MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THIẾT BỊ TOÀN BỘ VÀ THỊ TRƯỜNG THIẾT BỊ TOÀN BỘ.5
I. KHÁI NIỆM THIẾT BỊ TOÀN BỘ- TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG THIẾT BỊ TOÀN BỘ .5
1. Khái niệm .5
2. Tiền đề hình thành và phát triển của thị trường thiết bị toàn bộ 7
II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ 9
1. Đối với nước ta 9
2. Đối với người mua 11
3. Đối với người bán 13
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ 14
IV. CÁC PHƯƠNG THỨC NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ 17
1. Phương pháp quy ước 17
2. Phương pháp tự quản 17
3. Phương pháp quản lý dự án 18
4. Phương thức chìa khoá trao tay 18
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ CỦA CÔNG TY TECHNOIMPORT NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 20
I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TECHNOIMPORT 20
II. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ CỦA CÔNG TY TECHNOIMPORT 29
III. CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ CỦA CÔNG TY TECHNOIMPORT. 31
1. Đấu thầu 31
2. Chào hàng cạnh tranh 33
3. Mua sắm trực tiếp 33
IV. HIỆN TRẠNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ CỦA CÔNG TY TECHNOIMPORT NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 34
1. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu thiết bị toàn bộ 35
2. Ký Hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ 35
3. Thực hiện Hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ 50
4. Hiện trạng về hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ của Công ty Technoimport 53
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ CỦA CÔNG TY TECHNOIMPORT TRONG THỜI GIAN TỚI 73
I. Phương hướng và nhiệm vụ của Công ty trong thời gian tới 73
II. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị toàn bộ của Công ty Technoimport trong thời gian tới 78
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
109 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số vấn đề về nhập khẩu thiết bị toàn bộ nói chung và hiện trạng nhập khẩu mặt hàng này của Công ty Technoimport nói riêng trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âng cao năng lực cơ khí của công nghiệp trong nước
+ Giảm giá thành thiết bị do nhân công trong nước rẻ và giảm dược chi phí vận tải và bảo hiểm
+ Tăng thêm công ăn việc làm cho công nhân trong nước
2.2 Các điều khoản tài chính
Trước hết trong Hợp đồng có quy định rõ việc xác định giá và quy định giá của Hợp đồng. Đây không phải là vấn đề đơn giản. Thường thì Công ty áp dụng cách tính giá cố định và tính bằng các ngoại tệ mạnh như USD , DEM...và cũng quy định rõ cách bảo đảm hối đoái. Trong Hợp đồng thưởng công ty áp dụng phương thức thanh toán bằng L/C trả chậm.Trong Hợp đồng cũng quy định rõ các thời điểm thanh toán và các chứng từ mà người bán phải xuất trình cho mỗi lần thanh toán.
Trong các Hợp đồng thì Công ty thường ký Hợp đồng theo giá CIF
* Đồng tiền thanh toán: Thông thường các Hợp đồng của ta thường được ký và thanh toán theo cùng một đồng tiền. Nhưng cũng có trường hợp được ký bằng một đồng tiền và các bên thỏa thuận thanh toán bằng một đồng tiền khác, nhưng lại không cố định tỷ giá giữa hai đồng tiền vào thời điểm thanh toán.
Vì vậy có những trường hợp khi ký bằng đồng Yên Nhật khi thanh toán bằng đồng USD mà tại thời điểm thanh toán giá đồng Yên tăng vọt, người mua phải trả một số tiền cao hơn nhiều so với mức giá khi ký Hợp đồng. Tương tự như vậy có trường hợp người mua dự trù trong vòng 3 năm sẽ thanh toán hết cho số nợ mua một con tàu nhưng do đồng tiền lên giá quá nhanh nên sau 3 năm giá trị khoản nợ lên gần bằng giá trị con tầu vào thời điểm ký Hợp đồng. Vì vậy để tránh những thiệt hại này trong các Hợp đồng mà đồng tiền thanh toán và đồng tiền ký kết khác nhau cần có điều khoản quy định về phương thức điều chỉnh giá trong trường hợp có biến động tỷ giá.
* Phương thức thanh toán: Do giá trị Hợp đồng lớn và việc thanh toán trong Hợp đồng thiết bị toàn bộ thường gắn với tiến độ công trình nên trong Hợp đồng thiết bị toàn bộ người ta kết hợp 3 cách trả: trả trước, trả ngay và trả sau.
