Khóa luận Một số vấn đề về xuất khẩu lao động ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

Trang

Lời mở đầu 1

Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu lao động 3

1.1. Một số khái niệm cơ bản 3

1.2. Xuất khẩu lao động là một tất yếu khách quan 6

1.2.1. Sự gia tăng dân số, lao động, việc làm ở nước ta trong những năm tới là yêu cầu bức bách phải phát triển xuất khẩu lao động. 6

1.2.2. Sự phát triển của xuất khẩu lao động từ di cư lao động quốc tế là một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến trên thế giới. 8

1.2.3. Thị trường lao động quốc tế đối với xuất khẩu lao động Việt Nam hiện nay và trong những năm tới. 10

1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động 13

1.4. Vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế 15

 

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam 17

2.1 Đặc điểm về thị trường lao động và việc làm ở Việt Nam 17

2.1.1 Số lượng lao động 17

2.1.2 Chất lượng lao động 18

2.1. Thực trạng họat động xuất khẩu lao động ở Việt Nam 19

2.1.1. Giai đoạn 1980- 1990 19

2.2.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay. 23

2.3. Đánh giá chung 28

2.3.1 Kết quả đạt được 28

2.3.2. Những hạn chế 36

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 38

Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động xuất khẩu lao động ở việt nam 41

3.1 Quan điểm chỉ đạo xuất khẩu lao động của Đảng và Nhà nước ta 41

3.2. Phương hướng và mục tiêu 42

3.3. Một số giải pháp nhằm mở rộng xuất khẩu lao động ở Việt Nam 43

3.3.1. Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật 43

3.3.2. Tổ chức tốt hoạt động Marketing về xuất khẩu lao động đối với thị trường ngoài nước 45

3.3.3. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý lĩnh vực xuất khẩu lao động 46

3.3.5. Chuẩn bị tốt lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động quốc tế 50

3.3.6. Sử dụng và phát huy tốt khả năng của số lao động trở về sau khi hết hợp đồng ở nước ngoài 52

 

Kết luận 54

Tài liệu tham khảo 55

 

