MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU. 1
PHẦN NỘI DUNG. 4
CHƯƠNG I: 4
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG. 4
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY. 4
1.1. Ngành nghề kinh doanh: 5
1.2. Cơ cấu tổ chức công ty. 6
1.2.1. Sơ đồ tổ chức công ty. 6
II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT. 7
1. Về sản phẩm. 7
2. Thị trường. 8
3. Trình độ phát triển công nghệ. 9
4. Chất lượng nguồn nhân lực. 11
5. Cơ cấu tổ chức. 12
III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. 13
1. Bảng cân đối kế toán trong 6 năm( 2002-2007): 13
2. Báo cáo kết quả kinh doanh 5 năm ( 2003-2007). 15
3. Chi tiết doanh thu theo ngành nghề. 17
4. Các công trình lớn mà công ty đã tham gia thực hiện trong thời gian 2000-2007. 17
CHƯƠNG II: 19
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH - DỰ BÁO CƠ HỘI NGUY CƠ – PHÁT HIỆN ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU. 19
I. HOẠCH ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC. 19
1. CHIẾN LƯỢC. 19
2. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC. 19
3. QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 20
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP - DỰ BÁO CƠ HỘI VÀ NGUY CƠ. 21
1. CÁC YẾU TỐ THUỘC MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI DN TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC. 21
2. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC TẾ - NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA DN. 22
3. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN - NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DN. 24
3.1. Tác động của các nhân tố kinh tế. 24
3.2. Tác động của các yếu tố pháp luật và quản lý nhà nước về kinh tế. 27
4. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ NGÀNH TỚI HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA DN. 29
4.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại. 31
4.2. Nhà cung cấp. 38
4.3. Khách hàng. 39
4.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. 40
KẾT LUẬN:.42
5. PHÂN TÍCH NỘI BỘ DN – PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA DN. 43
5.1. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh. 43
5.2. Đánh giá hoạt động quản trị . 46
5.3. Đánh giá về sản phẩm và hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm. 49
5.4. Đánh giá về đội ngũ nhân lực trong công ty. 51
5.5. Đánh giá hoạt động nghiên cứu và phát triển ( R&D). 53
5.6. Đánh giá hoạt động tài chính. 54
CHƯƠNG III. 59
LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC. 59
I. PHÂN TÍCH SWOT. 59
Giải pháp SO: 61
Giải pháp OW: 61
Giải pháp ST 61
Giải pháp WT 61
II. PHÂN TÍCH MA TRẬN CHIẾN LƯỢC CHÍNH. 64
III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ. 66
1. GIẢI PHÁP. 66
1.1. Hoàn thiện bố máy quản trị, nâng cao vai trò của các phòng ban chức năng. 66
1.2. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 68
1.3. Chủ động hội nhập với quá trình kinh tế quốc tế, tìm kiếm đối tác tích hơp. 69
1.4. Đầu tư trang thiết bị, nâng cao khả năng sản xuất thi công. 71
1.5. Hoàn thiện hệ thống giám sát và quản lý chất lượng công trình. 71
1.6. Mạnh dạn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn thi công công trình. 72
2. KIẾN NGHỊ. 73
KẾT LUẬN 74
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả công tác hoạc định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớn, có cùng quy mô với TRANCONSIN, đó là 3 đối thủ chính:
Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VINACONEX).
Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 ( CIENCO 5).
Tổng công ty Sông Đà ( Tổng công ty Sông Đà là DN lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhưng trong phạm vi chuyên đề này chỉ đề cập tới lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông).
Để phân tích các đối thủ cạnh tranh của công ty thì sẽ phân tích qua doanh thu -lợi nhuận và các tiêu chí cạnh tranh giữa các đối thủ.
Phân tích Doanh thu - Lợi nhuận của các DN trong lĩnh vực xây dựng :
( Đơn vị : nghìn VNĐ)
DOANH NGHIỆP
2004
2005
2006
2007
DT
LN (*)
DT
LN
DT
LN
DT
LN
TRANCONSIN
132.205.478
5.899.050
222.865.715
10.081.731
268.019.255
17.272.370
287.125.596
32.281.984
VINACONEX
168.932.707
12.572.985
232.502.715
19.712.361
311.951.867
24.715.213
348.459.176
40.208.163
CIENCO 5
122.182.365
6.004.236
170.561.762
9.052.561
192.871.469
14.460.275
214.608.215
19.982.743
SÔNG ĐÀ
254.918.762
27.459.912
316.602.318
38.162.853
376.352.465
45.893.906
417.053.413
52.216.731
Bảng 2.3: Doanh thu và lợi nhuận qua các năm của các công ty trong ngành XD.
( Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh, Cty cổ phần đầu tư và XD giao thông)
(*) : Lợi nhuận trước thuế.
Bảng 2.4: BIỂU ĐỒ SO SÁNH DOANH THU CỦA 4 DOANH NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN 2004- 2007 (Đơn vị : tỷ VNĐ).
Quan biểu số liệu trên có thể thấy trong 4 DN thì SÔNG ĐÀ là DN có doanh thu và lợi nhuận lớn nhất, sau đó đến VINACONEX, TRANCONSIN và CIENCO 5. Tổng công ty SÔNG ĐÀ là DN Nhà Nước hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng các công trình cả thuỷ điện và giao thông, với bề dày lịch sử và đội ngũ cán bộ công nhân có chất lượng tốt, năng lực tài chính hùng mạnh, chính vì vậy, trong suốt những năm qua, Tổng công ty SÔNG ĐÀ vẫn luôn là DN dẫn đầu ngành. Sau Tổng công ty SÔNG ĐÀ là Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng giao thông VINACONEX, đây cũng là một DN nhà nước được chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần. Bản thân VINACONEX là một DN lớn, với năng lực, kinh nghiệm và tiềm lực tài chính tốt. TRANCONSIN đứng vị trí thứ 3 trong ngành về sản lượng doanh thu, đúng cuối cùng trong nhóm 4 DN trên là Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 -CIENCO 5.
Tuy nhiên, mỗi DN có những nền tảng cũng như quá trình hình thành và phát triển khác nhau, để thấy rõ sự phát triển của các công ty trong giai đoạn này cần phải so sánh tốc độ tăng của doanh thu qua các năm.
2004
% tăng của 2005 so với 2004
% tăng của 2006 so với 2005
% tăng của 2007 so với 2006
TRANCONSIN
-
68.58
20.26
7.13
VINACONEX
-
37.63
34.15
11.7
CIENCO 5
-
39.6
13.08
11.3
SÔNG ĐÀ
-
24.2
18.87
25.16
Bảng 2.5: Tốc độ tăng doanh thu của 4 DN trong giai đoạn 2004-2007
Qua bảng 7 có thể nhận thấy rằng trong năm 2005, năm đầu tiên hoạt động với hình thức công ty cổ phần thì TRANCONSIN có mức tăng doanh thu cao nhất ( tăng 68.58% so với năm 2004), sau đó là CIENCO 5 ( 39.6% ), VINACONEX ( tăng 37.63 % ), SÔNG ĐÀ ( tăng 24.2 %). Tốc độ tăng doanh thu cho thấy sự tăng trưởng của DN qua từng năm. Theo đó , năm 2005, TRANCONSIN là DN có mức tăng trưởng cao nhất. Tuy nhiên, TRANCONSIN đã không giữ được mức tăng này một cách liên tục mà đã bị giảm qua các năm tiếp theo, năm 2006 chỉ tăng được 20.26% và chỉ số này của năm 2007 là 7.13%. Trong năm 2007, DN có mức tăng doanh thu lớn nhất là Tổng công ty SÔNG ĐÀ ( 25.16% ), thứ 2 là VINACONEX ( 11.7%), thứ 3 là CIENCO 5 ( 11.3%), đứng cuối trong nhóm 4 DN này là TRANCONSIN với mức tăng chỉ bằng 1/3 năm 2006 là 7.13%. Tốc độ tăng trưởng giảm, qua đó cũng mất dần vị trí của mình, năm 2006 tốc độ tăng trưởng đứng thứ 2, và năm 2007 đứng thứ 4. Năm 2007, ghi nhận tốc độ tăng trưởng chậm của hầu hết các DN ngoại trừ Tổng công ty SÔNG ĐÀ với mức tăng tiếp tục nâng cao ( 25.16% ). Có thể nói, Tổng công ty SÔNG ĐÀ là DN có mức tăng trưởng của doanh thu ổn định nhất qua các năm ( 2005: 24.2 % - 2006: 18.87 % - 2007: 25.16%). Tốc độ tăng trưởng của SÔNG ĐÀ qua các năm cho thấy sự phát triển mang tính ổn định của DN này so với các đối thủ của mình. Nguyên nhân của sự ổn định này có thể là do kinh nghiệm, tiềm lực về tài chính, chất lượng nguồn nhân lực và uy tín đã được tạo dựng của SÔNG ĐÀ trong suốt chiều dài phát triển của mình.
