MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 4
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ ĐÌNH CÔNG 4
I. Tranh chấp lao động tập thể - xuất phát điểm của đình công 4
1. Quan hệ lao động và tranh chấp lao động 4
1.1. Quan hệ lao động – cơ sở phát sinh tranh chấp lao động 4
1.2. Quan niệm về tranh chấp lao động 6
2. Đặc điểm của tranh chấp lao động 8
3. Tranh chấp lao động tập thể – Xuất phát điểm của đình công 11
II. Các vấn đề lý luận đình công theo pháp luật lao động Việt Nam 12
1. Khái niệm và bản chất của đình công 12
2. Các dấu hiệu cơ bản của đình công 18
2.1. Việc thực hiện quyền đình công biểu hiện thông qua sự ngừng việc của người lao động 18
2.2. Việc thực hiện quyền đình công phải có tính tổ chức, thường do tổ chức công đoàn lãnh đạo 19
2.3. Việc thực hiện quyền đình công phải do tập thể người lao động tiến hành 20
2.4. Nhằm đạt được những yêu sách về quyền và lợi ích của tập thể lao động 20
2.5. Việc thực hiện quyền đình công của người lao động phải là tự nguyện 21
2.6. Đình công phải tiến hành theo cách thức và trình tự do pháp luật quốc gia quy định 22
2.7. Việc thực hiện quyền đình công chỉ được tiến hành ở những doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và tập thể lao động mà pháp luật cho phép đình công 22
3. Phân loại đình công 25
4. Trình tự và thủ tục tiến hành đình công theo pháp luật Việt nam 26
5. Cấm đình công – hoãn và ngừng cuộc đình công 29
5.1. Cấm đình công 29
5.2. Hoãn và ngừng cuộc đình công 31
CHƯƠNG II 33
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG VÀ THỰC TIỄN 33
GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG Ở VIỆT NAM 33
I. Thủ tục giải quyết các cuộc đình công 33
1. Thẩm quyền giải quyết của toà án nhân dân 33
2. Yêu cầu toà án giải quyết cuộc đình công 34
2.1. Người có quyền yêu cầu 34
2.2. Nội dung yêu cầu 34
2.3. Nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ (Điều 90 – Pháp lệnh) 35
2.4. Thụ lý đơn yêu cầu 35
3. Giải quyết cuộc đình công 36
3.1. Chuẩn bị giải quyết cuộc đình công 36
3.3. Xét tính hợp pháp của cuộc đình công 41
II. Thực trạng đình công ở Việt Nam 47
1. Thực trạng các cuộc đình công ở Việt Nam 47
2. Những nguyên nhân dẫn đến cuộc đình công ở Việt Nam 52
2.1. Phía người sử dụng lao động 52
2.2. Những nguyên nhân phía người lao động 56
2.3. Nguyên nhân về phía tổ chức công đoàn cơ sở 57
2.4. Nguyên nhân xuất phát từ các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động 58
2.5. Về hệ thống văn bản pháp luật lao động 59
III. Thực tiễn giải quyết đình công ở Việt Nam 60
1. Thực tiễn giải quyết đình công ở Việt Nam thời gian qua 60
2. Một số nhận xét và đánh giá chung về việc giải quyết đình công ở Việt Nam 61
2.1. Ưu điểm 61
2.2. Nhược điểm 62
CHƯƠNG III 64
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH 64
CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐÌNH CÔNG VÀ GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG 64
Ở VIỆT NAM 64
I. Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện các quy định pháp luật về đình công và giải quyết đình công 64
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về đình công và giải quyết đình công ở Việt Nam 66
1. Về mặt văn bản pháp luật 66
2. Về cơ chế giải quyết đình công 70
3. Về việc tổ chức thực hiện 72
3.1. Có biện pháp thúc đẩy các doanh nghiệp thành lập công đoàn cơ sở 72
3.2. Buộc các chủ doanh nghiệp phải triển khai việc ký kết hợp đồng lao động 73
3.3. Tích cực tuyên truyền nội dung Bộ luật lao động, các văn bản pháp luật lao động, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của người lao động, người sử dụng lao động 73
3.4. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, nghiêm trị các hành vi vi phạm lợi ích của người lao động 74
3.5. Mở rộng quan hệ quốc tế về quản lý lao động 75
KẾT LUẬN 76
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ CÁCH THỨC THU THẬP THÔNG TIN 77
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10051 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số vấn đề pháp lý về đình công và giải quyết đình công theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩm phán do tính chất phức tạp của đình công. Ngoài ra toà lao động, toà án nhân dân cấp tỉnh còn có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm các tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể.
