Lời nói đầu
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER
I. Khái quát chung về giao nhận 1
1. Định nghĩa về giao nhận và người giao nhận 1
2. Phạm vi của dịch vụ giao nhận 4
3. Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế 7
3.1. Môi giới hải quan 7
3.2. Đại lý 8
3.3. Người gom hàng 8
3.4. Người chuyên chở 8
3.5. Người kinh doanh vận tải đa phương thức 9
II. Dịch vụ giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container 10
1. Lịch sử ra đời và phát triển của dịch vụ giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container 10
2. Quy trình giao nhận hàng hóa bằng Container 11
2.1. Đối với hàng xuất khẩu 11
2.2. Đối với hàng nhập khẩu 13
3. Sự khác nhau giữa giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container với giao nhận hàng hóa truyền thống 15
3.1. Đối tượng giao nhận 16
3.2. Địa điểm giao nhận 16
3.3. Điều kiện cơ sở giao hàng 16
3.4. Chứng từ dùng trong giao nhận hàng hóa bằng Container 17
3.5. Vấn đề bảo hiểm 18
3.6. Rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa 19
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER Ở VIỆT NAM
I.Thực trạng giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container ở Việt Nam 21
1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động giao nhận tại Việt Nam 21
1.1. Luật quốc tế 21
1.1.1. Liên quan đến buôn bán quốc tế 21
1.1.2. Liên quan đến vận tải 22
1.1.3. Liên quan đến thanh toán 23
1.2. Luật quốc gia 23
1.3. Hợp đồng 23
2. Thực trạng giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container ở Việt Nam trong thời gian qua 24
II. Phân tích và đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container tại Việt Nam 30
1. Nhu cầu giao nhận 30
2. Thị trường giao nhận và cạnh tranh trên thị trường giao nhận 32
2.1. Thị trường nội địa 32
2.2. Thị trường thế giới 33
2.3. Đối thủ cạnh tranh 45
3. Đánh giá về hoạt động giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container 49
3.1. Những ưu điểm đạt được 49
3.2. Hạn chế và nguyên nhân 51
III. Một số lưu ý khi giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container 53
1. Khi thuê và trả Container 53
2. Vận đơn Container 54
3. Điều kiện bảo hiểm 55
4. Chất xếp hàng trong Container 55
4.1. Đặc điểm hàng hoá chuyên chở 56
4.2. Đặc điểm loại, kiểu Container dùng chuyên chở 56
4.3. Kỹ thuật chèn lót, chất xếp trong Container 57
4.4. Đọng nước trên hàng và Container 58
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO NHẬN HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER TẠI VIỆT NAM
I. Mục tiêu, phương hướng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container tại Việt Nam 60
1. Triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container tại Việt Nam 60
2. Mục tiêu, phương hướng phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container của Việt Nam trong thời gian tới 61
2.1. Mục tiêu chung 61
2.2. Định hướng phát triển 62
II. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container 63
1. Giải pháp từ phía Nhà nước 63
1.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước về giao nhận, thiết lập khung pháp lý phù hợp với điều kiện giao nhận tại Việt Nam 63
1.2. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động giao nhận 64
1.3. Đầu tư, xây dựng, nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác giao nhận 65
1.4. Phê chuẩn, tham gia các công ước quốc tế liên quan đến giao nhận vận tải 68
2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 69
2.1. Các giải pháp tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật 69
2.1.1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 69
2.1.2. Hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác giao nhận và quản lý 69
2.2. Giải pháp về thị trường 71
2.2.1. Tăng cường nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước để mở rộng thị trường 71
2.2.2. Gắn giao nhận hàng hóa quốc tế với giao nhận, bảo quản hàng hóa trong nước 73
2.2.3. Giá cả dịch vụ 73
2.2.4. Tạo dựng uy tín trong kinh doanh, giữ vững tín nhiệm với khách hàng 75
2.3. Giải pháp về nghiệp vụ 76
2.3.1. Xây dựng chiến lược Marketing và sử dụng công nghệ Marketing 76
2.3.2. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người giao nhận 76
2.3.3. Xây dựng quy trình chuẩn trong giao nhận 77
2.3.4. Tiếp cận “ Thương mại không có chứng từ” 80
2.3.5. Mở rộng vai trò của người giao nhận 80
2.4. Giải pháp về quản lý 80
2.4.1. Đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức quản lý 80
2.4.2. Liên doanh liên kết với các công ty giao nhận nước ngoài, tham gia Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận FIATA 81
2.4.3. Nâng cao trình độ nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cho các cán bộ giao nhận 82
2.4.4. Chuẩn hóa chứng từ trong giao nhận 83
Lời kết
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
95 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận trong nước cũng bị suy giảm nhiều.
