MỤC LỤC
Trang
Danh mục các từ viết tắt .iv
Danh mục các bảng .v
Danh muc sơ đồ vi
LỜI MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục tiêu nghiên cứu .2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .2
4. Phương pháp nghiên cứu .2
5. Kết cấu của đề tài .2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .4
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .4
1.1.1. Khái niệm và phân loại .4
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh .4
1.1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh .5
1.1.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .7
1.1.3. Một số vấn đề về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .7
1.1.3.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp .7
1.1.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh .8
1.1.3.3. Các chỉ tiêu mức doanh lợi .9
1.1.3.4. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI ĐIỆN QUANG 13
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI ĐIỆN QUANG 13
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 13
2.1.2. Chức năng 18
2.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn 19
2.1.4. Lĩnh vực hoạt động 19
2.1.5. Hệ thống phân phối và bảo hành 19
2.2. CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI ĐIỆN QUANG 21
2.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lí 21
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban 22
2.2.2.1. Hội đồng quản trị 22
2.2.2.2. Giám đốc. 23
2.2.2.3. Các phòng ban trực thuộc . 23
2.2.2.4. Đội ngũ lao động và cơ cấu lao động 24
2.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI ĐIỆN QUANG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 25
2.3.1. Các hoạt động chủ yếu 25
2.3.1.1.Hoạt động phân phối hàng hóa 25
2.3.1.2. Bảo hành, sửa chữa sản phẩm 26
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 27
2.3.2.1. Doanh thu và lợi nhuận của công ty trong thời gian qua 27
2.3.2.2. Chỉ tiêu khả năng sinh lợi 30
2.3.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 33
2.3.2.4. Phân tích khả năng thanh toán của công ty 35
2.3.2.5. Hiệu quả sử dụng lao động của công ty 37
2.4. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG 38
2.4.1. Ưu điểm 38
2.4.2. Nhược điểm 39
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI ĐIỆN QUANG 40
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI ĐIỆN QUANG TRONG THỜI GIAN TỚI 40
3.1.1. Mục tiêu phát triển trong tương lai 40
3.1.2. Kế hoạch phát triển hoạt động phân phối 41
3.1.3. Tổ chức lao động và nhân sự 42
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI ĐIỆN QUANG 43
3.2.1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 43
3.2.2. Xây dựng chính sách giảm chi phí kinh doanh hợp lí để tăng lợi nhuận 44
3.2.3. Đa dạng hóa sản phẩm 45
3.2.4. Xây dựng các chiến lược Marketing quảng bá sản phẩm 46
3.2.5. Đào tạo và nâng cao trình độ nhân viên 46
3.2.6. Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả hơn 48
KẾT LUẬN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHỤ LỤC
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3245 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Phân Phối Điện Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắc đến Nam. Ngoài ra sản phẩm Điện Quang từng bước khẳng định uy tín, thương hiệu tại thị trường các nước Đông Nam Á, Hàn Quốc, Nam Trung Á, Trung Đông... với kim ngạch xuất khẩu đạt 19,4 triệu USD và tăng trưởng bình quân 30 – 35 %/ năm.
Những nỗ lực liên tục không ngừng của Điện Quang trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lương phục vụ người tiêu dùng, một lần nữa được ghi nhận bằng những thành quả trong công tác xây dựng thương hiệu ngày càng gần gũi, thân thiện hơn với người tiêu dùng: 13 Huy Chương Vàng tại hội chợ quốc tế hàng Công nghiệp Việt Nam. Liên tục 8 năm liền được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao ( do người tiêu dùng bình chọn) và 5 năm liền được xếp hạng trong danh sách TOPTEN do Báo Sài Gòn Tiếp thị tổ chức. Điện Quang còn được bình chọn, đạt các danh hiệu thương hiệu mạnh Việt Nam, thương hiệu ấn tượng...
