Khóa luận Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2

3. Đối tượng nghiên cứu 2

4. Phạm vi nghiên cứu 2

5. Phương pháp nghiên cứu 3

5.1. Phương pháp thu thập số liệu 3

5.2. Phương pháp xử lí số liệu 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ LÀM DỊCH VỤ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1. Những vấn đề chung về ngân hàng thương mại 4

1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại 4

1.1.2. Đặc điểm của ngân hàng thương mại 4

1.1.3. Chức năng của ngân hàng thương mại 5

1.1.3.1. Chức năng trung gian tín dụng 5

1.1.3.2. Chức năng trung gian thanh toán 5

1.1.3.3. Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính - ngân hàng 5

1.1.3.4. Chức năng "tạo ra tiền" 6

1.1.4. Hoạt động của ngân hàng thương mại 6

1.1.4.1. Hoạt động huy động vốn 6

1.1.4.2. Hoạt động cấp tín dụng 6

1.1.4.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 7

1.1.4.4. Các hoạt động khác 8

1.2. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ tại ngân hàng thương mại 9

1.2.1. Nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng thương mại 9

1.2.1.1. Khái niệm cho vay 9

1.2.1.2. Nguyên tắc cho vay 9

1.2.1.3. Phân loại cho vay 10

1.2.1.4. Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại 11

1.2.1.5. Các hình thức bảo đảm tín dụng 11

1.2.1.6. Rủi ro trong nghiệp vụ cho vay 12

1.2.2. Nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại 13

1.2.2.1. Đặc điểm của khách hàng cá nhân 13

1.2.2.2. Nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ 13

1.3. Hiệu quả nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân 17

1.3.1. Quan niệm về hiệu quả nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân 17

1.3.1.1. Hiệu quả trong kinh tế học 17

1.3.1.2. Hiệu quả nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân 18

1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân 18

1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu định tính 18

1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng 20

1.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân 26

1.3.3.1. Nhóm nhân tố khách quan 26

1.3.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan 28

1.4. Tìm hiểu một số đề tài nghiên cứu cùng lĩnh vực 31

1.4.1. Một số đề tài 31

1.4.2. Đánh giá 32

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NGHIỆP VỤ CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ LÀM DỊCH VỤ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HUẾ 33

2.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Huế 33

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 33

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý 34

2.1.2.1. Sơ đồ mô hình tổ chức 34

2.1.2.2. Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban 36

2.1.3. Tình hình nguồn lực của ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Huế 37

2.1.3.1. Tình hình sử dụng lao động 37

2.1.3.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của ACB Huế 41

2.1.4. Tình hình hoạt động của ngân hàng Á Châu chi nhánh Huế qua 3 năm (2007 - 2009) 45

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh 45

2.1.4.2. Tình hình cho vay của Chi nhánh 48

2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 49

2.2. Thực trạng nghiệp vụ cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng Á Châu chi nhánh Huế 53

2.2.1. Quy chế cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ACB Huế 53

2.2.1.1. Quy định về đối tượng khách hàng cá nhân 53

2.2.1.2. Đặc tính sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân 53

2.2.1.3. Điều kiện và thủ tục cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ACB Huế 54

2.2.1.4. Quy trình cho vay tại Ngân hàng Á Châu 55

2.1.1.5. Nội dung thẩm định khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ 58

2.2.2. Đánh giá hiệu quả nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế 60

2.2.2.1. Đánh giá hiệu quả nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân của ACB Huế qua các chỉ tiêu định tính 60

2.2.2.2. Đánh giá hiệu quả nghiệp vụ cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân của ACB Huế qua các chỉ tiêu định lượng 70

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ LÀM DỊCH VỤ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HUẾ 87

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp 87

3.1.1. Đánh giá chung về hiệu quả nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Huế 87

3.1.1.1. Những kết quả đạt được 87

3.1.1.2. Những vấn đề còn tồn tại 88

3.1.1.3. Một số nguyên nhân 88

3.1.2. Thuận lợi và khó khăn trong nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ACB Huế 89

3.1.2.1. Thuận lợi 89

3.1.2.2. Khó khăn 90

3.1.3. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Huế 91

3.2. Giải pháp đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả và mở rộng nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Huế. 93

3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến việc phát triển chiến lược Marketing cho ngân hàng 93

