Khóa luận Nâng cao hiệu quả áp dụng chiến lược kinh doanh tại chi nhánh Vidotour -Huế

Miền Trung- Tây Nguyên được chính phủ xác định làmột trong những trọng điểm

phát triển dulịch trong chiếnlược phát triển dulịch Việt Nam,cũng như chiếnlược

phát triển kinhtế, xãhộicủa vùng. Đây lànơi giao thoa nhiều loại hìnhvăn hóa phong

phú và đadạng,tạo nên những tiềm năng tolớn để phát triển loại hình dulịchvăn hóa

lễhội. Điều đó được chứng minhbằngsự hiện diệncủa những di tíchlịchsửvăn hóa

in đậm tính nhânvăn và tính thẩm mỹ cao nhưvăn hóa kiến trúccổHội Anvới 1.360

di tích;văn hóa Sa Huỳ nh,văn hóa Chăm pa,văn hóa Tây Sơn với hàng nghìn di

tíchnổi tiếng. Trong đó đáng chú ý nhất là 5 disản th ế giới đượcUNESCO công nhận:

vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình), quần thể di tíchcố đô Huế, nhã

nhạc cung đình Huế, khu di tíchMỹ Sơn và phốcổHội An (QuảngNam).

Bêncạnh những disản thiên nhiên vàvăn hóa, miền Trung- Tây Ngu yên còn có

những di tíchlịchsử cáchmạng trong cuộc kháng chiến chống th ực dân Pháp và đế

quốcMỹ như nghĩa trang liệtsĩ TrườngSơn, địa đạoVĩnhMốc, chiến trường Khe

Sanh,căncứCồn Tiên-D ốc Miếu.

