Khóa luận Nâng cao hiệu lực quản lý từ phòng đến trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Tân Uyên

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài .

II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .

1. Phạm vi nghiên cứu .

2. Đối tượng nghiên cứu .

III. Mục đích nghiên cứu .

IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu .

PHẦN NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý .

1. Một số khái niệm .

2. Căn cứ pháp lý

II. Thực trạng của vấn đề .

1. Quy mô mạng lưới trường lớp, chất lượng học sinh tiểu học năm học 2011-2012 .

2. Đội ngũ giáo viên Tiểu học năm học 2012-2013 .

3. Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp .

4. Công tác quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường .

III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề .

1. Nâng cao hiệu lực công tác quản lý, chỉ đạo .

1.1. Công tác xây dựng kế hoạch .

1.2. Giao gắn trách nhiệm với nhiệm vụ được giao đến từng trường, từng giáo viên và giao

quyền tự chịu trách nhiệm đến giáo viên .

1.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên môn .

2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo .

2.1. Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục .

2.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ nhà giáo và cán

bộ quản lý .

2.3. Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng đội ngũ .

2.4.Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thư viện nhà trường .

2.5. Đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên

3. Tăng cường hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .

4. Đẩy mạnh dạy học 2 buổi/ngày, dạy tăng buổi trên tuần và phát triển mô hình trường

Phổ thông dân tộc bán trú .

5. Quy hoạch đội ngũ cốt cán theo lĩnh vực, có tính chuyên môn sâu .

IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm .

1. Quy mô mạng lưới trường lớp năm học 2012-2013 cấp Tiểu học .

2. Chất lượng giáo dục tính đến tháng 3/2013

3. Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý được nâng cao .