Điều 177 Bộ luật lao động quy định “Toà án nhân dân có quyền quyết định cuối cùng về những cuộc đình công và tranh chấp lao động tập thể”. Trong quá trình giải quyết, toà án xét xử độc lập, quyết định theo đa số và chỉ tuân theo pháp luật, không chịu sự chi phối của bất kỳ cá nhân, tổ chức, cơ quan nào. Quyết định của toà án có hiệu lực bắt buộc đối với mỗi bên.
2. Yêu cầu toà án giải quyết cuộc đình công
2.1. Người có quyền yêu cầu
Theo điều 87 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở, người sử dụng lao động, cơ quan lao động cấp tỉnh. Liên đoàn lao động cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân là những chủ thể có quyền yêu cầu hoặc khởi tố đề nghị Toà án kết luận đình công hợp pháp hoặc bất hợp pháp.
Trước khi bắt đầu đình công, trong quá trình đình công hoặc sau khi đã ngừng đình công, Ban chấp hành công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn đến Toà án yêu cầu kết luận cuộc đình công hợp pháp, người sử dụng có quyền nộp đơn đến toà án kết luận tính bất hợp pháp của đình công.
Trước khi bắt đầu đình công hoặc trong quá trình đình công, cơ quan lao động cấp tỉnh, Liên đoàn lao động cấp tỉnh có quyền gửi văn bản đến toà án yêu cầu kết luận cuộc đình công hợp pháp và bất hợp pháp. Viện kiểm sát nhân dân có quyền khởi tố để yêu cầu toà án kết luận cuộc đình công bất hợp pháp.
Tóm lại, quyền yêu cầu toà án giải quyết cuộc đình công trước hết thuộc về Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động là những chủ thể trực tiếp tham gia quan hệ tranh chấp. Với tư cách là đại diện cho tập thể lao động và có vai trò lãnh đạo đình công, Ban chấp hành công đoàn cơ sở có quyền yêu cầu toà án kết luận đình công hợp pháp trước, trong và sau khi đã ngừng đình công. Người sử dụng lao động với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp, quản lý, điều hành tập thể lao động nơi tập thể lao động tiến hành đình công có quyền yêu cầu Toà án kết luận tính bất hợp pháp của cuộc đình công.
2.2. Nội dung yêu cầu
Điều 88 pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động quy định ở doanh nghiệp tập thể lao động tiến hành đình công, người sử dụng lao động khi nộp đơn yêu cầu toà án kết luận đình công hợp pháp hoặc bất hợp pháp bao gồm nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định việc đình công; họ tên, địa chỉ những người lãnh đạo cuộc đình công.
- Họ tên của người sử dụng lao động.
- Tên địa chỉ của chủ doanh nghiệp, nơi tập thể lao động đình công.
- Lý do.
- Yêu cầu của người làm đơn
Kèm theo yêu cầu phải gửi các bản sao bản yêu cầu, bản thông báo về cuộc đình công, quyết định của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh về việc giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết cuộc đình công. Trong trường hợp người nộp đơn là người sử dụng lao động phải nộp tiền lệ phí theo mức do chính phủ quy định.
Văn bản yêu cầu toà án kết luận cuộc đình công hợp pháp hoặc bất hợp pháp của cơ quan lao động cấp tỉnh, của liên đoàn lao động cấp tỉnh, văn bản khởi tố của Viện kiểm sát phải ghi rõ:
- Tên, địa chỉ của cơ quan yêu cầu. Họ, tên, chức vụ của người ký văn bản yêu cầu.
