Khóa luận Nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức ở huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu 05

Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức 12

1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về trí thức 12

1.2. Nội dung xây dựng đội ngũ trí thức theo quan điểm của Hồ Chí Minh 22

Chương 2: Xây dựng đội ngũ trí thức huyện Quảng Xương - Thanh Hoá

dưới sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh 43

2.1. Tinh hình xây dựng đội ngũ trí thức huyện Quảng Xương - Thanh Hoá 43

2.2. Định hướng và một số giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức

Quảng Xương - Thanh Hóa hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 62

Kết luận 80

Danh mục tài liệu tham khảo 83

Phụ lục 84

 

 

 

 

 

doc111 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2168 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức ở huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rí thức được đào tạo. Vì theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi trí thức sinh ra và trưởng thành trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau, mỗi người đều có những sở trường và sở đoản, cái mạnh và cái yếu nhất định, tuyệt nhiên không ai giống ai. Hồ Chí Minh nhắc nhở: phải thấy cái giới hạn khắc nghiệt của thời gian để tạo nguồn thay thế, bổ sung cho tổ chức những lớp người mới, đủ sức lực và tài năng đảm đương nhiệm vụ theo những yêu cầu mới. Theo Người, cần trí thức nhiều kinh nghiệm, trí thức già, đồng thời rất cần nhiều trí thức trẻ; công việc ngày càng nhiều, càng mới. Một mặt, Đảng phải đào tạo, dìu dắt trí thức trẻ, mặt khác, trí thức già phải cố gắng mà học. Việc đổi mới cán bộ, trí thức phải rất khách quan, công minh, cần lấy việc hoàn thành nhiệm vụ làm căn cứ; phải tổng kết từ phong trào thực tiễn, phát hiện những nhân tố mới, những cán bộ, trí thức trẻ có đức, có tài để trao nhiệm vụ cho họ. Mặt khác cũng cần tạo điều kiện cho số cán bộ, trí thức lớn tuổi, đã công tác quá lâu trong các văn phòng có điều kiện thâm nhập thực tế để khỏi lạc hậu với thực tế. Vun trồng lòng tự trọng, tự tin cho trí thức, giúp họ sửa chữa sai lầm, khuyết điểm. Hồ Chí Minh cho rằng: ai cũng có lòng tự trọng, tự tin; không có lòng tự trọng, tự tin là vô dụng. Vì vậy phải xem xét kỹ trước khi cất nhắc; giúp đỡ, vun trồng, khuyên gắng, khích lệ lòng tự tin, tự trọng; kiểm tra, uốn nắn thường xuyên không để “tích tiểu thành đại”. Hễ thấy khuyết điểm thì giúp họ sửa chữa ngay, để vun trồng các thói có gan phụ trách, cả gan làm việc của họ. Đồng thời phải nêu rõ những ưu điểm, những thành công của họ. Làm thế không phải làm cho họ kiêu căng mà cốt làm cho họ thêm hăng hái, thêm gắng sức. Phải vun đắp chí khí của trí thức, để đi đến chỗ “bại cũng không nản, thắng cũng không kiêu”. Gương mẫu. Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạng đến vai trò của cán bộ cấp trên trong việc dung người nói chung và trí thức nói riêng. Người nhiều lần nhắc nhở đảng viên, cán bộ: muốn lãnh đạo và quản lý mọi người hay cán bộ cấp dưới thì người lãnh đạo phải làm gương trước. Bởi vì: “thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Nếu cán bộ cấp trên không gương mẫu thì làm sao có thể bảo ban, hướng dẫn được cấp dưới, làm sao duy trì được kỷ luật Đảng và trật tự kỷ cương phép nước. Hồ Chí Minh