Khóa luận Một số vấn đề về cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

Lời nói đầu

CHƯƠNG I: Khái quát chung về lãi suất và cơ chế tự do hoá lãi suất 1

I. Khái quát chung về lãi suất 1

1. Khái niệm lãi suất 1

2. Các loại lãi suất chủ yếu 2

3. Chức năng của lãi suất 7

4. Vai trò của lãi suất tới nền kinh tế thị trường 7

5. Các nhân tố ảnh hưởng lãi suất 12

II. Tự do hoá lãi suất 17

1. Khái niệm tự do hoá lãi suất 17

2. Điều kiện tự do hoá lãi suất 18

3. Vai trò của tự do hoá lãi suất trong việc phát triển nền kinh tế thị trường 19

4. Kinh nghiệm của một số nước khi tự do hoá lãi suất 22

CHƯƠNG II: Thực trạng điều hành công cụ lãi suất ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua 29

I. Quá trình điều hành công cụ lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam 29

1. Giai đoạn 1991 - 1995 30

2. Giai đoạn 1996 - 1999 39

3. Giai đoạn 1999 đến nay 46

II. Quá trình tự do hoá lãi suất của Việt Nam 55

1. Quá trình đổi mới cơ chế điều hành lãi suất tín dụng để tiến tới tự do hoá lãi suất 55

2. Tác động tích cực của việc thay đổi cơ chế lãi suất theo hướng thị trường 56

3. Cơ chế điều hành 59

4. Thuận lợi và khó khăn 62

5. Thành công ban đầu 67

CHƯƠNG III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện thêm chính sách lãi suất hiện nay của Việt Nam 69

