MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ MAI LÂM. 2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển: 2
1.2. Các đặc điểm cơ bản của công ty. 4
1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường: 4
1.2.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 6
1.2.3. Đặc điểm về máy móc, thiết bị của công ty. 12
1.2.4. Đặc điểm về lao động. 14
1.2.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu. 15
1.2.6. Đặc điểm về tài chính. 16
PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ MAI LÂM 18
2.1. Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm trong thời gian qua. 19
2.1.1. Tình hình biến động về số lượng lao động trong những năm qua. 19
2.1.2. Phân tích cơ cấu lao động của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm. 21
2.1.3. Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động của công ty trong thời gian qua. 25
2.2. Phân tích tình hình sử dụng chất lượng lao động của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm trong thời gian qua. 27
2.2.1. Trình độ học vấn và sự bố trí sử dụng lao động trong công ty. 27
2.2.2. Phân tích tình hình kỷ luật lao động của công ty trong thời gian qua. 30
2.3. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm. 33
2.3.1. Thời gian làm việc, nghỉ ngơi của lao động trong công ty. 33
2.3.2. Phân tích tình hình sử dụng lao động về thời gian của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm trong thời gian qua. 35
2.4. Tình hình sử dụng cường độ lao động của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm. 38
2.5. Những kết quả đạt được trong việc sử dụng lao động của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm thời gian qua. 39
2.6. Những hạn chế công ty gặp phải trong thời gian qua trong việc sử dụng lao động. 43
2.7. Những nguyên nhân chủ yếu gây ra những hạn chế trong việc sử dụng lao động của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm. 44
2.7.1. Do tiền lương, thưởng của công ty chưa khuyến khích được người lao động làm việc trong thời gian qua. 44
2.7.1.1: Do tiền lương trả cho người lao động còn hạn chế. 44
2.7.1.2. Do tiền thưởng chưa tạo ra động lực cho người lao động của công ty. 49
2.7.2. Do ban lãnh đạo trong công ty hoạt động chưa có hiệu quả. 51
PHẦN 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ MAI LÂM. 53
3.1. Hướng phát triển công ty từ 2009 – 2013. 53
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm. 55
3.2.1. Tăng cường khuyến khích vật chất, tạo động lực cho người lao động làm việc. 55
3.2.1.1. Hoàn thiện chế độ tiền lương. 55
3.2.1.2. Hoàn thiện chế độ tiền thưởng. 60
3.2.2. Xây dựng định mức lao động cho các tổ sản xuất trong công ty. 62
3.2.3. Phân công, bố trí, sắp xếp lao động từ các phòng đến tổ sản xuất 63
3.2.4. Tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ lãnh đạo trong công ty. 65
3.2.5. Xây dựng kế hoạch dài hạn về lao động trong công ty. 69
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2320 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạnh đó thì ở các vị trí khác như kế toán hay phó giám đốc kỹ thuật công ty đã bố trí đúng người đúng việc. Đây là những vị trí quan trọng trong công ty, do đó công ty cần phải cho họ đi đào tạo thêm kỹ năng chuyên ngành để họ đủ khả năng làm việc.
Đối với lao động trực tiếp, công ty đã có bố trí sử dụng như bảng sau:
Bảng 2.9: Tình hình bố trí sử dụng lao động trực tiếp của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm.
