LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC. i
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮVIẾT TẮT . iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG .v
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ. vi
LỜI MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1: CƠSỞLÝ LUẬN. 3
1.1 Hoạt động mua hàng trong doanh nghiệp sản xuất.3
1.1.1 Tầm quan trọng của hoạt động và quản trịmua hàng.3
1.1.2 Các phương pháp và quy tắc mua hàng.3
1.1.2.1 Các phương pháp mua hàng trong doanh nghiệp.3
1.1.2.2 Các quy tắc đảm bảo mua hàng có hiệu quả.6
1.2 Vai trò và nội dung của quản trịmua hàng .7
1.2.1 Mục tiêu và vai trò của hoạt động mua hàng.7
1.2.1.1 . Khái niệm vềquản trịmua hàng . 7
1.2.1.2 Mục tiêu của quản trịmua hàng . 7
1.2.2 Nội dung của quản trịmua hàng . 9
1.2.2.1 Xác định nhu cầu mua hàng . 9
1.2.2.2 Tìm và lựa chọn nhà cung cấp . 11
1.2.2.3 Thương lượng và đặt hàng . 13
1.2.2.4 Theo dõi và kiểm tra giao nhận hàng . 14
1.2.2.5 Đánh giá kết quảthu mua . 14
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trịmua hàng. 15
1.3.1 Các nhân tốbên trong ảnh hưởng. 15
1.3.2 Các nhân tốbên ngoài ảnh hưởng. 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀCÔNG TÁC QUẢN TRỊMUA HÀNG . 18
2. 1 Vài nét sơlược vềCông ty Tín Thành . 18
2.1.1 Lịch sửhình thành và phát triển của Công ty. 18
2.1.2 Chức năng, quyền hạn vềlĩnh vực hoạt động của Công ty . 19
2.1.2.1 Chức năng ngành nghềkinh doanh . 19
2.1.2.2 Quyền hạn của Công ty . 19
2.1.3 Cơcấu tổchức quản lý của Công ty . 19
2.1.4 Kết quảhoạt động kinh doanh của Công ty. 24
2.2 Phân tích và đánh giá tình hìnhmua hàng tại Công ty . 26
2.2.1 Tình hình mua hàng vật tưtrong 03 năm (2008, 2009, 2010). 26
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác mua hàng. 28
2.2.2.1 Các nhân tốbên trong Công ty . 28
2.2.2.2 Các nhân tốbên ngoài Công ty . 29
2.3 Thực trạng công tác quản trịmua hàng tại Công ty Tín Thành. 31
2.3.1 Quy trình mua hàng nội địa của Công ty Tín Thành. 31
2.3.2 Xác định nhu cầu mua hàng nguyên vật liệu tại Công ty. 36
2.3.3 Tìm và lựa chọn nhà cung cấp khi mua hàng tại Công ty. 37
2.3.4 Thương lượng và đặt hàng tại Công ty. 38
2.3.5 Theo dõi và kiểm tra giao nhận hàng mua tại Công ty. 40
2.4 Nhận xét chung đối với công tác quản trịmua hàng tại Công ty. 40
2.4.1 Ưu điểm. 40
2.4.2 Khuyết điểm. 41
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ. 44
3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển Công ty Tín Thành . 44
3.1.1 Mục tiêu phát triển của Công ty. 44
3.1.2 Phương hướng phát triển của Công ty. 44
3.2 Một sốgiải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác . 46
3.2.1 Hoàn thiện quy trình mua hàng . 46
3.2.1.1 Công tác xác nhận nhu cầu . 46
3.2.1.2 Cũng cốhoàn thiện hệthống nhà cung cấp . 47
3.2.1.3 Nâng cao chất lượng công tác thương lượng . 48
3.2.1.4 Công tác kiểm tra và theo dõi giao nhận hàng . 49
3.2.2 Tổchức nhân sựthực hiện quá trình mua hàng . 49
3.3 Các kiến nghị . 51
3.2.1 Cơsởvật chất kỹthuật . 51
3.3.2 Cơquan nhà nước. 51
KẾT LUẬN . 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 53
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2723 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao công tác quản trị mua hàng nội địa tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ In Ấn Bao Bì Tín Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh có ảnh hưởng lớn đến công tác quản trị mua hàng vì để
xây dựng nên một kế hoạch mua hàng hợp lý phải dựa trên kết quả kinh doanh.
Các nguồn lực của doanh nghiệp, gồm:
Vốn: Là điều kiện tiền đề vật chất cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp đặc biệt là trong mua hàng.Đây là nhân tố quan trọng ảnh hởng
đến công tác mua hàng của doanh nghiệp.
