MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CVTD CỦA CÁC NHTM 3
1.1 Khái quát về hoạt động cho vay của các NHTM 3
1.1.1 Khái niệm về cho vay 3
1.1.2 Các hình thức cho vay của NHTM 3
1.1.2.1 Căn cứ vào mục đích 4
1.1.2.2 Căn cứ vào thời hạn cho vay 4
1.1.2.3 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng 5
1.1.2.4 Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng 5
1.1.2.5 Căn cứ vào phương pháp hoàn trả 5
1.1.2.6 Căn cứ vào phương thức cho vay 6
1.2 Những vấn đề cơ bản về CVTD 7
1.2.1 Đặc điểm của CVTD 7
1.2.2 Các hình thức CVTD 9
1.2.2.1 Căn cứ vào phương thức cho vay 9
1.2.2.2 Căn cứ vào loại tài sản 13
1.2.2.3 Căn cứ vào phương thức trả nợ của khách hàng 14
1.2.3 Vai trò của CVTD 15
1.3 Chất lượng CVTD và các tiêu chí đo lường chất lượng CVTD 17
1.3.1 Hiểu về chất lượng CVTD 17
1.3.2 Mối quan hệ giữa chất lượng CVTD và mở rộng CVTD 18
1.3.3 Các chỉ tiêu đo lường chất lượng CVTD 19
1.3.3.1 Doanh số và dư nợ cho vay tiêu dùng 19
1.3.3.2 Thu lãi từ hoạt động CVTD 20
1.3.3.3 Tỷ lệ nợ quá hạn 20
1.3.3.4 Vòng quay vốn tín dụng 21
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng CVTD 22
1.3.4.1 Các nhân tố chủ quan 22
1.3.4.2 Các nhân tố khách quan 24
1.4 CVTD ở một số ngân hàng và bài học kinh nghiệm với Sở giao dịch I – NHCT 25
1.4.1 CVTD ở một số ngân hàng nước ngoài 25
1.4.1.1 CVTD ở một số ngân hàng nước ngoài 25
1.4.1.2 CVTD của một số NHTMCP Việt Nam 27
1.4.2 Bài học kinh nghiệm đối với Sở giao dịch I –NHCT 29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CVTD TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NHCT VIỆT NAM 31
2.1 Hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I – NHCT 31
2.1.1 Khái quát về Sở giao dịch I - NHCT Việt Nam 31
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I – NHCT 32
2.1.2.1 Tình hình huy động vốn 32
2.1.2.2 Hoạt động tín dụng 34
2.1.2.3 Các hoạt động kinh doanh khác 35
2.2 CVTD- Đoạn thị trường mục tiêu của nhiều ngân hàng trên thị trường Việt Nam 36
2.3 Thực trạng CVTD tại Sở giao dịch I – NHCT 39
2.3.1 Các hình thức CVTD tại Sở giao dịch I – NHCT 39
2.3.1.1 Cho vay có tài sản bảo đảm 40
2.3.1.2 Cho vay không có tài sản bảo đảm 41
2.3.2 Chất lượng CVTD của Sở giao dịch I - NHCT 42
2.3.2.1 Doanh số và dư nợ cho vay tiêu dùng 42
2.3.2.2 Nợ quá hạn 48
2.3.2.3 Lợi nhuận từ CVTD 49
2.3.2.4 Vòng quay vốn CVTD 50
2.3.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động CVTD tại Sở giao dịch I – NHCT 51
2.3.4.1 Những kết quả đạt được 51
2.3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 53
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CVTD TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NHCT 57
3.1 CVTD – Đoạn thị trường tiềm năng của NHTM 57
3.2 Định hướng hoạt động CVTD của Sở giao dịch I – NHCT 60
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch I – NHCT 61
3.3.1 Xây dựng hệ thống tính điểm tín dụng đối với hoạt động CVTD 61
3.3.2 Hoàn thiện qui trình CVTD 63
3.3.3 Đa dạng hoá sản phẩm CVTD 65
3.3.4 Mở rộng hoạt động Marketing đối với CVTD 68
3.3.5 Tập trung đào tào nguồn nhân lực cho hoạt động CVTD 71
3.3.6 Hiện đại hoá cơ sở vật chất, thiết bị 73
3.4 Một số kiến nghị 74
3.4.1 Đối với NHNN 73
3.4.2 Đối với NHCT Việt Nam 75
PHẦN KẾT LUẬN 77
84 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch I - NHCT Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
D
- Ngoại tệ (qui đổi VND)
16.071
13.709
2.362
17.448
14.953
2.495
16.718
14.235
2.483
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007 của Sở giao dịch I-NHCT)
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn huy động vốn các năm 2005-2007
( Đơn vị : Tỷ đồng )
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng vốn huy động
16.071
17.448
16.718
Tiền gửi DN
Tỷ trọng (%)
10.399
64,7
9.859
56,5
12.735
76,2
Tiền gửi dân cư
Tỷ trọng (%)
3.220
24,3
3.370
19,3
3.144
18,8
Tiền gửi khác
Tỷ trọng (%)
2.452
11
4.299
24,2
839
5
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007 Sở giao dịch I-NHCT)
Như vậy, qua số liệu trên ta thấy :
-Thứ nhất, Sở giao dịch I huy động vốn chủ yếu từ tiền gửi của doanh nghiệp. Trong 3 năm, tỷ trọng của nguồn này luôn là lớn nhất. Tuy nhiên, đây lại là một nguồn không ổn định do có kỳ hạn ngắn và doanh nghiệp có thể rút vốn bất cứ lúc nào mà không phải báo trước. Đây là một bất lợi cho hoạt động kinh doanh của Sở.