Thêm vào đó, thị trường thế giới biến động đã ảnh hưởng nhiều đến thị trường Việt Nam cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ đó, khiến cho hoạt động giao nhận hàng hóa nội địa cũng gặp không ít thăng trầm.
2.2. Thị trường thế giới
Nhiều năm trở lại, Việt Nam đã và đang không ngừng nỗ lực củng cố và thiết lập quan hệ tốt đẹp, thân thiện về mọi mặt với các quốc gia trên thế giới, tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng tham gia vào thương mại quốc tế.
Trên cơ sở đó, hoạt động kinh doanh của các công ty giao nhận Việt Nam đã vươn ra trên toàn thế giới thay vì chỉ giới hạn ở một vài nước xã hội chủ nghĩa như trước đây.
Lượng hàng hóa vận chuyển đi các nước ngày càng nhiều là cơ hội cho các công ty giao nhận tăng sản lượng giao nhận hàng hóa, tạo công ăn việc làm và tăng lợi nhuận. Sau đây, ta có thể thấy lượng Container thông qua các cảng chính là Hải Phòng, Tân Cảng, Sài Gòn, ngày càng tăng.
Biểu 3 : Lượng hàng hóa Container thông qua cảng Hải Phòng
(Đơn vị : TEU)
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002*
Tổng
149.702
167.106
181.038
214.222
242.936
252.588
300.000
Xuất
75.052
83.610
90.519
107.202
121.468
130.376
150.000
Nhập
74.650
83.496
90.519
107.020
121.468
122.182
150.000
Biểu 4: Lượng hàng hóa Container thông qua cảng Sài Gòn
Năm
Số tấn
Số TEU
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002*
928.589
1.151.683
1.242.721
1.416.994
1.820.817
2.239.675
2.661.259
3.030.000
77.356
106.258
123.689
146.384
177.457
219.576
263.491
300.000
Biểu 5 : Lượng hàng hóa Container thông qua Tân Cảng
(Đơn vị : TEU)
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002 *
Tổng số
Xuất
Nhập
351.153
145.210
205.943
425.125
199.260
225.865
445.250
214.480
230.770
475.428
237.714
237.714
514.594
257.297
257.297
546.851
276.962
269.889
580.000
290.000
290.000
Nguồn : - Tạp chí kinh tế & dự báo (4/2002)
- Định hướng phát triển Cảng Saì Gòn đến năm 2010
- Thạc sĩ Nguyễn Kim Cương - 1996
(*) số liệu dự báo.
Hiện tại, các thị trường chủ yếu của các công ty giao nhận nước ta là:
- Khu vực Đông Nam á.
- Khu vực Đông Bắc á - Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.
- Các nước EU.
- Mỹ, Canađa...
* Khu vực Đông Nam á
Đây là một thị trường có kim ngạch buôn bán với Việt Nam khá cao trong những năm gần đây (chiếm hơn 28,8% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam).
Bảng 6 : Trao đổi thương mại Việt Nam - ASEAN
(Đơn vị : tỷ USD)
Năm
KNXK
KNNK
Tổng KN
Tỷ trọng trong tổng KN XNK (%)
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
5tháng 2002
1,112
2,252
1,911
2,372
2,463
2,612
2,551
0,983
2,378
2,948
3,116
3,749
3,288
4,519
4,226
1,796
3,49
5,20
5,077
6,122
5,151
7,131
6,777
2,779
23,9
33,4
25,5
29,7
24,9
23,7
21,8
23,8
Nguồn : - Bộ thương mại.
- Tạp chí Ngoại thương (10/8/2002).
- Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN tăng từ 1.112 triệu USD năm 1995 lên 2.551 triệu USD năm 2001, gấp 2,29 lần.
- Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường ASEAN tăng từ 2.378 triệu USD năm 1995 lên 4.226 triệu USD năm 2001, gấp 1,78 lần.
Trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể thấy, tỷ trọng của kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thị trường ASEAN luôn ở mức cao (trên 20%). Qua số liệu trên cho thấy ASEAN là một khu vực buôn bán khá hấp dẫn với Việt Nam. Kinh doanh với thị trường này có rất nhiều thuận lợi và triển vọng.
Thứ nhất, các nước thuộc thị trường ASEAN có các điều kiện về văn hóa, xã hội, luật pháp tương đối đồng nhất với Việt Nam, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ buôn bán giao dịch giữa các nước với nhau.
Thứ hai, Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN nên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường ASEAN được hưởng thuế ưu đãi và ngược lại đối với hàng hóa từ các nước thuộc thị trường ASEAN xuất khẩu sang Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn được hưởng những ưu tiên khác nên việc buôn bán giữa hai khu vực ngày càng phát triển.
Thứ ba, khoảng cách địa lý gần là một trong những thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán trao đổi giữa Việt Nam với các nước ASEAN. Thời gian vận chuyển ngắn giúp đẩy nhanh chu kỳ kinh doanh, quay nhanh vòng vốn và tăng lượng hàng hóa trao đổi góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thứ tư, với tình hình đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam (trên 70%) trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ buôn bán trao đổi hàng hóa giữa hai khu vực.
Những thuận lợi trên đã đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác thương mại quốc tế, tạo ra một khối lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN. Trong đó, hoạt động giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container là một dịch vụ phụ trợ đắc lực cho hoạt động vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.
Phần lớn các nước ASEAN đều có biển và các quốc gia này đã tận dụng rất có hiệu quả ưu thế đó. Hơn nữa, vận tải Container đang phát triển hết sức mạnh mẽ tại khu vực này. Do đó, khi buôn bán quốc tế mở rộng, khối lượng hàng hóa đường biển giao nhận bằng Container của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng lên.
Nắm bắt được tình hình này, các công ty giao nhận của Việt Nam đã có nhiều biện pháp tích cực, tham gia vào việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. Thực tế kinh doanh cho thấy, ASEAN là thị trường ít rủi ro và dễ kinh doanh nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng chính vì thế mà ngày càng xuất hiện nhiều công ty giao nhận nước ngoài nhảy vào kinh doanh, tạo nên sự cạnh tranh vô cùng gay gắt.
Trong thời gian tới, để tăng sức cạnh tranh của mình trong lĩnh vực này, cũng như khai thác tốt thị trường ASEAN, các công ty giao nhận Việt Nam cần nhanh chóng đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường hoạt động quảng cáo trên thị trường .
* Khối Đông Bắc á
Tuy chỉ gồm 5 nước và vùng lãnh thổ là Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc, nhưng đây lại là một thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng hàng hóa giao nhận của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2000, sản lượng giao nhận hàng xuất sang thị trường này là 15,7% và hàng nhập từ thị trường này chiếm 32,9%. Trong những năm gần đây, từ khi Việt Nam thực hiện chủ trương cải cách mở cửa nền kinh tế để hội nhập với bên ngoài thì mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khối ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Bảng 7 : Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước khối Đông Bắc á
(Đơn vị: triệu USD)
Nước
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
8th2002
Đài Loan
Hồng Kông
Hàn Quốc
Nhật Bản
Trung Quốc
439, 4
256,7
235,3
1461,0
316,
539, 9
311, 2
558, 3
1546, 4
340, 2
780
472, 7
352,0
1614, 6
512, 4
865, 3
612, 5
397, 4
1515, 1
724, 6
507, 8
173, 2
238, 7
1201, 1
527, 9
756, 2
315, 4
351, 9
2621, 7
1534, 1
806. 0
317, 238
406, 1
2509, 8
1418, 1
518, 6
213, 6
301, 4
1459, 1
970, 1
Bảng 8: Nhập khẩu của Việt Nam từ các nước Đông Bắc á
(Đơn vị : triệu USD)
Nước
1996
1997
1998
1999
2000
2001
8th2002
Đài Loan
Hồng Kông
Hàn Quốc
Nhật Bản
Trung Quốc
1263, 2
705, 4
1781, 4
1210, 3
329, 0
1391, 3
608, 3
1556, 3
1427, 5
408, 7
1561, 2
654,1
2036, 4
3256, 5
989, 5
1432, 0
712, 5
1772, 3
2615, 4
617, 2
1663, 9
606, 499
1730, 2
2250, 6
1423, 2
2019, 6
522, 576
1893, 5
2215, 5
1629, 1
1534, 2
462, 4
1374, 9
1559, 4
1186, 6
Nguồn : - Tổng cục Thống kê . - Ngoại thương (30/10/2002)
Từ số liệu trên cho thấy, đây là một thị trường lớn của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua các năm, đặc biệt là Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Khi tiến hành giao nhận với thị trường này, các công ty giao nhận Việt Nam đã có được một số thuận lợi:
+ Đa số các công ty giao nhận Việt Nam làm đại lý cho các công ty giao nhận vận tải Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan nên họ có thể đảm nhận dịch vụ giao nhận vận chuyển trọn gói từ cửa đến cửa (door to door), một hình thức dịch vụ rất được ưa chuộng hiện nay.