GVHD: Thạc sỹ Lê Thị Ngọc Hằng Khóa Luận Tốt Nghiệp
SVTH: Vương Ngọc Hoa Lớp 09HQT1 16
Cơ sở vật chất kỹ thuật: Là tạo điều kiện tốt trong mua hàng bởi nếu doanh
nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại thì doanh nghiệp sẽ nhanh chóng
nắm bắt được thông tin, có nhiều cơ hội chớp lấy thời cơ để mua được
hàng nhanh hơn và tốt hơn.
Nhân viên mua hàng: Mua hàng phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của con
người. Một nhân viên thu mua giỏi phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
Kiến thức hiểu biết về hàng hoá, hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm
trong thu mua, giao tiếp tốt,…
Năng lực của nhà quản trị mua hàng:
Nhà quản trị có vai trò quyết định đến quá trình mua hàng. Nhà quản trị là
người chỉ đạo cho nhân viên mua hàng, nên họ phải nắm rõ được về năng lực nhân
viên, như khả năng làm việc đảm nhận việc mua hàng,…
Vị thế của doanh nghiệp trên thương trường:
Nếu doanh nghiệp có vị thế, uy tín trên thương trường thì việc đặt mua hàng
sẽ dễ dàng hơn.
Ngoài ra còn có các nhân tố khác như tình hình sản xuất kinh doanh, trình độ
tiến bộ khoa học kỹ thuật,…, đều có ảnh hởng đến công tác mua hàng.
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới công tác quản trị mua hàng
Nhà cung cấp: Đây là yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả mua
hàng của doanh nghiệp, vì nếu lựa chọn không đúng nhà cung cấp thì sẽ không đảm
bảo khả năng mua hàng của doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng lớn đến mua hàng trong doanh nghiệp ở cả
mua và bán. Đối thủ cạnh tranh trong mua hàng thể hiện ở chỗ doanh nghiệp luôn
phải đối phó với hàng loạt các đối thủ cạnh tranh, sự cạnh tranh trên thị trường là sự
cạnh tranh về giá. Nếu nhà cung cấp nào đưa ra giá cả hay các điều khoản ưu đãi thì
họ sẽ dễ dàng thu hút được các doanh nghiệp quan tâm đến hàng của mình.
Các cơ quan nhà nước:
GVHD: Thạc sỹ Lê Thị Ngọc Hằng Khóa Luận Tốt Nghiệp
SVTH: Vương Ngọc Hoa Lớp 09HQT1 17
Các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương đều có ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh và hoạt động mua hàng của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp
đều có các cơ quan nhà nước, cơ quan địa phương kiểm tra và giám sát các hoạt
động có liên quan tới hoạt động kinh doanh của mình. Thông qua hệ thống cơ quan
nhà nước, nhà quản trị sẽ tìm được nguồn cung ứng tốt đảm bảo được mục tiêu mua
hàng của mình, như : Thông qua các cơ chế, chính sách thuế, ….
Đó là một số các nhân tố ảnh hưởng tới nghiệp vụ mua hàng của doanh
nghiệp, có những nhân tố chủ quan và khách quan thì doanh nghiệp có thể điều
chỉnh chính sách mua hàng phù hợp.
GVHD: Thạc sỹ Lê Thị Ngọc Hằng Khóa Luận Tốt Nghiệp
SVTH: Vương Ngọc Hoa Lớp 09HQT1 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ MUA HÀNG
TẠI CÔNG TY TNHH TM-DV IN ẤN BAO BÌ TÍN THÀNH
2.1 Vài nét sơ lược về Công ty TNHH TM-DV IN ẤN BAO BÌ TÍN
THÀNH
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Tín Thành
Ngày 01/11/2006, Công ty được thành lập và được Sở Kế Hoạch Đầu Tư cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102044467 ngày 01/11/2006 với:
• Tên giao dịch : Công ty TNHH TM-DV IN ẤN BAO BÌ TÍN THÀNH
• Tên viết tắt : TTP.Co., Ltd .
• Trụ sở chính : 12 Phan Văn Trị, P.7, Q.Gò Vấp, TPHCM.
• Mã số thuế : 0 3 0 4 6 8 0 5 2 6
• Điện thoại : 08.62576294 Fax : 08.62576346
• Email : tinthanhco.ltd@gmail.com
Công ty được thành lập theo hình thức Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm về in ấn bao bì (Trừ in lụa, in tráng
bao bì nhựa), thiết kế tạo mẫu, dịch vụ quảng cáo, sản xuất pano, hộp đèn, vật phẩm
quảng cáo, hàng may mặc, trừ gia công cơ khí, xi mạ điện, tái chế phế thải, tẩy,
nhộm, hồ,in và gia công hàng đã qua sử dụng.
Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị máy móc các ngành
in: mực in, hóa chất ngành in (trừ hóa chất độc hại mạnh), giấy, in và bao bì, văn
hóa phẩm, văn phòng phẩm,.....