3.2.1.1. Nhóm giải pháp liên quan đến nghiên cứu thị trường 93

3.2.1.2. Nhóm giải pháp liên quan đến hoạt động Marketing ngân hàng 95

3.2.2. Nhóm giải pháp về thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng 96

3.2.2.1. Giải pháp về công tác thẩm định 96

3.2.2.2. Giải pháp về công tác quản trị rủi ro tín dụng 97

3.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến đội ngũ cán bộ tín dụng 98

3.2.4. Nhóm giải pháp liên quan đến việc nâng cao hiệu quả nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ 98

3.2.5. Nhóm giải pháp về tăng cường nguồn vốn huy động 98

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98

1. Kết luận 98

2. Một số kiến nghị 98

2.1. Đối với chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế 98

2.2. Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu - Hội sở chính 98

2.3. Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Huế 98

3. Hướng nghiên cứu đề tài trong thời gian tới 98

 

 

doc120 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3688 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của họ ở đó sinh lời nhiều nhất. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn luôn cần vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh. Và trên thực tế các khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế hay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại chủ yếu là những khoản tiền gửi ngắn hạn hoặc không kỳ hạn và dưới hình thức chính là tài khoản tiền gửi thanh toán. Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn huy động được phân loại theo kỳ hạn, ta thấy nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao, năm 2007 là 77,19%, năm 2008 là 80,49% và năm 2009 là 87,80% trên tổng nguồn vốn huy động. Điều này phù hợp với tâm lý của khách hàng gửi tiền hiện nay thường gửi ngắn hạn, kỳ hạn phổ biến khách hàng thường chọn là kỳ hạn 3 tháng. Nắm bắt xu hướng này, lãi suất tiết kiệm bằng VNĐ, USD và vàng kỳ hạn 3 tháng ở ACB rất cao và khá cạnh tranh so với mặt bằng lãi suất thị trường. Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của ACB Huế giai đoạn 2007 - 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 GT % GT % GT % GT % GT % 1. Theo kỳ hạn 456.000 100,00 592.800 100,00 711.360 100,00 136.800 30,00 118.560 20,00 Ngắn hạn 352.000 77,19 477.123 80,49 624.599 87,80 125.123 35,55 147.476 30,91 Trung dài hạn 104.000 22,81 115.677 19,51 86.761 12,20 11.677 11,23 (28.916) (25,00) 2. Theo đối tượng khách hàng 456.000 100,00 592.800 100,00 711.360 100,00 136.800 30,00 118.560 20,00 KHCN 365.000 80,04 548.900 92,59 645.800 90,78 183.900 50,38 96.900 17,65 KHDN 91.000 19,96 43.900 7,41 65.560 9,22 (47.100) (51,76) 21.660 49,34 (Nguồn: Phòng Kế Toán - ACB Huế) 2.1.4.2. Tình hình cho vay của Chi nhánh Bảng 2.4: Tình hình cho vay của ACB Huế giai đoạn 2007 - 2009 Đơn vị tính:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % - D.số cho vay 657.278 2.996.209 1.468.000 2.338.931 355,85 (1.528.209) (51,00) - D.số thu nợ 613.346 2.981.379 1.384.340 2.368.033 386,08 (1.597.039) (53,57) - Dư nợ 138.410 153.240 236.900 14.830 10,71 83.660 54,59 - Nợ quá hạn 768 3.248 1.080 2.480 322,92 (2.168) (66,75) (Nguồn: Phòng Kinh doanh - ACB Huế) Nhận xét đầu tiên khi nhìn vào tình hình cho vay tại ACB Huế đó là dư nợ cho vay tăng qua các năm. Đây là kết quả tốt trong bối cảnh tình hình kinh tế hết sức biến động trong 3 năm 2007 - 2009. Năm 2008, dư nợ tăng 14.830 triệu đồng (10,71%) so với năm 2007, kèm theo đó là chỉ tiêu nợ quá hạn tăng 2.480 triệu đồng (322,92%). Nguyên nhân là do trong năm 2008, chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn, mỗi ngân hàng đều có những chính sách riêng nhằm thu hút khách hàng cùng những mức lãi suất rất hấp dẫn. Đặc biệt trong