đã kịch liệt phê phán thói nể nang, bênh che cho nhau. Người đòi hỏi người cán bộ, đảng viên phải ghi nhớ rằng mình làm cách mạng là để phục vụ nhân dân, phải luôn ghi tạc trong lòng: lo toan công việc chung trước mọi người, hưởng thụ sau mọi người. Người nói với các cán bộ trong Chính phủ: “… Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn cần phải nêu cao cái gương: “Phụng công, Thủ pháp, Chí công, Vô tư” cho nhân dân noi theo”[24; 382]. “…Các bạn là viên chức của Chính phủ cộng hoà mà các bạn đã giúp xây dựng nên. Chính thể dân chủ cộng hoà của ta tuy còn trẻ tuổi, nhưng đã chiến thắng nhiều cuộc thử thách, nó đã chứng tỏ rằng quả thật là đầy tương lai. Do đó, nhiệm vụ của các bạn phải tuyệt đối trung thành với chính quyền dân chủ”[24; 380]. Chỉ có như vậy mới thu phục, cảm hoá, giáo dục được cấp dưới và mọi người. Đổi mới cách lãnh đạo để dùng người, vì việc mà dùng người. Công việc xây dựng và bảo vệ đất nước luôn luôn đổi mới, phát triển. Do đó, phải không ngừng đổi mới cách lãnh đạo để dùng người. Để lãnh đạo được thì phải học hỏi quần chúng nói chung, trí thức nói riêng. Người trí thức có trình độ, có óc sáng tạo, có tư duy lý luận khoa học, người trí thức xuất thân và có trong tất cả các thành phần xã hội. Do đó “người lãnh đạo không nên kiêu ngạo mà nên hiểu thấu”, “một giây, một phút không thể giảm bớt mối liên hệ giữa mình với quần chúng nhân dân, mà đặc biệt là đội ngũ trí thức”, “phải biết lắng nghe ý kiến của những người không quan trọng”. Thực hiện dân chủ, tự do tư tưởng, tự do sang tạo đối với trí thức. Dân chủ và thực hành dân chủ rộng rãi là nét đặc sắc trong phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh sử dụng, lãnh đạo và quản lý trí thức. Dân chủ đầu tiên là quyền làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc của mình. Người luôn luôn khơi dậy ý thức làm chủ của người trí thức ở xã hội mới và trách nhiệm công dân trong xây dựng đất nước vì chính hạnh phúc của mình. Người nói: “Nhà nước ta ngày nay là của tất cả những người lao động. Vậy công nhân, nông dân, trí thức cách mạng cần nhận rõ rằng: Hiện nay nhân dân lao động là những người làm chủ đất nước ta chứ không phải là người làm thuê cho giai cấp bóc lột như thời cũ nữa. Chúng ta có quyền và có điều kiện để tự tay mình xây dựng đời sống tự do, hạnh phúc cho mình. Nhân dân lao động là những người chủ tập thể, của tất cả những của cải vật chất và văn hoá, đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ”[18; 310]. Dân chủ gắn liền với đoàn kết. Dân chủ của ta là sự phản ánh thành công của chiến lược đại đoàn kết. Thực hiện dân chủ thì đoàn kết càng tăng. Đoàn kết rộng rãi, vững chắc thì càng có điều kiện phát huy dân chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, để xây dựng, phát huy dân chủ và phát huy sáng tạo của trí thức cần phải đưa họ vào với phong trào cách mạng, đi sâu vào đời sống nhân dân. Người gọi đó là “một trường học rất rộng, rất tốt” để trí thức vươn lên, học liên hệ với hành, lý luận liên hệ với thực tiễn mà trưởng thành. Tự do tư tưởng, tự do sáng tạo của trí thức là điều rất nhạy cảm, lại là một vấn đề ở tầm cốt lõi trong mối quan hệ với trí thức. Nó là hòn đá thử trước hết về trình độ và thái độ của kẻ cầm quyền trong xã hội đối với hoạt động tinh thần. Nó cũng là hòn đá thử đối với một nền dân chủ, một xã hội muốn