Còn đối với TRANCONSIN, tốc độ tăng trưởng chậm lại cũng cho thấy DN cần có sự thay đổi để đảm bảo sự bền vững trong quá trình phát triển của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh, hoàn thiện hệ thống quản lý...
Tốc độ tăng trưởng của doanh thu là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của DN, tuy nhiên để có thể đánh giá chính xác được hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN thì phải đánh giá thông qua lợi nhuận của DN và phần trăm lợi nhuận trong doanh thu của DN đó.
So sánh phần trăm lợi nhuận trong doanh thu giữa các DN.
Đơn vị : %
2004
2005
2006
2007
TRANCONSIN
4.46
4.52
6.44
11.24
VINACONEX
7.44
8.47
7.92
11.54
CIENCO 5
4.92
5.31
7.50
9.31
SÔNG ĐÀ
10.77
12.05
12.19
12.52
Bảng 2.6: Tỉ lệ lợi nhuận trong doanh thu của 4 Công ty qua các năm.
Bảng 2.7: BIỂU ĐỒ SO SÁNH TỈ LỆ % CỦA LỢI NHUẬN TRONG DOANH THU CỦA 4 DN TRONG GIAI ĐOẠN 2004-2007.
Kết quả từ bảng đánh giá tỉ lệ % của lợi nhuận trong doanh thu của DN đã cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng DN. Có thể thấy năm 2004, TRANCONSIN là DN có hiệu quả kinh doanh kém nhất vì lợi nhuận sau thuế chỉ chiếm 4.46% trong tổng doanh thu, tiếp đến là CIENCO 5 với 4.92% của doanh thu là lợi nhuận, VINACONEX là 7.44% và SÔNG ĐÀ là 10.77%. Có thể nói, bên cạnh mức doanh thu cao nhất trong nhóm 4 DN, Tổng công ty SÔNG ĐÀ còn là DN có hiệu quả kinh doanh cao nhất, qua đó tiếp tục củng cố vị trí là DN dẫn đầu ngành. Không chỉ trong năm 2004 mà cả trong năm 2005, 2006 và 2007, Tổng công ty SÔNG ĐÀ vẫn giữa được lợi thế này của mình với tỉ lệ % lợi nhuận trong doanh thu luôn ở mức cao nhất toàn ngành. Trong giai đoạn 2004-2006, TRANCONSIN luôn có doanh thu lớn hơn CIENCO 5 nhưng là lại là DN có hiệu quả kinh doanh kém hơn, thực tế đó cho thấy TRANCONSIN vẫn còn những hạn chế trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, chi phí kinh doanh còn lớn và do đó hiệu quả chưa cao.
Tuy nhiên năm 2007, hiệu quả kinh doanh của các DN đã có sự thay dổi mạnh mẽ. Tỉ lệ % của lợi nhuận trong doanh thu đã cao hơn năm trước, 3 trong số 4 DN có mức lợi nhuận đạt trên 11% của doanh thu. Trong đó, TRANCONSIN là doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao nhất trong ngành với mức tăng từ 6.44% năm 2006 lên 11.24% năm 2007, xấp xỉ bằng với VINACONEX (11.54%). Đây là kết quả của sự cố gắng cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của TRANCONSIN, hiệu quả hoạt động kinh doanh được nâng cao, chi phí được cắt giảm đã mang lại cho TRANCONSIN nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, để sự tăng trưởng này đạt mức bền vững thì TRANCONSIN phải tiếp tục có những sự cải tiến, đầu tư vào dây chuyền công nghệ, kỹ thuật thi công để cắt giảm hơn nữa chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình, cải tiến bộ máy quản lý để cắt giảm chi phí quản lý DN, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành DN.
