Khóa luận Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

MỤC LỤC

 

Trang

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU 1

HƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY 3

1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng 3

1.1.1.Khái quát về ngân hàng thương mại 3

1.1.1.2. Đặc trưng của ngân hàng thương mại 3

1.1.2. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 3

1.1.3. Hoạt động cho vay của NHTM 3

1.1.3.1. Khái niệm : 3

1.1.3.2. Phân loại 3

1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp 3

1.2.1. Khái niệm 3

1.2.2. Tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp đối với việc cho vay của ngân hàng 3

1.2.3. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp của ngân hàng trong cho vay 3

1.2.2. Phương pháp và nội dung phân tích tài chính 3

1.3. Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng 3

1.3.1. Khái niệm : 3

1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp 3

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới phân tích tài chính doanh trong hoạt động cho vay của ngân hàng 3

1.4.1 Nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng 3

1.4.2 Nhân tố thuộc về doanh nghiệp 3

1.4.3 Các nhân tố khác 3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 3

2.1 Khái quát về ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội : 3

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng cổ phần quân đội 3

Ngân hàng cổ phần quân đội được thành lập năm 1994 theo quyết định thành lập số 00374/GB – UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. 3

2.1.2 Vị thế trong ngành ngân hàng 3

2.1.3 Cơ cấu bộ máy của ngân hàng TMCP Quân đội 3

2.2 Kết quả đạt được 3

2.2.1 Hoạt động huy động vốn: 3

2.2.2 Hoạt động tín dụng 3

2.2.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán 3

2.2.3.1 Hoạt động Nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ 3

2.2.3.2Về hoạt động thanh toán 3

2.2.4 Hoạt động đầu tư 3

2.2.5 Hoạt động khác 3

2.2.7 Kết quả hoạt động chung 3

2.3 Thực trạng chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Quân đội 3

2.3.1 Quy trình cho vay 3

2.3.2 Quy trình phân tích trước khi cho vay tại ngân hàng TMCP Quân đội 3

2.3.3 Ví dụ minh hoạ 3

2.4 Đánh giá chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Quân Đội 3

2.4.1 Kết quả đạt được 3

2.4. Hạn chế và nguyên nhân 3

2.4.1 Hạn chế : 3

2.4.2 Nguyên nhân : 3

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 3

3.1 Định hướng chung của ngân hàng TMCP Quân đội 3

3.2 Định hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Quân đội trong thời gian tới 3