Đến năm 2010, tổng số nhân viên công ty là 30 người, trong đó nhân viên
quản lý là 03 người.
Đặc điểm :
Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hình thức sở hữu của công ty là sở hữu tư nhân.
GVHD: Thạc sỹ Lê Thị Ngọc Hằng Khóa Luận Tốt Nghiệp
SVTH: Vương Ngọc Hoa Lớp 09HQT1 19
2.1.2 Chức năng, quyền hạn về lĩnh vực hoạt động của Công ty Tín
Thành
2.1.2.1 Chức năng ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực họat động: Thiết kế tạo mẫu, dịch vụ
quảng cáo, sản xuất pano, hộp đèn, kệ trưng bày, vật phẩm quảng cáo, hàng may
mặc. Sản xuất và in ấn: Bao thư, Profile, Catalogue, các loại lịch,….
Duy trì và không ngừng phát triển cung cấp các sản phẩm: In ấn và thiết kế,
tạo mẫu, dịch vụ quảng cáo,…., để chiếm lĩnh thị trường trong và ngòai nước, nâng
cao thu nhập cho Cán Bộ Công Nhân Viên (CBCNV) công ty trong điều kiện thị
trường cạnh tranh gay gắt.
2.1.2.2 Quyền hạn của công ty
Kinh doanh đúng các dịch vụ đã được cấp phép trong “Giấy Chứng nhận
đăng ký kinh doanh “
Công ty thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, với địa phương bằng
việc nộp đủ và đúng thời hạn các loại thuế theo quyết định của cơ quan thuế. Công
ty được huy động và sử dụng vốn trong kinh doanh.
Tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tổ chức tốt đời sống vật
chất và tinh thần, không ngừng nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên
môn, nâng cao mức sống cho nhân viên trong công ty.
Tiếp cận, khai thác nhiều thị trường mới ổn định. Xây dựng và tổ chức thực
hiện tốt các kế họach kinh doanh in ấn và thiết kế, tạo mẫu bao bì, dịch vụ quảng
cáo. Công ty đảm bảo an ninh chính trị xã hội và bảo vệ môi trường.
Được quyền tuyển nhân viên hay cho thôi việc đối với nhân viên không có
năng lực, có phẩm chất đạo đức xấu, chủ động trả lương cho CBCNV trong khả
năng cho phép của công ty .
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Tín Thành
Giám đốc: 01 người
Khối gián tiếp – CB CNV và quản lý: 07 Người
Khối lao động trực tiếp: 22 Người
GVHD: Thạc sỹ Lê Thị Ngọc Hằng Khóa Luận Tốt Nghiệp
SVTH: Vương Ngọc Hoa Lớp 09HQT1 20
Trong đó trình độ lao động tại công ty:
• Đại học: 5 Người
• Trung cấp, cao đẳng, công nhân bậc 3/7: 25 người.
Chức vụ nhân sự Số người Khối lao động
Giám Đốc 1 Gián tiếp
Trưởng Phòng 2 Gián tiếp
Nhân Viên 5 Gián tiếp
Công nhân 22 Trực tiếp
Bảng 2.1. Tổng số nhân sự của Công ty Tín Thành
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng,
các bộ phận có mối quan hệ với nhau, có trách nhiệm và quyền hạn nhất định nhằm
đảm bảo cung cấp sản phẩm đúng tiến độ kế họach công ty đề ra.
Tình hình nhân sự của công ty tương đối ổn định, hầu hết CBCNV trẻ tuổi,
có trình độ và được đào tạo chuyên môn tay nghề, đây là lợi thế cho cho sự tồn tại
và phát triển lâu dài của công ty.
Sau đây là Sơ đồ tổ chức quản lý hoạt động của Công ty TNHH TM - DV In
Ấn Bao Bì TÍN THÀNH:
GVHD: Thạc sỹ Lê Thị Ngọc Hằng Khóa Luận Tốt Nghiệp
SVTH: Vương Ngọc Hoa Lớp 09HQT1 21
GVHD: Thạc sỹ Lê Thị Ngọc Hằng Khóa Luận Tốt Nghiệp
SVTH: Vương Ngọc Hoa Lớp 09HQT1 24
Nhìn chung, Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty Tín Thành được tổ chức và bố trí
các phòng ban trong công ty thì tương đối hợp lý và phù hợp với qui mô và tình
hình sản xuất kinh doanh công ty.
