MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .Trang 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI.3
1.1. Bản chất pháp lý của hợp đồng và hợp đồng trong lĩnh vực thương mại .3
1.2. Phân loại hợp đồng trong lĩnh vực thương mại .5
1.3. Lược sử hình thành và phát triển của chế định pháp lý về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam .7
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 .8
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1989 đến hết năm 2005 .11
1.3.3. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay .16
1.4. Nguồn luật điều chỉnh đối với hợp đồng trong lĩnh vực thương mại .17
1.4.1. Văn bản pháp luật .17
1.4.2. Điều ước quốc tế .18
1.4.3. Tập quán thương mại .20
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .23
2.1. Nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam 23
2.1.1.Về nội dung của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại .23
2.1.2.Về giao kết hợp đồng trong lĩnh vực thương mại .24
2.1.3.Về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại .27
2.1.4.Về hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực thương mại .29
2.1.5. Về thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực thương mại .38
2.1.6. Về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại .39
2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam .48
KẾT LUẬN .52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .54
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5831 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biệt khi xuất trình lần đầu tiên.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ngoài tập quán thương mại, tập quán quốc tế cũng được coi là nguồn của luật trong trường hợp các quan hệ dân sự, kinh tế - thương mại có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, việc áp dụng các tập quán này không được trái với nguyên tắc cơ bản cua pháp luật Việt Nam (Điều 5 Luật thương mại năm 2005; Điều 759 khoản 4 Bộ luật dân sự năm 20005).
CHƯƠNG 2
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG
TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
2.1. Nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam
2.1.1. Về nội dung của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại
Nội dung của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Trên cơ sở vai trò của các điều khoản trong hợp đồng, có thể phân chia nội dung của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại thành các loại như sau:
Thứ nhất, điều khoản chủ yếu hay còn gọi là điều khoản cơ bản. Nó là tập hợp những điều khoản quan trọng nhất của hợp đồng. Khi giao kết hợp đồng, các bên phải thỏa thuận được các điều khoản chủ yếu thì hợp đồng mới được giao kết.
Thứ hai, điều khoản thông thường, là những điều khoản đã được pháp luật quy định, nếu các bên không thỏa thuận thì coi như đã mặc nhiên công nhận và phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, những điều khoản tùy nghi là những điều khoản do các bên tự lựa chọn và thỏa thuận với nhau khi pháp luật không có quy định.
Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật thương mại năm 2005 không có quy định bắt buộc trong một hợp đồng nói chung và hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng, các bên bắt buộc phải thỏa thuận theo những nội dung cụ thể nào. Tuy vậy, đối với từng loại hợp đồng cụ thể, pháp luật (các luật chuyên ngành) có thể có quy định về những nội dung bắt buộc phải có (nội dung chủ yếu) của hợp đồng, chẳng hạn như: Nội dung chủ yếu của hợp đồng tín dụng được quy định tại Điều 51 Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 (Đã được sửa đổi bổ sung năm 2004); Nội dung chủ yếu của hợp đồng kinh doanh bảo hiểm được quy định tại Điều 13 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000; Nội dung chủ yếu của hợp đồng trong hoạt động xây dựng được quy định tại Điều 108 của Luật xây dựng năm 2003…
Đối với những hợp đồng mà pháp luật không có quy định về nội dung chủ yếu thì các bên có thể tự thỏa thuận về nội dung của hợp đồng trên cơ sở những quy định mang tính “khuyến nghị”, “định hướng” của pháp luật. Từ các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật thương mại năm 2005, xuất phát từ tính chất và quan hệ hợp đồng trong kinh doanh, có thể thấy những điều khoản quan trọng của hợp đồng trong kinh doanh bao gồm: Đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm thực hiện hợp đồng. Trong thực tiễn, các bên thỏa thuận nội dung hợp đồng các chi tiết thì càng thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng. Việc áp dụng luật quy định nội dung của hợp đồng kinh doanh có ý nghĩa hướng các bên tập trung vào thỏa thuận những nội dung quan trọng của hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện, đồng thời phòng ngừa những tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng giao dịch thương mại.