Một sự kiện đánh dấu bước phát triển vượt bậc của Điện Quang là năm 2003, Điện Quang được nhận giải sao vàng Đất Việt. Đây là giải thưởng lớn nhằm tôn vinh những thương hiệu và sản phẩm nổi tiếng. Với giải thưởng sao vàng Đất Việt, Điện Quang 1 lần nữa khẳng định uy tín, thương hiệu và vị trí tiên phong trong lĩnh vực sản xuất bóng đèn chiếu sáng dân dụng, thiết bị điện tại Việt Nam.
Tiếp bước truyền thống và lịch sử phát triển ngành bóng đèn tại Việt Nam, với mục tiêu duy trì vị thế dẫn đầu của Công ty cũng như xây dựng thương hiệu Điện Quang thành niềm tự hòa của người Việt Nam, Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV của công ty đang ngày đêm trăn trở về con đường phát triển của Công ty để hòa mình vào sự phát triển chung của đất nước, nhanh chóng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Ngày 03/02/2005 là ngày đặc biệt đáng ghi nhớ của Điện Quang trong chiến lược phát triển giai đoạn mới, sau kết quả sắp xếp lại doanh nghiệp để chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Sự kiện này đã mở ra một trang sử mới trong lịch sử phát triển của Điện Quang. Ban lãnh đạo công ty đã xác định được những thách thức, cam go đối với công ty trong việc xây dựng Điện Quang thành công ty hàng đầu tại Việt Nam về sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chiếu sáng và thiết bị điện dân dụng, đưa thương hiệu Điện Quang thành thương hiệu mạnh không những với người tiêu dùng trong nước mà cả nước ngoài thông qua các giải pháp:
Đột phá trong việc nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy quản lý để tận dụng những lợi thế cạnh tranh về công nghệ, kinh nghiệm trong lĩnh vực chiếu sáng nhằm khai thác hiệu quả các dự án đầu tư đồng bộ hiện nay. Tăng cường hiệu quả quản lý sản xuất, thị trường để tăng năng xuất thiết bị, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, nhằm gia tăng lợi nhuận đem lại vị thế dẫn đầu thị phần sản phẩm bóng đèn và thiết bị chiếu sáng.
Từng bước đầu tư nâng cấp công nghệ theo chiều sâu, tăng giá trị gia tăng kết tinh trong sản phẩm, nâng cao tính tự động hóa ngang bằng với các nước công nghiệp mới để tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu về công nghệ sản xuất thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện tại Việt Nam và khu vực.
Không ngừng nghiên cứu phát triển ứng dụng các thành tựu công nghệ mới nhất để cho ra đời các sản phẩm mới, cao cấp với nhiều tính năng vượt trội để tận thu, khai thác nhiều phân khúc của thị trường nội địa và xuất khẩu với các chỉ tiêu về thị phần, thị trường mục tiêu, doanh thu...
Điện Quang đã xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa Điện Quang đã được vun đắp qua nhiều thế hệ với quy trình quản lý khoa học, ứng dụng các thành tựu về công nghệ trong quản lý. Tất cả vì mục tiêu Điện Quang trở thành một trong những công ty Việt Nam thu hút được nhiều người tài, cùng chung sức xây dựng Điện Quang trở thành 1 đơn vị kinh tế vững mạnh đem sản phẩm và dịch vụ Điện Quang trở thành niềm tự hào cho thương hiệu Việt, cho người Việt Nam trên bước đường hội nhập, để Điện Quang không dừng lại là thương hiệu hàng đầu Việt Nam mà trở thành thương hiệu đẳng cấp quốc tế.
Hòa cùng nhịp bước của tập đoàn Công ty Cổ phần Bóng Đèn Điện Quang, Công ty cổ phần phân phối Điện Quang đã được những thành viên có kinh nghiệm và tâm huyết trong lĩnh vực kinh doanh và phát triển kinh doanh thành lập. Công ty nhận được giấy phép hoạt động số 4103006913 từ ngày 04 tháng 06 năm 2007 tại sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM.
Thông tin công ty:
Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI ĐIỆN QUANG.
Tên tiếng Anh: Dien Quang Distribution Joint Stock Company.
Tên viết tắt : DQD
Trụ sở chính : 121-123-125 Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM.
Giám đốc : Đặng Thái Sơn.