Vị trí công việc
Số lượng
Trình độ
học vấn
Trình độ
Chuyên môn
Tổ phế
3
3 Phổ thông
Thợ bậc 5/7
Tổ máy
6
4 trung cấp
2 phổ thông
Thợ bậc 3/7
Thợ bậc 6/7
Tổ đóng gói sp
16
5 trung cấp
11 phổ thông
Thợ bậc 4/7
Thợ bậc 3/7
(Nguồn: Xưởng sản xuất công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm)
Đội ngũ lao động trực tiếp của công ty có trình độ học vấn không cao, hầu hết họ xuất thân từ nông thôn nên chỉ được học hết cấp 3 thậm chí có người mới học hết lớp 9. Trong đó cũng có những lao động học hết trung cấp họ làm việc trong tổ đóng gói sản phẩm, một số làm công việc vận hành máy móc. Mặt khác ta cũng thấy rằng tuy lao động trực tiếp có trình độ học vấn thấp nhưng tay nghề của họ đạt tới bậc thợ từ 3/7 trở lên , cao nhất là bậc 6/7. Theo bảng bố trí lao động trực tiếp trên, công ty đã không sử dụng đúng vị trí của một số lao động. Với thợ bậc cao như 5/7 và 6/7 đáng lẽ phải được bố trí đứng máy vì máy móc sử dụng rất phức tạp nhưng lại được bố trí vào tổ phế. Khi đó người làm việc ở tổ máy sẽ gặp khó khăn khi điều khiển dây chuyền sản xuất, còn người làm tổ phế sẽ để lãng phí tài năng của mình. Sự bố trí sai vị trí này là do lỗi của xưởng trưởng, do đó trong thời gian tới xưởng trưởng phải kết hợp với ban lãnh đạo công ty điều chỉnh lại vị trí của người lao động cho phù hợp. Song song với việc bố trí lại lao động thì công ty cũng phải cho người lao động đi đào tạo, nâng bậc làm cho đội ngũ lao động của mình có tay nghề cao.
2.2.2. Phân tích tình hình kỷ luật lao động của công ty trong thời gian qua.
Kỷ luật lao động là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của người lao động mà tổ chức xây dựng nên dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Mục tiêu của kỷ luật là làm cho người lao động làm việc dựa trên tinh thần hợp tác theo cách thức thông thường và có quy củ để họ nhận ra rằng kỷ luật tốt nhất là sự tự giữ kỷ luật.
Đối với công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm thì kỷ luật không phải là để trừng phạt người lao động khi họ vi phạm mà mục đích cao nhất là giúp họ nhận ra lỗi của mình mà sửa chữa và để noi gương cho những người lao động khác. Thi hành kỷ luật là nhằm vào hành vi sai trái của người lao động chứ không phải là vào cá nhân họ. Đây là biện pháp được thực hiện khi cần thiết mà thôi chứ không phải là biện pháp tối ưu của công ty.
Nội dung kỷ luật của công ty nêu rõ các điều khoản quy định về hành vi của người lao động trong các lĩnh vực liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của họ như: số lượng, chất lượng công việc cần đạt được, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi, giữ trật tự, an toàn tài sản… Với mỗi hành vi sẽ có hình thức kỷ luật tương ứng chứ không quy đồng mọi hành vi vi phạm vào một hình thức kỷ luật.
Trong thời gian qua công ty đã áp dụng 3 hình thức kỷ luật là: kỷ luật ngăn ngừa (phê bình), kỷ luật khiển trách, kỷ luật trừng phạt (cảnh cáo).
Kỷ luật ngăn ngừa:
Dùng để đưa ra những sự nhắc nhở và phê bình nhẹ nhàng có tính xây dựng. Người quản lý trực tiếp sẽ giải thích cho người lao động rõ về những sai phạm và cho phép họ tự chủ làm việc. Hình thức này áp dụng cho các hành vi như: người lao động đi làm việc không đúng giờ, nghỉ việc không có lý do, không giữ trật tự trong lúc làm việc …
Kỷ luật khiển trách:
Áp dụng cho những vi phạm nặng hơn những vi phạm bị phê bình. Hình thức này phải được tiến hành tế nhị, kín đáo, tạo cơ hội cho người vi phạm sửa chữa tránh lặp lại. Những vi phạm có thể bị khiển trách như: tự ý bỏ vị trí làm việc,thiếu tinh thần trách nhiệm gây hư hại nhẹ cho tài sản của công ty, không hoàn thành kế hoạch sản xuất…
Kỷ luật trừng phạt(cảnh cáo):
Áp dụng đối với những người vi phạm kỷ luật. Quy trình cảnh cáo bao gồm các hình thức :
cảnh cáo miệng cảnh cáo bằng văn bản đình chỉ công tác sa thải.
Đầu tiên công ty sẽ cảnh cáo miệng đối với người vi phạm nhẹ và vi phạm lần đầu tiên. Nếu những vi phạm lớn hơn và có tính chất nghiêm trọng hơn thì công ty sẽ gửi văn bản cảnh cáo cho họ. Nếu như họ vẫn không sữa chữa sai phạm thì công ty sẽ quyết định đình chỉ công tác tạm thời để họ có thời gian nhìn nhận lại vấn đề và sữa lỗi. Sau khi bị đình chỉ mà người lao động không hề tiến bộ hơn thì công ty sẽ sa thải, đuổi việc họ.
