Khóa luận Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội

Ban giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động của chi nhánh Bắc Hà Nội.

- Quyền hạn và nhiệm vụ của Giám đốc:

Giám đốc Chi nhánh Bắc Hà Nội là người đại diện theo uỷ quyền và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động của chi nhánh Bắc Hà Nội, thực hiện công tác quản lý hoạt động tại chi nhánh Bắc Hà Nội trong phạm vi phân cấp quản lý, phù hợp với các quy chế của NH ĐT&PT Việt Nam. Giám đốc Chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc NH ĐT&PT Việt Nam, trước pháp luật về hoạt động kinh doanh, về các mục tiêu nhiệm vụ, về kết quả kinh doanh của chi nhánh Bắc Hà Nội.

- Quyền hạn và nhiệm vụ của các Phó Giám đốc.

Giúp Giám đốc điều hành hoạt động của một hoặc một số đơn vị trực thuộc và một hay một số nghiệp vụ tại Chi nhánh Bắc Hà Nội theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về kết quản công việc được phân công phụ trách. Các phó giám đốc đại diện Chi nhánh Bắc Hà Nội ký kết các văn bản hợp dồng, chứng từ thuộc phạm vi hoạt động kinh doanh của chi nhánh Bắc Hà Nội.

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1696 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo dõi việc sử dụng vốn vay và tiến độ trả nợ. Thông tin chính xác, kịp thời, đầy dủ còn giúp cho ngân hàng xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chính sách tín dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế. Tất cả những điều đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng. 1.5.3.6. Công nghệ Ngân hàng, trang thiết bị kỹ thuật Cũng là một nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng trung dài hạn của ngân hàng, nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay. Một ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại, được trang bị các phương tiện kỹ thuật chất lượng cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng vay vốn. Đó là điều kiện tiền đề để ngân hàng thu hút thêm khách hàng, mở rộng tín dụng. Sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại còn giúp cho việc thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, công tác lập kế hoạch, xây dựng chính sách tín dụng cũng có hiệu quả hơn. 1.5.3.7. Chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự của Ngân hàng Cho dù khoa học kỹ thuật hiện đại đã mở ra cơ hội tự động hoá nhiều lĩnh vực song nhân tố con người vẫn luôn giữ vai trò quyết định. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động rất phức tạp, có liên quan đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội thì vai trò của con người càng quan trọng. Các phương tiện kỹ thuật hiện đại chỉ có thể trợ giúp chứ không thể thay thế được sự “nhạy cảm” hay” kinh nghiệm” của đội ngũ cán bộ tín dụng. Do vậy vấn đề nhân sự là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mỗi ngân hàng, trong dó nổi bật lên hai vấn đề: chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự. Chất lượng nhân sự ở đây không chỉ đề cập đến trình độ chuyên môn mà còn cả lương tâm, đạo đức, tác phong, kỷ luật lao động của người cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng. Chất lượng nhân sự tốt, biểu hiện ở sự năng động sáng tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật cao của cán bộ, trong một chừng mực nhất định có thể giúp ngân hàng bù đắp lại những hạn chế về công nghệ, kỹ thuật, nhờ đó ngân hàng có thể tồn tại và phát triển cho dù phải cạnh tranh với những đối thủ có tiềm lực công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật mạnh hơn. Bên cạnh chất lượng nhân sự thì công tác quản lý nhân sự cũng cần đặc biệt chú ý, bởi lẽ không phải cứ có cán bộ tín dụng giỏi là có chất lượng tín dụng cao. Mỗi cán bộ tín dụng đều có những điểm mạnh và yếu riêng, điều quan trọng là phải biết bố trí, sắp xếp công việc của họ sao cho phát huy hết thế mạnh và hạn chế những điểm yếu