Khóa luận Một số ý kiến về hoàn thiện kế toán cho vay nhằm góp phần phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh NHNo & PTNT Tây Hà Nội

Chi nhánh hiện nay có khoảng 20 doanh nghiệp NQD đang có quan hệ tín dụng và con số này trong tương lai còn tăng cao hơn nữa, tuy nhiên doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp này lại không cao, chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh số dư nợ của ngân hàng đạt 15% doanh số dư nợ của ngân hàng, vào khoảng 70 tỷ đồng tính đến 31/12/2003. Doanh số cho vay và thu nợ đối với các doanh nghiệp NQD sang năm 2004 đã có xu hướng tăng lên. Điều này chứng tỏ NHNo&PTNT Tây Hà Nội và các doanh nghiệp có quan hệ ngày càng được cải thiện.

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số ý kiến về hoàn thiện kế toán cho vay nhằm góp phần phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh NHNo & PTNT Tây Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52 3.2% 15,812 138.8% + Nguồn vốn uỷ thác đầu tư 50,000 100,000 100,000 5.7% 0 100% + Huy động hộ Trung ương 20,848 21,721 523,418 29.6% 501,697 2409.7% Phân theo thời gian huy động 434,406 852,093 1,767,767 100% 915,674 207.5% + TG không kỳ hạn 25,765 49,151 42,034 2.4% (7,117) 85.5% + TG có kỳ hạn< 12 tháng 227,357 529,835 828,569 46.9% 298,734 156.4% + TG có kỳ hạn >= 12 tháng 110,436 153,132 273,746 15.5% 120,614 178.8% + Nguồn vốn uỷ thác đầu tư 50,000 100,000 100,000 5.7% 0 100% + P. hành các giấy tờ có giá 20,848 21,721 523,418 29.6% 501,697 2409.7% (Nguồn: Các báo cáo giao ban của NHNo&PTNT Tây Hà Nội) Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy tính đến 31/12/2003, nguồn vốn huy động của ngân hàng có xu thế tăng. Tuy nhiên, trong tổng nguồn vốn huy động có 21.721 triệu đồng là trái phiếu huy động hộ trung ương. Như vậy, tổng nguồn vốn của chi nhánh sau khi loại trừ phần vốn này sẽ là 830.372 triệu đồng; tăng 416.814 triệu đồng với thời điểm đầu quý và đạt 119% so với kế hoạch. Tổng nguồn vốn tăng lên chủ yếu do nguồn tiền gửi TCTD. Tổng nguồn vốn huy động đến 11/03/2004 đạt: 1.767.767 triệu đồng, so với 31/12/2003 tăng 915.674 triệu đồng tăng 207,5%. + Nguồn vốn của NHNo&PTNT Tây Hà Nội theo thành phần kinh tế được thể hiện thông qua bảng biểu sau: Bảng 2: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Tây Hà Nội theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu T. hiện 30.09.03 T.hiện 31.12.03 T.hiện 11.03.04 Cơ cấu So sánh +, -, % (+, -) % Phân theo thành phần kinh tế 434,406 852,093 1,767,767 100% 915,674 207.5% +Tiền gửi, tiền vay các TCTD 273,250 637,556 1,043,035 59% 405,479 163.6% + Tiền gửi các TCKT 27,674 53,822 44,762 2.5% (480,187) 8.5% +Tiền gửi dân cư 12,634 40,740 56,552 3.2% 15,812 138.8% + Nguồn vốn uỷ thác đầu tư 50,000 100,000 100,000 5.7% 0 100% + Huy động hộ Trung ương 20,848 21,721 523,418 29.6% 502,570 2510.6% (Nguồn: Các báo cáo giao ban của NHNo&PTNT Tây Hà Nội) Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn của ngân hàng tăng lên là từ tiền gửi, tiền vay của các TCTD khác và do huy động hộ Trung ương lớn. Nguồn vốn huy động hộ NHTW tăng 502.570 triệu đồng, về số tương đối đạt 2510,6%. Tiền gửi và tiền vay của các TCTD là 1.043.035 triệu đồng tăng so với cuối năm 2003 là 405.479 triệu đồng và tỷ lệ tăng là 63,3%. Nhưng ngược lại, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế lại có xu hướng giảm xuống chỉ đạt được 85,96% so với quý trước do ngân hàng mới thành lập nên đa số các doanh nghiệp có uy tín đã quan hệ với các TCTD khác thời gian dài không muốn thay đổi nên chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tiền gửi cũng như tiền vay. + Nếu phân theo thời gian huy động vốn thì nguồn vốn của ngân hàng tăng lên là tiền gửi có kỳ hạn, đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Tính đến 11/03/2004 tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 828.569 triệu đồng tăng 298.764 triệu đồng và tăng 56,4% so với 31/12/2003. Nguồn vốn huy động trên 12 tháng cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao đạt 273.746 triệu đồng và tăng lên là 78,7%. Trong khi đó tiền gửi không kỳ hạn tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội lại có giảm xuống rất nhiều chỉ đạt có 85,5% so với đầu quý. Tuy nhiên, so với ngày đầu khi mới thành lập thì hiện nay, nguồn vốn kinh doanh của NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã tăng lên rất nhiều, từ đó tạo thế và lực vững chắc cho NHNo&PTNT Tây Hà Nội trong việc cung ứng vốn cho các nhu cầu phát triển kinh tế Thủ đô. Bên cạnh đó, chi nhánh đã tăng cường công tác tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, theo dõi mức lãi suất trên địa bàn để đưa ra mức lãi suất phù hợp, linh hoạt theo cơ chế lãi suất thoả thuận, khuyến mại tặng quà,... để thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư. Tiếp cận các đơn vị, tổ chức kinh tế mở tài khoản để thu hút nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi. Thường xuyên theo dõi các lãi suất các NHTM để điều chỉnh lãi suất huy động và lãi suất cho vay phù hợp. 1.3.2. Công tác sử dụng vốn. Huy động vốn đã gặp không ít khó khăn nhưng việc sử dụng vốn sao cho hợp lý lại càng khó khăn hơn. Nhận thức vấn đề này một cách rõ ràng, Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên chi nhánh đã cố gắng sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất, tạo được lợi nhuận cao nhất, an toàn cao nhất. Trên cơ sở thực hiện có hiệu quả chiến lược huy động tại địa bàn nội thành Hà Nội, nhờ có nguồn vốn lớn, ổn định, NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã đầu tư mở rộng cho vay nhiều thành phần kinh tế. Bên cạnh các doanh nghiệp Nhà nước, Ngân hàng còn mở rộng cho vay với tất cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, cho vay các hộ sản xuất cá thể. Ngoài ra còn mở rộng các loại hình đầu tư khác như cho vay cán bộ công nhân viên,... Bảng 3: Cơ cấu dư nợ tín dụng tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện 31.12.03 Cơ cấu Thực hiện 11.03.04 Cơ cấu So sánh +,-,% +,- % Tổng dư nợ 409,020 100% 499,302 100% 90,282 122.1% + Ngắn hạn 279,018 68.2% 248,282 49.7% (30,736) 88.9% + Trung hạn 130,002 31.8% 250,320 50.1% 120,318 192.6% + Dài hạn 0 0 700 0.02% 700 (Nguồn: Các báo cáo giao ban của NHNo&PTNT Tây Hà Nội) Để đánh giá một cách toàn diện công tác sử dụng vốn của Ngân hàng, ta xét đến chỉ tiêu tổng dư nợ. Tổng dư nợ tính đến ngày 31/12/2003 là 409.020 triệu đồng, đạt 280% kế hoạch năm. Trong đó: + Dư nợ nội tệ: 383,5 tỷ đồng. + Dư nợ ngoại tệ quy đổi: 25,52 tỷ đồng. Xét về loại cho vay, Ngân hàng chủ yếu cho vay vốn ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của các thành phần kinh tế, thời hạn cho vay tối đa là 12 tháng, chiếm 