Công ty cũng quy định nguyên tắc xử lý vi phạm như sau:
- Đối với người lao động vi phạm nhiều hình thức kỷ luật thì không đông thời thi hành tất cả mà chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất.
- Không xâm phạm đến thân thể, nhân phẩm của người lao động.
- Không dùng tình cảm cá nhân để xử lý vi phạm mà phải áp dụng theo đúng quy định về hình thức kỷ luật của công ty.
Trong những năm qua công ty đã tổng hợp các trường hợp vi phạm như sau:
Bảng 2.10: Số lượng người lao động của công ty vi phạm kỷ luật trong
thời gian qua.
Đơn vị: lượt người
Các loại vi phạm
Số lượt người vi phạm
Năm 2006
Năm 2007
Tính đến
5/ 2008
Vệ sinh an toàn lao động
53
35
10
Đi làm không đúng giờ
90
78
25
Làm hư hỏng tài sản chung
45
20
5
Cãi cọ, gây mất trật tự
15
9
3
Tổng
203
142
43
(Nguồn: phòng tài vụ công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm)
Như vậy, trong thời gian qua công ty để xảy ra tương đối nhiều trường hợp vi phạm kỷ luật. Năm 2006 xảy ra nhiều vi phạm nhất 203 lượt người do công ty mới đi vào hoạt động nên vấn đề kỷ luật chưa được quan tâm chu đáo. Năm 2007 công ty đã khắc phục tình trạng này nhưng số lượt lao động vi phạm vẫn cao là 142 lượt người. Đến tháng 5/2008 số vi phạm là 42 trường hợp, con số này không phải là nhỏ, nhưng so với các năm trước đã giảm xuống đáng kể.
Số lượt lao động vi phạm trong thời gian qua nhiều chứng tỏ chất lượng lao động của công ty chưa tốt. Do đó trong thời gian tới công ty cần phải tăng cường kỷ luật và tiến hành giáo dục đào tạo cho người lao động.
2.3. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm.
2.3.1. Thời gian làm việc, nghỉ ngơi của lao động trong công ty.
Thời gian làm việc theo quy định:
Cán bộ, công nhân viên làm việc ở phòng, ban theo giờ hành chính và làm việc tại xưởng sản xuất theo điều 68 bộ luật lao động quy định như sau:
- Không làm việc quá 8 giờ trong ngày.
- Không quá 48 giờ /tuần.
- Cán bộ công nhân viên có thể làm thêm nhưng không quá 4 giờ/ ngày và 200 giờ/ năm.
Thời gian nghỉ :
- Trong thời gian làm việc người lao động được nghỉ giữa ca 30 phút trong đó đã bao gồm giờ ăn trưa (tối).
- Là phụ nữ trong ngày của phụ nữ được nghỉ mỗi ngày 30 phút.
- Phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng được nghỉ mỗi ngày 60 phút tính trong giờ làm việc và được hưởng nguyên lương.
- Lao động trong công ty 1 tuần làm việc 5 ngày, nghỉ 2 ngày, ngày nghỉ lễ được hưởng nguyên lương, nếu trùng ngày bình thường thì được nghỉ bù vào ngày sau.
Nghỉ phép:
Lao động trong công ty nếu làm việc đủ 12 tháng thì được nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương theo chế độ như sau:
- Nghỉ 12 ngày đối với người lao động làm việc bình thường.
- Người nào làm chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hàng năm được tính tương ứng với số tháng làm việc.
- Nếu người lao động nghỉ ốm quá 3 tháng thì thời gian đó không được tính để nghỉ phép.
- Năm nào tính số ngày nghỉ cho năm đó, nếu ngày nghỉ mà người lao động phải làm việc không nghỉ được thì được hưởng tiền nghỉ phép.
Nghỉ việc riêng, nghỉ không ăn lương.
- Nghỉ việc riêng, hưởng nguyên lương với các trường hợp:
Kết hôn: nghỉ 3 ngày.
Con kết hôn: nghỉ 1 ngày.
Bố, mẹ, vợ, chồng… chết: nghỉ 1 ngày.