của từng người, đồng thời có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động của từng thành viên trong một guồng máy thống nhất cùng hướng tới một mục tiêu chung là nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng. 1.5.4. Các nhân tố thuộc về phía khách hàng (doanh nghiệp) 1.5.4.1. Nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp Bất kỳ loại hàng hoá hay dịch vụ nào muốn tiêu thụ được thì cần phải có người mua chúng, tín dụng ngân hàng cũng vậy, ngân hàng không thể cho vay nếu không có người vay. Xét trong toàn bộ nền kinh tế thì nhu cầu vốn trung dài hạn cho đầu tư phát triển luôn là cần thiết, nhưng với từng NHTM thì không phải lúc nào cũng vậy. Do số lượng doanh nghiệp có quan hệ với ngân hàng là có hạn và có những lúc nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp này không cao, chẳng hạn trong giai đoạn hoạt động kinh doanh gặp khó khăn các doanh nghiệp thường có xu hướng thu hẹp sản xuất. Trong trường hợp đó nhu cầu vốn trung dài hạn cảu các doanh nghiệp sẽ không cao và do đó ngân hàng sẽ gặp khó khăn khi muốn mở rộng tín dụng. 1.5.4.2. Khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng của Ngân hàng Để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro khi cho vay, các NHTM thường đặt ra các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng nhằm phân loại, chọn ra những khách hàng có thể cho vay hay không thể cho vay. Chỉ những khách hàng nào đáp ứng đủ yêu cầu của ngân hàng mới được xem xét cho vay. Những điều kiện, tiêu chuẩn này có thể khác nhau tuỳ theo từng ngân hàng cụ thể, song nhìn chung các ngân hàng thường quan tâm đến một số vấn đề sau: tính hợp lý, hợp pháp của mục đích sử dụng vốn; năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tính khả thi của dự án; các biện pháp bảo đảm. Rõ ràng khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Bởi nếu đa số các khách hàng không thể đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng, có thể do điều kiện đặt ra quá khắt khe, không thực tế hoặc do khả năng của các doanh nghiệp quá thấp, thì ngân hàng không thể mở rộng cho vay trong khi vẫn bảo đảm an toàn tín dụng. 1.5.4.3. Khả năng của doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng khoản vay có hiệu quả Vị thế, năng lực thị trường thể hiện ở uy tín của sản phẩm của doanh nghiệp, ở khả năng thích ứng của doanh nghiệp với nhu cầu thị trường, ở khối lượng sản phẩm và doanh thu mang lại. Vị thế và ngăng lực thị thường của doanh nghiệp có nghĩa là doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc chiếm lĩnh thị trường, chiến thắng trong cạnh thanh. Năng lực công nghệ của doanh được tạo nên bởi thình độ trang thiết bị; trình độ tay nghề, kiến thức của người lao động trong doanh nghiệp. Năng lực công nghệ cao cho phép doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả các dự án đòi hỏi trình độ kĩ thuật công nghệ cao đồng thời dễ dàng hơn trong việc tiếp thu những công nghệ tiên tiến từ bên ngoài đưa vào. Năng lực quản lý của doanh nghiệp bao gồm chất lượng nhân sự quản lý, sự phối kết hợp giữa các thành viên trong ban quản lý nhằm xây dựng một cơ cấu tổ chức tối ưu trong doanh nghiệp, cho phép tận dụng tối đa nguồn tài lực, vật lực của doanh nghiệp để đạt mục đích kinh doanh cao nhất. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt và đầy biến động thì vai trò của công tác quản lí trong doanh nghiệp càng quan trọng, bởi trong điều kiện đó đòi hỏi hoạt động của doanh nghiệp phải thường xuyên được điều chỉnh để thích ứng với những biến động của môi trường kinh doanh, của chính bản thân doanh nghiệp. 