Khóa luận Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp nhìn từ khía cạnh quản trị doanh nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP (M&A) VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG M&A 4

I. LÝ THUYẾT VỀ MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 4

1. Khái niệm về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp 4

1.1. Định nghĩa 4

1.2. Phân biệt hợp nhất, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp 6

1.3. Sự cộng hưởng trong M&A 8

2. Phân loại M&A 10

2.1. Dựa trên mối quan hệ giữa các DN mua bán và sáp nhập 10

2.1.1. Sáp nhập ngang 10

2.1.2. Sáp nhập dọc 10

2.1.3. Sáp nhập mở rộng thị trường 11

2.1.4. Sáp nhập mở rộng sản phẩm 11

2.1.5. Sáp nhập tổ hợp 12

2.2. Phân loại dựa trên cơ cấu tài chính 12

2.2.1. Sáp nhập mua 12

2.2.2. Sáp nhập hợp nhất 12

3. Các phương thức M&A 12

3.1. Phương thức chào thầu 13

3.2. Phương thức lôi kéo cổ đông bất mãn 14

3.3. Phương thức thương lượng giữa các ban quản trị 14

3.4. Phương thức thu gom cổ phiếu 15

3.5. Phương thức mua lại tài sản công ty 16

4. Động cơ thực hiện M&A 16

 

5. Các bước cơ bản trong chiến lược M&A 18

5.1. Xác định chiến lược phát triển mở rộng 19

5.2. Xác định các doanh nghiệp mục tiêu 20

5.3. Lựa chọn chuyên gia tư vấn về M&A 20

5.4. Đánh giá doanh nghiệp mục tiêu 21

5.4.1. Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp mục tiêu 21

5.4.2. Định giá doanh nghiệp mục tiêu 21

5.4.3. Định giá thương hiệu 24

5.5. Điều khoản hậu M&A 25

5.6. Đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng M&A 26

II. QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 27

1. Hoạt động M&A từ khía cạnh quản trị doanh nghiệp 27

1.1. Khái niệm quản trị doanh nghiệp (QTDN) 27

1.2. Hoạt động M&A từ khía cạnh quản trị doanh nghiệp 28

2. Nội dung quản trị doanh nghiệp trong hoạt động M&A 29

2.1. Quản trị chiến lược trong hoạt động M&A 29

2.1.1. Khái niệm quản trị chiến lược 29

2.1.2. Quản trị chiến lược trong hoạt động M&A 29

2.2. Quản trị nhân sự trong hoạt động M&A 31

2.2.1. Khái niệm quản trị nhân sự 31

2.2.2. Quản trị nhân sự trong hoạt động M&A 31

2.3. Quản trị tài chính doanh nghiệp 32

2.3.1. Khái niệm quản trị tài chính 32

2.3.2. Quản trị tài chính doanh nghiệp trong hoạt động M&A 32

CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP (M&A) 34

1. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động M&A trên thế giới 34

 

2. Thực trạng hoạt động M&A trên thế giới 36

2.1. Thực trạng hoạt động M&A trên thế giới trong một vài năm gần đây (2005 - 2007) 36

2.2. Nguyên nhân sự bùng nổ M&A trên thế giới trong vài năm gần đây (năm 2005 – 2007) 40

2.3. Hoạt động M&A trên thế giới năm 2008 41

3. Kinh nghiệm về kiểm soát hoạt động M&A của một số quốc gia trên thế giới 43

3.1. Kiểm soát hoạt động M&A theo mô hình kiểu Mỹ 45

3.2. Kiểm soát hoạt động M&A theo mô hình kiểu Châu Âu 48

4. Kinh nghiệm từ một số thương vụ M&A trên thế giới 53

4.1. Một số thương vụ M&A trên thế giới 53

4.2. Bài học kinh nghiệm 59

4.2.1. Xác định rõ mục tiêu chiến lược của DN khi tiến hành M&A 59

4.2.2. Lường trước những rủi ro khi thực hiện các thương vụ M&A 60

4.2.3. Chính sách quản trị nhân sự ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của các DN thời kỳ hậu M&A 60

4.2.4. Chính sách quản trị tài chính sẽ ảnh hưởng tới sự thành công hay thất bại của hoạt động M&A 62

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 64

1. Thực trạng hoạt động M&A tại Việt Nam 64

1.1. Thực trạng hoạt động M&A ở Việt Nam 64

1.2. Đặc điểm hoạt động M&A tại Việt Nam 66

2. Thực trạng khung pháp lý về hoạt động M&A tại Việt Nam 69

3. Triển vọng phát triển của hoạt động M&A ở Việt Nam 72

3.1. Hoạt động M&A Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 72

3.2. Triển vọng hoạt động M&A ở Việt Nam trong thời gian tới 73

4. Một số giải pháp cho hoạt động M&A ở Việt Nam 75

 