năm 2008, tình hình tài chính tiền tệ trong nước có nhiều biến động, lãi suất tiền gửi và tiền vay có xu hướng tăng cao, chính sách tín dụng của ACB tại một vài thời điểm là thắt chặt tín dụng, tăng cường huy động vốn nên công tác phát triển dư nợ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vào năm 2009, tốc độ tăng dư nợ là 54,59%, tăng hơn 5 lần so với năm 2008 và điều đáng quan tâm nữa là chỉ tiêu nợ quá hạn giảm 2.168 triệu đồng tương ứng 66,75%. Sự tăng trưởng đáng kể của dư nợ năm 2009 là kết quả thu được từ chương trình “Cho vay kích cầu” được ACB triển khai dành cho tổ chức, cá nhân vay vốn lưu động để sản xuất kinh doanh với mức lãi suất ưu đãi đặc biệt (theo Quyết định 131/Qđ - TTg); nhiều quyết định sửa đổi trong chính sách cho vay của ACB năm 2009 như chuyển một số đối tượng nằm trong danh mục hạn chế cho vay hoặc tạm ngừng cho vay trong năm 2008 sang danh mục cho vay bình thường… Chỉ tiêu nợ quá hạn giảm 66,75%, cụ thể giảm 2.168 triệu đồng là một kết quả khá tốt khi ngoài việc đẩy mạnh hoạt động cho vay ACB Huế đã xử lý thông tin về khoản vay chặt chẽ, quy trình thẩm định kỹ lưỡng và kiểm soát tốt việc thu nợ đối với khách hàng. Mặc dù dư nợ cho vay năm 2009 tăng 54,59% nhưng doanh số cho vay lại giảm 51,00%, tương đương 1.528.209 triệu đồng. Đây cũng là một điều dễ hiểu, bởi tuy nhận được nhiều chính sách ưu đãi trong việc vay vốn vào năm 2009 nhưng hệ thống doanh nghiệp vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, đời sống người dân vẫn chưa hoàn toàn ổn định nên các khoản cấp tín dụng của ACB cho khách hàng chủ yếu vẫn là các khoản vay nhỏ, dẫn đến doanh số cho vay năm 2009 giảm 50% so với năm 2008. 2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Xét về thu nhập Thu nhập của ACB Huế tăng qua ba năm với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước, năm 2008 tăng 14.287 triệu đồng (30,00%), năm 2009 tăng 12.483 triệu đồng (20,16%). Thu nhập tăng qua các năm là biến động tốt vì nó là tiền đề để tăng lợi nhuận cho chi nhánh. Thu lãi cho vay luôn chiếm tỷ trọng gần 50% tổng thu nhập. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng là một hoạt động mũi nhọn của chi nhánh. Năm 2008 thu lãi cho vay tăng 5.842 triệu đồng (30,00%) và năm 2009 tăng 5.164 triệu đồng (20,40%). Thu nhập từ hoạt động dịch vụ cũng là một nguồn thu quan trọng của ACB Huế khi hoạt động dịch vụ ngày càng được nâng cao về mặt chất lượng và số lượng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, đặc biệt là với sự ra đời của Phòng Giao dịch Phú Hội năm 2008 và Phòng Giao dịch BigC năm 2009. Năm 2008, thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 384 triệu đồng (30,05%) và năm 2009 tăng 332 triệu đồng (19,98%). Sự sụt giảm về tốc độ tăng trưởng của thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm 2009 so với năm 2008 là do ảnh hưởng chung của nền kinh tế, kinh tế sụt giảm nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân cũng có phần hạn chế như thanh toán tiền qua tài khoản, chuyển tiền… Ngoài ra, các khoản thu lãi khác phát sinh từ hoạt động tín dụng như thu phí thẩm định tài sản, phí duy trì hạn mức cho vay du học… đóng góp rất lớn vào thu nhập của chi nhánh, chiếm gần 50% tổng thu nhập hàng năm của ACB Huế. Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của ACB Huế giai đoạn 2007 - 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % A. TỔNG THU NHẬP 47.624 61.911 74.394 14.287 30,00 12.483 20,16 1. Thu lãi cho vay 19.476 25.318 30.482 5.842 30,00 5.164 20,40 2. Thu lãi tiền gửi 36 47 56 11 30,56 9 19,15 3. Thu lãi khác 25.853 33.609 40.331 7.756 30,00 6.722 20,00 4. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1.278 1.662 1.994 384 30,05 332 19,98 5. Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 798 1.037 1.245 239 29,95 208 20,06 6. Thu khác 183 238 286 55 30,05 48 20,17 B. TỔNG CHI PHÍ 40.120 52.157 62.588 12.037 30,00 10.431 20,00 1. Chi trả lãi tiền gửi 16.237 21.108 25.330 4.871 30,00 4.222 20,00 2. Chi trả lãi phát hành GTCG 5.367 6.977 8.373 1.610 30,00 1.396 20,01 3. Chi trả lãi khác 13.242 17.215 20.658 3.973 30,00 3.443 20,00 4. Chi cho hoạt động dịch vụ 40 52 62 12 30,00 10 19,23 5. Chi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối 444 577 692 133 29,95 115 19,93 6. Chi phí khác 4.790 6.228 7.473 1.438 30,02 1.245 19,99 C.LỢI NHUẬN (A - B) 7.504 9.754 11.806 2.250 29,98 2.052 21,04 (Nguồn: Phòng Kế Toán - ACB Huế) Xét về chi phí Nhìn chung chi phí của ACB Huế tăng qua ba năm, năm 2007 tăng 12.037 triệu đồng (30,00%) và năm 2008 tăng 10.431 triệu đồng (20,00%). Xét trong mối tương quan với tốc độ tăng thu nhập, ta thấy năm 2008 và năm 2009, tốc độ tăng chi phí ngang bằng với tốc độ tăng thu nhập và đây là điều mà ngân hàng cần lưu ý bởi nếu chi phí tiếp tục tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của thu nhập thì sẽ không đảm bảo được việc tăng lợi nhuận dương cho chi nhánh. Nếu như trong tổng thu nhập của ACB Huế thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất thì về mặt chi phí phần chi phí dành cho hoạt động huy động vốn lại chiếm tỷ trọng cao nhất, gần 50% qua ba năm 2007 - 2009. Năm 2009, tốc độ tăng của chi phí trả lãi tiền gửi là 20,00%, tương ứng tăng lên 4.222 triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân là do đầu năm 2009, khi nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng nhanh theo chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, ACB đã tăng lãi suất huy động, đa dạng các hình thức huy động vốn để chủ động và đảm bảo được nguồn vốn cho vay. Các khoản chi phí trả lãi khác cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí của ACB Huế, với tốc độ tăng tương ứng năm 2008 là 30,00% và năm 2009 là 20,00%. Xét về lợi nhuận Tóm lại, qua ba năm chi nhánh đều đạt được mức lợi nhuận dương, tuy nhiên tốc độ gia tăng về lợi nhuận năm 2009 giảm so với năm 2008 (năm 2008 là 29,98% và năm 2009 là 21,04%). Nguyên nhân là do tình hình chung của chi nhánh còn nhiều khó khăn, tốc độ tăng của thu nhập ngang bằng với tốc độ tăng của chi phí dẫn đến lợi nhuận của chi nhánh chưa thể có bước đột phá cao về tốc độ tăng trưởng. 2.2. Thực trạng nghiệp vụ cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng Á Châu chi nhánh Huế 2.2.1. Quy chế cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ACB Huế 2.2.1.1. Quy định về đối tượng khách hàng cá nhân Theo quy định của Ngân hàng Á Châu, khách hàng cá nhân bao gồm: cá nhân người Việt Nam, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể/cá nhân có đăng ký kinh doanh, tổ hợp tác và Doanh nghiệp tư nhân. ü Cá nhân: là những người có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. ü Hộ gia đình: Hộ gia đình là tập thể các thành viên cùng đóng góp công sức, tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực kinh doanh sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định. (Theo Điều 106 Bộ Luật Dân sự năm 2005). ü Hộ kinh doanh cá thể/cá nhân có đăng ký kinh doanh: là chủ thể kinh doanh do một cá nhân hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. ü Tổ hợp tác: Tổ hợp tác là nhóm từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự. (Theo Điều 111 Bộ Luật Dân sự năm 2005) ü Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. 