MỤC LỤC
Lời nói đầu Trang
Chương I
Khái quát vềhợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu 6
bằng đường biển
I . Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu 6
bằng đường biển
II . Các loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu 6
bằng đường biển
1. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng tàu chợ7
2. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng tàu chuyến 12
III . Các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất
nhập khẩu bằng đường biển 33
1. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thuê tàu chợ 33
1.1 Công ước Bruxell 1924 35
1.2 Công ước Hamgurg 1978 40
1.3 Luật quốc gia 45
1.4 Tập quán hàng hải quốc tế 45
2. Các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thuê tàu chuyến 46
2.1 . Luật quốc gia 47
2.2 .Tập quán hàng hải quốc tế 48
2.3 . Tiền lệpháp 48
Chương II
Nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng
chuyên chởhàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển 49
A/ Các nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người chuyên chở
trong hợp đồng chuyên chởhàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển
I. Các nghĩa vụchủyếu 51
1. Nghĩa vụcung cấp tàu 52
2. Nghĩa vụliên quan đến hàng 53
3. Nghĩa vụcấp vận đơn 54
4. Nghĩa vụliên quan đến hành trình 54
5. Nghĩa vụkhác 54
II .Các quyền chủyếu 58
III. Các trách nhiệm
1. Cơsởtrách nhiệm 60
2. Thời hạn trách nhiệm
3. Giới hạn trách nhiệm
B/ Các nghĩa vụvà trách nhiệm của người thuê chởtrong hợp đồng chuyên chở
hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển 64
I . Các nghĩa vụchính 64
II . Các quyền chủyếu 65
III . Các trách nhiệm chủyếu 66
C/ Căn cứmiễn trách nhiệm của người chuyên chở 66
I .Theo công ước Bruxell 1924 66
II . Theo công ước Hamburg 1978 68
III . Theo luật hàng hải Việt Nam 72
Chương III
Một sốlưu ý khi ký kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hoá
xuất nhập khẩu bằng đường biển 73
I . Đối với hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng tàu chợ 73
II . Đối với hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng tàu chuyến 74
III. Một sốtranh chấp thường gặp trong quá trình thực hiện
hợp đồng thuê tàu chuyến 83
Kết luận 99
Phụlục 99
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5424 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số vấn đề pháp lý của hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huê tàu quy định, ví dụ : Mức xếp, dỡ: CQD
( customary quickest despatch) tức mức xếp, dỡ theo tập quán cảng .
Các bên căn cứ vào mức xếp dỡ của cảng công bố mà tính ra được thời
gian xếp, dỡ và tính thưởng phạt, ví dụ: mức xếp Cảng hải phòng 800 tấn/ngày,
cảng Sài gòn 1000 tấn/ngày
+ Khi hợp đồng không quy định nhưng luật quốc gia áp dụng cho hợp
đồng thuê tàu dẫn chiếu tới .
45
+ Khi hợp đồng thuê tàu không quy định, các nguồn luật áp dụng cho hợp
đồng thuê tàu không có quy định cụ thể cho vấn đề đang tranh chấp .
Cách áp dụng các tập quán hàng hải: Khi áp dụng các tập quán các bên có
nghĩa vụ chứng minh nội dung của tập quán đó, các bên cần phải có cách hiểu
thống nhất nội dung của tập quán .
+ Khi hợp đồng quy định cụ thể, ví dụ : Có những hợp đồng chỉ bao gồm
các điều khoản chính như thuê tàu đi từ cảng A đến cảng B, xác định thời gian
thuê, quy định tên, giá cước, số lượng hàng hoá và con tàu chuyên chở, còn các
vấn đề khác thì quy định chung chung “ Theo các điều kiện thông thường vẫn áp
dụng” tức là ngoài các điều khoản cụ thể đã quy định trong hợp đồng các vấn đề
phát sinh các bên cứ theo tập quán mà làm không cần phải thoả thuận gì thêm, ví
dụ : Người thuê tàu lo thu xếp cầu bến, phí thuê cầu cảng để hàng người thuê tàu
chịu, phí buộc tàu, lai dắt, hoa tiêu, cảng phí … người chuyên chở chịu .
+ Nếu hợp đồng không quy định :
Khi tranh chấp nảy sinh, các bên có thể thoả thuận thực hiện theo một tập
quán nào đó, ví dụ: Khi hợp đồng không quy định mức xếp dỡ. Nếu tranh chấp
nảy sinh các bên có thể thoả thuận mức xếp, dỡ CQD.