3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay 3

3.3.1 Hoàn thiện nội dung phân tích 3

3.3.2 Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho phân tích 3

3.3.3 Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ phân tích 3

3.4 Đề xuất, kiến nghị 3

3.4.1 Kiến nghị với các cơ quan bộ ngành có liên quan 3

3.4.2Kiến nghị với các đối tượng có liên quan 3

KẾT LUẬN 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO 3

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột ngân hàng có rủi ro thì ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Do đó, Chính phủ và ngân hàng nhà nước phải đặt ra các quy định nhằm hạn chế các rủi ro này, kể cả đối với quy tình cho vay và phân tích. Nhờ đó, các ngân hàng thương mại khi cho vay đều phải tuân thủ các quy trình này. Chính sách tốt, quy định chặt chẽ đối với hoạt động cho vay, quy trình phân tích sẽ góp phần nâng cao chất lượng phân tích tài chình doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại. 1.4.3.3 Khoa học kỹ thuật Ngân hàng áp dụng những công nghệ mới hiện đại sẽ giúp cho quá trình phân tích nhanh chóng, chính xác hơn. Ngoài ra hệ thống thông tin hiện đại giúp cho việc lưu trữ thông tin về các doanh nghiệp được đầy đủ hơn, ngân hàng có thể tra cứu dễ dàng, ít tốn thời gian và tiền bạc. Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay nhờ vậy được nâng cao. Trên đây là phần lý thuyết cơ bản liên quan đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Thực trạng vấn đề này tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội sẽ được trình bày ở chương tiếp theo. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 2.1 Khái quát về ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội : 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng cổ phần quân đội Ngân hàng cổ phần quân đội được thành lập năm 1994 theo quyết định thành lập số 00374/GB – UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Ngày 4/11/1994, ngân hàng chính thức đi vào hoạt động theo giấy phép số 0054/NH – GB của Ngân hàng nhà nước Việt Nam với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, thời gian hoạt động là 50 năm. Mục tiêu ban đầu của ngân hàng là đáp ứng nhu cầu về vốn của các Doanh nghiệp quân đội làm kinh tế.Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, với đường lối chính sách đúng đắn, Ngân hàng Quân đội đã gặt hái được nhiều thành công. Ngân hàng không những đã đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Quân Đội mà còn phục vụ hiệu quả tất cả các thành phần kinh tế, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của khách hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong suốt hơn 12 năm vừa qua, Ngân hàng Quân Đội luôn đảm bảo sự phát triển liên tục và ổn định, thể hiện ở một số chỉ tiêu: - Tổng vốn điều lệ của ngân hàng đến 31/12/2006 đạt 1045,2 tỷ đồng, tăng 132,2% so với đầu năm và tăng 52,26 so với ngày đầu thành lập. - Tổng tài sản của ngân hàng đến ngày 31/12/2006 đạt 13 529 tỷ đồng, tăng 64,7% so với đầu năm và tăng 420 lần so với ngày đầu thành lập. - Tổng vốn huy độn đạt 11 940 tỷ, tăng 60,9% so với đầu năm và tăng 1124 lần so với ngày đầu thành lập. - Tổng dư nợ đạt 6 195 tỷ, tăng 38,6% so với đầu năm và tăng 411 lần so với ngày đầu thành lập. - Lợi nhuận trước thuế năm 2006 đặt 252,8 tỷ, tăng 69% so với cùng kỳ và tăng gấp 1100 lần so với ngày đầu thành lập.Như vậy, tổng lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng kể từ khi thành lập đạt đến 910 tỷ đồng. Với kết quả hoạt động như vậy ngân hàng Quân Đội luôn duy trì tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ở mức cao, đảm bảo tốt quyền lợi của cổ đông, duy trì mức cổ tức hàng năm từ 15-20%. - Mạng lưới ngân hàng Quân đội liên tục phát triển. Từ một điểm giao dịch đầu tiên, đến nay ngân hàng đã có 40 chi nhánh và điểm giao dịch trên toàn quốc, có hơn 500 ngân hàng đại lý trên toàn thế giới. - Đội ngũ nhân viên của ngân hàng không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Từ 20 nhân viên ngày đầu mới thành lâp, hiện nay ngân hàng đã có hơn 800 nhân viên với trình độ và tính chuyên nghiệp ngày càng cao. Nếu tính các công ty trực thuộc thì Ngân hàng có hơn 1000 người. 