62,8% tổng dư nợ cho vay. Đây cũng là một hạn chế không nhỏ của ngân hàng trong việc mở rộng đầu tư tín dụng và phần nào phản ánh về thực trạng tình hình nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Vốn kinh doanh chủ yếu là vốn huy động không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng trở xuống (ngắn hạn) cho nên ngân hàng chỉ đầu tư ngắn hạn. Tuy nhiên, tính đến 11/03/2004 cơ cấu dư nợ của ngân hàng đã có sự thay đổi: Tổng dư nợ của ngân hàng đạt 499.302 triệu đồng. Nếu loại trừ cho vay bằng nguồn vốn của trung ương thì tổng dư nợ còn 299.302 triệu đồng đạt 61,7% so với kế hoạch, trong đó: - Ngắn hạn: 248.282 triệu đồng, chiếm 49,7% so với tổng dư nợ. - Trung hạn, dài hạn 251.020 triệu đồng, nếu loại trừ cho vay hộ Trung ương 200.000 triệu đồng thì dư nợ trung, dài hạn còn 51.020 triệu đồng, chiếm 10,2% tổng dư nợ. Dư nợ của ngân hàng tăng lên là do dư nợ trung hạn và dài hạn tăng lên, đặc biệt là dư nợ trung hạn đạt 192,6%, trong khi đó dư nợ ngắn hạn có phần giảm xuống, chỉ đạt 88,9%. Do mới thành lập nên kết cấu nguồn vốn vẫn chưa hợp lý, vốn dài hạn vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp, lãi suất đầu vào còn cao, không ổn định. Trong đó, ngân hàng chưa có khách hàng quan hệ tín dụng lâu. Mặt khác, loại cho vay trung dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cố định để hình thành nên các tài sản cố định của doanh nghiệp nên ngân hàng thực tế mới đầu tư tín dụng trung hạn chưa nhiều trong tổng dư nợ là phản ánh đúng thực trạng của ngân hàng cũng như hoạt động của nền kinh tế. Về phía ngân hàng, để mở rộng đầu tư tín dụng trung và dài hạn thì trước hết ngân hàng phải có nguồn vốn ổn định, có thời hạn dài. Muốn vậy thì ngân hàng phải huy động được nguồn vốn này từ phía dân cư, các tổ chức kinh tế. Nhưng trong thực tế, trước khi bước vào thời kỳ đổi mới kinh tế, nền kinh tế nước ta trải qua một thời kỳ tiền tệ không ổn định, sức mua của đồng tiền không ngừng giảm thấp, điều này đã làm thiệt thòi rất lớn đối với người tích luỹ tiền tệ gửi vào ngân hàng. Do vậy, đến nay tâm lý của họ chỉ muốn gửi vào ngân hàng dưới hình thức tiền gửi ngắn hạn để đối phó kịp thời với những diễn biến không có lợi của nền kinh tế. Về phía khách hàng, chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh không vay vốn trung và dài hạn của ngân hàng do vốn tự có của doanh nghiệp thấp. Đối với doanh nghiệp nhà nước, nguồn kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn cấp phát của ngân sách nhà nước, nguồn tích luỹ từ kết quả kinh doanh không đáng kể cho nên vốn tự có rất hạn hẹp. Còn đối với những doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay thì cũng cần một lượng vốn rất lớn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Do vậy, vay vốn trung và dài hạn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới máy móc thiết bị đa dạng hoá sản phẩm thì các khách hàng phải chịu một khoản chi phí trả lãi tiền vay rất lớn, chi phí cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao không cạnh tranh được, dự án sản xuất của doanh nghiệp không có hiệu quả. Vì vậy, các khách hàng không thể vay vốn trung và dài hạn của ngân hàng. Bảng 4: Cơ cấu tín dụng NHNo&PTNT Tây Hà Nội phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu T. hiện 30.09.03 T. hiện 31.12.03 T. hiện 11.03.04 Cơ cấu So sánh +,-,% +,- % Tổng