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3439 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số vấn đề về xuất khẩu lao động ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động tăng lên. Chỉ trong 3 năm 1986-1989, xuất khẩu lao động tăng gấp 3 lần lao động đã đưa đi trong 7 năm trước đó. 2.2.1.2. Cơ cấu xuất khẩu lao động: Lao động Việt Nam đa dạng về nghề nghiệp nhưng chủng loại lao động chưa phong phú, hầu hết người lao động có trình độ non kém nên thường chỉ được xếp vào các công việc giản đơn hoặc lao động giản đơn hoặc lao động phổ thông. Tuy vậy ta cũng ký được một số hợp đồng đòi hỏi người lao động vừa có tay nghề vừa có sức khoẻ. Năm 1986, chúng ta ký hợp đồng với Irăc đưa 1394 người Việt Nam sang lao động tại Irăc trong đó có 910 lái xe ca, 63 lái tàu, 318 thợ sửa chữa và 41 cán bộ quản lý, họ yêu cầu tay nghề đối với từng loại việc như lái xe ca thì phải có bằng lái từ 30 chỗ ngồi và thâm niên nghề nghiệp ít nhất 3 năm, lái tàu thâm niên 7 năm, thợ cơ khí, sửa chữa từ bậc 3 trở lên. Số lao động Việt Nam được đưa đi lao động tại các nước Irăc, Libia, Angiêri, Tiệp Khắc, Bungari thời gian đầu là 100% có tay nghề, về sau do đòi hỏi của công việc nên số lao động có nghề giảm dần. ở Liên Xô, đại bộ phận lao động chưa có nghề, nếu xét trong tổng số 80% - 90% lao động sang Liên Xô thì bình quân chỉ có 42% lao động có nghề. Số lao động đưa đi được phân bố vào các nghành kinh tế quốc dân của các nước như sau: Irăc: 100% làm công tác thuỷ lợi; Libi: 100% làm trong xí nghiệp công nghiệp; Các nước xã hội chủ nghĩa: 45% làm trong nghành công nghiệp nhẹ, phần lớn là dệt, may mặc, giầy da; ở Bungari: 20% làm trong nghành cơ khí, 6% làm nông nghiệp và chế biến thực phẩm, 3% làm trong các nghành khác. Xuất khẩu lao động có nghề nghiệp ở nước ta giai đoạn này còn nhiều hạn chế do xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, do vậy đòi hỏi có biện pháp đào tạo và bồi dưỡng nghề cho lao động một cách hợp lý. 2.2.1.3 Thị trường xuất khẩu lao động. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn này là các nước xã hội chủ nghĩa thông qua các hiệp định đã được ký kết như: Liên Xô, Tiệp Khắc, Bungari, Libi, Irac, Cộng hoà dân chủ Đức. Thực hiện chủ trương tiếp tục đưa lao động đi làm việc ở các nước ngoài xã hội chủ nghĩa, mở rộng thị trường sử dụng lao động, chúng ta đã tổ chức đưa đi hàng vạn lao động sang làm việc ở các nước Đông Âu và Liên Xô. Trong một thời gian ngắn, với kinh nghiệm còn ít ỏi, cả ta và bạn còn thiếu những nghiên cứu và chuẩn bị chu đáo nên đã xảy ra một số vụ việc làm cho tình hình quản lý lao động gặp nhiều khó khăn, có chiều hướng gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại. Vì vậy, tháng 4 năm 1984 Chính phủ chủ trương tạm dừng đưa lao động sang Cộng hoà dân chủ Đức, Tiệp khắc, Bungari, còn đối Liên Xô thì vẫn cho phép đưa đi một bộ phận nhỏ và tập trung sức củng cố lực lượng lao động ở các nước đồng thời phải đàm phán sửa đổi, bổ sung hiệp định với các nước xã hội chủ nghĩa. 2.2.1.4. Hình thức xuất khẩu lao động. Trong giai đoạn này, hình thức hợp tác chủ yếu là hình thức xen ghép, tức là lao động của ta và lao động tại các nước sở tại hoặc lao động của nước thứ 3, thứ 4... xen kẽ nhau làm trong một nhà máy, một phân xưởng, dây chuyền, công đoạn sản xuất, 24 vạn lao động của ta làm việc trong gần 2000 xí nghiệp của 4 nước đều theo hình thức xen ghép. Do cơ chế của nước bạn và trình độ năng lực quản lý của ta mà các lực lượng lao động theo hình thức nhận thầu này chưa phát huy hết tác dụng, hiệu quả kinh tế thấp. Có tổ chức đi hợp tác theo hình thức "nhận thầu" nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau đã chuyển dần lên làm "xen ghép" với lực lượng lao động của nước sở tại. 2.2.