2.1.2 Vị thế trong ngành ngân hàng  Hiện nay, vị thế của ngân hàng trong khối các Ngân hàng cổ phần ngày càng được tăng lên. Tại Việt Nam, đến 12/2006 có 5 NHTMNN, 2 Ngân hàng chính sách (Ngân hàng chính sách xă hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam), 38 NHTMCP, 4 Ngân hàng Liên doanh, 35 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 46 văn phòng đại diện của các định chế tín dụng nước ngoài và hệ thống hơn 900 quỹ tín dụng nhân dân, 11 công ty cho thuê tài chính và 6 công ty tài chính. Như vậy, số lượng các ngân hàng là khá nhiều so với quy mô nền kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Tính đến cuối năm 2006, 5 NHTM lớn của Nhà nước ước tính chiếm khoảng 70% vốn huy động và 70% dư nợ cho vay toàn thị trường. Các NHTM còn lại và các ngân hàng nước ngoài chia sẻ thị huy động vốn và 30% thị phần cho vay còn lại. Như vậy, thị trường ngân hàng vẫn có độ tập trung cao vào các NHTMNN. Nếu so trong khối các NHCP có trụ sở chính tại Hà Nội thì Ngân hàng Quân đội có thị phần huy động vốn từ thị trường cấp 1 cao nhất, chiếm 21,24%. Cho vay chiếm 14,52% thị phần, vốn điều lệ chiếm 14,94%, tổng tài sản chiếm 15,44%. Nếu so với khối NHCP nói chung thì Ngân hàng Quân đội chiếm 6,8% vốn huy động từ thị trường 1, chiếm 4,7% dư nợ. Có được những kết quả đáng ghi nhận trên là do Ngân hàng Quân đội đã tập trung khai thác tốt thế mạnh của mình tạo dựng vị thế trên thị trường. Cụ thể : Về huy động vốn, Ngân hàng Quân đội không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn mới, đặc biệt là các chương trình Tiết kiệm dự thưởng trong các năm qua được khách hàng đánh giá rất cao. Thương hiệu MB ngày càng được củng cố và tăng cường, được khách hàng tin tưởng. Về hoạt động tín dụng, so với các ngân hàng CP khác, Ngân hàng Quân đội đã triển khai thành công các sản phẩm cho vay mua ô tô trả góp, cho vay đồng tài trợ.. Về thanh toán Quốc tế, Ngân hàng Quân Đội đã triển khai thành công các chương trình tài trợ đổi hàng liên chính phủ, thiết lập được nhiều mối quan hệ hợp tác đối với các Ngân hàng đại lý. Trong những năm gần đây, hạn mức thanh toán L/C mà các Ngân hàng đại lý cấp cho Ngân hàng Quân đội liên tục tăng. Về hoạt động bảo lãnh, Ngân hàng Quân đội là ngân hàng cổ phần có số phí bảo lãnh cao nhất trong số các NHCP Về hoạt động kinh doanh vốn và ngoại tệ, quan hệ giao dịch interbank của Ngân hàng Quân đội trong những năm qua đã được mở rộng mạnh mẽ. Đến nay có thể khẳng định Ngân hàng Quân đội đã mở rộng và tăng cường mối quan hệ này với tất cả các định chế tài chính hoạt động hiệu quả tại VN. Vị thế giao dịch interbank của Ngân hàng Quân đội đã được củng cố mạnh mẽ qua việc được các đối tác giao dịch tăng hạn mức cho năm 2005 từ 2-5 lần so với năm 2004. 