2.1.2. Về giao kết hợp đồng trong lĩnh vực thương mại
Trong thương mại, hợp đồng được giao kết theo các nguyên tắc quy định cho hợp đồng dân sự nói chung. Nguyên tắc giao kết hợp đồng được quy định xuất phát nhằm bảo đảm quyền tự do hợp đồng. Quyền tự do này của tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo vệ, và quyền đó phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật để không xâm hại đến lợi ích chính đáng của các chủ thể có liên quan. Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định việc giao kết hợp đồng phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản, đó là: Tự do giao kết nhưng không trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng (Điều 389 Bộ luật dân sự 2005). Việc tuân thủ các nguyên tắc giao kết hợp đồng có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng phù hợp với ý chí thực của họ, hợp đồng có thể mang lại lợi ích cho các bên đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ.
Khi giao kết hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, các bên giao kết phải tuân thủ theo các thủ tục giao kết dưới đây:
Thứ nhất, đề nghị giao kết hợp đồng.
Đề nghị giao kết hợp đồng có bản chất là hành vi pháp lí đơn phương của một chủ thể, có nội dung bày tỏ ý định giao kết hợp đồng với chủ thể khác theo những điều kiện xác định. Từ quy định của Điều 390 Bộ luật dân sự năm 2005, có thể định nghĩa đề nghị giao kết hợp đồng trong thương mại là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể. Về nguyên tắc, hình thức của đề nghị hợp đồng phải phù hợp với hình thức của hợp đồng. Bộ luật dân sự năm 2005 không quy định về hình thức của đề nghị hợp đồng, song có thể dựa vào quy định về hình thức của hợp đồng để xác định hình thức của đề nghị hợp đồng, theo đó đề nghị hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc kết hợp giữa các hình thức này. Trường hợp pháp luật quy định hình thức của hợp đồng phải bằng văn bản thì hình thức của đề nghị hợp đồng cũng phải bằng văn bản.
Đề nghị hợp đồng được gửi đến một hoặc nhiều chủ thể đã xác định. Hiệu lực của nó thông thường do các bên tự ấn định. Trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. Căn cứ xác định bên được đề nghị đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng là khi: Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên được đề nghị. Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị. Bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.
Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình. Trong thời hạn đề nghị hợp đồng có hiệu lực, nếu bên được đề nghị thông báo chấp nhận vô điều kiện đề nghị hợp đồng thì hợp đồng hình thành và ràng buộc các bên. Nếu các bên không thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng thì phải chịu các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp như: Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút ngắn lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị. Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh. Trong những trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền hủy bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp: bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận. Hết thời hạn trả lời chấp nhận, thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực, theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.
Thứ hai, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được xác định khác nhau trong các trường hợp cụ thể như sau:
Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi thực hiện trong thời hạn đó. Nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lí do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về kí do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.
Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trường hợp qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận về thời hạn trả lời. Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng. Nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.
Thứ ba, thời điểm giao kết hợp đồng
Về nguyên tắc chung, hợp đồng được giao kết vào thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận. Thời điểm giao kết hợp đồng được quy định khác nhau phụ thuộc vào cách thức giao kết và hình thức của hợp đồng. Theo quy định của bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 404), có thể xác định thời điểm giao kết hợp đồng trong kinh doanh theo các trường hợp như sau:
- Trường hợp hợp đồng được giao kết trực tiếp bằng văn bản: thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản.
- Trường hợp hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng văn bản (thông qua các tài liệu giao dich): thời điểm đạt được sự thỏa thuận được xác định theo lí thuyết “tiếp nhận”, theo đó hợp đồng được giao kết khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.
- Trường hợp hợp đồng được giao két hợp đồng bằng lời nói: thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Các bên có thể sử dụng những biện pháp, chứng cứ hợp pháp để chứng minh việc “các bên đã thỏa thuận” về nội dung của hợp đồng bằng lời nói.
