MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Mục đích của khoá luận 2
6. Bố cục khoá luận 3
CHƯƠNG I 4
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỐI CAO 4
CỦA QUỐC HỘI 4
1. Vị trí pháp lí của Quốc Hội 4
2. Chức năng giám sát của Quốc hội 5
3. Quyền giám sát của Quốc Hội - sự kế thừa và phát triển qua các thời kì 6
4. Quyền giám sát tối cao của Quốc Hội 10
4.1. Chủ thể của quyền giám sát tối cao 10
4.2. Đối tượng của quyền giám sát tối cao 11
4.3. Nội dung giám sát tối cao của Quốc hội 13
4.4. Phương thức thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội 14
4.5. Hậu quả pháp lí của giám sát tối cao 19
CHƯƠNG II 21
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỐI CAO 21
CỦA QUỐC HỘI 21
1. Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội 21
2. Những kết quả đạt được của hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội 21
3. Những hạn chế thiếu sót trong quá trình hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội 24
3.1. Chất lượng giám sát 24
3.2. Quy trình giám sát 26
3.3. Vấn đề hậu giám sát 28
4. Nguyên nhân chủ yếu hạn chế hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội 28
CHƯƠNG III 32
CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 32
GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI 32
1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và yêu cầu khách quan của việc nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội 32
2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội 33
2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội 33
2.2. Đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và cách thức làm việc của Quốc hội 34
2.3. Xây dựng chương trình giám sát cụ thể chi tiết kịp thời 36
2.4. Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội 38
2.5. Đổi mới phương pháp giám sát 42
2.6. Mở rộng cơ chế xử lí hậu giám sát 45
2.7. Đưa bỏ phiếu tín nhiệm trở thành một hoạt động thường xuyên 46
2.8. Thiết lập các ban giám sát thường xuyên tiếp nhận các ý kiến của nhân dân trong thời gian Quốc hội không họp 47
2.9. Hiện đại hoá các phương tiện, cơ sở vật chất cho hoạt động giám sát 47
KẾT LUẬN 49
51 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2137 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iám sát tối cao của Quốc hội không phổ biến và chỉ giao cho một số các chủ thể có quyền đề nghị thành lập uỷ ban: Chủ tịch nước,Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội
4.5. Hậu quả pháp lí của giám sát tối cao
Hậu quả pháp lí của giám sát tối cao có nội dung và hình thức khác với hoạt động giám sát khác. Hậu quả pháp lí của giám sát tối cao đó là kết quả của hoạt động giám sát tối cao thể hiện ý chí của Quốc hội bằng một hình thức văn bản đó là nghị quyết. Như vậy, xét về hình thức thể hiện, hậu quả pháp lí của giám sát tối cao bao giờ cũng phải tồn tại dưới dạng một văn bản do Quốc hội biểu quyết thông qua tại kì họp. Xét về nội dung hậu quả pháp lí của giám sát tối cao thể hiện trong văn bản Nghị quyết của Quốc hội bao giờ cũng phải chứa đựng những hậu quả pháp lí của giám sát tối cao bao gồm:
Căn cứ vào kết quả giám sát, hậu quả pháp lí của giám sát tối cao có thể là một nghị quyết về kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với một hay một số chức danh thuộc đối tượng giám sát tối cao của Quốc hội.
Căn cứ vào kết quả trả lời chất vấn, hậu quả pháp lí của giám sát tối cao có thể là một nghị quyết thể hiện sự đánh giá trách nhiệm năng lực của người bị chất vấn.
Căn cứ vào kết quả hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, xem xét và thảo luận đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, hậu quả pháp lí có thể là một nghị quyết bãi bỏ một phần hay toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội.
