MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN 3
I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VỐN KINH DOANH. 3
1. Khái niệm về vốn. 3
2. Các đặc trưng cơ bản của vốn: 5
3. Phân loại vốn 5
3.1. Phân loại vốn theo nguồn hình thành. 6
3.2 Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển. 8
II. NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 9
1. Theo mối quan hệ sở hữu về vốn ( theo nguồn hình thành). 9
2. Theo thời gian huy động và sử dụng vốn 10
3. Theo phạm vi huy động vốn 11
III. CHI PHÍ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 12
1. Khái niệm về chi phí vốn. 12
2. Chi phí của các nguồn vốn cụ thể 12
IV. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 14
1.Quản lý và sử dụng vốn cố định 14
2. Quản lý và sử dụng Vốn lưu động 15
V. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 16
1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn 16
2. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 17
2.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD 17
2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. 18
2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 19
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng vốn. 20
3.1. Các nhân tố khách quan 20
3.2. Các nhân tố chủ quan 21
PHẦN II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CHI NHÁNH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI SỐ 18 23
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH 23
1. Quá trình hình thành và phát triển 23
2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Chi nhánh Thương mại và xây dựng Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 18. 25
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Chi nhánh 25
4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian qua: 27
II/. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CHI NHÁNH. 30
1. Tình hình chung về quản lý và sử dụng vốn. 30
1.1. Cơ cấu vốn hiện hành của chi nhánh 30
1.2 Tình hình phân bổ vốn của Chi nhánh. 31
1.3. Nguồn vốn kinh doanh của Chi nhánh 35
2. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn kinh doanh trong Chi nhánh 40
2.1.Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của Chi nhánh trong 3 năm qua. 40
2.2. Quản lý và sử dụng Vốn lưu động 43
3. Hiệu quả sử dụng vốn trong Chi nhánh 50
3.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Chi nhánh trong 3 năm qua. 50
3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng Vốn lưu động của Chi nhánh 54
3.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 62
III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG CHI NHÁNH 64
1./. Kết quả đạt được 64
2./. Hạn chế và nguyên nhân. 66
PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CHI NHÁNH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 18 69
I./ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH TRONG THỜI GIAN TỚI. 69
II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CHI NHÁNH DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 18. 70
1. Tăng cường huy động vốn cho Chi nhánh. 70
2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 72
3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 74
3.1. Tổ chức thu hồi công nợ: 75
3.2.Về thành phẩm tồn kho: 77
3.3. Quản lý vốn bằng tiền 78
IV. CÁC KIẾN NGHỊ ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC THI BIỆN PHÁP: 79
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 82
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số vấn đề về vốn tại Chi nhánh thương mại và xây dựng - Công ty cổ phần xây dựng số 18. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au. Nếu một doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao thì chắc chắn tình trạng công nợ sẽ thấp, những người cho vay sẽ sẵn sàng cho doanh nghiệp vay do đó khả năng vay nợ của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại.
Cùng với việc xem xét đặc điểm vốn kinh doanh, chúng ta cần đi sâu xem xét nguồn vốn kinh doanh của Chi nhánh vì đây là một cặp phạm trù luôn đi đôi với nhau. Qua đó chúng ta sẽ đánh giá được khả năng tự tài trợ là tài chính, mức độ tự chủ, chủ động trong sản xuất kinh doanh cũng như những khó khăn mà Chi nhánh phải đương đầu. Trên cơ sở phân tích đặc điểm cơ cấu nguồn vốn kinh doanh, chúng ta có thể đưa ra một cách bố trí cơ cấu vốn hợp lý để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của Chi nhánh hoặc góp phần khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong việc bố trí cơ cấu vốn của Chi nhánh hiện nay.