Telephone : 08-62.917.127 Fax : 08-62.917.133
Website : www.dienquangdistribution.com
2.1.2. Chức năng
Tổ chức kinh doanh và phân phối các mặt hàng vật tư, thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng, sản phẩm điện gia dụng và dây điện.
Nghiên cứu, nắm vững nhu cầu thị trường trong và ngoài nước trong mỗi thời kì để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.
Bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm các chi phí.
2.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Nhiệm vụ:
Chấp hành nghiêm chỉnh luật kinh tế và các chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước.
Quản lý cán bộ công nhân viên của Công ty theo chế độ của Nhà nước và sự phân cấp của Công ty. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ quản lý, kỹ thuật, đáp ứng theo yêu cầu của Công ty.
- Quyền hạn:
Công ty có con dấu riêng.
Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh phù hợp với quy mô và định hướng phát triển của Công ty.
Mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm.
Có tư cách pháp nhân.
2.1.4. Lĩnh vực hoạt động
Sản xuất, mua bán bóng đèn, vật tư, thiết bị điện, dây điện, thiết bị chiếu sáng.
Mua bán nguyên liệu vật tư, phụ tùng thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện dân dụng, công nghiệp hóa chất.
Môi giới thương mại.
Kinh doanh lữ hành, nội địa quốc tế.
Xây lắp bảo trì hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng.
Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp
2.1.5. Hệ thống phân phối và bảo hành
Công ty phân phối những sản phẩm tốt nhất dùng cho văn phòng và gia đình trong lĩnh vực chiếu sáng: bóng đèn dây tóc, bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang tiết kiệm điện năng, các sản phẩm điện gia dụng và hơn thế nữa…
Hệ thống phân phối và bảo hành sản phẩm của công ty Cổ Phần Phân Phối Điện Quang được phân bổ đều ở các miền trên đất nước tại các chi nhánh như sau:
Bảng 2.1 . Bảng trung tâm phân phối và bảo hành
Khu vực
Thông tin liên lạc
TPHCM VÀ
ĐÔNG NAM BỘ
Trụ sở chính:
125 Hàm Nghi, Quận I - Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện:
Lầu 11, Tòa nhà Hoàn Long, số 244 Cống Quỳnh, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1,TP. HCM Tel : 84 8 62917127
Fax: 84 8 62917133Email: banhang@dienquang.com
MIỀN BẮC
(Chi nhánh HÀ NỘI)
Văn phòng đại diện:
23B Phan Đình Phùng, Quận Ba Đình, Tp. Hà NộiTel : 84 4 37343046Fax: 84 4 37341671Email: dienquanghn@vietel.com.vn
MIỀN TRUNG
(Chi nhánh
ĐÀ NẴNG)
Văn phòng đại diện:
171 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, Thành phố. Đà NẵngTel : 84 511 691670 Fax : 84 511 691669Email: danangdienquang@s.vnn.vn
MIỀN TÂY
(Chi nhánh
CẦN THƠ)
Văn phòng đại diện:
399 Nguyễn Văn Cừ (nối dài), Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần ThơTel: 84 71 460557 Fax: 84 71 896824Email: cantho@dienquang.com
2.2. CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI ĐIỆN QUANG
2.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.1:
PHÒNG
KH-CU
PHÒNG
TC-KT
PHÒNG
KHO VẬN
PHÒNG
KỶ THUẬT
CT. HĐ
QUẢN TRỊ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÒNG HC-NS
PHÒNG
KD-TT
TTPP-TK
SÓNG THẦN
GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH
KẾ TOÁN TRƯỞNG
TTPP-CN HÀ NỘI
TTPP-CN ĐÀ NẴNG
TTPP-CN CẦN THƠ
SƠ ĐỒ TỔ CHỨCCÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI ĐIỆN QUANG
Ghi chú:
Phòng KD-TT: Phòng Kinh doanh tiếp thị.
Phòng KH-CU: Phòng Kế Hoạch – Cung Ứng.
Phòng TC-KT: Phòng Tài chính – Kế toán.
Phòng HCNS : Phòng Hành Chính – Nhân sự.
TTPP-TK : Trung tâm phân phối Tổng Kho.