vươn lên tìm con đường phát triển của chân - thiện - mỹ. Khoa học, nghệ thuật có phát triển không? Việc quản lý kinh tế, quản lý xã hội có tiến bộ hay trì trệ? Liêm chính hay tham nhũng, dân trí, đạo đức và văn hóa của xã hội, của đất nước có thăng hoa hay không? … còn tùy thuộc ở thái độ đối với vấn đề tư do tư tưởng, tự do sáng tạo của trí thức như thế nào. Có một thời, có nơi, có người, do không tin trí thức, sợ trí thức đến nỗi bế môn tỏa cảng không cho đi học, không cho giao lưu đối với lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn và kinh tế. Hậu quả là khoa học xã hội, nhân văn và quản lý kinh tế lạc hậu. Do đó, Hồ Chí Minh đã nêu ra vấn đề Tự do tư tưởng. “Tự do tư tưởng là mọi người có quyền tự do phát biểu ý kiến của mình” về mọi vấn đề của khoa học, văn hóa, của chính trị - xã hội ... để “Tự do tư tưởng hóa ra là tự do phục tùng chân lý”. Nghĩa là chân lý tìm thấy rồi, được chỉ ra rồi thì .... tự do phục tùng, là tự do phục tùng chân lý đồng dạng với tự do không phục tùng ngụy lý. Hồ Chí Minh đã chỉ ra cái làm nền của tự do, đó là người ta có quyền nghĩ đúng và làm đúng và cũng có quyền không nghĩ theo cái sai và làm cái sai. Do đó, để quản lý cũng như sử dụng trí thức, Hồ Chí Minh đặc biệt quán triệt Đảng và Nhà nước phải thực hiện dân chủ với trí thức, phải để cho trí thức được tự do tư tưởng, tự do sáng tạo, có như thế mới khám phá và tập trung được tối đa nguồn lực trí thức vào sự nghiệp cách mạng chung của toàn thể dân tộc. Kết luận chương 1 Quan điểm Hồ Chí Minh về trí thức và cầu hiền tài đem lại một sức mạnh to lớn trong giai đoạn củng cố chính quyền lúc trứng nước, trong hai cuộc kháng chiến và bước đầu xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh với trí tuệ và tầm nhìn kiệt xuất, thiên tài của mình đã đưa ra một hệ thống, quan điểm khoa học, toàn diện về vấn đề trí thức, từ khái niệm trí thức đến việc lôi kéo, tập hợp, sử dụng, lãnh đạo và quản lý trí thức trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng, lý luận đó cũng đã được kiểm nghiệm, chứng minh trên thực tiễn và tiếp tục phát huy giá trị lý luận, thực tiễn mạnh mẽ, là ngọn đèn soi sáng cho Đảng và Nhà nước xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức, tạo được liên minh công - nông - trí vững chắc, góp phần đảm bảo cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng thành công xã hội Xã hội chủ nghĩa của toàn Đảng và toàn dân trong giai đoạn hiện nay và tương lai, đưa đất nước ta phát triển nhanh và bền vững, sánh vai với các cường quốc trên thế giới. CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC HUYỆN QUẢNG XƯƠNG - THANH HOÁ DƯỚI SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 2.1. Tình hình xây dựng đội ngũ trí thức ở huyện Quảng Xương - Thanh Hoá 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, đặc điểm và vai trò của đội ngũ trí thức Quảng Xương - Thanh Hóa 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội Huyện Quảng Xương từ lâu đã là vùng đất nghèo ở ven biển phía Nam tỉnh Thanh Hóa, nước mặn đồng chua, thời tiết khắc nghiệt, cồn đống ngổn ngang… người khắp nơi do thiếu đất đã tìm về đây mở đất. Trải qua hàng nghìn năm, nhân dân sống trên đất này, biết bao gian nan khổ cực, mới xây nên đồng ruộng tươi tốt, làng mạc đông vui. Tạo nên các đặc điểm riêng biệt không phải ở địa phương nào cũng có