+ Đây là khu vực có vốn đầu tư vào Việt Nam lớn nhất (xem bảng9). Trong đó, đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp là chủ yếu, nên thường có một khối lượng lượng lớn vật tư, thiết bị máy móc... được vận chuyển vào Việt Nam trong những Container, góp phần đáng kể vào việc tăng sản lượng giao nhận hàng hóa của các công ty.
Bảng 9 : Đầu tư trực tiếp của khu vực Đông Bắc á vào Việt Nam
trong 3 năm 1998-2000
Nước
Số dự án
Tổng vốn đăng ký
(Triệu USD)
Đài Loan
Hồng Kông
Nhật Bản
Hàn Quốc
Trung Quốc
605
319
296
309
105
4884,6
3634,3
3441,2
3224,7
151,0
(Nguồn : Niên giám thống kê 2000)
* Khu vực này bao gồm những quốc gia có bề dày kinh nghiệm về phát triển vận tải biển. Đặc biệt, thị trường giao nhận vận tải Container cực kỳ sôi động. Trong tổng số 10 công ty vận tải Container hàng đầu thế giới thì có tới 4 công ty thuộc về các quốc gia Đông Bắc á. (Tính đến hết năm 2001)
Bảng 10 : Mười công ty vận tải Container hàng đầu thế giới
Tên hãng tàu
Quốc tịch
Số Container
hiện có(TEU)
Số Container đặt đóng (TEU)
Tổng số
(TEU)
1. Maersk Sealand
2. P & O Nedlloy
3. Evergreen Group
4. Hanjin
5. Mediterranean Shipping Co
6. APL
7. Cosco
8. NYK
9. CMA - CGM
10. CP Ships
Đan Mạch
Anh/Hà lan
Đài Loan
Hàn Quốc
Singapore
Trung Quốc
Mỹ
Pháp/úc
Trung Quốc
601.717
354.226
329.749
288.668
238.027
212.972
204.823
158.943
147.626
139.709
121.950
61.604
48.100
30.650
67.000
77.000
37.950
88.624
75.740
52.630
723.667
415.830
377.849
319.318
305.927
289.972
242.772
247.567
223.366
192.339
(Nguồn : MDS Transmodal - Container Ship Databank 2001)
Thêm vào đó, các cảng biển của các quốc gia này hoạt động rất sầm uất. Theo thống kê, 72% hàng vận chuyển ở Hồng Kông đều bằng Container. Năm 2001, Hồng Kông thông qua 17,8 triệu TEU, trở thành cảng Container nhộn nhịp nhất thế giới. Tiếp đến là cảng Đài Loan, Trung Quốc cũng đã tăng đáng kể công suất của các cảng Container, với cảng Thượng Hải chiếm 33% (5,6 triệu TEU), Thâm Quyến 34% (4 triệuTEU) và Thanh Đảo 36% (2,1 triệu TEU). Đối với Hàn Quốc, Container nhập khẩu tăng từ 1,9 triệu TEU (năm1995) lên 3,3 triệu TEU (năm 2001) và 5,9 triệu TEU (năm 2011), còn xuất khẩu tương ứng là 2,3 triệu TEU, 3,4 triệu TEU và 5,9 triệu TEU.
Như vậy, rõ ràng khi được tiếp cận với thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn đã học hỏi không ít kinh nghiệm từ sự thành công của nước bạn. Hơn thế nữa, trong tương lai, một khi quan hệ giữa Việt Nam với các nước khu vực Đông Bắc á phát triển lên một tầm cao mới, các doanh nghiệp nước ta hoàn toàn có quyền hy vọng vào khả năng xâm nhập và chiếm lĩnh một phần nào đó trên thị trường giao nhận đã, đang và sẽ rất nhộn nhịp này.