4.1. Nhóm giảp pháp về phía Nhà nước và các bộ ban ngành liên quan 75

4.1.1. Đảm bảo môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định 75

4.1.2. Tăng kiểm soát thông tin cũng như tính minh bạch hoá của thông tin 76

4.1.3. Tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc hội thảo, giới thiệu về hoạt động M&A tới các nhà quản trị doanh nghiệp 77

4.1.4. Hoàn thiện khung pháp lý và kiểm soát hoạt động M&A 78

4.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp 81

4.2.1. Các doanh nghiệp cần coi M&A như công cụ chiến lược kinh doanh đúng đắn, giúp cho họ có thể bảo vệ, mở rộng thị phần, nâng cao khai thác thị trường 81

4.2.2. Xây dựng nguồn nhân lực cho hoạt động M&A 82

4.2.3. Thực hiện đồng bộ các bước trong xây dựng mô hình M&A nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động M&A 83

KẾT LUẬN 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2127 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp nhìn từ khía cạnh quản trị doanh nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập hợp nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lực, thương hiệu... Và vì vậy, các DN có thể tồn tại, phát triển hoặc dẫn đến giải thể, phá sản hay bị thôn tính bằng M&A. Bất chấp những rủi ro của hoạt động M&A mang lại, hoạt động M&A trên thế giới trong một vài năm gần đây vẫn rất sôi động cả về số thương vụ, giá trị thương vụ và mục đích cách thức thực hiện M&A. Bảng 2: Tổng giá trị các thương vụ M&A trên thế giới Nguồn: Báo cáo của công ty kiểm toán Pricewaterhouse Coopers 2005-2007 Năm 2005: tổng giá trị các thương vụ M&A trên toàn cầu là 1.970 tỷ USD, tăng 41% so với năm 2004. Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới về M&A, có tổng giá trị là 785 tỷ USD với 6.522 thương vụ M&A được thực hiện, giảm 3% so với năm 2004 cả về số lượng và tổng giá trị M&A. Ngược lại, năm 2005 lại là một năm đáng ghi nhớ cho M&A ở Châu Á. Châu lục này đạt mức tăng trưởng kỷ lục, tăng 39% về tổng giá trị các vụ M&A (đạt 370 tỷ USD) và 50% số lượng thương vụ M&A (có 6.921 vụ) so với năm 2004. Tiêu biểu là Nhật Bản, tăng 87% tổng giá trị M&A và tăng 58% số lượng vụ M&A, trở thành quốc gia đứng thứ hai sau Mỹ về M&A trên thế giới. Năm 2005 cũng được xem là năm của những vụ M&A đình đám và là năm thứ tư liên tiếp trên thế giới diễn ra các thương vụ M&A có giá trị trên 1 tỷ USD, nổi bật là vụ hợp nhất giữa hai hãng truyền thông MỸ là SBC và AT&T với giá 16 tỷ USD, tiếp theo là số tiền 57 tỷ USD do hãng Procter & Gamble (Mỹ) chi ra để có được Gillette. Năm 2006: trên thế giới có gần 30.000 vụ M&A tức là 77 thương vụ/ngày với giá trị là 10 tỷ USD/ngày, tổng giá trị của những thương vụ M&A đã lên tới 3.600 tỷ USD tăng gấp 3 lần so với năm 2005. Mỹ là quốc gia đứng đầu về các thương vụ M&A toàn cầu, chiếm hơn 40% M&A toàn thế giới. Tổng giá trị các thương vụ M&A ở Mỹ là 1.471 tỷ USD, tăng 24% so với cũng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, ở Châu Âu, tổng giá trị các thương vụ M&A chỉ đạt 1.360 tỷ USD, giảm xuống 33% với năm 2005 và chỉ vượt năm 1999 (1.200 tỷ USD). Anh vẫn là quốc gia đứng đầu Châu Âu về tổng giá trị các thương vụ M&A, với 339 tỷ USD. Năm 2006 tiếp tục có các thương vụ M&A có giá trị hàng tỷ USD với quy mô lớn hơn rất nhiều. Năm 2007: Một năm được đánh giá là đạt kỷ lục về các thương vụ M&A, đạt tổng giá trị các thương vụ là 4.400 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2006. Ngay trong 6 tháng đầu năm 2007, tổng giá trị các thương vụ M&A toàn cầu đã là 2.500 tỷ USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2006 (6 tháng đầu năm 2006 đạt 1.900 tỷ USD), riêng giá trị các vụ M&A xuyên quốc gia là 650 tỷ USD8 . Tuy vậy, tốc độ diễn ra các thỏa thuận trong 6 tháng cuối năm lại chậm lại đáng kể do hoạt động tín dụng bị thắt