pdf104 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả áp dụng chiến lược kinh doanh tại chi nhánh Vidotour -Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Thái Bình Dương của WB cho thấy, năm 2006 GDP tăng trưởng ở mức 8,2%, trong đó công nghiệp tăng 9,8% và dịch vụ tăng 8,3%. Điểm đáng lưu ý, trong ngành công nghiệp, tổng doanh thu của khu vực công nghiệp tư nhân trong nước tăng trưởng tới 23,9% trong khi chỉ số của các doanh nghiệp nhà nước chỉ tăng ở mức 9,1% (quý I năm 2007, khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ tăng 7,2%). Trong giai đoạn năm 2001 - 2006, tỷ trọng đầu tư của khu vực tư nhân trong nước tăng từ 23% lên 34%. Điều này khẳng định, khu vực kinh tế tư nhân là một trong những động lực của sự phát triển - đúng như văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng ta nhận định. Công tác thu hút đầu tư nước ngoài đạt kết quả tích cực. Các cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh do sự kiện năm 2006 Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đạt 10,2 tỷ USD, cao hơn nhiều mức 6,2 tỷ đô la trong năm 2005 và vượt mức kỷ lục của năm 1996 là 9 tỷ USD. Với đà đó, thu hút đầu tư nước ngoài quý I năm 2007 tăng mạnh, tính chung cả quý tổng vốn cấp mới và đăng ký đạt 2,503 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2006. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, Việt Nam đang có làn sóng đầu tư thứ ba với sự tham gia của nhiều tập đoàn kinh tế, tổ chức tài chính lớn nước ngoài. Cùng với việc mở rộng thị trường vốn trong nước, dòng vốn đầu tư theo hình thức đầu tư tập hợp từ nước ngoài cũng lớn dần. Nhờ đó, dự trữ ngoại hối tăng nhanh, đạt 12 tỷ USD vào cuối tháng 12 năm 2006 so với 8,6 tỷ USD vào cuối năm 2005. Các nguồn thu tài chính cũng tăng nhanh, với mức 20% so với năm 2005, vượt dự kiến. Doanh thu từ xuất khẩu dầu thô tăng theo giá quốc tế. Thu từ thuế của khu vực tư nhân tiếp tục tăng, đạt tới 50% doanh thu ngoài dầu thô trong năm 2006, so với 36% năm 2001. Thâm hụt ngân sách giảm từ 1,2% GDP năm 2005 xuống còn 0,7% năm 2006. Vốn ODA cho các đơn vị thực hiện dự án cơ bản đạt 1,2% GDP trong năm 2006. Những hạng mục khác có liên quan đến “nợ đảm bảo” thuộc khu vực công cộng hay tư nhân (nhưng không được tính đến trong thâm hụt ngân sách) chiếm 2,8% GDP năm 2006. Nếu tính cả những hạng mục này thì nợ của khu vực công cộng ước tính khoảng 44% GDP vào cuối năm 2006, mức này được xem là trong phạm vi có thể kiểm soát được. Tăng trưởng tín dụng chậm lại ở mức 32% vào năm 2001 xuống còn 21% vào giữa năm 2006, nhưng đến tháng 11/2006 tăng nhẹ, lên 25%. Ngược lại, vốn cho vay từ các ngân hàng liên doanh tăng gần 40%. Tăng trưởng của lượng tiền năm 2006 hầu như chỉ do dòng vốn đầu tư từ nước ngoài chưa qua kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước. Về chính sách, một quy chế mới ban hành là tất cả các ngân hàng liên doanh, cổ phần và ngân hàng nước ngoài cần phải có vốn điều lệ tối thiểu 1 nghìn tỷ đồng vào năm 2008 và 3 nghìn tỷ đồng vào năm 2010. Đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh, quy định về vốn điều lệ tối thiểu là 3 nghìn tỷ đồng vào năm 2008. Sau gần 15 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Nguyễn Thị Thanh Thủy SVTH: Lê Hữu Trí K37 – QTKD Du Lịch Trang 49 tháng kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ra quyết định cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long, hai ngân hàng này đã thuê được đơn vị tư vấn cổ phần. Theo kế hoạch hiện thời, hai ngân hàng này sẽ bán cổ phần lần đầu ra công chúng vào quý 4 năm 2007. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 2006 không có sự biến động lớn, giữ ở mức gần như năm 2005. Quý I năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 10,484 tỷ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2006 (trong khi mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của cả năm 2007 do Bộ Thương mại đưa ra là trên 20%). Quý I năm 2007, kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng vẫn ở mức cao như các mặt hàng như hàng dệt may tăng 30%, đồ gỗ tăng 25,3%, cà phê tăng 82,9%... tuy một số mặt hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng của quy chế chống bán phá giá của Liên minh châu Âu hay an toàn vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản. Kim ngạch nhập khẩu trong năm 2006 cũng tăng lên, chủ yếu do nhập khẩu máy móc, thiết bị cho khu công nghiệp và nhà máy lọc dầu Dung Quất, một số nhà máy phát điện. Kết quả chung của các xu hướng này là một lượng dư thừa nhỏ cán cân thương mại. Một trong những thành công không nhỏ của Việt Nam trong thời gian qua, đó là kiểm soát được lạm phát. Bằng nhiều chính sách đúng đắn và kịp thời cũng như nỗ lực của Chính phủ, lạm phát ở Việt Nam đang có khuynh hướng giảm dần trong suốt năm 2006, tháng 12/2006 xuống mức 6,6% và tháng 2/2007 chỉ còn 6,5%. Tuy tháng 1- 2007 giá điện có sự tăng giá, bình quân 7,6% nhưng nhìn chung các hộ có thu nhập thấp dường như vẫn không có những ảnh hưởng nào đáng kể. v Nhận xét chung về môi trường vĩ mô mà chi nhánh Vidotour tại Huế đối mặt và đánh giá khả năng phản ứng của chi nhánh đối với sự thay đổi của môi trường vĩ mô Bên cạnh những cơ hội mà môi trường bên ngoài tạo ra cho chi nhánh nhưng do tính chất hai mặt của các hiện tượng xã hội nên chi nhánh sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong thời kỳ mới. -Trước tiên, hệ thống các dự án phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch được chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung ương chú trọng nhưng chưa thật sự là động lực để kích thích sự phát triển cho ngành du lịch. Đặc biệt là việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ cho phát triển du lịch (Giáo dục, y tế…) chưa thật sự tương ứng với mục tiêu và nhiệm vụ phát triển của ngành. Biểu hiện rõ nhất là một bộ phận rất lớn đội ngũ lao động trong ngành du lịch chưa được đào tạo bài bản kết quả làm cho năng suất lao động trong ngành chưa cao, do đó gây khó khăn trong việc khai thác tốt nhất những cơ hội mà môi trường kinh doanh tạo ra. Ngay cả tại chi nhánh Vidotour, lực lượng lao động chủ yếu là sinh viên trường đại học ngoại ngữ - những người chưa được trang bị một cách bài bản kiến thức chuyên sâu về du lịch. - Nguồn tài nguyên du lịch khu vực miền Trung – Tây nguyên dồi dào nhưng để khai thác tốt chi nhánh cần phải có sự hỗ trợ về tài chính rất lớn của Tổng công ty. Khu vực miền Trung- Tây Nguyên có địa hình hiểm trở, gây khó khăn cho việc xây dựng các Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Nguyễn Thị Thanh Thủy SVTH: Lê Hữu Trí K37 – QTKD Du Lịch Trang 50 chương trình du lịch mới. Chẳng hạn như, việc xây dựng các chương trình du lịch thuộc loại hình home-stay (ví dụ: tổ chức cho du khách đến thưởng thức những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Nam Đông, A Lưới và ngủ qua đêm tại đây…) trở nên kém khả thi do cần nguồn vốn khá lớn cho việc xây dựng đường sá. - Bên cạnh đó, còn có những tài nguyên du lịch ngày càng mai một, đặc biệt là tài nguyên du lịch văn hóa. Ví dụ: Ca Huế ngày càng trở nên ít lôi cuốn du khách, một số đồng bào dân tộc thiểu số dần lãng quên những nét văn hóa, truyền thống của mình… - Các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng cho du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế được sự hỗ trợ của Tổng Cục Du Lịch. Nhưng nguồn vốn này rất hạn chế. Cụ thể là