Khoản thanh toán trước (Down Payment) thường chiếm khoảng 10 - 20 % tổng giá trị Hợp đồng và có tính chất như nuột khoản tiền bảo đảm thực hiện Hợp đồng. Thông thường số tiền này được gửi cho người bán trong vòng 30 ngày kể từ khi Hợp đồng có hiệu lực trên cơ sở người bán xuất trình một số chứng từ sau :
+ Hóa đơn thương mại đã ký của người bán
+ Bảo lãnh của Ngân hàng người bán cho số tiền đặt cọc (Down paymellt Bank Guarantee): chi tiết về bảo lãnh này sẽ được nêu trong các điều khoản pháp lý.
+ Bảo lãnh thực hiện Hợp đồng của người bán: Đây là bảo lãnh có giá trị bằng một khoản tiền mà người bán phải trao cho người mua để bảo đảm việc thực hiện Hợp đồng. Trị giá khoản này thường là 10% tổng giá trị Hợp đồng đủ để người mua trang trải các chi phí chuẩn bị chương trình tổ chức lại mua sắm hoặc đấu thầu nếu người bán sau khi ký Hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ mà mình cam kết.
Khoản thanh toán chính sẽ được thực hiện dần theo tiến độ thực hiện công việc (progress payment) và dựa trên cơ sở các chứng từ chứng minh việc người bán đã hoàn thành nghĩa vụ đó. Trong phần chứng từ thanh toán người ta sẽ quy định cụ thể các chứng từ cần thiết cho mỗi loại công việc (giao hàng bằng đường biển, đường không, thiết kế, giám sát xây dựng, chạy thử, lắp đặt, nghiệm thu)
Phần trả sau: Sau khi giao hàng người bán còn một nghĩa vụ rất quan trọng là lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu, vì vậy một phần giá trị Hợp đồng (thường từ 5 - 10 % tổng giá trị Hợp đồng) thường được người mua giữ lại để thanh toán sau khi người bán đã thực sự hoàn thành nghĩa vụ nghiệm thu công trình. Chứng từ mà người bán phải xuất trình để được thanh toán phần còn lại này bao gồm:
+ Hóa đơn thương mại cho khoản thanh toán trên
+ Biên bản nghiệm thu đo hai bên ký : Đây chính là giấy chứng nhận người bán đã hoàn thành trách nhiệm nghiệm thu toàn bộ công trình hoặc cho từng phần của công trình và ngày ký Biên bản nghiệm thu này được tính là ngày bắt đầu thời hạn bảo hành.
* Phạt (liquidated damages): Trong Hợp đồng cũng quy định rất rõ về vấn đề phạt khi các bên vi phạm nghĩa vụ của Hợp đồng và mức phạt cụ thể cho các bên nhưng Hợp đồng cũng giới hạn các mức phạt này không được quá một con số cho phép.
2.3.Các điều khoản vận tải và giao nhận.
* Bao bì, ký mã hiệu: Quy định về bao bì trong Hợp đồng thiết bị toàn bộ nhìn chung cũng giống như trong Hợp đồng giao thiết bị lẻ, chỉ trừ một điều là người ta dự tính đến việc lưu kho lâu (thời gian lưu kho tối đa sẽ được các bên quy định cụ thể) vì việc mở hàng còn phụ thuộc nhiều vào tiến độ công trình. Vì vậy trong Hợp đồng thiết bị toàn bộ bao bì thường phải đủ đảm bảo bảo vệ hàng hóa trong điều kiện lưu kho lưu bãi dài ngày (chẳng nạn trong thời gian tối đa là 6 tháng) ở điền kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm theo đúng chỉ dẫn của người bán.
Nội dung và cách thức ghi ký mã hiệu của thiết bị toàn bộ trong Hợp đồng cũng giống như trong trường hợp giao thiết bị lẻ tức là phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao nhận hàng hóa. Đối với từng danh mục thiết bị bị phức tạp lắp ráp tại hiện trường thì Hợp đồng quy định cách đánh số cho thuận tiện nhất trong việc lưu kho lưu bãi và lấy từ kho ra để láp ráp.