PHẦN KẾT LUẬN

I. Những bài học kinh nghiệm .

1

1

2

2

2

2

2

3

3

3

3

6

6

7

8

9

10

10

10

11

12

12

12

13

13

14

14

15

16

16

17

17

17

18

20

20

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu lực quản lý từ phòng đến trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Tân Uyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày. + Quy mô trường lớp, học sinh tăng cũng chính là nguyên nhân thiếu hụt về cơ sở vật chất, dẫn đến một số điểm trường còn nhiều phòng học tạm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình dạy và học của các trường tiểu học (phòng học tạm chiếm 31,5%). 2. Đội ngũ giáo viên Tiểu học năm học 2012-2013 - Về số lượng cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học có 608 đồng chí, trong đó: Số giáo viên là 562, số cán bộ quản lý trường học 46. - Độ tuổi của đội ngũ giáo viên: Dưới 30 tuổi chiếm 58,5%, từ 30-35 tuổi chiếm 22,4%, từ 36-40 tuổi chiếm 10,7%, từ 41-45 tuổi chiếm 6,2%, còn lại từ 46- 55 tuổi chiếm 2,2%. - Trình độ đào tạo của giáo viên: Trình độ chuẩn đào tạo trở lên 559 giáo viên, chiếm 99,4%; Trên chuẩn 244 giáo viên (đại học và cao đẳng), chiếm 43,4%; Đạt chuẩn 315 giáo viên (Trung cấp), chiếm 56,0%; Số còn là 03 giáo viên chưa 8 đạt chuẩn (đang đào tạo nâng chuẩn trong các dịp hè), chiếm 0,6%. - Xếp loại giáo viên năm học 2011-2012: Xuất sắc 51,3%; Khá 31,9%; Hoàn thành nhiệm vụ 14,5%; Không hoàn thành nhiệm vụ 2,3%. * Đánh giá về đội ngũ giáo viên: - Ưu điểm: Về số lượng giáo viên cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu của các trường học, đội ngũ giáo viên tiểu học hầu hết có độ tuổi còn trẻ, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Qua đợt bồi dưỡng hè hàng năm và qua các đợt thanh tra, kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên ngay tại lớp học: phần lớn giáo viên đã nắm chắc phương pháp lên lớp theo Chương trình quy định, nhiều giáo viên có tay nghề vững. Năm học 2012-2013, Tỉnh tiếp tục tổ chức thi tuyển giáo viên, nên chất lượng đầu vào của đội ngũ giáo viên mới đảm bảo theo yêu cầu hiện nay. - Hạn chế và nguyên nhân: + Phương pháp dạy học của một bộ phận giáo viên vùng sâu, vùng xa còn chưa khoa học, giảng dạy chưa sát với đối tượng học sinh, còn quá phụ thuộc vào giáo án, sách hướng dẫn, sách giáo khoa; khả năng hệ thống hóa kiến thức của chương trình từng lớp học, cấp học nhiều giáo viên không nắm chắc dẫn đến "chuẩn bị bài hôm nay thì dạy ngày mai", chưa có phương pháp hệ thống hóa để giúp học sinh học tập các nội dung bài học theo một hệ thống. Vì vậy, nhiều giáo viên còn lúng túng khi soạn bài; soạn bài còn mang tính hình thức, chưa thực sự tự tin khi lên lớp giảng dạy. + Tinh thần trách nhiệm trong công tác giảng dạy, ý thức tự học, tự bồi dưỡng của một số giáo viên còn chưa cao, trách nhiệm chưa cao. 3. Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp Công tác chủ nhiệm lớp đã được đào tạo tại các trường sư phạm một cách bài bản nhưng lại vận dụng trong điều kiện thực tế địa phương, tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế. Đặc biệt giáo viên mới ra trường, giáo viên trẻ kinh nghiệm còn ít, chưa thông hiểu tiếng dân tộc thiểu số nơi công tác do đó sự phối hợp với gia đình, thôn bản trong quá trình tổ chức các hoạt động giảng dạy trên lớp, cũng như hoạt động ngoài giờ lên lớp từng điểm trường còn gặp nhiều khó khăn. Khả năng xây dựng kế hoạch hoạt động chủ nhiệm lớp của giáo viên còn hình thức, chưa có các hoạt động thiết thực đối với học sinh. Vai trò phối hợp Đoàn, Đội với tư cách là anh chị phụ trách lớp còn chưa cụ thể, các hoạt động của Đội, Sao nhi đồng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa; Phương pháp tổ chức các hoạt động trong công tác chủ nhiệm chưa đồng bộ, chưa gắn kết với các tổ chức trong nhà trường và chưa thực sự gắn với văn hoá địa phương. Dẫn đến chưa lôi cuốn học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động. Đối với nhà trường, công tác xây dựng kế hoạch chủ nhiệm chưa thực sự được quan tâm. Các loại kế hoạch chưa có sự đồng bộ, chưa gắn kết giữa dạy học các môn văn hoá với các 9 hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nội dung các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn chưa phong phú, chưa tạo được sân