Khi tranh chấp nảy sinh, các bên mang tập quán ra để tham khảo xem thực
hiện như thế nào, ví dụ : Mức xếp theo tập quán của cảng Sài gòn là 1000 tấn/
ngày, hoặc thuê tàu chở hàng ở vùng các nước hồi giáo, hợp đồng không quy
định rõ ràng về thời gian xếp/ dỡ, nếu trùng vào tháng ăn chay (Ramadan) thì
theo tập quán cảng người ta nghỉ làm việc. Tàu đành phải chờ mà không kiện
được người thuê tàu .Trong trường hợp, hợp đồng không quy định điều khoản
đóng/mở hầm hàng, người chuyên chở theo tập quán chỉ mở lần đầu và đóng lần
cuối, còn trong suốt quá trình làm hàng người thuê trở phải chịu trách nhiệm
đóng mở hầm với mọi chi phí và rủi ro.
Khi toà án hoặc trọng tài xét xử các tranh chấp : Toà án hoặc các hội đồng
trọng tài sẽ xem xét dựa trên các tập quán để xét xử, ví dụ : Tranh chấp có liên
quan đến ngày làm việc là mồng 4 tết tại Việt nam chẳng hạn, mặc dù luật quy
46
định đây là ngày làm việc, nhưng theo tập quán, thông lệ công nhân vẫn nghỉ làm
việc hoặc làm việc uể oải, chắc chắn trọng tài hoặc toà án không thể xử bắt người
thuê tàu nộp tiền phạt làm hàng chậm cho cả ngày này .
2.3 Tiền lệ pháp ( còn gọi là án lệ)
Khái niệm : Án lệ là các bản án, hoặc quyết định của toà án hoặc quyết
định của các cơ quan hành chính (cấp cao) về một hành vi cụ thể nào đó, đã xảy
ra nhưng được sử dụng làm khuôn mẫu để ứng xử cho các hành vi vi phạm sau
này .
Án lệ được áp dụng khi:
+ Hợp đồng thuê tàu chọn luật của các nước theo hệ thống luật Anh, Mỹ
làm luật điều chỉnh hợp đồng .
+ Toà án, trọng tài mà hợp đồng chỉ định được quyền chọn luật áp dùng thì
họ có thể chọn cái gì họ cho là đúng, cần thiết .
Cho đến nay, chưa có một điều ước quốc tế nào được ký kết để điều chỉnh
hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng tàu chuyến. Do vậy luật
quốc gia vẫn là nguồn luật quan trọng nhất, chủ yếu nhất điều chỉnh mối quan hệ
giữa người chuyên chở và người thuê chở .
Trong các mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến, đều có điều khoản quy định
rằng nếu có tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng thì sẽ tham chiếu đến luật hàng
hải của một nước nào đó. Việc tham chiếu đến luật hàng hải nào và xử tại hội
đồng trọng tài nào là do hai bên thoả thuận. Luật pháp các nước đều cho phép các
bên ký kết hợp đồng thuê tàu chuyến có quyền chọn luật để áp dụng cho hợp
đồng đó. Trong trường hợp, các bên không chọn luật lúc ký kết hợp đồng thì luật
áp dụng cho hợp đồng : Theo luật Ba lan là nơi đóng trụ sở của người chuyên
chở, theo luật Nga là luật nơi ký kết hợp đồng, theo luật Mỹ là luật nước toà án,
theo luật hàng hải Việt nam là luật nơi đóng trụ sở của người chuyên chở .
47
Ta thường bắt gặp trong các mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến có điều khoản
luật điều chỉnh thường dẫn chiếu đến luật hàng hải của Anh, Mỹ và đưa ra xét xử
tại Trọng tài London hoặc Trọng tài New york
Việc luật quốc gia được xem là nguồn luật chủ yếu, điều chỉnh các quan hệ
giữa các bên trong hợp đồng thuê tàu chuyến có hai nguyên nhân:
- Chưa có điều ước quốc tế nào ký kết áp dụng cho hợp đồng thuê tàu
chuyến.
- Hợp đồng thuê tàu chuyến trong mỗi chuyến tàu chỉ điều chỉnh quan hệ của
một người chuyên chở và một người thuê chở nên các bên có nhu cầu đưa luật
quốc gia của nước mình vào, để điều chỉnh hợp đồng thuê tàu chuyến sao cho có
lợi cho mình .