-Thứ hai, tỷ trọng nguồn vốn từ tiền gửi doanh nghiệp có xu hướng giảm dần. Xu hướng này cho thấy Sở giao dịch I trong những năm qua đã có những cố gắng nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn, không quá phụ thuộc vào một nguồn duy nhất là tiền gửi của doanh nghiệp.
2.1.2.2 Hoạt động tín dụng
Cùng với hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng cũng là một hoạt động hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện nay. Các hình thức tín dụng Sở cung cấp cho khách hàng gồm có: tín dụng ngắn han, tín dụng trung- dài hạn. Ngoài việc cho vay trực tiếp từ ngân hàng, Sở còn kết hợp với các ngân hàng khác trên địa bàn cấp tín dụng dưới dạng đồng tài trợ. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Sở giao dịch I đã đơn giản hoá thủ tục cho vay nhằm tạo sự nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo qui định.
Bảng 2.3. Dư nợ cho vay đối với nền kinh tế
( Đơn vị : Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng vốn huy động
16.071
17.448
16.718
Tổng dư nợ cho vay
2.788
2.776
3.101
Tỷ lệ Tổng dư nợ/tổng vốn huy động (%)
17,3
15,9
18,5
(Nguồn:Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 Sở giao dịch I)
Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay
( Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng dư nợ
Trong đó:
2.788
2.776
3.101
- Dư nợ VND
Tỷ trọng (%)
1.889
66,7
1.906
68,6
1.958
63,1
- Dư nợ ngoại tệ
Tỷ trọng (%)
899
33,3
880
31,4
1.154
36,9
(Nguồn : Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 Sở giao dịch I)
Từ hai bảng trên có thể thấy rằng:
- Sở giao dịch I chủ yếu cho vay bằng nội tệ, tuy nhiên thì cho vay vằng ngoại tệ vẫn chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu dư nợ của Sở, và đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt năm 2007 tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ là 26,5% tăng 31,1% so với năm 2006.
- Vốn huy động của ngân hàng chưa được sử dụng có hiệu quả tối đa. Tỷ lệ dư nợ/ Tổng vốn huy động trong 3 năm đều không vượt quá 20%.Đây cũng là một vấn đề mà Sở giao dịch I cần quan tâm xem xét để có đề xuất được những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập hiện nay.
2.1.2.3 Các hoạt động kinh doanh khác
Xác định mục tiêu đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ là hướng đi tất yếu phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế, là nhiệm vụ xuyên suốt trong chiến lược kinh doanh, Sở giao dịch I đã có những bước chuẩn bị cần thiết từ việc đào tạo cán bộ đến nghiên cứu, triển khai các sản phẩm dịch vụ mới. Đến nay, ngoài những sản phẩm dịch vụ truyền thống, Sở đã triển khai đa dạng các sản phẩm như : dịch vụ cho thuê két sắt, kiều hối, dịch vụ du học trọn gói, dịch vụ điện tử qua mạng, dịch vụ thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế, giải ngân các dự án.
Doanh số hoạt động thanh toán năm 2007 đạt 716.000 tỷ đồng, tăng 2,5 lần với năm 2002 ( kể từ khi bắt đầu hiện đại hoá), bình quân hàng năm tăng 19%. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2007 đạt 297 triệu USD, tăng 3,2 lần so với năm 2002, bình quân hàng năm tăng 26%.