TTPP-CN : Trung tâm phân phối Chi nhánh
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban
2.2.2.1. Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản trị của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến phương hướng mục tiêu của công ty, có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng ban quản trị, của giám đốc công ty.
2.2.2.2. Giám đốc
Là người do chủ tịch hội đồng quản trị đề cử, bổ nhiệm và phải đáp ứng đầy đủ điều kiện là người đại diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc là người chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình phù hợp với các quyết định, điều lệ của công ty.
2.2.2.3. Các phòng ban trực thuộc
Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo công tác kế toán và thống kê, đồng thời kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính của công ty, có trách nhiệm quản lý vốn, quỹ, tài sản, bảo toàn và sử dụng vốn của công ty có hiệu quả, lập báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm lên cấp trên, cơ quan thuế và các đối tượng khác.
Phòng kinh doanh tiếp thị: tìm nguồn khách hàng tiêu thụ, lập kế hoạch kí kết các hợp đồng bán hàng, đảm bảo mức doanh thu quy định của Ban giám đốc đề ra, tiếp thị sản phẩm và làm công tác tiếp thị quảng cáo nhằm tăng trưởng doanh thu.
Phòng Kế hoạch-cung ứng: Theo dõi vật tư, tồn kho sản phẩm để lập kế hoạch đặt hàng cho các sản phẩm nhằm cung ứng đủ các loại sản phẩm đảm bảo cho phòng kinh doanh thực hiện các chiến lược kinh doanh. Theo dõi tiến trình giao hàng của nhà cung cấp nhằm ổn định lượng hàng đầu vào, tìm hiểu và lựa chọn các nhà cung ứng có tiềm năng nhằm đảm bảo chất lượng và giá thành ổn định cho Công ty. Thực hiện công tác kí kết hợp đồng và các quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của nhà nước ban hành.
Phòng Kho vận: Thực hiện nhiệm vụ điều phối, vận chuyển hàng hóa từ kho Trung tâm đến các chi nhánh ở các miền trên toàn quốc nhằm đảm bảo đủ sản phẩm cho việc phân phối ở các khu vực. Quản lý các phương tiện vận chuyển và đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa đúng tiến độ cho các khu vực.
Phòng Kỹ thuật: Có trách nhiệm xây dựng các định mức kỹ thuật về sản phẩm, nghiên cứu các mẫu hàng về mặt kỹ thuật cũng như tình trạng máy móc kỹ thuật trong công ty, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cho khách hàng cũng như đảm bảo an toàn cho người lao động.
Phòng HCNS: Thực hiện nhiệm vụ tuyển dụng, bố trí lao động đảm bảo thực hiện tốt công việc ở các phòng ban. Chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động đối với Nhà nước, theo dõi tình hình sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội, thực hiện công tác tiền lương, giải quyết các chính sách, chế độ cho người lao động. Xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị làm việc cho các phòng ban, tổ chức các cuộc họp, đại hội, làm công tác lễ tân, in ấn tài liệu lưu trữ các loại văn bản trong Công ty, xây dựng kỷ luật lao động.
Các trung tâm phân phối-tổng kho: Đảm bảo việc lưu trữ hàng hóa và bảo toàn tài sản của công ty, thực hiện công tác nhập xuất hàng hàng ngày cho việc phân phối, bán hàng của công ty. Tổ chức theo dõi các mặt hàng, sản phẩm tồn kho, thực hiện công tác báo cáo hàng ngày để hỗ trợ việc đảm bảo lượng hàng ổn định trong kho.
2.2.2.4. Đội ngũ lao động và cơ cấu lao động
Hiện nay tổng số lao động của công ty gồm 130 người. Trong đó số lượng nam là 90 người, số lượng lao động nữ là 40 người.