1. Củng cố, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng 71

2. Phát huy vai trò của các công cụ gián tiếp 74

3. Phát triển thị trường tài chính đặc biệt là thị trường chứng khoán 76

4. Nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản lý và năng lực kiểm

 soát rủi ro của các TCTD 78

5. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý 79

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số vấn đề về cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động của từng Ngân hàng Quốc doanh (giai đoạn đầu lãi suất tái cấp vốn đối với Ngân hàng nông nghiệp ở mức 60%, Ngân hàng Công thương 70%, Ngân hàng Ngoại thương 85%, Ngân hàng Đầu tư 75% mức lãi suất của chứng từ xin tái cấp vốn) trên cơ sở phù hợp yêu cầu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Hình thức cho vay trên đã thay thế cho hình thức cho vay bổ sung vốn lưu động có tính bao cấp trước đây. Lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ rất lớn cho các Ngân hàng Quốc doanh trong giai đoạn mới thành lập, vốn tự có còn nhỏ bé, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp. Khi tình hình lạm phát có chiều hướng gia tăng vào cuối năm 1994 và đầu năm 1995, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh nhiều lần lãi suất tái cấp vốn trên nguyên tắc hạn chế cho vay mới, dần dần nâng mức lãi suất cho vay tái cấp vốn đối với tất cả các Ngân hàng Thương mại lên 100% mức lãi suất các chứng từ xin tái cấp vốn, đồng thời tăng cường thu hồi nợ cũ với các Ngân hàng Quốc doanh, nhằm khống chế mức gia tăng khối lượng tín dụng để hạn chế tốc độ gia tăng của tổng phương tiện thanh toán. Mặt khác, hướng các ngân hàng thương mại tích cực huy động vốn từ nền kinh tế để cho vay, góp phần làm giảm áp lực với giá cả, thực hiện nguyên tắc Ngân hàng Nhà nước là người cho vay cuối cùng. Kết quả dư nợ của các Ngân hàng Thương mại Quốc doanh ở Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh. Lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước với các Ngân hàng Thương mại từ 1991 - 1995 - Lãi suất tái cấp vốn từ 1991 - 3/1993 tính theo %/tháng; từ 4/1994 đến 1995 tính bằng % so với lãi suất của chứng từ xin tái cấp vốn. - Thời hạn cho vay tái cấp vốn : tối đa 180 ngày. Năm 1991 1992 1993 1994 1995 Tháng 3 6 8 10 4 10 4 10 4 - NH Nông nghiệp - NH Công thương - NH Đầu tư &PT - NH Ngoại thương 2,4 2,4 2,4 2,4 1,8 1,8 1,8 1,8 1,6 1,8 2,0 2,8 1,0 1,2 1,5 1,8 60 70 75 85 60 80 80 80 85 95 95 95 95 100 100 100 100 100 100 100 (Nguồn : Hệ thống hoá văn bản pháp luật về ngân hàng - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia tập 2,3,4,5) Giai đoạn 1991 - 1995 Ngân hàng Nhà nước cho vay tái cấp vốn các Ngân hàng Thương mại theo hình thức cho vay lại theo các khế ước cho vay có chất lượng của các ngân hàng thương mại và cho vay cầm cố tín phiếu Kho bạc mà chưa sử dụng hình thức tái chiết khấu các công cụ nợ ngắn hạn bởi vì: Các công cụ như hối phiếu của các doanh nghiệp chưa có để các ngân hàng thương mại chiết khấu, rồi từ đó các ngân hàng thương mại xin vay tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước khi cần thiết. Do đó Ngân hàng Nhà nước phải dùng công cụ giản đơn là cho vay tái cấp vốn bằng hình thức nói trên. 1.2. Lãi suất của các Ngân hàng Thương mại: Khởi đầu giai đoạn 1991-1995, là giai đoạn đổi mới toàn diện hệ thống ngân hàng, trở ngại lớn nhất trong hoạt động ngân hàng là lãi suất chứa đựng nhiều nội dung bất hợp lý như: - Lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất tiền gửi (lãi suất âm); - Lãi suất phân biệt thành phần kinh tế, và ngành kinh tế ; - Lãi suất dài hạn thấp xa so với lãi suất ngắn hạn.... Để ngân hàng thực sự có thể kinh doanh được, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước là phải đổi mới và cải tiến cơ chế điều hành lãi suất, từng bước xử lý hết các bất hợp lý về lãi suất, để có thể xây dựng và điều hành lãi suất mới phù hợp với kinh tế thị trường, vừa đảm bảo cho Ngân hàng Trung ương sử dụng tốt công cụ lãi suất để điều hành chính sách tiền tệ, vừa tạo điều kiện cho các Ngân hàng Thương mại mở rộng hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường. Song vấn đề lãi suất có tác động trực tiếp đến sự ổn định và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Vì vậy, không thể điều chỉnh lãi suất một cách nóng vội và ngay một lúc cũng không thể xử lý được tất cả những bất hợp lý mà phải đi từng bước, thực hiện từng lần điều chỉnh ở mức độ nhỏ phù hợp với tín hiệu thị trường, thì mới không gây ra xáo trộn cho hoạt động của các doanh nghiệp. Với nhận thức đó trong 5 năm từ 1991 - 1995, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động trong việc điều chỉnh và cải cách lãi suất và đã thu được những kết quả to lớn, cụ thể: Nếu đánh giá một cách bao quát, giai đoạn này Ngân hàng đã chuyển từ lãi suất thực âm sang lãi suất thực dương trong hoạt động tín dụng. Dần dần sự biến động của lãi suất đã gắn liền với sự biến động của tỷ lệ trượt giá. Chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và tiền vay đã đảm bảo cho các ngân hàng thương mại bù đắp được chi phí, đóng thuế, dự phòng rủi ro và có lãi. Diễn biến các bước lãi suất bình quân các năm Đơn vị:%/tháng Năm 1986- 1990 1991 1992 1993 1994 1995 LS tiền gửi b/q tháng (%/tháng) 6,0 2,9 1,9 1,4 1,3 1,4 LS cho vay b/q tháng (%/tháng) 4,3 3,5 2,5 1,8 1,6 1,7 (Nguồn: “Ngân hàng Việt Nam - quá trình xây dựng và phát triển”) Nếu như đánh giá theo từng lần điều chỉnh lãi suất cho ta thấy các mức lãi suất như sau: các mức lãi suất của Ngân hàng thương mại đối với khách hàng từ 1991 - 1995 Đơn vị: %/tháng Năm 1991 1992 1993 1994 1995 Tháng 3 9 6 8 10 4 10 8 7 I. Lãi suất tiền gửi 1. TG không kỳ hạn - TG tiết kiệm 2,4 2,1 1,8 1,2 1,0 0,8 0,7 0,7 0,7 - TG tổ chức kinh tế 0,9 0,9 1,0 0,5 0,3 0,1 0,1 0,1 0,5 2. TG 3 tháng - TG tiết kiệm 4,0 3,5 3,0 2,3 2,0 1,7 1,4 1,4 1,4 - TG tổ chức kinh tế 1,8 1,8 2,1 2,8 1,5 1,0 0,8 0,8 0,8 3. TG 6 tháng - TG tiết kiệm - - - - - - 1,7 1,7 1,7 - TG tổ chức kinh tế - - 2,4 1,8 1,5 1,0 1,0 1,0 1,0 4. TG 12 tháng - TG tiết kiệm - - - - - - 2,0 2,0 2,0 - TG tổ chức kinh tế - - - - - - 1,0 1,0 1,0 II Lãi suất cho vay 1. LS cho vay ngắn hạn (cao nhất) 4 3,5 4,2 3,5 2,7 2,3 2,1* 2,1 2,1 2. LS cho vay TDH (cao nhất) 3,6 3,0 3,0 2,4 1,8 1,5 1,2 1,7 1,7 3. LS cho vay ngoại tệ tối đa (%/ năm) - - - - - - 8,5 8,5 9,5 ** (Nguồn: “Ngân hàng Việt Nam - quá trình xây dựng và phát triển” ) Ghi chú: * Từ tháng 10/1993 NHNN bỏ quy định từng mức lãi suất cho vay mà quy định trần lãi suất cho vay; ** Lãi suất cho vay bằng ngoại tệ tính theo %/năm. Những thành công đạt được: Từng bước điều chỉnh từ lãi suất âm sang lãi suất dương, xoá bỏ bao cấp qua lãi suất, đảm bảo kết quả cho các Ngân hàng Thương mại có thể thực sự chuyển sang kinh doanh. Từ đây, hạn chế việc ngân sách phải cấp bù lỗ lãi suất cho Ngân hàng, đồng thời giúp các doanh nghiệp có cơ sở xác định kết quả thực chất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Xoá bỏ cách quản lý theo nhiều mức lãi suất cho vay và huy động cụ thể, chuyển sang quản lý theo trần lãi suất cho vay và sàn lãi suất tiền gửi (các mức trần và sàn lãi suất thể hiện ở bảng trên) tạo thêm một bước cho các Ngân hàng Thương mại tăng thêm tính tự chủ và nâng cao trách nhiệm trong điều hành kinh doanh, tự điều chỉnh lãi suất linh hoạt trong khuôn khổ trần lãi suất. Xoá bỏ quy định lãi suất phân biệt giữa các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế. Đưa lãi suất