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay. Cuối những năm 80 và đầu những năm 90, tại các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tiếp nhận lao động ta đều xảy ra những biến động chính trị lớn , dẫn đến sự thay đổi về thể chế chính trị và cơ chế kinh tế; ở nhiều nước Châu Phi có chuyên gia ta làm việc cũng có khủng hoảng kinh tế, chính trị; ở Irăc xảy ra chiến tranh. Vì vậy, phần lớn các nước này không còn nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam, hoặc nếu có nhu cầu thì cũng không nhận lao động và chuyên gia theo cơ chế chính phủ - chính phủ nữa. Đồng thời, cơ chế quản lý kinh tế của nước ta thời kỳ này đang từng bước đổi mới chuyển dần sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Với chính sách đó, sự nghiệp xuất khẩu lao động cũng dược điều chỉnh phù hợp và nhanh chóng hoà nhập vào thị trường lao động khu vực và thế giới. 2.2.2.1. Số lượng lao động xuất khẩu. Thực tế khách quan và chủ quan đặt ra yêu cầu phải đổi mới cơ chế xuất khẩu lao động cho phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế. Ngày 9 tháng 11 năm 1991, Chính phủ đã ban hành Nghị định 370/HĐBT điều chỉnh cơ bản mục tiêu của xuất khẩu lao động, lấy mục tiêu kinh tế làm mục tiêu thứ nhất và mục tiêu xã hội làm mục tiêu số hai. Cơ chế và hình thức quản lý cũng thay đổi hoàn toàn bằng việc phân định rõ hai chức năng: chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước và chức năng vi mô của các tổ chức có nhiệm vụ trực tiếp đưa lao động đi xuất khẩu. Theo Nghị định này, các tổ chức kinh tế được thành lập và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động cung ứng lao động và chuyên gia cho nước ngoài. Việc xuất khẩu lao động và chuyên gia được thực hiện thông qua các hợp đồng do các tổ chức kinh tế đó ký với bên nước ngoài. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý lao động nước ngoài, từ năm 1991 đến nay Việt Nam đã đưa được 157 060 lao động sang nước ngoài làm việc. Bảng 2: Số lượng lao động xuất khẩu từ năm 1991 đến nay. STT Năm Số lượng lao động đi hàng năm (người). 1 1991 1 020 2 1992 810 3 1993 3 960 4 1994 9 230 5 1995 10 050 6 1996 12 640 7 1997 18 640 8 1998 12 210 9 1999 20 000 10 2000 31 000 11 2001 37 000 Tổng cộng: 157 060 người. (Nguồn: "Báo cáo tổng kết 10 năm hợp tác lao động với nước ngoài" - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Nếu tính cả số lao động đi theo hiệp định Chính phủ 1980-1990 hết hiệp định ở lại, một số đi thăm thân nhân ở lại..., thì hiện nay chúng ta có khoảng hơn 400 000 lao động và chuyên gia đang làm việc ở nước ngoài. Năm 2001, lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài tăng 17% so với năm 2000. Việc xuất khẩu lao động tuy tăng đáng kể nhưng so với các nước trong khu vực thì Việt Nam còn khoảng cách khá xa, đặc biệt là so với Thái Lan, Philippin, Inđonexia... 2.2.2.2. Cơ cấu lao động xuất khẩu. Hiện nay, lao động Việt Nam đã có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới, chủ yếu làm việc trong các nghành nghề khác nhau như: Sỹ quan thuỷ thủ, thuyền viên đánh cá, chuyên gia y tế, giáo dục... Thực hiện chủ trương của Chính phủ là hạn chế đưa lao động phổ thông đi, Bộ Lao động Thương binh - Xã hội đã chỉ đạo, hướng dẫn các công ty mở rộng việc ký kết các hợp đồng đưa lao động có nghề. Kết quả cho thấy, số lao động có nghề của Việt Nam tăng lên rõ rệt. Nếu năm 1992 chủ yếu là lao động phổ thông thì số lao động có nghề năm 1993 tăng lên 25%, năm 1995 tăng lên 40% và hiện nay đạt gần 70% tổng số người đi. Đối với một số thị trường, chúng ta đã cung ứng 90% - 100% lao động có nghề như Côoet, Libi, Angola, Nhật Bản, Cộng Hoà Séc. Còn một số lao động khi đưa đi chưa có nghề, nhưng hầu hết trong các hợp đồng đã ký, bên nhận đều thực