Khóa luận Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm tin học tại Công ty TNHH Huy Linh

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 3

I. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 3

1.Khái niệm kinh doanh xuất nhập khẩu 3

2.Các hình thức xuất nhập khẩu 4

2.1.Xuất nhập khẩu trực tiếp 5

2.2.Xuất nhập khẩu ủy thác 5

2.3.Xuất nhập khẩu hàng đổi hàng 6

2.4.Xuất nhập khẩu liên doanh 6

3.Đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 6

4.Quy trình kinh doanh xuất nhập khẩu 8

4.1.Nghiên cứu thị trường 8

4.2.Lập phương án kinh doanh xuất nhập khẩu 11

4.3.Đàm phán và ký kết hợp đồng 12

4.4.Tổ chức thực hiện hợp đồng 14

4.5.Đánh giá hiệu quả hợp đồng 18

II. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 19

1.Khái niệm hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu 19

2.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 20

2.1.Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng quát 20

2.2.Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 20

2.3.Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 21

3.Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu 21

3.1.Yếu tố chủ quan 22

3.2.Yếu tố khách quan 23

 

CHƯƠNG II:ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH HUY LINH 28

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HUY LINH 28

1.Quá trình hình thành và phát triển 28

2.Cơ cấu tổ chức 29

3. Cơ cấu lao động của công ty.31

4.Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của Công ty 32

4.1.Cơ cấu hàng xuất khẩu 33

4.2.Cơ cấu hàng nhập khẩu 35

II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 36

1.Tình hình kinh doanh của Công ty giai đoạn 2007-2009 36

1.1.Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty 36

1.2.Tình hình doanh thu của Công ty 37

1.3. Tình hình nguồn vốn của công ty 38

1.4. Tình hình chi phí của công ty 40

1.5. Tình hình lợi nhuận của công ty 41

2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty .42

2.1.Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng quát 42

2.2.Nhóm chhỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 43

2.3.Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 44

3.Nhận xét chung về hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty 46

3.1.Kết quả đạt được 46

3.2.Các vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 48

CHƯƠNG III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH HUY LINH 51

I.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 51

1.Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường 51

2.Phát triển hoạt động xuất khẩu ở Công ty 55

3.Sử dụng chi phí kinh doanh có hiệu quả 58

4.Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh 61

5.Hoàn thiện đội ngũ nhân sự trong cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 64