biến động tiến sát tới lãi suất thị trường và phù hợp tỷ lệ lạm phát, quan hệ cung cầu về vốn. Hạn chế từng bước chênh lệch bất hợp lý giữa lãi suất cho vay ngắn hạn với lãi suất cho vay trung,dài hạn, giữa lãi suất nội tệ với lãi suất ngoại tệ. Mặt khác, thời gian này ngoài trần lãi suất cho vay cao nhất là 2,1%, để động viên các Ngân hàng Thương mại huy động được vốn đáp ứng cho các dự án có hiệu quả và được phép của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, Ngân hàng Thương mại có thể huy động và cho vay theo lãi suất thoả thuận. Đưa lãi suất tiến gần sát theo hướng thị trường nhưng vẫn đáp ứng được vốn tín dụng với lãi suất thấp cho các đối tượng cần ưu đãi như: cho vay sinh viên, cho vay tạo việc làm ... mà không đòi hỏi sự bù lỗ từ ngân sách. Trong 5 năm 1991 - 1995, với chính sách lãi suất điều chỉnh từng bước nói trên đã góp phần đáng kể vào kết quả huy động vốn, cho vay, thúc đẩy nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo đường lối của Đảng, kiềm chế lạm phát, kết quả cụ thể như sau: Về công tác huy động vốn: Ngân hàng đã mở ra nhiều hình thức huy động vốn với các mức lãi suất khác nhau, như: tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm. Lãi suất các loại tiền gửi được xác định trên cơ sở tỷ lệ trượt giá cộng khoảng 5% lãi suất thực trong 1 năm đã khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng. Số vốn ngân hàng huy động được năm 1995 tăng 6,8 lần so với 1990; cơ cấu nguồn vốn có thay đổi rõ nét, nguồn tiền gửi có kỳ hạn (tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu) tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Số dư tiền gửi tiết kiệm giai đoạn 1986 - 1988 chỉ khoảng 2000 tỷ, đến 1995 đạt trên 17.000 tỷ đồng, tăng 8,5 lần. Nguồn vốn huy động từ dân cư và các thành phần kinh tế góp phần hạn chế nhu cầu vay vốn Ngân hàng Nhà nước của các ngân hàng thương mại, đồng thời góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, chuẩn bị hàng hoá cho thị trường vốn sau này. Về công tác cho vay: Nhờ những ưu điểm của chính sách lãi suất nói trên, vốn huy động qua ngân hàng không ngừng tăng lên, đáp ứng được nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, không phải phát hành cho tín dụng như trước đây, đảm bảo tín dụng tăng trưởng cao, cụ thể: doanh số cho vay năm 1995 tăng gấp 4,1 lần so với năm 1991, dư nợ cho vay tăng gấp 5,3 lần ( số liệu chi tiết tăng trưởng dư nợ qua các năm thể hiện ở biểu số 4 ). Về thay đổi tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế: Thời kỳ bao cấp, tín dụng ngân hàng tập trung tới 90% cho các xí nghiệp quốc doanh, 10% cho kinh tế hợp tác xã và không cho vay cá thể. Đến giai đoạn 1991-1995 cơ cấu tín dụng đã có sự thay đổi, vốn tín dụng ngân hàng đã vươn tới tất cả các thành phần kinh tế, đối xử bình đẳng. Tỷ trọng cho vay khu vực ngoài quốc doanh tăng từ 10,4% vào năm 1990 đến 1995 tăng lên 45%. Về thay đổi tỷ trọng các loại cho vay: Dư nợ đầu tư vào lĩnh vực trung, dài hạn và xây dựng cơ bản ngày một tăng, tỷ lệ từ 15% so tổng dư nợ năm 91 lên 31% cuối năm 95. Về chất lượng tín dụng: Tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 17,7% so tổng dư nợ năm 1991 đến 1995 còn 3,8%. Những thành công nói trên trong điều hành lãi suất ngân hàng giai đoạn này góp phần đáng kể kiềm chế lạm phát tốc độ phi mã từ 3 con số xuống những năm 80, đến giai đoạn này chỉ ở mức 1 con số, từng bước ổn định giá trị đồng tiền, duy trì và thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và liên tục từ 1991 - 2995, (tăng trưởng kinh tế giai đoạn này bình quân 8,2%/ năm), tăng trưởng kinh tế không chỉ cao hơn 3 kế hoạch 5 năm trước đó, mà còn cao hơn kế hoạch đề ra là 5,5 -5,6%/năm tăng trưởng kinh tế không chỉ cao hơn 3 kế