Tuy nhiên, việc áp dụng luật quốc gia nào vào hợp đồng thuê tàu chuyến là
một điều hết sức phức tạp (đây là sự thoả thuận) nó phụ thuộc vào tương quan
lực lượng giữa hai bên, ai cần hơn. Một thức tế, khi đàm phán điều luật áp dụng
người ta thường chọn luật những nước phát triển ở trình độ cao hơn để áp dụng
cho hợp đồng, ví dụ: Các hợp đồng áp dụng luật Anh và xử tại Hongkong hay
Singapore, vì nước Anh có ngành hàng hải phát triển với bề dày hàng trăm năm,
hệ thống pháp luật đồ sộ và đầy đủ, đã được áp dụng trong nhiều hợp đồng mà ít
xảy ra tranh chấp. Tập quán hàng hải và các Án lệ cũng là những nguồn rất quan
trọng điều chỉnh hợp đồng thuê tàu chuyến vì các nước có đội tàu mạnh lại là
các nước theo hệ thống luật Anglo-Saxon( Luật án lệ) như Anh , Mỹ , các nước
trong khối liên hiệp Anh cũ nay gọi là khối thịnh vượng chung như Singapore,
Úc, Hongkong, Canada…
48
Chương II
Nghiã vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng chuyên chở
hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển
A/ Nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người chuyên chở theo hợp
đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển :
I. Các nghĩa vụ chủ yếu :
1. Nghĩa vụ cung cấp tàu
1.1 Nghĩa vụ cung cấp tàu theo hợp đồng thuê tàu chợ :
Theo các công ước quốc tế và luật nước người chuyên chở, người chuyên chở
phải có nghĩa vụ :
- Cung cấp tàu đúng thời gian và địa điểm.
49
- Cung cấp một con tàu có đủ khả năng đi biển, các trang thiết bị như cần cẩu
(nếu có), hầm hàng phải sạch sẽ sẵn sàng tiếp nhận và bảo quản tốt hàng hoá
trong suốt quá trình chuyên chở, trang bị và cung ứng đầy đủ cho tàu .
- Nghĩa vụ này được gọi chung là nghĩa vụ cung cấp tàu có đủ khả năng đi
biển (Seaworthy ship). Khả năng đi biển của tàu không chỉ thể hiện ở chỗ " tàu
kín nước, hầm tàu chắc chắn, khoẻ và về mọi mặt thích hợp cho chuyến hành
trình " mà còn phải thích hợp cho việc tiếp nhận, bảo quản chuyên chở hàng hoá
tàu phải được trang bị đầy đủ về máy móc, phương tiện xếp dỡ có đủ sĩ quan
thuyền viên, nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt...
Để tiếp nhận bảo quản hàng hoá : Tàu phải được trang bị các thiết bị cần
thiết để đảm bảo hàng hoá chuyên chở không bị hư hại, ẩm mốc .... Ví dụ : Tàu
chở hàng đông lạnh thì phải có hầm lạnh hoạt động tốt, chở ngũ cốc thì phải có
hệ thống thông gió hoạt động tốt ...
Nhiên liệu : Tàu phải được cung ứng đủ nhiên liệu để tàu có thể đi đến
được nơi cung ứng nhiên liệu tiếp theo trên đường đi .
Về mặt thuyền viên : Tuỳ theo luật hàng hải từng nước quy định mà có số
lượng thuyền viên tối thiểu nhưng các thuyền viên này phải có đủ các bằng cấp
chứng chỉ theo quy định của luật pháp và có sức khoẻ tốt .
Tàu có khuyết tật về máy móc, thiếu sĩ quan thuỷ thủ, nhiên liệu, lương
thực, các hầm hàng không thích hợp cho việc chuyên chở hàng hoá ... là tàu
không đủ khả năng đi biển (Unseaworthy ship).Tàu không đủ khả năng đi biển
mà người chuyên chở cứ cho hành trình, thì họ phải chịu trách nhiệm về tổn thất
hàng hoá do sự thiếu khả năng đi biển gây nên .
Theo các công ước quốc tế và luật quốc gia thì nghĩa vụ cung cấp tầu đủ khả
năng đi biển của người chuyên chở là một thứ không thể chuyển nhượng được .
Ví dụ : Nếu lúc bốc hàng tàu bị hỏng, thuyền trưởng thuê một xưởng sửa chữa
chữa tàu, xưởng này làm không tốt, sau này gây tổn thất cho hàng hoá thì người
chuyên chở phải chịu trách nhiệm chứ không được đổ lỗi cho người sửa chữa .