Hoạt động kinh doanh thẻ đạt tốc độ tăng lớn và liên tục được gia tăng thêm nhiều tiện ích. Đến nay, Sở giao dịch I đã phát hành được gần 30.000 thẻ E-partner và thẻ tín dụng quốc tế. Đã có 41 doanh nghiệp thực hiện chi trả lương cán bộ công nhân viên qua thẻ E-partner, có 17 đơn vị chấp nhận thẻ và quản lý 12 máy ATM.
2.2 CVTD – ĐOẠN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU CỦA NHIỀU NGÂN HÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Trong những năm gần đây, tín dụng tiêu dùng ở thị trường Việt Nam đang được xem là loại hình dịch vụ ngân hàng tiềm năng. Nắm bắt được nhu cầu và sự phát triển của sản phẩm tín dụng tiêu dùng, nhiều tập đoàn và ngân hàng nước ngoài đang ra sức tung ra thị trường các sản phẩm tiêu dùng phục vụ khách hàng. Có thể nói, so với các ngân hàng trong nước, sản phẩm tín dụng tiêu dùng của các ngân hàng nước ngoài mang tính hấp dẫn rất cao đối với người dân trong nước.
Các ngân hàng tại Hà Nội đang có xu hướng mở rộng dịch vụ cho vay tiêu dùng, nhất là cho vay mua bất động sản và ôtô, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng và kịp thời đáp ứng nhu cầu của người dân. Thị trường cho vay tiêu dùng đang phát triển mạnh và sự cạnh tranh cũng diễn ra ngày càng mạnh mẽ, không chỉ giữa các NHTMCP như trước đây mà đã mở rộng trong toàn khối ngân hàng.
Thời gian gần đây, khối các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng đã chú trọng mở rộng thị phần tại thị trường cho vay tiêu dùng, thông qua các chính sách cho vay hấp dẫn như thời hạn cho vay dài, khoản vay cao so với giá trị của tài sản thế chấp, mức lãi suất thấp và linh hoạt.
Tính đến tháng 11/2007, tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng tại Hà Nội ước đạt hơn 163.800 tỷ đồng, tăng hơn 37% so với cuối năm trước. Trong số đó, dư nợ cho vay ngắn hạn dù có mức tăng thấp nhưng vẫn chiếm ưu thế với 100.089 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay bằng nội tệ của các tổ chức tín dụng đạt gần 110.100 tỷ đồng, chiếm 67% tổng dư nợ.
Theo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội, tỷ lệ sử dụng vốn tín dụng so với tổng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng thành phố đã tăng lên mức 51%, trong đó tỷ lệ sử dụng vốn ngoại tệ đạt tới 60% so với huy động vốn bằng ngoại tệ.
Không chỉ các NHTM trong nước mà các Ngân hàng nước ngoài cũng đã nhận thấy Việt Nam là thị trường tiềm năng cho hoạt động tín dụng tiêu dùng, các ngân hàng lớn của nước ngoài như HSBC, ANZ... đã bắt đầu tập trung khai thác thị trường này. Sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài vào lĩnh vực này đã tạo sức ép lên các ngân hàng trong nước. Một số ngân hàng có những sản phẩm CVTD phong phú, khiến cho thị trường CVTD diễn ra hết sức sôi động.
Ngân hàng Á Châu (ACB) vừa tăng mức cho vay tối đa từ 100 triệu đồng lên 250 triệu đồng. ACB cũng đơn giản hóa thủ tục, khách hàng chỉ đến Ngân hàng 1 lần, nhận tiền trong vòng 48 giờ, thời gian vay từ 12 - 60 tháng... Điều kiện của ACB là người vay có hộ khẩu hoặc KT3, tuổi từ 22 - 55 đối với nữ và 60 tuổi đối với nam, thu nhập ròng hằng tháng từ 3 triệu đồng trở lên, thời gian công tác 12 tháng đối với nhân viên và hoạt động kinh doanh trên 3 năm đối với chủ doanh nghiệp. ACB với mức lãi suất cho vay tín chấp dao động trong khoảng 1,1 - 1,5%/tháng.