* Thông báo giao hàng và giao hàng: Trước khi giao hàng người bán có nghĩa vụ phải thông báo cho người mua. Thông thường thời gian giao hàng đã được các bên thỏa thuận ngày từ lúc ký Hợp đồng do đó người bán chỉ phải thông báo giao hàng trước và sau mỗi chuyến hàng mà thôi. Trong ít trường hợp đó nội dung và số lần và thời điểm thông báo giao hàng hoàn toàn giống như trường hợp giao hàng lẻ. Nhưng cũng có những trường hợp ít mà việc thiết kế được thực hiện và thông qua sau khi ký Hợp đồng khi đó hai bên chưa thể xác định được tiến độ giao hàng vào thời điểm ký kết Hợp đồng. Do đó sau khi ký Hợp đồng một thời gian nào đấy người bán sẽ phải trình cho người mua một bản tiến độ giao hàng sơ bộ đối với các máy móc, thiết bị và vật liệu. Nội dung thông báo này sẽ tùy thuộc vào từng Hợp đồng nhưng thường gồm những thông tin về tổng trọng lượng, thời gian giao hàng... của từng chuyến hàng và thông tin về kích cỡ của các kiện hàng siêu trường siêu trọng cũng như các chỉ dẫn đặc biệt trong quá trình chuyên chở và lưu kho các thiết bị này. Trên cơ sở đó người ta mới lập một lịch giao hàng chính thức. Sau khi lịch giao hàng chính thức được thông qua, người bán sẽ thực hiện nghĩa vụ thông báo trước và sau mỗi chuyến hàng như các Hợp đồng giao thiết bị lẻ thông thường.
Đồng thời trong Hợp đồng cũng quy định rõ trách nhiệm của người bán đối với việc không thông báo hoặc chậm thông báo.
* Tiến độ giao hàng: Trong lịch giao hàng người ta phải chú ý đến tiến độ xây dựng và lắp đặt của toàn bộ công trình. Kế hoạch giao hàng phải hợp lý và phù hợp với tiến độ thực hiện công trình. Việc giao hàng không căn cứ vào tiến độ công trình sẽ gây ra một số bất lợi cho phía người tiếp nhận:
+ Những thiết bị giao sớm nhưng chưa đưa vào sử dụng sẽ phải đưa vào lưu kho, như vậy người mua phải chịu chi phí lưu kho cho các thiết bị này và các tổn thất có thể xảy ra do việc lưu kho quá lâu. Ngoài ra nếu sử dụng vốn vay thì sẽ phải trả lãi sớm một cách không cần thiết.
+ Những thiết bị cần có ngay nhưng chưa được giao sẽ làm cản trở việc thực hiện tiếp theo công đoạn tiếp theo, đo đó ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ công trình chung.
Do vậy quy định về thời gian giao các thiết bị chính thường rất chặt chẽ và người bán phải tuyệt đối tuân thủ các quy định này, song đối với các bộ phận phụ thì các bên thường có quy định thoáng hơn: người bán có thể được phép không giao các bộ phận này đúng thời hạn nói trên, miễn là việc giao các bộ phận đó không ảnh hưởng đến tiến độ công trình.
Một vấn đề đáng lưu ý là tiến độ giao các thiết bị sản xuất tại Việt Nam. Có những trường hợp mà mặc dù đưa ra tiến độ giao các thiết bị sản xuất nội địa người bán không đảm bảo là sẽ giao các thiết bị này theo đúng lịch.
* Kiểm tra trước và sau khi giao hàng: Trước khi giao hàng người bán phải tiến hành việc kiểm tra thiết bị tại xưởng nếu người bán chính là người sản xuất hoặc người bán phải có được giấy chứng nhận chất lượng và số lượng của nhà sản xuất đối với các thiết bị mà người bán không sản xuất mà chỉ là người cung cấp đơn thuần. Đây hầu như là nghĩa vụ bắt buộc của người bán trong mọi Hợp đồng giao thiết bị toàn bộ, cho dù người bán giao hàng theo điều kiện nào. Mục đích của việc này là đảm bảo rằng các thiết bị được sản xuất theo đúng các điều khoản và điều kiện của hợp đồng.
Hợp đồng cũng quy định rõ ràng về vấn đề kiểm tra sau khi giao hàng như là cơ quan kiểm tra và tính pháp lý của các biên bản kiểm tra của cơ quan đó, ro đó mới có thể có cơ sở để giải quyết các tranh chấp sau này.