Tuy nhiên, người chuyên chở chỉ phải chịu trách nhiệm làm cho tàu có đủ khả
50
năng đi biển với sự cần mẫn hợp lý thích đáng của họ vào thời gian trước và lúc
bắt đầu hành trình mà thôi. Một con tàu khi bốc hàng có các nghi khí hàng hải bị
hỏng, tàu không kín nước... thì bị coi là không đủ khả năng đi biển, nhưng thuyền
trưởng đã khẩn trương khắc phục các sự cố trên và hoàn thành các công việc trên
trước khi tàu khởi hành, thì lúc này tàu lại có khả năng đi biển tiếp. Sau này trong
lúc đi biển mà phát hiện ra thấy tàu không đủ khả năng đi biển thì không xét lỗi
thuyền trưởng, mà phải xét theo điều kiện ẩn tỳ hay nội tỳ hay tai hoạ của biển
hay lỗi xếp hàng .
1.2. Nghĩa vụ cung cấp tàu theo hợp đồng thuê tàu chuyến :
+ Người chuyên chở có nghĩa vụ cung cấp đúng con tàu đã có tên trong
hợp đồng. Vì một lý do nào đó, con tàu đã có tên trong hợp đồng không thể đến
được, người chuyên chở có thể thay thế bằng một con tàu khác, tương đương
cùng tính năng như con tàu đã ký, nhưng phải được sự đồng ý của người thuê
tàu, hoặc điều này phải được quy định rõ trong hợp đồng về quyền thay tàu của
người chuyên chở .
Điều 64 Bộ luật hàng hải Việt Nam qui định
“ Nghĩa vụ cung cấp tàu : Người vận chuyển có nghĩa vụ dùng tàu đã được
chỉ định, trong hợp đồng để vận chuyển hàng hoá trừ trường hợp sau :
Đối với hợp đồng thuê tàu, thì người vận chuyển chỉ được thay thế tàu đã
được chỉ định trong hợp đồng bằng tàu khác, sau khi người thuê vận chuyển đồng
ý” .
+ Con tàu đó phải đủ khả năng đi biển, trang bị và cung cấp đầy đủ cho tàu
( bao gồm về kỹ thuật : Tàu phải chắc, khoẻ kín nước, máy móc, vỏ tàu không có
khiếm khuyết gì, các hầm hàng phải sạch sẽ, sẵn sàng nhận và bảo quản tốt hàng
hoá trong suốt quá trình chuyên chở, thuyền bộ phù hợp, đầy đủ nhiên liệu, nước
ngọt, thực phẩm …. )
+ Cung cấp tàu đúng thời gian, tức là đúng ngày giờ quy định trong hợp
đồng. Nếu tàu đến sớm thì người thuê chở không có nghĩa vụ phải bốc hàng lên
51
tàu ngay, nhưng nếu người chuyên chở đưa tàu đến muộn thì phải chịu bồi
thường thiệt hại cho người thuê chở nếu họ đòi .
+ Nếu là hợp đồng thuê tàu đến cảng, thì người chuyên chở chỉ cần đưa tàu
đến vùng thương mại cảng là đủ. Nếu là hợp đồng thuê tàu đến cầu, thì phải đưa
con tàu đến tận cầu tàu được chỉ định trong hợp đồng .
+ Nếu có nhiều cảng xếp, dỡ mà hợp đồng không quy định cụ thể thứ tự thì
người chuyên chở đưa tàu đến theo thứ tự địa lý . Chẳng hạn khi ký hợp đồng, vị
trí tàu đang ở Thượng hải và hai cảng bốc hàng là Hải phòng và Sài gòn, nếu hợp
đồng không quy định thứ tự thì chủ tàu có quyền đưa tàu đến Hải phòng trước
sau đó là cảng Sài gòn để bốc hàng .
+ Người chuyên chở có nghĩa vụ, thông báo thời gian dự kiến tàu đến
(ETA) cho người thuê tàu, để người thuê tàu chuẩn bị đưa hàng ra cảng, chuẩn bị
phương tiện tiếp nhận, vận chuyển và thu xếp cầu bến cho tàu. Thông thường,
thông báo theo thứ tự 5.3.2.1 nghĩa là trước 5 ngày phải thông báo sau đó 3.2.1
ngày đều phải có thông báo đều đặn vị trí tàu, tốc độ và dự kiến đến (Đây là
nghĩa vụ ngầm hiểu, theo tập quán hàng hải nên có thể không cần ghi vào hợp
đồng) .