Cơ cấu lao động của công ty được thể hiện như sau:
Lao động nam chiếm: 69,2%
Lao động nữ chiếm: 30,8%
Lao động có trình độ trên đại học 0,8%
Lao động có trình độ đại học 38,5%
Lao động có trình độ khác 60,7%
2.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI ĐIỆN QUANG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.3.1. Các hoạt động chủ yếu
2.3.1.1. Hoạt động phân phối hàng hóa
Phân phối là toàn bộ các công việc để đưa một sản phẩm hoặc dịch vụ từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng có nhu cầu, đảm bảo về chất lượng, số lượng, thời gian và chủng loại mà người tiêu dùng mong muốn.
Kênh phân phối là con đường mà hàng hóa được lưu thông từ các nhà sản xuất đến người tiêu dùng, nhờ nó mà khắc phục được những ngăn cách dài về thời gian địa điểm và quyền sở hữu giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Do vậy mỗi doanh nghiệp cần phải tìm ra kênh phân phối hiệu quả nhất cho mình.
Công ty Cổ Phần Phân Phối Điện Quang chuyên phân phối các mặt hàng thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện dân dụng và thiết bị điện gia dụng như bóng đèn, máng đèn, ballast, starter, thiết bị bảo vệ nguồn điện MCB - RCCB, ổ cắm, phích cắm, tủ điện âm tường, downlight, nồi cơm điện, bếp điện từ, bình đun siêu tốc….
Trong hoạt động phân phối hàng hóa trên thị trường, với mục tiêu mở rộng thị trường và nâng cao doanh số bán hàng, Công ty Cổ Phần Phân Phối Điện Quang đã lựa chọn kênh phân phối gián tiếp theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2: Kênh phân phối:
Đại Lý / Nhà Phân Phối
Cửa Hàng nhỏ, lẻ
Người tiêu dùng
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI ĐIỆN QUANG
Trung Tâm Kim Khí Điện Máy / Siêu Thị Tiêu Dùng
Đối với kênh tiêu thụ gián tiếp thì việc phân phối diễn ra nhanh chóng, rộng khắp, công tác thanh toán đơn giản. Nếu xảy ra rủi ro thì sau khi giao hàng các tổ chức trung gian phải chịu trách nhiệm.
2.3.1.2. Bảo hành, sửa chữa sản phẩm
Sản phẩm được phân phối bởi Công ty Cổ Phần Phân Phối Điện Quang luôn được thực hiện đảm bảo dịch vụ hậu mãi cho khách hàng, các sản phẩm bị lỗi kỹ được đổi trả hoặc thực hiện dịch vụ bảo hành trong thời hạn cho phép nhằm đem lại lợi ích cho khách hàng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Công tác sửa chữa bảo hành được thực hiện bởi phòng Kỹ thuật kết hợp với các nhà cung cấp sản phẩm có liên quan để đảm bảo tốt công tác này.
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
2.3.2.1. Doanh thu và lợi nhuận của công ty trong thời gian qua
Công ty Cổ Phần Phân Phối Điện Quang hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 4103006913 do sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 04 tháng 06 năm 2007 và Giấy Đăng Kí thay đổi lần thứ 1 ngày 16 tháng 12 năm 2008 với nguồn vốn điều lệ là 8.000.0000.000đ.