Sự im lặng của bên được đề nghị cho đến khi hết thời hạn trả lời cũng có thể là căn cứ xác định hợp đồng đã được giao kết, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng (Khoản 2, Điều 404 Bộ luật dân sự 2005).
Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (Điều 405 Bộ luật dân sự 2005).
2.1.3 Về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại.
Hợp đồng có hiệu lực khi có đủ các điều kiện về nội dung và hình thức của hợp đồng.
Thứ nhất, những điều kiện về nội dung đã được quy định tại điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005, bao gồm: Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
“Người tham gia giao dịch” được hiểu là mọi chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Ở trường hợp cụ thể đối với các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, pháp luật hiện hành quy định các chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Trong thực tiễn của hoạt động kinh doanh thương mại, chủ thể tham gia hợp đồng kinh doanh chủ yếu là các thương nhân. Khi tham gia hợp đồng nhằm mục đích lợi nhuận, các thương nhân phải đáp ứng điều kiện có đăng kí kinh doanh hợp pháp để thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng. Trường hợp mua bán hàng hóa, dịch vụ có điều kiện kinh doanh, thương nhân còn phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh đó theo quy định của pháp luật. Như vậy vấn đề tư cách pháp lý, đăng kí kinh doanh và nội dung ngành, nghề kinh doanh hợp pháp của đối tác là nội dung thông tin quan trọng khi các bên tiến hành giao kết hợp đồng cần tìm hiểu và nắm được. Bởi đây là điều kiện đầu tiên để hợp đồng có hiệu lực.
Mục đích và nội dung của hợp đồng thương mại không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Như chúng ta biết, hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào từng giai đoạn của nền kinh tế, xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước mà những hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh được pháp luật quy định một cách phù hợp (Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh thương mại hiện nay được quy định trong danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006).
Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện là điều kiện xây dựng dựa trên cơ sở nguyên tắc “tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận”, một trong những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự được ghi nhận tại điều 4 Bộ luật dân sự năm 2005.
Bản chất của giao dịch hợp đồng thương mại là hành vi có ý chí nhằm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên mong muốn đạt được do vậy có thể nói bản chất của giao dịch hợp đồng trong lĩnh vực thương mại là sự tự nguyện xác lập giao dịch, thể hiện sự thống nhất giữa ý chí và tuyên bố ý chí của chủ thể mà không bị ảnh hưởng bởi bất kì một tác động nào từ bên ngoài.
Thứ hai, những điều kiện về hình thức của hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Để hợp đồng trong kinh doanh thương mại có hiệu lực, nội dung hợp đồng phải được xác lập theo những hình thức được pháp luật thừa nhận. Theo quy định tại Điều 401 Bộ luật dân sự 2005, hợp đồng có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng kí hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Như vậy, hình thức hợp đồng chỉ là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng khi pháp luật có quy định. Trường hợp các bên không tuân thủ hình thức hợp đồng khi pháp luật bắt buộc phải thỏa thuận bằng văn bản sẽ không bảo đảm hiệu lực của hợp đồng.
Ngoài ra, cũng còn một lưu ý nữa để hợp đồng thương mại có hiệu lực, đó là đại diện của các bên giao kết phải đúng thẩm quyền. Đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Khi xác định thẩm quyền giao kết hợp đồng, cần lưu ý quy định tại Điều 145 Bộ luật dân sự năm 2005, theo đó khi người không có thẩm quyền đại diện giao kết, thực hiện hợp đồng, sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên được đại diện, trừ trường hợp được người đại diện hợp pháp của bên được đại diện chấp thuận.