Ngân hàng An Bình (ABBANK) cũng đưa ra sản phẩm YOUmoney với hạn mức cho vay gấp 12 lần so với thu nhập của người vay và tối đa 150 triệu đồng. Điều kiện vay là khách hàng có mức thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên, làm việc từ 1 năm trở lên... Thời gian cho vay tối đa 5 năm và giải quyết cho vay trong vòng 8 giờ khi ngân hàng nhận đủ hồ sơ. Trong vòng 1 tháng đưa dịch vụ này ra thị trường, ABBANK đã giải quyết cho vay hơn 400 hồ sơ. Lãi suất áp dụng trong các khoản vay tín chấp của ABBank được tính theo phương thức lãi gộp tính trên dư nợ ban đầu dao động từ 0,75% - 1%/tháng. Khách hàng có thể trả nợ gốc và lãi suất hàng tháng.
Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Hà Nội (SHB) cũng vừa công bố dịch vụ tín dụng tín chấp tiêu dùng dành cho khách hàng đang công tác tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện và các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, khách hàng chỉ cần có nguồn thu ổn định từ 2,5 triệu đồng/tháng trở lên có thể vay tiền, mà không cần có tài sản bảo đảm. Tổng số tiền khách hàng có thể vay lên đến 300 triệu đồng. SHB cho vay tín chấp với lãi suất 0,75% -0,85%/ tháng trong thời gian trả góp 12 - 60 tháng.
Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) lại đưa ra sản phẩm khác, sản phẩm chỉ dành cho phụ nữ với thu nhập / tháng là 3 triệu đồng, kinh nghiệm công tác tối thiểu 2 năm, nếu là công ty cổ phần hoặc TNHH phải có vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và doanh thu hàng năm trên 20 tỷ đồng. Được vay tối đa 200 triệu đồng, thời hạn từ 12 - 36 tháng, lãi suất 0,77 % /tháng.
Thực tế cho thấy, sự cạnh tranh về CVTD của các NHTM trên thị trường Việt Nam khá gay gắt. Mặc dù, sản phẩm CVTD mà các ngân hàng đưa ra rất đa dạng và phong phú, đáp ứng được một số đối tượng cụ thể, lãi suất vay tương đối cạnh tranh, song điều kiện vay vẫn còn hết sức khó khăn. Hạn mức cho vay là tối đa 10 lần thu nhập, tương đương 200 – 300 triệu / tháng, một số ngân hàng còn đưa ra điều kiện vay tương đối cao, chưa phù hợp với nhiều loại khách hàng. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, các ngân hàng đang “chạy đua” trong việc tung ra các sản phẩm CVTD phù hợp với mọi loại đối tượng trong xã hội. Vì vậy, có thể nói việc nâng cao chất lượng CVTD của các NHTM là việc làm cần thiết – yếu tố chiến thắng trong canh tranh của các Ngân hàng trên thị trường.
2.3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CVTD TẠI SỞ GIAO DỊCH I- NHCT
2.3.1 Các hình thức CVTD tại Sở giao dịch I - NHCT
2.3.1.1 Cho vay có tài sản bảo đảm
* Điều kiện vay vốn của khách hàng
- Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng vốn vay, không quá tuổi 60 ở thời điểm kết thúc thời hạn cho vay.
-Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn (KT3) trên địa bàn tỉnh, thành phố( trực thuộc trung ương) nơi ngân hàng cho vay đóng trụ sở.
- Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có vốn tự có tham gia vào phương án, mức vốn tự có tối thiểu bằng 30% tổng nhu cầu vốn trừ trường hợp áp dụng biện pháp bảo đảm là cầm cố giấy tờ có giá.
- Có nguồn thu và phương án vay- trả nợ đảm bảo khả năng trả nợ gốc, lãi và phí trong thời hạn vay cam kết.
- Thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN và hướng dẫn của NHCT Việt Nam.
Ngoài ra khách hàng phải đảm bảo các điều kiện riêng đối với từng loại hình cho vay.
* Mức cho vay
- Mức cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay tối đa 50% giá trị tài sản.
- Mức cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá tối đa phải đảm bảo thu nhập ( gốc và lãi ) của giấy tờ có giá khi đến hạn đủ để hoàn trả nợ ( gốc, lãi và phí) cho ngân hàng cho vay.
- Mức cho vay có bảo đảm bằng tài sản khác tối đa 70% tổng nhu cầu vốn của phương án vay - trả nợ đã được ngân hàng cho vay thẩm định lại.
*Các hình thức:
- Cho vay mua nhà ở, đất ở, xây dựng, sửa chữa nhà ở : đây là hình thức tín dụng dài hạn. Thời hạn tối đa đối với cho vay mua nhà ở hoặc mua đất và xây dựng nhà ở là 20 năm; cho vay mua đất là 10 năm; cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở là 5 năm. Bên cạnh những điều kiện tín dụng chung ở trên, các cá nhân, hộ gia đình muốn sử dụng dịch vụ này phải có đủ điều kiện được đăng ký quyền sở hữu nhà hoặc quyền sử dụng đất.