2.1.3 Cơ cấu bộ máy của ngân hàng TMCP Quân đội Sơ đồ bộ máy của ngân hàng TMCP Quân đội Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Các uỷ ban cao cấp Phòng kiểm tra, kiểm sóat nội bộ Công ty quản lý quỹ chứng khoán Hà Nội Công ty chứng khoán Thăng Long Công ty AMC Phòng Đầu tư và Dự Án Khối Mạng lưới bán hàng Khối Treasury Khối khách hàng cá nhân Khối khách hàng doanh nghiệp Khối quản lý tín dụng Phòng KHTH & pháp chế Trung tâm CNTT Khối TC – NS - HC Phòng Tài chính - Kế Toán Phòng NCPT và xây dựng chính sách Sở giao dịch và chi nhánh Đại hội đồng cổ đông (Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2006 của NH TMCP Quân Đội) 2.2 Kết quả đạt được 2.2.1 Hoạt động huy động vốn: Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng rất đa dạng, linh hoạt, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu gửi tiền của khách hàng bao gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp Tiền gửi tiết kiệm Ngân hàng nhận các khoản tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ, USD, EUR với các kỳ hạn khác nhau : Không kỳ hạn, kỳ hạn 1,2,3,6,9,12,13,24,36 tháng với các hình thức trả lãi khác nhau : trả lãi trước, trả lãi cuối kỳ, trả lãi theo yêu cầu của khách hàng, và hình thức tiết kiệm tích luỹ : Là hình thức trong đó khách hàng gửi một khoản tiền cố định đều đặn theo kỳ 1, 3 hoặc 6 tháng trong thời hạn từ 1 đến 18 năm theo thoả thuận để có một khoản tiền thực hiện dự án trong tương lai. Ngoài ra, Ngân hàng Quân đội còn nhận vốn uỷ thác và đầu tư của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước Tiền gửi thanh toán Mở tài khoản tại ngân hàng, khách hàng sẽ được sử dụng các dịch vụ tài khoản: nhận tiền, chuyển tiền và gửi tiền tiện ích, nhanh chóng và hiện đại Hoạt động huy động vốn của ngân hàng Quân đội đều có bước tăng trưởng tốt, ổn định. Trong những năm qua, ngân hàng đã tích cực mở rộng quan hệ, tìm kiếm khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Đồng thời, ngân hàng cũng tăng cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu MB, mở rộng các điểm giao dịch trên các địa bàn chiến lược, đông dân cư. Tính đến 31/12/2006, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt 11.511,42 tỷ đồng, tăng 64% so với đầu năm, bằng 125% kế hoạch năm. Lượng vốn huy động từ dân cư tăng trưởng tốt, đạt 4576,84 tỷ tăng 91,2% so với đầu năm. Đây là một kết quả tăng trưởng khá, thể hiện uy tín và hình ảnh tốt của ngân hàng đối với khách hàng. Đặc biệt, lượng tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân tăng trưởng cao, đạt 158,31 tỷ đồng, tăng 165, 8% so với đầu năm.Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tính đến 31/12/2006 đạt 5174,92 tỷ đồng, tăng 66% so với đầu năm.Trong năm 2006, thị trường vốn liên ngân hàng có sự dư thừa. Tuy vậy, ngân hàng đã tham gia khá tích cực vào thị trường liên ngân hàng nâng số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng lên 5716 tỷ đồng và đã tạo ra nguồn thu đáng kể từ hoạt động kinh doanh vốn trên thị trường liên ngân hàng Trong hai năm qua, ngân hàng quân đội đã triển khai thành công các chương trình Tiết kiệm dự thưởng, góp phần thu hút một lượng lớn tiền gửi của khách hàng. Lượng tiền gửi dân cư trong những năm qua cũng có sự tăng trưởng vượt bậc. Trong đó, năm 2005, lượng tiền gửi của dân cư tăng 60% so với năm 2004, năm 2006 tăng 91,2% so với đầu năm. Kết quả hoạt động huy động vốn được thể hiện ở bảng sau Bảng 2.1 Vốn huy động Đơn vị : Tỷ VNĐ STT Chỉ tiêu 2005 2006 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng I Tổng huy động 7,846 100% 11,511 100% 1 Huy động trong nước 7,846 100% 11,511 100% Không kỳ hạn 3,670 46,78% 4,702 40,85% Có kỳ hạn 4,175 53,22% 6,808 59,15% 2 Huy động nước ngoài 0 0% 0 0% (Nguồn: Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu đợt 1 năm 2007 của NH TMCP Quân đội) Biểu đồ 2.1 Tổng vốn huy động Đơn vị : Tỷ VNĐ (Nguồn: Báo cáo thường niên NH TMCP Quân Đội năm 2006) Tổng vốn huy động tăng cao qua các năm là do uy tín và hình ảnh của ngân hàng Quân đội ngày càng được khẳng định bên cạnh việc mở rộng mạng lưới các chi nhánh rộng khắp trên cả nước. 2.2.2 Hoạt động tín dụng Ngân hàng Quân đội sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu về vốn đa