dư nợ 115,035 409,020 499,302 100% 90,282 122.1% DN nhà nước 94,328 318,564 364,302 72.9% 45,738 114.4% DN ngoài QD 14,957 70,324 104,775 21% 34,451 149% Hộ gia đình, cá nhân 5,750 20,132 30,225 6.1% 10,093 150% (Nguồn: Các báo cáo giao ban của NHNo&PTNT Tây Hà Nội) Phân loại cho vay theo thành phần kinh tế, qua bảng 4 ta thấy tính đến thời điểm 30/9/2003 và 31/12/2003, dư nợ của doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng cao 72%-80% tổng dư nợ. Nhìn từ góc độ ngân hàng có thể đánh giá rằng NHNo&PTNT Tây Hà Nội rất chú trọng cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước. Còn nhìn từ góc độ nền kinh tế thì có thể cho rằng: Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng kinh tế chủ yếu cơ bản, nó giữ vai trò đòn bẩy kinh tế, có tính chất định hướng, thúc đấy các thành phần kinh tế khác phát triển. Dư nợ cho vay ngắn hạn đối với kinh tế ngoài quốc doanh chiếm từ 13% - 22% tổng dư nợ nhưng dư nợ cho vay trung và dài hạn có xu hướng ngày càng tăng. Quý 4 tăng so với quý 3 năm 2003 là 55.367 triệu đồng. Có thể nói đây là thành phần kinh tế mới phát triển nhưng lại rất năng động, nhạy bén trong kinh doanh. Ngân hàng nông nghiệp Hà nội cũng rất quan tâm đầu tư cho thành phần kinh tế này. Tuy tỷ trọng cho vay trong tổng dư nợ của ngân hàng chưa cao song dư nợ cho vay luôn ổn định và có xu hướng tăng trưởng liên tục cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. * Xét về công tác cho vay và thu nợ của ngân hàng: Mở rộng tín dụng cho mọi thành phần kinh tế, nắm bắt nhanh nhạy nhu cầu vay vốn của các Doanh nghiệp cung như các hộ vay vốn, NHNo&PTNT Tây Hà Nội có chính sách lãi suất phù hợp với từng đối tượng, đa dạng hoá các thể thức cho vay, áp dụng chủ yếu là phương thức cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức, tranh thủ các khách hàng nhất là khách hàng là các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định có hiệu quả, các hộ sản xuất kinh doanh lớn có uy tín để mở rộng thị phần cho vay. Tuy mới thành lập vào giữa năm 2003 nhưng đến 2003 với mức dư nợ là 409.020 triệu đồng, tăng so với mức dư nợ quý 3 là 293.985 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng tín dụng là 426%. Với tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh như vậy, Ngân hàng luôn chú trọng tới việc nâng cao chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo an toàn vốn và doanh lợi cho Ngân hàng. Sau đây là số liệu cụ thể về doanh số cho vay và thu nợ của NHNo&PTNT Tây Hà Nội. Bảng 5: Doanh số cho vay và thu nợ của NHNo&PTNT Tây Hà Nội Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện 31.12.03 Thực hiện 11.03.04 Tổng dư nợ 409,020 499,302 Doanh số cho vay 503,961 525,324 Doanh số thu nợ 209,976 435,042 Nợ quá hạn 0 0 (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của NHNo&PTNT Tây Hà Nội) Qua số liệu ở bảng trên ta thấy: + Về Doanh số cho vay: Đầu quý I năm 2004, doanh số cho vay tăng so với quý 4 năm 2003 là 21.363 triệu đồng chủ yếu là tăng ở các đơn vị là doanh nghiệp. Nguyên nhân của việc tăng này chính là do việc làm ăn có hiệu quả của các doanh nghiệp đã mở rộng quy mô phạm vi hoạt động kinh doanh của mình nên cần lượng vốn lớn từ Ngân hàng, Ngân hàng đã cấp vốn cho một số doanh nghiệp như Công ty Xây Lắp Vật Liệu Xây Dựng, Công ty Thực Phẩm Miền Bắc, Công ty Cổ phần Quốc tế Hoàng Sơn, công