- Cho vay mua ô tô và động sản khác : đây là hình thức tín dụng trung hạn. Thời hạn cho vay mua xe ô tô mới tối đa là 5 năm. Thời hạn cho vay mua xe ô tô đã qua sử dụng là 4 năm nhưng không vượt quá niên hạn sử dụng còn lại của xe theo quy định của Chính phủ. Thời hạn cho vay mua động sản khác tối đa là 3 năm. Các khách hàng vay vốn phải cam kết mua bảo hiểm vật chất cho toàn bộ giá trị xe trong suốt thời gian vay và uỷ quyền cho ngân hàng cho vay nhận tiền bồi thường của bảo hiểm trong trường hợp rủi ro xảy ra.
- Cho vay hỗ trợ du học : hình thức tín dụng này nhằm tài trợ cho 2 mục đích:
+ Cho vay hỗ trợ học phí và sinh hoạt với thời hạn bằng thời gian học cộng 3 năm
+ Cho vay chứng minh tài chính : là loại CVTD mà vốn vay được dùng để mở thẻ tiết kiệm hoặc chứng chỉ tiền gửi hoặc giấy tờ có giá khác nhằm chứng minh khả năng tài chính phục vụ việc xin cấp VISA cho du học sinh. Thời hạn cho vay chứng minh tài chính phụ thuộc nhu cầu chứng minh tài chính của khách hàng nhưng không vượt quá thời hạn của thẻ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá khác hoặc thời hạn phong toả số dư trên tài khoản. Người đi vay phải có quan hệ nhân thân ( bao gồm: bố đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, anh , chị , em) với người đi du học ở nước ngoài.
2.3.1.2 Cho vay không có tài sản bảo đảm
* Điều kiện vay vốn của khách hàng
Khách hàng được cung ứng dịch vụ cho vay không có tài sản bảo đảm phải đáp ứng các điều kiện giống như cho vay có tài sản đảm bảo ( trừ điều kiện cuối). Ngoài ra họ còn phải thoả mãn các điều kiện sau :
- Là cán bộ công nhân viên tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ.
- Cơ quan quản lý lao động phải có trụ sở chính đóng cùng địa bàn tỉnh, thành phố với ngân hàng cho vay.
- Có thu nhập thường xuyên, ổn định hàng tháng từ 1.500.000 VND trở lên.Cam kết sẽ thông báo cho ngân hàng cho vay về việc thay đổi nơi làm việc.
- Cam kết trả nợ trước hạn nếu vi phạm thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và không thực hiện được các biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của ngân hàng.
* Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa là 3 năm nhưng không vượt quá thời gian làm việc còn lại của khách hàng tại tổ chức đó.
2.3.2 Chất lượng CVTD của Sở giao dịch I- NHCT
2.3.2.1 Doanh số và dư nợ cho vay tiêu dùng
Bảng 2.5. Doanh số và dư nợ cho vay tiêu dùng
(Đơn vị:Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Doanh số
Dư nợ
Năm
Cho vay
CVTD
Tỷ trọng
(%)
Cho vay
CVTD
Tỷ trọng
(%)
2005
5.193
60
1,15
2.788
38
1,36
2006
6.960
82
1,17
2.776
43
1,54
2007
7.380
93
1,26
3.101
55
1,77
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006 , 2007 Sở giao dịch I -NHCT)
Trong ba năm từ 2005 đến 2007, doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng như dư nợ cuối kỳ của hoạt động tín dụng nói chung và CVTD nói riêng đều không ngừng tăng trưởng. Tốc độ tăng của bộ phận tín dụng tiêu dùng cao hơn so với tốc độ tăng của tổng cho vay. Năm 2007, doanh số CVTD tăng 13,4% so với 2006 (82 tỷ) và tăng 55% so với 2005 (60 tỷ), điều này cho thấy, hoạt động CVTD đã trở thành một xu hướng phát triển mới của thị trường Việt Nam nói chung và đối với Sở giao dịch I – NHCT nói riêng. Tuy nhiên, doanh số CVTD của Sở giao dịch I vẫn còn chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong doanh số cho vay, chiếm dưới 2%, so với những hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp lớn và hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Biểu 2.1. Doanh số và dư nợ CVTD các năm 2005- 2007