chơi cho học sinh dẫn đến học sinh đến lớp học các môn văn hóa bản chất đã khó, thì nay các hoạt động giáo dục ngoài giờ không được tổ chức thường xuyên làm cho các em chán học. 4. Công tác quản lý của cán bộ quản lý trường học - Số lượng cán bộ quản lý có 46 đồng chí, trong đó: Nữ 20 đồng chí; đảng viên 40; trình độ chính trị sơ cấp 20 đồng chí, còn lại chưa qua đào tạo lý luận chính trị 26 đồng chí. - Kết quả đánh giá xếp loại cuối năm đạt loại từ khá trở lên 46/46, đạt 100%. - Về độ tuổi cán bộ quản lý: Dưới 30 tuổi chiếm 12,8%, từ 30-35 tuổi chiếm 46,8%, từ 36-40 tuổi chiếm 31,9%, còn lại từ 41-55 tuổi chiếm 8,5%. * Đánh giá: - Ưu điểm: Qua kết quả kiểm tra, thanh tra trong năm học cho thấy: nhiều trường công tác quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng tiến hành khá khoa học. Thể hiện từ khâu lập kế hoạch năm học đã dựa trên cơ sở xây dựng kế hoạch từ giáo viên đứng lớp, kế hoạch của tổ khối chuyên môn và các bộ phận trong nhà trường. Trong quá trình xây dựng kế hoạch bước đầu đã biết phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ đảng trong nhà trường. Biết phát huy được sức mạnh tập thể trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ năm học. - Hạn chế và nguyên nhân: + Đội ngũ cán bộ quản lý của một số trường còn trẻ, mới được bổ nhiệm nên kinh nghiệm quản lý còn nhiều hạn chế, thể hiện như: khả năng bao quát hết tất cả các công việc mà người quản lý nhà trường phải làm, từ việc phân công giáo viên cho phù hợp với điều kiện, năng lực, sở trường của từng thành viên trong nhà trường, đến công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương chưa mạnh dạn, chưa đưa ra được những giải pháp hiệu quả trong việc vận động và duy trì số lượng học sinh chuyên cần; + Công tác lập kế hoạch của nhà trường chưa sát thực tế - còn “hình thức” (từ Kế hoạch dạy học của giáo viên đến Kế hoạch chỉ đạo năm học của Hiệu trưởng). Khả năng chương trình hóa các nhiệm vụ năm học của Hiệu trưởng còn yếu dẫn đến tổ chức thực hiện các nhiệm vụ còn bị động. + Quản lý đội ngũ giáo viên, nhân viên trường học trong thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh một số trường chưa chặt chẽ, chưa có biện pháp cam kết về kết quả giảng dạy và duy trì số lượng giáo viên một cách hiệu quả. Vai trò là nòng cốt chuyên môn của một số cán bộ quản lý trường học còn hạn chế. + Quản lý, chỉ đạo hoạt động giảng dạy trên lớp và giáo dục ngoài giờ lên lớp còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong quản lý chuyên môn nhiều khi còn dập khuôn, 10 máy móc dẫn đến hạn chế khả năng sáng tạo của đội ngũ giáo viên. Chưa xác định được những nhiệm vụ trọng yếu, những giải pháp mang tính đột phá đối với đơn vị trường quản lý; chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn ở một số trường chưa phong phú, mới chỉ tập chung vào việc rút kinh nghiệm giờ dạy của giáo viên. Các nội dung sinh hoạt khác như: rèn chữ viết bảng đối với giáo viên, bàn giải pháp duy trì sỹ số học sinh ở các điểm trường khó vận động, giúp giáo viên tự nâng cao về kiến thức của chương trình từng lớp của cấp Tiểu học đối với giáo viên có tay nghề "non', giáo viên mới ra trường, tự học tiếng dân tộc,... chưa được quan tâm nhiều. Nhiều cán bộ quản lý chưa thường xuyên dạy định mức tại các điểm trường xa trung tâm để hướng dẫn trực tiếp cho giáo viên mới ra trường. + Trong chỉ đạo về nghiệm thu chất lượng từng tháng, nhiều trường đã thực hiện khá tốt. Trong công việc này, cam kết đã được ký ngay từ đầu năm học nhưng hiệu quả chưa cao. Mục đích của cam kết số lượng, chất lượng giảng dạy đầu năm chính là giao gắn trách nhiệm đến từng giáo viên, nghiệm thu là để làm căn cứ đề xuất các biện pháp tiếp theo đối với từng học sinh, từng giáo viên. Qua triển khai giải pháp nghiệm thu chất lượng cho thấy có trường, điểm trường, một số giáo viên còn "cả nể" trong giám sát coi, chấm thi, đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Đây là một trong những điểm yếu về quản lý, chỉ đạo cần được khắc phục triệt để trong năm học 2012-2013. Căn cứ vào kết quả thực hiện giải pháp năm học 2011-2012, tôi tham mưu cho lãnh đạo Ngành tiếp tục triển khai thực hiện "Nâng cao hiệu lực quản lý từ phòng đến trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Tân Uyên" trong