Bên cạnh những thuận lợi, các công ty giao nhận Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn do phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt từ chính các công ty của Nhật Bản và Hàn Quốc ngay trên thị trường nội địa. Các công ty này đang tìm cách tiến vào thị trường giao nhận Việt Nam, thâu tóm các dịch vụ giao nhận hàng hóa từ Nhật Bản, Hàn Quốc vào Việt Nam và có kế hoạch tham gia dịch vụ giao nhận hàng hóa từ Việt Nam đi các nước trong khu vực, làm cho sản lượng giao nhận của các công ty Việt Nam với các thị trường giảm sút đáng kể.
Do vậy, các công ty giao nhận Việt Nam phải thật sự tỉnh táo, tận dụng lợi thế sân nhà, khán giả nhà, cạnh tranh lành mạnh, tạo dựng uy tín ngay tại Việt Nam. Bởi lẽ, muốn giành thắng lợi trên trường quốc tế thì trước hết các công ty giao nhận Việt Nam phải tự chứng tỏ mình trên thị trường nội địa. Hay nói một cách khác, là phải chiếm lĩnh được thị trường Việt Nam. Đó cũng chính là bài học xương máu của khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi hoạt động trên thị trường quốc tế.
* Thị trường EU
Thị trường EU là một thị trường chính của hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong chiến lược xuất khẩu của chúng ta trong giai đoạn 2001- 2010.
Muốn thực hiện tốt chiến lược xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU, chúng ta cần giải quyết nhiều vấn đề có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, trong đó có vấn đề giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu. Chỉ có đáp ứng được những yêu cầu đó, chúng ta mới thâm nhập thành công vào thị trường EU.
Hiện nay, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và EU đang có xu hướng tăng dần.
Bảng 11 : Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - EU 1990-2002.
(Đơn vị : triệu USD)
Năm
KNXK của VN vào EU
KNNK của VN từ EU
Tổng KN XNK
Trị giá
Xuất siêu
Trị giá
Tốc độ
Tăng (%)
Trị giá
Tốc độ
Tăng(%)
Trị giá
Tốc độ
Tăng(%)
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002(8th)
141,6
112,2
227,9
216,1
383,8
720,0
900,0
1.608,4
2.125,8
2.506,3
2.636,9
2.954,7
2.016,3
-
-20,8
103,1
5,2
77,6
87,6
25,1
78,6
32,2
17,9
13,2
12,1
-
153,6
274,5
233,2
419,5
476,6
688,3
1.134,2
1.324,4
1.307,6
1.052,8
1.216,7
1.440,5
1.105,6
-
78,7
-15
79,9
13,6
44,4
64,8
16,8
-13
-19,5
15,6
18,4
-
295,2
386,7
461,1
635,6
860,4
1.408,3
2.034,7
2.032,8
3.433,4
3.559,1
4.053,6
4.341,9
3.121,9
-
31,1
19,2
37,8
35,4
63,7
44,5
44,1
17,1
3,7
13,9
14,3
-
-12
-162,3
-5,3
-203,4
-92,8
31,7
-233,7
284,0
818,2
1.453,5
1.620,2
1.460,9
910,7
(Nguồn : Trung tâm tin học và Thống kê - Tổng cục Hải quan)
Rõ ràng là quy mô buôn bán không ngừng gia tăng: Trong hơn 12 năm, tăng 13,7 lần. Tốc độ tăng trưởng thương mại bình quân giữa Việt Nam và EU là 29,95%/ năm, tăng trưởng xuất khẩu là 34,95%/ năm và tăng trưởng nhập khẩu là 23,0%/ năm. Từ năm 1997 trở lại đây, Việt Nam liên tục xuất siêu sang EU với trị giá xuất siêu tăng đáng kể. Có được điều này là nhờ:
- EU đã dành cho Việt Nam hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) và quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập cho một số mặt hàng của Việt Nam vào EU.
-Việt Nam là thành viên của ASEAN nên hợp tác giữa ASEAN và EU đã tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ và đầu tư của EU vào Việt Nam. Chính vì vậy, sản lượng hàng hóa giao nhận với thị trường EU chiếm một tỷ trọng đáng kể (hàng xuất 39,6% ; hàng nhập : 24% - 2000).