Bảng 4: Sự biến động của nguồn vốn của Chi nhánh
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
SS 2004/2003
SS 2005/2004
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
A. Nợ phải trả
5.672.596
8.789.752
11.492.635
3.117.156
1,5495
2.702.883
1,3075
I. Nợ ngắn hạn
4.870.962
7.291.164
11.009.101
2.420.202
1,4969
3.717.937
1,5099
II. Nợ dài hạn
113.234
183.913
409.184
70.679
1,6242
225.270
2,2249
III. Nợ khác
688.400
1.314.675
74.350
626.275
1,9098
1.240.325
0,0566
B.Nguồn vốn chủ sở hữu
725.783
840.366
1.122.819
114.583
1,1579
282.453
1,3361
I. Nguồn vốn, quỹ
692.767
763.705
1.044.378
70.938
1,1024
280.673
1,3675
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
33.016
76.661
78.441
43.645
2,3219
1.780
1,0232
Tổng cộng nguồn vốn
6.398.379
9.630.118
12.615.454
3.231.739
1,5051
2.985.336
1,31
Nguồn: Phòng tài chính- kế toán
Nhìn tổng quát qua bảng trên cho ta thấy, tổng cộng nguồn vốn tăng liên tục qua các năm, mặc dù tốc độ tăng giữa các năm không bằng nhau. Năm 2003 tổng cộng nguồn vốn là 6.398.379 nghìn đồng, sang năm 2004 số nguồn vốn này đã tăng 3.231.739 nghìn đồng, tăng 50,51% so với năm 2003. Nguyên nhân chính của sự tăng này là do nợ ngắn hạn Chi nhánh tăng. Sang năm 2005 thì tổng cộng nguồn vốn là 12.615.454 nghìn đồng, tăng 31% so với 2004. Tốc độ gia tăng nguồn vốn nhỏ hơn năm 2004 nguyên nhân chính là do Chi nhánh đã giảm các khoản nợ, thanh toán nợ dài hạn, nợ bạn hàng và thanh toán lương cho công nhân viên.
Về cơ cấu của nguồn vốn:
Biểu đồ 3: Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh qua 3 năm.
(Đơn vị: 1000đ )
Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán
Qua các biểu đồ trên ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh, nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Năm 2003 nợ của Chi nhánh là 5.672.596 nghìn đồng, chiếm 89% tổng cộng nguồn vốn. Trong số này chủ yếu là nợ vay ngắn hạn, chiếm tới 85,87% so với tổng số nợ của Chi nhánh. Đến năm 2004 tỷ trọng nợ của Chi nhánh là 91% so với tổng nguồn vốn, số nợ này đã tăng lên so với năm trước là 3.117.156 nghìn đồng, tăng 54,59%. Trong khoản nợ này thì nợ ngắn hạn chiếm tới 82,95%, tuy có giảm chút ít nhưng không đáng kể và vẫn chiếm tỷ trọng quá cao. Năm 2005 tổng số nợ của Chi nhánh là 11.492.635 nghìn đồng chiếm 91,10% tổng nguồn vốn.
* Về chỉ tiêu nguồn vốn chủ sở hữu.
Trong 3 năm qua nguồn vốn chủ sở hữu của Chi nhánh biến động không đáng kể và vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Nếu như nguồn vốn chủ sở hữu của Chi nhánh năm 2003 là 725.783 nghìn đồng, chiếm 11% so với tổng nguồn vốn thì đến năm 2004 con số này là 840.366 nghìn đồng nhưng chỉ chiếm 9%. Sang năm 2005 nguồn vốn chủ sở hữu đã tăng 282.453 nghìn đồng so với 2004 nhưng tỷ trọng của nó vẫn chỉ chiếm 9% so với tổng vốn. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn là quá thấp, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tự tài trợ của Chi nhánh. Đây là một điểm yếu cần khắc phụ sớm. Để thấy rõ hơn điều này ta phân tích tình hình công nợ của Chi nhánh qua bảng số liệu sau.
Bảng 5: Phân tích tình hình công nợ Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
SS 2004/2003
SS 2005/2004
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
1. Tổng cộng nguồn vốn
6.398.379
9.630.118
12.615.454
3.231.739
1,5051
2.985.336
1,3100
2. Nợ phải trả
5.672.596
8.789.752
11.492.635
3.117.156
1,5495
2.702.883
1,3075
3. Nguồn vốn chủ sở hữu
725.783
840.366
1.122.819
114.583
1,1579
282.453
1,3361
Hệ số tự tài trợ (3/1)
0.113
0.087
0.089
-0.026
0,7693
0.002
1,0199
Hệ số công nợ (2/1)
0.887
0.913
0.911
0.026
1,0295
-0.002
0,9981
Nguồn: Phòng tài chính- kế toán
Hệ số tự tài trợ liên tục giảm qua các năm và nhỏ hơn rất nhiều so với hệ số công nợ thể hiện khả năng độc lập về tài chính của Chi nhánh rất kém đặc biệt trong các năm 2003 và 2004. Năm 2003 hệ số tự tài trợ của Chi nhánh là 0,113 thì sang năm 2004 con số này chỉ còn 0,087, đã giảm đi 23,07 %. Trong khi đó hệ số công nợ năm 2003 là 0,887 và năm 2004 là 0,913. Sang năm 2005 hệ số tự tài trợ có tăng lên chút ít nhưng không đáng kể và vẫn thấp hơn nhiều so với hệ số công nợ.