năm học 2012-2013. III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Nâng cao hiệu lực công tác quản lý, chỉ đạo 1.1. Công tác xây dựng kế hoạch Ngay từ đầu năm học, Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch và triển khai đến Hiệu trưởng và giáo viên trong đợt Bồi dưỡng hè năm 2012. Tập trung hướng dẫn cán bộ quản lý các trường về phương pháp xây dựng kế hoạch năm học phù hợp với điều kiện của từng trường. Giúp Hiệu trưởng nhà trường nắm được nhiệm vụ trọng tâm của năm học theo định hướng "Lấy chất lượng học tập của học sinh" làm cơ sở để xây dựng kế hoạch. Nội dụng kế hoạch thể hiện rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, được cụ thể hóa đến từng tháng, từng tuần của năm học và xác định được những mục tiêu, giải pháp ưu tiên của năm học. Năm học hày, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức duyệt có chất vấn trực tiếp Hiệu trưởng các trường về các mục tiêu, giải pháp thực hiện trong năm học 2012-2013, qua đó giúp hiệu trưởng nâng cao được khả năng xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch năm học. Thực hiện phương châm “chỉ rõ” những đầu công việc đến các trường học 11 và giáo viên, ngay trong tháng bảy Phòng Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản chỉ đạo các trường học xây dựng kế hoạch theo định hướng đầu công việc cụ thể, những việc cần phải làm trước và sau khai giảng năm học mới. Trong đó lưu ý các trường những nội dung khó, việc khó và thời điểm hoàn thành công việc. Căn cứ biên chế thời gian năm học, Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch năm học sớm (trong tháng tám), trong đó chỉ rõ những nhiệm vụ trọng tâm hoàn thành trong cả năm học giúp cho Hiệu trưởng các trường xây dựng kế hoạch được thuận lợi. Để bảo đảm kế hoạch thực hiện sát với điều kiện thực tế, trong điều kiện một số xã có tái định cư thủy điện Huổi Quảng và Bản Chát, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã định hướng chỉ đạo các trường chủ động tham mưu với Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục xã, thị trấn bàn về các biện pháp để ổn định việc học tập của học sinh. Ưu tiên đặc biệt đến các điểm tái định cư xã Tà Mít về xây dựng cơ sở vật chất, chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới. 1.2. Giao gắn trách nhiệm với nhiệm vụ được giao đến từng trường, từng giáo viên và giao quyền tự chịu trách nhiệm đến giáo viên Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm học, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức ký cam kết trách nhiệm trong việc bảo đảm số lượng, chất lượng học tập của học sinh, cụ thể: - Giáo viên ký cam kết số lượng, chất lượng giảng dạy với Hiệu trưởng. - Hiệu trưởng ký cam kết số lượng, chất lượng với Phòng Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra, nhà trường còn ký cam kết trách nhiệm với Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục xã, thị trấn về công tác xây dựng cơ sở vật chất, công tác huy động học sinh ra lớp đảm bảo tỷ lệ chuyên cần. Trong công tác dạy và học, Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Hiệu trưởng các trường giao quyền chủ động về kế hoạch dạy học và phương pháp dạy học cho giáo viên dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Hiệu trưởng chỉ là người tư vấn, bổ sung thêm vào kế hoạch dạy học cho giáo viên nhằm tăng thêm tính khả thi của kế hoạch (công tác duyệt kế hoạch). Hiệu trưởng, Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ quản lý về khung thời gian của từng kỳ, từng tháng của năm học; giáo viên là người quyết định về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức kỹ năng và dạy học theo đối tượng vùng miền; Chỉ đạo phân vùng đối tượng học sinh theo khu vực, theo từng nhóm dân tộc nhằm giúp cho các trường, giáo viên chủ động hơn trong quá trình dạy học. Không để tình trạng nhà trường, giáo viên "lạm dụng" dạy học theo đối tượng vùng miền để nâng quá yêu cầu ''quá tải" hoặc hạ thấp yêu cầu của chuẩn hoặc kéo dài thời gian tiết học,... Chỉ đạo các trường Tiểu học phối hợp với các trường Mầm non, Trung học cơ sở trên địa bàn thống nhất nghiệm thu số lượng, chất lượng giảng dạy các lớp mẫu giáo 5 tuổi và học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình Tiểu học bàn giao giữa các bậc học. Phòng Giáo