II.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN 68

1. Về chính sách thuế và chính sách xuất nhập khẩu.69

2. Về hệ thống quản lý xuất nhâp khẩu 69

3. Các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của Nhà nước.69

KẾT LUẬN 71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

PHỤ LỤC 74

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2830 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm tin học tại Công ty TNHH Huy Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tìm hiểu, nghiên cứu, xây dựng và phát triển những giải pháp tối ưu cho những vấn đề chung của Công ty cũng như cho từng bộ phận. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn là ban giám đốc. Các phòng ban chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tiếp theo sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu lao động của Công ty dưới đây : Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG BẢO HÀNH PHÒNG KẾ TOÁN TRUNG TÂM TÍCH HỢP HỆ THỐNG PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG XNK PHÒNG KINH DOANH KINH DOANH DỰ ÁN KINH DOANH PHÂN PHỐI Nguồn: Hồ sơ năng lực Công ty TNHH Huy Linh. Nhìn vào sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty có thể thấy được rằng ban giám đốc đứng đầu bộ máy. Ban giám đốc gồm có giám đốc và một phó giám đốc, trong đó giám đốc là người đứng đầu, có quyền cao nhất chịu trách nhiệm sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Ngoài ra giám đốc còn trực tiếp giám sát việc thực hiện hoạt động của các phòng ban chức năng. Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc, phó giám đốc được giám đốc phân công điều hành một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động và hiệu quả trong công tác được giao. Dưới ban giám đốc là các phòng ban gồm phòng kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu, phòng kỹ thuật, trung tâm tích hợp hệ thống, phòng kế toán và phòng bảo hành với cơ cấu nhân sự được phân bổ như ở sơ đồ cơ cấu lao động của Công ty. Tất cả các phòng ban này đều hoạt động độc lập với nhau và chịu sự điều hành trực tiếp của ban giám đốc. Cơ cấu lao động của Công ty Công ty gồm có 63 người trong đó có 5 người làm việc tại trụ sở của Công ty ở địa chỉ 14/112 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội và 58 người làm việc tại văn phòng giao dịch số 8 Trung Kính, Hà Nội. Toàn bộ nhân sự của công ty được phân công làm việc tại 6 bộ phận cụ thể: Sơ đồ 4: Cơ cấu lao động của Công ty Đơn vị tính: người S t t Đơn vị Trình độ Trên đại học Đại học Dưới đại học Lái xe Tổng Cộng 1 Ban giám đốc 1 1 2 2 Phòng kinh doanh - Kinh doanh phân phối 2 7 3 2 10 - Kinh doanh dự án 1 5 2 1 9 3 Phòng xuất nhập khẩu 1 4 2 1 8 4 Phòng kỹ thuật 2 5 4 11 5 Trung tâm tích hợp hệ thống 2 4 3 9 6 Phòng kế toán 5 1 6 7 Phòng bảo hành 3 1 8 Tổng cộng 9 34 16 4 63 Nguồn: Hồ sơ năng lực Công ty TNHH Huy Linh. Việc lập cơ cấu lao động theo tiêu thức trình độ cho thấy trình độ lao động trong công ty tương đối đồng đều, số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học là 43 trên tổng số 63 người, chiếm 68% tổng số lao động trong toàn Công ty. Số cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp là 16 người trên tổng số 63 lao động, chiếm 25% tổng số lao động trong Công ty, còn lại số nhân viên khác trong Công ty chỉ chiếm 6,3%. Với trình độ như vậy, việc khai thác khả năng làm việc tối ưu của mọi thành viên trong doanh nghiệp nhằm đem lại hiệu qủa cao trong kinh doanh của Công ty là điều cốt lõi. Nếu lập cơ cấu lao động theo lứa tuổi Công ty có: Lứa tuổi từ 22 đến 30 tuổi có 11 người trên tổng số 63 người chiếm 17% tổng số lao động. Lứa tuổi từ 31 đến 40 tuổi có 18 người trên tổng số 63 người chiếm 