MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU . . 9
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP . 12
1.1 Vốn lưu động trong doanh nghiệp. . 12
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động trong doanh nghiệp. 12
1.1.2 Vai trò của vốn lưu động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. . . 13
1.1.3 Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng. . . 14
1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. . 15
1.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp . . 15
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.. 17
1.3 Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. .
1.3.1 Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. . 23
1.3.2 Quản trị vốn tồn kho dự trữ. . . . 25
1.3.3 Quản trị các khoản phải thu. . . . 27
1.3.4 Quản trị vốn tiền mặt. . 28
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU
ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐT TH PHÚC QUANG. . 31
2.1 Tổng quan vềcông ty TNHH Điện tử tin học Phúc Quang. . 31
2.1.1 Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Công Ty. . 31
2.1.3 Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán. 34
2.1.4 Kế quả hoạt động sản xuất kinh doanh. . 36
2.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH ĐT TH Phúc Quang. . . 38
2.2.1 Phân tích khái quát về cơ cấu nguồn vốn và tình hình đảm bảo nguồn vốn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty. . 38
2.2.2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động ở Công ty. 42
2.3 Đánh giá tình hình quản lý và sủ dụng vốn lưu động tai Công ty TNHH ĐT
TH Phúc Quang trong thời gian qua. . . . 58
2.3.1. Một số thành tựu. 58
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân. . 60
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HƠN NỮA HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐT TH PHÚC QUANG . 63
3.1 Giải pháp thứ nhất. . 63
3.1.1. Căn cứ và mục đích của biện pháp. . 63
3.1.2. Nội dung thực hiện biện pháp: . 63
3.1.3. Dự trù kinh phí: . . 65
3.1.4. Kết quả khi thực hiện biện pháp: . 69
3.2 Giải pháp thứ hai. 70
3.2.1. Căn cứ và mục đích của biện pháp:. 70
3.2.2. Nội dung của biện pháp: . 72
3.2.3. Kết quả của biện pháp: . . 76
3.3 Một số biện pháp khác: . 77
KẾT LUẬN . 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 80
Phụ lục . . . . 81
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu động tại công ty TNHH điện tử tin học Phúc Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện thoại : (083)5118762
Fax : (083)5118762
Website: pqcomputer.com.vn
Email : pqcomputer@hcm.fpt.vn
2.1.1.2. Đặc điểm và chức năng hoạt động của công ty.
Ngành nghề kinh doanh :
- Mua bán máy vi tính: Máy tính xách tay, máy tính bộ …v.v.
- Linh kiện máy vi tính: Vỏ laptop, túi laptop, linh kiện laptop, bàn phím,
chuột, CPU (chip CPU và laptop), Mainbord, màn hình, thùng máy (case), nguồn
(power), ổ cứng …v.v.
- Máy văn phòng, cung cấp thiết bị văn phòng: máy fax, máy photocopy,
điện thoại bàn, thiết bị nghe nhạc, máy in, mực in, thiết bị mạng, …v.v.
- Dịch vụ cài đặt nâng cấp, bảo trì máy vi tính cho cá nhân cũng như công ty
…v.v.
- Cung cấp phần mềm …v.v.
Trang 32
- Dịch vụ bảo hành, bảo trì cho các hãng máy tính …v.v.
2.1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công Ty TNHH ĐIỆN TỬ TIN HỌC PHÚC QUANG Được thành lập vào
ngày 16 tháng 04 năm 2007 – GCNKD số 4102049008 của sở kế hoạch đầu tư
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Công ty hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân
và được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của Nhà nước.
Trải qua hơn bốn năm hoạt động, công ty đã từng bước vượt qua không ít
những khó khăn thử thách để vươn lên và phát triển. Hiện nay, công ty là một trong
những đơn vị cung ứng máy tính, máy in và các linh kiện máy tính, máy in và hộp
mực máy in cho thị trường trong khu vực. Nhằm mở rộng qui mô thị trường và
nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, công ty đã và đang từng bước vươn lên để
trở thành một trong những đơn vị chủ lực trong việc cung ứng linh kiện máy in và
hộp mực máy in cho thị trường trong cả nước.