dục và Đào tạo thành lập các đoàn nghiệm thu chất lượng giáo 12 dục vào tháng 4/2013 (nghiệm thu 100% các lớp về chất lượng dạy học). Quán triệt trong quá trình tổ chức nghiệm thu: không nể nang, tiến hành nghiệm thu chất lượng khách quan và căn cứ cam kết số lượng, chất lượng dạy học của từng loại Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu kém đầu năm học. Ổn định giáo viên giảng dạy cả quá trình hoặc theo giai đoạn (tránh tình trạng năm nay dạy lớp này, điểm này một giáo viên nhưng sang năm sau lại thay giáo viên khác, dẫn đến dạy học không có tính hệ thống, trách nhiệm không cao). Trên cơ sở ổn định giáo viên dạy, tổ chức nghiệm thu, bàn giao số lượng, chất lượng dạy học giữa các giai đoạn (lớp 3 và lớp 4), cấp học (cấp Tiểu học và cấp THCS), riêng lớp 1 đến lớp 3 không tổ chức bàn giao giữa các giáo viên mà chỉ nghiệm thu kết quả (vì đây là giai đoạn học sinh cần có sự ổn định về giáo viên chủ nhiệm lớp). Kết quả nghiệm thu cuối năm học là căn cứ để đánh giá xếp loại giáo viên, xếp loại nhà trường, xếp loại cán bộ quản lý. Làm căn cứ để xét chuyển vùng, luân chuyển cán bộ, giáo viên và xét thi đua năm học. 1.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên môn Thông qua thanh tra, kiểm tra nhằm uốn nắn những tồn tại, hạn chế của đội ngũ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; thanh tra để đánh giá về trình độ tay nghề của mỗi giáo viên, từ đó có hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Công tác thanh tra được tiến hành theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất, thanh tra lấy kết quả học sinh làm “thước đo” đánh giá một giáo viên, một nhà trường. Trước mỗi đợt thanh tra, kiểm tra hoặc hỗ trợ chuyên môn, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng với tổ chuyên môn của Phòng bàn luận thống nhất phương pháp và cách thức tiến hành thanh tra. Tổ chức hỗ trợ chuyên môn nhằm thống nhất tư tưởng chỉ đạo phù hợp với từng trường. Thanh tra, kiểm tra được tổ chức theo hình thức kiểm tra chéo giữa các trường nhằm mục đích giúp cho cán bộ quản lý giáo viên ngoài việc giúp đỡ cơ sở còn rút kinh nghiệm cho chính đơn vị trường của mình đang quản lý, lớp mình đang trực tiếp giảng dạy. Xây dựng bổ sung đội ngũ cộng tác viên thanh tra, xây dựng đội ngũ cốt cán là giáo viên, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, quản lý vững vàng. 2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo 2.1. Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thông qua đợt bồi dưỡng hè và các lần thanh tra, kiểm tra quán triệt đến đội ngũ giáo viên các trường thực hiện tốt Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về đạo đức nhà giáo. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động dạy học, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Triển khai và thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung, tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị nhằm giúp cho đội ngũ nhà giáo 13 nhận thức đầy đủ, về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của người thầy, xứng đáng với “nghề dạy học là cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo". 2.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý Rà soát lại đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp của giáo viên Tiểu học, từ đó tham mưu với Uỷ ban nhân dân huyện có những hình thức đào tạo lại, đào tạo nâng chuẩn, bồi dưỡng đội ngũ và có kế hoạch sử dụng nhà giáo. Đồng thời tạo điều kiện cho một số giáo viên được nghỉ hưu trước thời hạn (do sức khoẻ không đảm bảo hoặc không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn), hoặc chuyển công tác khác đối với giáo viên không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên được tham gia các lớp đào tạo nâng chuẩn, lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Tham mưu với lãnh đạo về kế hoạch và phương pháp hướng dẫn tập sự cho giáo viên mới ra trường. Chỉ đạo Hiệu trưởng phân công, sắp xếp, bố trí giáo viên mới sao cho đảm bảo thuận lợi cho giáo viên có điều kiện học tập nâng cao tay nghề. Phân công cán bộ hướng dẫn tập sự thường xuyên dự giờ và dạy “mẫu” cho giáo viên mới học tập rút kinh nghiệm; Phòng Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, trực tiếp để giúp đỡ giáo viên mới; Phổ biến cho