hiện việc đào tạo nghề cho người lao động thông qua các hình thức: đào tạo 3 tháng tại xí nghiệp rồi mới sử dụng như những lao động có nghề chính thức làm việc trong các dây chuyền công nghệ. 2.2.2.3. Hình thức xuất khẩu lao động Từ năm 1991 đến nay, xuất khẩu lao động nước ta có thể có các hình thức như sau: Hợp đồng cung ứng lao động; hợp đồng sử dụng chuyên gia; hợp đồng nhận thầu công trình; hợp đồng lao động vừa học vừa làm; hợp đồng nhận thầu công trình, nhận khoán khối lượng hợp tác chia sản phẩm; hợp đồng liên doanh giữa các tổ chức kinh tế Việt Nam với tổ chức kinh tế hoặc cá nhân ở nước ngoài;hợp đồng lao động giữa người Việt Nam với tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài; Cung ứng lao động trực tiếp theo yêu cầu của các công ty nước ngoài thông qua hợp đồng lao động. Trong đó, các doanh nghiệp được cấp giấy phép xuất khẩu lao động phải tự mình tìm kiếm thị trường, tự mình ký kết với bên nước ngoài để tiến hành làm thủ tục đưa lao động xuất khẩu dựa trên chính sách của nhà nước. Nếu doanh nghiệp nào có giấy phép xuất khẩu lao động mà trong vòng 12 tháng không xuất khẩu được đoàn nào thì bị thu hồi giấy phép. 2.2.2.4. Thị trường xuất khẩu lao động. Thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay không chỉ là các nước xã hội chủ nghĩa trước kia mà đã mở rộng phạm vi xuất khẩu tới hơn 40 nước trên thế giới. Tuy vậy, công tác xuất khẩu lao động đến nay đã thành công ở một số thị trường chính như: Hàn Quốc, Angiêri, Nhật Bản, Đông Âu, Đài Loan, Irăc, Libi, Côoet. a. Khu vực Đông Bắc á Đông Bắc á đang là các thị trường chủ yếu, nhận nhiều lao động ta. Trong tương lai gần, đây vẫn sẽ là thị trường chính của lao động Việt Nam. Hàn Quốc và Nhật Bản là các thị trường ổn định, tiếp nhận lao động ta với một số lượng khá lớn dưới hình thức tu nghiệp sinh. Tuy nhiên, trong vài năm vừa qua đã xuất hiện hình thức tu nghiệp sinh bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp (Hàn Quốc: khoảng 50% và Nhật Bản gần 28%), gần đây lại xuất hiện tình trạng vi phạm pháp luật, cá biệt đã hình thành các băng nhóm tội phạm đi trấn lột, thậm chí giết người, đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp nhận lao động ta vào thị trường này. Mặc dù phía Hàn Quốc vẫn tiếp nhận lao động ta với hai loại hình lao động là làm việc trong các xí nghiệp vừa và nhỏ và lao động đánh bắt hải sản trên biển, nhưng số lượng không tăng lên được. đén nay, tổng số lao động cung ứng cho nước này là 24 200 người, trong đó có hơn 6 000 lao động là nữ. Khác với Hàn Quốc, dư luận Nhật Bản và các đối tác Nhật Bản có phản ứng rất gay gắt về tình trạng tu nghiệp sinh bỏ trốn, điều đó làm hạn chế đáng kể việc nhận lao động Việt Nam. Số lao động Việt Nam đến nay mới là gần 8 000 người, làm việc trong các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến hải sản, điện tử và xây dựng... Nếu nước ta không có chính sách phù hợp sẽ có nguy cơ dẫn đến mất thị trường này Thị trường lao động Đài Loan tuy mới nhận lao động Việt Nam, nhưng khả năng chúng ta vẫn có thể tiếp tục gia tăng số lượng trong thời gian tới. Tính đến tháng 11 năm 2001, tức là đúng hai năm kể từ khi lao động Việt Nam đầu tiên đến Đài Loan theo con đường xuất khẩu lao động chính thức đã có 15 000 lao động nước ta sang làm việc ở 24 nghành nghề.Tuy nhiên, cũng đã bắt đầu có hiện tượng người lao động vi phạm (bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp). Ngoài ra có một số phần tử chống đối, phá hoại chính sách của Nhà nước hoạt động tại thị trường này tìm cách lôi kéo, kích động người lao động đi nhà thờ, tham gia váo các cuộc đình công, đấu tranh với chủ sử dụng lao động đòi tăng lương, không nộp phí dịch vụ cho donh nghiệp xuất khẩu lao động theo qui định. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn một cách tích cực, kịp thời và hiệu quả, tình trạng này sẽ phát triển và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của lao động nước ta tại khu vực này. b. Khu vực Đông Nam á Trong khu vực Đông Nam á, mới chỉ có Lào đang nhận lao động ta với số lượng tương đối lớn và đa dạng. Trong tương lai, Lào vẫn sẽ là một trong các thị trường chính của lao động Việt Nam. c. Khu vực Trung Đông Với thị trường này, nước ta cần định hướng cho một số doanh nghiệp có kinh nghiệm tìm hiểu đối tác tin cậy để ký một số hợp đồng làm thí điểm theo hướng sau: Trước mát chỉ tập trung vào cung ứng lao động xây dựng, công nhân đàu khí và công nhân sản xuất.Thực hiện tuyển lao động từ khu vực nông thôn có điều kiện kinh tế khó khăn, có khả năng chịu khó chịu khổ và sẵn sàng chấp nhận mức thu nhập thấp. bên cạnh đó, hợp tác với các ngân hàng để cho người lao động vay chi phí ban đầu với điều kiện dễ dàng. Ngoài ra, có hướng chỉ đạo một số doanh nghiệp chuyên ngành tìm kiếm các hợp đồng cung ứng chuyên gia y tế sang khu vực này; đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm sâu sắc việc thực hiện các hợp đồng nhận thầu nhân công ở Kuwait trước đây, xây dựng phương án tiếp tục mở lại thị trường này thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp xây dựng có kinh nghiệm và Bộ Quốc phòng để có thể có nguồn lao động đủ sức khoẻ, có tính kỷ luật cao thực hiện hợp đồng. Nếu thực hiện được các biện pháp đồng bộ, khu vực Trung Đông sẽ trở thành khu vực thu hút số lượng lớn lao động Việt Nam. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1 Kết quả đạt được a. Tạo việc làm cho hàng vạn lao động và chuyên gia, góp phần tích cực giải quyết việc làm cho xã hội, một trong những nhiệm vụ chính của ta hiện nay. Tới nay, ta đã có gần 30 vạn lao động xuất khẩu đang làm việc ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ thuộc hơn 30 nhóm nghành nghề như: Xây dựng, cơ khí, điện tử, dệt may, chế biến thuỷ sản... b. Thông qua lao động nước ngoài, người lao động và chuyên gia đã được nâng cao trình độ và chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ và tác phong sản xuất công nghiệp tiên tiến, là điều kiện tốt để từng bước đáp ứng được các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước khi họ trở về. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong việc ta đưa lao động sang Nhật dưới hình thức tu nghiệp sinh trong một số nghành nghề sản xuất công nghiệp, số lao động này trong thời gian thực tập nghề ở Nhật đã được các chủ doanh nghiệp Nhật đánh giá rất tốt, các doanh nghiệp trong nước nhận họ trở lại làm việc đều rất hài lòng về tay nghề của họ, và họ có nhiều cơ hội tìm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật. Nhiều lao động ta ở nước ngoài hiện đang là hàng ngũ trụ cột ở nhiều nhà máy, xí nghiệp, một bộ phận đã đầu tư và mở các doanh nghiệp tư nhân tạo thêm việc làm cho người lao động. c. Việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài góp phần giảm đầu tư trong nước để đào tạo nghề và tạo chỗ làm việc mới cho người lao động. Chẳng hạn nếu đầu tư để có một chỗ làm việc mới cho người có tay nghề cao trong nghành công nghiệp nặng trong nước phải tốn 100 triệu đồng, cho người có tay nghề trung bình phải đầu tư khoảng 30-50 triệu đồng, hoặc để tạo một chỗ làm việc cho lao động giản đơn trong tiểu thủ công nghiệp cũng cần đầu tư khoảng 10-15 triệu đồng.Với số lượng lao động và chuyên gia hiện nay đang làm việc ở nước ngoài, đầu tư tạo việc làm trong nước giảm được ít nhất khoảng hơn 3000 tỷ đồng. d. Đưa lao động đi nhận thầu xây dựng công trình ở nước ngoài đã mở ra nhiều triển vọng tham gia thị trường thầu khoán quốc tế cho Việt Nam, tạo điều kiện rèn luyện nâng cao trình độ tay nghề của