Căn cứ vào kết quả giám sát tối cao đối với hoạt động của các đối tượng bị giám sát tối cao, hậu quả pháp lí của giám sát tối cao có thể là một nghị quết về việc bổ sung sửa đổi một số điều luật nhằm khắc phục lỗ hổng về mặt pháp lí để giải quyết những sai sót do hoạt động của nhà nước gây ra hoặc yêu cầu Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành văn bản hướng dẫn giải quyết một vụ việc cụ thể nào đó để thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
Chương II
Thực trạng hoạt động giám sát tối cao
của Quốc hội
1. Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình thông qua các hoạt động tại các kì họp. Hoạt động giám sát tối cao ở đây được hiểu là toàn bộ cách thức, trình tự, phương pháp mà các chủ thể tiến hành áp dụng trong thực tế trên cơ sở quy định của pháp luật để thực hiện quyền và gánh chịu những trách nhiệm. Hoạt động giám sát tức là tiến hành áp dụng quyền của các chủ thể tên thực tế thế nào hiệu quả dến dâu. Như vậy hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội là việc xem xét, đánh giá, thảo luận báo cáo của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án toà án nhân dân tối cao xem xét đánh giá việc chất vấn của các đại biểu Quốc hội và trả lời chất vấn của các đối tượng bị chất vấn, tiến hành xem xét văn bản quy phạm pháp luật của các chủ thể là đối tượng của quyền giám sát tối cao, hay việc Quốc hội thông qua các Nghị quyết về các vấn đề được giám sát trong các kì họp. Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội không chỉ là cách thức, biện pháp tiến hành mà bao gồm cả những kết quả sau giám sát được áp dụng trong quá trình lập quy cũng như hoạt động quản lí nhà nước.
Thông qua các hoạt động này thì chức năng và quyền giám sát tối cao được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn rất nhiều bất cập ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giám sát tối cao của Quốc hội. Trước những thách thức và vận hội mới vấn đề cần kíp lúc này là tìm ra những nguyên nhân để có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội nước ta trong giai đoạn hiện nay trước những thách thức và vận hội mới. Đó chính là nhiệm vụ của Quốc hội khoá XII đặt ra sau khi tổng kết công tác giám sát tối cao của Quốc hội khoá X và XI.
2. Những kết quả đạt được của hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội
Giám sát là một nhiêm vụ quan trọng trong mỗi kì họp của Quốc hội. Bằng sự nỗ lực của mình thì hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội đã đạt được nhiều kết quả, thể hiện vai trò quan trọng của mình trong công cuộc công nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước và xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong thời gian qua hoạt động giám sát`đã đạt được nhiều kết quả ở nhiều mặt và ngày càng nâng cao chất lượng chất lượng hoạt động gims sát.
- Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật, Pháp lệnh của Quốc hội, UBTVQH mà các đối tượng thuộc phạm vi quyền giám sát tối cao của Quốc hội ban hành. Qua hoạt động này của Quốc hôị thì các văn bản nào vi phạm Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh của UBTVQH sẽ được xem xét khi phát hiện có sai sót vi phạm, nếu thấy cần thiết thì sẽ được xem xét thảo luận tại các phiên họp. Tuỳ vào mức độ vi phạm Quốc hội sẽ ra Nghị quyết bãi bỏ toàn bộ văn bản, hoặc sẽ yêu cầu sửa đổi, bổ sung đảm bảo các văn bản quy phạm thuộc phạm vi giám sát tối cao hợp hiến, hợp pháp. Tại mỗi kì họp lại có một số lượng lớn các văn bản quy phạm được phát hiện trong đó có ít nhiều vi phạm từ những sai sót nhỏ về thể thức đến việc ban hành các quy phạm trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết. Theo thống kê chưa đầy đủ của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội từ đầu nhiệm kì khoá XI (2002), Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần ban hành 3980 văn bản để quy định và hướng dẫn thi hành Luật, Nghị quyết, Pháp lệnh trên thực tế chỉ ban hành được 3260 văn bản chiếm tỉ lệ 82%. Bên cạnh đó, văn bản ban hành ra trái với các quy định của pháp luật chiếm một lượng không nhỏ. Nhờ hoạt động giám sát phát hiện có những quyết định kịp thời qua đó hạn chế hậu quả không mong muốn xảy ra góp phần áp dụng đúng pháp luật vào trong cuộc sống. Theo Uỷ ban pháp luật của Quốc hội các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật còn vi phạm cả các quy định của Hiến pháp như Thông tư 02 ngày 13/1/2003 của Bộ công an hướng dẫn tổ chức cấp đăng kí biển số phương tiện giao thông cơ giới quy định “Mỗi người chỉ được đăng kí một xe mô tô hoặc xe gắn máy”. Như vậy các văn bản quy phạm pháp luật được một cơ quan cao nhất của nhà nước là Quốc hội xem xét đánh giá qua đó phát hiện những chỗ sai thiếu sót. Nhờ đó hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay dù chưa được hoàn thiện một cách tuyệt đối song phần nào đã được hoàn thiện, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, thống nhất cách hiểu và áp dụng Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh vào cuộc sống và đảm bảo hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được tốt hơn.