- Tên, địa chỉ doanh nghiệp nơi tập thể lao động đình công.
- Lý do yêu cầu kết luận cuộc đình công hợp pháp hoặc bất hợp pháp.
- Các yêu cầu cụ thể.
Kèm theo văn bản yêu cầu phải có các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc yêu cầu kết luận đình công hợp pháp hoặc bất hợp pháp.
2.3. Nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ (Điều 90 – Pháp lệnh)
Ban chấp hành công đoàn cơ sở, người sử dụng lao động có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng từ cần thiết theo yêu cầu của toà án trong quá trình giải quyết cuộc đình công và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các tài liệu chứng cứ đó. Nếu cơ quan lao động cấp tỉnh, liên đoàn lao động cấp tỉnh yêu cầu hoặc Viện kiểm sát nhân dân khởi tố yêu cầu toà án giải quyết cuộc đình công thì các cơ quan đó phải yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ.
2.4. Thụ lý đơn yêu cầu
Thụ lý đơn yêu cầu là việc toà án xem xét và chấp nhận yêu cầu đề nghị của người yêu cầu. Vì vậy, có thể nói rằng, các yêu cầu của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, người sử dụng lao động, cơ quan lao động cấp tỉnh, liên đoàn lao động cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân có được toà án chấp nhận hay không chính là giai đoạn này. Khi nhận được đơn yêu cầu của các đương sự và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, toà án sẽ xem xét đơn cùng các giấy tờ, các tài liệu liên quan. Nếu thấy vụ việc đó thuộc thẩm quyền của mình, toà án sẽ tiến hành thụ lý. Khi đơn yêu cầu đã được thụ lý, toà án sẽ có trách nhiệm xem xét và giải quyết, cụ thể là: Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu toà án phải xem xét đơn cùng các giấy tờ, tài liệu kèm theo. Nếu xét thấy các cuộc đình công thuộc thẩm quyền của mình, toà án vào sổ thụ lý và thông báo cho ban chấp hành công đoàn cơ sở, người sử dụng lao động cơ quan lao động cấp tỉnh, liên đoàn lao động cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp biết (Điều 91 – Pháp lệnh).
3. Giải quyết cuộc đình công
Giải quyết cuộc đình công bao gồm ba thủ tục kế tiếp nhau là: chuẩn bị cuộc đình công, hội nghị hoà giải và xét tính hợp pháp của cuộc đình công, được quy định tại các mục II, III, IV (chương XIII) – pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động.
3.1. Chuẩn bị giải quyết cuộc đình công
Chuẩn bị giải quyết cuộc đình công là một giai đoạn quan trọng và không thể thiếu trong quá trình tố tụng. Để có thể giải quyết các cuộc đình công cần phải có một thời gian nhất định để chuẩn bị. Bởi ngay một lúc các thẩm phán không thể khẳng định được tính chất hợp pháp hay bất hợp pháp của cuộc đình công, lỗi của các bên nếu chưa thu thập và xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng từ, tài liệu có liên quan đến vụ đình công đó. Vì vậy đây là giai đoạn không thể thiếu trong quá trình tố tụng.
Trong giai đoạn này, toà án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ và thực hiện những hành vi cần thiết cho quá trình giải quyết. Do vậy nếu được chuẩn bị kỹ sẽ giúp cho quá trình giải quyết được nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật.
Theo qui định điều 92 Pháp lệnh thì ngay sau khi thụ lý đơn, Chánh toà lao động sẽ phân công ngay một thẩm phán giải quyết cuộc đình công. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, thẩm phán được phân công giải quyết cuộc đình công phải ra một trong các quyết định sau:
- Đưa cuộc đình công ra giải quyết
- Đình chỉ việc giải quyết đình công.
Trong quá trình chuẩn bị, thẩm phán được phân công sẽ tiến hành một loạt các hoạt động sau:
+ Thu thập tài liệu, chứng cứ để lập hồ sơ giải quyết cuộc đình công, việc cung cấp tài liệu, chứng cứ là thuộc nghĩa vụ của đương sự.