Trong chỉ tiêu nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Ta hãy phân tích kỹ hơn về khoản nợ ngắn hạn qua bảng số liệu sau:
Bảng 6: Phân tích Nợ ngắn hạn Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
I. Nợ ngắn hạn
4.870.962
100%
7.291.164
100 %
11.009.101
100 %
1. Vay ngắn hạn
2.395.077
49,17%
2.794.577
38,33%
7.534.965
68,44%
2. Nợ dài hạn đến hạn trả
0,00%
0,00%
0,00%
3. Phải trả cho người bán
1.677.665
34,44%
3.176.566
43,57%
49.627
0,45%
4. Người mua trả tiền trước
568.521
11,67%
674.931
9,26%
3.130.327
28,43%
5. Thuế và các khoản phải nộp
49.760
1,02%
114.637
1,57%
105.131
0,95%
6. Phải trả công nhân viên
120.484
2,47%
131.472
1,80%
17.070
0,16%
7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ
38.155
0,78%
105.445
1,45%
113.410
1,03%
8. Các khoản phải trả phải nộp khác
21.300
0,44%
293.536
4,03%
58.571
0,53%
Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán
Từ số liệu trên ta thấy:
Nợ ngắn hạn liên tục tăng trong 3 năm qua nguyên nhân chủ yếu là do vay ngắn hạn tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2003, giá trị khoản vay ngắn hạn của Chi nhánh là 2.395.077 nghìn đồng chiếm 49,17% tổng nợ ngắn hạn thì đến năm 2005 con số này là 7.534.965 nghìn đồng, chiếm 68,44%. Đây là điều sẽ gây khó khăn cho Chi nhánh nếu Chi nhánh không có phương án ứng phó thì sẽ mất uy tín trên thị trường. Về khoản nợ Nhà nước của Chi nhánh đầu năm 2003 là 49.760 nghìn đồng thì đến năm 2004 đã tăng lên 114.637 nghìn đồng và năm 2005 có giảm đi chút ít, còn 105.131 nghìn đồng.
Xét về khoản nợ công nhân viên. Cuối năm 2003 Chi nhánh nợ công nhân viên là 120.484 nghìn đồng, chiếm 2,47% tổng nợ thì đến năm 2004 khoản nợ này tăng 2,04 lần so với cùng kỳ năm trước, chiếm 1,02% so tổng nợ, sang năm 2005 khoản nợ công nhân của Chi nhánh vẫn tăng 31,65% so với năm 2004 và chiếm 0,6% so với tổng nợ. Mặc dù tỷ trọng đã giảm nhưng khoản nợ công nhân viên vẫn tăng điều đó cho thấy Chi nhánh cần chú trọng hơn nữa tới các khoản thanh toán cho công nhân viên để góp phần khuyến khích công nhân viên hăng say làm việc, tăng năng xuất lao động.
2. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn kinh doanh trong Chi nhánh
Hoạt động tài chính là một nội dung cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là các quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức huy động phân phối quản lý và sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý cấp trên thấy được thực trạng của hoạt động tài chính để từ đó có các giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định tình hình tài chính cho doanh nghiệp.
Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cũng không nằm ngoài nội dung phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
2.1.Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của Chi nhánh trong 3 năm qua.
Quản lý và sử dụng vốn cố định là một trong những nội dung quan trọng của công tác tài chính doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh sự vận động của vốn cố định được gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó đó là tài sản cố định. Vì vậy để phân tích vốn cố đinh trước hết chúng ta nghiên cứu tính chất và đặc điểm của tài sản cố định của Chi nhánh trong 3 năm qua.