Trong những năm gần đây, Công ty đang dần từng bước đi vào quy trình dần hoàn thiện bộ máy hoạt động của mình, Công ty đã không ngừng đổi mới một cách toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về số lượng lẫn chất lượng, cả về quy mô tổ chức đến công nghệ khoa học. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong hai năm qua được thể hiện thông qua bảng biểu dưới đây:
Bảng 2.2: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NĂM 2010
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm nay
Năm trước
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
324.460.261.425
256.153.732.095
2.Các khoản giảm trừ doanh thu
7.906.628.714
8.654.147.539
3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(10 = 01-02)
316.553.632.711
247.499.584.556
4.Giá vốn hàng bán
299.403.802.150
235.901.193.840
5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(20= 10-11)
17.149.830.561
11.598.390.716
6.Doanh thu hoạt động tài chính
1.138.228.977
942.378.113
7.Chi phí tài chính
2.346.733.439
412.312.994
8.Chi phí bán hàng
10.507.211.939
8.182.445.629
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp
5.250.666.222
4.568.612.508
10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+(21-22)-(24+25))
183.447.938
(622.602.302)
11.Thu nhập khác
371.538.675
1.679.688.921
12.Chi phí khác
106.007.117
5.360.750
13.Lợi nhuận khác
(40=31-32)
265.531.558
1.674.328.171
14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40)
448.979.496
1.051.725.869
15.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
112.244.874
363.778.567
16.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn lại
17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(60 = 50-51-52)
336.734.622
687.947.302
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010)
Bảng 2.3: Phân tích Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
So sánh
2010/2009
Tuyệt đối
%
Tổng doanh thu
256.153.732.095
316.553.632.711
60.399.900.616
123,6%
Tổng chi phí
13.168.731.881
18.210.618.717
5.041.886.836
138,3%
Lợi nhuận
1.051.725.869
448.979.496
(602.746.373)
42,7%
Thuế thu nhập DN
363.778.567
112.244.874
(251.533.693)
30,9%
Lợi nhuận sau thuế
687.947.302
336.734.622
(351.212.680)
48,9%
Doanh thu
Theo bảng thống kê 2.3 ta thấy tổng doanh thu của Công ty năm 2010 tăng so với năm 2009 là 60.399.900.616đ, đạt tỷ lệ 123,6%. Năm 2010, tổng doanh thu tăng so với năm 2009 vì công ty đã khẳng định được vị trí của thương hiệu sản phẩm trên thị trường, đặc biệt là thị trường Thành Phố Hồ Chí Minh, số lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường tăng so với năm 2009 và thị trường được mở rộng nhiều hơn so với năm 2009.
Lợi nhuận
Về lợi nhuận, tổng lợi nhuận năm 2010 là 448.979.496đ, giảm 602.746.373đ so với tổng lợi nhuận năm 2009, đạt tỷ lệ 42,7%. Lợi nhuận năm 2010 giảm do tổng chi phí tăng cao, tỷ lệ tăng của tổng chi phí cao hơn tỷ lệ tăng của tổng doanh thu, năm 2010 doanh nghiêp đầu tư mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, mua máy móc trang thiết bị cho công ty nên chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính đều tăng do đó lợi nhuận ròng của doanh nghiệp giảm, cụ thể giảm 351.212.680đ tương đương 48,9% so với năm 2009.
Tóm lại: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2010 đạt hiệu quả không cao so với năm 2009, tổng doanh thu tăng, nhưng chi phí lại tăng với tỷ lệ cao hơn nên dẫn đến lợi nhuận giảm. Doanh nghiệp cần xem xét lại để có kế hoạch quản lý các chi phí tốt hơn nhằm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.3.2.2. Chỉ tiêu khả năng sinh lợi
Khả năng sinh lợi so với doanh thu
Bảng 2.4: Khả năng sinh lợi so với doanh thu
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
Tỷ lệ
Lợi nhuận sau thuế TNDN
687.947.302
336.734.622
(351.212.680)
(51,1%)
Doanh thu thuần
247.499.584.556
316.553.632.711
69.054.048.155
27,9%
Hệ số ROS
0,28%
0,11%
(0,17%)
(60,7%)
Từ bảng số liệu 2.4 trên ta thấy hệ số lãi ròng có xu hướng giảm chứng tỏ Công ty kinh doanh chưa có hiệu quả, cụ thể:
Tỷ lệ doanh thu năm 2010 tăng so với năm 2009 là 27,9% nhưng lợi nhuận năm 2010 lại giảm so với năm 2009 là 51,1%.
Năm 2010 hệ số sinh lời so với doanh thu là 0,11% tức cứ 1 đồng doanh thu thì Công ty thu được 0,0011 đồng lợi nhuận ròng, so với năm 2009 thì hệ số này giảm 0,17% tương ứng giảm 60,7%.