(Đơn vị : Tỷ VNĐ)
Doanh nghiệp
Số dự án trúng thầu năm 2007
Tổng giá trị dự án trúng thầu năm 2007
TRANCONSIN
14
874
VINACONEX
12
832
CIENCO 5
9
547
SÔNG ĐÀ
15
942
Bảng 2.8: Số lượng dự án trúng thầu và tổng giá trị trúng thầu năm 2007(*)
( Nguồn : Phòng Kế hoạch – Kinh doanh, Cty CP đầu tư và xây dựng giao thông)
(*): Chỉ tính các dự án có giá trị ≥ 15 tỷ
Bảng kết quả số lượng công trình trúng thầu và tổng giá trị trúng thầu của 14 DN trong năm 2007 cho thấy, SÔNG ĐÀ vẫn là DN lớn nhất về số lượng dự án trúng thầu cũng như tổng giá trị dự án. TRANCONSIN đã bước đầu khẳng định được vị thế và uy tín của mình với số lượng dự án đạt mức khá và tổng giá trị dự án trúng thầu cũng ở mức 874 tỷ đồng. Đứng thứ 3 là VINACONEX với số lượng dự án trúng thầu ít hơn và có tổng giá trị đạt 832 tỷ.
Phân tích lợi thế cạnh tranh của các DN trong ngành.
Bảng 2.9: BẢNG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CẠNH TRANH CỦA 4 DN XÂY DỰNG
Tiêu chí
Trọng số
TRANCONSIN
VINACONEX
CIENCO 5
SÔNG ĐÀ
Hệ số
Điểm
Hệ số
Điểm
Hệ số
Điểm
Hệ số
Điểm
Kinh nghiệm
0.25
3
0.75
3
0.75
3
0.75
4
1.0
Năng lực công nghệ
0.25
3
0.75
3
0.75
3
0.75
3
0.75
Tiềm lực tài chính
0.1
1
0.1
2
0.2
2
0.2
1
0.1
Chất lượng CT
0.3
4
1.2
4
1.2
3
0.9
3
0.9
Uy tín thương hiệu
0.1
2
0.2
2
0.2
2
0.2
4
0.4
Tổng
1
-
3.0
-
3.1
-
2.8
-
3.15
Qua bảng phân tích các yếu tố cạnh tranh có thể thấy, so với 3 đối thủ còn lại thì TRANCONSIN cũng có những ưu thế cạnh tranh nhất định với số điểm 3.0 đứng vị trí thứ 3, đứng sau Tổng công ty SÔNG ĐÀ ( 3.15 điểm ) và Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng VINACONEX (3.1 điểm) ; đứng trên CIENCO 5 ( 2.8 điểm). Tuy có những lợi thế cạnh tranh nhưng lợi thế đó so với các đối thủ là không thật sự rõ ràng bởi năng lực cạnh tranh của TRANCONSIN chỉ hơn được CIENCO, nhưng lại kém Tổng công ty Sông Đà và VINACONEX. Từ đó có thể thấy rằng trong nhóm 4 DN mạnh, dẫn đầu của ngành thì năng lực cạnh tranh của TRANCONSIN chỉ ở mức trung bình, và để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh với hi vọng trở thành DN dẫn đầu trong ngành thì bản thân TRANCONSIN cần có những sự thay đổi để nâng cao uy tín và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong nước, lĩnh vực xây dựng giao thông và hạ tầng đô thị còn có sự góp mặt của các DN nước ngoài đến từ các quốc gia như Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc... Đây đều là các DN lớn, có kiêm nghiệm trong thi công các công trình lớn, có tiềm lực tài chính hùng mạnh, chất lượng nhân lực tốt và có năng lực về kỹ thuật công nghê, máy móc và thiết bị. Đó sẽ là những đối thủ cạnh tranh lớn của các DN Việt Nam khi họ thực sự tham gia 1 cách sâu rộng vào thị trường, bởi hiện nay do đang trong quá trình thăm dò và mới đặt chân vào thị trường Việt Nam nên các DN này hầu hết chỉ giữ vai trò tư vấn, giám sát hoặc đấu thầu và thi công các công trình lớn, tầm cỡ quốc gia.
Thách thức đối với DN:
Năng lực cạnh tranh ở mức trung bình trong nhóm các DN lớn trong ngành, do đó phải đối đầu với sức ép không nhỏ từ các DN trong ngành như SÔNG ĐÀ, VINACONEX và cả CIENCO 5 cũng như các DN nhỏ hơn.
Sức ép chung của toàn ngành khi có sự xuất hiện của các DN nước ngoài.