giáo viên trước khi đến nhận nhiệm vụ tại cơ sở về cách xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp, phương pháp vận động học sinh ở các vùng dân tộc thiểu số; Quán triệt về yêu cầu chuẩn mực của người giáo viên và động viên, khích lệ tinh thần tham gia giảng dạy nhiệt tình ở vùng có điều kiện khó khăn. Yêu cầu giáo viên mới ra trường ký cam kết tự học tiếng dân tộc tại nơi công tác để thuận lợi cho công tác vận động học sinh ra lớp và tổ chức dạy học hiệu quả. Phối hợp với Phòng Nội vụ triển khai xây dựng kế hoạch quy hoạch cán bộ cán bộ quản lý trường học giai đoạn 2012-2015 và 2016-2020. Căn cứ quy hoạch, Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho các thành phần trong quy hoạch. Phối hợp mở lớp dành riêng cho giáo dục về nâng cao trình độ lý luận chính trị, lớp quản lý tài chính cho kế toán và chủ tài khoản các trường học. 2.3. Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng đội ngũ Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về lý luận chính trị, nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn vào các dịp hè và trong năm học. Tạo điều kiện để giáo viên và cán bộ quản lý giữa các trường học được trao đổi, học tập kinh nghiệm. Đối mới cách tổ chức sinh hoạt chuyên môn của Tổ khối, của Tổ cốt cán các trường theo hướng “trực tiếp”: bằng cách tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường, bồi dưỡng giáo viên đến từng trường, trực tiếp trên đối tượng học sinh theo 14 từng nhóm dân tộc thiểu số, từng vùng. Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức cho giáo viên các trường có đối tượng học sinh tương đồng được dự giờ và rút kinh nghiệm trực tiếp; Xây dựng chuyên đề cấp huyện dành cho hai vùng: thuận lợi và vùng khó khăn có tính tương đồng về điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đối tượng học sinh. Khuyến khích các trường phối hợp tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường, theo khối lớp phù hợp với thực tế. Triển khai nội dung giúp giáo viên tự học về chuyên môn, đặc biệt bắt đầu từ việc giải các bài tập trong sách giáo khoa, tự hệ thống hoá chương trình của từng lớp dạy và cả bậc học theo từng phân môn. Qua quá trình hệ thống hoá, tự giải các bài tập trong sách giáo khoa giúp giáo viên có khả năng tự tin hơn trong quá trình giảng dạy tại cơ sở (có Phụ lục I và Phụ lục II kèm theo). Tăng cường dự giờ, thăm lớp những điểm trường xa trung tâm trường, xác định rõ: Trường là tất cả các điểm trường trong quản lý giáo dục, lưu ý trong kế hoạch không đồng thời các cán bộ quản lý trường học cùng làm việc văn phòng tại trung tâm trường mà có kế hoạch đến các điểm trường lẻ. Kế hoạch này được công khai trên bảng công tác tuần đối với cán bộ quản lý nhà trường. Hiệu trưởng có phân công cụ thể dạy định mức tại các điểm trường kết hợp kiểm tra, dạy mẫu cho giáo viên mới ra trường được học tập, rút kinh nghiệm. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi, hội thi chọn giáo viên giỏi, chọn học sinh giỏi, Hội thi “Vở sạch, Chữ đẹp”, làm đồ dùng dạy học, thiết kế bài giảng điện tử của cấp học để nâng cao trình độ tay nghề cho giáo viên. Tổ chức đăng ký tự học tiếng dân tộc tại địa phương nơi giảng dạy cho toàn thể giáo viên, nhân viên. 2.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thư viện nhà trường Khai thác triệt để tư liệu qua thư viện sách báo, băng, đĩa hình, góp phần vào việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm và ứng dụng vào thực tiễn dạy học. Hướng dẫn giáo viên tổ chức các hoạt động học tập, đọc sách báo thông quan hệ thống thư viện của nhà trường. Tiếp tục tham mưu với UBND huyện dành một phần ngân sách đảm bảo hệ thống tư liệu như sách giáo khoa, sách chuyên môn, truyện, báo,... cho thư viện nhà trường. Triển khai hệ thống thông tin thường xuyên qua mạng Internet, điện thoại để giảm sự đi lại của các Nhà trường với Phòng Giáo dục và Đào tạo trong quá trình giao dịch và giải quyết các công việc. Phối hợp với Viettel lắp đặt hệ thống mạng không dây đến giáo viên, các trường học, triển khai phần mềm quản lý, khai thác thông tin trên mạng Internet phục vụ giảng dạy. 2.5. Đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên Tham mưu với UBND huyện, với lãnh đạo ngành tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên làm việc. Chăm lo đời sống, đảm bảo chế độ, chính sách điều kiện làm việc cho cán bộ, giáo viên nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ toàn tâm, toàn ý cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng; xây 15 dựng cụ thể các tiêu chí của từng danh hiệu thi đua, có hình thức khen thưởng kịp thời, tạo động lực thúc đẩy cán bộ, giáo viên hăng hái thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác thi đua luôn tập trung hướng về cơ sở, phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến, những gương người tốt, việc tốt. Tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện giao quyền tự chủ về tài chính cho 100% các trường tiểu học giúp cho Hiệu trường tăng thêm quyền quyết định, tăng thêm hiệu lực quản lý và tiết kiệm được kinh phí, sử dụng có hiệu quả, tăng thu nhập cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. 3. Tăng cường hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Chỉ đạo các trường tiếp tục duy trì Ban quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Xác định mục tiêu hoạt động, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá kết quả hàng tuần, hàng tháng. Chủ động bồi dưỡng cho các giáo viên về phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong năm học ngay tại đơn vị. Xây dựng lịch hoạt động hàng ngày như: duy trì nền nếp, đi học đúng giờ, vệ sinh trường lớp, xếp hàng ra vào lớp, thể dục giữa giờ; Hàng tuần: chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp; Hàng tháng: sinh hoạt theo chủ điểm, các ngày lễ lớn, sinh hoạt văn hóa địa phương; Học kì: có sơ kết thi đua, khen thưởng và nhân rộng điển hình. Ban giám hiệu nhà trường chịu trách nhiệm duyệt kế hoạch, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường; Các trường chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong quá trình thực hiện, lựa chọn các hình thức hoạt động mới, hấp dẫn phù hợp với đặc điểm vùng miền, dân tộc và lứa tuổi học sinh Tiểu học, phát huy vai trò tự quản, tích cực, chủ động của học sinh. Nhà trường chủ động đưa trò chơi dân gian của địa phương, các mô đun về giáo dục bảo vệ môi trường, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.” với các nội dung như: Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; dạy và học có hiệu quả phù hợp với lứa tuổi học sinh, giúp các em tự tin trong học tập; rèn luyện kĩ năng sống; tổ chức vui chơi tập thể vui tươi lành mạnh; học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá của địa phương, dọn dẹp đường thôn bản, tổ dân phố; nhận và quan tâm đến gia đình chính sách, gia đình neo đơn, chăm sóc Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, Giao gắn trách nhiệm giáo viên Tổng phụ trách đội trong việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào đầu giờ và giữa giờ với nội dung đa dạng, phong phú tạo hứng thú cho học sinh như: Thể dục phát triển chung, thể dục nhịp điệu, múa hát tập thể, trò chơi,; Thường xuyên phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức cho học sinh thực hiện tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; Phối hợp với Đoàn Thanh niên của trường, của xã cùng tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ trên phạm vi của trường, của xã; Định hướng chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo là hướng dần tới việc: ban đầu do giáo viên là người chủ trì hướng dẫn các hoạt động, dần dần giáo viên chỉ là người cùng lên kế hoạch hoạt động với học 16 sinh, học sinh chủ động trong các hoạt động ngoại khóa. 4. Đẩy mạnh dạy học 2 buổi/ngày, dạy tăng buổi trên tuần và phát triển mô hình trường Phổ thông dân tộc bán trú Đầu năm học, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch mở các lớp học 2 buổi/ ngày và tăng buổi trên tuần; yêu cầu chỉ những điểm trường không đủ cơ sở vật chất, còn lại các trường đều tiến hành dạy học tăng buổi trên tuần. Tổ chức các hoạt động học tập theo nội dung kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày như: tổ chức phụ đạo học sinh yếu, ôn luyện cho học sinh khá giỏi đạt hiệu quả. Triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đảm bảo 4 tiết/tháng “không lồng ghé

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_nang_cao_hieu_luc_quan_ly_tu_phong_den_truong_gop.pdf
Tài liệu liên quan