Về mặt pháp lý, việc tàu đến muộn là vi phạm hợp đồng, mọi chi phí đưa
tàu đến cảng xếp, người chuyên chở phải tự gánh chịu và trong trường hợp người
thuê tàu huỷ hợp đồng thì người chuyên chở phải chịu phạt theo quy định của
hợp đồng . Tuy nhiên, không phải cứ tàu đến muộn là người thuê tàu huỷ hợp
đồng. Việc huỷ hợp đồng phụ thuộc vào tình hình thực tế, từng trường hợp cụ
thể.
Nếu người thuê tàu muốn huỷ hợp đồng, thì phải thông báo cho người
chuyên chở biết .
Tàu được coi là đã đến cảng (Arrived ship) khi thoả mãn các điều kiện sau:
- Tàu đã phải đến vùng thương mại của cảng, tức là khu vực trực thuộc
cảng về mặt hành chính, pháp lý, tài chính, địa lý (là nơi tàu neo đậu để chờ vào
cảng), nếu trong hợp đồng quy định một điều khoản chung chung mà không quy
52
định tàu phải cập một cầu cảng cụ thể nào . Trường hợp này hợp đồng gọi là
"Hợp đồng thuê tàu đến cảng" ( Port charter party). Nếu hợp đồng quy định cụ
thể một cầu cảng, hoặc bất cứ một cầu cảng an toàn nào, thì con tàu được coi là
đến cảng đích chỉ định khi cập được cầu cảng chỉ định . Người chuyên chở phải
chịu rủi ro do ùn tắc tàu, thời tiết xấu hoặc bất cứ một lý do nào khác xảy ra trước
khi tàu cập cầu . Hợp đồng này được coi là " hợp đồng thuê tàu đến cầu "( berth
charter party ).
Tàu ở tình trạng sẵn sàng làm hàng là tàu :
+ Đã làm xong các thủ tục vào cảng, thủ tục hải quan, kiểm dịch (có giấy
chứng nhận kiểm dịch ), biên phòng …
+ Các điều kiện kỹ thuật phải sẵn sàng : Máy móc, cần cẩu, hầm hàng sạch
sẽ … .
+ Tàu đã trao thông báo sẵn sàng làm hàng NOR( Notice of readiness) cho
người thuê tàu, hoặc người nhận hàng, hoặc đại lý của họ tại cảng xếp/dỡ trực
tiếp hoặc thư tín, fax , điện báo …
Các điều kiện trên đây là căn cứ để tính thời gian làm hàng (Laytime).
+ Người chuyên chở có nghĩa vụ mở hầm hàng lần đầu và đóng hầm lần cuối
nếu hợp đồng không quy định gì
2. Các nghĩa vụ liên quan đến hàng
2.1. Các nghĩa vụ liên quan đến hàng của người chuyên chở trong hợp đồng
thuê tàu chợ :
+ Người chuyên chở phải có nghĩa vụ bốc hàng lên tàu. Nếu người chuyên
chở không tự làm, thì phải thuê các công ty bốc xếp để bốc hàng lên tàu, mọi chi
phí người chuyên chở phải thanh toán. Người chuyên chở phải thuê các phương
tiện bốc xếp phù hợp, bốc hàng sao cho bảo vệ được hàng hoá khi đưa xuống tàu.
Nếu có tổn thất gì trong khi bốc hàng, thì người chuyên chở phải bồi thường cho
người gửi hàng trước, sau đó mới truy đòi người xếp hàng sau .
53
+ Người chuyên chở có nghĩa vụ san, xếp hàng hoá trong hầm tầu, khoang
tàu, đây là trách nhiệm nặng nề của thuyền trưởng. Sự an toàn của hàng hoá,
hành trình, tàu phụ thuộc rất nhiều vào sự mẫn cán của anh ta .
+ Bảo quản, chăm sóc hàng hoá trong suốt quá trình chuyên chở, thường
xuyên theo dõi hàng, thông hơi , thông gió hàng hoá khi cần thiết .
+ Dỡ hàng ra khỏi tàu, khi tàu đến cảng dỡ hàng để giao cho người nhận hàng
hợp pháp tại cảng đích.
2.2. Các nghĩa vụ liên quan đến hàng hoá của người chuyên chở trong hợp
đồng thuê tàu chuyến :
+ Bốc hàng ở cảng đi và dỡ hàng ở cảng đến, nếu điều đó được quy định
trong hợp đồng .