+ Xác minh tại chỗ: Các chủ thể nộp văn bản yêu cầu toà án kết luận tính hợp pháp của cuộc đình công có nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ nhưng không phải mọi tài liệu, chứng cứ đều là khách quan, đúng yêu cầu. Để biết được tài liệu, chứng cứ đó có khách quan, đáng tin hay không thì “thẩm phán có nghĩa vụ giải quyết cuộc đình công phải tiến hành kiểm tra lại những tài liệu, chứng cứ đó bằng cách xác minh tại chỗ. Việc xác mịnh tại chỗ phải lập thành văn bản, có chữ ký của người liên quan, chữ ký của thẩm phán được phân công giải quyết và chữ ký của thư ký toà án, đóng dấu của toà án vào văn bản”(13) Công văn số 40/KHXX của Toà án nhân dân tối cao, 6.7.1999
.
+Ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp kịp thời:
Pháp lệnh quy định: “Trước khi mở phiên toà thì thẩm phán được phân công giải quyết đình công và hội đồng xét xử tại phiên toà có quyền ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc người lao động và người sử dụng lao động thực hiện một số hành vi nhất định và chỉ được áp dụng nếu thấy thật cần thiết như cấm người sử dụng lao động bán máy móc thíêt bị, cấm tập thể lao động khi đình công tập trung ngoài địa phận của doanh nghiệp v.v…”(14) Công văn số 40/KHXX của Toà án nhân dân tối cao, 6.7.1999
. Cần lưu ý trong quyết định áp dụng biện pháp khản cấp kịp thời cần ghi rõ thời hạn có hiệu lực của quyết định. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thi hành ngay và có thể bị thay đổi hoặc bỏ theo qui định tại điều 45 của Pháp lệnh. Như vậy, toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo vệ lợi ích cho tập thể người lao động hoặc người sử dụng lao động. Điều này được phân biệt với hoãn hoặc ngừng đình công của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điều 175 Bộ luật lao động và điều 86 Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động.
Một điểm khác biệt nữa là quyết định hoãn hay ngừng đình công của Thủ tướng Chính phủ được thi hành ngay, không ai được kháng cáo, kháng nghị. Còn quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của toà án cũng được thi hành ngay nhưng để đảm bảo lợi ích cho các bên, đảm bảo công bằng thì các đương sự và Viện kiểm sát có quyền kháng cáo hoặc kháng nghị với Chánh án toà án đang giải quyết cuộc đình công về quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp kịp thời. Trong thời hạn 3 ngày, chánh án toà án phải xem xét và trả lời. Nếu kháng cáo, kháng nghị của đương sự hoặc Viện kiểm sát là đúng thẩm phán hoặc hội đồng xét xử ra quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nếu kháng cáo, kháng nghị không đúng thì biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ được áp dụng ngay.
+ Trong quá trình giải quyết đình công nếu thẩm phán phát hiện dấu hiệu tội phạm thì cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Viện Kiểm sát nhân dân xem xét khởi tố người có hành vi phạm tội.
+ Hoà giải giữa Ban chấp hành công đoàn và người sử dụng lao động về việc giải quyết cuộc đình công. Việc hoà giải này phải được lập thành biên bản (công văn số 40/KHXX của toà án nhân dân tối cao).
Theo Điều 94 – Pháp lệnh thì toà án đình chỉ việc giải quyết đình công trong các trường hợp.
- Người có yêu cầu rút đơn yêu cầu, Viện kiểm sát rút quyết định khởi tố.
- Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động thoả thuận được với nhau về việc giải quyết cuộc đình công.
Khi thẩm phán được phân công giải quyết đình công quyết định đưa cuộc đình công ra giải quyết thì toà án phải nhanh chóng tiến hành triệu tập ngay một hội nghị hoà giải.