28% tổng số lao động. Lứa tuổi từ 41 đến 50 tuổi có 32 người trên tổng số 63 người chiếm 52% tổng số lao động. Lứa tuổi trên 51 tuổi có 2 người chiếm 3% tổng số lao động. Theo cơ cấu lứa tuổi trên, số lao động của công ty có độ tuổi trung bình là khá cao nên tương đối ổn định về gia đình, về năng lực làm việc, có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, trong công tác. Tuy nhiên, do đặc điểm lứa tuổi, số nhân viên này lại thiếu sự năng động, sáng tạo trong công việc, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Điều này đòi hỏi phải có một lớp trẻ kế cận để tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm, do vậy Công ty cần tuyển thêm một số cán bộ trẻ, có trình độ, phù hợp với yêu cầu của công việc. Hiệu quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của Công ty do đó từ tổ chức quản lý điều hành đến tổ chức thực hiện đều hướng về mục đích nâng cao nó. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của Công ty Là Công ty thương mại chuyên kinh doanh phân phối xuất nhập khẩu các sản phẩm tin học (được ủy quyền từ các hãng sản xuất có uy tín trên thế giới) nên về cơ bản thì cơ cấu hàng nhập khẩu và cơ cấu hàng xuất khẩu của Công ty khá tương đồng. Dưới đây là bảng tổng kết kim ngạch xuất nhập khẩu cùng với cơ cấu hàng xuất, hàng nhập của Công ty: Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty Đơn vị tính: triệu đồng TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % 1 Xuất khẩu 46.110 38 58.047 42 71.100 43 2 Nhập khẩu 75.620 62 80.767 58 93.600 57 3 Tổng kim ngạch XNK 121.730 100 138.814 100 164.700 100 Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng XNK các năm 2007-2009, phòng XNK, Công ty TNHH Huy Linh. Nhìn vào bảng kim ngạch xuất nhập của Công ty chúng ta thấy được ngay rằng hoạt động nhập khẩu của Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao hơn hoạt động xuất khẩu và các tỷ trọng đó khá ổn định qua các năm. Điều đó cho thấy Công ty cần đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh chung cho Công ty. Cơ cấu hàng xuất khẩu Bảng 2: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Công ty Đơn vị tính: triệu đồng TT Mặt hàng Năm 2007 Tỷ trọng % Năm 2008 Tỷ trọng % Năm 2009 Tỷ trọng % 1 Máy tính công nghiệp, máy tính nhúng 12.720 28 12.375 21 12.600 18 2 Thiết bị bảo mật thông tin 11.925 26 13.200 23 16.200 23 3 KVM Switch 3.975 8,4 4.950 8,5 6.300 8,9 4 Máy tính văn phòng 5.565 12 8.250 14,3 13.500 19 5 Máy in, máy quét (scan) 2.385 5 825 1,5 1.080 1,5 6 Máy fax, Modem 3.180 6,6 12.012 20,7 13.860 19 7 Bộ lưu điện (UPS) 795 2 1.485 2,5 1.800 2,5 8 Khác (CPU, Bộ nhớ Ram, ổ cứng, bo mạch chủ, VGA, Backplane,…) 5.565 12 4.950 8,5 5.760 8,1 Tổng 46.110 100 58.047 100 71.100 100 Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng XNK các năm 2007-2009, phòng XNK, Công ty TNHH Huy Linh. Có thể nhìn thấy được rằng mặt hàng máy tính công nghiệp, máy tính nhúng và thiết bị bảo mật thông tin là các mặt hàng chủ lực của Công ty qua các năm. Chúng chiếm tỷ trọng từ 18% đến 26% trong khi các mặt hàng khác đều nhỏ hơn 15%. Tuy vậy, tỷ trọng của các mặt hàng chủ lực này lại có xu hướng giảm từ 28% năm 2007 xuống còn 18% năm 2009 đối với máy tính công nghiệp, máy tính nhúng, từ 26% năm 2007xuống còn 23% năm 2009 đối với thiết bị bảo mật thông tin. Điều này cho thấy mặt hàng chủ lực của Công ty ngày càng mất vị thế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến các nước hạn chế việc mua sắm trang thiết bị làm cho cầu về các mặt hàng này cũng vì thế mà giảm theo. Các thiết bị còn lại thì khá ổn định và có sự biến đổi theo chiều hướng tăng. Điều này được có được là do các thiết bị này đều là các thiết bị ngoại vi thường được