các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng cho khu du lịch Cảnh Dương, Lăng Cô, Bạch Mã. - Môi trường kinh doanh du lịch ở Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều bất cập, sản phẩm du lịch của các nhà cung ứng cho hãng lư hành ở Huế vẫn còn nghèo nàn, đặc biệt là sản phẩm của các cơ sở dịch vụ chất lượng cao, các khu vui chơi, giải trí, các phố chuyên đề, khu mua sắm… do đó chưa có tác dụng làm tăng thời gian lưu trú của khách du lịch. - Phong cách sống của người dân nơi đây cũng ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển du lịch (nạn chèo kéo khách du lịch, Huế là thành phố đi ngủ sớm…). - Trong lộ trình gia nhập WTO, xu thế “hòa bình, hợp tác và phát triển” được xem là xu thế toàn cầu, tính cạnh tranh kinh tế-thương mại sẽ rất gây gắt. Trong bối cảnh, nước ta có ta có điểm xuất phát thấp, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cố gắng vượt bậc để hội nhập kinh tế toàn cầu. Đây là vấn đề lớn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh cả hiện tại và trong tương lai. - Mặc dù du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn nhưng nhà nước vẫn chưa có cơ chế, chính sách ưu đãi hợp lý, gây nên nhiều khó khăn, nhất là về vốn vay ưu đãi, các chính sách về giá đầu vào như điện, nước…Và tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa có sự chỉ đạo tập trung cho ngành du lịch, chưa có cơ chế chính sách cụ thể đển khuyến khích phát huy các nguồn lực nhằm góp phần xã hội hóa hoạt động kinh doanh lữ hành. - Luật du lịch ra đời nhưng chưa thật sự hoàn chỉnh. Do đó, gây ra nhiều rủi ro cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Biểu hiện trước hết làm tăng nguy cơ đối mặt với nạn khiếu kiện của du khách, do đó ảnh hưởng đến uy tín của chi nhánh. - Tăng trưởng kinh tế Việt Nam chưa thật sự là chất xúc tác mạnh mẽ cho việc tăng doanh thu cho chi nhánh do đối tượng khách của chi nhánh hầu hết là khách inbound. Tuy nhiên, nhìn chung những yếu tố vĩ mô được nêu trên đang có những bước chuyển biến tích cực và tạo ra nhiều cơ hội hơn là thách thức cho hoạt động kinh doanh tại chi nhánh trong giai đoạn mới. Trước môi trường vĩ mô ngày càng năng động, việc xây dựng các chính sách kinh doanh linh hoạt, kịp thời để đối phó với những tình huống xấu có thể xảy ra và tận dụng triệt để các cơ hội là điều rất cần thiết. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Nguyễn Thị Thanh Thủy SVTH: Lê Hữu Trí K37 – QTKD Du Lịch Trang 51 Để làm được điều đó, trước tiên chi nhánh cần phân tích tính chất, cường độ tác động của môi trường kinh doanh và khả năng phản ứng của chi nhánh đối với sự thay đổi của môi trường để có sự điều chỉnh cần thiết trong chiến lược kinh doanh mà Tổng công ty đặt ra đối với chi nhánh. Dưới đây là bảng tổng hợp đánh giá sự tác động của môi trường bên ngoài đến thị trường khách du lịch nói chung và hoạt động kinh hoạt động kinh doanh tại chi nhánh nói riêng. BẢNG 1: MA TRẬN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG CỦA CHI NHÁNH ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI Các nhân tố bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm QT 1. Thế mạnh về tài nguyên du lịch của khu vực miền Trung-Tây Nguyên. 2. Sự phổ biến của việc ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động marketing, bán hàng… trong kinh doanh lữ hành. 3. Xu hướng thay đổi trong nhân chủng học khách du lịch của chi nhánh. 4. Cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp. 5. Tình hình ổn định chính trị trong nước. 6. Tâm lý và xu hướng tiêu dùng củ du khách. 7. Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển của của tỉnh ủy và chính quyền trung ương. 8.Tác động của sự kiện Việt Nam gia nhập WTO. 9. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam ổn định và duy trì ở mức cao. 10. Luật du lịch chưa hoàn chỉnh. 11. Môi trường cạnh tranh có xu hướng gia tăng. 12. Các yếu tố khác. 0.15 0.12 0.12 0.11 0.10 0.09 0.07 0.07 0.05 0.05 0.02 0.05 4 2 3 2 2 2 3 2 1 1 3 3 0.60 0.24 0.36 0.22 0.20 0.18 0.21 0.14 0.05 0.05 0.06 0.15 Tổng cộng 1.00 2.46 Sau khi lựa chọn và phân loại các yếu tố vĩ mô tác động đến hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, ta có tổng số điểm quan trọng tại chi nhánh là 2,46 điểm. Điều này cho thấy rằng chi nhánh không đạt được mức điểm cần thiết (>2,5 điểm) để có phản ứng tích cực hơn với môi trường kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu là do khi đưa ra những chiến lược kinh doanh áp dụng đối với chi nhánh, Tổng công ty đã không có Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Nguyễn Thị Thanh Thủy SVTH: Lê Hữu Trí K37 – QTKD Du Lịch Trang 52 sự quan tâm đúng mức trong việc phân tích kỹ càng môi trường vĩ mô mà chi nhánh phải đối mặt. Kết quả là, khả năng tự khai thác khách du lịch của chi nhánh rất thấp, hầu như lượng khách du lịch mà chi nhánh phục vụ là do công ty mẹ chuyển giao. Một trong những nguyên nhân khác khiến cho chi nhánh kém nhạy cảm đối với sự thay đổi của môi trường bên ngoài là do đội ngũ nhân viên của chi nhánh chưa được đào tạo một cách bài bản về kiến thức du lịch, do đó không thể khai thác một cách triệt để và có hiệu quả những cơ hội mà môi trường kinh doanh tạo ra. Vì thế chi nhánh cần phải nâng cao hệ số điểm quan trọng của mình bằng cách phản ứng tích cực hơn trong môi trường kinh doanh năng động thông qua khai thác có hiệu quả những cơ hội, nhận thức và có giải pháp giảm thiểu rủi ro. Để làm được điều đó, trước tiên chi nhánh phải nhận thức đầy đủ những cơ hội và rủi ro sẽ gặp phải trong thời gian tới. - Những cơ hội mà chi nhánh có thể có trong thời gian tới là: + Một khi khu vực miền Trung- Tây Nguyên có thể mạnh về tài nguyên du lịch, theo quy luật “đất lành chim đậu”, sẽ hứa hẹn sự ổn định và tăng trưởng lượng khách trong thời gian tới. Thông qua ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của chi nhánh ta thấy, chi nhánh đã có phản ứng rẩt tốt đối với cơ hội này được thể hiện thông qua xây dựng các chương trình du lịch tận dụng một cách tối ưu những thế mạnh tài nguyên mà khu vực miền Trung- Tây Nguyên đem lại. Điều quan trọng là chi nhánh cần phải duy trì tốt khả năng này trong giai đoạn sau vì sản phẩm du lịch mang tính xã hội hóa rất cao nên các đối thủ khác cũng có thể khai thác tốt những thế mạnh mà tài nguyên du lịch đem lại. Để làm được điều này, chi nhánh cần xem xét, đánh giá vòng đời sản phẩm của mình, chú ý đến quy luật nhàm chán trong khi tiêu thụ sản phẩm của du khách bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm đang thực hiện nhằm tránh hiện tượng rò rỉ khách hàng. + Độ tuổi trung bình của khách du lịch đến Việt nam nói chung và đến Thừa Thiên Huế nói riêng có xu hướng tăng lên. Điều này giúp cho chi nhánh thõa mãn tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. Vì sản phẩm của chi nhánh có đặc điểm là phù hợp với khách du lịch lớn tuổi + Do nền kinh tế của một số nước là khách hàng chính của Vidotour duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định (Mỹ, Úc, Đức, Nhật…). Theo xu hướng chung này thì thu nhập của khách du lịch tăng lên, khi đó họ quan tâm đến chất lượng dịch vụ hơn là giá cả. Đây là cơ hội cho để Vidotour mạnh dạn hơn trong việc đưa ra những sản phẩm du lịch mới với mức giá cao. + Sự ổn định về chính trị, an toàn trật tự là xu hướng lâu dài cho ngành du lịch Huế. Điều này giúp cho chi nhánh có thể đảm bảo một lượng khách ổn định và lâu dài. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Nguyễn Thị Thanh Thủy SVTH: Lê Hữu Trí K37 – QTKD Du Lịch Trang 53 + Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện giúp nâng cao tính khả thi trong việc nghiên cứu phát triển sản phẩm của chi nhánh trong thời kỳ mới. + Việt Nam gia nhập WTO giúp nâng cao hình ảnh du lịch Việt nam và thương hiệu du lich Huế. Điều này giúp chi nhánh tiết kiệm chi phí cho hoạt động quảng cáo mà vẫn duy trì mức tăng trưởng lượng khách ổn định. Bên cạnh đó, chi nhánh có thể cạnh tranh một cách công bằng với những doanh nghiệp lữ hành Nhà nước do cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. - Những nguy cơ mà chi nhánh có thể đối mặt trong thời kỳ mới: + Sự phổ biến trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động marketing, bán hàng làm tăng nguy cơ rò rỉ khách hàng của chi nhánh vì khả năng khai thác khách hàng của chi nhánh thông qua Internet, báo chí… còn thấp. + Việc gia nhập với nền kinh tế thế giới đồng nghĩa với các doanh nghiệp Việt nam đã sẵn sàng đối phó với những đối thủ tiềm ẩn mới với sức mạnh về tài chính, công nghệ cao mà chi nhánh cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. + Xu hướng gia tăng không ngừng của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh làm cho khách hàng có khó tính hơn do có nhiều sự lựa chọn hơn. Điều này trực tiếp đe dọa đến lợi nhuận của chi nhánh trong thời gian tới. + Luật du lịch chưa hoàn chỉnh gây gây khó khăn trong việc giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh giữa chi nhánh đối với khách hàng, làm ảnh hưởng đến uy tín của chi nhánh. 3.2.2. Phân tích môi trường tác nghiệp 3.2.2.1. Đánh giá cạnh tranh Du lịch là một ngành kinh doanh mang tính xã hội hóa cao. Sản phẩm du lịch có thể dễ dàng bắt chước. Vì thế, tính cạnh tranh trong kinh doanh du lịch là rất lớn. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, sự dồi dào về tài nguyên du lịch Huế vẫn chưa đem đến cho chi nhánh những sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng. Vì thế, xu hướng tụt hậu về chất lượng sản phẩm của chi nhánh trong tương lai càng trở nên hiện thực hơn nếu chi nhánh không đưa ra những đánh giá đúng mức trong cạnh tranh. Trong những năm gần đây, xu hướng cạnh tranh trong ngành du lịch Huế là khá lớn. Điều đó được thể hiện bởi sự gia tăng không ngừng của các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn. Nếu như trước năm 2000, chỉ có vài doanh nghiệp lữ hành với quy mô nhỏ hoạt động trên điah bàn thì đến năm 2004 có tới 23 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và hiện nay con số này là 25 đơn vị. Sự gia tăng của các doanh nghiệp này đã khiến cho doanh thu biên tại chi nhánh giảm một cách đáng kể vào năm 2006 (1,837 tỷ VND) giảm 12,73% so với năm 2005. (Nguồn: “Báo cáo tổng kết công tác năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ năm 2007”, Sở Du Lịch tỉnh Thừa Thiên Huế) Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Nguyễn Thị Thanh Thủy SVTH: Lê Hữu Trí K37 – QTKD Du Lịch Trang 54 Xét về hình thức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn thị rất đa dạng nhưng chung quy lại thì hình thức cạnh tranh chủ yếu là tạo ra sự khác biệt về sản phẩm so vơi đối thủ cạnh tranh. Thẩm chí còn có một số công ty sẵn sàng bỏ ra hàng tỷ đồng để nâng cấp chất lượng sản phẩm của minh (chẳng hạn, công ty lữ hành Bến Thành-Phú Xuân) với mục đích giành giật thị phần. Một số doanh nghiệp vẫn dùng hình thức cạnh tranh về giá, nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp có thị trường mục tiêu là khách nội địa. Tuy nhiên, hình thức cạnh tranh này ngày càng ít phổ biến hơn, sự tăng lên trong thu nhập của khách du lịch đến Huế khiến cho độ nhạy cảm của du khách đối