1.5.4.4. Đạo đức và thiện chí của khách hàng Trong quan hệ tín dụng, muốn có hiệu quả cao đòi hỏi phải có sự hợp tác từ cả hai phía người cho vay và người đi vay. Nếu như khách hàng không có thiện chí thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Sự thiếu thiện chí của khánh hàng có thể biểu hiện trực tiếp trong quan hệ tín dụng với ngân hàng như cố tình sử dụng vốn sai mục đích, tìm cách lừa đảo ngân hàng, hoặc cũng có thể là các hành vi gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng TDNH như kinh doanh trái pháp luật, lừa đảo chiếm dụng vốn lẫn nhau. Tất cả các hành vi đó đều có thể mang lại sự rủi ro cho ngân hàng. CHƯƠNG II thỰc trẠng chẤt lưỢng Tín dỤng Trung và Dài hẠn tẠi chi nhánh Nh ĐT&Pt BẮc Hà NỘi 2.1. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NH ĐT&PT BẮC HÀ NỘI Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Gia Lâm là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng ĐT&PT Thành phố Hà Nội, được thành lập từ những năm đầu khi hoà bình mới lập lại. Lúc đó còn có tên gọi là chi điếm Ngân hàng Kiến thiết khu vực Gia Lâm. Trải qua một thời gian dài phấn đấu và trưởng thành, chi nhánh có nhiều cố gắng, tuy nhiên do cơ chế ràng buộc, chưa năng động sáng tạo, chưa mạnh dạn đổi mới nên chi nhánh khu vực Gia Lâm chỉ được đánh giá là 1 chi nhánh loại vừa và nhỏ, với tổng tài sản trên dưới 200 tỷ vào năm 2000. Hoạt động chủ yếu là cho vay các khách hàng truyền thống trên địa bàn, huy động vốn tại đây lại càng là vấn đề hết sức khó khăn. Ngày 14/10/2002 Hội đồng quản trị NH ĐT&PT Việt Nam đã có Quyết định số: 80/QĐ-HĐQT V/v thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội trực thuộc NH ĐT&PT Việt Nam, trên cơ sở tách, nâng cấp Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Khu vực Gia Lâm- trực thuộc Sở giao dịch. 2.1.1. Tên gọi và trụ sở *Tên đầy đủ: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội *Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh : Bank for Investment and Development of Viet Nam, Northern Ha Noi Branch. *Địa chỉ : 558 Nguyễn Văn Cừ - Quận Long Biên – Hà Nội. 2.1.2. Địa vị pháp lý và nguyên tắc quản lý điều hành 2.1.2.1. Địa vị pháp lý Chi nhánh Bắc Hà Nội là: - Đơn vị trực thuộc NH ĐT&PT Việt Nam, hoạt động theo mô hình chi nhánh cấp 1 của NH ĐT&PT Việt Nam. - Đại diện uỷ quyền của NH ĐT&PT Việt Nam, là đơn vị hạch toán phụ thuộc trong hệ thống NH ĐT&PT Việt Nam, có con dấu riêng, có bàng cân đối kế toán. 2.1.2.2. Nguyên tắc tổ chức quản lý và điều hành - Chi nhánh Bắc Hà Nội chịu sự quản lý trực tiếp của NH ĐT&PT Việt Nam. - Điều hành hoạt động của chi nhánh là : Giám đốc, giúp việc giám đốc có 2 phó giám đốc. 2.1.3. Quyền hạn và nghĩa vụ của chi nhánh Bắc Hà Nội 2.1.3.1. Quyền tổ chức quản lý, kinh doanh - Chi nhánh Bắc Hà Nội có quyền chủ động tổ chức quản lý, kinh doanh nhằn sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn, tài sản và các nguồn lực khác được giao để thực hiện mục tiêu kinh doanh và nhiềm vụ do NH ĐT&PT Việt Nam giao hoặc được uỷ nhiệm phù hợp với quy định của pháp luật. - Trong khuôn khổ các quy định của NHNN và NH ĐT&PT Việt Nam, Chi nhánh Bắc Hà Nội được phép: quyết định các mức lãi suất cụ thể các loại tiền gửi, tiền vay áp dụng đối với khách hàng; quy định các tỉ lệ hoa hồng, phí và lệ phí; quy định các loại tỷ giá mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và phí giao dịch ngoại tệ. - Tuyển chọn lao động, ký kết hoạt động lao động đảm bảo đáp ứng hợp lý yêu cầu hoạt động kinh doanh của chi nhánh. - Hợp tác với khách hàng trong quan hệ kinh tế, dân sự theo quy đinh của pháp luật; Khởi kiện các tranh chấp kinh tế dân sự liên quan tới hoạt động của chi nhánh. - Ký kết các văn bản thoả thuận, các hợp đồng kinh tế, dân sự phục vụ mục đích kinh doanh trong phạm vi hoạt động của chi nhánh. - Yêu cầu khách hàng vay vốn cung cấp tài liệu thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính để xem xét cấp tín dụng, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. - Từ chối các quan hệ tín dụng, các quan hệ kinh doanh khách với khách hàng nếu thấy các quan hệ này trái với các quy định của pháp luật hoặc không đem lại hiệu quả