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TÍN THÀNH trong 03
năm (2008, 2009, 2010)
Bảng tóm tắt kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty trong 03 năm (2008,
2009, 2010):
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
(VNĐ) (VNĐ) (VNĐ)
2009/
2008
2010/
2009
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ (1) 3,597,477,400 3,948,347,225 6,275,769,000 10% 59%
2 Doanh thu hoạt động tài chính (2) 1,519,958 2,746,652 3,039,187 81% 11%
3 Doanh thu thuần (3) = (1) 3,597,477,400 3,948,347,225 6,275,769,000 10% 59%
4
Chi phí sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ (4) = (4.1) + (4.2) 3,565,093,533 3,716,006,335 6,000,084,872 4% 61%
- Giá vốn hàng bán (4.1) 3,216,746,514 3,325,957,170 5,725,030,563 3% 72%
- Chi phí bán hàng & quản lý (4.2) 348,347,019 390,049,165 275,054,309 12% -29%
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng + dịch vụ
(5) = (3) - (4.1) 380,730,886 622,390,055 550,738,437 63% -12%
6
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh (6) = (5) + (2) - (4.2) 33,903,825 235,087,542 278,723,315 593% 19%
7 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 33,903,825 235,087,542 278,723,315 593% 19%
8 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 8,475,956 58,771,886 69,680,829 593% 19%
9
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp 25,427,869 176,315,657 209,042,486 593% 19%
%Chênh
lệchStt Chi Tiêu
Bảng 2.2. Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Tín Thành
Tổng doanh thu bán hàng của công ty đều tăng nhanh trong ba năm. Năm
2009 tăng so với năm 2008 là 10% và năm 2010 tăng so với năm 2009 là 59%. Điều
này ghi nhận hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Doanh
thu thuần của công ty năm 2009 cũng tăng lên so với năm 2008 là 10% tương ứng
với số tiền tăng lên là 350 896 825 đồng và năm 2010 tăng so với năm 2009 là 59%
GVHD: Thạc sỹ Lê Thị Ngọc Hằng Khóa Luận Tốt Nghiệp
SVTH: Vương Ngọc Hoa Lớp 09HQT1 25
ứng với số tiền 2 327 421 775 đồng. Điều này do các khoản giảm trừ của công ty,
chủ yếu là giảm trừ do giảm giá hàng bán, khuyến mại, còn giảm trừ do hàng bán bị
trả lại thì chiếm tỷ lệ không đáng kể, nên tăng chủ yếu là do doanh thu tăng.
Vì công ty được thành lập vào cuối năm 2006 và mới đi vào hoạt động trong
năm 2007, nên năm 2008 công ty phải trang bị thêm về máy móc, thiết bị, nhà
xưởng,...., tức là tăng chi phí cho tài sản cố định. Vì vậy, Lợi nhuận năm 2008 chỉ
đạt 33 903 825 đồng, do công ty chưa có nhiều khách hàng và phải tăng chi phí đầu
tư tài sản cố định. Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty năm
2009 so với năm 2008 tăng cao gấp hơn 05 lần và kéo theo lợi nhuận gộp năm 2009
tăng cao hơn so với năm 2008 là 63%. Điều này là do trong năm 2009 công ty đã
chú trọng đến tìm kiếm nguồn hàng nguyên liệu thay thế tương đương giá thành rẽ
hơn nên giá vốn bán hàng năm 2009 so với năm 2008 chỉ tăng 3% và do doanh thu
từ hoạt động tài chính năm 2009 tăng so với năm 2008 là 81%. Đồng thời, Công ty
có thêm khách hàng lớn mới như: Mobifone, Marsk Line, ..., làm tăng lợi nhuận.
Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty năm 2010 so với
năm 2009 tăng lên 19%. Điều này là do trong năm 2010 công ty đã tiết kiệm giảm
chi phí bán hàng + quản lý thấp hơn so với năm 2009 là 29%, nên kéo theo lợi
nhuận gộp năm 2010 giảm thấp hơn so với năm 2009 là 12%. Giá vốn bán hàng
năm 2010 tăng so với năm 2009 là 72%, vì giá nguyên vật liệu đầu vào trong năm
2010 luôn biến động tăng cao và do Nhà nước ban hành chính sách tăng về tỷ giá
tiền USD/VND, tăng giá xăng dầu vào đầu năm 2010. Doanh thu từ hoạt động tài
chính năm 2010 tăng so với năm 2009 là 11%. Ngòai ra, trong năm 2010 công ty có
chính sách bán hàng và dịch vụ tốt đối với các khách hàng hiện hữu, nên đã khuyến
khích khách hàng dồn nhiều số lượng đặt hàng cho công ty hơn năm 2009.
Bên cạnh vấn đề doanh thu thì nộp ngân sách nhà nước cũng được công ty
quan tâm đến, khi lợi nhuận tăng kéo theo các khoản nộp ngân sách nhà nước cũng
tăng lên trong 03 năm vừ a qua, cụ thể chi phí nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho
nhà nước trong ba năm như sau: Năm 2008 là 8 475 956 đồng; Năm 2009 là 58 771
886 đồng và trong năm 2010 là 69 680 829 đồng.