như: “Người đi học và người cày ruộng nhiều, người làm thơ đi buôn cũng có, nhưng không nhiều mấy”[29; 09]. Nghĩa là người Quảng Xương có nhu cầu kinh tế luôn luôn đi đôi với nhu cầu văn hóa, không chờ kinh tế phát triển mới nghĩ đến văn hóa. Đặc biệt, tinh thần đấu tranh chống chọi với thiên nhiên, đấu tranh xã hội, đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Xương rất cao. Trong thời kỳ hiện đại, tuy chưa phải là huyện kinh tế giàu, văn hóa cao, nhưng lĩnh vực nào Quảng Xương cũng đạt thành tựu xứng đáng, hứa hẹn nhiều tiềm năng và triển vọng. Phía Bắc huyện Quảng Xương là là thành phố Thanh Hóa và huyện Hoằng Hóa. Phía Tây là huyện Đông Sơn và huyện Nông Cống. Phía Nam, Quảng Xương giáp với huyện Tỉnh Gia và Nam huyện Nông Cống. Với các tuyến đường quốc lộ chạy qua địa bàn huyện là: Quốc lộ 1A, quốc lộ 45, 47, tỉnh lộ số 4, tạo thuận lợi cho giao lưu kinh tế - văn hóa của huyện với các huyện bạn và khu vực khác. Đặc biệt, Quảng Xương đã “có mối liên hệ kinh tế - xã hội chặt chẽ với thành phố Thanh Hóa, thị xã du lịch Sầm Sơn và Khu kinh tế động lực Nghi Sơn (Tỉnh gia), nên huyện có điều kiện để phát triển kinh tế đa dạng, hội nhập thị trường thuận lợi”[10; 03]. Huyện Quảng Xương thuộc miền Tây duyên hải, chung bờ biển với các huyện Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn. Với tổng chiều dài bờ biển là “22km”[29; 52], tính từ sông Đơ (Quảng Vinh - Quảng Xương) đến cửa sông Ghép (Quảng Nham - Quảng Xương) làm cho Quảng Xương đang là điểm thu hút và có tiềm năng lớn về thủy - hải sản, du lịch biển. Song, đặc điểm này cũng làm cho huyện phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ các trận thiên tai, bão lụt… kể cả phải đấu tranh với cát, giành giật với cát từng tấc đất để sống. Vùng biển Quảng Xương cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách hiện tại và tương lai trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Về thổ nhưỡng, đất Quảng Xương xấu vì nhiều axít phốtphorích, bồ tạt và nhiều nhất là vôi, phân phối không đồng đều. Khí hậu Quảng Xương được xếp vào Tiểu vùng khí hậu ven biển, nhiệt độ bình quân hàng năm là 19,48oC, phân chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng tư đến tháng mười, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3. Nhưng nhiệt độ và khí hậu có phần khắc nghiệt, thay đổi thất thường, làm ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống văn hóa và kinh tế của huyện. Với hệ thống sông ngoài bao quanh huyện Quảng Xương có các dòng lớn, vừa và nhỏ tạo thành bởi nhiều nhánh sông từ nhiều miền đất chảy vào và đổ ra biển Đông, làm cho địa hình của huyện có sự chia cắt nhiều, gây khó khăn cho phát triển kinh tế và giao thông… Tuy huyện có chiều dài bờ biển, nhưng người dân chủ yếu là làm nông nghiệp với cây lúa là chủ yếu, huyện được xem là trọng điểm lúa của tỉnh. Bên cạnh đó, cây khoai lang cũng được người dân nơi đây trồng và là cây lương thực quan trọng đứng sau cây lúa. Cây lương thực phụ của huyện là sắn, ngô và cây chất bột khác. Cây rau màu của huyện là Cải dưa, Dưa hấu… Ngoài ra, với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì cây Cói đã được phát triển lâu đời, nhưng hiện nay cây Cói đang được đầu tư phát triển hơn, cho năng suất kinh tế cao, gắn với cây cói là cây Đay cũng được chú trọng phát triển. Bên cạnh đó, nối tiếp truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cha anh, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, lớp lớp con em Quảng Xương lên đường tòng quân giết giặc. Không ít người đã trở thành anh hùng, tướng lĩnh: Vũ Hồng Út, Đinh Công Chấn, Lê Công Phê với các địa danh lịch sử như bến Ghép, Ngọc Trà, Quảng Trung, Quảng Chính, Văn Trinh… đã khiến giặc Mỹ kinh hồn bao phen. Về phong tục tập quán, sách “Địa chí” xưa viết về huyện Quảng Xương: “Sĩ tử chăm đèn sách, nhà nông siêng đồng ruộng, dân ít buôn bán, một số người biết đánh cá, làm thợ, bẫy chim, tính chất phác, ưa cần kiệm, ghét xa hoa…”[29; 401]. Tất cả đều đúng, nhưng có phần chung chung, vì đó cũng là những điểm nổi rõ dễ thấy ở nhiều địa phương trong tỉnh. Người Quảng Xương được đánh giá là không những cần cù, sáng tạo, kiên cường, rắn rỏi chống chọi với cái khắc nghiệt của thiên nhiên mà còn có văn hóa ứng xử “Mẹo mực”, nghĩa là sự khôn khéo ứng xử bằng ngôn từ, lý lẽ, bằng hành vi, thái độ, khiến người khác phải nể phục. Trước năm 1945, người ta hay nói: “Mẹo mực Quảng Xương, văn chương Hoằng Hóa”[29; 401]. Là 1 trong 27 huyện, thị, thành phố của tỉnh Thanh Hoá, Huyện Quảng Xương có diện tích tự nhiên là 227,6km2, chiếm 2,5% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Với số dân hiện nay là trên 259.093 người (2010), chiếm 7,4% số dân toàn tỉnh. Mật độ dân số huyện là 1.136 người/km2 (cao hơn 818 người/km2 so với mật độ dân số toàn tỉnh: 318 người/km2). Như vậy, với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi, diện tích đất tự nhiên ít, trong khi dân số lại đông, điều này càng làm cho huyện Quảng Xương gặp nhiều khó khăn hơn trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn hiện nay và tương lai. Đảng bộ và Chi bộ Đảng huyện Quảng Xương được thành lập vào tháng 2 năm 1946. Ngày 29/04/1946, Huyện ủy lâm thời Quảng Xương được thành lập. Đảng bộ Quảng Xương nói riêng và Đảng bộ Thanh Hóa (thành lập ngày 29/07/1930) nói chung, đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh, huyện góp phần cùng nhân dân cả nước thực thực hiện thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và đang đạt được nhiều thành tựu to lớn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ngày nay. Đặc biệt là giai đoạn 2005 - 2010: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 13,3%, vượt mức tăng giai đoạn 2000 - 2005 là 2,3%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Nông, lâm, thủy sản: 40,0%; công nghiệp xây dựng: 27,2%; dịch vụ - thương mại: 32,8%; GDP bình quân trên đầu người đạt 12,2 triệu đồng/người/năm. Kinh tế nông - lâm - thủy sản tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 6,9%. Công nghiệp - thủ công nghiệp - đầu tư xây dựng cơ bản tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 20,8%. Dịch vụ thương mại phát triển đa dạng, phong phú cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16,2%. Mạng lưới thông tin liên lạc của huyện đã được phát triển nhanh và từng bước được hiện đại hoá, đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ cho việc trao đổi thông tin trong sản xuất cũng như nhu cầu tình cảm của nhân dân trong huyện. Cùng với việc kinh tế tăng trưởng cao, các vấn đề xã hội và kết cấu hạ tầng của Quảng Xương ngày càng được củng cố và cải thiện. Ðến nay, hệ thống giao thông thuỷ lợi cơ bản đã được hoàn thiện. Hiện nay, 