dùng kèm với các mặt hàng chủ lực và có vòng đời ngắn hơn nên nhu cầu thay thế cao hơn. Cơ cấu hàng nhập khẩu Bảng 3: Cơ cấu hàng nhập khẩu của Công ty Đơn vị tính: triệu đồng TT Mặt hàng Năm 2007 Tỷ trọng % Năm 2008 Tỷ trọng % Năm 2009 Tỷ trọng % 1 Máy tính công nghiệp, máy tính nhúng 24.422 32 22.275 27,5 20.070 21,4 2 Thiết bị bảo mật thông tin 13.833 18 17.902 22,2 18.000 19,2 3 KVM Switch 8.427 11 12.375 15,3 15.750 16,8 4 Máy tính văn phòng 5.565 7,5 7.425 9,2 4.500 4,8 5 Máy in, máy quét (scan) 5.088 6,8 2.48 3,1 9.360 10 6 Máy fax, Modem 3.180 4,7 5.775 7,2 8.460 9,1 7 Khác 15.105 20 12.540 15,5 17.460 18,7 Tổng 75.620 100 80.767 100 93.600 100 Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng XNK các năm 2007-2009, phòng XNK, Công ty TNHH Huy Linh. Cùng là những mặt hàng như trong cơ cấu hàng xuất khẩu nhưng khi nằm trong cơ cấu nhập khẩu chúng ta dễ thấy được có sự biến động không giống nhau. Tỷ trọng của các mặt hàng không được ổn định qua các năm, chúng tăng giảm liên tục. Ở bảng này chúng ta thấy máy tính công nghiệp, máy tính nhúng và thiết bị bảo mật thông tin vẫn là các mặt hàng chủ lực và tỷ trọng của chúng có dấu hiệu giảm xuống. Cụ thể như máy tính công nghiệp, máy tính nhúng giảm từ 32% năm 2007 xuống 27,5 % năm 2008 và chỉ còn 21,4 năm 2009. Thiết bị bảo mật thông tin tuy có tăng từ 18% năm 2007 lên 22,2% năm 2008 nhưng đến năm 2009 lại chỉ còn 19,2%. Tuy có giảm sút về tỷ trọng nhưng vị thế của chúng vẫn không bị ảnh hưởng nhiều bởi đây là những mặt hàng thị trường trong nước vẫn chưa sản xuất được mà lại có nhu cầu nhiều nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY Tình hình kinh doanh của Công ty giai đoạn 2007-2009 Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty Như giới thiệu ở quá trình hình thành và phát triển Công ty, Công ty ngoài kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm tin học còn tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu ủy thác cho các đơn vị cùng ngành. Dưới đây là cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty trong 3 năm vừa qua: Bảng 4: Cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty Đơn vị tính: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % 1 XNK trực tiếp 99.820 82 109.725 79 131.760 80 2 XNK ủy thác 21.910 18 29.156 21 23.040 20 3 Tổng kim ngạch XNK 121.730 100 138.814 100 164.700 100 4 Kế hoạch 119.250 132.000 162.000 5 % hoàn thành kế hoạch 102 105 102 6 Tốc độ tăng (%) 14 18 Nguồn: Báo cáo tài chính và Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch các năm 2007-2009, phòng Kế toán, phòng kinh doanh và phòng XNK, Công ty TNHH Huy Linh. Nhìn vào bảng 4 ta thấy trong ba năm qua Công ty luôn hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra từ 2 - 5% tốc độ tăng năm sau so với năm trước luôn lớn hơn 10%. Điều này là kỳ tích của Công ty trong khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn còn ảnh hưởng đến tận bây giờ nhưng Công ty đã tìm mọi cách giải quyết khó khăn như tích cực nhận uỷ thác xuất nhập khẩu cho các đơn vị khác cùng ngành, Công ty tích cực mở rộng thị trường bằng cách mở rộng thêm các đại lý nhỏ ở các tỉnh khác trong cả nước, nhờ đó mà kim ngạch xuất nhập khẩu và doanh thu của Công ty luôn được duy trì và liên tục tăng cao. Tình hình doanh thu của Công ty Bảng 5: Cơ cấu doanh thu của Công ty Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % 1 Doanh thu từ bán hàng hoá 45.950 92,50 49.512 91,54 58.431 86,33 2 Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ của Công ty 3.325 6,49 4.125 7,63 8.500 12,56 3 Thu từ các hoạt động khác 501 1,01 450 0,83 750 1,11 4 Tổng doanh thu 49.677 100 54.057 100 67.681 100 5 Kế hoạch 50.000 55.000 60.000 6 % hoàn thành kế hoạch 99 98 113 7 Tốc độ tăng (%) 8,8 25 Nguồn: Báo cáo tài chính và Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch các năm 2007-2009, phòng Kế toán, phòng kinh doanh và phòng XNK, Công ty TNHH Huy Linh. Nhìn vào doanh thu của Công ty ta thấy rằng trong hai năm 2007, 2008 có thể coi là hoàn thành kế hoạch nhưng về con số tuyệt đối là chưa đạt. Điều này có rất nhiều nguyên nhân, trong đó năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế đất nước cũng như trên toàn thế giới. Đồng Việt Nam mất giá so với đồng USD do có sự điều chỉnh từ ngân hàng Nhà nước nên cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty. Bước sáng năm 2009 bằng nhiều hình thức và biện pháp khác Công ty đã tăng doanh thu so với kế hoạch là 113%. Trong các khoản tăng này phải kể đến khoảng tăng từ hoạt động dịch vụ của Công ty, đó là Công ty tích cực nhận uỷ thác xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức khác. Các khoản thu từ các hoạt động như cho thuê nhà kho, cơ sở vật chất nhàn rỗi... cũng là những khoản thu đáng kể cho Công ty. Tình hình nguồn vốn của Công ty Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn Công ty Đơn vị tính: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Nguồn vốn kinh doanh 3.141 3.177 3.256 2 Nguồn vốn tín dụng 28.375 27.742 27.331 Vay ngắn hạn 17.735 18.723 19.320 Vay dài hạn 10.640 9.019 8.011 3 Nguồn vốn chủ sở hữu 2.750 2.927 3.183 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2007-2009, phòng kế toán, Công ty TNHH Huy Linh. Là Công ty hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các thiết bị tin học nên các hoạt động giao dịch của Công ty không chỉ diễn ra trong nước mà còn cả ở nước ngoài. Chính môi trường hoạt động kinh doanh đó vừa phức tạp vừa có rủi ro nên Công ty cũng phải có các kế hoạch về tài chính trong ngắn hạn và dài hạn sao cho phù hợp để có thể giúp Công ty tăng được lợi nhuận. Căn cứ vào số liệu ở bảng nguồn vốn của Công ty trên đây ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu liên tục tăng lên điều này là do được bổ sung thêm từ lợi nhuận của Công ty qua các năm. Mặt khác các khoản vay dài hạn của Công ty cũng liên tục giảm điều này phản ánh doanh nghiệp đã thanh toán nợ dài hạn của mình một phần. Các khoản vay ngắn hạn tăng lên là do hoạt động kinh doanh cần phải mở rộng nên cần thêm vốn. So sánh giữa nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn vay luôn giảm, vốn chủ sở hữu luôn tăng ta thấy khả năng tài chính năm sau luôn cao hơn các năm trước. Nhưng ta có thể thấy rằng nguồn vốn vay của Công ty quá cao, do đó Công ty phải trả lãi nhiều. Điều này gây ảnh hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của Công ty. Bảng 7: Bảng cơ cấu tài sản của Công ty Đơn vị tính: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tài sản cố định 2.050 2.750 2.810 2 Tài sản lưu động 5.750 5.900 7.320 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2007-2009, phòng kế toán, Công ty TNHH Huy Linh. Vì hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đơn thuần nên TSCĐ của Công ty rất ít chủ yếu là thiết bị văn phòng và nhà cửa, văn phòng, nhà kho,… trong khi hoạt động kinh doanh của Công ty lại đòi hỏi rất nhiều vốn kinh doanh cho nên Công ty luôn phải vay ngân hàng, TSLĐ của Công ty được biểu hiện chủ yếu bằng tiền được gửi tại các ngân hàng. 1.4. Tình hình chi phí của Công ty Nói đến hiệu quả kinh doanh thì nó gắn liền với lợi nhuận của Công ty về mặt hiệu quả kinh tế. Lợi nhuận gắn liền với doanh thu và chi phí, giảm chi phí là mục tiêu của doanh nghiệp, giảm chi phí nó đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận. Giảm chi phí ở đây là giảm các khoản chi phí không hiệu quả, các