* Vận tải và bảo hiểm : Điều kiện vận tải và bảo hiểm đã được quy định ngắn gọn trong phần giá Hợp đồng. Thông thường các Hợp đồng nhập khẩu ký kết thường là các hợp đồng giao theo điều kiện CIP, CLF nhưng cũng có trường hợp giao theo điều kiện DDU. Với số lượng hàng rất lớn và nhiều chủng loại hàng có thể được giao theo đường biển hoặc đường hàng không nhất là các tài liệu kỹ thuật thường được gửi bằng đường hàng không. Khi giao hàng đường hàng không các bên thỏa thuận rằng vận đơn hàng không lúc dó sẽ được coi như là vận đơn đường biển.
Trong Hợp đồng thường Công ty không quy định cụ thể về cỡ tàu mà chỉ quy định tuổi tàu và chất lượng tàu. Nếu phải chuyển tải người bán phải có nghĩa vụ thông báo cho người mua thông tin về việc chuyển tài này. Quy định này xuất phát từ một thực tế là nếu không được lòng tin về việc chuyển tải rủi ro đối với người mua sẽ rất lớn vì nếu anh ta không nắm được đường đi của hàng và do đó sẽ rất bị động trong việc nhận hàng và khiếu nại người chuyên chở nếu có tổn thất xảy ra.
Thông thường thì trong các Hợp đồng trách nhiệm mua bảo hiểm đường thuộc về người bán, Công ty yêu cầu người bán mua bảo hiểm tại một công ty bảo hiểm có uy tín có thể quy định cụ thể trong Hợp đồng. Hợp đồng bảo hiểm có thể đứng tên Công ty hay người bán tùy từng hợp đồng.
Ngoài quy định về bảo hiểm hàng hóa Hợp đồng có thể quy định thêm về việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm y tế ... Chẳng hạn, người bán sẽ phải chia trách nhiệm mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho các chuyên gia của mình tại nước người mua, còn người mua phải chịu trách nhiệm đối với các thương tật xảy ra do lỗi của người mua.
2.4. Các điều khoản pháp lý
* Bảo lãnh tiền thanh toán trước (Down Payment Bank Guarantee)
Thông thường một thời gian sau khi ký Hợp đồng hoặc sau khi Hợp đồng có hiệu lực nhưng trước khi giao hàng, Công ty có nghĩa vụ thanh toán một phần trị giá Hợp đồng. Khoản thanh toán này do hai bên thỏa thuận nhưng nhưng thường nằm trong khoảng từ 10 - 20% trị giá Hợp đồng và sẽ được chuyển vào tài khoản của người bán. Khoản thanh toán này có ý nghĩa như một khoản tiền bảo đảm thực hiện Hợp đồng tư phía người mua cũng như một khoản tín dụng người mua cấp cho người bán. Để nhận được số tiền này, người bán phải có được một bảo lãnh của Ngân hàng của mình cho khoản tiền này nhằm bảo vệ quyền lợi của người mua đề phòng trường hợp người bán không giao hàng. Thông báo về bảo lãnh cho tiền ứng trước sẽ được người bán gửi cho người mua trong thời gian quy định của Hợp đồng (thường là 30 ngày kể từ ngày ký Hợp đồng hoặc từ ngày Hợp đồng có hiệu lực)
Mẫu bảo lãnh cho khoản tiền trả trước được các bên thỏa thuận và quy định trong phần phụ lục của Hợp đồng.
* Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performance Bond): Song song với việc người mua thanh toán trước một phần hợp đồng, người bán cũng phải gửi cho người mua một bảo lãnh thực hiện Hợp đồng. Đây chính là khoản tiền dùng dể bảo lãnh cho việc thực hiện Hợp đồng của người bán. ở Việt Nam khoản tiền này thường là ở khoảng từ 10 - 15% trị giá hợp đồng. Người án bán sẽ thông báo cho người mua về khoản bảo lãnh này trong một thời hạn nhất định kể từ khi ký hợp đồng bảo lãnh này sẽ có hiệu lực trong một thời hạn đo hai bên quy định. Thông thường bảo lãnh này có gía trị kể từ ngày người bán có nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng, tức là khi Hợp đồng bắt đầu có hiệu lực.