công nhân, trình độ quản lý của cán bộ ta, nâng cao khả năng cạnh tranh để đạt hiệu quả. e. Về mặt kinh tế: Tuy số ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu lao động chưa lớn so với các loại hình xuất khẩu khác nhưng đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống người lao động và thu ngoại tệ cho Nhà nước. Từ năm 1991 đến nay, ngân sách Nhà nước đã thu được 482 triệu rúp phi mậu dịch tương đương với 2363 tỷ đồng (thời giá năm 1990) và 9,2 triệu USD để trả nợ và mua hàng hoá, đưa vào cán cân thanh toán với các nước. Thu nhập của một bộ phận người lao động được nâng cao thông qua việc mua hàng hoá mang về nước khoảng 720 tỷ đồng, chuyển về nước khoảng 300 triệu USD. Theo báo cáo tổng hợp từ các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thì 1 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2 năm với mức thu nhập bình quân từ 350- 400 USD/ tháng/ người thì mỗi lao động thu về được 4 200 - 4 800 USD. Với con số này tính bình quân người lao động đi làm việc ở nước ngoài thu nhập gấp khoảng 10-20 lần so với thu nhập trong nước . Phần lớn những người đi xuất khẩu trong thời gian vài năm về có thể xây dựng được nhà cửa, cải thiện đời sống gia đình và có tiền đầu tư vào phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xí nghiệp vừa và nhỏ nhằm xoá đói giảm nghèo, tạo thêm công ăn việc làm cho người khác. Bảng 3: Số ngoại tệ thu về từ năm 1991 đến nay. STT Năm Số ngoại tệ thu về (USD) 1 1991 2 500 000 2 1992 6 800 000 3 1993 1 580 000 4 1994 43 100 000 5 1995 77 900 000 6 1996 100 800 000 7 1997 129 200 000 8 1998 148 300 000 9 1999 150 800 000 10 2000 160 000 000 Tổng cộng: 820 980 000 (USD) (Nguồn: Báo cáo hoạt động tổng kết hoạt động xuất khẩu lao động giai đoạn 1991 - 2000 của Cục Quản lý lao động nước ngoài). f. Góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước nhận lao động ta, củng cố cộng đồng người Việt ở nước ngoài. ở các nước nhận lao động Việt Nam đã tạo được dư luận là lao động được đào tạo tốt, thông minh, khéo léo và cần cù. Do vậy, nếu được tuyển chọn và có chính sách quản lý tốt hơn nữa, uy tín của Việt Nam có thể tăng đáng kể. Để đạt được những kết quả này, nhà nước ta đã thực hiện các giải pháp tương đối đồng bộ tất cả các mặt của hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia. Cụ thể là : Về quản lý nhà nước: Tổ chức triển khai Chỉ thị 41- CT/TW của Bộ Chính trị và Nghị định 152/1999/NĐ- CP của Chính phủ, một hệ thống các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện được soạn thảo và ban hành. Đặc biệt là sau Hội nghị toàn quốc về xuất khẩu lao động, công tác bổ sung, sửa đổi chính sách được tăng cường. Hệ thống các văn bản nói trên hiện nay đã tương đối đồng bộ, bao quát được quy trình của hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia. Các cơ quan Nhà nước có liên quan đã có những chuyển biến mạnh mẽ trong việc tham gia đẩy mạnh xuất khẩu và chuyên gia. Thứ nhất, Bộ lao động - Thương binh và Xã hội theo trách nhiệm được giao đã thực hiện các công tác sau: - Xây dựng quy trình, ban hành văn bản và tổ chức thực hiện quản lý hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia trong việc cấp giấy phép hoạt động chuyên doanh cho các doanh nghiệp, đăng ký hợp đồng, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp. - Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các khâu trong quy trình tổ chức thực hiện xuất khẩu lao động và chuyên gia từ việc tuyển chọn lao động; đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi đến việc quản lý và bảo vệ người lao động làm việc ở nước ngoài, giải quyết các tranh chấp phát sinh, đón lao động về nước. - Thường xuyên tổ chức các cuộc họp giao ban, chuyên đề với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động