chặt vì những lo ngại trước cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ. Cuộc khủng hoảng tín dụng này là một đòn đặc biệt giáng mạnh vào các quỹ đầu tư vốn tư nhân, khiến cỗ máy M&A đang chạy nhanh bỗng trở nên ì ạch. Giá trị các thương vụ M&A trong 6 tháng cuối năm chỉ đạt 1900 tỷ USD, bằng với 6 tháng đầu năm 2006. Số lượng các thương vụ M&A giữa các DN xuyên quốc gia chiếm 58%. Các công ty, tập đoàn tài chính là mục tiêu được để ý nhiều nhất trong năm. Số vụ M&A giữa các DN sản xuất hàng tiêu dùng cũng gia tăng. Trong khi đó, số thỏa thuận giữa các DN viễn thông, truyền thông và giải trí lại giảm xuống so với năm 2006. Bảng 3. Tỷ lệ giữa các DN xuyên quốc gia và trong một quốc gia năm 2007 Bảng 3: Tỷ lệ M&A giữa các DN xuyên quốc gia và trong một quốc gia năm 2007 Bảng 3: Tỷ lệ M&A giữa các DN xuyên quốc gia và trong một quốc gia năm 2007 Nguồn: Báo cáo của công ty Accenture (Mỹ) Tại Châu Âu: Tổng giá trị các vụ M&A tại châu Âu (1.786 tỷ USD) lần đầu tiên đã vượt qua cả Mỹ (1.656 tỷ USD) - thị trường luôn diễn ra các hoạt động M&A sôi động nhất thế giới từ trước tới nay. Trong đó, phải kể đến một số vụ như: UniCredit Group (Italy) mua lại Công ty Capitalia (Italy) diễn ra vào tháng 5/2007 với giá 21,912 triệu bảng Anh; Tập đoàn Thomson Corp thâu tóm Reuters Group Plc với giá 8,7 tỷ bảng Anh... Đặc biệt, số lượng các thương vụ M&A có giá trị lớn diễn ra chủ yếu là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (Bảng 2), tiêu biểu là thương vụ ngân hàng Hà Lan ABN Amro được ngân hàng Anh Barclays mua lại với giá 71,121 triệu Euro hồi tháng 4/2007 chiếm 1/3 tổng giá trị các thương vụ M&A tại châu lục này. Tổng giá trị các thương vụ M&A ở Châu Âu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cả năm 2007 là 207,7 tỷ Euro, tăng 52% so với năm 2006. Bảng 4: Hoạt động M&A trong một số lĩnh vực ở Châu Âu năm 2007 Bảng 4: Hoạt động M&A trong một số lĩnh vực ở Châu Âu năm 2007 Bảng 4: Hoạt động M&A trong một số lĩnh vực ở Châu Âu năm 2007 Nguồn: Báo cáo của công ty kiểm toán Pricewaterhouse Coopers Tại Mỹ: Mặc dù năm 2007, Châu Âu đã vượt Mỹ về giá trị các thương vụ M&A, nhưng xét về quy mô trên mỗi vụ M&A thì người Mỹ vẫn thống trị. Ngay trong tháng 2 năm 2007 đã xảy ra thương vụ sáp nhập có giá trị lớn nhất từ trước đến nay ở nước này đó là 2 tập đoàn hàng đầu thế giới là Kohlberg Kravis Roberts & Co và Texas Pacific Group đã mua lại TXU Corp, nhà sản xuất điện lớn nhất bang Texas, Mỹ với giá 43,8 tỷ USD. Thêm vào đó, Mỹ vẫn là quốc gia dẫn đầu thế giới về các thương vụ M&A trong ngành công nghiệp nặng, 115 thương vụ với tổng giá trị là 77 tỷ USD chiếm 53% tổng giá trị các thương vụ giao dịch trong ngành công nghiệp nặng thế giới và gần bằng tổng giá trị các thương vụ M&A trong ngành công nghiệp nặng toàn cầu năm 2006 (86 tỷ USD) . Bảng 5: 5 quốc gia có tỷ lệ % tổng giá trị các thương vụ M&A đứng đầu trong một số lĩnh vực (2005 -2007) Dịch vụ tài chính Sản xuất Nguồn năng lượng và nguyên liệu Công nghệ thông tin Mỹ 47% Trung Quốc 67% Mỹ 53% Mỹ 67% Trung Quốc 33% Mỹ 54% Nga 30% Ấn Độ 38% Đức 30% Brazil 25% Đức 27% Anh 26% Ấn Độ 29% Đức 25% Ấn Độ 23% Nga 21% Pháp 24% Anh 25% Trung quốc 23% Brazil 17% Nguồn: Báo cáo của Công ty Global M&A năm 2007 2.2. Nguyên nhân sự bùng nổ M&A trên thế giới trong vài năm gần đây (năm 2005 – 2007) Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ M&A thế giới trong một vài năm gần đây, tuy nhiên có một số nguyên nhân chính có thể giải thích cho hiện tượng này: Thứ nhất, do xu hướng cổ phần hoá, tư nhân hoá đang trở nên phổ biến hơn ở nhiều nước, đặc biệt là tại các nền kinh tế đang phát triển, tạo nguồn hàng dồi dào hơn cho các nhà đầu tư đang có tiền nhàn rỗi. Thứ hai, sự gia tăng các dòng vốn của các quỹ đầu tư tư nhân cũng như các công ty