kinh tế cho chi nhánh hoặc không có khả năng thu hồi vốn. - Trích lập và sử dụng các quỹ để phục vụ các yêu cầu kinh doanh theo quy định của NH ĐT&PT Việt Nam. - Phối hợp, hợp tác với các đơn vị thành viên của NH ĐT&PT Việt Nam trong hoạt động huy động vốn, cho vay, thanh toán và các hoạt động khác. 2.1.3.2. Nghĩa vụ tổ chức quản lý, kinh doanh - Thực hiện nghiêm túc các kế hoạch kinh doanh được giao và chiến lược định hướng phát triển chi nhánh Bắc Hà Nội đã được NH ĐT&PT Việt Nam phê duyệt. - Triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chế đội do Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam ban hành trong các hoạt động nghiệp vụ. - Chịu sự kiểm tra, giám sát toàn diện của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. - Tổ chức bộ máy của Chi nhánh Bắc Hà Nội và quản lý lao động theo đúng quy định của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. - Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn và các nguồn lực khác được giao để thực hiện các mục tiêu kinh doanh và nhiệm vụ được NH ĐT&PT Việt Nam, chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo. - Chi nhánh Bắc Hà Nội có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và quy định về quản lý vốn, tài sản chế độ hạch toán kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do Nhà Nước quy định đối với doanh nghiệp Nhà nước. - Thực hiện các nghĩa vụ khác do NH ĐT&PT Việt Nam giao. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Bắc Hà Nội Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Bắc Hà Nội hiện nay bao gồm: Hội sở chính của chi nhánh Bắc Hà Nội : gồm Ban giám đốc và 12 phòng nghiệp vụ. (địa chỉ: số 558 Nguyên Văn Cừ, quận Long Biên) Cơ cấu nhân sự: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển hiện có 124 cán bộ công nhân viên, gồm 60 nữ và 64 nam. Độ tuổi trung bình 28 tuổi. - Trình độ chuyên môn: + Thạc sĩ : 25 người + Đại học, cao đẳng : 83 người + Trung cấp : 8 người + Khác : 8 người Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NH ĐT&PT Bắc Hà Nội theo sơ đồ sau: Ban giám đốc Giám đốc 2 Phó Giám đốc Phòng Tín dụng 1 Phòng Tín dụng 2 Phòng kế hoạch nguồn vốn Phòng Thẩm định quản lí tín dụng Phòng dịch vụ khách hàng Phòng Tài chính Kế toán Phòng Thanh toán quốc tế Phòng Tiền tệ kho quỹ Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Tổ chức hành chính Phòng Điện toán Phòng Giao dịch Ngọc Lâm Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh NH ĐT&PT Bắc Hà Nội 2.1.5. Chức năng nhiệm vụ của các Phòng, Ban tại Chi nhánh Bắc Hà Nội 2.1.5.1. Ban Giám đốc Ban giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động của chi nhánh Bắc Hà Nội. - Quyền hạn và nhiệm vụ của Giám đốc: Giám đốc Chi nhánh Bắc Hà Nội là người đại diện theo uỷ quyền và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động của chi nhánh Bắc Hà Nội, thực hiện công tác quản lý hoạt động tại chi nhánh Bắc Hà Nội trong phạm vi phân cấp quản lý, phù hợp với các quy chế của NH ĐT&PT Việt Nam. Giám đốc Chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc NH ĐT&PT Việt Nam, trước pháp luật về hoạt động kinh doanh, về các mục tiêu nhiệm vụ, về kết quả kinh doanh của chi nhánh Bắc Hà Nội. - Quyền hạn và nhiệm vụ của các Phó Giám đốc. Giúp Giám đốc điều hành hoạt động của một hoặc một số đơn vị trực thuộc và một hay một số nghiệp vụ tại Chi nhánh Bắc Hà Nội theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về kết quản công việc được phân công phụ trách. Các phó giám đốc đại diện Chi nhánh Bắc Hà Nội ký kết các văn bản hợp dồng, chứng từ thuộc phạm vi hoạt động kinh doanh của chi nhánh Bắc Hà Nội. 2.1.5.2. Phòng tín dụng 1 (phục vụ doanh nghiệp lớn) Thiết lập duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, tiếp thị tất cả các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp theo đối tượng khách hàng được phân công, trực tiếp tiếp nhận các thông tin phản hồi từ phía khách hàng. Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ, chuyển đến Ban, Phòng liên quan để thực hiện theo chức năng. Phân tích doanh nghiệp, khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ, đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay, tổng hợp các ý kiến tham gia của các đơn vị chức năng có liên quan. Sau đó, quyết định trong hạn mức được giao hoặc trình duyệt các khoản cho vay bảo lãnh, tài trợ thương mại. Quản lý hậu giải ngân (kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện vay vốn của khách hàng). Giám sát liên tục các khách hàng vay về tình hình sử dụng vốn vay, thường xuyên trao đổi với khách hàng để nắm vững tình trạng của khách hàng. Thực hiện cho vay, thu nợ theo quy định. Xử lý, gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ. 2.1.5.3. Phòng tín dụng 2 Thực hiện các chức năng nhiệm vụ giống phòng tín dụng 1. Phục vụ cho khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. 2.1.5.4. Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch. - Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn. - Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến vấn đề về an toàn trong hoạt động của chi nhánh. - Đầu mối tổng hợp, phân tích báo cáo, đề xuất về các thông tin phản hồi của khách hàng. - Tổng hợp các báo cáo, cung cấp các thông tin kinh tế phòng ngừa rủi ro. - Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. - Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Thực hiện nhiệm vụ huy động nguồn vốn kinh doanh. - Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn và các quan hệ của chi nhánh. - Nghiên cứu phát triển lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn - Thu thập thông tin báo cáo đề xuất phản hồi về chính sách, sản phẩm, biện pháp huy động vốn. - Tham mưu cho giám đốc về việc chỉ đạo công tác huy động vốn tại chi nhánh. - Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ vơi khách hàng doanh nghiệp như: Giao ngay, kì hạn, quyền chọn… theo quyền hạn của chi nhánh. 2.1.5.5. Phòng Thẩm định và quản lý tín dụng Thẩm định các dự án cho vay và giám sát chất lượng khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay và đánh giá xếp hạng khách hàng doanh nghiệp. Định kỳ kiểm tra phòng tín dụng trong việc giải ngân vốn vay và theo dõi việc sử dụng vốn vay từ khách hàng. Kiểm soát, giám sát các khoản vay vượt mức, việc trả nợ, giá trị tài sản đảm bảo và các khoản vay đã đến hạn, hết hạn. Phân tích tình hình kinh tế và tham gia xây dựng các chính sách tín dụng. Quản lý danh mục tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng. 2.1.5.6. Phòng dịch vụ khách hàng Thực hiện giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt. Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi, chuyển, rút tiền bằng nội, ngoại tệ của khách hàng, cung cấp dịch vụ thẻ cho khách hàng Thực hiện giao dịch thu đổi mua bán ngoại tệ giao ngay trong quyền hạn được cho phép. Giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới với khách hang. Tiếp nhận hồ sơ, thông tin phản hồi từ khách hàng. 2.1.5.7. Phòng Điện toán Quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập kiểm soát theo quy định của giám đốc, quản lý hệ thống máy móc thiết bị tin học tại chi nhánh, đảm bảo an toàn thông suốt cho mọi hoạt động của chi nhánh. Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc chi nhánh vận hành hệ thống tin học phục vụ cho ngân hàng. 2.1.5.8. Phòng tài chính kế toán Thực hiện công tác kế toán tài chính cho toàn bộ hoạt động của chi nhánh: Tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác kế hoạch kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và các đơn vị trực thuộc; Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán (Bảng cân đối tài sản, Báo cáo thu nhập chi phí, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ…) của Chi nhánh; Tham mưu cho Giám đốc về thực hiện chế độ Tài chính Kế toán; Thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ (mua sắm TSCĐ, TSLĐ…); Phân tích và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh (Thu nhập, Chi phí, Lợi nhuận) của các phòng thuộc chi nhánh… 2.1.5.9. Phòng Giao dịch Ngọc Lâm Thực hiện chức năng huy động vốn trong dân cư, cho vay cầm cố giấy tờ có giá và phát triển các dịch vụ Ngân hàng 2.1.5.10. Phòng thanh toán quốc tế Trên cơ sỏ các hạn mức, khoản vay, bảo lãnh, L/C đã được phê duyệt, phòng thanh toán quốc tế thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại, phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng. Mở L/C có kí quỹ 100% vốn của khách hàng. 2.1.5.11. Phòng tổ chức hành chính Tham mưu cho Giám đốc trong việc thực hiện chủ trương, chính sách chế độ của Nhà nước và của ngành về tổ chức cán bộ, lao động và tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của chi nhánh Bắc Hà Nội NH ĐT&PT Việt Nam Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới, thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc chi nhánh. Thực hiện công tác hành chính (quản lý, lưu trũ, bảo mật…); Thực hiện công tác hậu cần cho chi nhánh : lễ tân, quản lý phương tiện tài sản… phục vụ cho hoạt động kinh doanh; Thực hiện công tác bảo vệ an ninh cho con người, tài sản của chi nhánh và của khách hàng. 2.1.5.12. Phòng Tiền tệ - Kho quỹ Thực hiện các nghiệp vụ về tiền tệ, kho quỹ. Quản lý quỹ nghiệp vụ của chi nhánh; thu chi tiền mặt; quản lý vàng bạc, kim loaị quý, đá quý; quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố; thực hiện xuất nhập khẩu tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho chi nhánh; thực hiện các dịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng. 2.1.5.13. Phòng Kiểm tra nội bộ Thực hiện kiểm tra kiểm toán nội bộ tại tất cả các đơn vụ trực thuộc chi nhánh. Kiểm tra việc thực hiện các quy chế, chế độ tại chi nhánh. Tham mưu tư vấn cho Giám đốc những vấn đề liên quan đến hoạt động tại chi nhánh. 2.1.6. Nội dung hoạt động của chi nhánh Bắc Hà Nội 2.1.6.1. Huy động vốn Chi nhánh Bắc Hà Nội thực hiện huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới các hình thức: - Nhận tiền gửi không kì hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức và dân cư. - Thực hiện các hình thức huy động vốn khác. 2.1.6.2. Cho vay - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức và cá nhân. - Đại lý cho thuê tài chính, chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá. - Tài trợ xuất nhập khẩu. - Tư vấn đầu tư thương mại, thẩm định đối tác. - Phát hành bảo lãnh các loại. 2.1.6.3. Các hoạt động dịch vụ khác - Dịch vụ thanh toán - Dịch vụ ngân hàng điện tử - Dịch vụ ngân hàng đối ngoại 2.1.6.4. Các hoạt động dưới sự chỉ đạo chấp thuận của Tổng giám đốc NH ĐT&PT Việt Nam - Phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ phiếu, trái phiếu trong nước quốc tế. - Đầu mối đồng tài trợ các dự án đầu tư. - Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước trừ trường hợp bảo lãnh đối ứng cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia dự thầu, thực hiện hoạt động tại Việt Nam. 2.2. Tình hình hoẠt đỘng cỦa Chi nhánh BẮc Hà NỘi trong nhỮng nĂm qua 2.2.1. Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là 1 hoạt động mang tính chất truyền thống của mỗi ngân hàng, đóng vai trò khởi nguồn mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là công cụ điều hành quan trọng giúp Ban Giám Đốc quản lý sử dụng nguồn vốn hợp lý, đảm bảo vốn thanh toán an toàn hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Chi nhánh Bắc Hà Nội rất chú trọng đến công tác huy động vốn. Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn của chi nhánh (Đơn vị: tỷ VNĐ) Huy động vốn 31/12/04 31/12/05 Tăng trưởng so với 31/12/04(%) 31/12/06 Tăng trưởng so với 31/12/04(%) TGTCKT 623 792 27.13 937 18.31 TG Dân cư 614 780 27.04 1021 30.90 Tổng số 1237 1572 27.08 1958 24.55 (Theo báo cáo của phòng Kế hoạch Nguồn vốn- chi nhánh Bắc Hà nội) Năm 2006 tiền gửi TCKT đạt tỷ trọng 47,85% trên tổng vốn huy động. Cơ cấu loại tiền gửi theo hướng tăng tỷ lệ tiền gửi dân cư và giảm nhẹ tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Trong năm 2006, chi nhánh đã đưa vào hoạt động thêm nhiều quỹ tiết kiệm trong nội thành và ngoại thành mở rộng thêm mạng lưới huy động vốn dân cư. Khả năng cân đối vốn tại chỗ năm 2006 đạt 42%, tăng 12% so với năm 2005. 2.2.2. Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là một trong những nghiệp vụ có thế mạnh nhất của chi nhánh. Chi nhánh đã tích cực trong việc tìm kiếm và thu hút khách hàng bằng nhiều chính sách khách hàng hấp dẫn. Kết quả hoạt động tín dụng qua 3 năm như sau: Bảng 2.3 Tình hình tín dụng tại chi nhánh 2004-2006 (Đơn vị:Tỷ đồng) Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng dư nợ 1569 2147 2573 * Theo kì hạn - Ngắn hạn. + VNĐ +Ngoại tệ quy đổi - Trung, dài hạn + VNĐ + Ngoại tệ quy đổi - TD KHNN và chỉ định 1569 935 640 295 414 121 197 220 2147 1301 970 331 664 166 498 182 2573 1424 1015 409 1052 320 732 98 * Theo thành phần kinh tế - Cá nhân - Tổ chức 1569 1073 496 2147 1435 712 2573 1733 840 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Bắc Hà Nội 3 năm qua) -Dư nợ tín dụng của Chi nhánh tăng trưởng liên tục đạt những mức tăng trưởng cao trong các năm, năm 2005 tăng 36,84%, năm 2006 tăng 19,84%. Trong đó xu hướng tín dụng thương mại tăng mạnh 58,28% , tín dụng theo chỉ thị giảm 46,15% so với năm 2005. Điều này thể hiện chi nhánh đã thực hoạt động cho vay có hiệu quả hơn trong năm 2006, đồng nghĩa với khả năng tạo lợi nhuận của chi nhánh cũng tăng lên. - Dư nợ theo kì hạn: Cho vay vốn ngắn hạn vẫn chiếm phần lớn trong tổng cho vay (trên dưới 60 % ở cả 3 năm), tuy nhiên có xu hướng giảm nhẹ ở năm 2006. Trong cho vay ngắn hạn, tiền VNĐ vẫn chiếm chủ yếu (trên dưới 70 % tổng dư nợ tín dụng) và ngày càng tăng lên. Ngược lại, trong cho vay trung và dài hạn thì ngoại tệ lại có xu hướng tăng, đặc biệt là năm 2006 tăng thêm 147% so với năm 2005. Qua đó ta thấy được sự thay đổi trong cơ cấu tiền trong dư nợ tín dụng của chi nhánh có xu hướng biến động theo nhu cầu vay của khách hàng. Nhu cầu vay vốn ngắn hạn tăng do nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu vốn lưu động trên địa bàn tăng lên, đồng thời ngân hàng tập trung vào mảng cho vay vốn đối với các đơn vị xây lắp (mảng khách hàng truyền thống của ngân hàng). Cũng có thể thấy điều này qua cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế: dư nợ tín dụng cá nhân tăng nhẹ sau 3 năm và vẫn chiếm phần lớn (từ 66% trở lên). 2.2.3. Công tác khách hàng Trong năm 2006, chi nhánh đã mở rộng mối quan hệ mới với 61 doanh nghiệp ( lên 321 doanh nghiệp ) trong đó có 125 khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Có doanh nghiệp xác lập quan hệ tín dụng, có quan hệ quan hệ tiền gửi, dịch vụ, hoạt động thanh toán quốc tế. 2.2.4. Công tác dịch vụ ngân hàng Thu dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, thu dịch vụ ròng 2006 đạt 10,11 tỷ VND tăng 180.83% so với năm 2004 và 69% so với năm 2005 ,đạt 118% kế hoạch năm 2006; một số hoạt động có mức tăng trưởng cao như thu phí bảo lãnh tăng 77% thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế tăng 70% so với năm 2005, kết quả hoạt động dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cáu doanh thu của chi nhánh Bắc Hà Nội, tỷ trọng thu dịch vụ ròng tổng thu chi mức 18.52% cao hơn mức bình quân của toàn hệ thống(16,5%). 2.2.5. Các hoạt động kinh doanh khác Bên cạnh 2 hoạt động chính là huy động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm cách mở rộng và nâng cao tỉ trọng các nguồn vốn trung và dài hạn nhằm đầu tư vào cơ sở vật chất kĩ thuật đổi mới công nghệ trực tiếp phục vụ cho v.doc
Tài liệu liên quan