hoạch năm năm trước đó, mà còn cao hơn kế hoạch đề ra là 5,5 -5,6%/năm, tạo tiền đề quan trọng cho đất nước bước vào thời kì phát triển mới. Những hạn chế: - Còn chênh lệch khá lớn giữa trần lãi suất nội tệ & ngoại tệ, cụ thể: Năm 1995 lãi suất cho vay ngoại tệ là 9,5%/năm, lãi suất cho vay đồng Việt Nam trần cao nhất là 2,1%/tháng (25%/năm).Trừ lạm phát của Đồng Việt nam (12,7%) thì lãi suất thực Đồng Việt nam là: 25%-12,7%=12,3%. Nếu trừ lạm phát của Đô la Mỹ thì lãi suất thực cho vay bằng Đô la Mỹ là: 9,5%-2,8%= 6,7%/năm. Như vậy, chênh lệch giữa 2 loại lãi suất cho vay là 12,3%-6,7%=5,6%/năm. - Trần lãi suất cho vay trung và dài hạn giai đoạn này tuy đã được điều chỉnh nhiều bước và tháng 8/1994 được nâng từ 1,2% /tháng lên 1,7% /tháng, nhưng vẫn luôn thấp hơn lãi suất cho vay ngắn hạn. Cơ cấu lãi suất ngược này không khuyến khích các ngân hàng thương mại huy động vốn và cho vay trung và dài hạn. - Còn nhiều trần lãi suất cho vay. Trần lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi còn cao, các mức lãi suất cố định trong thời gian tương đối dài ( từ tháng 10/93- 12/1995) trong khi lạm phát đã giảm. Mặt khác, còn duy trì lãi suất huy động và cho vay thoả thuận giữa ngân hàng thương mại & khách hàng. - Lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinh tế thấp hơn nhiều lãi suất tiền gửi của dân cư, việc quy định này không có cơ sở hợp lý. - Lãi suất cho vay còn cao hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp trong nước, không khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Những tồn tại về lãi suất nói trên cần phải được cải cách dần dần để phù hợp kinh tế thị trường. 2. Giai đoạn 1996-1999 Đến cuối năm 1995, lãi suất Ngân hàng đã duy trì trong thời gian khá dài ( từ 10/1993 - 12/1995), không có sự điều chỉnh phù hợp tình hình thực tế, đặc biệt lạm phát trong suốt thời gian này đã giảm thấp: 1993: 5,2%; 1994: 14,4%, 1995:12,7%, nên lãi suất cho vay trở nên quá cao và có những tồn tại nêu trên. Vấn đề được đặt ra là phải hoàn thiện công cụ lãi suất để khắc phục những tồn tại, đảm bảo lãi suất phản ánh nhu cầu của thị trường, tạo điều kiện các doanh nghiệp tăng đầu tư phát triển sản xuất, đồng thời tăng thêm mức độ linh hoạt, tự chủ cho các tổ chức tín dụng. Với ý đồ trên, căn cứ diễn biến tình hình tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái và thị trường tài chính quốc tế, từ 1/1996 Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh trần lãi suất để khắc phục dần từng điểm bất hợp lý. * Năm 1996 Trong thời gian qua, với một chính sách lãi suất phù hợp trình độ phát triển của thị trường tiền tệ và nền kinh tế trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới, chính sách lãi suất đã góp một phần quan trọng trong việc đẩy lùi lạm phát, kích thích tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanh của hệ thống ngân hàng theo hướng kinh tế thị trường, từng bước nới lỏng sự quản lý của mình và trao quyền tự chủ quy định lãi suất cho các NHTM. Từ việc quy định từng mục cụ thể lãi suất tiền gửi và tiền vay đến chỉ quy định trần lãi suất cho vay và sàn lãi suất tiền gửi, bắt đầu từ 1/1/96 NHNN chỉ quy định trần lãi suất cho vay và mức chênh lệch bình quân tối đa giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn là 0,35%/tháng, xoá bỏ các quy định sàn lãi suất tiền gửi. Nội dung của quy định này được xây dựng trên 3 mục tiêu: ổn định tiền tệ, góp phần kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế, trong giai đoạn này phát triển kinh tế là mục tiêu quan trọng của chính sách tiền tệ vì vậy chính sách lãi suất phải góp phần kích thích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Thúc đẩy thêm một bước sự phát triển của thị trường tiền tệ: Hệ thống NHTM