đang niêm yết trên các sàn chứng khoán thế giới chính là nguyên nhân làm gia tăng xu hướng M&A giữa các tập đoàn và DN lớn trên toàn cầu. Bên cạnh đó, lãi suất của các đồng tiền chủ chốt trên thế giới thấp kỷ lục trong năm nay cũng góp phần đẩy các tổ chức, cá nhân rót tiền thêm vào các công ty để nắm giữ cổ phần, cổ phiếu thay cho gửi tiền vào ngân hàng lấy lãi. Thứ ba, các thương vụ M&A hiện nay đã trở thành một hình thức đầu tư thông dụng của các DN muốn bảo vệ, củng cố và thúc đẩy vị trí của mình bằng cách sáp nhập, mua lại DN khác từ đó tăng quy mô và giảm chi phí kinh doanh nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Vụ sáp nhập giữa hai hãng truyền thông nổi tiếng trên thế giới là Thomson (Canada) và Reuters (Anh) thành hãng truyền thông mới có tên Thomson-Reuters Corp là ví dụ điển hình. Hai hãng này hy vọng sẽ hình thành một hãng cung cấp tin tức và dữ liệu về chứng khoán, tiền tệ và trái phiếu cho các ngân hàng, giới thương gia và các công ty môi giới lớn nhất thế giới. Đồng thời sẽ qua mặt đối thủ chính của họ là hãng truyền thông Bloomberg (Mỹ) (hiện nay Bloomberg chiếm 33% thị phần trong lĩnh vực cung cấp dữ liệu tài chính, Reteurs chiếm 23% và Thomson chiếm 11% và hy vọng sẽ giảm chi phí hoạt động của cả tập đoàn khoảng 500 triệu USD trong vòng 3 năm . Thứ tư, do yêu cầu giảm bớt các chi phí tăng cao của hoạt động nghiên cứu và phát triển trên một khu vực địa lý rộng hơn và việc mở ra các thị trường mới cho cạnh tranh đã thúc đẩy tốc độ của các vụ M&A trong quá trình tổng thể của cả đầu tư trong nước và nước ngoài. 2.3. Hoạt động M&A trên thế giới năm 2008 Năm 2007 đã khép lại bằng bức tranh kinh tế không mấy sáng sủa bởi sự bao phủ của đám mây đen “tín dụng” Mỹ. Nhiều nhà phân tích dự báo rằng , cuộc khủng hoảng này sẽ còn lan sang năm 2008 và tổng số thiệt hại do nó gây ra đối với nền kinh tế thế giới có thể nên tới hàng nghìn tỷ USD. Tiếp đó là sự leo thang của giá vàng và dầu lửa (giá dầu tăng trên 50%, giá vàng tăng gần 30%), còn USD lại trượt giá thảm hại - hơn 10% so với Euro. Tất cả các vấn đề trên đều ảnh hưởng đến hoạt động M&A. Ngay cả một số tập đoàn tài chính lớn của Mỹ như Citigroup, Merill Lynch, Morgan Stanley - là những công ty môi giới, trung gian đứng đầu thế giới về hoạt động M&A - cũng đã cần sự “cầu viện” từ bên ngoài thông qua con đường bán lại cổ phần cho các nhà đầu tư đến từ Trung Đông, Singapore và Trung Quốc. Do vậy, chăc chắn bức tranh không sáng sủa của nền kinh tế năm 2007 sẽ vẫn gây ảnh hưởng đến hoạt động M&A trong năm 2008. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là hoạt động M&A sẽ ảm đạm mà sẽ vẫn phát triển nhưng với nhiều khác biệt so với năm 2007. Minh chứng là ngay trong những tháng đầu của năm 2008 đã xảy ra một số thương vụ “đình đám” như vụ sáp nhập có giá trị 5,7 tỷ USD giữa hãng máy tính khổng lồ Microsoft và hãng máy tính aQuantive, và vụ sáp nhập có giá trị 3,1 tỷ USD giữa Google và DoubleClick. Tổng giá trị các thương vụ M&A trên thế giới trong quý I năm 2008 là 13,4 tỷ USD cao hơn so với quý I năm 2007 mặc dù số lượng thương vụ M&A giảm hơn. Bảng 6: Số lượng và tổng giá trị các vụ M&A trên thế giới trong quý I từ năm 2005 - 2008 Bảng 6: Số lượng và tổng giá trị các vụ M&A trên thế giới trong quý 1 từ năm 2005 - 2008 Nguồn: Theo báo cáo tháng 4 – 2008 của công ty Jegi Capital Về bản đồ M&A trên thế giới, theo dự báo của hãng truyền thông hàng đầu Mỹ Reuters thì những quốc gia hùng mạnh về hoạt động M&A như Mỹ hay Châu Âu không còn độc tôn như trước nữa mà sẽ gặp nhiều thách thức hơn so với năm 2007, ngược lại sẽ là sự bùng nổ M&A ở các quốc gia đang phát triển ở Châu Á-Thái Bình Dương và Đông Âu (chỉ số PE của khu vực này tăng từ 13,7 tới 15,5 lần trong khi đó ở Mỹ và Châu Âu giảm từ 16,2 xuống còn 15,5 lần). Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, sự ổn định về chính trị, cùng với những cải biến mạnh mẽ về pháp luật tạo điều kiện hơn cho các nhà đầu tư vào khu vực này sẽ là điểm thu hút các nhà đầu tư. Một số quốc gia ở Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Australia thậm chí cả Việt Nam được dự báo sẽ là điểm đến của các nhà đầu tư trong năm tới. Bảng 7: Thị trường M&A được các DN của Mỹ, Anh mong muốn thực hiện M&A nhất năm 2008 Mỹ Anh Quốc gia Tỷ lệ % Quốc gia Tỷ lệ % Mỹ 79 Trung Quốc 53 Trung Quốc 54 Mỹ 50 Ấn Độ 48 Anh 46 Nhật Bản 29 Nhật Bản 14 Nguồn: Báo cáo của công ty Accenture (Mỹ) Về lĩnh vực hoạt động M&A, các lĩnh vực truyền thông, tài chính, công nghiệp vẫn sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các thương vụ M&A. Các công ty đầu tư vốn tư nhân và các quỹ lợi ích quốc gia là hai lực lượng mới nổi về hoạt động M&A trong năm 2007 vẫn sẽ tiếp tục xảy ra nhiều vụ M&A trong năm 2008 do các nhà đầu tư vùng Vịnh vốn sẵn có lượng tiền dồi dào từ bán dầu mỏ sẽ tiến hành các hoạt động M&A khắp thế giới. Bên cạnh đó, một số lĩnh vực như giáo dục, công nghệ thông tin, dịch vụ tư vấn, năng lượng, chăm sóc sức khoẻ cũng dự báo xảy ra nhiều thương vụ M&A. 3. Kinh nghiệm về kiểm soát hoạt động M&A của một số quốc gia trên thế giới Mỗi quốc gia khi xây dựng hệ thống pháp lý về kiểm soát hoạt động M&A đều có hai vấn đề lớn cần chú trọng, đó là bảo vệ quyền lợi cổ đông - nhất là cổ đông thiểu số và bảo vệ tính cạnh tranh của thị trường. Với các cổ đông lớn, họ luôn biết cách và có đủ công cụ cũng như thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình trong các vụ M&A. Nhưng với các cổ đông thiểu số, họ có thể bị gạt ra khỏi các quyết định M&A. Nếu không được quan tâm, lợi ích của nhóm này rất có khả năng bị bỏ qua, thậm chí còn bị lợi dụng để làm lợi cho các cổ đông lớn. Chính vì vậy, nhà nước kiểm soát hoạt động M&A phải dựa trên góc độ bảo vệ lợi ích cổ đông thiểu số. Tuy nhiên, điều này lại có thể thực hiện được khi điều lệ công ty quy định nâng cao yêu cầu tỷ lệ phiếu bầu cần phải đạt được trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để thông qua những quyết định lớn của công ty trong đó có hoạt động M&A. Do vậy, trọng tâm lớn nhất của nhà nước về kiểm soát hoạt động M&A là bảo vệ tính cạnh tranh của thị trường. Nhà nước cần chống lại nguy cơ dẫn tới độc quyền mà một thương vụ M&A có thể mang lại. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc kiểm soát hoạt động M&A được xem xét, điều tiết chủ yếu dưới góc độ của pháp luật về cạnh tranh theo cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế. Tập trung kinh tế là khái niệm dùng để chỉ nhiều cách thức tích tụ, tập trung của DN trên thị trường nhằm hình thành DN lớn hơn hay liên kết với DN khác. Chủ thể của tập trung kinh tế là các DN hoạt động trên thị trường. Các DN tham gia tập trung kinh tế có thể là các DN hoạt động trong cùng hoặc không cùng thị trường liên quan. Hình thức tập trung kinh tế bao gồm: sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh giữa các DN. Các DN tham gia tập trung kinh tế đã chủ động tích tụ các nguồn lực kinh tế như vốn, lao động, kỹ thuật, năng lực quản lý, tổ chức kinh doanh mà chúng đang nắm giữ riêng lẻ để hình thành một khối thống nhất hoặc phối hợp hình thành các nhóm DN, các tập đoàn kinh tế. Tập trung kinh tế khác với việc tích tụ tư bản. Tích tụ tư bản là tăng thêm tư bản dựa vào tích lũy giá trị thặng dư, biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản. Có thể thấy rằng, tích tụ tư bản là quá trình phát triển nội sinh của một DN theo thời gian bằng kết quả kinh doanh. Một DN có thể tích tụ tư bản để có được vị trí đáng kể trên thị trường, song để điều đó xảy ra đòi hỏi một khoảng thời gian khá dài. Trong khi đó, tập trung kinh tế cũng có dấu hiệu của sự tích tụ nhưng không phải từ kết quả kinh doanh mà từ hành vi của DN. Tập trung kinh tế đã hình thành nên DN có năng lực cạnh tranh tổng hợp hoặc liên kết thành nhóm DN, tập đoàn kinh tế, từ đó làm thay đổi cấu trúc thị trường và tương quan cạnh tranh hiện có trên thị trường. Kiểm soát tập trung kinh tế hay kiểm soát hoạt động M&A có thể được thực hiện thông qua thủ tục hành chính, thủ tục xét xử tại toà án hoặc áp dụng đồng thời cả hai thủ tục. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy có nhiều cách thức điều chỉnh bằng pháp luật khác nhau đối với cơ chế kiểm soát hoạt động M&A: bằng những luật chống độc quyền riêng biệt (như ở Áo, Tây Ban Nha, Canada, Đức, Thụy Sỹ); bằng luật chống độc quyền và những quy phạm chung trong Luật Dân sự (như ở Italia, Pháp), bằng những luật chống độc quyền và bằng án lệ (ở Anh, Mỹ). Nhìn chung, trên thế giới tồn tại hai mô hình chính của cơ chế kiểm soát hoạt động M&A cơ bản là mô hình kiểu Mỹ và mô hình kiểu châu Âu. Mô hình kiểu Mỹ được áp dụng ở Mỹ, Canada, Achentina và nhiều nước khác. Mô hình châu Âu được áp dụng ở các nước Châu Âu, Úc, New Zeland, Nam Phi. 3.1. Kiểm soát hoạt động M&A theo mô hình kiểu Mỹ Tại Mỹ, người ta cấm hoạt động M&A và độc quyền về mặt hình thức. Mỹ là nước mà chủ nghĩa tư bản đã có bước phát triển rất nhanh trong thế kỷ XIX. Sự tích tụ tư bản dưới hình thức Trust (tờ - rớt) Trust (tờ -rớt) là sự kết hợp các tập đoàn mà cổ đông của mỗi tập đoàn lại giao cổ phần cho các ủy viên quản trị quản lý. Trust tạo ra sự kết hợp trên quy mô lớn, tập trung kiểm soát và điều hành, dùng chung các bằng phát minh sáng chế. đã làm cho một số ngành công nghiệp của Mỹ như thuốc lá, sắt, đường... rơi vào tay những tập đoàn tư bản lũng đoạn. Sự lạm dụng vị thế của những tập đoàn này trên thị trường vào cuối thế kỷ XIX đã buộc Chính phủ Mỹ phải ban hành những đạo luật chống Trust. Mỹ có lẽ là một trong những nước đi đầu về kinh nghiệm thực hiện kiểm soát hoạt động M&A. Luật chống độc quyền Sherman Nội dung chủ yếu là cấm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được ban hành từ năm 1890. Tuy nhiên, những viện dẫn luật của Quốc hội lại phụ thuộc rất lớn vào xu hướng và quan điểm của Tòa án trong từng thời kỳ khác nhau. Ví dụ, trong vụ Northern Securities Co. v. US. (1904), Tòa án tối cao đã đưa ra phán quyết cấm tất cả những vụ M&A giữa hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên cùng một thị trường (sáp nhập ngang). Đến năm 1914, Thượng nghị viện tiếp tục ban hành đạo Luật Clayton Bổ sung Luật Sherman thêm bốn hành vi: cấm phân biệt đối xử về giá, cấm ký kết hợp đồng mang tính độc quyền hoặc có nội dung ràng buộc; cấm việc chiếm vốn giữa các công ty; cấm kiêm nhiệm chức vụ) nhằm cứu vãn Luật Sherman vốn bị giảm hiệu lực qua vụ M&A của tập đoàn dầu lửa Standard Oil Co. Mỹ (1911) , theo đó Luật đưa những vụ sáp nhập bằng cổ phiếu vào đối tượng bị cấm. Mặc dù vậy, các công ty Mỹ vẫn dễ dàng lách luật bằng cách thực hiện sáp nhập, mua lại tài sản ví dụ vụ Thatcher Manufacturing Co. v. FTC - 1926Trang 272.US.554,564; . Do đó, đến năm 1950 Luật Celler-Kefauver Quy định việc kiểm soát sáp nhập, mua lại ra đời nhằm cấm cả những vụ sáp nhập thông qua mua tài sản. Điểm đáng chú ý là sự phát triển khá rõ nét trong quan điểm của Tòa án Mỹ về cách thức xác định và đánh giá mức độ nguy cơ đối với tính cạnh tranh của vụ M&A. Cho đến thập niên 60, Tòa án vẫn dựa vào những số liệu thống kê về thị phần, doanh thu, và mức độ tập trung cạnh tranh như một công cụ chủ yếu để rà soát các vụ M&A. Tuy nhiên, trong vụ United States. v. General Dynamics năm 1974 , họ đã rời bỏ cách tiếp cận này với quan điểm mới rằng “các vụ sáp nhập phải được nghiên cứu sâu sắc trên tất cả bình diện: cơ cấu, lịch sử, và triển vọng” để có thể