- Người lao động có hoàn cảnh khó khăn nghỉ không ăn lương phải báo cho ban lãnh đạo biết. Nếu không ảnh hưởng tới kết quả sản xuất thì người lãnh đạo trực tiếp cho nghỉ 1 ngày, nếu nghỉ quá 2 ngày thì phải báo lên giám đốc.
- Trong trường hợp nghỉ giữa ca mà người lao động muốn giải quyết việc riêng thì phải báo cáo lên lãnh đạo và được sự cho phép. Họ phải đảm bảo đúng tiến độ công việc và không ảnh hưởng tới công việc chung. Thời gian nghỉ việc riêng mà quá 4 giờ/ ngày thì coi như nghỉ ngày đó và không được chấm công ngày đó.
Nghỉ lễ: Theo điều 73 bộ luật lao động quy định.
Tết dương lịch: nghỉ 1 ngày.
Tết âm lịch: nghỉ 4 ngày.
Ngày 30/4: nghỉ 1 ngày.
Ngày 1/5: nghỉ 1 ngày.
Ngày 1/5: nghỉ 1 ngày.
2.3.2. Phân tích tình hình sử dụng lao động về thời gian của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm trong thời gian qua.
Chúng ta hãy quan sát một tuần làm việc của tổ đóng gói sản phẩm của công ty để đánh giá xem họ sử dụng thời gian một ngày làm việc của mình như thế nào?
Tính đến tháng 5/2008 công ty có tất cả 16 lao động làm cho tổ đóng gói sản phẩm. Trong 16 lao động đó thì có 2 người là nam giới, còn lại 14 người nữ.
Bảng 2.14: Khảo sát ngày làm việc thực tế của tổ đóng gói sản phẩm tuần 4 tháng 5/2008.
Chỉ tiêu
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
- Thời gian bắt đầu làm việc.
7 giờ 5
7giờ10
7 giờ 5
7 giờ15
7giờ 15
- Thời gian chuẩn bị dụng cụ làm việc (phút)
5
7
6
10
6
- Thời gian chờ nguyên liệu.(phút)
6
8
10
5
7
- Thời gian chờ sửa máy hỏng (phút)
0
0
30
0
0
- Thời gian ăn ca (phút)
30
35
34
35
37
- Thời gian vệ sinh cuối ca (phút)
6
10
8
7
9
- Thời gian kết thúc làm việc.
15 giờ 30
15giờ 30
15giờ 30
15giờ 30
15giờ 30
(Nguồn: Xưởng sản xuất công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm)
Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm quy định thời gian bắt đầu làm việc là 7 giờ sáng đối với ca 1 và 16 giờ đối với ca 2. Thời gian nghỉ giữa ca là 30 phút. Như vậy, theo bảng theo dõi trên thì công nhân tổ đóng gói sản phẩm đã sử dụng thời gian một ngày làm việc của mình bị lãng phí. Sau đây là tổng hợp thời gian lãng phí của tổ đóng gói trong tuần 4 của tháng 5/2008.
Bảng 2.15: Thời gian hao phí của tổ đóng gói sản phẩm trong tuần 4
tháng 5/2008.
Chỉ tiêu
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Bắt đầu ca làm việc
7 giờ
7 giờ
7 giờ
7 giờ
7 giờ
Thời gian cả tổ bắt đầu làm việc.
7 giờ 5
7 giờ 10
7 giờ 5
7 giờ 15
7 giờ 15
Kết thúc ca làm việc.
15 giờ30
15giờ30
15giờ30
15giờ30
15giờ30
Tổng thời gian lãng phí (phút)
22
40
63
42
44
Thời gian hao phí trung bình của 1 người (phút/ người)
1.38
2.50
3.93
2.63
2.75
Nhìn vào bảng trên ta thấy trong tuần 4 của tháng 5/2008, tổ đóng gói sản phẩm đã không sử dụng hết thời gian làm việc trong ca của mình mà vẫn còn để thời gian lãng phí. Thời gian lãng phí này do cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan. Chủ quan là do từ ý thức tự giác của người lao động. Và nguyên nhân khách quan là do tổ đóng gói là khâu cuối cùng của dây chuyền sản xuất. Vì vậy, họ để lãng phí thời gian do phải chờ các tổ khác đưa vật liệu để sản xuất sản phẩm, đôi khi phải lãng phí do chờ sửa máy hỏng.