với giá giảm đi nhiều. Ngoài ra, một xu hướng cạnh tranh mới là tăng cường mạnh mẽ đầu tư cho quảng cáo, sử dụng công nghệ bán hàng qua mạng… Như vậy, trong điều kiện kinh doanh hiện tại, việc xác định, phân tích, đánh giá những điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh và nghiên cứu vị thế cạnh tranh của chi nhánh là việc làm mang tính tất yếu. Chỉ có như thế, chi nhánh mới có thể đưa ra những đối sách, những chiến lược cạnh tranh mới phù hợp với tình hình thực tế và mức độ cạnh tranh của ngành trong từng giai đoạn. Để có thể nhận thấy được tính hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lữ hành là đối thủ chính của chi nhánh trên địa bàn, ta sẽ đi sâu vào phân tích thị phần của các doanh nghiệp đó. BẢNG 2: LƯỢNG KHÁCH VÀ THỊ PHẦN CỦA CÁC CÔNG TY LỮ HÀNH QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (ĐVT: LƯỢT KHÁCH) (Nguồn: Sở Du Lịch và bộ phận điều hành của các đơn vị lữ hành liên quan) Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Nguyễn Thị Thanh Thủy SVTH: Lê Hữu Trí K37 – QTKD Du Lịch Trang 55 -Qua bảng số liệu và biểu đồ dưới đây ta thấy, công ty TNHH du lịch Hương Giang luôn nắm giữ thị phần cao nhất trong tổng số lượng khách quốc tế mà các đơn vị lữ hành trên địa bàn khai thác. Thị phần khách quốc tế của công ty này qua 3 năm 2004, 2005, 2006 lần lượt là 47,9%, 42,15% và 42,46%. Đây là công ty có lượng khách dao động khá phức tạp. Lượng khách quốc tế của công ty giảm mạnh vào năm 2005 (-952 khách tương đương với -6,12% so với năm 2004). Mặc dù đây là công ty nắm giữ thị phần khách quốc tế rất cao nhưng khả năng chi phối thị trường chưa cao, được thể hiện rõ khi mà tốc độ tăng trưởng lượng khách bình quân của công ty trong 3 năm 2004- 2006 khoảng 0,4% trong khi đó tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường là 5,57%. Trong khi lượng khách của toàn bộ thị trường không ngừng tăng lên qua 3 năm, thì tốc độ tăng của công ty Hương Giang chững lại vào năm 2005 với tốc độ tăng trưởng là con số âm. Mặc dù, khả năng chi phối thị trường của công ty này chưa cao nhưng rõ ràng đây không phải là đối thủ chiến lược của chi nhánh vì họ có tiềm lực tài chính rất mạnh (Doanh thu của công ty du lịch Hương Giang trong 3 năm 2004-2006 là 40,187 tỷ VND, 44,007 tỷ VND và 49,586 tỷ VND) và sản phẩm của họ có sự phân biệt khá rõ ràng đối với sản phẩm của chi nhánh Do đó, chi nhánh Vidotour nên tránh đối đầu trực tiếp với công ty này bằng việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu phù hợp hơn và tạo ra những khác biệt trong chính sách sản phẩm. BIỀU ĐÒ SO SÁNH THỊ PHẦN KHÁCH QUỐC TẾ GIỮA CÁC DNLH Ở TT-HUẾ -Trong số những đối thủ cạnh tranh với chi nhánh Vidototour, Vietnamtourism-Hanoi chi nhánh Huế là công ty tương xứng và gây ra nhiều sức ép nhất. Vì đây là công ty có thị phần tương đương với chi nhánh và có xu hướng gia tăng. Trong khi đó, mặc dù chi nhánh Vidotour luôn nắm giữ thị phần cao hơn Vietnamtourist-Hanoi trong 3 năm qua (20,09%, 24,47%,22,57% so với 17,52%,18,60% và20,68%) nhưng rõ ràng thị phần của chi nhánh đã giảm sút đáng kể trong năm 2006 và khiến cho sự chênh lệch về thị phần chiếm giữ của chi nhánh và 11.87 20.09 24.47 22.57 17.52 18.6 20.68 2.82 2.01 2.21 0.31 0.41 47.9 42.15 42.46 12.28 11.65 0 10 20 30 40 50 60 2004 2005 2006 % Vidotour-Huế Vietnamtourism- Hanoi Huế Tokyo- Đông Kinh Chi nhánh Viettravel Hương Giang Khác Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Nguyễn Thị Thanh Thủy SVTH: Lê Hữu Trí K37 – QTKD Du Lịch Trang 56 Vietnamtourism-Hanoi giảm xuống còn 1,89%. Rõ ràng đây là đối thủ đáng lo ngại nhất đối với chi nhánh. Để có cái nhìn cụ thể hơn ta tiến hành phân tích định lượng như sau: +Trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân của Vietnamtourism-Hanoi chi nhánh tại Huế là 15,72% trong 3 năm qua thì con số này tại chi nhánh Vidotour kém khả quan hơn (12,87%). Đây là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch thị phần ngày càng rút ngắn lại. +Mức độ dao động của lượng khách quốc tế đến Vietnamtourism-Hanoi ổn định và có xu hướng đi lên trong khi tốc độ tăng trưởng lượng khách tại Vidotour rất thất thường. Trong năm 2005, họ đã có tốc độ tăng trưởng lượng khách cao hơn nhiều so với đối thủ Vietnamtourism-Hanoi (29,92% so với 13,22%). Nhưng để rồi rồi đến năm 2006, thị phần của họ bị san sẻ một cách đáng kể (chủ yếu bởi Vietnamtoturist-Hanoi) do Vietnamtourist-Hanoi đã làm tốt hơn họ (Tốc độ tăng trưởng lượng khách tại Vietnamtourist là +18,41%, trong khi đó chi tiêu này tại Vidotour là một con số âm: -1,79%). Một trong những nguyên nhân khác để khẳng định Vietnamtourist-Hanoi là đối thủ chính của Vidotour là bởi hai công ty này có sự tương đồng về sản phẩm. Chẳng hạn, hai công ty này đều có những chương trình tham quan, du lịch ở phía Bắc Viêt Nam khá tương đồng nhau, trong chương trình đi Huế- Hà Nội- Hạ Long-Huế những địa điểm tham quan như: lăng Bác, chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám và mua sắm ở chợ Đồng Xuân đều nằm trong chương trình của cả hai chi nhánh. Sau khi được cổ phần hóa, bộ máy quản lý trở nên gọn nhẹ và cùng với sức mạnh tài chính họ đang tạo ra sức ép đối với chi nhánh Vidotour. - Riêng đối với chi nhánh Vidotour, ta thấy công ty đang đứng trước nhiều nguy cơ của thị trường. Biểu hiện rõ nhất ở mức tăng trưởng lượng khách thất thường. Đó là biểu hiện cho thấy thị trường mà họ đang tham gia chứa đựng nhiều rủi ro. Họ nắm giữ 20,09% thị phần trong năm 2004 và tăng đến mức kỷ lục trong năm 2005 (24,27%) để rồi liên tục giảm sút thị phần trong năm 2006. Vì vậy, ta có thể kết luận rằng, Vidotour chưa thực hiện tốt hoạt động của mình trong năm 2006 và đây dường như là điều tất yếu khi mà thị trường khách du lịch tại Huế thay đổi thất thường trong khi chiến lược mà Tổng công ty áp dụng đối với chi nhánh còn mang tính hình thức. -Một trong những công ty mà chi nhánh xác định là đối thủ cạnh tranh của mình là công ty TNHH và Du Lịch và Thương Mại Tokyo (Đông Kinh). Đây là đối thủ cực kỳ mạnh trong thị trường khách Nhật Bản và họ có thừa kinh nghiệm trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch châu Á-vốn là thị trường tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2006. Diễn biến tại công ty này có phần nào giống như tại chi nhánh Vidotour: Họ có tốc độ tăng trưởng lượng khách khá thất thường. Họ có một lượng khách không như mong đợi trong năm 2005 (-4,05% so với năm 2004) nhưng đến năm 2006 họ đạt tốc độ tăng trưởng +7,99% và kết quả là họ cùng với chi nhánh OSC-SMI và công ty CP Du Lịch Huế được Sở Du Lịch đánh giá là những hãng lữ hành có tốc độ tăng Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Nguyễn Thị Thanh Thủy SVTH: Lê Hữu Trí K37 – QTKD Du Lịch Trang 57 trưởng lượng khách cao nhất, giúp cho du lịch Huế nâng số lượng khách khai thác trực tiếp từ nước ngoài lên đến 9.900 lượt. (Nguồn: Sở Du Lịch Huế) - Đối với những công ty còn lại: Đây là những công ty hoặc là có thị phần khách quốc tế còn thấp hoặc là có đối tượng khách khai thác không thuộc khách hàng mục tiêu của chi nhánh. Vì vậy, những công ty này còn kém cạnh tranh với chi nhánh Vidotour trong việc khai thác khách châu Âu, khách có thu nhập cao. Cụ thể: +Chi nhánh Viettravel tại Huế là chi nhánh có cùng khách hàng mục tiêu với chi nhánh Vidotour nhưng do thành lập chi nhánh tại Húê muộn nên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7745_chien_luoc_kinh_doanh.pdf