dạng của khách hàng cá nhân và các tổ chức kinh tế với các hình thức tín dụng và bảo lãnh Đối với tổ chức kinh tế: Cho vay ngắn hạn: Đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như thanh toán tiền hàng, vật liệu… Với loại tiền vay theo nhu cầu của khách hàng, lãi suất linh hoạt, thời hạn dưới 12 tháng. Cho vay trung và dài hạn : Nhằm đáp ứng vốn cho doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị, hiện đạo hoá sản xuất… với lãi suất cho vay linh hoạt, thủ tục nhanh gọn thời hạn vay trên 1 năm. Cho vay nhập khẩu: Đáp ứng nhu cầu về vốn nhập khẩu hàng hoá, máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh, và các dịch vụ thanh toán quốc tế kèm theo Cho vay xuất khẩu: Cho vay xuất khẩu kèm với dịch vụ thanh toán quốc tế và dịch vụ mua bán ngoại tệ. Cho vay sản xuất: Đáp ứng nhu cầu về vốn từ khâu mua nguyên vật liệu, sản xuất đến khâu tiêu thụ hàng hoá Cho vay thương mại: Đáp ứng nhu cầu về vốn và dịch vụ để khách hàng thực hiện kinh doanh với vai trò nhà phân phối. Cho vay xây dựng: Kết hợp với dịch vụ bảo lãnh thoả mãn nhu cầu về vốn và dịch vụ của khách hàng trong quá trình dự thầu, thực hiện hợp đồng, bàn giao công trình. Cho vay dựa trên khoản phải thu và hàng tồn kho: Cho vay ngắn hạn dựa trên tài sản đảm bảo là hàng tồn kho và các khoản phải thu Hoạt động bảo lãnh: Ngân hàng cung cấp các sản phẩm bảo lãnh đa dạng, bao gồm các loại bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm Đối với khách hàng cá nhân Sản phẩm cho vay ngày càng đa dạng và linh hoạt, bao gồm: Cho vay tiêu dùng: Đáp ứng tối đa các nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hợp pháp như mua sắm vạt liệu tiêu dùng, đi du lịch Cho vay sản xuất kinh doanh: Tài trợ cho cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ Cho vay cổ phần hoá: Tài trợ thêm về mặt tài chính chi cá nhân mua cổ phiếu phát hành lần đầu của các doanh nghiệp cổ phần hoá hoặc phát hành cổ phiếu bổ sung của các doanh nghiệp cổ phần. Cho vay mua, sửa chữa và xây dựng mới nhà cửa, mua căn hộ chung cư nhằm bổ sung tài chính thiếu hụt cho khách hàng mua sắm, sửa chữa nhà cửa. Cho vay mua ô tô trả góp: tài trợ để khách hàng có thể sở hữu ô tô với tỷ lệ cho vay tối đa là 60% Cho vay du học: Tạo điều kiện cho cá nhân phát triển về lâu dài Cho vay cầm cố giấy tờ có giá: Cầm cố sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, cổ phiếu đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. Trong những năm qua, Ngân hàng Quân đội đã tập trung nâng cao năng lực, củng cố lại tổ chức theo mô hình chiến lược đã lựa chọn. Theo đó, hoạt động tín dụng đã được phân theo các đối tượng khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân để đảm bảo phục vụ khách hàng một cách chuyên sâu, chất lượng cao. Đồng thời, trong từng khối cũng có sự phân tách rõ ràng giữa bộ phận bán hàng, bộ phận hỗ trợ. Ngoài ra, ngân hàng cũng chú trọng hoàn thiện các quy trình, chính sách tín dụng, chuẩn hoá các mẫu hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh thêm các chuẩn mực tiên tiến, không ngừng đào tạo đội ngũ nhân viên trên toàn hệ thống. Về việc phân loại, lựa chọn khách hàng được tiến hành dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường, phân tích ngành nghề kinh doanh và định hướng của ngân hàng.Công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay được ngân hàng đặc biệt quan tâm.Chính vì vậy, hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm qua đã đạt được sự tăng trưởng ổn định và bền vững. Tính đến 30/12/2005, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng là 4470 tỷ, tăng 13,97% so với đầu năm, phù hợp với mục tiêu của ngân hàng là tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại nợ vay. Đến 