Về phía người lao động, ý thức tự giác làm việc của họ chưa được tốt. Điều này được minh chứng qua bảng dưới đây. Đây là bảng quan sát tuần 4 tháng 5/2008 của tổ đóng gói sản phẩm về thời gian có mặt đầy đủ của cả tổ để bắt đầu ca làm việc.
Bảng 2.16: Khảo sát số lượng lao động có mặt đầu ca làm việc của tổ đóng gói sản phẩm tuần 4 tháng 5/2008.
Đơn vị: người
Giờ quan sát.
7 giờ
7giờ3
7 giờ 5
7 giờ 7
7giờ 10
7 giờ13
7giờ15
Thứ 2
10
12
14
15
16
Thứ 3
12
13
15
15
16
Thứ 4
13
13
14
16
Thứ 5
11
12
14
14
15
15
16
Thứ 6
14
14
14
15
15
15
16
(Nguồn: Xưởng sản xuất công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm)
Như vậy, thời gian bắt đầu làm việc theo quy định là 7 giờ nhưng theo thống kê ở bảng trên cho ta thấy không có ngày nào trong tuần lao động của tổ đi làm việc đúng giờ. Sự làm việc không đúng giờ này gây ra sự lãng phí thời gian và làm cho công việc chung hoàn thành không đúng kế hoạch gây ảnh hưởng tới toàn công ty.
Thống kê thời gian làm việc của toàn công ty trong thời gian qua ta có bảng sau:
Bảng 2.17: Số giờ làm việc thực tế bình quân trong ngày thời gian qua của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm.
Đơn vị: giờ/ngày
Chỉ tiêu
Số giờ làm việc thực tế bình quân/ngày
Năm 2006
Năm 2007
Tính đến
5/ 2008
Các phòng ban
6
6.8
7.0
Tổ phế
5.2
6.0
6.8
Tổ máy
6.7
7.2
7.4
Tổ đóng gói sản phẩm
6.5
6.9
7.3
(Nguồn:Phòng tài vụ công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm )
Theo thống kê ở bảng trên đã chỉ ra các phòng hành chính trong công ty và cả các tổ trong xưởng sản xuất cũng không sử dụng hết thời gian làm việc trong ngày theo quy định của công ty. Năm 2007 tổ đóng gói sản phẩm có thời gian làm việc bình quân trong ngày cao nhất là 7 giờ/ngày và tổ phế thấp nhất 5.2 giờ/ngày. Các phòng trong công ty cũng chỉ làm việc với thời gian trung bình 6 giờ/ngày. Tình hình này được cải thiện dần qua các năm nhưng tính đến tháng 5/2008 thời gian làm việc của các bộ phận trong công ty cũng chưa đạt 100% số giờ làm việc theo quy định. Các phòng hành chính cũng chỉ đạt 7.2/8 giờ, các tổ cao nhất cũng là 7.5/8 giờ.
Trong những năm qua công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm đã cố gắng để sử dụng tối đa quỹ thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên và mọi người lao động trong công ty. Nhưng qua phân tích cụ thể tình hình sử dụng thời gian của công ty trên đây , chúng ta thấy thực tế rằng công ty đã sử dụng thời gian cho mọi lao động của mình chưa thật tốt, công ty còn để lãng phí một khoảng thời gian là không nhỏ. Đây cũng là khó khăn mà công ty phải giải quyết trong giai đoạn tới đây.
2.4. Tình hình sử dụng cường độ lao động của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm.
Cường độ lao động là từ ngữ dùng để nói đến khả năng hoàn thành công việc của người lao động. Đối với công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm thì cường độ lao động được thể hiện qua số kg phế làm được trong một đơn vị thời gian của tổ phế, số bó gioăng quấn được trong một giờ của tổ đóng gói sản phẩm, số kg nhựa máy sản xuất ra trong ngày hay là số công việc mà các phòng hành chính hoàn thành trong ngày…
Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm trong thời gian qua đã sử dụng lao động làm việc với cường độ rất tốt. Tuy họ làm việc không hết thời gian quy định nhưng họ luôn đảm bảo hoàn thành các đơn hàng, và rất ít để xảy ra những trường hợp như không kịp thời gian giao hàng, để đơn hàng ứ đọng… Điều này được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2.18: Đánh giá kết quả hoàn thành công việc của các tổ trong công ty.