phán quyết vụ sáp nhập ấy có phá vỡ tính cạnh tranh của thị trường hay không. Phương pháp luận này được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay. Về các định chế quản lý M&A, đạo luật ủy ban Thương mại liên bang Mỹ (FTC) - thành lập cơ quan cạnh tranh tại Mỹ năm 1914 đã quy định “ngăn cấm mọi hành vi không lành mạnh đe dọa tính cạnh tranh của thị trường”; và trao cho cơ quan hành pháp nước này chức năng độc lập thực thi các luật chống độc quyền của liên bang. Tiếp theo, năm 1976 Luật chống độc quyền Hart-Scott-Rodino (HSR) bắt buộc các bên liên quan phải thông báo và nộp hồ sơ thẩm tra lên FTC và Bộ Tư pháp trước khi hoàn tất vụ M&A. Quy định này được áp dụng đối với tất cả những vụ M&A mà một trong hai bên có doanh thu trên 100 triệu USD và bên còn lại trên 10 triệu USD, với giá trị chuyển nhượng vượt quá 15 triệu USD. Nếu các công ty thuộc đối tượng như trên thực hiện M&A mà không qua thẩm tra của FTC và Bộ Tư pháp sẽ bị hủy thỏa thuận chuyển nhượng và có thể bị phạt lên đến 10.000 USD/ngày. Luật HSR cũng quy định thời hạn thẩm tra là 15 ngày đối với một vụ M&A qua chào thầu bằng tiền mặt, và 30 ngày đối với các vụ khác. Cơ quan quản lý nhà nước có thể yêu cầu các bên bổ sung thông tin lần thứ 2 và gia hạn thêm tối đa là 10 ngày đối với sáp nhập chào thầu và 20 ngày đối với các vụ sáp nhập theo hình thức khác. Qua thời hạn trên, các bên mới có thể kết thúc thủ tục cho vụ chuyển nhượng và đi vào hoạt động chung. Sau thời hạn này, cơ quan liên bang không thể kiện ra tòa đòi hủy bỏ vụ sáp nhập. Mặc dù vậy, các bên liên quan vẫn có thể bị kiện bởi chính quyền bang và một cá nhân khác.  Cho đến những năm đầu thập niên 80, dưới chính quyền Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, chính quyền liên bang đã thực hiện điều chỉnh nhiều chính sách theo hướng cho phép các vụ M&A rộng rãi hơn. Bản hướng dẫn M&A đã được Bộ Tư pháp và FTC thiết kế vào năm 1992 nhằm cung cấp thêm công cụ để tất cả các bên có cơ sở phân tích các vụ sáp nhập được đề xuất. Bản hướng dẫn đưa ra 5 câu hỏi tổng quát: (1) Vụ sáp nhập có tạo ra thay đổi nào lớn theo hướng tập trung hóa thị trường không? (2) Vụ sáp nhập có khả năng gây ra những hệ quả xấu cho tính cạnh tranh? (3) Liệu khả năng gia nhập thị trường của các chủ thể mới có thể kịp làm thay đổi lại tình trạng thiếu cạnh tranh của thị trường? (4) Vụ sáp nhập có làm tăng hiệu suất và hiệu quả mà các bên trong đó không thể làm được bằng một cách khác? (5) Nếu vụ sáp nhập không xảy ra, tài sản của một trong các bên có bị thanh lý khỏi thị trường không? Như vậy, có thể thấy mô hình kiểu Mỹ có một số điểm nổi bật và là những kinh nghiệm cho Việt Nam. Thứ nhất, quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế Mỹ được đúc rút và điều chỉnh qua các vụ M&A, điều này làm cho việc kiểm soát bao quát được tất cả các trường hợp có thể xay. Thứ hai, cách thức xác định và đánh giá mức độ nguy cơ đối với tính cạnh tranh của một thương vụ M&A dựa các nghiên cứu về cơ cấu, lịch sử và triển vọng. Thư ba, mô hình Mỹ không sử dụng ngưỡng thị phần liên quan như Việt Nam khi xác định các hành vi không lành mạnh đe doạ tính cạnh tranh của thị trường mà dựa trên doanh thu của các bên trong thương vụ M&A và giá trị vụ chuyển nhượng. 