2.2.1.2. Đặc tính sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân v Mục đích cho vay ü Bổ sung vốn lưu động: mua sắm hàng hóa, chi trả các khoản chi phí, … ü Bổ sung vốn cố định: mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng nhà xưởng… ü Tài trợ vốn thực hiện các dự án đầu tư v Thời hạn cho vay: được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. ü Ngắn hạn: Tối đa 12 tháng ü Trung hạn: Trên 12 tháng đến 60 tháng ü Dài hạn: Trên 60 tháng v Mức cho vay căn cứ vào ü Phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng ü Trị giá tài sản thế chấp, cầm cố bảo đảm cho khoản vay ü Khả năng thanh toán nợ vay của khách hàng ü Khả năng nguồn vốn của ACB v Phương thức trả nợ ü Trả lãi hàng tháng và vốn trả vào cuối kỳ ü Trả dần vốn và lãi định kỳ v Loại tiền vay: VNĐ, vàng (SJC 99,99), ngoại tệ (theo quy định quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước) v Lãi suất: áp dụng theo lãi suất cho vay do ACB ban hành trong từng thời kỳ theo loại tiền cho vay. Tuy nhiên, các món vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ thường được các ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất ưu đãi đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tốt và sự hỗ trợ lãi suất của nhà nước. 2.2.1.3. Điều kiện và thủ tục cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ACB Huế v Điều kiện vay vốn ü Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép hành nghề (còn hiệu lực) hoặc không đăng ký kinh doanh nhưng thực tế đang hoạt động kinh doanh (đối với những ngành nghề mà pháp luật quy định không bắt buộc có giấy phép) ü Phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả ü Khả năng tài chính đảm bảo hoàn trả nợ vay ü Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp ü Có tài sản thế chấp, cầm cố (nhà, đất, sổ tiết kiệm…) dùng để bảo đảm thuộc sở hữu của chính người vay hoặc được thân nhân có tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh. v Thủ tục cho vay ü Giấy đề nghị vay vốn: theo mẫu của ACB ü Hồ sơ pháp lý: CMND/Hộ chiếu, Hộ khẩu/KT3, Giấy đăng ký kết hôn/xác nhận độc thân… của người vay, người hôn phối và bên bão lãnh (nếu có) ü Tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn: Hợp đồng mua hàng, Hóa đơn, chứng từ (nếu có)… ü Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép hành nghề, Biên lai thuế, Báo cáo tài chính (nếu có)… ü Phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và kế hoạch trả nợ vay ü Chứng từ sở hữu tài sản đảm bảo 2.2.1.4. Quy trình cho vay tại Ngân hàng Á Châu Bước 1: Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ Khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được tiếp nhận và hướng dẫn thủ tục vay vốn tại Phòng Kinh doanh ACB - CN Huế. Nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR) và nhân viên quản lý và phát triển khách hàng (A/O) sẽ hướng dẫn khách hàng về thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ cần thiết về việc vay vốn. Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng hoặc từ Loan CSR được phân công, A/O tiến hành: (1) Gửi hồ sơ TSĐB cho nhân viên định giá tài sản (A/A) để định giá tài sản thế chấp, cầm cố. A/A thẩm định TSĐB và lập tờ trình TSĐB. (2) Tiến hành thẩm định khách hàng và lập tờ trình thẩm định khách hàng, sau đó trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. (3) Gửi hồ sơ vay cho bộ phận phân tích tín dụng để hỗ trợ phân tích, nhân viên phân tích tín dụng (CA) thực hiện phân tích và lập tờ trình phân tích tín dụng. Bước 3: Quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng (1) Quyết định cho vay: A/O trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình thẩm định khách hàng à họp Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng à Thông báo kết quả xét duyệt khoản vay. (2) Thông báo kết quả cho khách hàng Tối đa 2 ngày làm việc kể từ ngày Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng ra quyết định cho vay hoặc không cho vay, A/O hoặc Loan CSR phải thông báo kết quả cho khách hàng bằng văn bản (dù đồng ý hay không đồng ý cho vay). Sau