ty TNHH XNK Quang Minh,... Do sự phát tiển mạnh mẽ của nền kinh tế, các Doanh nghiệp quốc doanh hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, nguồn vốn tín dụng Ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực này cũng tăng lên rõ rệt. + Về thu nợ: Doanh số thu nợ của đầu quý I năm 2004 tăng so quý 4 năm 2003 là 225.066 triệu đồng. Đạt dược kết quả này là do một số các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát đạt, quay vòng vốn nhanh, thu hồi vốn đầu tư đúng chu kỳ. Nhìn chung, trong năm 2003, hoạt động của các đơn vị đã đi vào ổn định và ngày càng phát triển mạnh tạo tiền đề cho Ngân hàng trên tất cả mọi lĩnh vực cho vay, thu nợ cũng như dư nợ. Nhìn vào số liệu trên, ta thấy, dư nợ bình quân của Ngân hàng là tương đối cao. Mục tiêu của NHNo&PTNT Tây Hà Nội là phải mở rộng việc đầu tư tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng hơn nữa trong năm 2004 này . Do NHNo&PTNT Tây Hà Nội mới đi vào hoạt động nên hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn đang ở giai đoạn đầu nên chưa có nợ quá hạn. Nhưng trong thời gian tới ngân hàng cũng sẽ làm tốt công tác thu nợ và thu lãi để cho nợ quá hạn không đáng kể, chiếm tỷ trọng nhỏ trong dư nợ của ngân hàng. 1.3.3.Hoạt động kinh doanh đối ngoại. Bên cạnh việc cho vay, các dịch vụ cũng được ngân hàng cung cấp mở rộng và cố gắng ngày càng phát triển như: L/C, hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT) sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng về xuất nhập khẩu; góp phần tích cực tăng cường nguồn vốn, tín dụng nội, ngoại tệ và mở rộng nguồn thu dịch vụ của chi nhánh. Do NHNo&PTNT Tây Hà Nội mới đi vào hoạt động nên hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng vẫn còn ít. Để nâng cao hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng sẽ chú trọng trong công tác tiếp thị, tìm kiếm và phát triển khách hàng mới hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ hoạt động ngoại hối và thanh toán quốc tế giỏi biết phân tích, dự báo thị trường và xu hướng biến động của tỷ giá ngoại tệ. Qua việc phân tích biến động thị trường, ngân hàng có thể cung cấp thông tin và tư vấn kịp thời ch khách hàng về thị trường, tỷ giá ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Bảng 6: Kết quả thực hiện thanh toán quốc tế tháng 12/2003 Danh mục Thực hiện: 11/2003 Thực hiện: 12/2003 Tăng giảm so với tháng trước Số món Số tiền USD Số món Số tiền USD Số món +(-) Số tiền +(-) 1.Thanh toán hàng NK. 1.1 Mở L/C 08 1,927,010 04 141,487 -4 -1,785,523 L/C đã thanh toán 03 191,954 07 512,517 04 320,563 Huỷ L/C 02 588,000 135,295 -2 -588,000 1.2 Chuyển tiền TTR 03 44,795 04 135,295 01 90,500 1.3 Nhờ thu 2. Thanh toán hàng XK 2.1. L/C xuất 2.2. Nhờ thu xuất 2.3.Chuyển tiền khác 02 24,070 05 23,946 03 -124 3. Mua ngoại tệ 22 518,250 26 296,914 04 -221,336 Trong đó: Kết hối 05 59,694 0 0 -5 -59,694 Mua của Sở giao dịch 06 450,000 05 263,997 -1 -186,003 4. Bán ngoại tệ 20 440,585 30 335,532 10 105,053 Trong đó, bán cho Sở giao dịch 01 70,000 01 6,079 -63,921 (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh tháng 12/2003) Mặc dù công tác thanh toán quốc tế chưa cao nhưng ngân hàng vẫn thường xuyên chú trọng và tăng cường để làm tốt công tác thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, mở dịch vụ thu đổi ngoại tệ, đặc biệt là chuyển tiền WESTERN UNIOM, dịch vụ thẻ,... 