100% số xã đã có đường ôtô đến xã, toàn huyện có hơn 60 km đường rải nhựa, hệ thống cầu cống trên các trục đường giao thông đảm bảo thông tuyến, không những tạo nên thuận lợi cho việc đi lại, mà còn là một trong những tiền đề cơ bản để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Ðối với hệ thống thuỷ lợi, huyện có 65% diện tích sản xuất được tưới bằng nguồn nước tự chảy (8.000 ha), 35% diện tích còn lại được tưới bằng nguồn nước tạo nguồn với hình thức chủ yếu là bơm điện và bơm dầu (4.000 ha), kênh mương tưới phần lớn đã được xây dựng và kiên cố, tạo thuận lợi lớn cho nông nghiệp phát triển. Mạng lưới điện, nước không ngừng được củng cố, đến nay, huyện có 85% số dân được dùng nước hợp vệ sinh, 99% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia. Năm 2010, toàn huyện đã khai trương và số làng văn hoá được công nhận là 354/397 làng, số hộ đạt tiêu chuẩn văn hoá là 80%. Có 14/41 xã, thị trấn không có tội phạm, 7/41 xã, thị trấn không có tệ nạn xã hội. Có 351/397 thôn, xóm không có tội phạm, 287/397 thôn xóm không có tệ nạn ma tuý. Giáo dục và y tế là hai vấn đề luôn được quan tâm ở Quảng Xương, kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc giảng dạy và học tập ngày càng được xây dựng và hoàn thiện. Hầu hết các xã đều có cơ sở khám chữa bệnh, đáp ứng được sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ của người dân. Văn hoá xã hội phát triển, an ninh chính trị ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Có thể nói, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của huyện đã và đang gặt hái được những thành công to lớn, huyện Quảng Xương đang thay da đổi thịt từng ngày, từng giờ, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Có được điều đó là nhờ có sự cố gắng không mệt mỏi của toàn thể nhân dân trên địa bàn huỵên với vai trò tiên quyết của Đảng và Nhà nước nói chung, Đảng bộ huyện Quảng Xương và đội ngũ trí thức trên địa bàn huyện và các tầng lớp nhân dân. 2.1.1.2. Đặc điểm và vai trò của đội ngũ trí thức huyện Quảng Xương Trước đây, huyện Quảng Xương không được mệnh danh là đất học, là đất “trạng” như Hoằng Hóa, Đông Sơn, Nông Cống, nơi có nhiều trạng nguyên nổi tiếng, vang danh non sông. Truyền thống hiếu học của người Quảng Xương cũng mang đặc điểm riêng. Sách Đông Khánh địa dư chí viết về huyện Quảng Xương: “Người đi học và cày ruộng nhiều”. Điều này chứng tỏ người Quảng Xương học chủ yếu để biết, biết để tự vệ, để đấu tranh hơn là để: “Vượt sóng Vũ môn”, ganh đua chốn quan trường. Tuy vậy, trong huyện cũng có những mảnh đất khoa bảng thể hiện tinh thần hiếu học, nêu cao tấm gương khổ luyện thành tài. Đó cũng có thể gọi là đất học: đất học Bất Quần (xã Quảng Thịnh), Hải Án (xã Quảng Hưng), Văn Lâm (xã Quảng Phú)… Tính đến thời Hậu Lê, đổ đại khoa: huyện Hoằng Hoá 36 người, huyện Đông Sơn 28 người, huyện Nông Cống 28 người, riêng huyện Quảng Xương chỉ có 8 người. Sở dĩ có kết quả như thế là do đất Quảng Xương khai thác muộn, người bốn phương tụ hội, đa số dân nghèo, trước hết phải khai hoang, lo kiếm sống tại vùng đất bùn lầy, chua mặn, khí hậu khắc nghiệt, biển khơi chướng khí, quanh năm hết hạn hán, đến bão lụt, sương muối, gió lào… Về sau, Quảng Xương đã có nhiều người đi học, sĩ tử đều chăm đèn sách hơn nhiều. Năm 1554, Quảng Xương có một tiến sĩ đổ Chế khoa Giáp Dần đời Lê Trung tông: Lê Mệnh