Khả năng sinh lợi so với vốn chủ sở hữu
Bảng 2.5: Khả năng sinh lợi so với vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
Tỷ lệ
Lợi nhuận sau thuế TNDN
687.947.302
336.734.622
(351.212.680)
(51,1%)
Vốn chủ sở hữu
8.956.902.285
8.942.827.687
(14.074.598)
(0,16%)
Hệ số ROE
7,7%
3,8%
(3,9%)
(50,6%)
Từ những số liệu ở bảng 2.5 ta thấy ROE của doanh nghiệp có xu hướng giảm cụ thể như sau:
Năm 2010, ROE chỉ đạt giá trị 3,8%, tức là 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0,038 đồng lợi nhuận. So với năm 2009 thì giảm 3,9%, tương ứng giảm 50,6%. Nguyên nhân là do lợi nhuận ròng năm 2010 giảm 51,1% trong khi vốn chủ sở hữu giảm 0,16%. Như vậy việc sử dụng vốn chủ sở của doanh nghiệp chưa có hiệu quả.
Khả năng sinh lợi so với tài sản
Bảng 2.6: Khả năng sinh lợi so với tài sản
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
Tỷ lệ
Lợi nhuận sau thuế TNDN
687.947.302
336.734.622
(351.212.680)
(51,1%)
Tổng tài sản
52.646.724.597
76.238.066.650
23.591.342.053
44,8%
Hệ số ROA
1,3%
0,44%
(0.86%)
(66,2%)
Từ các số liệu ở bảng 2.6 ta thấy hệ số sinh lợi so với tổng tài sản có xu hướng giảm, cụ thể:
Năm 2010 tỷ số sinh lợi đạt 0,44%, tức là 1 đồng tài sản tạo ra được 0,0044 đồng lợi nhuận. So với năm 2009 thì tỷ số này giảm 0,86%, tương ứng giảm 66,2%. Nguyên nhân là do lợi nhuận năm 2010 giảm 51,1% so với năm 2009 nhưng giá trị tổng tài sản lại tăng 44,8%. Qua các tỷ lệ trên đã cho ta thấy Công ty đang trong giai đoạn đầu tư, mở rộng thị trường hoạt động trên các khu vực, tài sản được đầu tư với tỷ lệ cao so với năm 2009 và trong thời gian đầu này khả năng sinh lợi của tài sản chưa được quán triệt hết.
2.3.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Phân tích cơ cấu vốn kinh doanh
Bảng 2.7: Nguồn vốn kinh doanh của Công ty năm 2009 – 2010
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
A. Vốn lưu động (TSLĐ)
51.904.096.357
75.055.049.909
1. Tiền mặt
1.475.754.013
346.127.103
2. Khoản phải thu
11.556.936.031
17.956.365.800
3. Hàng tồn kho
34.976.271.587
51.162.856.073
4. Tài sản lưu động khác
3.895.134.726
5.589.700.933
B. Vốn cố định
742.628.240
1.183.016.741
1. Tài sản cố định
382.105.875
780.903.911
2. Tài sản dài hạn khác
360.522.365
402.112.830
Tổng nguồn vốn
52.646.724.597
76.238.066.650
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2010)
Qua bảng 2.7 trên ta thấy vốn kinh doanh của Công ty có xu hướng ngày càng tăng, từ 52.646.724.597đ năm 2009 đã tăng lên 76.238.066.650đ năm 2009, do vốn lưu động và vốn cố định đều tăng. Trong đó vốn lưu động tăng là do khoản phải thu, hàng tồn kho và giá trị tài sản lưu động khác tăng, vốn cố định tăng là do nguyên giá tài sản cố định tăng đột biến so với năm 2009, chi phí trả trước dài hạn năm nay cũng tăng so với năm 2009
Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn vốn năm 2009 – năm 2010
Đơn vị tính : VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
A. Vốn lưu động (TSLĐ)/ Tổng nguồn vốn
98,6%
98,4%
B. Vốn cố định/ Tổng nguồn vốn
1,4%
1,6%
Tổng nguồn vốn
100%
100%
Từ số liệu ở bảng 2.8, ta thấy nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn cả, chiếm 98,4% trong tổng nguồn vốn, nhưng tỷ lệ này giảm so với năm 2009, tỷ lệ vốn cố định của doanh nghiệp trong năm 2010 tăng lên 1,6% tương ứng tăng 0.2% so với năm 2009. Nguyên nhân có sự thay đổi về cơ cấu vốn như trên là do doanh nghiệp đầu tư mua trang thiết bị, máy móc cho hoạt động kinh doanh, tăng chi phí cho các tài sản dài hạn, mở rộng diện tích thuê kho bãi.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Lợi nhuận sau thuế
687.947.302
336.734.622
Vốn cố định (TSCĐ)
742.628.240
1.183.016.741
HVCĐ
92,6%
28,5%
Qua bảng 2.9, ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2010 giảm so với năm 2009, cụ thể giảm 64,1%, vốn cố định năm 2010 tăng so với năm 2009 điều này cho thấy doanh nghiệp đã tăng chi phí đầu tư trang thiết bị cho doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhưng lợi nhuận thu được chưa cao, hiệu quả đem lại còn thấp.
Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Đơn vị tính:VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Lợi nhuận sau thuế
687.947.302
336.734.622
Vốn lưu động
51.904.096.357
75.055.049.909
HVLĐ
1,33%
0,45%
Vốn lưu động của doanh nghiệp trong năm 2010 tăng so với năm 2009 nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2010 giảm so với năm 2009 nên dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng giảm. Trong năm 2010, hàng tồn kho tăng 16.186.584.486đ so với năm 2009 làm cho nguồn vốn lưu động tăng, doanh thu tăng nhưng chi phí phải trả quá nhiều nên lợi nhuận giảm vì vậy việc sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả.
2.3.2.4. Phân tích khả năng thanh toán của công ty
Tỷ số thanh toán ngắn hạn
Bảng 2.11 : Tỷ số thanh toán ngắn hạn
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Tài sản lưu động
51.904.096.357
75.055.049.909
Tổng nợ ngắn hạn
43.689.822.312
67.295.238.962
Tỷ số thanh toán ngắn hạn
1,19
1.12
Tỷ số thanh toán ngắn hạn ở bảng 2.11 cho biết 1 đồng nợ của công ty có 1,12 đồng tài sản có thể thanh lý để trả nợ. Tỷ số thanh toán ngắn hạn năm 2010 giảm (1,12 – 1,19= -0,07) 0,07 so với năm 2009, tỷ số này giảm trong năm 2010 do Công ty có tỷ lệ tổng nợ ngắn hạn tăng cao.
Tỷ số thanh toán nhanh
Bảng 2.12: Tỷ số thanh toán nhanh
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Tài sản lưu động
51.904.096.357
75.055.049.909
Tồn kho
34.976.271.587
51.162.856.073
Tổng nợ ngắn hạn
43.689.822.312
67.295.238.962
Tỷ số thanh toán nhanh
0,39
0,36
Từ bảng số liệu trên ta thấy hệ số thanh toán nhanh của công ty trong năm 2010 giảm 0,03 so với năm 2009, nguyên nhân là do hàng tồn kho tăng và tổng nợ ngắn hạn tăng làm cho khả năng thanh khoản giảm.
Tỷ số thanh toán lãi vay
Bảng 2.13: Tỷ số thanh toán lãi vay
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
EBIT
1.051.725.869
448.979.496
Lãi vay
374.356.312
2.346.733.439
Tỷ số thanh toán lãi vay
2,8
0,2
Qua số liệu phân tích ở bảng 2.13 như trên, ta thấy tỷ số thanh toán lãi vay năm 2010 giảm mạnh so với năm 2009, việc giảm tỷ lệ một cách đột ngột này là do lợi nhuận giảm nhưng chi phí lãi vay năm 2010 tăng quá nhiều do doanh nghiệp đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất, đa dạng hóa sản phẩm nhưng lượng hàng tồn kho tăng, chi phí lãi vay quá cao làm cho tổng chi phí tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.3.2.5. Hiệu quả sử dụng lao động của công ty
Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động của công ty CPPP Điện Quang thể hiện qua các chỉ tiêu về năng suất lao động, mức sinh lợi bình quân trên 1 lao động. Hiệu quả này được thể hiện theo bảng số liệu sau:
Bảng 2.14: Hiệu quả sử dụng lao động
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
Tỷ lệ
1. Tổng doanh thu
256.153.732.095
32