GVHD: Thạc sỹ Lê Thị Ngọc Hằng Khóa Luận Tốt Nghiệp
SVTH: Vương Ngọc Hoa Lớp 09HQT1 26
2.2 Phân tích và đánh giá tình hình mua hàng của Công ty Tín Thành
trong thời gian qua
2.2.1 Tình hình mua hàng vật tư nguyên vật liệu trong 03 năm (2008,
2009, 2010)
Bảng tóm tắt doanh số mua vật tư, nguyên vật liệu trong ba năm (20008; 2009;
2010) như sau:
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
(VNĐ) (VNĐ) (VNĐ)
2009/
2008
2010/
2009
1 Giấy in 579,014,373 638,583,770 883,182,690 10.3% 38.3%
2 Decal 193,004,790 245,386,450 469,368,900 27.1% 91.3%
3 Mực in 259,507,180 268,291,880 584,503,060 3.4% 117.9%
4 Hóa chất phụ gia in
175,428,860 198,318,950 376,645,730
13.0% 89.9%
5 Mica 347,408,624 332,150,266 480,383,750 -4.4% 44.6%
6 Sắt thép 55,901,437 47,938,040 63,945,250 -14.2% 33.4%
7 Inox 69,251,198 44,301,750 78,007,870 -36.0% 76.1%
8 Bản kẽm in 158,403,850 193,614,960 364,002,450 22.2% 88.0%
9 Bóng đèn, thiết bị điện phụ trợ
61,761,534 55,876,080 82,700,370
-9.5% 48.0%
10 Băng keo 4,860,098 3,995,570 7,152,530 -17.8% 79.0%
11 Các nguyên vật liệu phụ khác
157,333,880 133,348,620 321,626,380
-15.2% 141.2%
Tổng cộng: 2,061,875,824 2,161,806,336 3,711,518,980
Stt Chi Tiêu
%Chênh lệch
Bảng 2.3. Tóm tắt doanh số mua hàng nguyên vật liệu của Công ty Tín Thành
Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (Doanh nghiệp vừa và nhỏ) thì
hàng hóa mua vào công ty chủ yếu mua hàng trong nước và thường được mua từ
nhiều cách khác nhau. Để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh đòi hỏi doanh
nghiệp phải tiến hành phân tích tình hình mua hàng để thấy được sự biến động tăng,
giảm từ đó tìm ra những ưu điểm, lợi thế cũng như những điểm tồn tại, vướng mắc
GVHD: Thạc sỹ Lê Thị Ngọc Hằng Khóa Luận Tốt Nghiệp
SVTH: Vương Ngọc Hoa Lớp 09HQT1 27
trong những nguồn hàng mua vào, làm cơ sở cho những căn cứ cho việc lựa chọn
nguồn cung cấp có lợi, mang lại hiệu quả kinh doanh.
Qua bảng kê tóm tắt doanh số mua hàng trong 03 năm (2008, 2009, 2010)
của Công ty Tín Thành thì nhận định:
Năm 2008 so với năm 2009:
Doanh số mua hàng giấy in, decal, mực in, hóa chất phụ gia in, bản kẽm in có
doanh số mua trong năm 2009 tăng so với năm 2008 từ 3.4% → 27.1%, do công ty
có thêm khách hàng mới và gia tăng sản xuất. Đồng thời, Công ty cũng tận dụng
dùng hàng tồn kho năm trước của 05 loại nguyên vật liệu vật tư trên đưa vào sản
xuất để tăng sản lượng sản phẩm sản xuất nhằm theo kịp kế hoạch kinh doanh của
công ty, vì theo bảng 2.2 thì doanh thu bán hàng năm 2009 tăng gấp 05 lần so với
năm 2008.
Còn các mục còn lại: Mica, Sắt thép, Inox, Bóng đèn - Thiết bị điện phụ
trợ và băng keo và các nguyên vật liệu phụ khác thì doanh số mua hàng của năm
2009 giảm nhiều so với năm 2008 từ 4.4 % → 36%, do công ty sử dụng hàng tồn
kho của năm 2008, vì trong năm 2008, Công ty đã mua vật tư với số lượng tương
ứng theo chính sách giá chiết khấu của nhà cung cấp, mặc dù trong năm 2008 thì
tình hình sản xuất kinh doanh của công ty chưa phát triển. Ngoài ra, công ty đã tìm
được nguồn hàng mua (hàng thay thế tương đương) giá rẻ hơn, và công ty cũng tìm
thêm nhà cung cấp mới có chính sách bán hàng hỗ trợ tốt cho công ty (Như giá mua
rẻ, hỗ trợ cho công ty dùng hàng mẫu miễn phí,..., mặc dù lượng dùng trong sản
xuất của các nguyên vật liệu vật tư này năm 2009 tăng cao hơn so với năm 2008.