Dự. Ông được xem là “một trong những tiến sĩ đầu tiên của nhà Lê Trung hưng nêu cao tấm gương hiếu học”[29; 674]; Năm 1565, Hoàng Quốc Thực, đỗ Hoàng giáp Chế khoa đời Lê Anh Tông; Năm 1610, Nguyễn Văn Khuê, đỗ Hoàng giáp; Năm 1637, Nguyễn Hữu Thượng, đỗ Hoàng giáp; Năm 1652, Nguyễn Đình Chính, đỗ Tiến sĩ; Năm 1659, Nguyễn Công Bích, đỗ Bảng nhãn; Năm 1670, Nguyễn Mỹ Tài, đỗ Tiến sĩ; Năm 1676, Trương Hữu Hiệu, đỗ Tiến sĩ. Năm 1736, Trịnh Huệ, đỗ Trạng nguyên… Thời Nguyễn, việc học ở Quảng Xương rộn ràng khắp chốn. Xã nào cũng lập “văn chỉ”, làng nào cũng có “hội văn”. Làng trích từ công điền một số ruộng gọi là “học điền” để khuyến khích việc học tập, động viên người học, không ít làng đã mở “tràng học”. Những miền quê nổi tiếng nghèo của miền biển Quảng Xương cũng có người ghi danh khoa bảng. Còn như “tú tài” thời Nguyễn ở huyện Quảng Xương không thể nào kể hết. Sau Cách mạng tháng Tám, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch: diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Phong trào Bình dân học vụ sôi nổi và rộng khắp. Không kể nam, nữ từ em nhỏ đến cụ già đều hăng hái tham gia lớp Bình dân. Người biết chữ dạy người chưa biết chữ. Người biết chữ nhiều dạy người biết chữ ít. Ai cũng là giáo viên, là học viên. Không có bút sắt viết bằng bút tre, bằng que, bằng gạch non, bằng than củi… Không có giấy thay bằng lá chuối, bẹ mo, viết trên nền đất, nền cát. Chỉ sau 3 tháng, học sinh biết đọc, biết viết… Cùng với quá trình phát triển, trải qua trăm ngàn thử thách bởi thiên nhiên, chiến tranh, đói nghèo… nền giáo dục Quảng Xương cùng nền giáo dục tỉnh Thanh Hoá và cả nước phát triển đên ngày nay dưới sự lãnh đạo, quan tâm xây dựng của Đảng và Nhà nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nói đến danh nhân đất nước quê hương, Quảng Xương cũng không nhiều, nhưng cũng không thiếu những tấm gương với những tên tuổi lưu danh muôn đời, như: Chiêu văn Đại Vương Trần Nhật Duật (1254 - 1330), được phong tước Đại Vương thời vua Minh Tông. Mặc dù sinh ra ở Thiên Trường - Nam Định, nhưng ông đã giữ chức vụ và làm việc hơn nữa cuộc đời của mình tại Thanh Hóa, Quảng Xương được ông xem là quê hương thứ hai của ông, người Quảng Xương cung kính và dành cho ông tình cảm hữu ái nhất như những người thân quen ruột thịt. Khi ông chết, được mai táng ở núi Ngọc Sơn, nay là núi Văn Trinh, thuộc xã Quảng Văn - Quảng Xương - Thanh Hóa. Nhạc Quận công Bùi Sĩ Lâm (sống vào cuối thế kỷ XV, đầu thể kỷ XVI). Sinh ra và lớn lên tại Quảng Tâm - Quảng Xương. Là người phong thái hào hùng, theo học binh pháp của Lã Công Vận người Nam Dương tài nổi danh đương thời, là vị tướng đắc dụng. Bởi tài thao lược, Tướng công được vào hầu trong phủ Bình An vương Trịnh Tùng, mỗi khi có việc gì cần khải tấu đều xuất phát từ lòng trung thực, nên trong ngoài đều cảm phục. Tướng công thường theo chúa Trịnh đi đánh giặc. Đời Lê Thánh Tông, Bùi Sĩ Lâm có công đánh giặc, khôi phục cơ nghiệp Trung hưng, phò rước thánh giá vua Thế Tông từ Vạn Lại về Thăng Long khôi phục lại triều đình nên được vinh phong là Phụ Quốc thuần Đức Công thần, tước Triều Lộc hầu. Cuối đời, Bùi Sĩ Lâm được phong tặng tới “Phụ quốc Thuần Tín Hiệp mưu Tá lý, Dực Vận Tán trị công thần, Đặc tiến kim tử Vinh Lộc đại phu Tư lễ giám Tổng thái giám Chưởng giám kiêm Các giám ty Trung quân Đô đốc phủ Tả đô đốc Thư