Do đây là khoản tiền bảo lãnh thực hiện Hợp đồng của người bán nên nó sẽ có hiệu lực cho đến khi người bán đã hoàn thành toàn bộ các nghĩa vụ của mình. Trong một Hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ sau khi nghiệm thu công trình người bán phải có trách nhiệm bảo hành công trình. Đến khi thời hạn bảo hành đã hết và mọi khuyết tật đã được loại trừ hai bên mua và bán sẽ cùng ký vào một Biên bản gọi là Biên bản nghiệm thu cuối cùng (Final Acceptance Protocol). Biên bản này là một bằng chứng chứng minh rằng người bán đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, kể cả các nghĩa vụ trong thời gian bảo hành. Khi đó Biên bản nghiệm thu này là căn cứ để người ta trả lại cho người bán Giấy bảo lãnh thực hiện Hợp đồng.
* Bảo lãnh cho thời gian vận hành (Guarantee Security): Đây có thể coi là dạng của bảo lãnh thực hiện Hợp đồng...
ý nghĩa của bảo hành này cũng giống như bảo hành thực hiện Hợp đồng, nhưng phạm vi của nó nhỏ hơn vì nó chỉ bảo lãnh cho nghĩa vụ bảo hành của người bán trong thời gian bảo hành chứ không bảo lãnh cho toàn bộ các nghĩa vụ của người bán. Chính vì vậy mà trị giá của bảo lãnh này thấp hơn trị giá của bảo lãnh thực hiện Hợp đồng nói trên.
* Bảo đảm các chỉ tiêu tiêu hao (Operaing Cost Guarantee) Trong Hợp đồng còn quy định rõ người bán có trách nhiệm bảo đảm các chi tiêu tiêu hao của công trình và các xử lý khi người bán không đảm bảo được điều đó.
* Tranh chấp về thương mại và tranh chấp kỹ thuật: Hợp đồng có quy định là khi có bất cứ tranh chấp hoặc bất đồng nào phát sinh liên quan đến Hợp đồng biện pháp đầu tiên mà áp dụng bao giờ cũng là thương lượng. Có Hợp đồng còn quy định cả khoảng thời gian cho việc thương lượng này. Nếu trong thời gian trên mà các bên không thể thoả thuận được cho nhau thì mới đưa vụ việc ra trọng tài. Khi quy định về trọng tài (Có trường hợp là tòa án) Hợp đồng cũng quy định luôn cả số lượng thành viên của Ban trọng tài, cách thành lập Ban trọng tài, thủ tục, hiệu lực phán lý của phán quyết trọng tài, phân chia chi phí trọng tài.
* Vấn đề chấm dứt Hợp đồng ( Termination of the Contract)
Vấn đề huỷ Hợp đồng không phải bao giờ cũng được đặt ra trong một Hợp đồng nhập khẩu các thiết bị lẻ. Nhưng Hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ, với đặc điểm là thời gian thực hiện đài với sự tham gia của nhiều bên, thường quy định về việc chấm dứt Hợp đồng và cách giải quyết các hậu quả của việc chấm dứt này. Đây là một cách bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên tham gia, nhưng chủ yếu là bảo vệ người mua.
Việc chấm dứt Hợp đồng có thể được chia làm ba trường hợp: chấm dứt Hợp đồng do lỗi (Termination for default), chấm dứt Hợp đồng do mất khả năng thanh toán (Termination for insolvency) và chấm dứt Hợp đồng theo ý nguyện của người mua hay chấm dứt Hợp đồng theo ý nguyện (Termination for convenience)
+ Chấm dứt Hợp đồng do mất khả năng thanh toán (Termination for insolvency)
Thông thường, các Hợp đồng đều quy định rằng người mua có thể vào bất cứ lúc nào chấm dứt Hợp đồng mà không phải bồi thường cho người bán nếu người bán bị phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.
+ Chấm dứt hợp đồng do lỗi Ternlination for default).
Hợp đồng có thể quy định một số trường hợp khác mà người mua có thể được quyền hủy Hợp đồng đó là do lỗi của người bán. Tuy nhiên, không phải bất cứ khi nào việc người bán có lỗi cũng là nguyên nhân để người mua hủy Hợp đồng. Vì vậy các trường hợp hủy Hợp đồng thường dược quy định rõ.