Tên tổ
Tỉ lệ hoàn thành nhiệm vụ (%)
Năm 2006
Năm 2007
Tính đến 5/2008
Tổ phế
80
89
96
Tổ máy
85
92
98
Tổ đóng gói sp
87
95
98
(Nguồn: Xưởng sản xuất công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm)
2.5. Những kết quả đạt được trong việc sử dụng lao động của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm thời gian qua.
Trong những năm qua, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng lao động nhưng cũng đã đạt được một số kết quả nhất định. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.19: Một số chỉ tiêu đạt được về việc sử dụng lao động của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm trong thời gian qua.
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
(Tạm tính)
Doanh thu (DT) (1000đ)
1 029 840
1 440 420
2 379 096
Lợi nhuận sau thuế (LN) (1000đ)
70 718
191 661
541 264
Quỹ lương (QL) (1000đ)
364 200
555 000
1 013 520
Lao động (LĐ)
15
20
31
W1= DT/ LĐ
5 721
6 002
6 395
W2= LN/LĐ
393
799
1 455
W3= QL/ DT
0.354
0.385
0.426
W4= QL/LN
5.15
2.89
1.87
(Nguồn: phòng tài vụ công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm)
Chúng ta phân tích hiệu quả sử dụng lao động qua 3 chỉ tiêu là: Doanh thu, lợi nhuận và quỹ lương.
- Theo chỉ tiêu doanh thu:
Từ năm 2006 đến nay doanh thu của công ty không ngừng tăng lên và tăng nhanh qua các năm: năm 2006 đạt 85 820 000 đồng và đến năm 2007 con số này được tăng đến 120 035 000 đồng bằng 140% năm 2006. Ước tính năm 2008 doanh thu của công ty sẽ gấp đôi năm 2006 và gấp rưỡi năm 2007.
Chỉ tiêu W1 là năng suất lao động tính bằng doanh thu trên một đơn vị lao động cho ta biết một lao động thì tạo ra mấy đồng doanh thu cho công ty.
Nhìn vào bảng trên ta cũng thấy W1 tăng lên qua các năm:
năm 2006 là 5 721 000 đồng / người , năm 2007 lên tới 6 0002 000 đồng / người và năm 2008 con số đạt cao nhất trong 3 năm là 6 395 000 đồng / người. Chỉ tiêu này cho thấy: một lao động tạo ra doanh thu cho công ty năm sau nhiều hơn năm trước. Do đó, ta có thể kết luận công ty đã sử dụng lao động ngày càng hiệu quả hơn.
- Theo chỉ tiêu lợi nhuận:
Theo chỉ tiêu này ta thấy năng suất lao động theo lợi nhuận W2 tăng qua các năm theo sự tăng lên của lợi nhuận. Lợi nhuận sau thuế của công ty có sự tăng lên vượt bậc qua từng năm: năm 2006 mới chỉ đạt 5 893nghìn đồng, nhưng đến 2008 nó đã đạt tới 45 105 nghìn đồng gấp hơn 7.6 lần năm 2006 và gấp gần 3 lần 2007.
Chỉ tiêu W2 cho biết một lao động thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận cho công ty ? . Năm 2006 W2 là 393 nghìn đồng , năm 2007 là 799 nghìn đồng và năm 2008 ước tính sẽ là 1 455 nghìn đồng. Những con số tăng lên năm sau gấp đôi năm trước cho thấy công ty cũng đã sử dụng hợp lý và hiệu quả lao động của mình và cần phải phát huy trong thời gian tới.
- Theo chỉ tiêu quỹ lương:
Ta thấy rằng quỹ lương của công ty tăng lên theo từng năm. Điều này là do trong các năm số lao động lại tăng thêm: năm 2007 tăng lên 5 người so với 2006, 2008 tăng thêm 11 lao động so với 2007. Bên cạnh đó thì chính sách tiền lương cũng có sự thay đổi nên quỹ lương tăng lên.