31/12/2006, tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng là 6195 tỷ, tăng 38,6% so với đầu năm, tăng 6,32% so với kế hoạch đề ra.Trong năm 2006, Ngân hàng quân đội tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại nợ vay, đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ và tín dụng bán lẻ. Tỷ trọng cho vay khối KHCN đã tăng lên đáng kể trong tỷ trọng cho vay so với thời điểm đầu năm, hoàn thành kế hoạch đề ra với mức vượt 17,12%. Về cơ cấu cho vay theo thời hạn : + Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng xấp xỉ 69% tổng dư nợ + Cho vay trung hạn chiếm 20,79% tổng dư nợ + Cho vay dài hạn chiếm 10,1% tổng dư nợ Chất lượng tín dụng của Ngân hàng vẫn tiếp tục được đảm bảo.Tỷ lệ nợ quá hạn nhóm 3, 4, 5 là 1,68%. Số tiền trên quỹ dự phòng đến 30/12/2005 là 83,36 tỷ đồng. Đến 31/12/2006, tỷ lệ nợ quá hạn nhóm 2,3,4,5 là 6,68 %; tỷ lệ nợ quá hạn nhóm 3,4,5 là 2,7%.Số tiền trên quỹ dự phòng là 172,865 tỷ đồng. Kết quả hoạt động tín dụng. Bảng 2.2 Các khoản cho vay theo hạn mức thời gian Đơn vị : Triệu VNĐ Chỉ tiêu  2006  % 2005 %  2004  % Ngắn hạn 4.145 ;504 70,19 2.867.120 66,67 2.224.660 63,93 Trung và dài hạn 1.699.932 28,78 1.385.219 32,21 1.234.138 35,46 Các khoản khác 60.522 1,025 48.085 1,118 21.153 0,608  Tổng 5.905.958 4.300.424 3.479.951 ( Nguồn báo cáo thường niên 2005,2006 của NHTMCP Quân Đội) Trong đó riêng năm 2006 tỷ lệ các khoản vay theo hạn mức thời gian là Cho vay ngắn hạn 69% Cho vay trung hạn 20,79% Cho vay dài hạn 10,10% Bảng 2.3 Dư nợ Đơn vị: Tỷ VNĐ Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Tổng dư nợ 4,47 6,195 Tỷ lệ nợ nhóm 2, 3, 4, 5 8,19% 6,68% Tỷ lệ nợ nhóm 3, 4, 5 1,68% 2,70% Tỷ lệ an toàn vốn 8,74% 15,47% (Nguồn: Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu đợt 1 năm 2007 của NH TMCP Quân đội) Biểu đồ 2.2 Tổng dư nợ Đơn vị : Tỷ VNĐ (Nguồn : Báo cáo thường niên của NH TMCP Quân đội năm 2006) Bảng 2.4  Cơ cấu tài sản của ngân hàng năm 2006 Đơn vị : Triệu VNĐ Tài sản Tiền mặt tại quỹ, giấy tờ có giá 156.984 Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước Việt Nam 307.699 Tiền gửi tại các tổ chức tài chính khác 5.176.246 Chứng khoán đầu tư 667.928 Chứng khoán theo hợp đồng mua lại 251.791 Cho vay và ứng trước cho khách hàng 5.742.942 Đầu tư góp vốn 334.025 Tài sản cố định 163.697 Tài sản khác 188.044 TỔNG 12.989.356 (Nguồn: báo cáo thường niên NH TMCP Quân đội năm 2006) Biểu đồ 2.3 Cơ cấu tài sản 45% tài sản là để cho vay (là một nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng), phần còn lại hầu như là gửi tại ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.Như vậy việc sự dụng vốn chưa thực sự đạt hiệu suất tối đa, ngân hàng quân đội cần phải chú trọng hơn nữa vào hoạt động đầu tư và mảng dịch vụ. 2.2.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán 2.2.3.1 Hoạt động Nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ Với việc triển khai đề án Treasury, việc quản lý vốn và kinh doanh tiền tệ của ngân hàng đã có những kết quả rất đáng ghi nhận. Nhìn chung, khối Treasury đã đảm trách khá tốt việc điều hoà vốn giữa các chi nhánh thông qua cơ chế mua bán vốn nội bộ, quản lý chặt chẽ dự trữ bắt buộc, cơ cấu lại tài khoản Nostro và kinh doanh ngoại tệ phục vụ khách hàng và để kiếm lời. đồng thời, ngân hàng đã tích cực tham gia trên thị trường liên ngân hàng, tham gia thị trường mở, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá, thực hiện các nghiệp vụ Hoán đổi, đối ứng sản phẩm với các ngân hàng HSBC, Citibank, Standard Chartered… Ngân hàng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu mua bán tất cả các loại ngoại tệ mạnh với mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng Trong năm 2005, hoạt động kinh