3.2. Hội nghị hoà giải
Hội nghị hoà giải là một thủ tục cần thiết phải có trước khi mở phiên toà xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Nó là cần thiết bởi vì bản chất của quan hệ lao động là tự do thương lượng và thoả thuận, căn cứ vào các qui định của pháp luật và điều kiện, khả năng thực tế của mỗi bên. Do vậy khi có bất đồng, tranh chấp và đình công xảy ra, cần phải tôn trọng quyền tự định đoạt của bên đương sự. Yếu tố thương lượng, thoả thuận giữa các bên được đặt lên hàng đầu, cưỡng chế chỉ là biện pháp cuối cùng khi không đạt tới sự thương lượng. Đây là nguyên tắc quan trọng có tính chất đặc biệt của việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công.
Theo điều 97 pháp lệnh, mục đích của hội nghị hoà giải là để Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động thoả thuận với nhau về việc giải quyết cuộc đình công. Thông qua hoà giải, các bên được thực hiện quyền tự định đoạt của mình. Nếu việc hoà giải thành sẽ rút ngắn thời gian giải quyết đình công. Tuy đây không phải là lần đầu tiên của các bên gặp gỡ thương lượng, nhưng pháp luật vẫn tạo điều kiện để các bên trao đổi, thoả thuận với nhau thêm một lần nữa nhằm đạt được kết quả. Nhưng khác với lần hoà giải trước, hội nghị hoà giải này được tổ chức dưới sự chủ trì của thẩm phán được phân công giải quyết cuộc đình công, có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát nhân dân và phải tuân theo một trình tự, thủ tục luật định.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các phương thức hoà giải và trọng tài nếu có cơ chế thích hợp và sử dụng tốt có thể giải quyết được tới 70% đến 80% các tranh chấp lao động. Bằng việc hoà giải, toà án không chỉ giải quyết đình công có hiệu quả mà còn giúp các bên trong quan hệ lao động hiểu biết nhau hơn, tôn trọng quyền và lợi ích của nhau, hiểu biết pháp luật hơn.
Thành phần hội nghị hoà giải:
Cơ cấu các thành viên tham gia hội nghị hoà giải có vai trò hết sức quan trọng vì hội nghị hoà giải có đạt được kết quả hay không một phần phụ thuộc vào các thành viên tham gia hội nghị hoà giải. Theo điều 98 pháp lệnh, đại diện ban chấp hành công đoàn cơ sở, người sử dụng lao động phải có mặt tại hội nghị hoà giải. Bên cạnh đó, các cơ quan tổ chức liên quan như Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan lao động cấp tỉnh và liên đoàn lao động cấp tỉnh cũng có nhiệm vụ tham dự hội nghị hoà giải.
Trong trường hợp cần thiết, toà án có thể mời thêm các chuyên gia về lĩnh vực hữu quan tư vấn cho hội nghị hoà giải. Đây là những người có trình độ, am hiểu pháp luật lao động, hiểu biết các hoạt động sản xuất, kinh doanh và là người có khả năng hoà giải. Sự tham gia của họ là một nhân tố quan trọng giúp các bên tranh chấp có thể hoà giải được những bất đồng, hội nghị hoà giải đạt kết quả.
Toà án triệu tập hội nghị hoà giải lần này chính là để Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động thoả thuận với nhau về việc giải quyết cuộc. Các thành phần khác tham gia hội nghị cũng chỉ phân tích, gợi ý, giải pháp thích pháp luật, giúp các bên thoả thuận được những bất đồng. Vì vậy, trong trường hợp vắng mặt một trong hai bên: Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người sử dụng lao động thì hội nghị hoà giải phải bị tạm hoãn. Tuy nhiên, hoà giải là một bước không thể thiếu được trong quá trình giải quyết đình công nên trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày hoãn hội nghị hoà giải, thẩm phán phải triệu tập lại hội nghị hoà giải lần thứ hai.
Tiến hành hội nghị hoà giải:
Hội nghị hoà giải có thể được tiến hành tại trụ sở toà án hoặc trụ sở doanh nghiệp nơi xảy ra đình công.