- Thứ hai, thông qua hoạt động chất vấn của các đại biểu, đoàn đại biểu Quốc hội đã góp phần nâng cao trách nhiệm của các cá nhân bị chất vấn, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, hiệu quả hoạt động thực hiện các chính sách kinh tế xã hội cũng như nhiệm vụ mình được giao của cá nhân cơ quan tổ chức. Hoạt động chất vấn đang được các đại biểu quan tâm và đã có những biến đổi về cả lượng và chất kể từ Quốc hội khoá IX đến nay. Tại kì họp thứ hai Quốc hội khoá XII so với các kì họp trước, số lượng chất vấn tại kì họp này có 273 chất vấn của đại biểu Quốc hội. Trong đó chất vấn Chính phủ tăng nhiều hơn với 35 chất vấn Chính phủ và 19 chất vấn Thủ tướng. Việc trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ đã tiến hành ngắn gọn, súc tích đúng trọng tâm, một số vị Bộ trưởng đã thẳng thắn nhận khuyết điểm. Qua đó phản ánh được những vấn đề mà cử tri đang bức xúc quan tâm, những vấn đề đang gây nhiều tranh cãi. Từ đó đã có phương hướng giải quyết hiệu quả hơn. Ví dụ như vấn đề chất lượng giáo dục và đào tạo đã được cải thiện rất nhiều sau hàng loạt cải cách ở nhiều mặt của Bộ giáo dục, Hạn chế phần nào hiện tượng rút ruột công trình của xây dựng cơ bản, vấn đề an toàn và ùn tắc giao thông đã được nâng lên rất nhiều hay việc thất thoát nguồn vốn ODA vốn nhà nước trong các công trình dự án Quốc gia. Qua đó xác định trách nhiệm của các Bộ trưởng cũng như có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, thực hiện đúng Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra. Tiếp tục thực hiện những dự án đang còn dang dở mà mà có nguy cơ phá sản như dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, đề án 112, cũng như có những cải cách trong hành chính công với mục đích phục vụ nhân dân là nhiệm vụ của cán bộ công chức.
- Thứ ba, hoạt động giám sát cũng nâng cao ý thức trách nhiệm trong quá trình công tác của các cá nhân cơ quan trong phạm vi quyền hạn nhiệm vụ của mình. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm báo cáo công tác định kì tại các kì họp về những kết quả hoạt động của mình không chỉ là báo cáo mà thông qua đó Quốc hội sẽ đánh giá được khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Giám sát tối cao của Quốc hội đã ngày càng nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Bởi trong cơ chế đó buộc các cá nhân, cơ quan, tổ chức đó phải nỗ lực hết mình hoàn thành nhiệm vụ nếu không muốn bị loại khỏi cỗ máy vận hành của bộ máy Nhà nước đất. Qua đánh giá hoạt động của các cơ quan cá nhân ở tầm cao nhất của bộ máy nhà nước cũng góp phần phát hiện những sai sót trong phạm vi mình quản lí, như vụ tham nhũng hàng ngàn tỉ đồng của Chủ tịch PMU 18, hay những sai sót dẫn đến thất bại trong đề án tin học hoá 112...
Thông qua hoạt động giám sát của Quốc hội được thực hiện công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, tinh thần dân chủ được nâng cao và đảm bảo cho các cử tri được theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo cao nhất của nhà nước. Khi đó chính họ sẽ là người trực tiếp quyết định các đại diện cho mình tại cơ quan quyền lực cao nhất vào nhiệm kì sau.
Giám sát là một hoạt động quan trọng của Quốc hội tại mỗi kì họp. Nhờ đó mà hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được hoàn thiện, các chính sách phát triển kinh tế quốc gia được thực hiện trên đạt nhiều kết quả góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước, bộ máy nhà nước được kiện toàn.