2.1.1. Cơ cấu Tài sản cố định của Chi nhánh
Tài sản cố định là hình thái vật chất của vốn cố định vì vậy việc đánh giá cơ cấu tài sản cố định của Chi nhánh có một ý nghĩa khá quan trọng. Trong khi đánh giá tình hình vốn cố định của Chi nhánh nó cho ta biết những nét sơ bộ về công tác đầu tư dài hạn, biết về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của các máy móc thiết bị.
Tình hình tài sản cố định của Chi nhánh được thể hiện qua bảng sau.
Bảng7: Cơ cấuTài sản cố định của Chi nhánh Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Ngyên giá
Tỷ trọng
Nguyên giá
Tỷ trọng
Nguyên giá
Tỷ trọng
1.TSCĐ hữu hình
1.679.238
93,81%
2.000.102
98,47%
3.374.094
92,47%
2. TSCĐ thuê tài chính
110.889
6,19%
31.038
1,53%
274.820
7,53%
3. TSCĐ vô hình
0
0,00%
0
0,00%
0
0,00%
Tổng nguyên giá TSCĐ
1.790.127
100%
2.031.140
100%
3.648.914
100%
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2003, 2004, 2005
Từ bảng trên cho thấy TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng lớn trong TSCĐ. Năm 2003, giá trị nguyên giá TSCĐ hữu hình là 1.679.238 nghìn đồng chiếm 90,81% Nguyên giá TSCĐ. Trong khi TSCĐ thuê Tài chính chỉ chiếm có 6,19% và TSCĐ vô hình của Chi nhánh là không có. Sang năm 2005, tỷ trọng TSCĐ hữu hình lại tiếp tục tăng, chiếm 78,47% nguyên giá TSCĐ với lượng giá trị là 2.000.102 nghìn đồng. Năm 2005, tỷ trọng của TSCĐ thuê Tài chính có tăng lên chút ít, chiếm 7,53% tổng nguyên giá TSCĐ và tỷ trọng TSCĐ hữu hình giảm xuống còn 92,47% nhưng đây vẫn là một con số rất cao. Nó phù hợp với một Chi nhánh đa phần sản xuất kinh doanh về ngành xây dựng.
2.1.2. Tình hình khấu hao TSCĐ của Chi nhánh
Hiện nay Chi nhánh đang áp dụng phương pháp khấu hao theo phương pháp tuyến tính cố định, phương pháp này có ưu điểm là giá cả ổn định nhưng có nhược điểm là không phản ánh đúng sự hao mòn thực tế cả hao mòn hữu hình và vô hình. Theo cách này có thể tránh được trường hợp thấp hơn hoặc cao hơn mức hao mòn thực tế, nếu đánh giá thấp hơn thì sẽ không đảm bảo thu hồi vốn khi hết thời gian sử dụng, còn nếu đánh giá cao hơn thì sẽ làm tăng chi phí một cách giả tạo…. Vì vậy, Chi nhánh cần phải xem xét cụ thể mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá sản phẩm đầu ra để có chính sách khấu hao phù hợp như khấu hao nhanh để đảm bảo thu hồi vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Chi nhánh dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định theo quyết định 1062TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 là tất cả các TSCĐ của Chi nhánh được ghi sổ theo nguyên giá và hao mòn luỹ kế. Khấu hao TSCĐ được thực hiện theo phương pháp đường thẳng và được xây dựng theo công thức sau:
Mk =
Trong đó :
Mk : Mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐ
NG : Nguyên giá TSCĐ
T : Thời gian sử dụng TSCĐ
Sau đó Chi nhánh sẽ trích khấu hao hàng tháng bằng cách lấy mức khấu hao hàng năm chia cho 12 tháng. Việc tăng giảm TSCĐ trong tháng thì bắt đầu từ tháng sau mới trích khấu hao hoặc thôi trích khấu hao. Chi nhánh hoạch toán TSCĐ theo nguyên tắc giá vốn thực tế, đánh giá theo 2 chỉ tiêu là nguyên giá và giá trị còn lại.