Nhà cung cấp.
Đối với đặc thù của ngành xây dựng giao thông và hạ tầng đô thị, chi phí cho các yếu tố đầu vào luôn chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ giá trị công trình thì vai trò của các nhà cung cấp luôn là vô cùng quan trọng.
Đối với xây dựng các công trình, nguồn cung yếu tố đầu vào chủ yếu là do các DN nước ngoài thực hiện thông qua các nhà phân phối tại Việt Nam Petrolimex hay trước đây là các DN chuyên nhập khẩu máy móc thiết bị. Có thể kể tới các yếu tố đầu vào do các DN Việt Nam đóng vai trò là nhà phân phối như các loại máy móc thiết bị thi công tới các nguyên vật liệu như nhựa đường...
Trong số các máy móc thiết bị thi công của TRANCONSIN hiện nay có tới 86.67% là máy móc có xuất xứ từ nước ngoài. Nguyên nhân của thực tế này là do năng lực khoa học công nghệ của Việt Nam chưa cho phép các DN cơ khí, chế tạo máy trong nước có thể cung ứng các máy móc thiết bị đạt tiêu chuẩn. Cũng vì vậy mà các DN như TRANCONSIN thường phải đối mặt với những sức ép từ các nhà cung cấp nước ngoài không chỉ về giá mà còn chất lượng máy móc, thiết bị.
Đối với lĩnh vực xây dựng hạ tầng đô thị thì sức ép từ phía nhà cung cấp đối với các DN như TRANCONSIN là không thực sự mạnh bởi hiện nay, thị trường trong nước với sự góp mặt của rất nhiều DN cung ứng khiến cho nguồn cung các yếu tố đầu vào được các DN trong nước đáp ứng khá đầy đủ. Ngoại trừ các nhà cung cấp sắt thép vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn phôi thép từ các DN nước ngoài thì hầu hết các nguyên vật liệu khác các DN Việt Nam đều tự chủ được với số lượng và chất lượng tốt. Đối với các yếu tố đầu vào đều có các nhà cung cấp lớn và uy tín, đối với sắt thép thì có Công ty thép Thái Nguyên, Công ty thép Việt Úc, Công ty thép Việt Hàn, thép Việt Nhật, thép Việt Ý, thép Hoà Phát... Đối với xi măng thì có sự góp mặt của các DN như Xi Măng Hải Phòng, Xi măng Bỉm Sơn, Xi Măng Hà Tiên 1, Xi măng CHIFON,..
Sự xuất hiện của nhiều nhà cung cấp trong nước khiến cho DN có nhiều cơ hội lựa chọn các nhà cung cấp thích hợp. Đặc biệt với những đặc thù của công việc xây dựng và thi công công trình tại nhiều địa điểm khác nhau trong cả nước, sự đa dạng của các nhà cung cấp và hệ thống các đại lý phân phối giúp cho các DN như TRANCONSIN có thể tự chủ hơn trong quá trình thi công và xây dựng của mình.
Loại trừ những nguyên nhân mang tính khách quan như biến động tăng giá của thị trường hay sự tăng trưởng chung của nền kinh tế thì sức ép từ các nhà cung cấp trong nước đối với TRANCONSIN là không lớn. Sức ép chỉ thực sự lớn trong lĩnh vực cung cấp các yếu tố đầu vào cho xây dựng và thi công các công trình giao thông do các DN trong nước chưa thể tự sản xuất và cung cấp các nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu này.
Thách thức đối với DN:
Đối với lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, sức ép từ phía nhà cung cấp là rất lớn do phải nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị từ các nhà cung cấp nước ngoài, do đó phải đối mặt với sức ép về giá cả và chất lượng các yếu tố đầu vào.
Khách hàng.
Đối với hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, ngoại trừ những lĩnh vực có tính độc quyền như xăng dầu, điện... thì các nhà sản xuất đều phải chịu những sức ép từ phía khách hàng về chất lượng sản phầm và giá thành. Lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông và hạ tầng đô thị cũng không phải là ngoại lệ.
Trong lĩnh vực xây dựng và thi công công trình, khách hàng của các DN chính là các chủ đầu tư và sức mạnh thị trường của các đối tượng này là tương đối lớn. Theo đúng quy trình, khi có nhu cầu đầu tư vây dựng công trình, các chủ đầu tư sẽ có thông báo mời thầu, mời các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư tới tham gia đấu thầu. Theo đó, chủ đầu tư thường có nhiều sự lựa chọn trong số các công ty tham gia đấu thầu.