3. Những hạn chế thiếu sót trong quá trình hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội
3.1. Chất lượng giám sát
Việc xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, UBTVQH, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, báo cáo của UBTVQH về tình hình thi hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội còn nhiều thiếu sót. Hiện nay các báo cáo còn tình trạng vênh nhau về số liệu, trong các báo cáo còn tồn tại “bệnh” “một số, một vài” chưa cụ thể rõ ràng, báo cáo còn mang nặng tính thành tích chưa phản ánh đúng thực tế của tình hình phát triển kinh tế xã hội. Trong khi đó, xem xét báo cáo tại mỗi kì họp là một hình thức giám sát quan trọng của giám sát tối cao thì việc xem xét báo cáo lại được thực hiện một cách qua loa, nhiều khi đơn giản chỉ là đọc và nghe sau đó biểu quyết và Quốc hội ra Nghị quyết. Có những báo cáo trong kì họp Quốc hội không được đưa ra thảo luận lấy ý kiến của đại biểu vì vậy những thiếu sót hạn chế không nhìn nhận được một cách toàn diện thấu đáo. Những vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế xã hội quan trọng của đất nước liên quan đến nhiều cơ quan cá nhân, kéo dài qua nhiều nhiệm kì không được đưa ra thảo luận đánh giá, hậu quả không biết thuộc về ai. Nếu như mỗi kì họp các báo cáo đó được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật thì có lẽ kết quả thực hiện sẽ tốt hơn nhiều. Trong đề án tin học hoá 112 của Chính phủ có thể sẽ không thất bại hay nguồn vốn ODA sẽ được sử dụng đúng mục đích phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội nếu trong mỗi kì họp Quốc hội các vấn đề có trong báo cáo được đánh giá cẩn thận nhìn nhận khách quan các mặt được chưa được và thảo luận về mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo. Như vậy, đây là một hoạt động quan trọng nhưng được thực hiện còn mang nặng tính hình thức, chưa đáp ứng được mục đích mà các quy định pháp luật hướng tới.
Hoạt động chất vấn đã có nhiều đổi mới, chất vấn đã thay đổi cả về chất và lượng, ngày càng góp phần quan trọng trong việc thực hiện chức năng giám sát, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, cũng như tăng cường trách nhiệm của các cá nhân. Tuy nhiên hoạt động này vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập. Về phía người chất vấn thì rất nhiều trường hợp hễ có việc gì xảy ra là đại biểu lại đưa ra hỏi Bộ trưởng, một vấn đề đưa ra chất vấn nhiều lần như tình hình lũ lụt ở miền Trung đã được đưa ra hỏi đi hỏi lại tại nhiều kì họp Quốc hội khoá XI. Nhiều câu hỏi còn dài dòng, nhỏ nhặt chưa nêu lên được vấn đề bức xúc của xã hôị, có những đại biểu hỏi rất nhiều nhưng không sâu và cụ thể. Đối với người bị chất vấn phần trả lời nhiều nội dung còn chưa sâu cả về chính sách và cách giải quyết vụ việc cụ thể, trả lời nhiều khi còn mang nặng tính giải trình, không đúng sự thật như phần trả lời về vấn đề mắm tôm trong kì họp Quốc hội khoá XII của bộ trưởng Bộ Y tế. Người bị chất vấn và người thực hiện quyền chất vấn đang còn tình trạng né tránh trách nhiệm với những câu hỏi “Bộ trưởng có suy nghĩ gì?”, những câu trả lời vòng vo không có phương án giải quyết khả thi, hay những câu trả lời không có trách nhiệm với những vấn đề mà mình phụ trách như phần trả lời câu hỏi về vấn đề thiếu thẩm phán trong khi sinh viên tốt nghiệp không có việc làm của Chánh án Toà án nhân dân tối cao Nguyễn Văn Hiện. Bên cạnh đó, dù số lượng đã được tăng lên đáng kể qua các kì họp song vẫn còn ít so với các vấn đề xã hội đang còn bức xúc cần có những giải pháp giải quyết.