Bảng 8: Tình hình khấu hao TSCĐ Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
TSCĐ hữu hình
Nguyên giá
1.679.238
100%
2.000.102
100 %
3.374.094
100%
Giá trị khấu hao
679.257
40,45%
746.167
37,31%
1.464.612
43,41%
Giá trị còn lại
999.981
59,55%
1.253.935
62,69%
1.909.482
56,59%
TSCĐ thuê tài chính
Nguyên giá
110.889
100%
31.038
100%
274.820
100%
Giá trị khấu hao
40.649
36,66%
15.337
49,41%
32.036
11,66%
Giá trị còn lại
70.240
63,34%
15.701
50,59%
242.784
88,34%
Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán.
Nhìn chung TSCĐ của Chi nhánh đã trích khấu hao được nhiều. Đối với TSCĐ hữu hình năm 2003 đã khấu hao được 40,45%, năm 2004 khấu hao 37,31%. Năm 2005 giá trị đã khấu hao được là 1.461.612 nghìn đồng, khấu hao được 43,41%. Qua các số liệu trên ta thấy Chi nhánh đã thực hiện đúng về chế độ trích quỹ khấu hao và giám sát việc thực hiện tốt công việc đó.
2.2. Quản lý và sử dụng Vốn lưu động
2.2.1. Phân tích tình hình hàng tồn kho
Hàng tồn kho là toàn bộ giá trị hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm hoặc bán thành phẩm mà doanh nghiệp có cuối kỳ.
Phân tích hàng tồn kho nhằm mục đích nhận thức và đánh giá tình hình biến động, cơ cấu và thực trạng của hàng tốn kho đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh. Thông qua chỉ tiêu về tốc độ chu chuyển hàng tồn kho để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn hàng tồn kho.
Bảng 9: Tình hình biến động hàng tồn kho. Đơn vị tính: 1000đ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
SS 2004/2003
SS 2005/2004
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Hàng tồn kho
783.706
1.490.192
3.062.353
706.488
1.9015
1.572.161
2,055
1. Hàng mua đang đi trên đường
2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho
7.872
72.105
10.799
64.235
9,1615
-61306
0,1498
3. Công cụ dụng trong kho
20.416
8.473
7.660
-11.943
0,415
-813
0,904
4. Chi phí sản xất kinh doanh dở dang
748.777
1.314.052
2.946.155
565.275
1,7549
1.632.103
2,242
5. Thành phẩm tồn kho
6.641
10.215
97.739
3.574
1,5382
87.524
9,5684
6. Hàng hoá tồn kho
85.347
85.347
-85.347
7. Hàng gửi đi bán
8. Dự phòng giảm giá tồn kho
Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2003,2004,2005
Qua bảng so sánh chỉ tiêu hàng tồn kho qua 3 năm cho ta thấy lượng hàng tồn kho của Chi nhánh liên tục tăng và tăng với tốc độ rất cao. Nếu như năm 2003 lượng hàng tồn kho của Chi nhánh chỉ có 783.706 nghìn đồng thì sang năm 2004 đã tăng thêm 706.488 nghìn đồng, tăng 90,15%. Đặc biệt năm 2005 lượng hàng tồn kho còn tăng với tốc độ cao hơn năm 2004. Năm 2005 tổng lượng hàng tồn kho là 3.062.353 nghìn đồng. So với năm 2004, lượng hàng tồn kho đã tăng gấp 2,055 lần với mức tăng tuyệt đối là 1.572.161 nghìn đồng. Hơn nữa, hàng tồn kho lại chiếm một tỷ trọng khá cao trong Tổng Tài sản, năm 2003 chiếm 16%, năm 2004 chiếm 30% và năm 2005 lượng hàng tồn kho đã chiếm 30% tổng Tài sản. Điều này dẫn đến việc Chi nhánh bị ứ đọng vốn khá nhiều.