Mặt khác, các công trình giao thông có đặc thù là vốn đầu tư lớn, thời gian sử dụng lâu dài và phục vụ lợi ích của nhiều người, dó đó yêu cầu của các chủ đầu tư là rất cao về chất lượng. Thực tế ở Việt Nam trong những năm qua cho thấy, chất lượng công trình giao thông đang trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội. Chính vì vậy, trong nỗ lực cải thiện hình ảnh của ngành, các DN phải đầu tư nâng cao chất lượng công trình để cạnh tranh với các DN nước ngoài và với chính các đối thủ khác trong ngành để có thể phát triển.
Trong bảng các dự án mà công ty đang thi công trong lĩnh vực xây dựng giao thông, có thể thấy chủ yếu là các dự án thi công quốc lộ và tỉnh lộ, đó là những dự án lớn, phục vụ đời sống dân sinh và phát triển kinh tế xã hội, do đó yêu cầu về chất lượng đối với những công trình này phải được đặt lên hàng đầu. Nhưng để nâng cao chất lượng thường phải đánh đổi bằng chi phí công trình cao hơn, đó là một bài toán đối với các DN xây dựng như TRANCONSIN.
Tuy các DN trong ngành xây dựng công trình giao thông không phải đối mặt với nguy cơ về sản phẩm thay thế nhưng không vì thế mà sức ép từ phía khách hàng giảm bớt. Yêu cầu từ phía khách hàng về chất lượng mỗi ngày một cao, và cùng với đó là sức ép về tiến độ...
Sức ép về chất lượng và tiến độ tạo ra sức ép về chi phí, đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị và kỹ thuật thi công... Đó là những sức ép không nhỏ mà DN như TRANCONSIN gặp phải từ phía khách hàng là các chủ đầu tư công trình.
Thách thức:
Sức ép về chất lượng công trình từ phía chủ đầu tư dẫn tới sức ép về chi phí xây dựng, khiến cho tổng chi phí công trình tăng cao.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Ngoài những nhân tố tác động trên, trong ngành xây dựng các công trình giao thông và hạ tầng cơ sở cũng có thể kể tới sức ép cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn bởi đây cũng là một ngành có mức tăng trưởng cao.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đầu tiên phải kể tới là sự tham gia thị trường của các DN nước ngoài. Đây là những DN đến từ những quốc gia có nền công nghiệp phát triển. Trong những năm qua, các DN này đã bắt đầu xuất hiện tại thị trường Việt Nam, với những thế mạnh so với các DN trong nước về vốn, công nghệ, nhân lực và kinh nghiệm thi công công trình. Bên cạnh đó, khi tham gia vào thị trường Việt Nam, một lợi thế cho những nhà thầu này đó là thái độ làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp, đi cùng với sự đảm bảo về chất lượng công trình. Đó là những yếu tố mà một số các DN Việt Nam chưa tạo được sự tin tưởng từ phía các nhà đầu tư, đặc biệt là trong các dự án lớn, quan trọng.
Điểm yếu đối với những đối thủ này là sự mới mẻ khi tham gia thị trường. Chính vì vậy mà trong những năm qua, một số DN nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam phần lớn với tư cách của các nhà giám sát và tư vấn thi công, và đối với các dự án lớn, mang tầm cỡ quốc gia, có kỹ thuật thi công khó thì các nhà thầu này mới trực tiếp đảm nhiệm.
Tuy nhiên trong thời gian tới, khi chúng ta hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, sự tham gia của các DN này vào thị trường xây dựng Việt Nam là tất yếu. Với những ưu thế vượt trội hơn các DN trong nước về công nghệ và kinh nghiệm thi công, đây chắc chắn sẽ là những đối thủ cạnh tranh đáng kể của các DN trong nước.
Còn một nhóm các đối thủ tiềm ẩn mới đó là các DN tư nhân và DN thành lập mới trong nước. Tuy nhiên sức ép từ nhóm các DN này không lớn bởi ngành xây dựng có những đặc thù đã trở thành những rào cản nhất định đối với nhóm các DN này đó là:
Để tham gia ngành cần phải có một lượng vốn lớn.