đó đề nghị khách hàng ký xác nhận và gửi lại cho ACB. Bước 4: Hoàn tất thủ tục pháp lý về TSĐB nợ vay (1) Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay của Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng, A/O chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho Loan CSR để chuẩn bị hồ sơ giải ngân. (2) Loan CSR chuyển hồ sơ TSĐB kèm phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho nhân viên pháp lý chứng từ và quản lý tài sản (LDO). LDO chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục pháp lý về TSĐB cho khoản vay. Bước 5: Nhận và quản lý TSĐB Khi khách hàng đã hoàn tất thủ tục pháp lý về TSĐB nợ vay, LDO tiến hành thủ tục nhận và quản lý tài sản thế chấp, cầm cố. Bước 6: Lập hợp đồng tín dụng/ Khế ước nhận nợ (1) Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền vay, căn cứ nhu cầu thực tế của khách hàng và nội dung phê duyệt của Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng (BTD/HĐTD) đã được thực hiện hoàn tất, Loan CSR tiến hành soạn Hợp đồng tín dụng. (2) Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ (HĐTD/KƯNN) sau khi đã soạn xong, Loan CSR chuyển cho khách hàng và bên có liên quan ký, sau đó trình cấp có thẩm quyền ký. Bước 7: Tạo tài khoản và giải ngân (1) Căn cứ HĐTD/KƯNN, Loan CSR chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục tạo tài khoản vay thích hợp cho khách hàng. (2) Sau khi tài khoản vay đã có đầy đủ các thông tin và nối kết về TSĐB, Loan CSR phối hợp với nhân viên kiểm soát hiệu lực hóa tài khoản vay. (3) Nhân viên giao dịch tài khoản (Teller) thực hiện giải ngân. Bước 8: Lưu trữ hồ sơ Việc lưu trữ hồ sơ tín dụng (bản chính) và các hồ sơ khác có liên quan, được Loan CSR thực hiện theo hướng dẫn lưu trữ hồ sơ của ACB Bước 9: Kiểm tra, theo dõi khoản vay - thu nợ gốc và lãi vay Theo dõi quá trình trả lãi, vốn và đôn đốc thu hồi nợ (gốc và lãi) Kiểm tra thường xuyên tình hình hoạt động của khách hàng Kiểm tra, đánh giá lại tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh Bước 10: Tái đánh giá lại các dự án trung, dài hạn đã tài trợ Công việc này nhằm mục đích cập nhật chính xác và kịp thời các thông tin của khách hàng về việc đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, khả năng hoàn trả nợ vay, cũng như hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra. (A/O, A/A và/hoặc Loan CSR chịu trách nhiệm thực hiện) Bước 11: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ Khách hàng gửi giấy đề nghị à A/O khảo sát, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng à Lập tờ trình thẩm định khách hàng à Trình hồ sơ gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn nợ. Bước 12: Chuyển nợ quá hạn A/O lập tờ trình thẩm định khách hàng về xét duyệt chuyển NQH và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt à Loan CSR chuyển NQH trên TCBS à Loan CSR lập thư báo cho khách hàng về việc chuyển NQH, lập biên bản bàn giao hồ sơ vay cho ACBA hoặc bộ phận xử lý nợ. Bước 13: Khởi kiện thu hồi nợ xấu Căn cứ vào hồ sơ khách hàng NQH do Loan CSR chuyển sang, ACBA/Bộ phận xử lý nợ thực hiện thu hồi nợ theo đúng quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của ACBA/Bộ phận xử lý nợ. Bước 14: Miễn, giảm lãi Khách hàng nộp hồ sơ đề nghị miễn, giảm lãi vay à A/O kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thông tin, số liệu, sau đó lập tờ trình về việc miễn giảm lãi vay à Trình cấp có thẩm quyền xem xét. Bước 15: Thanh lý/Tất toán khoản vay Thanh lý đúng hạn a. Hồ sơ vay được thanh lý khi khách hàng thanh toán đầy đủ vốn vay lãi vay và các chi phí khác có liên quan. Teller thu vốn, lãi, phí, phạt… lần cuối trên tài khoản vay của khách hàng. b. Khi khách hàng có đề nghị giải chấp tài sản, Loan CSR tiếp nhận và kiểm tra các dư nợ của khách hàng