doanh vốn và ngoại tệ đã mang lại cho Ngân hàng 25,39 tỷ đồng lợi nhuận, bằng 120% kế hoạch đề ra cho cả năm. Lợi nhuận năm 2006 đạt 35,64 tỷ, bằng 178,22% kế hoạch năm. Với những kết quả hoạt động về quản lý vốn và kinh doanh ngoại tệ, trong năm 2005 Ngân hàng Quân đội đă được vinh dự là một trong số ít các ngân hàng thương mại Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước Trung ương - Vụ quản lý ngoại hối cho phép thử nghiệm cung cấp sản phẩm Quyền lựa chọn bằng Đồng Việt Nam với khách hàng 2.2.3.2Về hoạt động thanh toán Hoạt động thanh toán nội địa Nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến quy trình xử lý chứng từ thanh toán cũng như tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, chất lượng hoạt động thanh toán nội địa đã tăng lên đang kể: tốc độ thanh toán nhanh, an toàn, chính xác và bảo mật. Đặc biệt, trong năm 2006 để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng tăng, ngân hàng đã thành lập Trung tâm thanh toán. Đồng thời, triển khai các nghiệp vụ thu gạch cước điện thoại cho Viettel, lập các quỹ lưu động thu tiền cho các doanh nghiệp lớn, khách hàng quan trọng… Hoạt động thanh toán quốc tế Với hệ thống mạng lưới hơn 500 ngân hàng đại lý trải rộng khắp châu lục, ngân hàng cung cấp cho khách hàng dịch vụ thanh toán quốc tế nhanh chóng, an toàn và hiệu quả với các dịch vụ Chuyển tìền ra nước ngoài Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam Nhờ thu: Ngân hàng cung cấp dịch vụ nhờ thu chứng từ theo phương thức trả ngay (D/P) hoặc trả chậm (D/A) với vai trò là ngân hàng thu tiền, ngân hàng chuyển chứng từ. Thư tín dụng xuất khẩu: Ngân hàng sẽ tham gia với vai trò là ngân hàng thông báo, ngân hàng chiết khấu hoặc ngân hàng xác nhận Thư tín dụng nhập khẩu Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu Phát hành bảo lãnh quốc tế Doanh số thanh toán quốc tế của ngân hàng không ngừng tăng lên cùng với sự phát triển của Ngân hàng. Ngân hàng đã tổ chức lại Phòng thanh toán quốc tế theo mô hình tổ chức mới, hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với yêu cầu phát triển của Ngân hàng, quản lý chứng chỉ hệ thồng SWIFT của toàn hệ thống, đảm bảo hoạt động tốt và an toàn trong thanh toán với các đối tác nước ngoài Trong năm 2005, tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu đạt 691 triệu USD, bằng 86% so với đầu năm.Tuy các L/C không có giá trị lớn như năm trước nhưng số lượng giao dịch lại tăng lên tương đối khá và lượng khách hàng giao dịch cũng tăng. Điều này cũng đảm bảo nguồn thu phí dịch vụ tương đối tốt, đạt 13,7 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ năm 2004. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 đạt 791,407 triệu USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2005. Tổng phí thanh toán quốc tế đạt 15,6 tỷ đồng, tăng 13,86% so với cùng kỳ. Với những kết quả xuất sắc như trên, trong hai năm liên tục 2004, 2005, Ngân hàng Quân đội được nhận giải “Dịch vụ thanh toán toàn cầu và Quản lý vốn xuất sắc” do HSBC - Mỹ trao tặng. Năm 2006, Ngân hàng đã được tập đoàn Standard Chartered Bank trao tăng Giải thưởng “Ngân hàng đạt chất lượng thanh toán xuất sắc năm 2006” Trong năm 2006, ngân hàng đã xây dựng và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với yêu cầu phát triển của ngân hàng, hỗ trợ về nghiệp vụ cho các chi nhánh chưa có bộ phận thanh toán quốc tế, quản lý tốt hệ thống SWIFT của toàn hệ thống, đảm bảo an toàn trong thanh toán với các đối tác nước ngơài 2.2.4 Hoạt động đầu tư Tính đến 31/12/2006, tổng số vốn góp liên doanh cổ phần của Ngân hàng là 174,8 tỷ, tăng 3,4 lần so với đầu năm. Các hoạt động đầu tư góp vốn được thực hiện đa dạng theo nhiều phương thức như mua cổ phần DNNN bán đấu giá lần đầu