khoản chi phí lãng phí không cần thiết... chứ không phải là giảm bằng mọi cách, giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty. Dưới đây là bảng cơ cấu chi phí của Công ty phản ánh tình hình chi phí của Công ty qua ba năm qua của Công ty thông qua các khoản chi chính. Bảng 8: Bảng cơ cấu chi phí của Công ty Đơn vị tính: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Chi phí đầu vào hàng hoá 40.000 43.000 51.500 2 Chi phí bán hàng 2.281 2.300 2.500 3 Chi phíQLDN 3.500 3.982 4.200 4 Chi phí hoạt động tài chính 475,7 399,9 716,3 5 Chi phí bất thường 3.174 4.050 8.396 6 Tổng chi phí 49.430,7 53.713,9 67.312,3 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2007-2009, phòng kế toán, Công ty TNHH Huy Linh. Trong ba năm qua cơ cấu chi phí của Công ty luôn có sự thay đổi theo chiều hướng tăng, điều này có một phần là do cơ cấu mặt hàng thay đổi. Dễ nhận thấy rằng các khoản chi bất thường của Công ty tăng lên khá nhanh điều này cho thấy Công ty nên có biện pháp điều chỉnh lại. 1.5.Tình hình lợi nhuận của Công ty Trong các năm qua do các khó khăn chung của các đơn vị tham gia xuất nhập khẩu, cũng như hoạt động kinh doanh, cho nên lợi nhuận do dó mà bị ảnh hưởng. Xét về mục đích kinh doanh thì lợi nhuận là thước đo hiệu quả của Công ty, nhưng trong thực trạng hiện nay hoạt động có lợi nhuận và giải quyết công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên và duy trì hoạt động chờ thời cơ. Điều này được Nhà nước luôn khuyến khích và ủng hộ. Bảng 9: Tình hình lợi nhuận Công ty Đơn vị tính: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 170 230 231 2 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 25,3 50,1 33,7 3 Lợi nhuận từ hoạt động bất thường 51 75 104 4 Tổng lợi nhuận trước thuế 246,3 355,1 368,7 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2007-2009, phòng kế toán, Công ty TNHH Huy Linh. Nhìn vào bảng lợi nhuận của Công ty ta thấy rằng Công ty luôn làm ăn có lợi nhuận, năm sau luôn cao hơn năm trước. Nhưng với số lợi nhuận Công ty có được thì chưa thể mở rộng kinh doanh với quy mô lớn được vì hoạt động xuất nhập khẩu thông thường là phải cần nhiều vốn. Đạt được mấy trăm triệu lợi nhuận hàng năm là Công ty đã có được thành quả đáng kể từ nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên Công ty và có thể khẳng định rằng Công ty làm ăn có hiệu quả và đang trên con đường tiến đến thành công. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng quát Xem cách tính chi tiết hơn trong Phụ lục ở cuối bài Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Hiệu quả kinh doanh tương đối 1,004 1,006 1,005 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu 0,49 0,65 0,54 Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí 0,5 0,66 0,55 Từ số liệu trên ta thấy chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tương đối cho biết rằng cứ một đồng chi phí thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Cụ thể năm 2007 là một đồng chi phí bỏ ra thì tạo ra 1,003 đồng, năm 2008 một đồng chi phí tạo ra doanh thu là 1,006 đồng và năm 2009 là một đồng chi phí bỏ ra thì tạo được 1,005 đồng doanh thu. Dễ dàng so sánh và thấy được số đồng doanh thu thu được từ số đồng chi phí bỏ ra năm 2008 là lớn nhất. Bên cạnh đó, ta cũng có thể thấy được năm 2008 là năm có tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu bằng 0,65% và tỷ suất lợi nhuận theo chi phí bằng 0,66% là cao nhất trong cả giai đoạn 2007-2009. Vậy, ta có thể kết luận được rằng năm 2008 là năm có hiệu quả kinh doanh cao nhất (xét theo chỉ tiêu tổng quát) trong khi năm 2009 lại là năm có tổng doanh thu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, tổng lợi nhuận cao nhất. Nhóm chhỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động Xem cách tính chi tiết hơn trong Phụ lục ở cuối bài Đơn vị tính: triệu/ người Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năng suất lao động 789 859 1.074 Chỉ tiêu lợi nhuận theo lao động 3,9 5,6 5,85 Căn cứ vào chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động này thì năm 2007 một người lao động tạo ra 789 triệu đồng doanh thu và 3,9 triệu đồng lợi nhuận. Năm 2008 một người lao động tạo ra 859 triệu đồng doanh thu và 5,6 triệu đồng lợi nhuận. Năm 2009 một người lao động tạo ra 1,074 tỷ đồng doanh thu và 5,85 triệu đồng lợi nhuận là cao nhất. Điều này cho thấy Công ty sử dụng lao động có hiệu quả bởi cùng một số lượng lao động không đổi trong 3 năm nhưng năng suất lao động lại tăng theo thời gian và mang lại lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước góp phần vào công cuộc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Xem cách tính chi tiết hơn trong Phụ lục ở cuối bài Đơn vị tính: Đồng/ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu theo vốn kinh doanh 15,82 17,02 20,79 Lợi nhuận theo vốn kinh doanh 0,078 0,112 0,113 Doanh thu theo VCSH 18,06 18,47 21,26 Lợi nhuận theo VCSH 0,09 0,12 0,12 Doanh thu theo TSCĐ 24,23 19,67 24,09 Lợi nhuận theo TSCĐ 0,12 0,13 0,13 Doanh thu theo TSLĐ 8,64 9,17 9,24 Lợi nhuận theo TSLĐ 0,04 0,06 0,05 Qua bảng tính trên đây ta có nhận xét về các số liệu như sau: Năm 2009 là năm Công ty sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả nhất bởi cứ 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra 20,79 đồng doanh thu là và 0,113 đồng lợi nhuận trong khi năm 2008 là 17,02 đồng doanh thu và 0,112 đồng lợi nhuận còn năm 2007 chỉ tạo ra 15,82 đồng doanh thu và 0,078 đồng lợi nhuận. Năm 2009 ngoài sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả nhất thì việc sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty cũng đạt hiệu quả nhất với 21,26 đồng doanh thu và 0,12 đồng lợi nhuận thu về khi bỏ ra 1 đồng vốn chủ sở hữu. Về việc sử dụng tài sản cố định, chúng ta có thể thấy cứ một đồng tài sản cố định thì tạo ra 24,23 đồng doanh thu, 0,12 đồng lợi nhuận năm 2007; 19,67 đồng doanh thu, 0,13 đồng lợi nhuận năm 2008 và 24,09 đồng doanh thu, 0,13 đồng lợi nhuận năm 2009, chứng tỏ chỉ tiêu này ổn định qua các năm. Năm 2007 cứ một đồng tài sản lưu động tạo ra 8,64 đồng doanh thu và 0,04 đồng lợi nhuận. Năm 2008 cứ một đồng tài sản lưu động tạo ra 9,17 đồng doanh thu và 0,06 đồng lợi nhuận. Năm 2009 cứ một đồng tài sản lưu động tạo ra 9,24 đồng doanh thu và 0,05 đồng lợi nhuận, nhìn vào chỉ tiêu này ta thấy về cơ bản nó tăng qua từng năm. Bảng 10: Bảng tổng hợp lại tất cả các chỉ tiêu phản ánh HQKD xuất nhập khẩu của Công ty Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 HQKD tương đối Đồng/đồng 1,005 1,006 1,005 2 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu % 0,49 0,65 0,54 3 Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí % 0,5 0,66 0,55 4 Doanh thu vốn kinh doanh Đồng/đồng 15,82 17,02 20,79 5 Lợi nhuận vốn kinh doanh Đồng/đồng 0,078 0,112 0,113 6 Doanh thu theo TSCĐ Đồng/đồng 24,23 19,67 24,09 7 Lợi nhuận TSCĐ Đồng/đồng 0,12 0,13 0,13 8 Doanh thu theo TSLĐ Đồng/đồng 8,64 9,17 9,24 9 Lợi nhuận theo TSLĐ Đồng/đồng 0,04 0,06 0,05 10 Doanh thu theo vốn CSH Đồng/đồng 18,06 18,47 21,26 11 Lợi nhuận theo vốn CSH Đồng/đồng 0,09 0,12 0,12 12 Năng suất lao động bình quân Triệu/ người 789 859 1074 13 Lợi nhuận theo lao động Triệu/ người 3,9 5,64 5,85 Nhận xét chung về hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty Kết quả đạt được Từ khi thành lập đến nay Công ty đã đóng góp được một phần nhỏ vào sự phát triển của ngành công nghệ thông tin tin học nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung bằng sự tồn tại, phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm tin học từ chuyên dụng đến văn phòng của mình cho khách hàng trong và ngoài nước một cách có hiệu quả, được đánh giá cao, khẳng định được uy tín của mình trên thương trường. Điều này thể hiện ở kết quả đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty trong 3 năm vừa qua (2007-2009) ở mục trước. Cụ thể những thành tựu đó là: Một là ba năm qua kim ngạch xuất nhập khẩu và tổng doanh thu của Công ty luôn tăng cao và hầu như đều đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2008 vượt 105% so với kế hoạch, năm 2009 vượt 102% so với kế hoạch. Việc kết quả đạt được vượt so với mức kế hoạch đề ra là do Công ty tích cực nhận ủy thác xuất nhập khẩu cho các đơn vị khác cùng ngành để đem lại một nguồn thu đáng kể góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh chung của Công ty cả về mặt lợi nhuận cũng như uy tín. Hai là trong ba năm qua lợi nhuận, TSCĐ, TSLĐ, vốn chủ sở hữu, năng suất lao động đều tăng phản ánh sự hoạt động kinh doanh của Công ty đang tốt. Hiệu quả tương đối về cơ bản là tăng, nhưng với mức dao động từ 1,004 - 1,006 qua các năm là vẫn còn thấp cần phải cải thiện nhằm nâng cao hơn nữa. Ba là quy mô hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty ngày càng ổn định và phát triển. Điều này thể hiện ở cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu của Công ty với các danh mục hàng hóa đa dạng và thị trường ổn định (cả về thị trường mua và thị trường bán). Bốn là Công ty có được đa dạng các hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm đáp ứng được tốt nhất nhu cầu thị trường, khai thác triệt để nhu cầu thị trường, đặc biệt chú trọng đến hình thức xuất nhập khẩu uỷ thác. Hình thức này đã thu hút được nhiều khách hàng, phát huy hết thế mạnh của một công ty được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp, tạo thêm doanh thu cho Công ty. Bên cạnh đó, hình thức xuất nhập khẩu trực tiếp cũng phong phú, Công ty hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa về sau đó mới bán mà chú trọng việc tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá, máy móc thiết bị và tìm kiếm bạn hàng để thương thuyết, thoả thuận để tiến hành ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá. Năm là công tác quản lý của Công ty tốt do Công ty luôn có quan hệ với các đối tác tin cậy ở trong và ngoài nước. Đặc biệt Công ty có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ năng động cao phù hợp với quy mô của Công ty là vừa và nhỏ. Điều này thể hiện ở các phòng ban chức năng trong Công ty, các phòng ban này hoạt động độc lập về công việc, nhiệm vụ nhưng lại phối hợp chặt chẽ với nhau trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là phòng kinh doanh và phòng xuất nhập khẩu được tổ chức một cách khoa học và phối hợp chặt chẽ với nhau trong các công việc cho nên mọi hợp đồng xuất nhập khẩu được thực hiện một cách nhanh chóng, đồng bộ. Các mảng công việc từ đàm phán ký kết hợp đồng đến tiêu thụ hàng hoá đều được thực hiện có hiệu quả không xảy ra sót lớn gây thiệt hại cho Công ty, cũng như không gây ra các tranh chấp, lãng phí các chi phí không cần thiết. Các vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân Bên cạnh những thành tựu mà Công ty đạt được trong việc phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì trong thời gian qua hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty còn những hạn chế nhất định đòi hỏi Công ty cần phải xem xét và đưa ra những biện pháp để khắc phục. Những hạn chế đó là: Một, côn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 69.doc
Tài liệu liên quan