Thời gian thu hồi chậm do thời gian thi công công trình kéo dài.
Giá trị TSCĐ lớn.
Đòi hỏi DN cần phải có kinh nghiệm thi công công trình...
Đây không phải là những rào cản không thể vượt qua nhưng nó cũng sẽ là những thách thức đối với những DN tư nhân nếu muốn trở thành DN lớn trong ngành.
Do đó, sức ép lớn nhất từ các đối thủ tiềm ẩn mà các DN như TRANCONSIN gặp phải đó chính là sự xuất hiện của các DN nước ngoài, những đối thủ cạnh tranh thực sự mạnh. Để có thể cạnh tranh với các đối thủ này, đòi hỏi các DN trong ngành như TRANCONSIN phải tích cực đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ và kỹ thuật thi công, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao uy tín của DN đặc biệt là về chất lượng công trình.
Thách thức đối với DN.
Đối mặt với sức ép cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn rất mạnh là các DN xây dựng nước ngoài với các ưu thế về vốn, công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm và tinh thần làm việc chuyên nghiệp.
KẾT LUẬN:
Qua phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài DN,có thể thấy rằng môi trường kinh doanh đã và sẽ có những tác động tới hoạt động kinh doanh của DN. Đó là những cơ hội và nguy cơ mà DN có thể gặp phải. Những cơ hội và nguy cơ đó là:
Cơ hội:
Thị trường được mở rộng, các rào cản thuế quan và phi thuế quan được rỡ bỏ.
Dễ dàng trong tìm kiếm các đối tác để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm.
Tiếp cận được với các dây chuyền công nghệ, máy móc và thiết bị hiện đại.
Nhu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị, các khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, tận dụng cơ hội từ làn sóng đầu tư nước ngoài.
Đời sống nâng cao, nhu cầu về nhà chung cư cho người dân được mở ra là một cơ hội cho các DN xây dựng như TRANCONSIN.
Chính sách phát triển kinh tế chung của Nhà Nước : Chủ trương cổ phần hoá, Luật DN...
Sự ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và đô thị tạo thuận lợi cho sự phát triển của DN ngành xây dựng.
Thách thức:
Sức ép cạnh trang tăng ngay cả tại thị trường trong nước.
Những tác động tiêu cực từ giá cả các yếu tố đầu vào và tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tốc độ lạm phát cao và sự biến động của giá cả các yếu tố đầu vào khiến cho chi phí xây dựng công trình vượt quá hạn mức cho phép.
Lãi suất tiền vay của hệ thống ngân hàng luôn ở mức cao khiến cho các DN gặp khó khăn khi tìm nguồn cung ứng vốn tạm thời để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năng lực cạnh tranh ở mức trung bình trong nhóm các DN lớn trong ngành, do đó phải đối đầu với sức ép không nhỏ từ các DN trong ngành như SÔNG ĐÀ, VINACONEX và cả CIENCO 5 cũng như các DN nhỏ hơn.
Sức ép chung của toàn ngành khi có sự xuất hiện của các DN nước ngoài.
Đối với lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, sức ép từ phía nhà cung cấp là rất lớn do phải nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị từ các nhà cung cấp nước ngoài, do đó phải đối mặt với sức ép về giá cả và chất lượng các yếu tố đầu vào.
Sức ép về chất lượng công trình từ phía chủ đầu tư dẫn tới sức ép về chi phí xây dựng, khiến cho tổng chi phí công trình tăng cao.
Đối mặt với sức ép cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn rất mạnh là các DN xây dựng nước ngoài với các ưu thế về vốn, công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm và tinh thần làm việc chuyên nghiệp.
PHÂN TÍCH NỘI BỘ DN – PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA DN.
Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh.
Để có đánh giá chung nhất về tình hình DN để biết DN đang trong quá trình tăng trưởng và phát triển đúng hướng hay đang có dấu hiệu đình trệ và cần có sự điều chỉnh, những kế hoạch, quyết định đang thực thi là đúng hay sai... Những điều này được phản ánh qua tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN mà cụ thể là qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn đó.
STT
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ
2003
2004
2005
2006
2007
1.
Doanh thu (DT).
Nghìn VNĐ
122.690.581
132.205.478
222.865.715
268.019.255
278.125.596
2.
Tốc độ tăng DT.
%
--
7.76
68.58
20.26
3.77
3.