khi cổ phần hoá, mua cổ phần của cổ đông chiến lược, đầu tư góp vốn Quỹ đầu tư chứng khoán, giao dịch trung tâm GDCK Hà Nội và các hoạt động uỷ thác, giao dịch thông qua công ty chứng khoán Thăng Long.Danh mục đầu tư của Ngân hàng có chất lượng tốt. 2.2.5 Hoạt động khác Hoạt động ngân hàng đại lý Hoạt động quan hệ quốc tế cũng có nhiều kết quả đáng ghi nhận.Ngân hàng đã có bộ phận chuyên trách, phụ trách hoạt động Ngân hàng đại lý.Hiện nay, Ngân hàng đã thiết lập được quan hệ đại lý với 500 ngân hàng trên toàn thế giới, được một số ngân hàng lớn cấp cho các hạn mức tín dụng xác nhận L/C lớn như : Citibank 10triệu USD, HSBC 14 triệu, Nova Scotia 10 triệu, HSH Nordbank 30triệu, thiết lập được quan hệ trực tiếp với Bank of China, giải quyết được các khó khăn khi thông báo vào thị trường Trung Quốc, rút ngắn thời gian thông báo L/C từ 1 tuần xuống còn 1 ngày. Thanh toán hàng đổi hàng với các ngân hàng tại Liên bang Nga được quản lý chặt chẽ, an toàn và chính xác với doanh số đạt trên 20 triệu USD. Hoạt động kinh doanh thẻ Nhằm nâng cao hơn nữa dịch vụ tiện ích cho khách hàng, năm 2004, ngân hàng Quân đội đã triển khai dịch vụ thẻ ATM Active plus cho khách hàng.Thẻ ATM Active plus do ngân hàng quân đội cung cấp mang lại cho khách hàng những tính năng ưu việt hơn hẳn những sản phẩm thẻ của các ngân hàng khác như cung cấp cho chủ thẻ dịch vụ bảo hiểm của cá nhân tại công ty bảo hiểm Viễn đông. Ngoài ra, nhờ việc kết nối thành công với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, khách hàng có thể thực hiện giao dịch tại tất cả những điểm chấp nhận thẻ của Ngân hàng Quân đội và hệ thống ATM của VCB trên toàn quốc Trong năm 2006, toàn hệ thống phát hành tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, nâng tổng số thẻ lưu hành trên toàn hệ thống 36562 thẻ, tăng 4,54 lần so với đầu năm. Triển khai lắp đạt 52 POS và lắp mới 32 ATM. Đây là một kết quả tăng trưởng khá. Năm 2006, Ngân hàng đã tổ chức lại phòng Thẻ thành Trung tâm Thẻ, phối hợp với tư vấn xây dựng chiến lược phát triển thẻ, lựa chọn đối tác cung cấp phần mềm thẻ.Đồng thời triển khai thanh toán cước Viettel qua ATM và đề án thanh toán cước trả trước tự động cho Viettel. Ngoài các dịch vụ trên Ngân hàng còn cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ sau: dịch vụ trả lương qua tài khoản, dịch vụ thu chi hộ tiền mặt, dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ ngân quỹ, giữ hộ tài sản quý, dịch vụ kiều hối, các dịch vụ chứng khoán thực hiện qua công ty trực thuộc TSC…Các dịch vụ hỗ trợ khách hàng như Mobile banking, Internet banking… 2.2.7 Kết quả hoạt động chung Bảng 2.5 Báo cáo kết quả kinh doanh hai năm 2005, 2006 Đ ơn v ị : Triệu VNĐ 2006 2005 Thu nhập tiền lãi và các khoản có tính chất lãi 885.682 476.461 Thu nhập từ phí và hoa hồng 46.543 27.955 Thu nhập ròng từ kinh doanh ngoại hối 6.635 3.154 Thu nhập ròng từ hoạt động đầu tư 32.359 4.659 Thu nhập hoạt động khác 43.811 30.155 TỔNG THU 1.015.030 542.384 Chi phí tiền lãi và các khoản có tính chất lãi 495.275 236.544 Chi phí trả phí và hoa hồng 7.498 5.848 Lương và các chi phí liên quan 49.969 27.061 Dự phòng cho các khoản vay và ứng trước khó đòi 120.693 71.390 Dự phòng chung cho các cam kết phát hành 4.770 5.079 Khấu hao và phân bổ tài sản cố định 17.282 10.528 Chi phí quản lý chung 66.654 37.319 TỔNG CHI 762.141 393.769 Lợi nhuận trước thuế 252.889 148.615 Thuế thu nhập doanh nghiệp 41.468 39.570 Lợi nhuận sau thuế 211.421 109.045 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0,36 0,29 (Nguồn: Báo cáo thường niên NH TMCP Quân đội 2006) Biểu đồ 2.4 Lợi nhuận trước thuế qua các năm Đơnvị : Tỷ VN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32980.doc
Tài liệu liên quan