(Đơn vị :Tỷ đồng)
* Cơ cấu dư nợ CVTD theo mục đích tài trợ
Bảng 2.6 .Cơ cấu dư nợ CVTD theo mục đích tài trợ
(Đơn vị : Tỷ đồng)
Năm
2005
2006
2007
Loại hình CV
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
-Sửa chữa, mua nhà, đất
24,4
64,2%
26,7
62%
35,9
65,2%
-Mua ôtô và động sản khác
11,8
31%
14,4
33,4%
16,5
30,1%
-Du học
1,8
4,8%
1,9
4,4%
2,6
4,7%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 của Sở giao dịch I)
Hoạt động CVTD của Sở giao dịch I có sự tăng trưởng mạnh, nhưng sự tăng trưởng này mới tập trung chủ yếu vào sản phẩm : cho vay mua nhà,
đất ; xây dựng và sửa chữa nhà ở. Đây vẫn là loại sản phẩm CVTD chính mà Sở cung cấp cho khách hàng, thường chiếm trên 2/3 tổng số dư nợ CVTD. Năm 2006 , tỉ trọng cho vay mua nhà có giảm so với năm 2005 nhưng về dư nợ vẫn tăng, điều này cho thấy, nhu cầu của người dân trên địa bàn vẫn còn rất cao. Sản phẩm cho vay mua ô tô cũng có sự tăng trưởng đều qua các năm, do đời sống người dân ngày một cải thiện, tầng lớp người có thu nhập cao và ổn định tại Việt Nam đã hình thành lên yếu tố cầu về mua sắm, do vậy, nhu cầu mua ô tô và động sản khác ngày một nhiều.
Tuy nhiên, Sở giao dịch I vẫn chưa chú trọng đến loại sản phẩm này, xét về lâu dài, đây có thể là sản phẩm đem lại nhiều doanh thu cho ngân hàng. Đối với sản phẩm cho vay du học, vẫn còn chiếm tỉ trọng thấp dưới 5%, dư nợ đối với loại sản phẩm này chưa nhiều, do đây là sản phẩm mới, chưa được quan tâm đúng mức, Sở giao dịch vẫn chưa có hướng phát triển hợp lí cho loại sản phẩm đang phổ biến trong những năm gần đây, do thủ tục vẫn còn rườm rà, chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở việc cho vay để chứng minh năng lực tài chính và thanh toán tiền học phí. Còn việc cho vay để thanh toán tiền sinh hoạt phí chưa được thực hiện nhiều.
Qua số liệu trên cũng thấy rằng, sản phẩm của Sở giao dịch I vẫn chưa nhiều, chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày một cao của xã hội.
Biểu 2.2. Cơ cấu dư nợ CVTD theo mục đích tài trợ
* Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn
Bảng 2.7.Cơ cấu dư nợ CVTD theo thời hạn
(Đơn vị : Tỷ đồng)
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Dư nợ
38
100%
43
100%
55
100%
Ngắn hạn
18,6
48,9%
21
48,8%
18,1
33%
Trung hạn
17,3
45,6%
18,8
43,7%
36,9
67%
Dài hạn
2,1
5,5%
3,2
7,5%
0
0%
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005,2006,2007 của Sở giao dịch I)
Về mặt thời gian, có thể nói các sản phẩm CVTD tại Sở giao dịch I thường là các nhu cầu vay vốn ngắn hạn và trung hạn trên 90%. Tỷ lệ cho vay dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ. Sở dĩ như vậy bởi các khoản vay vốn ngắn hạn thường dùng để đáp ứng các mục đích mua nhà, sửa chữa nhà. Tuy nhiên trong năm 2007, tỉ trọng cho vay trung hạn tăng nhanh, gấp 2 lần so với vay ngắn hạn, còn cho vay dài hạn giảm mạnh, từ 7,5 % trong năm 2006 xuống còn 0% năm 2007. Nguyên nhân là do Sở giao dịch tập trung chủ yếu cho vay ngắn hạn và trung hạn,với thời gian < 5 năm, thứ nhất là dễ kiểm soát hơn so với cho vay dài hạn, thứ hai là do sản phẩm của Sở giao dịch I vẫn chủ yếu tập trung vào sản phẩm cho vay để mua , xây dựng sửa chữa nhà ở, có sổ đỏ để thế chấp, dễ dàng hơn trong việc thu hồi nợ khi đến hạn.