Năm 2009 so với năm 2010:
Nhìn chung, doanh số mua hàng của các nguyên vật liệu, vật tư trong
năm 2010 đều tăng so với năm 2009 là do giá thành mua, số lượng mua của năm
2010 tăng hơn năm 2009. Vì công ty có nhiều đơn đặt hàng, nên công ty tăng sản
xuất hàng hóa nhiều hơn và ít tồn kho nguyên vật liệu vào đầu năm 2010, cho nên
số lượng nguyên vật liệu vật tư mua vào cũng tăng lên. Đồng thời do giá xăng dầu,
tỷ giá USD/VNĐ trong nước tăng biến động vào quý 4/năm 2009 đến quý 1/năm
GVHD: Thạc sỹ Lê Thị Ngọc Hằng Khóa Luận Tốt Nghiệp
SVTH: Vương Ngọc Hoa Lớp 09HQT1 28
2010, nên đã kéo theo giá vật tư nguyên vật liệu năm 2010 cũng biến động tăng cao
hơn giá năm 2009.
Do trong năm 2010 công ty có doanh số bán hàng tăng cao, công ty có
thêm nhiều khách hàng mới: Red Driver, Dai-ichi, Green Cross,...., và các khách
hàng cũ, như: Mobifone, JTI, Marks Line,..., đặt hàng tăng nhiều hơn (Như:
Mobifone đặt hàng tăng lượng tờ bướm quảng cáo,..., là do công ty có chính sách
bán hàng + dịch vụ hậu mãi tốt nhằm duy trì các khách hàng cũ. Công ty sản xuất
hàng in ấn tăng nhiều hơn các hàng khác: Hộp đèn, kệ tủ trưng bày,... Vì vậy, doanh
số mua năm 2010 thì tăng nhiều hơn so với 2009: Giấy in, mica, sắt thép, bóng đèn
– thiết bị điện phụ trợ tăng từ 33.4 % → 48%; Decal, hóa chất, inox, bản kẽm in,
băng keo tăng từ 76 % → 91.3%; Còn mực in và các nguyên vật liệu phụ tăng trên
100%.
Nhìn chung, kế hoạch mua hàng của công ty khá hợp lý và phù hợp với kế
hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, công ty nên chú ý đến mức tiêu
hao nguyên vật liệu trong sản xuất, để tránh tình trạng hàng tồn kho quá nhiều làm
cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên.
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác mua hàng của Công ty Tín
Thành trong thời gian qua
2.2.2.1 Các nhân tố bên trong Công ty
a. Chiến lược kinh doanh của Công ty
Do công ty mới thành lập cuối năm 2006, loại hình kinh doanh (Dịch vụ in
ấn bao bì) của công ty là theo nhu cầu của khách hàng. Nên trong hai năm đầu
(2007; 2008), công ty gặp rất nhiều khó khăn để xây dựng chiến lược kinh doanh,
Công ty chỉ xây dựng được chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn: tháng, quý, vì
chưa có nhiều khách hàng, đơn đặt hàng của khách hàng rất ít.
Do đó, việc việc mua nguyên vật liệu vật tư từ năm 2008 về trước là mua
theo số lượng tối thiểu của nhà cung cấp bán, nên dẫn đến lượng hàng mua vào tồn
kho nhiều trong năm 2008, như: Mica, Inox,....
b. Kết quả kinh doanh
GVHD: Thạc sỹ Lê Thị Ngọc Hằng Khóa Luận Tốt Nghiệp
SVTH: Vương Ngọc Hoa Lớp 09HQT1 29
Kết quả kinh doanh năm 2008 thấp hơn 2009 là công ty mới đi vào hoạt
động sản xuất kinh doanh, nên việc mở rộng phát triển khách hàng mới và sản xuất
kinh doanh của công ty còn hạn chế. Vì vậy, Lượng vật tư tồn kho nhiều trong năm
2008 là do mua hàng theo số lượng tối thiểu mà nhà cung cấp bán.
Năm 2009, Công ty phát triển kinh doanh có nhiều khách hàng mới, như
Mobifone, Marks Line, Việt Thái Quốc Tế,...., nên lợi nhận năm 2009 đạt gấp 05
lần 2008 mà Tổng doanh số mua vật tư của năm 2009 tăng so với năm 2008 là
4.8%, do trong năm 2009 công ty dùng lượng vật tư tồn kho năm 2008 để sản xuất.
Ngoài ra trong năm 2009, Bộ phận cung ứng cũng tìm được nhiều nguồn hàng khác,
hàng thay thế của nhiều nhà cung cấp có giá tốt hơn năm 2008.