đã được mở rộng, tạo sự cạch tranh lành mạnh trong hệ thống NHTM là cần thiết, đồng thời từng bước thu hẹp sự ngăn cách giữa thị trường tiền tệ thành thị và thị trường tiền tệ nông thôn. Tiết giảm chi phí trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo thu nhập hợp lý trong khu vực kinh doanh tiền tệ không có sự chênh lệch quá đối với các ngành kinh doanh khác trong nền kinh tế. Việc quy định như vậy đã tạo cho các NHTM có điều kiện chủ động, linh hoạt điều chỉnh lãi suất huy động vốn theo quan hệ cung cầu và nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của các NHTM trong huy động vốn để cho vay, tạo những điều kiện ban đầu để tiến tới tự do hoá lãi suất. Với mục tiêu giảm lạm phát( thực tế lạm phát giảm mạnh nhất là vào nửa cuối 1996 ) và kích thích đầu tư phát triển, chỉ riêng trong năm 96 NHNN đã điều chỉnhgiảm trần lãi suất cho vay bằng VND tới 4 lần Các đợt hạ trần lãi suất cho vay trong năm 1996 Đơn vị tính: % tháng Năm Chỉ tiêu 01/01/1996 QĐ 381/QĐ-NH1 16/07/96 QĐ 217/QĐ-NH1 01/09/96 QĐ 265/QĐ-NH1 01/10/96 QĐ 266/QĐ-NH1 Trần lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 1,75 1,60 1,50 1,25 Trần lãi suất cho vay trung và dài hạn tối đa 1,70 1,65 1,55 1,35 Nguồn: Báo cáo NHNN 1996 Thành công: Tỷ lệ lạm phát giảm mạnh ( 1993: 5,2% ; 1994: 14,4% ; 1995: 12,7% ; 1996:4,5% ), thị trường tiền tệ ổn định, tăng trưởng kinh tế ổn định, tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế mở rộng phạm vi sử dụng vốn vay NH vào hoạt động sản xuất kinh doanh, rút ngắn chênh lệch lãi suất cho vay nội tệ và lãi suất cho vay ngoại tệ làm cho tình trạng tiêu cực trong kinh doanh giảm mạnh. Lãi suất cho vay dài hạn lớn hơn lãi suất cho vay ngắn hạn đã khuyến khích các NHTM mạnh dạn hơn trong việc huy động vốn và cho vay trung và dài hạn làm cho quá trình CNH-HĐH đất nước được đâỷ nhanh hơn. Việc xoá bỏ khung lãi suất tiền gửi chỉ giới hạn trần lãi suất cho vay cũng là một cách công khai hoạt động kinh doanh của NHTM, giúp NHTM chủ động hơn, kih hoạt hơn trong điều chỉnh lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay theo tín hiệu thị trường. Tín dụng trong khu vực tư nhân đã tăng vượt lên tín dụng XNQD, chứng tỏ khu vực kinh tế tư nhân đang hoạt động có hiệu quả và mức lãi suất cho vay phù hợp với khả năng của họ. Diễn biến tín dụng ngân hàng năm 1996 Thời kỳ Chỉ tiêu 12/95 3/96 6/96 9/96 10/96 12/96 Tín dụng CP 11,82 -11,34 -18,77 -2,85 -20,03 -9,59 Tín dụng XNQD 17,66 0,73 2,84 8,57 8,42 11,51 Tín dụng khu vực tư nhân 41,41 1,6 9,04 17,2 20,8 32 Nguồn: Báo cáo NHNN 1996 Tuy vậy, chính sách lãi suất này vẫn còn những biểu hiện không phù hợp với xu thế phát triển kinh tế đất nước: Chưa thực sự trở thành công cụ để ngân hàng kiểm soát khối lượng tiền tệ vì nó chưa thực sự gắn với cung cầu vốn trên thị trường. Lãi suất cho vay của NHTM không gắn với mức độ rủi ro của khoản tiền cho vay, mà hầu hết các khoản vay đều có cùng một mức lãi suất . Điều này khiến cho hoạt động ngân hàng còn gặp nhiều hạn chế. * Năm 1997 Một số ngành, lĩnh vực tốc độ tăng trưởng kinh tế có biểu hiện chững lại, sức mua giảm thấp gây ra lạm phát không bình thường, mức thâm hụt cán cân tuy đã được giảm nhiều nhưng so với GDP mà theo đó đối với các nước trên thế giới vẫn còn ở mức đáng lo ngại. Hoạt động DNNN gặp nhiều khó khăn, CP phải chỉ đạo tháo gỡ thủ tục và điều kiện tín dụng nhằm mở rộng vốn tín dụng đầu tư cho DNNN, nhiều doanh nghiệp liên doanh với vốn đầu tư nước ngoài và xí nghiệp 100% vốn nước ngoài kêu thua lỗ, thu chi ngân sách tiếp tục căng thẳng. Khủng hoảng kinh tế khu vực đã tác động đến Việt nam trên nhiều mặt, trong đó nguồn vốn nước ngoài vào Việt nam giảm, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, khủng