Trong hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao... dù đã đạt nhiều kết quả tiến dần đến hoàn thiện nâng cao chất lượng, nhưng còn theo chỉ tiêu số lượng ít chú trọng đến chất lượng. Có những văn bản sửa đổi bổ sung nhiều lần, có những văn bản áp dụng trong thực tế chưa được bao lâu lại huỷ bỏ bổ sung… Theo báo cáo của công tác kiểm tra của Chính phủ từ tháng 11/2003 đến tháng 5/2005 thì trong số 3632 văn bản được ban hành có trên 400 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật như nội dung trái với văn bản của cấp trên, không đảm bảo căn cứ pháp luật.
Vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm chưa được thực hiện nhiều trên thực tế một cách thuận lợi một phần do quy định của pháp luật yêu cầu phải có 20 % số lượng đại biểu Quốc hội đề nghị đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm.Và chính trong mỗi cá nhân đại biểu Quốc hội cũng không có ý định sẽ bỏ phiếu tín nhiệm cho các cá nhân giữ chức vụ cao trong bộ máy nhà nước. Vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm có lẽ là nội dung giám sát chưa được thực hiện trong mỗi kì họp nhưng cũng chưa có cơ chế để thực hiện. Điều đó không có nghĩa là tất cả đã làm tốt nhiệm vụ của mình, không những thế các đại biểu không thực hiện hết quyền mà Nhà nước giao cho mà còn gián tiếp làm cho quá trình phát triển và kiện toàn bộ máy Nhà nước không được thực hiện tốt nhất trên thực tế.
Như vậy, hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội hiện nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp một phần to lớn trong quá trình hoàn thiện kiện toàn bộ máy Nhà nước và hệ thống pháp luật, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên chất lượng giám sát tối cao của Quốc hội nước ta hiện nay vẫn tồn tại nhiều bất cập và đang rất cần có nhiều biện pháp khắc phục, tiến tới nâng cao chất lượng giám sát đảm bảo tốt nhất mục đích của giám sát tối cao.
3.2. Quy trình giám sát
Có thể nói, những quy định của pháp luật và việc áp dụng pháp luật vào trong thực tế có liên quan mật thiết tới chất lượng giám sát và ở một góc độ nào đó thì hai vấn đề này có mối quan hệ nhân quả với nhau. Hiện nay, quy trình áp dụng để Quốc hội giám sát tại mỗi kì họp chưa thật sự khoa học và cũng như cách thức tiến hành hoạt động giám sát chưa đảm bảo để giám sát tối cao đạt kết quả tốt nhất.
Về hoạt động xét báo cáo tại mỗi kì họp, trước mỗi kì họp thì các cơ quan cá nhân có trách nhiệm báo cáo hoạt động công tác của mình trước Quốc hội đã chuẩn bị đầy đủ báo cáo tài liệu liên quan gửi tới các đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên hiện nay cách làm việc của Quốc hội vẫn chưa có gì thay đổi tức là vẫn dành nhiều thời gian để đọc báo cáo và các đại biểu chỉ nghe và biểu quyết, rất ít thời gian dành cho thảo luận để đánh giá hiệu quả của từng báo cáo. Như vậy, mục đích của báo cáo là để phát hiện ra những sai sót hay có những kiến nghị giúp cho công việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức đang phụ trách sẽ thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. Hiện nay, Quốc hội tốn rất nhiều thời gian cho đọc báo cáo, tranh cãi trách nhiệm thuộc về ai và biểu quyết.
Trong khi dành nhiều thời gian cho hoạt động xét báo cáo thì một hoạt động rất quan trọng là chất vấn của các đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội thì lại dành rất ít thời gian không đảm bảo để cho hoạt động này được tiến hành đạt kết quả tốt nhất. Bên cạnh hạn chế về chất lượng chất vấn thì thời gian chất vấn còn eo hẹp. Tính trung bình mỗi kì họp Quốc hội dành khoảng 2 đến 3 ngày, tối đa 3 ngày để cho các đại biểu, đoàn đại biểu tiến hành chất vấn mà quy ra thời gian thực tế thì tối đa chỉ có khoảng 18 tiếng dành cho hoạt động này, như vậy thì rất ít. Trong khi có rất nhiều câu hỏi được gửi lên, thời gian trả lời chỉ chưa đầy 10 phút, thời gian dành cho đánh giá và xem xét trả lời chất vấn là hầu như không có. Mà bản chất của chất vấn là đánh giá và xác định trách nhiệm để có những biện pháp xử lí khắc phục trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả năng lực hoạt động của cá nhân cơ quan đó.
Vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm đối với các cá nhân giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn thì phải được ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội cùng đưa ra đề nghị, hoặc kiến nghị của Hội đồng dân tộc, UBTVQH thì pháp luật chưa quy định cơ chế đề nghị như thế nào cũng như tiêu chí để có thể căn cứ đưa ra đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm nên rất khó có thể thực thi. Bên cạnh đó, vấn đề tâm lí còn ảnh hưởng đến mỗi cá nhân đại biểu khi bỏ phiếu tín nhiệm khi mà người đó có thể đang là cấp trên của mình khi đại biểu đó hoạt động ở địa phương. Do vậy dù đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm nữa thì kết quả cũng chưa chắc đã khách quan.
3.3. Vấn đề hậu giám sát
Đây là một trong những tồn tại bất cập nhất hiện nay mà giám sát tối cao đang gặp phải. Muốn giám sát thực sự hiệu quả thì hậu giám sát cần được tiến hành triển khai trên thực tế, kết luận giám sát phải được triển khai và có sự chỉ đạo đôn đốc thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề này còn tồn tại nhiều hạn chế, nó là một yếu tố làm giảm hiệu quả của giám sát tối cao của Quốc hội và giám sát sẽ luôn ở trong tình trạng các đoàn giám sát dẫm chân nhau, giám sát còn né tránh chưa kiên quyết.
Hiện nay, tình trạng thực hiện các kiến nghị của đoàn giám sát, các nghị quyết của Quốc hội chưa được triển khai nghiêm túc. Một vấn đề được giám sát rất nhiều lần nhưng vẫn không đạt kết quả như dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, chương trình 135... Ngay cả việc chất vấn trên hội trường thì việc Bộ trưởng làm gì để xoay chuyển thay đổi những tồn tại trong lĩnh vực mình quản lí thì không có một cơ chế nào giám sát cả. Giám sát không chỉ nhằm mục đích tìm ra những thiếu sót bất cập, hạn chế khuyết điểm, đánh giá khách quan kịp thời những mặt tốt tích cực năng động sáng tạo, hiệu quả hoạt động và việc tuân thủ pháp luật của đối tượng giám sát mà còn phải hậu kiểm tra sau giám sát. Tuy vậy, còn nhiều trường hợp giám sát xong để đấy coi như việc đã rồi.
Bên cạnh đó, hậu giám sát còn tồn tại vấn đề chế tài giám sát chưa nghiêm, không có một chế tài nào giải quyết triệt để việc không tuân theo, thực hiện không đúng không đầy đủ những quyết định giám sát đề ra.
4. Nguyên nhân chủ yếu hạn chế hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội
Để khắc phục được tình trạng trong hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta hiện nay, trước hết phải tìm, xác định được đúng nguyên nhân chủ yếu đã hạn chế hoạt động giám sát của Quốc hội. Từ đó, nhận thức đúng đắn vấn đề và có cách giải quyết. Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội hiện nay chưa đạt kết quả cao như mong đợi và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến hiệu quả hoạt động giám sát tối cao. Sau đây là những lí do chủ yếu hạn chế hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội.
- Thứ nhất, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện
Hiện nay, ngoài những quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội, nội quy kì họp Quốc hội… Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội thì tại kì họp của Quốc hội Khoá XI năm 2003 đã thông qua Luật hoạt động giám sát của Quốc hội quy định chi tiết về quyền giám sát của Quốc hội, thể hiện sự phát triển trong quá trình lập pháp, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của hoạt động giám sát nói chung và giám sát tối cao nói riêng. Trong đó đã dành một chương quy định về quyền giám sát tối cao trên cơ sở hoạt động của Hội đồng dân tộc, UBTVQH, các Uỷ ban, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, xét một cách khách quan thì những quy định của pháp luật còn nhiều điểm hạn chế đến hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội như việc trao cho đại biểu Quốc hội quyền giám sát tối cao tuy nhiên lại chưa trao cho họ quyền kiểm tra cũng như quyền phán quyết khi mà vấn đề được họ giám sát thực hiện trong thực tế. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giám sát rồi để đó, ý kiến của đoàn giám sát không được thực thi trên thực tế. Bên cạnh đó, quy định về vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm đối với các cá nhân được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn khi yêu cầu phải có ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội cùng yêu cầu. Với một tỷ lệ này có lẽ là quá cao và khó có thể được thực hiện trên thực tế, và cũng chưa có một quy định nào về trình tự cách thức thực hiện yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm cho các đại biểu. Một vấn đề lớn nữa đó là việc hậu giám sát chưa được quy định rõ ràng, phần kiểm tra thực hiện sau khi giám sát cũng như trách nhiệm của các cá nhân tổ chức chịu giám sát khi không thực hiện không đúng, không đủ các kiến nghị của đoàn giám sát và Nghị quyết của Quốc hội về vấn đề mình phụ trách… Như vậy, khi mà luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội còn chưa được hoàn thiện thì việc ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động giám sát tối cao là điều không thể tránh khỏi.