1.3.4.Nghiệp vụ kế toán, thanh toán. Về nghiệp vụ kế toán, thanh toán, NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã thực hiện hạch toán đầy đủ, chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, số liệu chính xác, chấp hành chế độ hạch toán kế toán, thu, chi tài chính, quản lý an toàn tài sản đảm bảo khả năng thanh toán trong toàn chi nhánh. Thực hiện các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt: UNT, UNC, chuyển tiền nhanh, trong đó chủ yếu là chuyển tiền nhanh qua máy vi tính. Cho đến nay, NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã có 103 tài khoản của đơn vị kinh tế và 512 cá nhân mở tài khoản. Trong quá trình thu, chi, điều chuyển tiền mặt, NHNo&PTNT Tây Hà Nội tổ chức tốt công tác ngân quỹ đảm bảo phục vụ tốt khách hàng đến giao dịch và đảm bảo an toàn kho quỹ, không để xảy ra thừa, thiếu, mất quỹ. - Doanh số thu, chi tiền mặt trong quý I năm 2004 là: +Tổng doanh số thu tiền mặt VND là: 171.270 triệu đồng. + Thu ngoại tệ: 392 ngàn USD. + Doanh số chi tiền mặt là:128.410 triệu đồng. + Chi ngoại tệ: 387 ngàn USD. - Hoạt động thanh toán: + Chuyển tiền đi, số tiền: 63.501 triệu đồng. + Chuyển tiền đến, số tiền: 87.256 triệu đồng. Với chức năng là trung tâm thanh toán của nền kinh tế, ngân hàng luôn chú trọng và phát triển công tác thanh toán, công tác này không những góp phần làm tăng chu chuyển vốn của nền kinh tế mà còn không ngừng nâng cao vai trò, uy tín của Ngân hàng. 1.3.5. Kết quả tài chính. Trong năm 2003, thị trường tín dụng trên địa bàn thủ đô sôi động hơn nhiều so với các năm trước, các tổ chức tín dụng liên tục hạ lãi suất cho vay. NHNo&PTNT Tây Hà Nội tuy mới hoạt động nhưng đã nắm bắt kịp thời, áp dụng lãi suất linh hoạt trên cơ sở mặt bằng chung của các ngân hàng Thương mại trên địa bàn. Kết quả tài chính năm 2003 của NHNo&PTNT Tây Hà Nội: + Tổng thu: 4.732 triệu đồng. + Tổng chi: 17.764 triệu đồng. + Chênh lệch thu- chi: -13.032 triệu đồng Mặc dù nhìn vào kết quả thu chi tài chính của NHNo&PTNT Tây Hà Nội (-13.032 triệu đồng) nhưng đó là do ngân hàng vừa mới đi vào hoạt động nên việc chi ra để mua sắm tài sản là rất nhiều nên đây không phải là hoạt động của ngân hàng bị thua lỗ. Để có thể hoà mình vào dòng chảy cơ chế thị trường, bám sát định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh của toàn bộ hệ thống cũng như trong toàn bộ nền kinh tế, để đứng vững trong cạnh tranh đòi hỏi một sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo ngân hàng cũng như sự cố gắng nỗ lực không ngừng của cán bộ, phòng ban trong thời gian tới. 2. Tình hình hoạt động tín dụng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội. 2.1. Khái quát hoạt động tín dụng nói chung. Hiện nay, tại chi nhánh đang và đã mở rộng các hình thức cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội để có thể thu hút các doanh nghiệp về với chi nhánh, nâng cao hiệu quả và uy tín của chi nhánh trên địa bàn Hà Nội. Chi nhánh hiện nay có các hình thức cấp tín dụng sau: - Cho vay từng lần. - Cho vay theo hạn mức tín dụng. - Cho vay theo dự án đầu tư. - Cho vay trả góp. Với các hình thức cấp tín dụng như trên, NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã xây dựng các quy trình cho vay sau: cho vay các chứng từ có giá, cho vay mua ô tô trả góp, cho vay mua nhà trả góp, chiết khấu chứng