nhằm chỉ đạo kịp thời hoạt động của các doanh nghiệp, cung cấp thông tin về thị trường lao động ngoài nước, phổ biến tình hình mới và các kinh nghiệm trong xuất khẩu lao động; tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia cho gần 300 cán bộ của các doanh nghiệp (có cấp phát chứng chỉ), góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp; tổ chức các hội nghị giữa các trường đào tạo nghề với các doanh nghiệp nhằm tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức này trong việc tạo nguồn lao động và chuyên gia xuất khẩu và đang xúc tiến xây dựng chương trình đào tạo nguồn lao động xuất khẩu trong các trường dạy nghề. - Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm căn cứ để xem xét hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, khen thưởng các doanh nghiệp hoạt động tốt và xử lý ở mức cảnh cáo, tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép doanh nghiệp vi phạm hoặc hoạt động không hiệu quả. Vừa qua, đã thông báo 7 doanh nghiệp không được tiếp tục hoạt động do giấy phép hết thời hạn, thu hồi giấy phép của 6 doanh nghiệp do hoạt động kém hiệu quả hoặc vi phạm nghiêm trọng các quy định của Nhà nước về xuất khẩu lao động. - Phối hợp với các Bộ, ngành chức năng có liên quan soạn thảo, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành các văn bản liên ngành và tổ chức triển khai thực hiện. Thứ hai, các cơ quan quản lý Nhà nước khác có liên quan cũng đã tích cực tham gia vào công tác hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia theo chức năng của mình: - Bộ Tài chính đã trình Nhà nước giảm thuế suất VAT cho hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia; phối hợp với Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch sửa đổi và bổ sung Thông tư liên tịch số16/TTLT- BTC- LĐTBXH về việc giảm phí dịch vụ và tiền đặt cọc của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; - Bộ Ngoại giao đã giao cho các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài trách nhiệm thực hiện các biên pháp mở thị trường và cung cấp thông tin thị trường, cùng với Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội tổ chức cho các doanh nghiệp đi khảo sát mở thị trường tại Trung Đông, Châu Phi và Đài Loan; - Bộ Tư Pháp và Bộ Công An đã đưa ra các biện pháp đơn giản hoá quy trình cấp phiếu xác nhận không có tiền án cho người lao động. Bộ Tư Pháp đã tích cực phối hợp với Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội soạn thảo và trình thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 68/QĐ- TTG ngày 02/5/2001 nhằm kịp thời chấn chỉnh và ngăn ngừa tình trạng người lao động Việt Nam đi tu nghiệp ở Nhật Bản và Hàn Quốc tự ý phá bỏ hợp động. Các cơ quan thuộc ngành Công an đã tích cực phối hợp với Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội phát triển, ngăn ngừa và xử lý các trường hợp lừa đảo tuyển chọn và thu tiền trái pháp luật của một số cá nhân và tổ chức; - Ngân Hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 440/2001/QĐ- NHNN về việc cho nhười lao động vay tín dụng để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; - Lãnh dạo nhiều Bộ, ngành và địa phương (Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Thương mại, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Tây ...) đã trực tiếp theo dõi chỉ đạo hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia trong phạm vi quản lý, thường xuyên tổ chức các cuộc họp với các ngành có liên quan và với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trực thuộc hoặc trên địa bàn nhằm quản lý công tác này và tạo điều kiện, tìm các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và người lao động. Đặc biệt có một số Bộ, ngành và địa phương đã ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức triển khai hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu lao động trong phạm vi ngành, địa phương(Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn đã có Chỉ thị số 115/2000/CT- BNN/TCCB ngày 14/11/2000 và hiện đang xây dựng quy chế quy định việc đưa người lao động và chuyên gia của ngành đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Liên minh HTX Việt Nam đã có Quyết định số 438/2000/HĐTW - VP ngày 17/7/2000 ban hành quy chế tạm thời về hoạt động đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của các doanh nghiệp thuộc liên minh HTX Việt Nam. Thứ ba, sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước đã đồng bộ và chặt chẽ hơn trước đây: các văn bản dự thảo đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm, góp ý của nhiều Bộ, ngành: một số Bộ, ngành đã tích cực phối hợp với Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội trong công tác chỉ đạo cụ thể; một số Bộ, ngành và địa phương đã phối hợp tích cực với Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội trong việc đánh giá, quy hoạch các doanh nghiệp trực thuộc theo chỉ đạo của Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc về xuất khẩu lao động tháng 6 năm 2000 ... Hiện nay, Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội vẫn đang tiếp tục cùng các Bộ, ngành có liên quan xây dựng để tiếp tục ban hành sửa đổi và bổ sung một số chính sách chưa phù hợp hoặc còn thiếu, cụ thể xử phạt đối với người lao động vi phạm các quy định vè xuất khẩu lao động; tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia; phát triển thị trường lao động ngoài nước; đánh giá hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia của các doanh nghiệp. Về hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia: Cho đến nay, đã có 168 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động chuyên doanh xuất khẩu lao động và chuyên gia, trong đó có 85 doanh nghiệp nhà nước thuộc các Bộ, nghành TW; 67 doanh nghiệp nhà nước thuộc các Tỉnh, thành phố trực thuộc TW; 13 doanh nghiệp thuộc các đoàn thể TW và 3 doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Trừ một số doanh nghiệp đã thôi hoạt động do hết hạn giấy phép và do bị thu hồi giấy phép, cho đến nay hơn 100 doanh nghiệp đã ký kết và thực hiện hợp đồng với nước ngoài, trong đó có 12 doanh nghiệp đưa được trên 1000 lao động, 13 doanh nghiệp đưa được 500 đến 1 000 người và 16 doanh nghiệp đưa được 200 đến 500 người. Như vậy một đội ngũ các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia đã được hình thành và bước đầu hoatj động tương đối hiệu quả. Phần lớn các doanh nghiệp đã thực sự coi xuất khẩu lao động và chuyên gia là một trong các nhiệm vụ chính và đã chú trọng đầu tư cho hoạt ddộng này. Các doanh nghiệp đã tổ chức bộ máy phù hợp trong doanh nghiệp, bố trí đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực để thực hiện công tác này. Một số tổng công ty đã thành lập công ty, đơn vị chuyên doanh xuất khẩu lao động và đã phát huy tích cực trong việc mở rộng thị trường. Phần lớn các doanh nghiệp đã thành lập trung tâm đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi nhằm chủ động tạo nguồn lao động có chất lượng đảm bảo. Một số doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp tích cực và chủ động để mở thị trường như: cử các đoàn đi khảo sát thị trường, tìm kiếm hợp đồng, tăng cường thiết lập các mối quan hệ với các tổ chức có liên quan trong và ngoài nước, tìm kiếm thông tin qua internet... Hoạt động xuất khẩu lao động của các doang nghiệp đã bước đầu đi vào nề nếp. Nhiều doanh nghiệp đã chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của Nhà nước, ngăn ngừa có hiệu quả các t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV8381.DOC
Tài liệu liên quan