Theo điều 99 Pháp lệnh: “Thẩm phán được phân công giải quyết cuộc đình công tổ chức và chủ trì hội nghị hoà giải”. Sau khi thẩm phán giới thiệu thành phần tham gia hội nghị hoà giải, đại diện ban chấp hành công đoàn cơ sở trình bày nội dung tranh chấp lao động tập thể, quyết định cho Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh, lý do không đồng ý với quyết định đó, nội dung yêu cầu người sử dụng lao động phải giải quyết và đề nghị của tập thể lao động.
Người sử dụng lao động trình bày ý kiến của mình về nội dung yêu cầu và đề nghị của tập thể lao động, phương án giải quyết tranh chấp lao động tập thể, phương án giải quyết hậu quả của cuộc đình công.
Đại diện cơ quan lao động cấp tỉnh, đại diện liên đoàn lao động cấp tỉnh phát biểu ý kiến của mình về các yêu cầu và đề nghị của tập thể lao động, của người sử dụng lao động, đại diện viện kiểm sát trình bày ý kiến của mình về việc giải quyết cuộc đình công. Thẩm phán được phân công giải quyết cuộc đình công nêu các căn cứ pháp luật, giải thích cho các đương sự, tiến hành hoà giải để các bên thương lượng, thoả thuận với nhau về việc giải quyết cuộc đình công.
Trong trường hợp các bên thoả thuận được với nhau về việc giải quyết cuộc đình công thì thẩm phán lập biên bản hoà giải thành và ra quyết định công nhận sự thoả thuận các bên; quyết định này có hiệu lực pháp luật và được gửi cho đương sự, Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân. Trong trường hợp các bên không thương lượng, thoả thuận được với nhau thì thẩm phán lập biên bản hoà giải không thành và buộc người sử dụng lao động trong thời hạn ba ngày kể từ ngày lập biên bản hoà giải không đưa ra phương án mới về việc giải quyết cuộc đình công và các bên phải thương lượng với nhau về phương án đó. Nếu không thoả thuận được thì thẩm phán giao cho ban chấp hành công đoàn cơ sở trong thời hạn ba ngày kể từ ngày ra quyết định tổ chức lấy ý kiến của tập thể lao động về phương án do người sử dụng lao động đưa ra. Nếu quá nửa tập thể lao động đồng ý thì thẩm phán ra quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày ra quyết định, toà án phải mở phiên toà.
Biên bản hoà giải hoặc không thành phải có chữ của thẩm phán, thư ký hội nghị hoà giải và các bên đương sự.
Trong mọi trường hợp, trước khi ra quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công, thẩm phán phải báo cáo với chánh án Toà án lao động để chỉ định thêm hai thẩm phán tham gia hội giải quyết cuộc đình công.
3.3. Xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công là giai đoạn cuối của quá trình giải quyết cuộc đình công. Toà án chỉ mở phiên họp xét xử tính hợp pháp của cuộc đình công khi hội nghị hoà giải không đạt kết quả, việc thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động và Ban chấp công đoàn cơ sở không thành. Vì vậy, các quyết định của toà án trong phiên họp xét tính hợp pháp cuộc đình công có ý nghĩa quyết định với các bên đương sự. Trong phiên họp, toà án sẽ xem xét các tài liệu, chứng cứ, đối chiếu với các quy định của pháp luật để đi đến kết luận cuộc đình công của tập thể người lao động là hợp pháp hay bất hợp pháp. Căn cứ vào lỗi của các bên, toà án sẽ tiến hành giải quyết các vấn đề về tiền lương, quyền lợi của người lao động trong thời gian đình công cũng như các yêu cầu của tập thể lao động.
Thành phần tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công:
Điều 177 Bộ luật lao động quy định: “Toà án nhân dân có quyền quyết định cuối cùng về những cuộc đình công và tranh chấp lao động”. Đối với những cuộc đình công toà án có quyền ra quyết định: cuộc đình công là hợp pháp hoặc đình công là bất hợp pháp. Quyết định của toà án về việc giải quyết cuộc đình công và có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vì nói liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Quyết định này lại có hiệu lực thi hành ngay, vì vậy đòi hỏi các phán quyết của toà án phải oàn toàn chính xác và đúng pháp luật. Để đạt được điều đó, Hội đồng giải quyết các cuộc đình công phải bao gồm các thẩm phán chuyên trách về lao động, có nhiều kinh nghiệm trong công tác xét xử.