Bảng 10: Cơ cấu hàng tồn kho. Đơn vị tính: 1000đ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Hàng tồn kho
783.706
100%
1.490.192
100%
3.062.353
100%
1. Hàng mua đang đi trên đường
2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho
7.872
1,00%
72.105
4,84%
10.799
0,35%
3. Công cụ dụng trong kho
20.416
2,61%
8.473
0,57%
7.660
0,25%
4. Chi phí sản xất kinh doanh dở dang
748.777
95,54%
1.314.052
88,18%
2.946.155
96,21%
5. Thành phẩm tồn kho
6.641
0,85%
10.215
0,69%
97.739
3,19%
6. Hàng hoá tồn kho
85.347
5,73%
7. Hàng gửi đi bán
8. Dự phòng giảm giá tồn kho
Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2003,2004,2005
Xét về cơ cấu hàng tồn kho ta thấy chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Năm 2003 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là 748.777 nghìn đồng chiếm 95,54% tổng giá trị hàng tồn kho. Năm 2004 con số này đã tăng lên 1.314.052 nghìn đồng, tăng 75,49% với lượng tăng tuyệt đối là 565.275 nghìn đồng và chiếm 88,18% hàng tồn kho. Sang năm 2005 lượng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang so với 2004 đã tăng thêm 1632103 nghìn đồng, tăng 2,242 lần và đạt đến con sô 2.946.155 nghìn đồng, chiếm 92,2 % tổng số hàng tồn kho. Lượng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang liên tục tăng và chiến tỷ trọng lớn là do nhiều công trình xây dựng Chi nhánh đang thi công vẫn chưa hoàn thành.
Để phân tích kỹ hơn thực trạng hàng tồn kho tại Chi nhánh, ta xem xét tốc độ chu chuyển của nó chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho qua bảng sau.
Bảng 11: Phân tích tốc độ chu chuyển hàng tồn kho. Đơn vị tính: 1000đ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
1. Giá vốn hàng bán
9.707.948
17.919.743
33.455.426
2. Hàng tồn kho
783.706
1.490.192
3.062.353
Vòng quay hàng tồn kho(1/2)
12,39
12,03
10,92
Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2003,2004,2005
Thực tế bảng phân tích cho thấy tốc độ chu chuyển hàng tồn kho liên tục giảm qua các năm gần đây. Nếu như năm 2003 số vòng quay hàng tồn kho là 12,39 vòng trong một năm thì đến năm 2004 chỉ còn lại 12,03 vòng. Mặc dù lượng giảm này không đáng kể nhưng nó cũng thể hiện tốc độ chu chuyển của hàng tồn kho đã chậm lại. Sang năm 2005, tốc độ chu chuyển hàng tồn kho đã giảm đi rõ rệt khi số vòng quay hàng tồn kho chỉ còn lại 10,92 vòng/năm. Hàng tồn kho ngày càng tăng, đây là điều không hợp lý vì hàng tồn kho nhiều thì Chi nhánh sẽ phải chịu nhiều các khoản chi phí như lưu kho, bảo quản, hàng tồn kho bị ứ đọng cũng dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao. Về vấn đề này, Chi nhánh cần xem xét lại tình hình quản lý hàng tồn kho của đơn vị mình để đề ra các biện pháp khắc phục kịp thời.
2.2.2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp gồm: tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Nó đảm bảo việc chi trả và khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp. Do đó, nó cần được quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích.
Phân tích tình hình vốn bằng tiền nhằm đánh giá tình hình quản lý, sử dụng, sự biến dộng và nguyên nhân biến động tăng giảm của tiền trong kỳ cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh kỳ tới. Đồng thời nó còn cho thấy việc dự trữ vốn bằng tiền tại doanh nghiệp đã hợp lý hay chưa.
Bảng 12: So sánh sự biến động của tiền
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
SS 2004/2003
SS 2005/2004
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
1.Tiền
1.954.378
972.386
673.050
-982.023
0,4975
-299.336
0,6922
2.Tiền mặt
712.264
86.898
47.301
-625.367
0,122
-39.597
0,5443
3.Tiền gửi Ngân hàng
1.242.114
885.488
625.749
-356.656
0,7129
-259.739
0,7067
Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán
Bảng 13: So sánh sự biến động cơ cấu của tiền.