+ Chỉ huy, hướng dẫn và giám sát việc bốc hàng, san, xếp hàng trong hầm
hàng, mặc dù không được trả tiền. Đây là nghĩa vụ thương mại của người chuyên
chở. Người chuyên chở phải tiến hành xếp dỡ hàng hoá cẩn thận, đúng kỹ thuật
(hàng hoá kỵ nhau không được xếp gần nhau), hàng nào dụng cụ ấy( không dùng
móc đối với hàng bao kiện đã được khuyến cáo trên bao bì). Những việc trên đây
là vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho hành trình chạy biển, cũng như
thuận lợi cho việc chăm sóc, bảo quản hàng hóa khi vận chuyển. Đây được cũng
được coi là nghĩa vụ theo luật của người chuyên chở. Người chuyên chở có nghĩa
vụ thường xuyên theo dõi thông hơi thông, gió cho hàng hoá khi cần thiết .
+ Chăm sóc, bảo quản hàng hoá, sử lý hàng hoá trong suốt hành trình sao cho
có lợi nhất cho chủ hàng .
+ Trả hàng hoá cho người nhận hàng hợp pháp tại cảng đích
3. Nghĩa vụ cấp vận đơn :
3.1 Đối với người chuyên chở hàng hoá bằng tàu chợ :
+ Sau khi hàng hoá được giao lên tàu, người chuyên chở (Thuyền trưởng
hoặc đại lý tàu biển ), theo yêu cầu của người thuê chở (Người gửi hàng), phải
cấp một bộ vận đơn đường biển. Trong đó, ngoài các chi tiết khác thì phải có các
chi tiết sau :
54
- Ký mã hiệu chính, cần thiết để nhận biết hàng hoá như tài liệu bằng văn
bản do người gửi hàng cung cấp trước lúc bắt đầu xếp hàng, với điều kiện là
những ký mã hiệu này phải được in hoặc thể hiện rõ ràng lên hàng hóa đóng bao
hoặc không đóng bao hoặc lên trên những hòm kiện chứa hàng hoá, mà trong
điều kiện bình thường những ký mã hiệu đó vẫn đọc được cho đến khi kết thúc
hành trình .
- Số kiện, số chiếc hoặc số lượng hay trọng lượng tuỳ trường hợp, như
người gửi hàng đã cung cấp bằng văn bản .
- Trạng thái và điều kiện bên ngoài của hàng hoá .
Tuy nhiên luật cũng quy định là người chuyên chở, Thuyền trưởng hay đại
lý của người chuyên chở không buộc phải kê khai hay ghi trên vận đơn những mã
hiệu, số lượng hay trọng lượng mà họ có cơ sở chắc chắn để nghi ngờ là không
thật đúng, hoặc không có cách nào hợp lý để kiểm tra. Trong thực tế, trên bất kỳ
vận đơn nào cũng có ghi số lượng, trọng lượng. Nhưng nếu có nghi ngờ, Thuyền
trưởng sẽ ghi dự kháng vào vận đơn để dễ từ chối trách nhiệm sau này. Nhưng
người chuyên chở chỉ được phép dự kháng, khi có cơ sở chắc chắn để nghi ngờ là
hàng giao không thật đúng với lời khai của người gửi hàng và khi người chuyên
chở không có biện pháp hợp lý nào để kiểm tra lời khai của người gửi hàng.
Về phía người gửi hàng, họ phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ ký mã
hiệu chính của hàng hoá để thuyền trưởng ghi vào vận đơn, phải ghi đầy đủ ký
mã hiệu lên kiện hàng . Ký mã hiệu này phải rõ ràng, không được phai nhoà
trong suốt quá trình chuyên chở đến khi giao xong hàng hoá.
Trình tự lập vận đơn thường được tiến hành theo những bước sau :
+ Giao hàng lên tàu hoặc giao hàng cho người chuyên chở .
+ Người gửi hàng nộp cước phí chuyên chở (Trong trường hợp cước trả
trước) .
+ Thuyền phó lập biên lai thuyền phó .
55
+ Trên cơ sở biên lai thuyền phó, Thuyền trưởng sẽ điền vào các chi tiết
trên vận đơn đường biển và ký tên đóng dấu sau đó giao cho người gửi hàng bộ
vận đơn.
Thông thường bộ vận đơn có 3 bản gốc và một số bản copy không có giá
trị chuyển nhượng, khi một trong các bản chính đã dùng để nhận hàng thì các bản
còn lại tự động vô hiệu, nếu hàng hoá không có khuyết tật gì thì đó phải là bộ vận
đơn sạch ( Clean on boad B/L ).