+ Chấm dứt Hợp đồng theo ý nguyện của người mua (Termination for convenience)
Đây là một trường hợp khá đặc biệt vì cơ sở để hủy Hợp đồng không phải là lỗi của người bán mà hoàn toàn do ý muốn chủ quan của người mua. Do vậy trong thông báo chấm dứt Hợp đồng phải ghi rõ ràng: việc hủy Hợp đồng như vậy là theo ý nguyện của người mua (For the Purchaser's convenience), phạm vi
công việc bị chấm dứt và thời điểm hiệu lực của việc chấm dứt như vậy. Biện pháp xử lý để bảo đảm quyền lợi người bán thường được các bên thỏa thuận rất rõ ràng trong Hợp đồng
* Điều kiện hiệu lực của Hợp đồng
Đây là một trong những điểm khác biệt khá rõ giữa Hợp đồng nhập khẩu thiết bị lẻ thông thường và Hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ. Trong Hợp đồng nhập khẩu thiết bị lẻ, nếu không có thỏa thuận khác sau khi Hợp đồng đã được ký, nó ngay lập tức có giá trị ràng buộc các bên (tuy nhiên theo quyết định 91TTg của Thủ tướng Chính phủ thì những Hợp đồng nhập khẩu thiết bị lẻ có giá trị một đơn vị máy từ 100.000 USD trở lên hoặc tổng trị giá Hợp đồng từ 500.000 USD trở lên thì phải được Bộ Thương mại duyệt sau khi có ý kiến của cơ quan chử quản). Nhưng đối với các Hợp đồng nhập khẩu thiếtbị toàn bộ thì Hợp đồng không có hiệu lực ngay sau khi ký. ở đây người ta phân biệt hai khái niệm: ngày ký Hợp đồng (Signnature Date) và ngày hiệu lực của Hợp đồng (Date of Coming in to force or Effective Date)
Trong Hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ hai khái niệm này không đồng nhất với nhau. Khi hai bên ký kết Hợp đồng với nhau thị Hợp đồng đó chỉ có giá trị tạm thời (provisional) nếu chưa được cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ nước xuất khẩu hoặc nước nhập hoặc một cơ quan nào khác phê duyệt. Việc phê duyệt của cơ quan Chính phủ này được coi là tiền đề của Hợp đồng, vì vậy Quyết định 91TTg ngày 13/11/1992 của Thủ tướng Chính phủ quy định rằng trong Hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ phải có điều khoản là Hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Kể từ ngày ký Hợp đồng các bên phải thực hiện các trách nhiệm của mình liên quan đến tiền đề đó (chẳng hạn như xin phê duyệt, mở L/C ...). Do đó ngày ký Hợp đồng còn gọi là ngày thực hiện Hợp đồng (execution date). Trong khoảng thời gian giữa ngày ký Hợp đồng và ngày thực hiện Hợp đồng, Hợp đồng có giá trị ràng buộc (các bên không được quyền huỷ bỏ nó) nhưng không có hiệu lực (không bên nào phải thực hiện các nghĩa vụ chính của mình quy định trong Hợp đồng). Kể từ ngày các điều kiện đưa Hợp đồng vào hiệu lực được đáp ứng thì Hợp đồng mới được coi là có hiệu lực. Ngày hiệu lực của Hợp đồng không phải là ngày cụ thể mà là ngày mà điều kiện hiệu lực cuối cùng đã được đáp ứng.
Ngoài ra trong Hợp đồng còn có một số điều khoản chẳng hạn như điều khoản về chuyển giao nghĩa vụ (assignment), thuế ... Đây cũng là những điều khoản mà các hợp đồng nhập khẩu thiết bị lẻ không có.
3. Thực hiện Hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ
3.1 Mở thư tín dụng L/C
Công ty xin nhà nước cấp giấy nhập khẩu, trên cơ sở có sự đồng ý Công ty yêu cầu mở một L/C tại Ngân hàng do hai bên thỏa thuận cho người hưởng là người xuất khẩu. Mọi nghiệp vụ về L/C cũng như trong các Hợp đồng thiết bị lẻ thông thường.
3.2 Thuê tàu
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng Công ty thường dựa trên các cắn cứ sau để thuê tàu chở hàng.