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
1. Tiền
1.954.378
100%
972.386
100%
673.050
100%
2. Tiền mặt tại quỹ
712.264
36,44%
86.898
8,94%
47.301
7,03%
3.Tiền gửi Ngân hàng
1.242.114
63,56%
885.488
91,06%
625.749
92,97%
Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán
Qua số liệu cho ta thấy một điều tổng quát là vốn bằng tiền của Chi nhánh liên tục giảm trong 3 năm trở lại đây. Nếu như năm 2003, lượng tiền là 1.954.378 nghìn đồng thì sang năm 2004, con số này chỉ còn là 972.386 nghìn đồng, đã giảm đi 50,25% với con số tuyệt đối là 982.023 nghìn đồng. Năm 2005, lượng tiền tiếp tục giảm 30,78% so với 2004 tương ứng với 299.336 nghìn đồng. Mặc dù tốc độ giảm của lượng tiền có nhỏ hơn so với năm 2004, điều đó chứng tỏ Chi nhánh đã quan tâm đến công tác quản lý tiền, tuy nhiên nếu cứ để tình trạng này kéo dài và các biện pháp Chi nhánh đưa ra không có hiệu quả cao thì sẽ thật sự nguy hiểm. Chi nhánh cần quan tâm đến vấn đề này hơn nữa.
Xét về cơ cấu của lượng vốn băng tiền ta thấy chủ yếu là tiền gửi Ngân hàng, tỷ trọng tiền mặt tại quỹ rắt ít và không có khoản tiền đang chuyển. Năm 2003, tỷ trọng tiền gửi Ngân hàng chiếm 63,56% trong tổng số tiền thì đến năm 2004 con số này đã là 91,06% và năm 2005 lên đến 92,97%. Điều đó đồng nghĩa với lượng tiền mặt tại quỹ của Chi nhánh đã quá ít nay lại càng giảm. Cơ cấu lượng vốn bằng tiền như vậy là không hợp lý bởi nhiều khi có những khoản phải chi tức thời mà lượng tiền trong quỹ quá ít sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chi nhánh cần nghiên cứu và đề ra các biện pháp cần thiết để duy trì lượng tiền ở mức hợp lý, đó là điều tối thiểu cần thiết bởi vì những ký do sau:
- Khi mua hàng hoá dịch vụ, nếu có đủ tiền mặt thì Chi nhánh sẽ được hưởng lợi thế chiết khấu.
- Giữ quy mô tiền mặt hợp lý sẽ giúp Chi nhánh duy trì tốt các chỉ số thanh toán như chỉ số thanh toán ngắn hạn, chỉ số thanh toán nhanh, chỉ số thanh toán tức thời. Đây là cơ sở để có lòng tin đối với nhà cung cấp và các tổ chức tín dụng.
- Duy trì tiền mặt hợp lý còn giúp Chi nhánh tận dụng được một cách nhanh nhất các cơ hội đầu tư và kinh doanh trên thị trường, đáp ứng được nhu cầu dự phòng nhằm hạn chế những tổ thất có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
2.2.3. Phân tích tình hình quản lý nợ phải thu
Ngoài ra, ta còn cần phân tích các chỉ tiêu về tấc độ thu hồi nợ như: số vòng chu chuyển, số ngày chu chuyển để thấy được hiệu quả của công việc quản lý và thu hồi công nợ qua 2 bảng phân tích sau:
Bảng 14: So sánh biến động các khoản nợ phải thu
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
SS 2004/2003
SS 2005/2004
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Các khoản phải thu
2.199.732
4.654.041
6.240.007
2.454.309
2,1157
1.585.966
1,3408
1. Phải thu khách hàng
1.723.089
3.467.752
5.922.735
1.744.664
2,0125
2.454.982
1,7079
2. Trả trước cho người bán
401.522
516.097
3.544
114.574
1,2853
-512.552
0,0069
3. Thuế GTGT được khấu trừ
139.325
139.325
-139.325
4. Phải thu nội bộ
54.042
503.402
181.228
449.360
9,315
-322.174
0,36
5. Các khoản phải thu khác
21.079
27.464
132.500
6.385
1,3029
105.036
4,8244
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2003,2004,2005
Bảng 15: Cơ cấu các khoản phải thu
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Các khoản phải thu
2.199.732
100.00%
4654.041
100,00%
6.240007
100,00%
1. Phải thu khách hàng
1.723.089
78,33%
3.467.752
74,51%
5.922.735
94,92%
2. Trả trước cho người bán
401.522
18,25%
516.097
11,09%
3.544
0,06%
3. Thuế GTGT được khấu trừ
139.325
2,99%
4. Phải thu nội bộ
54.042
2,46%
503.402
10,82%
181.228
2,90%
5. Các khoản phải thu khác
21.079
0,96%
27.464
0,59%
132.500
2,12%
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2003,2004,2005
Nhìn chung các khoản phải thu của Chi nhánh liên tục tăng và tăng với tốc độ ngày càng cao trong 3 năm qua. Năm 2003, tổng cộng các khoản phải thu là 2.199.723 nghìn đồng thì sang năm 2004 đã tăng gấp đôi, lên 4.654.014 nghìn đồng với lượng tăng tuyệt đối là 2.454.309 nghìn đồng. Năm 2005 chỉ tiêu này vẫn tiếp tục tăng. So với năm 2004, năm 2005 các khoản phải thu đã tăng 34,08%, tăng 1.585.966 nghìn đồng. Nguyên nhân chủ yếu làm cho các khoản phải thu tăng là do lượng phải thu của khách hàng tăng mạnh. Tỷ trọng khoản phải thu khách hàng luôn chiếm khá cao trong tổng các khoản phải thu. Năm 2003 phải thu của khách hàng chiếm 78,33% thì đến 2005 con số này đã lên đến 94,92%. Điều này chứng tỏ Chi nhánh bị các Doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn khá lớn.