hoảng gây áp lực giảm giá đồng Việt nam, từ đó việc huy động vốn bằng đồng VN gặp khó khăn do người gửi tiền có tâm lý chuyển từ VND sang USD làm cho tỷ giá bất ổn định. Tình hình lạm phát 6 tháng đầu năm 97 tụt xuống chưa từng có, 3 tháng liền liên tiếp chỉ số giá mang dấu âm ( - ) mà đến 1/7/97 NHNN mới điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay các loại cho phù hợp với chỉ số lạm phát. QĐ 97/QĐ-NH1 ngày 28/7/97 quy định mức trần lãi suất cho vay bằng VND được áp dụng từ 1/7/97: - Cho vay ngắn hạn tối đa: 1,0%/tháng - Cho vay trung và dài hạn tối đa: 1,1%/tháng - TCTD cho vay trên địa bàn nông thôn: 1,2%/ tháng - HTXTD và QTDND cho vay đối với các thành viên tối đa 1,5%/tháng. Nhưng tới cuối năm 97 lạm phát lại có chiều hướng tăng lên, cụ thể là từ tháng 9 đến tháng 11 năm 97 lạm phát tương ứng là 0.6%; 0,3%; 0,3% thì sang tháng 12/97 là 1,0% và 1/98 là 1,6%. Kinh tế nông thôn gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng chậm, đặc biệt một số vùng bi bão lụt gây thiệt hại nghiêm trọng. * Năm 1998 Trước bối cảnh trên cộng với bản thân nền kinh tế nước ta cũng mang trong mình những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó: - Nền kinh tế tăng trưởng cao, cơ cấu đâù tư chưa hợp lý, hiệu quả kinh doanh kém, năng suất lao động thấp, đặc biệt là trong doanh nghiệp nhà nước có khoảng 63% hoạt động không có hiệu quả, 35% làm ăn thua lỗ. - Đầu tư quá nhiều vào bất động sản, đã có hiện tượng cung vượt cầu. - Hệ thống ngân hàng yếu kém, chất lượng tín dụng kém, nợ quá hạn cao, NSNN bội chi ở mức cao 1997: 3,5% GDP ( 1996: 1,2% GDP ) - Cán cân thương mại nhập siêu với mức gia tăng: 1994: 1771,8 triệu USD; 1995: 2706,5 triệu USD; 1996: 3859,3 triệu USD; 1997: 2370 triệu USD. Làm cho cán cân thanh toán vãng lai thâm hụt tỷ lệ lớn, tương ứng các năm là : 8,6%GDP; 10,1%GDP; 11,2%GDP; 5,5%GDP. - Tỷ giá hối đoái giữ gần như cố định với USD trong 3 năm từ 94 đến 96 với tỷ lệ giá USD/VND= 11.000 trong khi đó USD liên tục tăng giá so với các ngoại tệ khác trên thị trường quốc tế. Tháng 1/1998 NHNN đã điều chỉnh lãi suất như sau: - Trần lãi suất cho vay ngắn hạn tăng lên: 1,2%/tháng - Trần lãi suất cho vay trung và dài hạn nâng lên: 1,25%/tháng - Trần lãi suất HTXTD và QTD cơ sở cho vay thành viên: 1,5%/tháng - Thực hiện một số mức lãi suất ưu đãi với các đối tượng như: hộ nghèo, cho vay khắc phục hậu quả bão lụt, cho vay sinh viên. - Quy định lãi suất tối đa tiền gửi bằng USD của các TCKT tại các TCTD phục vụ cho công tác quản lý ngoại hối. - Bỏ quy định chênh lệch lãi suất cho vay và huy động vốn bình quân 0,35%/tháng. Tháng 9/1998, NHNNVN điều chỉnh trần lãi suất cho vay ngoại tệ ( USD ) từ 8,5%/năm xuống còn 7,5%/năm: + Do mặt bằng lãi suất Sibor đã giảm xuống và ở mức 5,5%/năm nên lãi suất ở Việt nam phải quy định ở mức 7,5%( bằng lãi suất Sibor+2% phí /năm ) + Mục tiêu mở rộng tín dụng để các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu. + Giảm lãi suất cho vay từ đó giảm lãi suất tiền gửi, hạn chế các TCKT và dân cư tích trữ USD, phục vụ cho công tác quản lý ngoai hối. Ngày 26/12/1998, NHNNVN tăng tỷ giá chính thức từ 11.175VND/USD lên 11.800VND/USD từ đó kéo tỷ giá mua bán tại các NHTM sát với tỷ giá thị trường. Sau một thời gian thực thi, những diễn biến trên thị trường cho thấy chính sách lãi suất mới đã có những tác động tích cực đối với việc huy động và cho vay trong nền kinh tế, trên cơ sở đó các TCTD có điều kiện để mở rộng quy mô tín dụng cho nền kinh tế, trong đó tín dụng bằng VND và tín dụng dài hạn có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Tuy nhiên, còn một số bất cập phát sinh khi vận hành chính sách mới: + Việc quy định thống nhất mức trần lãi suất cho vay khu