- Thứ hai, cơ cấu tổ chức của và phương thức làm việc cuả Quốc hội chưa tương ứng với những yêu cầu khách quan của công tác giám sát
Hoạt động giám sát tối cao có phạm vi rộng và việc giám sát, kết quả giám sát lại ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của đất nước, không chỉ thực hiện mỗi chức năng giám sát mà Quốc hội còn đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nữa như ban hành luật, quyết định những chính sách phát triển của đất nước. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình trong các kì họp mà trong khi đó Quốc hội chỉ họp mỗi năm hai lần. Trong hai kì họp đó thời gian dành cho hoạt động giám sát cũng rất hạn chế. Dù giám sát tối cao được thực hiện trên cơ sở các hoạt động của các cơ quan cá nhân khác thì cũng không đáp ứng được tính kịp thời và sâu sát trong mọi hoạt động. Tại các kì họp giám sát chỉ mang tính xem xét quyết định những vấn đề quan trọng trong khuôn khổ giám sát tại kì họp đó, không thể thực hiện một cách toàn diện và triệt để. Đại biểu Quốc hội hiện nay chủ yếu là kiêm nhiệm, ngoài việc công của một đại biểu Quốc hội thì còn đảm nhận công việc tại các địa phuơng cho nên việc thực hiện tốt nhiệm vụ của một đại biểu là rất khó. Trong khi đó các cơ quan của Quốc hội không thể đáp ứng được yêu cầu của công việc nhiều và càng ngày càng phức tạp. Với những đòi hỏi của xã hội ngày càng cao trong khi cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động cuả Quốc hội hiện nay chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ của mình trong hoạt đông giám sát tối cao.
- Thứ ba, chất lượng và hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu công việc
Hiện nay các đại biểu Quốc hội được bầu theo Luật bầu cử Quốc hội, họ thực sự là các đại diện ưu tú cho nhân dân cả nước được nhân dân tín nhiệm bầu ra một cách hợp pháp. Các đại biểu đều có năng lực làm công tác quản lí xã hội, và trình độ pháp lí nhất định tuy nhiên không phải tất cả các đại biểu đều có thể hiểu sâu sắc Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết cuả Quốc hội đã ban hành vì đó là công cụ, là chuẩn mực đối chiếu với các hoạt động trong thực tế. Vì vậy việc quyết định đúng sai một vấn đề không phải lúc nào cũng dựa trên sự phân tích khách quan của sự việc. Bên cạnh đó hầu hết các đại biểu làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên họ có rất ít thời gian để làm nhiệm vụ chung và làm nhiệm vụ giám sát nói riêng mà công việc giám sát cần nhiều thời gian để đảm bảo việc tiếp cận một cách sâu sắc toàn diện. Mặt khác do hoạt động kiêm nhiệm nên các đại biểu không có điều kiện cập nhật và nghiên cứu, trong khi đó trước mỗi kì họp Quốc hội, tài liệu, báo cáo gửi cho các đại biểu thường chậm, quá sát thời gian họp và thảo luận về vấn đề. Không phải địa phương nào cũng có trụ sở cho đoàn đại biểu Quốc hội làm việc, làm nhiệm vụ tiếp dân và tiếp xúc với cử tri, các phương tiện giao thông, thông tin cũng chưa đáp ứng yêu cầu công việc. Vì vậy, hiệu quả hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội chưa cao cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LDOCS (49).doc