3.2. Đối với người chuyên chở hàng hoá bằng tàu chuyến :
- Cũng tương tự như người chuyên chở hàng hoá bằng tàu chợ, người
chuyên chở bằng tàu chuyến cũng cấp cho người gửi hàng một bộ vận đơn,
nhưng đó là bộ vận đơn dùng cho tàu chuyến (C/P B/L). Vận đơn này không có
tính năng là bằng chứng của hợp đồng mà chỉ bổ sung cho hợp đồng .
4 . Nghĩa vụ liên quan đến hành trình
4.1 Đối với người chuyên chở hàng hoá bằng tàu chợ :
- Người chuyên chở phải cho tàu đi theo tuyến đường thường lệ, từ cảng
bốc hàng đến cảng dỡ hàng, như đã niêm yết, trong khoảng thời gian đã cam kết,
nếu không có gì đột xuất, bất khả kháng để bảo vệ quyền lợi khai thác tàu và bảo
vệ quyền lợi cho chủ hàng .
4.2 Đối với người chuyên chở bằng tàu chuyến :
- Người chuyên chở phải vận chuyển hàng hoá theo tuyến đường ngắn
nhất, thông thường từ cảng bốc hàng, đến cảng dỡ hàng trong thời gian hợp lý,
nhưng người chuyên chở vẫn có quyền cho tàu đi chệch hướng, trong các trường
hợp bất khả kháng và vì các mục đích nhân đạo mà trong các công ước quốc tế
và các hợp đồng cho phép .
5. Nghĩa vụ chi trả các chi phí liên quan đến đến con tàu như chi phí hoa
tiêu , cầu bến , chi phí ra vào cảng , đại lý phí , chi phí nhiên liệu , nước ngọt, chi
trả tiền thưởng xếp dỡ nhanh nếu hợp đồng thuê tàu chuyến quy định thưởng
phạt, phí môi giới nếu có ….
56
II. Các quyền hạn chủ yếu của người chuyên chở :
+ Người chuyên chở có quyền thu được tiền cước. Vì vậy, trong các hợp
đồng thuê tàu, trong các vận đơn người ta bao giờ cũng viết: “Tiền cước là thu
nhập chính của người chuyên chở và không được khấu trừ bất kỳ lý do nào dù
hàng hoá có thiệt hại hay không”, tiền cước còn được tính vào tổn thất chung.
+ Quyền của người chuyên chở đối với hàng hoá bốc quá khối lượng lên
tàu, hàng hoá bốc lậu lên tàu :
Điều 100 Bộ luật hàng hải Việt Nam quy định: “Nếu hàng hoá bốc lên tàu
quá khối lượng, thì người vận chuyển có quyền, thu thêm cước theo giá thoả
thuận đối với hàng hoá đó. Trong trường hợp, hàng hoá được bốc lậu lên tàu,
người vận chuyển có quyền thu gấp đôi tiền cước và được bồi thường các tổn thất
phát sinh do việc xếp số hàng lậu đó lên tàu. Người chuyên chở có quyền dỡ số
hàng lậu đó lên bất cứ cảng nào khi xét thấy cần thiết” .
+ Người chuyên chở có quyền từ chối, chuyên chở những hàng hoá không đủ
tiêu chuẩn an toàn vận chuyển, nhất là đối với các hàng hoá nguy hiểm, hàng siêu
trường, siêu trọng mà tàu không đủ các trang thiết bị đối với hàng hoá đó, nếu
chuyên chở rất có thể sự an toàn của hàng, tàu, hành trình bị đe doạ .
+ Quyền thay thế tàu của người chuyên chở:
Bộ luật hàng hải Việt Nam điều 64 qui định:
“ Đối với hợp đồng lưu khoang, thì người vận chuyển có quyền thay thế tàu
đã được chỉ định trong hợp đồng bằng một tàu khác cùng loại, có đủ điều kiện
cần thiết để vận chuyển hàng hoá, nếu hợp đồng không cấm việc thay thế tàu và
phải thông báo cho ngươì thuê vận chuyển biết”
+ Người chuyên chở có quyền huỷ hợp đồng chuyên chở, nếu người thuê chở
quá thời hạn cho phép mà vẫn không cung cấp hàng .
+ Người chuyên chở có quyền tuyên bố số hàng sẽ xếp lên tàu vào lúc trao
thông báo sẵn sàng, nếu hợp đồng không quy định gì.
+ Người chuyên chở có quyền đòi cước khống, nếu người thuê chở không
cung cấp đủ hàng .