3.2. Kiểm soát hoạt động M&A theo mô hình kiểu Châu Âu Theo quy định của Liên minh Châu Âu thì hoạt động tập trung kinh tế là hoạt động sáp nhập, hợp nhất và các hình thức khác mà qua đó một hoặc nhiều DN làm thay đổi lâu dài cơ cấu kiểm toàn toàn bộ hoặc một phần của một hay nhiều DN khác. Tuy nhiên, trường hợp mua lại tạm thời một số cổ phần được niêm yết trên thị trường chứng khoán (phải bán lại trong thời hạn một năm kể từ ngày mua) không bị coi là hoạt động tập trung kinh tế với điều kiện đây là một trong những hoạt động thường xuyên của tổ chức tài chính và tổ chức tài chính không thực hiện quyền bỏ phiếu từ số cổ phần mà họ nắm giữ để xác định chiến lược cạnh tranh của DN liên quan. Theo pháp luật của Liên minh Châu Âu, mục tiêu mà Liên minh hướng tới là hoạt động cạnh tranh tự do và không bị làm sai lệch. Ủy ban châu Âu được giao thẩm quyền kiểm soát các dự án tập trung kinh tế quan trọng trong Liên minh châu Âu. Ngày 21/12/1989 Quy chế số 4064/89 về kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế được thông qua. Ủy ban Châu Âu cũng đã ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Quy chế nói chung và một số nội dung Quy chế đã được sửa đổi bổ sung bởi Quy chế số 1310/97 ngày 30/06/1997. Do nhu cầu cải cách cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế và đúc rút những kinh nghiệm thu được, Quy chế 139/2004 được ban hành ngày 20/01/2004 thay thế Quy chế 4064/89. Ngày 07/04/2004, uỷ ban Châu Âu ban hành Nghị định số 802/2004 hướng dẫn thi hành Quy chế số 139/2004. Người ta phân biệt hai loại hệ thống pháp luật về cạnh tranh: Loại thứ nhất tập hợp những hệ thống pháp luật cạnh tranh mà trong đó cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế được xây dựng dựa trên suy đoán rằng tập trung kinh tế có hệ quả hạn chế cạnh tranh khi chúng tạo ra hoặc tăng cường vị trí thống lĩnh, hoặc gây thêm rào cản gia nhập thị trường. Loại thứ hai gồm những hệ thống pháp luật phân biệt hai kiểu tập trung kinh tế: một là những dự án tập trung kinh tế có hệ quả hạn chế cạnh tranh nhưng có thể chấp nhận được vì có đóng góp vào tiến bộ kinh tế, kỹ thuật, công nghệ hai là những dự án tập trung kinh tế không mang lại tác động tích cực để bù đắp cho hậu quả hạn chế cạnh tranh và do đó phải bị cấm thực hiện. Nếu muốn áp dụng thủ tục thủ tục kiểm soát tập trung kinh tế của Liên minh Châu Âu đối với một dự án tập trung kinh tế thì phải xác định được rằng dự án đó có quy mô Cộng đồng (quy mô Liên minh). Quy mô Cộng đồng của một dự án tập trung kinh tế được đánh giá trên cơ sở một số tiêu chí định lượng về doanh số ví dụ như: tổng doanh số trên phạm vi toàn cầu của toàn bộ các DN tham gia dự án vượt quá 5 tỷ Euro, tổng doanh số trên phạm vi Cộng đồng của ít nhất hai DN liên quan vượt quá 250 triệu euro (đây gọi là ngưỡng tối thiểu)... Tuy nhiên, trong số các tiêu chí đó không có tiêu chí nào liên quan đến thị phần. Cách tính doanh số của các DN liên quan chỉ được sử dụng khi tính doanh số đối với bên mua quyền kiểm soát chứ không sử dụng để tính doanh số đối với bên bị mua quyền kiểm soát hoặc đối với những phần tài sản bị mua của bên này. Ủy ban châu Âu có thẩm quyền tuyệt đối với những dự án tập trung kinh tế giữa các DN có doanh số nhỏ hơn mức doanh số được sử dụng làm tiêu chí để xác định quy mô Cộng đồng nêu trên, áp dụng cơ chế kiểm soát một cửa - chỉ cần thông báo một lần, đến một cơ quan duy nhất là Ủy ban châu Âu (dù dự án có liên quan đến nhiều quốc gia thành viên và theo nguyên tắc phải được xem xét bởi nhiều cơ quan quốc gia khác nhau). Trong hoạt động kiểm soát các vụ M&A, duy trì và bảo vệ cạnh tranh là yêu cầu quan trọng hàng đầu. Đối với Liên minh châu Âu đây là tiêu chí duy nhất quyết định việc có cho phép hay không cho phép thực hiện vụ M&A. Nếu hoạt động M&A không làm hạn chế một cách đáng kể cạnh tranh thực tế trên thị trường, đặc biệt nó không tạo ra hoặc không củng cố vị trí thống lĩnh thì phải được coi là phù hợp. Một thương vụ M&A kéo theo việc hình thành vị trí thống lĩnh vẫn có thể được coi là phù hợp khi tất cả đều cho thấy vị trí thống lĩnh này chỉ là tạm thời và sẽ nhanh chóng biến mất vì sẽ có những đối thủ cạnh tranh lớn gia nhập thị trường. Kiểm soát hoạt động M&A thực chất có thể coi là một biện pháp có nội d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7320.doc
Tài liệu liên quan