng và thực hiện. Hoạt động thực hiện ĐƯQT đã ký kết và gia nhập diễn ra ngay sau khi ĐƯQT có hiệu lực đối với quốc gia. Pháp luật Việt Nam điều chỉnh quá trình thực hiện ĐƯQT nhằm nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết quốc tế.
2.1. Về kế hoặch thực hiện ĐƯQT
Luật 2005 xem xét thực hiện ĐƯQT như là một quá trình, các vấn đề trong đó là một tổng thể thống nhất liên quan chặt chẽ với nhau. Do đó việc đầu tiên trong thực hiện ĐƯQT mà Nhà nước ta quan tâm là kế hoạch thực hiện ĐƯQT. Mục này gồm 3 điều: Từ Điều 71 đến Điều 73, đề ra kế hoạch đưa ĐƯQT đi vào thực hiện trong thực tế. Cơ quan đề xuất trình Chính phủ quyết định kế hoạch thực hiện ĐƯQT mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, Thủ tướng Chính phủ quyết định kế hoạch thực hiện, sau đó cơ quan đề xuất và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm triển khai thực hiện.
2.2. Về hoạt động giải thích ĐƯQT
Giải thích ĐƯQT là việc xác định tư tưởng và nội dung đích thực của điều ước nhằm mục đích thực hiện một cách đầy đủ và chính xác nhất các qui định của điều ước. Đây là một phần của quá thực hiện ĐƯQT, được quan tâm không chỉ ở phương diện quốc gia. ĐƯQT phải được giải thích phù hợp với tinh thần, mục đích, nội dung của ĐƯQT và nghĩa thông thường của nhưng thuật ngữ được sử dụng trong ĐƯQT. Giải thích ĐƯQT của chúng ta xẩy ra trong 2 trường hợp: Một là khi có đề nghị giải thích ĐƯQT của bên ký kết nước ngoài, nếu giải thích được các bên chấp nhận thì được coi là có giá trị hiệu lực ràng buộc các bên và có hiệu lực thực thi trong quá trình áp dụng; hai là chúng ta tiến hành giải thích để các tổ chức cơ quan trong nước, các pháp nhân, thể nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam áp dụng phù hợp với pháp luật Việt Nam. Điều 74 quy định các trường hợp giải thích ĐƯQT có ghi nhận cá nhân có quyền đề nghị giải thích. Tuy nhiên các qui định tại Điều 78 về hồ sơ trình, báo cáo về việc giải thích ĐƯQT lại chỉ đề cập tới đề nghị giải thích của “bên kí kết nước ngoài” hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan mà không đề cập tới đề nghị giải thích của “cá nhân”. Tương tự Điều 79 quy định về việc thông báo giải thích ĐƯQT lại tiếp tục bỏ qua “cá nhân”. Đương nhiên qui định tại Điều 79 là hệ quả tất yếu của Điều 78 bởi lẽ trong hồ sơ trình, báo cáo về việc giải thích ĐƯQT không có đề nghị giải thích của cá nhân thì đương nhiên cơ quan đề xuất cũng không phải gửi thông báo về nội dung giải thích cho cá nhân. Như vậy việc quy định cá nhân đề nghị việc giải thích ĐƯQT trong chính bản thân luật có lẽ đã mang tính hình thức nhiều hơn là thực tế.