từ có giá, cho vay ngoại tệ. Cho đến thời điểm hiện nay, sau 8 tháng hoạt động, chi nhánh đang cố gắng mở rộng thị trường của mình. Hiện nay, chi nhánh có 320 khách hàng còn dư nợ vay; trong đó 32 khách hàng là doanh nghiệp (13 doanh nghiệp nhà nước, 19 doanh nghiệp ngoài quốc doanh) và 228 hộ gia đình cá nhân. Với việc áp dụng công nghệ mới, chi nhánh nhanh chóng giải quyết nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng với chi nhánh rồi. Đối với những doanh nghiệp lần đầu quan hệ với chi nhánh, cán bộ tín dụng tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp có điều kiện vay thoả mãn nhất như việc thẩm định nhanh chóng, giải quyết hồ sơ xin vay của doanh nghiệp trong thời gian nhanh nhất và doanh nghiệp cần vốn sẽ được cung cấp một cách đầy đủ. Chính vì vậy, chi nhánh đã không ngừng đẩy mạnh mở rộng thị trường tín dụng, thu hút khách hàng về với mình. 2.2. Hoạt động tín dụng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội: Thị trường các doanh nghiệp NQD là một thị trường rộng lớn và chứa đựng nhiều tiềm năng hứa hẹn nhưng đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Chính vì thế mà việc hội nhập vào thị trường này là một việc rất khó khăn, đầy thử thách. Đây là thị trường của tương lai và là thị trường lớn nhất trong tương lai nên chi nhánh đã và đang có những chính sách biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay để có thể tiếp cận thi trường này một cách có hiệu quả nhất. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trên khu vực ngày một tăng nhưng những điều kiện để các doanh nghiệp này vay vốn ngân hàng là rất khó khăn bởi vì tình hình tài chính, tài sản đảm bảo thế chấp thấp, chưa tạo được uy tín với ngân hàng. Đối với nhưng doanh nghiệp đã có uy tín trên địa bàn thì các doanh nghiệp này đã có quan hệ với những tổ chức tín dụng khác nên việc thu hút các doanh nghiệp về phía ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với những chính sách thoả đáng của mình, cho đến nay, chi nhánh đã thu hút một số lượng công ty, doanh nghiệp về với ngân hàng. Hiện tại, chi nhánh đang có quan hệ với trên 20 doanh nghiệp NQD trên tổng số hơn 2000 các doanh nghiệp NQD trên địa bàn Hà Nội. Doanh số cấp tín dụng đối với những doanh nghiệp này của NHNo&PTNT Tây Hà Nội khoảng 105 tỷ đồng, chiếm 21% tổng dư nợ của ngân hàng giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản suất, kinh doanh. Một số doanh nghiệp có mối quan hệ thường xuyên liên tục đối với ngân hàng, sử dụng thường xuyên các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Cho đến nay, các doanh nghiệp NQD có quan hệ với ngân hàng đều hoàn trả nợ đúng kỳ hạn cả gốc và lãi. Doanh thu từ hoạt động cho vay các doanh nghiệp NQD của chi nhánh không chiếm tỷ trọng lớn nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tương lai, tạo tiền đề để thu hút những khách hàng tiềm năng trong tương lai qua các dịch vụ ngân hàng cung cấp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và uy tín của ngân hàng trên thị trường. 