vực nông thôn, thành thị là chưa phù hợp với cung cầu vốn tín dụng ở khu vực nông thôn, thiếu động lực khuyến khích các TCTD chuyển vốn cho khu vực nông thôn vì mức sinh lời ít. + Chênh lệch lãi suất cho vay và huy động vốn bình quân của TCTD ở mức thấp, có khoảng 0,15%-0,2%/tháng, mức chênh lệch này không đảm bảo cho các TCTD bù đắp chi phí và có lãi. + Nền kinh tế tăng trưởng chậm, hiệu quả kinh tế thấp, khả năng canh tranh kém, DN có vốn tự có nhỏ và tỷ suất doanh lợi < 10%. Các bước điều chỉnh lãi suất NH từ 1/1996 đến 9/1998 Năm 1996 1997 1998 Tháng 1 7 9 10 7 1 9 I. Trần L/s cho vay VNĐ (%/tháng) 1.Trần lãi suất cho vay khu vực thành thị: - Cho vay ngắn hạn tối đa - Cho vay trung & dài hạn tối đa 2. Trần LS cho vay khu vực nông thôn 3. HTXTD, QTD cơ sở cho vay thành viên tối đa II.Trần lãi suất cho vay ngoại Tử (% năm) III. Lãi suất nợ quá hạn (VNĐ&NT) IV. Chênh lệch giữa LS cho vay và LS huy động vốn bình quân (%/tháng) 1,75 1,70 2,0 2,5 9,5 150*2 0,35 1,60 1,65 1,80 2,2 9,5 150 0,35 1,50 1,55 1,70 2,1 9,5 150 0,35 1,25 1,35 1,50 1,80 9,5 150 0,35 1,0 1,1 1,2 1,5 8,5 150 0,35 1,2 1,25 1,25*1 1,5 8,5 150 *3 1,2 1,25 1,25 1,5 7,5 150 - (Nguồn: “Ngân hàng Việt Nam-quá trình xây dựng và phát triển” ) 3. Giai đoạn 1999 đến nay Sang năm 99, thời gian đánh dấu mốc quan trọng trong hoạt động NH, đó là thời điểm bắt đầu thực hiện Luật NHNN và Luật các TCTD. Tình hình kinh tế vĩ mô cũng có một số biến động, cụ thể như: -Lạm phát các tháng luôn ở mức thấp, đặc biệt lần đầu tiên 7 tháng liên tiếp ( từ tháng 5 đến tháng 10 ) lạm phát luôn là số âm. Mức lạm phát hàng tháng và số luỹ kế so với tháng 12/98 luôn thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cả năm 99 thấp nhất từ trước đến nay. Điều đó báo hiệu nguy cơ giảm phát ở Việt nam làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại, sức mua của nền kinh tế giảm. Cụ thể, diễn biến tốc độ tăng giảm giá tiêu dùng các tháng trong năm 1999 như sau: T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 1,7 1,9 -0,7 -0,6 -0,4 -0,3 -0,4 -0,4 -0,6 -1,0 0,4 0,5 ( Nguồn: Niên giám thống kê 2000 ) Lạm phát cả năm 99 là 0,5%. - Tỷ giá hối đoái ổn định trong nhiều tháng, tháng 2 tuy có thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá nhưng cũng không gây biến động tỷ giá. - Tình hình cung cầu vốn những tháng đầu năm cho thấy tốc độ tăng tiền gửi lớn hơn tốc độ tăng dự nợ. Từ những thay đổi trên của nền kinh tế và với mục đích: + Đảm bảo cho mặt bằng lãi suất phù hợp với mức lạm phát. + Giảm khó khăn cho người vay, góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế, đảm bảo cân đối cung cầu tín dụng, đồng thời tạo cho các TCTD sự linh hoạt hơn để định ra các mức lãi suất huy động vốn và cho vay. + Tạo thuận lợi cho công tác điều hành lãi suất . NHNN đã có 3 đợt điều chỉnh lãi suất cho vay VND. Tháng 5/1999: Giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn từ 1,2%/tháng và cho vay trung và dài hạn từ 1,25%/tháng xuống một trần lãi suất thống nhất là 1,15%/tháng và áp dụng chung cho các TCTD cho vay ngắn, trung và dài hạn ở khu vực thành thị và nông thôn. QTD cơ sở và HTXTD cho vay thành viên vẫn duy trì mức trần lãi suất 1,5%/tháng. Tháng7/1999: Giảm mức trần lãi suất thống nhất cho cả khu vực thành thị và nông thôn từ 1,15%/tháng xuống 1,05%/tháng. QTD cơ sở và HTXTD cho vay thành viên vẫn duy trì ở mức trần lãi suất 1,5%/tháng. Tháng 10/1999: NHNN tiếp tục điều chỉnh trần lãi suất từ 1,05%/tháng xuống 0,85%/tháng đối với khu vực thành thị và nông thôn. Đến đây lại phân biệt 2 mức trần lãi suất cho hai khu vực thành thị và nông thôn. Như

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKho¸ luËn.doc
  • docB×a.doc
  • docloi noi dau.doc
Tài liệu liên quan