Các căn cứ để giải thích ĐƯQT bao gồm:
“a. Văn bản ĐƯQT và các phụ lục kèm theo ĐƯQT đó;
b. Thoả thuận có liên quan đến ĐƯQT của toàn bộ thành viên ĐƯQT khi kí kết ĐƯQT đó;
c. Văn kiện có liên quan đến ĐƯQT do thành viên ĐƯQT đưa ra khi kí kết ĐƯQT đó và được các thành viên khác chấp nhận;
d. Thoả thuận về việc giải thích hoặc thực hiện các quy định của ĐƯQT giửa các thành viên ĐƯQT sau khi kí ĐƯQT đó;
đ. Thực tiễn giải thích ĐƯQT được các thành viên ĐƯQT công nhận;
e. Quy định của pháp luật quốc tế được áp dụng trong quan hệ giữa các thành viên của ĐƯQT” (Khoản 2, Điều 75-Luật 2005)
Tại Điều 76 quy định rõ thẩm quyền quyết định việc giải thích ĐƯQT của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và của Chính phủ. Quyết định giải thích ĐƯQT phải được thể hiện bằng văn bản với những nội dung: tên, thời gan và địa điểm ký ĐƯQT được giải thích, nội dung giải thích ĐƯQT, trách nhiệm của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao và các cơ quan tổ chức hữu quan, trình tự thủ tục trình, quyết định giải thích ĐƯQT theo quy định tại Điều 77- Luật 2005. ĐƯQT được giải thích theo các phương pháp khác nhau, tuỳ thuộc vào các qui định của điều ước về giải thích và hoàn cảnh cụ thể của các bên khi ký kết và thực hiện. Các phương pháp giải thích bao gồm: Giải thích theo văn phạm, giải thích theo logic, giải thích theo lịch sử, giải thích theo thực tiễn và giải thích theo tài liệu trù bị. Hoạt động giải thích ĐƯQT ở nước ta là sự kết hợp của các phương pháp để nhằm mục đích sử dụng ĐƯQT một cách hiệu quả nhất.
2.3. Pháp luật Việt Nam cũng dự liệu và điều chỉnh những tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện ĐƯQT
Luật 2005 có đề cập đến vấn đề sửa đổi, bổ sung gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần ĐƯQT, cơ sở của vấn đề này xuất phát từ thực tiễn thực hiện ĐƯQT có nhiều vấn đề phát sinh. Không phải tất cả những nội dung trong điều ước cũng như điều ước lúc nào cũng phù hợp với thực tế. Xã hội luôn vận động thay đổi không ngừng làm cho các điều kiện hoàn cảnh khách quan cũng như chủ quan thay đổi, ĐƯQT muốn phù hợp thì cần sửa đổi bổ sung cho tương thích với hoàn cảnh thực tế cũng như có thể gia hạn để kéo dài hiệu lực ĐƯQT mà không phải ký lại, chúng ta cũng có thể từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ khi nó không còn phù hợp với lợi ích quốc gia thành viên xét trong mối tương quan với lợi ích cộng đồng quốc tế.
Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ phải nêu được mục đích, yêu cầu, cơ sở pháp lí, nội dung và những hệ quả pháp lí, kèm theo ý kiến của các ban ngành hữu quan về vấn đề này.
Luật 2005 xây dựng kế hoạch thực hiện ĐƯQT gắn liền với tổ chức thực hiện, với nhiệm vụ giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện ĐƯQT như giải thích, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện đã tạo thuận lợi về mặt pháp lý đảm bảo cho các cơ quan có thẩm quyền tăng cường hơn nữa công tác quản lý ĐƯQT, tạo điều kiện cho ĐƯQT được thực thi, phù hợp lợi ích quốc gia và thực tiễn áp dụng.
Các quy định về công bố, giải thích, sửa đổi, bổ sung, gia hạn,…là hoạt động thực hiện ĐƯQT mang tính thủ tục, tạo điều kiện cho ĐƯQT được triển khai trên thực tế một cách tốt nhất. Vấn đề cốt lõi của việc thực hiện ĐƯQT là xử lí mối quan hệ giữa ĐƯQT và luật quốc gia.
2.4. Mối quan hệ giữa ĐƯQT và luật quốc gia
Điều 6 -Luật 2005 quy định như sau:
“1. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và ĐƯQT mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của ĐƯQT.
2. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm không làm cản trở việc thực hiện ĐƯQT mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về cùng một vấn dề.
3. Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của ĐƯQT, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯQT đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần ĐƯQT đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của ĐƯQT đã đủ rõ, chi tiết để thực hiện, quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện ĐƯQT đó.”
Như vậy, chúng ta không nên đặt ra vấn đề ĐƯQT có hiệu lực cao hơn hay Hiến pháp có hiệu lực cao h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LL1094.doc