Năng suất lao động tính theo quỹ lương thể hiện qua 2 chỉ tiêu W3 và W4 . Chỉ tiêu W3 cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì phải trả cho người lao động bao nhiêu đồng lương? Còn chỉ tiêu W4 cho biết phải trả bao nhiêu đồng tiền lương thì người lao động mới tạo ra một đồng lợi nhuận cho công ty?
Theo bảng trên ta thấy để tạo ra 1000 đồng doanh thu thì công ty phải trả cho người lao động là 354 đồng năm 2006, 385 đồng năm 2007 và 426 đồng năm 2008. Như vậy, theo chỉ tiêu này thì công ty phải bỏ ra chi phí ngày càng tăng lên theo các năm để tạo ra 1000 doanh thu. Chỉ tiêu W4 lại cho biết để tạo ra 1 đồng lợi nhuận công ty phải trả cho người lao động 5.15 đồng năm 2006, 2.89 đồng năm 2007 và 1.87 đồng năm 2008. Năm 2006 công ty bỏ ra chi phí lớn để có 1 đồng lợi nhuận là do công ty mới đi vào kinh doanh nên còn gặp nhiều vấn đề khó khăn và chưa chuyên nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Những năm sau do đã kinh doanh thuận lợi nên chi phí bỏ ra đã được công ty tiết kiệm so với trước.
Với việc phân tích tình hình sử dụng lao động của công ty ở các phần trên và qua chỉ tiêu năng suất lao động, chúng ta có thể rút ra được những kết quả công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm đã đạt được trong thời gian qua như sau:
- Công ty đã tạo cho mình đội ngũ lao động trẻ tuổi, có trình độ tay nghề thành thạo, có khả năng tiếp thu các đổi mới khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Họ là những lao động có phẩm chất đạo đức tốt, sẵn sàng cống hiến hết mình cho sự tồn tại và phát triển của công ty.
- Ban lãnh đạo công ty là những người có trình độ học vấn, chuyên môn cao đã và đang trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng quản lý để có thể lãnh đạo công ty ngày càng tốt hơn.
- Công tác lương, thưởng, đào tạo và bồi dưỡng cho người lao động đã được công ty quan tâm theo dõi nên đã được cải thiện rõ rệt. Điều này thể hiện ở các chỉ tiêu năng suất lao động tăng lên qua các năm như đã phân tích ở trên đây.
- Trong những năm qua người lao động đã nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng tay nghề, từ đó họ không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức cũng như tay nghề lao động của mình. Bên cạnh đó thì ban lãnh đạo công ty cũng ý thức rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của mình, hiểu rõ hơn về tâm tư nguyện vọng của người lao động từ đó họ tạo điều kiện hơn cho người lao động phát huy được năng lực và sáng kiến của mình, tránh được những sai sót không đáng có.
Vì vậy công ty đã đảm bảo được chất lượng sản phẩm và đã tạo được uy tín của mình trong tâm trí khách hàng. Do đó, tuy mới thành lập không lâu và chưa phải là công ty có tiếng tăm gì nhưng công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm đã thu hút được rất nhiều đơn đặt hàng trong và ngoài thành phố Hà Nội. Đây cũng là một thành công trong việc quản lý, sử dụng lao động của công ty. Vì khi đã có lực lượng lao động giỏi, họ sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu công việc thì không có đơn hàng nào là không thể thực hiện được.
2.6. Những hạn chế công ty gặp phải trong thời gian qua trong việc sử dụng lao động.
Mặc dù công tác sử dụng lao động trong những năm qua của công ty đã ngày càng được quan tâm và đã đạt được những kết quả tốt nhưng bên cạnh đó cũng có những hạn chế nhất định. Có thể tóm tắt những hạn chế đó trong những vấn đề chính như sau:
- Mặc dù công ty đã có đội ngũ lao động trẻ với số lượng khá hợp lý: không thừa cũng không thiếu (không có lao động dôi dư qua các năm), và có cơ cấu phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty. Nhưng trong thời gian qua công ty vẫn để xẩy ra tình trạng người lao động đi làm không đầy đủ, thời gian vắng mặt trong các năm còn nhiều. Và chủ yếu người lao động nghỉ làm do nghỉ việc riêng, nghỉ không phép, tình trạng nghỉ do ốm, do bị kỷ luật hay do công ty cho nghỉ bù thường chiếm tỉ lệ nhỏ. Tình trạng người lao động đi làm không đảm bảo về số lượng là một khó khăn và là một hạn chế trong việc sử dụng lao động của ban lãnh đạo công ty.