Tổng lợi nhuận năm 2010 vượt qua năm 2009 là 19% mà tổng doanh số mua
hàng nguyên vật liệu vật tư năm 2010 tăng cao so với năm 2009 là 71.7%, là do giá
thành vật tư mua vào tăng giá theo biến động trên thị trường. Nguyên nhân giá mua
vào tăng là nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng từ chính sách nhà nước: Lãi suất
ngân hàng tăng lên 17%, tăng tỷ giá ngoại tệ USD/VNĐ,....; do lạm phát; do tình
hình biến động tăng giá nguyên vật liệu trên thị trường;.
c. Vốn và Cơ sở vật chất kỹ thuật
Việc thanh toán mua hàng bị ảnh hưởng lớn trong quá trình mua hàng vật tư,
do công ty gặp khó khăn về tài chính trong hai năm đầu sau khi thành lập vì công ty
phải đầu tư trang bị nhiều máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty mới đầu tư trang bị, nên cũng góp phần
hỗ trợ cho Bộ phận cung ứng mua hàng nắm bắt thông tin nhanh chóng trên thị
trường trong quá trình mua hàng.
2.2.2.2 Các yếu tố bên ngoài Công ty
a. Nhà cung cấp
Trong hai năm đầu sau khi thành lập thì Công ty chưa có nhiều nhà cung cấp,
nên việc lựa chọn so sánh mua hàng còn hạn chế.
Danh sách một số nhà cung cấp chủ lực được chọn mua của công ty Tín
Thành trong thời gian qua:
GVHD: Thạc sỹ Lê Thị Ngọc Hằng Khóa Luận Tốt Nghiệp
SVTH: Vương Ngọc Hoa Lớp 09HQT1 30
Stt Tên nhà cung cấp Số điện thoại Tên hàng hóa cung cấp
1 Phong Thái 08 - 38273896 Giấy
2 Hoàng Kim Phát 08 - 62507979 Giấy
3 Tân Kim Hưng 08 - 38981549 Giấy
4 3M 08 - 62538421 Decal, băng keo
5 Kiều Mi 08 - 38291919 Decal, băng keo
6 Nam Sơn Hà 08 - 38644104 Mica
7 Triều Chen 08 - 38408836 Mica
8 Tuấn Đạt 08 - 37582933 Mica
9 M&P 08 - 38254656 Mực in; hóa chất
10 Tín Ân 08 - 39252146 Mực in; hóa chất
11 Tân Tín Phát 08 - 37174871 Mực in; hóa chất
12 Miền Đông 08 - 38823424 Sắt thép, Inox, Bản kẽm
13 Minh Sơn 08 - 62952814 Sắt thép, Inox, Bản kẽm
14 Trung Vũ 08 - 22408990 Sắt thép, Inox, Bản kẽm
15 Thái Lợi 08 - 38566754 Thiết bị đèn, thiết bị điện ….v…
16 Phong Vân 08 - 38478118 Thiết bị đèn, thiết bị điện ….v…
17 Thanh Qúy 08 - 38212503 Thiết bị đèn, thiết bị điện ….v…
Bảng 2.4. Danh sách một số nhà cung cấp chủ lực được chọn mua của Công ty
Tín Thành.
Theo bảng danh sách nhà cung cấp chủ lực của Công ty Tín Thành nêu trên thì
xét thấy còn hạn chế trong việc chọn nhà cung cấp về vật tư Decal, băng keo so với
các nhà cung cấp các vật tư nguyên vật liệu khác trong tiến trình mua hàng.
b. Đối thủ cạnh tranh
Thị trường dịch vụ in ấn bao bì ở Việt Nam rất phát triển đa dạng, nên Công
ty Tín Thành có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, như: Công ty LIKSIN, MAI,
VISINGPACK,.... Vì vậy, Công ty cũng gặp nhiều khó khăn, như dịch vụ, chính
sách giá,...., khi mua vật tư nguyên vật liệu cùng một nhà cung cấp với các công ty
đối thủ cạnh tranh lớn mạnh hơn và đối thủ cạnh tranh này có vị trí thương hiệu lớn
GVHD: Thạc sỹ Lê Thị Ngọc Hằng Khóa Luận Tốt Nghiệp
SVTH: Vương Ngọc Hoa Lớp 09HQT1 31
trên thị trường bao bì, do các nhà cung cấp sẽ có chính sách bán hàng ưu tiên cho
các đối thủ cạnh tranh lớn này .
c. Cơ quan nhà nước
Trong năm 2009, nhà nước đã hỗ trợ chính sách thuế giá trị gia tăng (VAT)
từ 10% giảm còn 5% đối với các hàng hóa: Giấy, Hóa chất,...., nên cũng góp phần
làm giảm chi phí mua hàng trong doanh nghiệp.
2.3 Thực trạng công tác quản trị mua hàng tại Công ty Tín Thành
Bộ phận mua hàng thuộc Phòng Vật tư, gồm Trưởng phòng (kiêm mua hàng)
và một nhân viên mua hàng (Mua hàng và gia công).