3. Thực trạng công tác kế toán cho vay tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội. 3.1. Hồ sơ cho vay tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội: Văn bản thực hiện: Sau khi Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Tổ chức tín dụng ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1998 đã mở ra một bước ngoặt mới cho hoạt động Ngân hàng. Đây là môi trường pháp lí đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng. Ngày 30/9/1998, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng kèm theo quyết định số 324/1998/QĐNH, thay thế các quyết định đã ban hành trước đó trong lĩnh vực này. Ngày 15/12/1998, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định 180/ QĐ- HĐQT kèm theo quy chế cho vay đối với khách hàng, cụ thể hoá hoạt động việc đầu tư vốn kinh tế nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên hướng dẫn thực hiện Luật tổ chức Tín dụng. Sau khi có quyết định 180 kèm theo quy chế cho vay từ ngày 15/12/1998 các chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội đã triển khai kịp thời, nghiêm túc, thực hiện việc mở rộng đối tượng cho vay. Ngân hàng Nông nghiệp đã tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế, cá nhân có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn để hoạt động sản xuất, kinh doanh. Song để ngày càng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn trong việc làm thủ tục, hồ sơ cũng như đảm bảo hơn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, ngày 25/8/2000 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế cho vay mới của tổ chức tín dụng đối với khách hàng kèm theo quyết định số 284/2000 - QĐ - NHNN1. Để triển khai quyết định 284 của Thống đốc NHNN, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ban hành quyết định 06/QĐ - HĐQT ngày 18/1/2001 về các thủ tục vay vốn của khách hàng. Cùng với các chi nhánh khác trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp, NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã thích ứng và triển khai áp dụng hệ thống văn bản, quy định mới, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Bộ hồ sơ cho vay vốn bao gồm: - Hồ sơ do Ngân hàng lập. + Báo cáo thẩm định, tái thẩm định + Các loại thông báo: thông báo từ chối cho vay, thông báo gia hạn nợ, thông báo đến hạn nợ, thông báo nợ quá hạn, thông báo tạm ngừng cho vay, thông báo chấm dứt cho vay. + Sổ theo dõi cho vay- thu nợ (dùng cho cán bộ tín dụng) - Hồ sơ do khách hàng và Ngân hàng cùng lập. + Hợp đồng tín dụng. + Giấy nhận nợ. + Hợp đồng bảo đảm tiền vay. + Biên bản kiểm tra sau khi cho vay. + Biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng (trường hợp nợ bị rủi ro). - Hồ sơ pháp lý. Hồ sơ pháp lý được khách hàng gửi đến Ngân hàng khi thiết lập quan hệ tín dụng hoặc vay vốn lần đầu, tuỳ theo loại hình pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có các giấy tờ sau: + Quyết định (hoặc giấy phép) thành lập đơn vị. + Điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân). + Giấy đăng ký kinh doanh. + Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc (giám đốc), chủ nhiệm hợp tác xã, kế toán trưởng. + Biên bản giao vốn, góp vốn (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh). + Các thủ tục về kế toán theo quy định của Ngân hàng như: Đăng ký mẫu dấu, chữ ký của chủ tài khoản hoặc người được uỷ quyền; đăng ký chữ ký của cán bộ giao dịch với Ngân hàng; giấy đăng ký mở tài khoản tiền gửi (nếu chưa mở). - Hồ sơ vay vốn: + Giấy đề nghị vay vốn. +Bảng kê một số tình hình kinh doanh- tài chính đến ngày xin vay. + Dự án phương án sản xuất kinh doanh, dịch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36153.doc
Tài liệu liên quan