phủ sự Phó tướng Thiếu phó Nhạc quận công, Thượng trụ quốc Bùi Sĩ Lâm, tự là Quảng Thành tướng công”[29; 708]. Sau này, trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược còn có các anh hùng và những nhà chính trị như Chủ tịch Phạm Tiến Năng, Bí thư Lê Quang Liệu, Thiếu tướng Lê Công Phê, Trung tướng Đỗ Xuân Công, Thiếu tướng Bùi Sỹ Trinh, Thiếu tướng Lê Xuân Thanh… Cũng bắt dầu từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, trí thức Quảng Xương - Thanh Hóa bắt đầu nở rộ. Có thể nói, trong gần một trăm năm, trí thức Quảng Xương tăng lên về số lượng và chất lượng nhanh chóng chưa có tiền lệ. Các nhà khoa học tự nhiên như GS.Nguyễn Xuân Nguyên, ông là con của Nguyễn Xuân Tri - cử nhân Hán học, hàm Hồng Lê Tự Khanh chức Thị giảng học sĩ của Nam triều. GS.Nguyễn Xuân Nguyên đã giữ nhiều chức vụ và trọng trách cũng như có những đóng góp to lớn cho ngành y của đất nước. Ông để lại hơn 100 công trình khoa học và đào tạo nên một đội ngũ y bác sỹ giỏi cho thế hệ đời sau. Một số công trình khoa học tiêu biểu của ông như: “Lecancer de l’apparil visuel” (Bệnh ung thư mắt). Báo cáo ở hội nghị Odessa, 1995; “A propos d’un cas de maldie de Crouzon (Về một trường hợp bệnh Crouzon), đăng trên tạp chí Seroice des hopotaut Pari, 1958; “50 năm bệnh đau mắt thông thường”, tài liệu xuất bản năm 1943; “Nhãn khoa toát yếu” - sách giáo khoa, xuất bản năm 1956, tái bản năm 1960…vv. Tiếp đến là Giáo sư - bác sĩ y khoa Nguyễn Xuân Hiền, em ruột giáo sư Nguyễn Xuân Nguyên… Về giáo dục thì có Nhà giáo Đinh Văn Liên (1904 - 1974); Giáo sư Đái Xuân Ninh (1915 - 1989); Kỹ sư Đái Xuân Du (1901 - 1982). Đặc biệt, hiện nay có Giáo sư - viện sỹ - tiến sỹ Đái Duy Ban. Ông sinh ngày 22/09/1939, quê Quảng Hải - Quảng Xương - Thanh Hóa. Ông đã từng là tiến sĩ khoa học tại Viện sinh học thực nghiệm thuộc Viện hàn lâm khoa học Ba Lan (1969 - 1980). Năm 1991, Nhà nước Việt Nam phong học hàm Giáo sư. Năm 2009, Viện Tiểu sử Danh nhân Hoa Kỳ phong học hàm Viện sĩ và là nhà khoa học của thế kỷ XXI. Hiện tại, ông đang giữ chức vụ: Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân - Nghệ An. Ông được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý và có nhiều công trình khoa học giá trị… Với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đã quy định những đặc điển của trí thức Quảng Xương với những ưu điểm như: Thông minh, cần cù, nhiệt tình, hăng say với công việc, ham học hỏi, cầu tiến bộ, sẵn sàng cống hiến, hy sinh quyền lợi của mình vì tập thể. Bên cạnh đó, như đa số trí thức của đất nước hiện nay, trí thức Quảng Xương cũng xuất thân từ nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau và phần lớn trưởng thành trong xã hội mới, được hình thành từ nhiều nguồn đào tạo ở trong và ngoài nước, với nhiều thế hệ nối tiếp nhau (số lượng trí thức Quảng Xương ở nước ngoài rất ít 0,01% so với tổng số trí thức là con em Quảng Xương giai đoạn 2000 - 2010). Từ những ưu điểm của đội ngũ trí thức Quảng Xương và thực tiễn phát triển đội ngũ trí thức Quảng Xương cùng những đóng góp to lớn của đội ngũ này đối với sự tồn tại và phát triển của huyện nhà nói riêng, tỉnh Thanh Hoá và cả nước nói chung là không thể phủ nhận. Đặc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng đội ngũ trí thức ở huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh.doc
Tài liệu liên quan