Lợi nhuận (LN).
Nghìn VNĐ
5.420.927
5.899.267
15.026.947
17.272.370
32.281.984
4.
Tốc độ tăng LN.
%
--
8.82
154.73
14.94
86.9
5.
Tỉ suất LN trong DT
%
4.42
4.46
6.74
6.44
11.6
Bảng 2.10: Kết quả hoạt động kinh doanh của TRANCONSIN trong giai đoạn 2007-2007.
Bảng 2.11: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuậncủa TRANCONSIN
trong giai đoạn 2003-2007
Qua bảng kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2003-2007 của TRANCONSIN, có thể nhận thấy rằng doanh thu của TRANCONSIN có xu hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Sự tăng trưởng của doanh thu chưa đảm bảo sự sự tăng trưởng về lợi nhuận nhưng sự tăng trưởng về doanh thu này cũng cho thấy vị thế của TRANCONSIN trên thị trường qua các năm cũng trở nên vững chắc hơn thể hiện qua các số lượng và giá trị hợp đồng thi công công trình ngày một nhiều, dẫn tới doanh thu từ hoạt động xây lắp ngày càng tăng.
Sự tăng trưởng này có thể lí giải bởi các nguyên nhân sau:
Sự tăng trưởng chung của ngành do những tác động tích cực từ chủ trương phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và đô thị phục vụ cho sự phát triển về kinh tế xã hội.
Uy tín và vị thế của công ty được nâng cao do sự năng động, thái độ làm việc nghiêm túc của đội ngũ cán bộ công nhân viên, khả năng tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thi công nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công công trình. Do đó nhận được sự tín nhiệm từ phía các đối tác.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu không đồng đều qua các năm và liên tục giảm trong giai đoạn 2005-2007 ( năm 2005 tăng so với 2004 là 68.58%, 2006 tăng so với 2005 là 20.26%, còn năm 2007 chỉ tăng so với 2006 là 3.77%). Nguyên nhân của tình trạng này là trong năm 2006 và 2007, công ty chủ yếu thi công các dự án lớn, có thời gian thi công dài, số lượng các dự án hoàn thành ít, và có giá trị nhỏ nên tốc độ tăng doanh thu giảm so với năm 2005.
Tuy tốc độ tăng doanh thu giảm nhưng hiệu quả kinh doanh của công ty qua các năm vẫn tăng, và tốc độ tăng năm sau lớn hơn năm trước. Năm 2005 TRANCONSIN có lợi nhuận đạt 15.026 tỷ đồng, tăng 154.73% so với năm 2004, năm 2007 công ty có doanh thu đạt 32.282 tỷ đồng, tăng 86.9% so với năm 2006.
Tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng doanh thu cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng tăng, đây là sự phát triển đúng hướng của công ty trong những năm qua. Đặc biệt trong năm 2007, tốc độ tăng doanh thu dừng ở mức 3.77% từ 268.02 tỷ đồng năm 2006 lên 278.125 tỷ đồng năm 2007 nhưng tốc độ tăng lợi nhuận đạt 86.9% từ mức 17.272tỷ đồng năm 2006 lên 32.282 tỷ đồng. Qua đó tỉ lệ % lợi nhuận trong doanh thu tăng từ mức 6.44% năm 2006 lên 11.6% năm 2007. Trong bối cảnh của ngành xây dựng có nhiều biến động bất lợi , giá cả các yếu tố đầu vào tăng trong những năm gần đây thì thành tích trên thực sự là một thắng lợi của công ty trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, cắt giảm chi phí thi công và chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng và tiến độ thi công công trình, nhằm nâng cao uy tín và vị thế của DN.
Biểu đồ 2.12: Tỉ lệ % lợi nhuận trong doanh thu của TRANCONSIN
giai đoạn 2003-2007
Qua những kết quả phân tích trên đây, có thể thấy rằng trong những năm qua, bên cạnh những tác động tích cực và tiêu cực của các yếu tố khách quan như chủ trương của Nhà nước và Chính phủ, sự biến động của thị trường giá cả các yếu tố đầu vào thì nhìn chung TRANCONSIN đã có những sự phát triển và tăng trưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh thu và lợi nhuận tăng, hiệu quả kinh doanh được nâng cao. Tuy chưa vươn lên thành DN đứng đầu ngành nhưng tốc độ t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28462.doc