Bên đã giao kết hợp đồng với người không có quyền đại diện phải thông báo cho bên kia để trả lời trong thời hạn ấn định. Nếu hết thời hạn mà không có ai trả lời thì hợp đồng đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên được đại diện, nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên đã giao kết hợp đồng với mình, trừ trường hợp bên đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện. Trong quá trình đàm phán và kí kết hợp đồng, việc biết rõ người đại diện cho đối tác là ai, chức vụ, thẩm quyền đại diện cho doanh nghiệp của họ là rất quan trọng. Theo pháp luật về doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của mỗi doanh nghiệp sẽ không giống nhau và có thể là Giám đốc hoặc tổng giám đốc, Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên…
2.1.4. Về hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực thương mại
Hiểu một cách khái quát, khái niệm hợp đồng vô hiệu được định nghĩa là tập hợp những hợp đồng không thỏa mãn đầy đủ các điều kiện có hiệu lực theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các hợp đồng vô hiệu có thể có sự khác nhau về tính chất và mức độ ảnh hướng tới lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Vì thế, việc quy định cụ thể các trường hợp hợp đồng vô hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc xử lí một cách hợp lí và hiệu quả các hợp đồng vô hiệu trong các trường hợp khác nhau, bảo vệ lợi ích của các bên trong hợp đồng cũng như lợi ích của các chủ thể có liên quan. Theo quy định của BLDS 2005, các trường hợp hợp đồng trong thương mại vô hiệu được áp dụng theo các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu nói chung, theo đó một hợp đồng trong thương mại vô hiệu trong những trường hợp chủ yếu dưới đây:
Vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội:
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật có nội dung không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Biểu hiện cụ thể của vi phạm điều cấm trong hợp đồng là các bên thỏa thuận với nhau để thực hiện những công việc mà pháp luật không cho phép thực hiện như: Sản xuất, tiêu thụ hàng giả, mua bán, vận chuyển hàng cấm, cung ứng dịch vụ bị cấm thực hiện, dịch chuyển tài sản trái phép hay những thỏa thuận gây thiệt hại cho lợi ích của người thứ ba… Khi nội dung của hợp đồng, tức là các điều khoản cam kết của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật sẽ khiến cho hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ thì các điều khoản hợp pháp khác của hợp đồng cũng sẽ bị vô hiệu theo. Để xác định nội dung của hợp đồng có vi phạm điều cấm của pháp luật hay không, cần lưu ý các quy phạm cấm trong các văn bản pháp luật.
Vô hiệu do giả tạo:
Vô hiệu do giả tạo là khi các bên giao kết hợp đồng một cách giả tạo nhằm che giấu một hợp đồng khác thì hợp đồng giả tạo vô hiệu, còn hợp đồng bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp hợp đồng bị che dấu cũng vô hiệu theo quy định của pháp luật. Ví dụ như A chuyển nhượng một mảnh đất trị giá 60 triệu cho B. Nhưng khi lập hợp đồng chính thức có xác nhận của UBND thị trấn, A và B thỏa thuận chỉ ghi giá trị mảnh đất là 50 triệu. Trong trường hợp này, hợp đồng giả tạo được xác lập nhằm che giấu một hoặc một phần số tiền phản ánh giá trị của ngôi nhà. Hay: Anh A là việt kiều Anh, đưa tiền nhờ người bà con là B mua nhà của C ở Việt Nam và nhờ đứng tên chủ quyền. B có giấy viết tay cam kết giữ hộ tài sản của A. Trong trường hợp này, hợp đồng mua bán nhà giữa B và C là hợp đồng giả tạo bởi B không phải là người đích thực xác lập hợp đồng mua bán nhà ở mà người đích thực xác lập hợp đồng mua bán nhà nói trên là A.
Vô hiệu do nhầm lẫn:
Vô hiệu do nhầm lẫn là khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của hợp đồng mà giao kết, thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của hợp đồng đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Ví dụ A bán cho B một chiếc xe máy nhưng A quên không thông báo cho B biết rằng hệ thống đèn của chiếc xe đó đã bị cháy. Sau đó B yêu cầu A giảm bớt giá bán chiếc xe đó hoặc thay thế hệ thống đèn mới nhưng A không chấp nhận. B có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch mua bán đó vô hiệu. Như vậy, “nhầm lẫn” theo quy định này được hiểu là sự tin nhầm về nội dung của giao dịch ở thời điểm các bên xác lập giao dịch đó. Nhưng không phải bất cứ sự tin nhầm nào của người xác lập giao dịch dân sự cũng được coi là “nhầm lẫn” - yếu tố để xem xét hiệu lực của giao dịch. Để xem xét một cách chính xác có yêu tố “nhầm lẫn” trong khi xác lập giao dịch, ta cần nhìn nhận sự “nhầm lẫn” ở hai khía cạnh:
Một là, ở khía cạnh khách quan, người ta phải đặt một người bình thường vào vị trí của người tin nhầm để xác định trong hoàn cảnh tương tự người đó có nhận thức, đánh giá như thế nào về nội dung của giao dịch. Từ đó, đánh giá xem sự tin nhầm liệu có phải là vô lý hay khó chấp nhận không?