- Về mặt chất lượng người lao động công ty cũng đã có nhược điểm là: Tuy cán bộ trong công ty có trình độ học vấn và chuyên môn cao nhưng được bố trí chưa thực sự đúng vị trí, ngành nghề mà mình đã được đào tạo. Họ vẫn làm những công việc chưa đúng sở trường của mình. Công nhân trong công ty có tay nghề thành thạo công việc nhưng bậc thợ vẫn thấp làm hạn chế khả năng tăng năng suất lao động của công ty. Ở đây sự bố trí lao động cũng thực sự chưa khoa học, chưa tận dụng hết năng lực lao động của họ.
- Thời gian làm việc của người lao động trong công ty cũng là một hạn chế nữa trong việc sử dụng lao động của công ty. Người lao động vẫn đi làm muộn, đi làm không đúng giờ giấc đã được quy định trong công ty. Số ngày lao động bình quân trong các năm qua còn thấp và không đạt được số giờ tối đa theo quy định là 8 giờ/ ngày. Do đó thời gian lãng phí không phải là con số nhỏ.
Vì thế, sử dụng thời gian lao động sao cho có hiệu quả là vấn đề đang cần phải giải quyết trong giai đoạn tới của công ty.
Trên đây là những hạn chế chủ yếu trong việc sử dụng lao động của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm. Những hạn chế này cũng không phải là không khắc phục được, nhưng để có thể khắc phục thì trước hết chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân của nó.
2.7. Những nguyên nhân chủ yếu gây ra những hạn chế trong việc sử dụng lao động của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm.
2.7.1. Do tiền lương, thưởng của công ty chưa khuyến khích được người lao động làm việc trong thời gian qua.
2.7.1.1: Do tiền lương trả cho người lao động còn hạn chế.
Tại công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm áp dụng hai hình thức trả lương là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.
- Hình thức trả lương theo thời gian:
Áp dụng cho cán bộ nhân viên hoạt động trong phòng ban và cán bộ phân xưởng. Theo hình thức này, công ty sẽ căn cứ vào thời gian có mặt của người lao động tại nơi làm việc để trả lương với điều kiện họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn thực hiện công việc đã được xác định trước.
Hình thức trả lương này được tính theo công thức sau:
TL = H x TLmin.
Trong đó:
TL: Tiền lương của cán bộ,công nhân viên.
H: hệ số lương.
TLmin: Tiền lương tối thiểu theo quy định (450 000 đồng)
Do công ty áp dụng công thức tính lương đơn giản như trên nên công ty không khuyến khích được sự hăng hái làm việc của lao động gián tiếp. Vì vậy, trong các phòng làm việc của công ty sẽ có hiện tượng lao động đi làm chỉ cho đủ thời gian chứ không phải vì công việc, và tình trạng đi làm không đầy đủ và đúng giờ quy định là điều không thể tránh khỏi. Điều này cũng gây ảnh hưởng tới kết quả lao động chung của cả công ty, làm chậm tiến độ hoàn thành công việc. Do đó trong thời gian tới, công ty nên có biện pháp để khắc phục nguyên nhân này.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Áp dụng cho công nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cho lao động trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm tại các phân xưởng. Tiền lương của người lao động sẽ phụ thuộc thực tiếp vào số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất ra và đơn giá trả công cho một đơn vị sản phẩm theo các công thức sau:
TC = ĐG * Qtt
TLNC = TC/ ngày công toàn tổ
TL = TLNC x số ngày công.
Trong đó:
TC: Tiền công của cả tổ. TLNC: Tiền lương ngày công.
ĐG: Đơn giá. TL : Tiền lương của mỗi người.
Qtt: Số lượng sản phẩm thực tế.
ĐG: Tuỳ thuộc vào cách tính của từng công ty. Thông thường nó được tính bằng cách: Lấy mức lương giờ của công việc chia cho số đơn vị sản phẩm được sản xuất ra trong giờ đó. Hoặc: Lấy mức lương giờ của công việc nhân với số giờ định mức để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm đó.
Ở công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm đơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm.docx