- Điều khoản của thực hiện Hợp đồng đã ký giữa Công ty và bên người bán
- Đặc điểm của thiết bị toàn bộ nhập khẩu
- Điều kiện vận tải
Nhưng Công ty thường nhường quyền thuê tàu cho nước ngoài và mua thiết bị theo điều kiện CIF:
3.3 Mua bảo hiểm
Do Công ty hay mua hàng theo điều kiện CIF cho nên việc mua bảo hiểm sẽ do người bán mua tại một Công ty bảo hiểm do sự thỏa thuận của hai bên được quy định trong Hợp đồng. Nếu công ty được người bán ủy quyền mua bảo hiểm thì sẽ mua của Công ty bảo hiểm Việt Nam cho 110% tổng trị giá hợp đồng, thường là điều kiện bảo hiểm A
3.4 Làm thủ tục hải quan
Công ty đứng ra làm mọi thủ tục với Hải Quan để nhận thanh toán nhận hàng từ nước ngoài về chuyển giao cho chủ đầu tư Công ty này do một số cán bộ chuyên trách đảm nhiệm. Hiện nay hệ thống Hải Quan trong nước còn có nhiều bất hợp lý, rườm rà, còn dang có nhiều thay đổi chưa kịp thời áp dụng hoàn chỉnh, điều đó hạn chế tiến độ hợp đồng của Công ty. Để tránh phiền hà đó Công ty cử cán bộ trực tiếp xuống làm việc với Hải Quan hoặc là mời Hải Quan đến tận sân giao nhận hàng, chuẩn bị dầy đủ thủ tục giấy tờ để lấy hàng nhanh gọn. Công ty phải tiến hành làm thủ tục Hải Quan theo đúng quy định và nghiêm chỉnh chấp hành mọi quyết định của Hải Quan. Thiết bị toàn bộ được đưa về và chuyển giao cho chủ dầu tư. Đối với thiết bị toàn bộ cồng kềnh không thể đưa vào kho thì Công ty cùng với chủ đầu tư xuống hải Quan làm thủ tục sau dó chuyển thiết bị đó về địa điểm xây dựng.
3.5 Giao biết bị cho chủ đầu tư
Vận tải một công trình thiết bị quá lớn nhiều khi Công ty không đáp ứng được. Thường các thiết bị nhập khẩu về đến cảng Công ty ủy thác cho một Công ty vận tải tiếp nhận hàng hoá trên các phương tiện vận tải nước ngoài về, bảo quản trong quá trình lưu kho, lưu bãi và giao cho chủ đầu tư. Công ty giám sát đôn đốc cơ quan vận tải làm khẩn trương đảm bảo đưa nhà máy vào vận hành đúng tiến độ và thanh toán cho họ đúng khoản phí. Khi thiết bị đã về đúng địa điểm xây dựng, Công ty và chủ đầu tư tiến hành kiểm tra thiết bị với sự giúp đỡ của cán bộ kỹ thuật và chuyên gia kiểm tra chất lượng thiết bị toàn bộ là công việc cần thiết đảm bảo quyền lợi cho chủ đầu tư, ngăn chặn hậu quả xấu và uy tín của nhà sản xuất. Hai bên cùng ký vào một biên bản ghi rõ các thiết bị hiện có trong thực tế, đối chiếu với Hợp đồng. Nếu như chủ đầu tư phát hiện thấy thiết bị có nghi ngờ hoặc tổn thất không đồng bộ thì Công ty phải xử lý kịp thời, khiếu nại ngay với bên nước ngoài đòi bồi thường. Sau khi thiết bị đã kiểm tra đầy đủ, Công ty làm thủ tục coi như đã giao hàng cho chủ đầu tư. Nhưng nhiệm vụ của Công ty không phải đến đây là hết mà còn phải sử dụng được mới xem là nghiệm thu. Công việc tiếp theo của Công ty là phải cùng với chủ đầu tư tiến hành.