- Các chủ tàu Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với các hãng tàu lớn trên thế giới có dịch vụ từ Singapore, Hồng Kông, Kaoshung (là những nơi mà hàng hóa Việt Nam phải chuyển tiếp) đi các nước EU. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có thể chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam tới thị trường EU thông qua các mối quan hệ dịch vụ hàng hải đó.
- Hiện nay, Việt Nam có hơn 30 công ty giao nhận vận tải đang làm dịch vụ giao nhận vận tải cho các chủ hàng Việt Nam và chủ hàng EU theo hình thức "từ cửa đến cửa". Đây là một thuận lợi rất lớn cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam để thâm nhập vào thị trường EU.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EU là giày dép, hàng may mặc, cà phê, sản phẩm thuộc da, đồ gỗ gia dụng, đồ chơi trẻ em, các dụng cụ thể thao, đồ gốm sứ, máy móc thiết bị điện và thủy hải sản (chiếm 75% tổng kim ngạch). Gần đây,Việt Nam xuất thêm các mặt hàng chế biến sâu: điện tử, điện máy...
Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu từ EU lại có đặc điểm khác, chủ yếu là hàng hóa có hàm lượng chế biến cao, máy móc thiết bị , nguyên phụ liệu thiết yếu và hóa dược phẩm...
Nhìn chung, chủng loại hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam và EU đều phù hợp cho vận chuyển Container và thực tế cũng được giao nhận và vận chuyển ra vào Việt Nam bằng Container.
Tuy vậy, do quy mô thương mại còn cách xa giới hạn tiềm năng kinh tế của hai bên nên giao nhận cũng chưa thực sự khởi sắc. Tỷ trọng thương mại Việt Nam - EU trong tổng kim ngạch ngoại thương của EU là không đáng kể, chừng 0,12% và cũng chỉ chiếm 13,84%% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Vì vậy, để phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh giao nhận, các công ty Việt Nam cần chú trọng đến đặc trưng của thị trường giao nhận vận tải EU.
- Trình độ phát triển của thị trường giao nhận vận tải EU cao hơn rất nhiều so với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực: đội tàu, phương tiện xếp dỡ, hệ thống kho bãi, cảng biển và đặc biệt là tính thời gian. Do khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và EU quá xa nên thời gian vận chuyển thường kéo dài khoảng 35-50 ngày cho một chuyến đi, trong khi nếu như vận chuyển từ các nước thuộc thị trường châu á vào thị trường Việt Nam có thời gian rất ngắn : từ Nhật Bản đến Việt Nam mất 7 ngày, Đài Loan: 5 ngày, Singapore:3ngày. Thời gian vận chuyển dài làm chu kỳ kinh doanh bị chậm, hiệu quả kinh doanh thấp, vòng quay vốn chậm và gặp nhiều rủi ro. Thêm vào đó, do tuyến đường từ Việt Nam sang EU cũng như từ EU về Việt Nam thường không khai thác được 2 chiều (vì khó có lãi) nên không khuyến khích các công ty đảm nhận việc giao nhận.
- Thị trường vận tải EU có nhiều hãng tàu cung cấp các dịch vụ rất tốt và tính cạnh tranh rất cao. Các hãng tàu Container lớn của thế giới đều có dịch vụ chuyên tuyến Châu á - Châu âu.
- Một đặc điểm nổi bật nữa là các chủ hàng EU đòi hỏi rất cao về chất lượng dịch vụ giao nhận và vận tải, bởi lẽ chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu phụ thuộc một phần vào dịch vụ này.Vì vậy, phải có sự kết hợp hoàn hảo giữa thương mại và giao nhận vận tải nếu chúng ta muốn hàng hóa của Việt Nam chiếm lĩnh thị trường EU.
Từ những đặc điểm nổi bật nêu trên, rõ ràng rằng khi cung cấp các dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa đường biển bằng Container cho thị trường EU, các công ty giao nhận Việt Nam cần thoả mãn các yêu cầu về thời gian, chất lượng dịch vụ, giá cả cạnh tranh, độ tin cậy cao. Đây cũng chính là những tiêu chí phấn đấu của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam cũng như của dịch vụ giao nhận vận tải mà các chủ hàng, các công ty giao nhận vận tải nước ta phải đạt được nếu muốn thâm nhập thành công vào thị trường EU.