và làm giấy đề nghị giải chấp tài sản theo mẫu rồi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. c. LDO sau khi nhận được đề nghị giải chấp thì tiến hành làm thủ tục giải chấp tài sản thế chấp. (2) Thanh lý trước hạn a. Loan CSR tiếp nhận đơn yêu cầu thanh lý trước hạn của khách hàng, trình cấp có thẩm quyền ký duyệt và tính toán, điều chỉnh và nhập lãi, phí, lãi phạt… tùy theo sản phẩm cho vay (nếu có) vào tài khoản vay trên TCBS. b. Teller thực hiện thanh lý tài khoản vay. 2.1.1.5. Nội dung thẩm định khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ Quy trình thẩm định khách hàng ở ACB thường bao gồm các công việc sau: ² Viếng thăm nơi ở, nơi sản xuất kinh doanh dịch vụ ü Hồ sơ vay do khách hàng cung cấp được Loan CSR chuyển sang, sau khi đã được xem xét A/O chủ động hẹn với khách hàng cùng với nhân viên định giá đến nơi ở, nơi có tài sản thế chấp, điểm dịch vụ của khách hàng… để ghi nhận và định giá tình hình sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ, điều kiện sinh hoạt của khách hàng. ü Các thông tin cần làm rõ về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ, TS đảm bảo… A/O phải phỏng vấn trực tiếp khách hàng. ü Các thông tin khách hàng cung cấp cần được ghi lại thông qua tiếp xúc các đầu mối thông tin. ² Thu thập thông tin liên quan tới hoạt động của khách hàng ü Căn cứ theo nội dung của từng loại tờ trình thẩm định khách hàng, các thông tin cần phải được thu thập phù hợp. ü Nguồn thông tin có thể thu thập thông qua hồ sơ khách hàng đang lưu trữ tại ACB, Trung Tâm thông tin tín dụng NHNN - CIC, thông qua đối thủ cạnh tranh, đối tác của khách hàng và các phương tiện thông tin khác như: Internet, báo chí… ² Nội dung thẩm định (1) Thẩm định hồ sơ pháp lý: xác minh tính hợp lệ, hợp pháp của hộ khẩu, CMND, giấy đăng ký kết hôn, hộ chiếu của khách hàng, giấy phép đăng ký kinh doanh… (2) Thẩm định mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng ü Kiểm tra mặt hàng kinh doanh của khách hàng có phù hợp với giấy đăng ký kinh doanh hay không ü Đánh giá tính khả thi của phương án SXKD&LDV do khách hàng xây dựng nhằm ước lượng sự hợp lý của các chỉ tiêu giá bán, giá mua và các loại chi phí: quản lý, giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ, kho bãi, chứng từ, khấu hao, hoa hồng môi giới… theo các mức giá tham khảo ở thị trường. ü Xác minh tiến độ thực hiện phương án SXKD&LDV và mức độ vốn cần phải bổ sung cho phương án SXKD&LDV (3) Thẩm định tình hình tài chính và nguồn thu nhập để trả nợ khách hàng ü Dựa vào những thông tin mà khách hàng cung cấp, A/O tiến hành thẩm định tính thực tiễn và giá trị của các tài sản mà khách hàng đang sỡ hữu, các khoản có đầu tư, các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho khách hàng nhằm đánh giá khả năng tài chính của khách hàng. ü Xác minh nguồn thu nhập hàng tháng của khách hàng để đảm bảo nguồn trả nợ của khách hàng: thu nhập từ hoạt động kinh doanh, thu nhập từ lương, thu nhập từ cho thuê nhà, thu nhập từ hoạt động góp vốn ü Thẩm định mức sống và xác định sinh hoạt phí của gia đình nhằm đánh giá khả năng tài chính và mức tích lũy còn lại dùng để trả nợ vay, từ đó kết luận khả năng trả nợ của khách hàng 2.2.2. Đánh giá hiệu quả nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế 2.2.2.1. Đánh giá hiệu quả nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân của ACB Huế qua các chỉ tiêu định tính Là một ngân hàng trẻ ở Việt Nam, và chỉ mới hoạt động được hơn 5 năm trên mảnh đất Cố Đô nhưng ACB Huế đã có những thành tựu đáng kể trong hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ đối với KHCN của chi nhánh (xem phụ lục 1). Để đánh giá hiệu quả nghiệp vụ cho vay SXKD&LDV đối với KHCN của chi nhánh, trước hết chúng ta có thể xem xét nghiệp vụ cho vay