Chức vụ Số người Chức năng công việc
Trưởng phòng 1 Quản lý + kiêm chức năng nhân viên mua hàng một số vật tư chính: Giấy, mực in,…
Nhân viên 1 Mua hàng gián tiếp một số vật tư , mua trực tiếp tại chợ, cửa hàng,…và gia công vật tư bên ngoài.
Bảng 2.5. Nhân sự Bộ phận cung ứng mua hàng của Công ty Tín Thành
Trưởng phòng là người có trách nhiệm dự thảo hợp đồng kinh tế đối với
những mặt hàng có giá trị lớn, chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức, theo dõi, kiểm tra,
giám sát các các hoạt động công việc trong phòng và trực tiếp báo cáo BGĐ về quá
trình thực hiện mua hàng.
Nhân viên mua hàng được giao nhiệm vụ thay mặt đại diện công ty giao dịch
đàm phán với các nhà cung cấp về việc mua một hoặc một số loại hàng vật tư mà
Nhân viên phụ trách mua.
2.3.1 Quy trình mua hàng nội địa của Công ty Tín Thành
Chú thích:
• HĐKT : Hợp đồng kinh tế áp dụng cho các loại hình mua
hàng không sử dụng Đơn đặt hàng, hoặc một số
trường hợp mua thẳng.
GVHD: Thạc sỹ Lê Thị Ngọc Hằng Khóa Luận Tốt Nghiệp
SVTH: Vương Ngọc Hoa Lớp 09HQT1 32
• Mua thẳng : Hình thức mua hàng thanh toán trực tiếp cho nhà
cung cấp bằng tiền mặt không lập Hợp đồng kinh
tế .
• ĐĐH : Đơn đặt hàng, áp dụng đối với nhà cung cấp
trong nước đã ký hợp đồng nguyên tắc.
• Mẫu (mua hàng) : Mẫu hàng, gồm: Vật tư – Nguyên vật liệu, phụ
tùng thiết bị và bán thành phẩm gia công,
Catalogue mẫu vật tư, mẫu khách cấp,…, sử dụng
trong đặt hàng nhà cung cấp để đối chiếu kiểm
hàng khi nhập hàng vào Công ty.
GVHD: Thạc sỹ Lê Thị Ngọc Hằng Khóa Luận Tốt Nghiệp
SVTH: Vương Ngọc Hoa Lớp 09HQT1 33
Sơ đồ 2.2. Quy trình mua hàng vật tư nội địa của Công ty Tín Thành
GVHD: Thạc sỹ Lê Thị Ngọc Hằng Khóa Luận Tốt Nghiệp
SVTH: Vương Ngọc Hoa Lớp 09HQT1 34
Mô tả sơ lược quy trình mua hàng:
Phòng mua hàng cung ứng vật tư (MHCƯVT) tiếp nhận các nhu cầu mua
hàng từ các phòng ban: Phòng kinh doanh (KD), Phòng Điều Độ Kế Hoạch Sản
Xuất – Kiểm tra chất lượng (ĐĐKHSX - KTCL) và các phòng ban khác, sau đó
MHCƯVT triển khai đặt hàng
Đối với các nhà cung cấp đã ký hợp đồng: Nhân viên MHCƯVT thực hiện
lập các thủ tục chứng từ: HĐKT/ĐĐH và các chứng từ khác liên quan, để trình Ban
Giám Đốc (BGĐ)ký duyệt mua.
Đối với các nhà cung cấp chưa ký hợp đồng: Nhân viên MHCƯVT thực hiện
các bước công việc thủ tục mua, bao gồm: Hỏi giá các nhà cung cấp, thỏa thuận các
điều kiện liên quan đến mua hàng, như: Thanh toán, giao nhận hàng,..., với các nhà
cung cấp, sau đó nhân viên MHCƯVT thực hiện lập các thủ tục chứng từ: Bảng so
sánh giá và chọn nhà cung cấp, HĐKT/ĐĐH và các chứng từ khác: Phiếu tạm ứng
tiền mặt đối với trường hợp mua trực tiếp tại Cửa hàng nhà cung cấp,...., để trình
Ban Giám Đốc ký duyệt mua. (Lưu ý: Các chứng từ trình mua này phải có chữ ký
xác nhận của bộ phận hay người đề nghị mua).
Sau khi các HĐKT/ĐĐH đã được BGĐ duyệt, phòng MHCƯVT chuyển các
HĐKT/ ĐĐH đến các nhà cung cấp thông qua Fax, Email (Phải yêu cầu nhà cung
cấp ký xác nhận HĐKT/ĐĐH và Fax, Email lại công ty sau khi nhà cung cấp đã
nhận được HĐKT/ĐĐH) hoặc chuyển trực tiếp đến nhà cung
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lvan.BVE-05042011.pdf