* Thị trường Mỹ
Kể từ khi Mỹ xoá bỏ cấm vận đối với Việt Nam (1994), lượng hàng hóa thương mại giữa hai nước tăng mạnh. Ngày càng có những sự kiện đáng ghi nhớ, đánh dấu bước ngoặc quan trọng trong quan hệ giữa hai nước.
Ngày 13/7/1995 Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và cũng ngày 13/7/2000 Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được chính thức ký kết. Từ đây, Mỹ thực sự là một thị trường lớn đầy triển vọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Bảng 12 : Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Mỹ
(Đơn vị : triệu USD)
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
8th 2002
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tổng số
204,2
245,8
450,0
286,7
251,5
538,2
468,6
324,9
793,5
504,0
334,8
838,8
732,4
351,8
1084,2
1.065,3
410,9
1.476,2
1.322,6
290,6
1.613,2
(Nguồn : Tổng cục Hải quan)
Khi hàng hóa qua lại giữa hai nước ngày càng nhiều thì cơ hội chắc chắn sẽ mở ra đối với các công ty giao nhận nước ta.
Thật vậy, Mỹ là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới, tồn tại song song và cạnh tranh với Nhật Bản. Cùng với Canada và Mêhicô, Mỹ nắm giữ vai trò quan trọng của khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), và là một trong những thành viên có tiếng nói quyết định tại các tổ chức lớn trên thế giới như : IMF, WTO, WB... Không chỉ mạnh về tiềm lực chính trị, kinh tế, Mỹ còn là thị trường sản xuất và tiêu thụ lớn trên thế giới. Vì vậy, trong tương lai, một khi quan hệ tốt đẹp hiện nay giữa Việt Nam và Mỹ được giữ gìn và phát huy hơn nữa, thì chắc chắn kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia sẽ không dừng lại ở con số 2 tỷ USD và khối lượng hàng hóa giao nhận nhờ đó tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, để tiếp cận được thị trường này, các công ty Việt Nam cần có những bước giao dịch, chuẩn bị tích cực ngay từ đầu, đặc biệt là phải nắm chắc luật pháp Mỹ, bởi vì hệ thống luật pháp Mỹ rất phức tạp, mỗi bang lại có thể lệ riêng nên không thể chủ quan, tuỳ tiện áp dụng từ thị trường này sang thị trường khác . Hơn nữa, Mỹ có những yêu cầu rất khắt khe đối với hàng hóa có xuất xứ từ những nước đang phát triển như Việt Nam. Các doanh nghiệp Mỹ lại rất dày dạn kinh nghiệm trên thương trường quốc tế, với những mánh khoé, thủ đoạn tinh vi, sắc sảo. Các doanh nghiệp Việt Nam nếu không cẩn thận, có thể sẽ phải chịu những thất bại thảm hại. Sự bất đồng về ngôn ngữ, việc thiếu thông tin về thị trường cũng là những trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam .
Trên đây là những phân tích, dự đoán về tình hình hoạt động giao nhận của các công ty giao nhận tại Việt Nam với các thị trường chính. Trong những năm tới, theo đánh giá của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực giao nhận, thứ tự ưu tiên theo khu vực thị trường sẽ là: Mỹ, EU, ASEAN, khối Đông Bắc á . Trong đó đối với khu vực Đông Bắc á, trọng tâm hướng vào là thị trường Hồng Kông, nơi vốn vẫn được coi là”bình yên vô sự” trước mọi cơn sóng gió của thị trường .
2.3. Đối thủ cạnh tranh
Với đà phát triển mạnh mẽ của vận tải buôn bán quốc tế, các dịch vụ giao nhận ngày càng mở rộng. ở Việt Nam, ngành giao nhận cũng không ngừng phát triển. Một mặt, do việc đòi hỏi cấp thiết của việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, mặt khác, do kinh doanh dịch vụ này có vốn đầu tư ban đầu không lớn mà nếu làm tốt, lợi nhuận sẽ rất cao. Vì vậy, hàng loạt công ty trong và ngoài nước đã đổ xô vào kinh doanh lĩnh vực này làm cho việc cạnh tranh trên thị truờng giao nhận trở nên cực kỳ gay gắt .
Trước tình hình này, bản thân các công ty giao nhận phải tự tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, nắm bắt những điểm mạnh, điểm yếu của mình cũng như của đối phương để từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh thích hợp .
Nhằm giúp các công ty có thêm thông tin, đề tài xin được giới thiệu về một số công ty giao nhận đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam .
* VIETRANS
Như trên đã nói, Tổng công ty Giao nhận và Kho vận Ngoại thương (Vietrans) do Bộ Thương mại thành lập (1976). Vietrans có tiềm lực tài chính mạnh do có sự rót vốn của Nhà nước. Nhờ đó, Vietrans có thể mua sắm nâng cấp các trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại. Vietrans là công ty có kinh nghiệm và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Công ty này có mối quan hệ rộng rãi với bạn hàng trong và ngoài nước, có uy tín trên thị trường. Đặc biệt, công ty có đại lý xuyên dọc trên thế giới, giúp công ty có thể tiến hành dịch vụ giao nhận trọn gói. Đội ngũ cán bộ của Vietrans có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu, được đào tạo quy mô... Nhưng điểm yếu của công ty là những thiết bị, máy móc dùng cho giao nhận vận tải Container còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu. Hơn nữa công ty chưa có khả năng để phát triển đội tàu Container cho riêng mình, nên đã hạn chế nhiều đến khả năng giao nhận của công ty .
* GIMARTRANS
Là một công ty nhà nước thuộc Bộ giao thông vận tải, GIMARTRANS là một công ty tương đối lớn trên thị trường, với đội tàu biển chạy thường xuyên trên các tuyến hải ngoại nên công ty này có ưu thế trong các dịch vụ trọn gói, các hình thức vận tải liên hợp, giao nhận vận chuyển hàng công trình..., đặc biệt là dịch vụ gom hàng rất phát triển. Ngoài ra, GIMARTRANS có mạng lưới trên toàn quốc, do đó dịch vụ họ đảm nhận trên thị trường nội địa chiếm tỷ trọng lớn . Hiện nay, với 20% thị phần trên thị trường giao nhận hàng hóa đường biển, GIMARTRANS đang là công ty dẫn đầu trên thị trường giao nhận Việt Nam .
Thế mạnh chủ yếu của công ty này là:
+ Tiến hành đầu tư lớn về cơ sở vật chất, hoàn thiện nâng cấp đội tàu quốc tế.
+ Tập trung mạnh vào dịch vụ gom hàng cho khách hàng Việt Nam muốn xuất hàng ra nước ngoài.
+ Do có lợi thế về đội tàu, giá đưa ra thường thấp hơn.
+ Thường tận dụng được vận chuyển hai chiều. Đây là thế mạnh của GIMARTRANS so với các công ty giao nhận trong nước khác.
Công ty đang cố gắng đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp. Tuy nhiên, đây cũng chính là điểm yếu của công ty bởi công ty chưa đủ khả năng, nguồn lực của công ty bị dàn mỏng trên thị trường nên dễ rơi vào thế bị động .
* NISSHIN
Đây là công ty giao nhận quốc tế của Nhật Bản. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật, công ty đã nhanh chóng trở thành một trong những công ty giao nhận hàng đầu thế giới. Với tiềm lực của mình, NISSHIN đang tiến vào thị trường Việt Nam bằng cách thâu tóm các dịch vụ giao nhận hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt từ Nhật Bản và các nước thuộc Châu á - Thái Bình Dương (NISSHIN đã hình thành các đại lý, chi nhánh của mình trên toàn bộ các nước đó như Singapore, Đài Loan, Hồng Kông...), cũng như từ Việt Nam ra nước ngoài. Chính vì vậy, làm cho việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt .
* KONOIKE
Cũng như NISSHIN, KONOIKE là một công ty giao nhận quốc tế Nhật Bản có mạng lưới trên khắp thế giới. KONOIKE là một công ty rất có uy tín trên thế giới, dịch vụ do công ty cung cấp luôn được khách hàng đánh giá rất cao .
Ngoài ra, trên thị trường giao nhận còn có một số công ty lớn có uy tín như : VIETFRACHT,VINATRANSCO,TRANSIMEX... Thêm vào đó, là một lực lượng lớn các công ty giao nhận tư nhân, hoạt động không kém phần năng động, đã tạo nên một bức tranh đa màu về thị trường giao nhận nói chung và giao nhận hàng hóa đường biển nói riêng.
Từ những phân tích trên đây, có thể đưa ra một số nhận xét sau:
+ Với các công ty Nhà nước: Có thể nói mỗi công ty đều có những đặc điểm, thuận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa luan NT.doc