SXDK&LDV qua những chỉ tiêu định tính - là những đánh giá từ phía khách hàng về dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, qua đó ngân hàng có thể phát hiện kịp thời những vấn đề còn tồn tại, để khắc phục, cải thiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa. Do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên các chỉ tiêu định tính được trình bày dưới đây chỉ là những nhận định chủ quan của tôi trong quá trình thực tập tại ACB Huế về nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với KHCN. ² Uy tín của ngân hàng Nhắc đến ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam, ai cũng nghĩ đến ngay hình ảnh một ngân hàng trẻ, chỉ mới hơn 16 năm hoạt động nhưng có một bảng thành tích đáng kể, nổi trội trong giới ngân hàng TMCP. Từ năm 1997 đến nay, ACB liên tiếp nhận được những bằng khen, giải thưởng do Thủ tưởng Chính Phủ, UBND các tỉnh, các tạp chí nổi tiếng trên thế giới trao tặng. Đặc biệt, năm 2009, lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có Ngân hàng Á Châu nhận được danh hiệu ngân hàng tốt nhất Việt Nam của sáu tạp chí tài chính ngân hàng uy tín trên thế giới: Asiamoney, FinanceAsia, Euromoney, Global Finance, The Asset và The Banker. Điều này đã góp phần nâng cao vị trí "Ngân hàng của mọi nhà" trong lòng khách hàng Việt Nam. Đó cũng là nguyên nhân lý giải cho lượng khách hàng đến với hệ thống ACB nói chung và ACB Huế nói riêng ngày càng đông. Bên cạnh đó lượng khách hàng quen thuộc của ACB cũng không hề ít, cụ thể ở ACB Huế là DNTN Trường Giang, DNTN Phát Đạt, các tiểu thương chợ Đông Ba, chợ An Cựu… ² Trình độ cán bộ của ngân hàng Ngay từ ngày đầu thành lập ACB đã nhận định rằng con người là then chốt của mọi sự thành công, vì vậy hơn 16 năm qua ACB đã không ngừng nâng cao chất lượng về chuyên môn cũng như cung cách phục vụ của nhân viên. Từ đó, đã tạo nên sự khác biệt của ACB, giúp ACB có thể giữ chân và thu hút được nhiều khách hàng mới. Chất lượng và trình độ nhân sự của ACB nói chung và của ACB Huế nói riêng luôn được đánh giá cao. Bằng chứng đó là cúp thủy tinh “Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc” trong lĩnh vực phát triển đội ngũ lao động do Hội đồng Tư vấn Doanh nghiệp ASEAN (BAC) trao tặng năm 2007. Mỗi cá nhân trước khi trở thành nhân viên chính thức của ACB luôn phải trải qua một đợt huấn luyện rất kỹ lưỡng, có thi cử và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học. Giáo viên giảng dạy chính là những cán bộ lãnh đạo của hệ thống ACB, vì vậy các nhân viên mới sẽ được tiếp xúc với những tình huống có thể xảy ra trong thực tế hoạt động. Sau khi hoàn thành khóa học, tùy vào vị trí công việc và năng lực của mỗi người mà Ban giám đốc sẽ bố trí vị trí thích hợp cho họ; việc thăng tiến và chuyển đổi vị trí công tác sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm tích lũy được và năng lực thực sự được đánh giá. Trong quá trình làm việc, mỗi nhân viên của ACB Huế luôn được chấm điểm theo tiêu chuẩn phát triển nghề nghiệp nhân viên của hệ thống ACB, viết tắt là PDP. NHÂN VIÊN CÓ KINH NGHIỆM Tiếp tục rèn luyện NHÂN VIÊN ĐIỀU HÀNH/CHUYÊN VIÊN Sơ đồ 2: Quy trình phát triển nghề nghiệp nhân viên tại ACB NHÂN VIÊN MỚI TTĐT/ TRƯỞNG Đ.VỊ TRƯỞNG Đ.VỊ/ KHỐI QTNL KHỐI QTNL NHÂN VIÊN CÓ KINH NGHIỆM Thực hiện các yêu cầu về học vấn, sát hạch đào tạo năng lực Được đề bạt nhân viên điều hành/chuyên viên So sánh năng lực Đào tạo nâng cao Thực hiện các đề tài Được đề bạt/nâng bậc Khóa học bắt buộc Đào tạo tại chỗ Thực tập Khóa học nâng cao Luân chuyển công việc Tuyển dụng Tuyển dụng Được tuyển dụng Đào tạo cơ bản Thi tay nghề Tuyển dụng Nâng bậc So sánh năng lực Đào tạo nâng cao Thi tay nghề Được n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Việt Nam - Chi n.doc
Tài liệu liên quan