Những người tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công gồm:
- Hội đồng giải quyết cuộc đình công gồm ba thẩm phán toà lao động. Toà án nhân dân cấp tỉnh do thẩm phán được phân công giải quyết cuộc đình công làm chủ tịch.
- Viện kiểm sát nhân dân có nghĩa vụ tham gia phiên họp hội đồng dgiải quyết đình công. Phiên họp phải được diễn ra dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng cùng cấp vì vậy Viện kiểm sát tham gia phiên họp là bắt buộc.
Ban chấp hành công đoàn cơ sở, người sử dụng lao động hoặc người đại diện của họ phải tham dự phiên họp của hội đồng giải quyết đình công (công văn số 40/KHXX của Toà án nhân dân tối cao). Trường hợp vắng mặt đại diện Viện kiểm sát nhân dân, Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người sử dụng lao động thì phải hoãn phiên họp, thời gian hoãn họp không quá ba ngày, toà án phải tổ chức lại hội nghị hoà giải, việc pháp luật quy định người lao động và người sử dụng lao động phải có mặt là một tất yếu, vì họ là hai chủ thể có lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định của Toà án. Trách nhiệm của họ sẽ quyết định tại phiên họp xét tính hợp pháp này nên họ không thể vắng mặt được.
Giai đoạn này bắt buộc phải có mặt đại diện Viện kiểm sát, vì đây thực chất là giai đoạn xét xử của toà án. Trong hội nghị hoà giải thì tuỳ từng trường hợp Viện kiểm sát có thể có mặt hay vắng mặt cũng được nhưng ở phiên họp xét tính hợp pháp của đình công thì Viện kiểm sát phải có mặt để thực hiện chức năng của mình, đó là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của Toà án nhân dân.
Đối với những cuộc đình công mà cơ quan lao động cấp tỉnh, đại diện liên đoàn lao động cấp tỉnh có văn bản yêu cầu toà án giải quyết thì họ có quyền tham dự phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
Tiến hành hội nghị và hoà giải.
Xét tính hợp pháp của cuộc đình công nghĩa là toà án xem xét các căn cứ xem cuộc đình công đó là cuộc đình công hợp pháp hay bất hợp pháp. Như đã trình bày ở trên, cuộc đình công hợp pháp là cuộc đình công có đủ 6 căn cứ (khoản 1, điều 80 Pháp lệnh). Theo quy định tại khoản 2, điều 80 thì cuộc đình công thiếu 1 trong 6 căn cứ trên là cuộc đình công bất hợp pháp. Nhưng trước khi kết luận tính hợp pháp của cuộc đình công thì hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải tiến hành một số việc cụ thể sau:
Tại phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công, trước tiên thẩm phán là chủ tịch hội đồng trình bày quá trình giải quyết cuộc đình công, diễn biến và kết quả của quá trình hoà giải. Trong hội nghị hoà giải tập thể người lao động có nghĩa vụ trình bày nội dung tranh chấp lao động, quá trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể và những quyết định đối với việc giải quyết đó. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ nêu những phương án để giải quyết những tranh chấp đó. Thẩm phán chỉ có vai trò giải thích, nêu căn cứ pháp luật. Còn trong phiên họp thì vai trò của hội đồng xét xử là chủ yếu.
Tiếp theo, Viện kiểm sát nhân dân sẽ trình bày quan điểm của mình về cuộc đình công. Sau khi nghe và tổng hợp ý kiến của ban hành công đoàn cơ sở, của người sử dụng lao động và của Viện kiểm sát. Hội đồng giải quyết các cuộc đình công sẽ xem xét, thảo luận trong phòng nghị án. Hội đồng giải quyết các cuộc đình công sẽ quyết định theo đa số phiếu về tính hợp pháp của cuộc đình công.