3.6 Lắp ráp, chạy thử và đưa thiết bị vào sản xuất.
Công ty cùng với chuyên gia nước ngoài và công nhân kỹ thuật tổ chức hoàn thiện một nhà máy để đưa vào sử dụng. Chuyên gia sẽ hướng dẫn lắp đặt vận hành từng bộ phận, từng máy móc thiết bị, từng mắt xích dây chuyền sản xuất đảm bảo cho công trình hoàn thành thì vận hành dễ dàng, bảo dưỡng đơn giản, ít tốn kém và đồng bộ. Trong giai đoạn này phải áp dụng tiến bộ khoa học nước ngoài và sửa chữa cho phù hợp với hoàn cảnh, đồng thời sửa chữa những khuyết tật, những điểm chưa ăn khớp trong các công đoạn...Sau khi công trình được xây lắp cần được chạy thử và nghiệm thu. Đây là thời kỳ của công nhân vận hành dưới sự hướng dẫn của chuyên gia đào tạo và chuyên gia về thiết bị máy móc.
3.7 Làm thủ tục thanh toán.
Công ty cùng chủ đầu tư sẽ tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu sau mỗi khi người xuất khẩu thực hiện xong công việc của mình và xuất trình được bộ chứng từ thanh toán cho Ngân hàng như quy định của Hợp đồng. Sau khi người bán nước ngoài hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ của họ và ký được Biên bản nghiệm thu cuối cùng thì Công ty và chủ đầu tư sẽ tiến hành thanh toán cho họ số tiền còn lại theo quy định của Hợp đồng (sau khi đã trừ đi số tiền đặt cọc). Sau đó Công ty sẽ tiến hành thanh toán tiền phí uỷ thác với chủ đầu tư trong nước.
4. Hiện trạng hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ của Công ty.
4.1. Nhập khẩu thiết bị toàn bộ theo khối lượng qua một số năm gần đây
Biểu 4.1 Kim ngạch TBTB được nhập qua một số năm
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Kim ngạch
So với năm trước (%)
1996
54.7
1997
60.2
111
1998
80.9
133
1999
110.5
137.5
2000
125.7
114
(Trích báo cáo tổng hợp hội nghị tổng kết cuối năm 20 – 12 –2000)
Khối lượng nhập khẩu thiết bị toàn bộ của Công ty tăng theo nhịp độ phát triển của nền công nghiệp nước nhà. Từ khi ra đời thì Công ty đa số nhập khẩu các công trình thiết bị toàn bộ theo các hiệp định thương mại được ký kết giữa Chính phủ ta và Chính phủ nước ngoài bằng nguồn vốn vay của các nước. Thời kỳ từ 1980 đến 1990 thì Công ty bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường và đây cũng là thời kỳ nhập các công trình thiết bị toàn bộ lớn nhất chủ yếu vẫn nhập bằng nguồn vốn vay của nước ngoài. Từ 1990 đến nay nhập khẩu thiết bị toàn bộ có giảm hơn nhưng các công trình thiết bị toàn bộ ở đây lại tập trung vào các công trình thiết bị toàn bộ với công nghệ cao kỹ thuật tiên tiến va các công trình liên doanh do các chủ đầu tư cùng nhập về bằng các nguồn vốn khác nhau. Mặc dù thời kỳ này có giảm về khối lượng hơn so với thời kỳ 1980- 1995 nhưng từ 1996 đến 2000 khối lượng thiết bị toàn bộ được nhập về năm sau cũng luôn cao hơn năm trước và tăng cùng nhịp độ phát triển của nền công nghiệp nước nhà. Như ta đã thấy thì năm 1997 tăng 111% so với năm 1996, năm 1998 tăng 133% so với năm 1997, 1999 tăng 137,5% so với năm 1998, 2000 tăng 114% so với 1999, và nếu so sánh 2000 với năm 1996 thì khối lượng thiết bị toàn bộ nhập về của Công ty mất đi thế độc quyền về nhập khẩu thiết bị toàn bộ do thời kỳ này Công ty đã có nhiều doanh nghiệp khác cũng được quyền nhập khẩu thiết bị toàn bộ.
Sự tăng lên của các công trình thiết bị toàn bộ do Công ty nhập về là một điều hoàn toàn phù hợp với xu hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước. Điều này cũng cho thấy là Công ty vẫn có uy tín lớn trong lĩnh vực nhập khẩu thiết bị toàn bộ. Thời kỳ 1996 đến năm 2000 chũng ta vẫn đang công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do đó nhu cầu về các loại công trình thiết bị toàn bộ là rất lớn. Mà Công ty lại là doanh nghiệp đầu ngành có nhiều uy tín và kinh nghiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 19387.doc