Hai là, ở khía cạnh chủ quan, người ta cần xem xét mối quan hệ giữa sự nhầm lẫn của người đó trong mối tương quan với khả năng nhận thức, năng lực chuyên môn của ngưới đó. Từ đó, đánh giá xem sự tin nhầm của người đó có phải là từ sự cẩu thả, sơ suất hay không?
Để có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố một giao dịch vô hiệu do nhầm lẫn, người yêu cầu phải chứng minh được tình trạng nhầm lẫn của mình khi xác lập giao dịch dân sự, tức là phải chỉ ra hai điều kiện:
Một là, sự nhầm lẫn đó ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc xác lập hợp đồng của người bị nhầm lẫn.
Hai là, gây nên sự nhầm lẫn là do lỗi vô ý của một bên. Bởi nếu là lỗi cố ý thì giao dịch được thiết lập trên cơ sở sự lừa dối chứ không phải là trên cơ sở sự nhầm lẫn, và bởi chỉ có “bên bị nhầm lẫn” do “lỗi vô ý” của bên kia mới có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu. Nếu “bên bị nhầm lẫn” bị nhầm lẫn do chính lỗi của mình mà xác lập giao dịch thì không thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu.
Vô hiệu do lừa dối:
Vô hiệu do lừa dối là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của hợp đồng nên đã giao kết hợp đồng đó. Khi một bên giao kết hợp đồng do bị lừa dối thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó là vô hiệu.
Việc lừa dối được có thể mang tính chủ động (tích cực) hoặc mang tính bị động (tiêu cực). Việc lừa dối mang tính chủ động tích cực khi người lừa dối thực hiện những hành vi như tổ chức, thực hiện hoặc đồng lõa trong việc cung cấp thông tin sai sự thật, sử dụng tài liệu giả, nói dối… làm cho người bị lừa dối nghĩ về sự việc quá lên so với thực tế khách quan. Việc lừa dối được coi mang tính bị động hay tiêu cực trong trường hợp người lừa dối im lặng không bày tỏ quan điểm của mình về một yếu tố quan trọng của giao dịch nhằm hưởng lợi từ việc người bị lừa dối chấp nhận xác lập giao dịch.
Người lừa dối thực hiện hành vi lừa dối một cách cố ý, có ý thức và mong muốn có được sự chấp nhận xác lập giao kết của người bị lừa dối, hành vi đó phải được coi là xấu theo chuẩn mực đạo đức.
Sự lừa dối là yếu tố quyết định đối với việc bên bị lừa dối xác lập giao dịch. Nếu không có hành vi cố ý làm cho người bị lừa dối hiểu sai lệch bản chất sự việc thì không có một giao dịch dân sự được xác lập.