Biểu 2.3. Cơ cấu dư nợ CVTD theo thời gian
*Cho vay có bảo đảm và không có bảo đảm
Trong hoạt động CVTD, Sở giao dịch I cho vay có bảo đảm là chủ yếu, đó là cho vay có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người thứ ba. Việc cho vay ngoài việc dựa vào nguồn trả nợ, uy tín của bản thân khách hàng thì tài sản đảm bảo cũng là một yếu tố thường được nhắc đến.
Nhìn chung dư nợ cho vay có bảo đảm cao, chiếm gần như 100% tổng dư nợ CVTD. Thông thường việc cho vay không có bảo đảm chỉ được áp dụng đối với phương án vay vốn dành cho CBCNV có nguồn trả nợ từ lương hàng tháng.
2.3.2.2 Nợ quá hạn
Hoạt động CVTD chứa đựng rất nhiều rủi ro, vì thế phòng khách hàng cá nhân kết hợp với các phòng ban khác luôn cố gắng hoàn thành tốt khâu thẩm định, quản lý món vay và thu hồi nợ khi đến hạn. Hầu hết các món vay tiêu dùng của Sở giao dịch có chất lượng tốt, một số trường hợp còn trả nợ trước hạn. Dư nợ quá hạn của từ hoạt động CVTD trong ba năm qua là rất nhỏ so với tổng dư nợ quá hạn, và có chiều hướng giảm, đặc biệt năm 2007 không có dư nợ quá hạn, so với năm 2005 và 2006, tỉ lệ dư nợ quá hạn vẫn còn chiếm tỉ trọng cao, trên 5%, nhưng đến năm 2007 dư nợ quá hạn từ cho vay nói chung và CVTD nói riêng đã giảm đáng kể. Nguyên nhân là do Sở giao dịch I đã thực hiện tốt quá trình thu hồi nợ quá hạn, có được kết quả này là do sự nỗ lực không ngừng từ phía CBTD của ngân hàng đã thực hiện tốt quá trình kiểm tra, kiểm soát các món vay, xử lý các món vay khi đến hạn.
Bảng 2.8 .Tình hình dư nợ quá hạn các năm 2005-2007
(Đơn vị : Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Dư nợ quá hạn từ cho vay
7,2
1,5
1,1
Dư nợ quá hạn từ CVTD
0,4
0,08
0
Tỷ trọng (%)
5,5
5,3
0
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005,2006,2007 của Sở giao dịch I)
2.3.2.3 Lợi nhuận từ CVTD
Lợi nhuận từ hoạt động CVTD chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng lợi nhuận nhưng có xu hướng tăng về cả số tuyệt đối lẫn tương đối qua các năm, năm 2007 đạt 5,34 tỷ chiếm 7,39%, cho thấy hoạt động CVTD ngày càng phát huy hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sở dĩ như vậy vì khoản vay tiêu dùng thường có lãi suất cao và dư nợ ổn định hơn việc cho vay đối với phương án cho vay kinh doanh của các tổ chức kinh tế nên thu lãi từ CVTD ngày càng tăng trong tổng thu lãi cho vay.
Bảng 2.9. Lợi nhuận CVTD trong tổng thu lãi cho vay
( Đơn vị : Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
năm 2007
Lợi nhuận từ CV
58,6
69,33
72,2
Lợi nhuận từ CVTD
3,18
4,32
5,34
Tỷ trọng (%)
5,42
6,23
7,39
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 Sở giao dịch I-NHCT)
Biểu đồ 2.4. Lợi nhuận từ CVTD các năm 2005-2007
(Đơn vị: Tỷ đồng)
2.3.2.4 Vòng quay vốn CVTD
Vòng quay vốn CVTD phản ánh số vòng chu chuyển vốn CVTD. Vòng quay vốn CVTD của Sở giao dịch I-NHCT được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.10. Vòng quay vốn CVTD
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Doanh số thu nợ CVTD
42
56
74
Dư nợ CVTD bình quân
38
43
55
Vòng quay vốn CVTD
1,1
1,3
1,34
(Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004, 2005, 2006 Sở giao dịch I-NHCT)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2007, doanh số thu nợ đạt 74 tỷ, tăng 32% so với năm 2006, dư nợ bình quân CVTD lại giảm,điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ đã được thực hiện tốt hơn, vốn được luân chuyển nhanh hơn, từ đó ngân hàng đáp ứng được nhiều vốn hơn cho thị trường. Chỉ số vòng quay vốn CVTD qua các năm có xu hướng tăng và ngày một nâng cao cho thấy vốn CVTD đêm cho vay các năm đều thu hồi được, hệ số này càng cao phản ánh tình hình tổ chức quản lý vốn tín dụng càng tốt, chất lượng tín dụng càng cao.