Quyết định của toà án và hậu quản pháp lý.
Theo điều 102 Pháp lệnh, khi xem xét kết luận tính hợp pháp của cuộc đình công, toà án có quyền ra các quyết định.
- Cuộc đình công là hợp pháp.
- Cuộc đình công là bất hợp pháp.
Các quyết định này có hiệu lực thi hành ngay. Căn cứ vào tính hợp pháp hay bất hợp pháp của cuộc đình công, căn cứ vào lỗi của mỗi bên trong việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động. Toà án nhân dân sẽ tiến hành giải quyết các vấn đề về tiền lương và các quyền lợi khác cho người lao động tham gia đình công trong thời gian đình công. Cụ thể là:
Khi toà án ra quyết định công nhân cuộc đình công hợp pháp khi nó đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về phạm vi đình công, trình tự thủ tục tiến hành đình công, về danh mục các doanh nghiệp được đình công, về thực hiện các quy định của pháp luật. Khi cuộc đình công được kết luận là hợp pháp thì tiền lương và các quyền lợi khác của người lao động tham gia đình công được giải quyết theo điều 2, Nghị định 58/CP ngày 31.5.1997.
Trong trường hợp người sử dụng lao động có lỗi thì trong những ngày nghỉ việc vì đình công, người lao động tham gia đình công được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương theo mức lương tháng trước liền kề và được tính tương ứng với các hình thức trả lương thời gian.
Người sử dụng lao động phải giải quyết những quyền lợi khác cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động và phải thực hiện các yêu cầu chính đáng mà tập thể lao động đã nêu ra trong bản yêu cầu.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không có lỗi khi đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động và thoả ước lao động tập thể, nhưng tập thể lao động đưa ra các yêu cầu về những quyền lợi chưa được pháp luật hoặc thoả ước lao động tập thể quy định thì tiền lương trong những ngày đình công của người lao động tham gia đình công do Ban chấp hành công đoàn cơ sở thương lượng, thoả thuận với người sử dụng lao động.
Các quyền lợi khác của người lao động trong thời gian đình công được người sử dụng lao động giải quyết theo quy định của pháp luật.
Toà án sẽ kết luận cuộc đình công là bất hợp pháp khi cuộc đình công đó vi phạm một trong các quy định của pháp luật về đình công hợp pháp. Trong trường hợp này, toà án buộc tập thể lao động ngừng đình công và sẽ là căn cứ vào lỗi của mỗi bên và căn cứ vào các vi phạm của cuộc đình công để quyết định việc trả lương và giải quyết các quyền lợi khác của người lao động theo quy định tại Điều 3 Nghị định 58/CP, cụ thể là:
Trường hợp người sử dụng lao động có lỗi trong việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà giải quyết tiền lương và các quyền lợi khác cho người lao động.
Trường hợp cuộc đình công vi phạm về điều kiện như tập thể người lao động không đồng ý với quyết định của hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh nhưng đã khởi kiện để yêu cầu toà án giải quyết hoặc không tuân theo các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục đình công thì trong những ngày không làm việc vì đình công, người lao động tham gia đình công được người sử dụng lao động trả 70% lương theo mức lương tháng trước liền kề và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian.
Trường hợp cuộc đình công vi phạm một trong các điều kiện quy định tại các điểm a, đ, e k hoản 1 Điều 80 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động tham gia đình công được người sử dụng lao động trả 50% tiền lương theo mức lương tháng liền kề và được tính tương ứng với các hình thức trả lương thời gian.
Đối với cả hai trường hợp trên, thời gian người lao động tham gia đình công vẫn được người sử dụng lao động tính để giải quyết các quyền được hưởng theo lương…
Trường hợp người sử dụng lao động không có lỗi thì tuỳ theo nguyên nhân và tính hợp pháp của cuộc đình công để giải quyết quyền lợi cho người lao động. Nếu cuộc đình công vi phạm một
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LDOCS (62).doc