Lừa dối chỉ được coi là yếu tố dẫn đến vô hiệu hợp đồng khi một bên cố ý làm cho bên kia phải giao kết hợp đồng không theo ý muốn thực. Lừa dối và nhầm lẫn đều là những khiếm khuyết của sự thể hiện ý chí của các bên trong giao kết hợp đồng và đều giống nhau ở chỗ cả hai đều liên quan đến việc trình bày một cách trực tiếp hay gián tiếp về những sự việc không đúng sự thật hay không tiết lộ một sự thật. Song sự lừa dối khác với nhầm lẫn ở chỗ: Sự nhầm lẫn trong giao dịch dân sự thiết lập trên cở sở sự nhầm lẫn là do một bên hoặc người thứ ba có lỗi vô ý làm bên kia hiểu lầm, còn trong giao dịch dân sự thiết lập trên cơ sở lừa dối thì do sự cố ý của một bên hoặc người thứ ba gây nên. Sự phân biệt giữa lừa dối và nhầm lẫn được xác định bởi tính chất và mục đích của việc trình bày gian lận của một bên. Nhầm lẫn hay lừa dối đều đưa đến hệ quả là hợp đồng có thể bị vô hiệu do thỏa thuận không thể hiện đúng ý chí thật của các bên. Việc xác định sự lừa dối có mang tính chất quyết định hay không đối với việc một giao dịch được xác lập cần phải dựa vào tình trạng cụ thể của từng cá nhân và hoàn cảnh cụ thể khi người này xác lập giao dịch dân sự. Ví dụ như trường hợp cụ thể làm giả hợp đồng để lừa người thuê đất dự án tại quận Cầu Giấy, Hà Nội:
Ngày 16/11/2009 Công an phường Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết vừa khám phá ổ nhóm làm giả con dấu và giấy tờ của cơ quan Nhà nước để lừa đảo cho thuê đất tại khu đất trống trên đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài. Vụ việc được phát giác khi Công an phường kiểm tra hoạt động của cơ sở kinh doanh ăn uống trên khu đất trống thuộc đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài của vợ chồng anh Nguyễn Văn Quý ở Đan Phượng, Hà Nội. Khi Công an phường phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, anh Quý xuất trình một bản hợp đồng cho thuê đất giữa bên A là Tổng Công ty Xây dựng Từ Liêm (có ghi rõ là đơn vị đang quản lý khu đất 26 dự án khu văn phòng, nhà ở cao cấp, thuộc UBND quận Cầu Giấy). Qua xác minh, Công an phường Dịch Vọng làm rõ lô đất mà anh Quý dựng quán thuộc quyền quản lý của quận Cầu Giấy, hiện chưa xây dựng nhưng cũng không cho đơn vị nào thuê mượn. Theo anh Nguyễn Văn Quý trình bày, trước đó, vợ chồng anh được một đối tượng có tên Trần Thanh Phong, tự giới thiệu là cán bộ dự án gợi ý cho thuê lô đất trên để kinh doanh ăn uống cùng một người nữa là Phùng Văn Tuấn, 30 tuổi ở Ba Vì, Hà Nội, giá thuê đất là 86 triệu trong vòng 18 tháng. Để vợ chồng anh Quý tin tưởng, Phong còn cho người tự xưng là cán bộ địa chính đến đo đạc đàng hoàng. Trên hợp đồng thuê đất, có con dấu hình chữ nhật đề tên Tổng Công ty xây dựng Từ Liêm nên anh Quý không nghi ngờ gì. Phùng Văn Tuấn nhờ người quen là Trương Đức Trung, 25 tuổi, ở Ba Vì, đóng giả là cán bộ dự án gọi điện xin gặp anh Quý để thương lượng trả lại 86 triệu đồng mà anh Quý đã đưa để thuê đất với mục đích đề nghị anh Quý rút lại đơn trình báo cơ quan Công an. Khi Trung đưa số tiền trên cho anh Quý tại một quán café đã bị Công an phường Dịch Vọng bắt giữ. Phùng Văn Tuấn cũng bị triệu tập tới Công an phường để làm rõ. Theo khai nhận ban đầu, biết vợ chồng anh Quý có ý định tìm thuê đất mở quán kinh doanh, Tuấn đã cùng Trần Thanh Phong tạo dựng “kịch bản” cho thuê đất trên. Tuấn trực tiếp thảo nội dung hợp đồng, đi thuê khắc dấu giả mạo Tổng Công ty Xây dựng Từ Liêm, là công ty không có thật. Sau đó, Tuấn nhờ chú họ là Phùng Văn Đông đóng vai cán bộ địa chính đến đo đất [10].
Vô hiệu do bị đe dọa:
Vô hiệu do bị đe dọa là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải giao kết và thực hiện hợp đồng nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha mẹ, vợ, chồng, con của mình. Một khi bên giao kết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam.doc