2.3.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động CVTD tại Sở giao dịch I – NHCT
2.3.4.1 Những kết quả đạt được
Qua những số liệu trên đây, chúng ta thấy rằng chất lượng CVTD của Sở giao dịch I- NHCT ngày càng được nâng cao. Hoạt động CVTD đã có sự tăng trưởng nhanh và vững chắc, đóng góp vào doanh thu của ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận. Sở giao dịch đã đạt được một số kết quả sau:
* Doanh số
Sự tăng trưởng về doanh số đều qua các năm cho thấy nhu cầu về CVTD ngày càng tăng trong xã hội, đồng thời đã đóng góp vào sự gia tăng về doanh số cho vay nói riêng, cũng như tổng tài sản nói chung. Từ 60 tỷ ( năm 2005) tăng lên 93 tỷ ( năm 2007), tăng 55% lớn hơn so với tốc độ tăng trưởng của hoạt động cho vay nói chung chỉ là 42%, điều này phản ánh nhu cầu của người dân về vay tiêu dùng ngày một nhiều, cũng như sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo cũng như CBCNV của Sở trong việc tăng doanh số cho vay. Sản phẩm CVTD chủ yếu mà Sở cung cấp cho khách hàng là cho vay mua nhà, sửa chữa, xây dựng nhà ở, chiếm 2/3 tỷ trọng CVTD, do nền kinh tế phát triển, người dân có nhu cầu trong việc mua bất động sản, song giá trị của một bất động sản không nhỏ, vì vậy cần vay mượn để trang trải kinh phí. Sản phẩm cho vay mua ô tô cũng có sự tăng trưởng đều qua các năm, trong những năm gần đây, nhu cầu về mua ô tô đang tăng mạnh trong dân cư, đặc biệt là tầng lớp có thu nhập cao và ổn định. Đối với sản phẩm cho vay du học, cũng có sự tăng trưởng đều, tuy nhiên đây là sản phẩm mới, nên vẫn còn chiếm tỉ trọng thấp.
* Mức độ rủi ro
Trong quá trình phát triển thị trường CVTD, sự tăng trưởng về qui mô cho vay, lợi nhuận , các dịch vụ bán chéo sản phẩm , CVTD cũng không năm ngoài qui luật kinh doanh tiền tệ tín dụng là luôn đi kèm với rủi ro phát sinh. Tuy nhiên, Sở giao dịch I đã làm tốt được quá trình thu hồi công nợ nên tỷ lệ nợ quá hạn trong lĩnh vực CVTD nói riêng và cho vay nói chung đã giảm đáng kể. Từ tỉ lệ nợ quá hạn trên 5% trong năm 2005 và năm 2006, đến năm 2007 là 0%. Đây là kết quả của những cố gắng vượt bậc từ nhân viên và ban lãnh đạo của Ngân hàng, nó đã minh chứng cho khả năng và trình độ của họ trong việc triển khai hoạt động CVTD.
* Thu nhập đem lại cho Sở giao dịch I
Hiệu quả của việc thực hiện CVTD cũng khá cao, thu nhập từ hoạt động CVTD tăng trưởng đều qua các năm. Lợi nhuận từ 3,18 tỷ ( năm 2005) tăng lên 5,34 tỷ ( năm 2007).
Như vậy, mặc dù tỷ trọng của CVTD trên tổng doanh số cho vay và tổng lợi nhuận của ngân hàng mới chỉ đạt dưới 10% nhưng CVTD vẫn thể hiện được tính ưu việt của một loại sản phẩm kinh doanh đem lại lợi ích kinh tế cao.
Tóm lại, Sở giao dịch I đã đạt được những kết quả khả quan trong việc nâng cao chất lượng CVTD nói riêng và chất lượng tín dụng nói chung.
2.3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế tồn tại
CVTD của Sở giao dịch I – NHCT đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế.
Thứ nhất, chất lượng CVTD của Sở giao dịch I còn thấp. Tuy có sự tăng trưởng đều nhưng tỷ trọng doanh số và dư nợ CVTD so với tổng hoạt động tín dụng vẫn ở mức thấp, CVTD chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày một nâng lên trong dân cư. Doanh số cho vay chủ yếu tập trung vào sản phẩm mua nhà , xây dựng và sửa chữa nhà ở, xong vẫn chủ yếu là cho vay ngắn hạn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7556.doc