57
+ Người chuyên chở có quyền đòi tiền phạt, tiền bồi thường phát sinh, nếu
người thuê chở cung cấp hàng chậm, bốc/dỡ hàng chậm, trái với quy định của
hợp đồng .
+ Người chuyên chở có quyền cầm giữ hàng, để đòi tiền cước nếu bên thuê
chở trả thiếu hoặc không trả.
Trong hợp đồng thuê tàu chuyến, vận đơn tàu định tuyến thường có điều
khoản cầm giữ nợ cho phép người chuyên chở quyền cầm giữ hàng cho tới khi
tiền cước, tiền cước khống, tiền phạt được thanh toán .
Theo luật Anh người chuyên chở chỉ có quyền cầm giữ hàng để đòi tiền
cước, tiền phạt, phần đóng góp tổn thất chung, chi phí cứu hộ .
Theo bộ luật hàng hải Việt Nam ( Điều 113 khoản 2 ) người chuyên chở có
quyền cầm giữ hàng để đòi các chi phí liên quan đến : Án phí, chi phí thi hành
án, chi phí bảo quản hàng hoá, chi phí bán, thuế, các loại chi phí công cộng khác,
khoản tiền chi phí cứu hộ, chi phí tổn thất chung, tiền bồi thường các tổn thất do
hàng hoá gây nên .
Hợp đồng GENCON 1994 (Điều 8) quy định :" Người chuyên chở có
quyền cầm giữ hàng hoá và các khoản thu của người thuê tàu để khấu trừ tiền
cước, tiền cước khống, tiền phạt, các thiệt hại khác cũng như tất cả các khoản
tiền phải trả cho hợp đồng, kể cả chi phí phát sinh từ việc khiếu kiện đòi bồi
thường các khoản tiền nói trên"
III. Các trách nhiệm chủ yếu của người chuyên chở trong hợp đồng
chuyên chở hàng hóa bằng đường biển :
- Trách nhiệm chủ yếu của người chuyên chở đối với hàng hoá gồm ba nội
dung sau :
1/Trách nhiệm của người chuyên chở đối với tổn thất hàng hoá:
- Công ước Bruxell 1924 còn gọi là quy tắc “ Hague 1924” và quy tắc Hague-
Visby 1968 đều quy định trách nhiệm của người chuyên chở theo tính chất sau:
58
- Người chuyên chở chỉ phải chịu trách nhiệm đối với hư hỏng, mất mát của
hàng hoá do cung cấp tàu không đủ khả năng đi biển (Unseawrthy ship)
và do xếp hàng quá tồi( Bad stowage)
- Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm đối với hư hỏng, mất mát của
hàng hóa trong mọi trường hợp nếu không chứng minh được các trường
hợp gây nên hư hỏng, mất mát của hàng hoá nằm trong các miễn trách
hoặc ngoài tầm kiểm soát của người chuyên chở .
Quy tắc Hamburg 1978 quy định khác so với hai quy tắc trên ở các điểm chính
sau đây :
- Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về mất mát hư hỏng của hàng
hoá, về sự chậm giao hàng một khi hàng hoá còn nằm trong thời hạn trách
nhiệm của người chuyên chở .
Quy tắc Hamburg 1978 không dựa trên việc liệt kê các miễn trách nhiệm, mà
dựa trên nguyên tắc: “ Suy đoán lỗi”. Điều này có nghĩa là khi có hư hỏng, mất
mát, hay chậm giao hàng hoá, thì suy đoán rằng người chuyên chở có lỗi. Người
chuyên chở muốn giải thoát trách nhiệm, thì phải có nghĩa vụ chứng minh là
mình không có lỗi, hoặc đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn ngừa
sự cố gây ra mất mát, hoặc chậm giao hàng . Tuy nhiên, Quy tắc Hamgurg 1978
cũng còn quy định hai trường hợp miễn trách cho người chuyên chở là hư hỏng,
mất mát hoặc chậm giao hàng do cứu sinh mạng, hay tài sản trên biển và thiệt hại
do việc chuyên chở súc vật sống, từ tính chất đặc biệt của loại hàng hoá này.
Bộ luật hàng hải Việt nam quy định cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở
dựa trên sự tham khảo các quy phạm của Quy tắc Hague – Visby và Quy tắc
Hamburg 1978 .
- Người chuyên chở chịu trách nhiệm đối với hư hỏng, mất mát của hàng
hoá ,trong trường hợp tàu không đủ khả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số vấn đề pháp lý của hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển.pdf