Để thấy rõ hơn thực trạng vấn đề này, ta phân tích chỉ tiêu : Hệ số vốn bị chiếm dụng.
Hệ số vốn bị chiếm dụng =
Tổng số nợ phải thu
Tổng tài sản
Bảng 16: Phân tích hệ số bị chiếm dụng
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
2003
2003
2005
1. Tổng số nợ phải thu
2.199.732
4.654.041
6.240.007
2. Tổng tài sản
6.398.379
9.630.118
12.615.454
Hệ số vốn bị chiếm dụng (1/2)
0,3438
0,4833
0,4946
Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2003,2004,2005
Hệ số vốn bị chiếm dụng của Chi nhánh đều tăng qua các năm và ở mức khá cao. Năm 2003, cứ 1 đồng giá trị Tổng tài sản của Chi nhánh thì bị các Doanh nghiệp khác chiếm dụng mất 0,3438 đồng, con số này trong năm 2004 là 0,4833 và đến năm 2005, một đồng giá trị tổng tài sản đã bị chiếm dụng mất gần một nửa (mất 0.4946 đồng).
Thực tế phân tích trên cho thấy số vốn của Chi nhánh đã bị chiếm dụng quá nhiều, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. Ban lãnh đạo cần có các biện pháp khịp thời để hạn chế tình trạng trên.
3. Hiệu quả sử dụng vốn trong Chi nhánh
3.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Chi nhánh trong 3 năm qua
Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, Vốn cố định chỉ thực hiện chu chuyển về mặt giá trị, còn hình thái hiện vật của vốn là TSCĐ thì luôn tồn tại trong suốt quá trình sử dụng. Vì vậy khi đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn cố định ta phải thường xuyên liên hệ với TSCĐ - hình thái hiện vật của vốn.
Bên cạnh việc xem xét tình hình cơ cấu TSCĐ của Chi nhánh, như đã phân tích, chúng ta cần phải đi sâu phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Chi nhánh trong một số năm qua để biết tình hình sử dụng chúng như thế nào, từ đó có cái nhìn chính xác hơn về hiệu quả sử dụng Vốn cố định.
Trong những năm qua vốn cố định của Chi nhánh thường chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn vốn lưu động trong tổng vốn kinh doanh của Chi nhánh. Năm 2003 vốn cố định chiếm 21,56% so với tổng vốn kinh doanh, năm 2004 và năm 2005 là 21,56% và 19,71%.
Tuy vậy chúng ta cần phải đánh giá hiệu quả sử dụng chúng của Chi nhánh như thế nào, trên cơ sở đó có biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cố định trong thời gian tới.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định có thể được phản ánh bằng nhiều loại chỉ tiêu khác nhau nhưng trước hết và chủ yếu là các chỉ tiêu về TSCĐ sau:
Bảng 17: Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
Đơn vị tính: 1000đ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Chênh lệch 2004/2003
Chênh lệch 2005/2004
1. Doanh thu thuần
10.185.870
19.279.701
34.698.367
9.093.831
15.418.666
2. Lợi nhuận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32563.doc