2.1.1.4. Quy mô kinh doanh.
Vốn điều lệ của công ty là : 5.000.000.000 (VNĐ)
2.1.2. Tổ Chức Bộ Máy Của Công Ty.
2.1.2.1. Sơ đồ của bộ máy
Với một cơ cấu tổ chức đơn giản nhưng hoạt động có hiệu quả.Tuy có ít
nhân lực nhưng đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề có nhiều năm kinh
nghiệm. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty theo hình 2.1
2.1.2.2. Chức năng các bộ phận
Giám Đốc :
Là người chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Toàn quyền chỉ đạo hoạt động cũng như quyết định mọi vấn đề trong công ty, tuy
nhiên cũng phải tuân thủ theo những khuôn khổ, nguyên tắc và các qui định hiện
hành của nhà nước. Đồng thời cũng là người luôn đề ra phương hướng hoạt động,
đàm phán với đối tác và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trang 33
Hình 2.1: Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Của Công Ty
Phó Giám Đốc :
Là người hổ trợ cho Giám Đốc trong việc điều hành công việc ở công ty
cũng như thay mặt Giám Đốc quyết định mọi việc khi Giám đốc đi vắng .
Phòng kế toán :
Đây là bộ phận quan trọng trong công ty, chịu trách nhiệm trong việc ghi
chép, tính toán và phản ánh chính xác trung thực kịp thời và đầy đủ các nghiệp vụ
phát sinh cũng như tài sản của công ty .Thường xuyên theo dõi công nợ cũng như
kiêm quản lý tiền mặt ở công ty. Phản ánh và phân tích kịp thời chính xác tình hình
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phòng kinh doanh :
Đây là bộ phận đòi hỏi phải có kỹ năng giao tiếp cao vì phải thường xuyên
gặp gỡ giao tiếp với khách hàng. Nhiệm vụ của bộ phận này là luôn luôn và thường
xuyên theo dõi giám sát chặc chẽ hàng hóa kinh doanh, lắng nghe ý kiến và đáp ứng
kịp thời nhu cầu mong muốn của khách hàng. Nhạy bén trong công việc, nắm bắt
kịp thời nhu cầu của thị trường.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KẾ
TOÁN
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
TƯ VẤN
KỸ
THUẬT
Trang 34
Phòng tư vấn kỹ thuật :
Công việc chủ yếu của bộ phận này là hỗ trợ cho phòng kinh doanh trong
việc tư vấn cho khách hàng về lĩnh vực kỹ thuật, nhằm thỏa mãn được nhu cầu,
mong muốn cũng như nguyện vọng của khách hàng, giúp cho khách hàng có thể an
tâm khi tiêu dùng sản phẩm của công ty.
2.1.3. Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán.
2.1.3.1. Hình thức tổ chức
Doanh nghiệp tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, tất cả các
công việc của kế toán đều tập trung chung ở một phòng kế toán như phân loại
chứng từ, kiểm tra chứng từ, định khoản ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính.
2.1.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán.
a. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán :
Bộ máy tổ chức kế toán theo hình 2.2:
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
KẾ TOÁN
TỔNG HỢP
KẾ TOÁN
BÁN HÀNG
KẾ TOÁN
CÔNG NỢ
THỦ QUỸ
KẾ TOÁN`
TRƯỞNG
Trang 35
b. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán :
Kế toán trưởng:
Là người chịu trách nhiệm về mặt tổ chức quản lý toàn bộ quá trình hạch
toán kế toán, theo dõi tình hình tiêu thụ hàng hóa. Là một trợ thủ đắc lực cho Giám
Đốc trong việc phát triển hoạt động kinh doanh nhằm đưa ra những quyết định kịp
thời và đúng lúc.
Kế toán trưởng có quyền yêu cầu các bộ phận trong doanh nghiệp cung cấp
các thông tin tài liệu cần thiết cho công việc kế toán.
Xem xét các công việc ghi chép chứng từ sổ sách, các báo cáo thống kê, các
hợp đồng kinh tế, các tài liệu liên quan đến việc thanh toán như phiếu thu, phiếu
chi… đều phải thông qua kế toán trưởng và phải được kế toán trưởng ký nhận thì
chứng từ đó mới có giá trị.
Khi báo cáo tài chính được lập xong, kế toán trưởng bắt đầu tiến hành phân
tích thuyết minh về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phải nộp đầy
đủ các báo cáo tài chính theo quy định.
Kế toán tổng hợp :
Có nhiệm vụ là tổ chức hoạch toán và phân bổ chính xác, đầy đủ các chi phí
cho từng đối tượng, đồng thời còn có nhiệm vụ là ghi sổ sách, lập bảng cân đối kế
toán và các báo cáo tài chính. Tổ chức các thông tin nội bộ.
Kế toán bán hàng:
Lập báo cáo tổng hợp về doanh thu các loại. Phản ánh và ghi chép lại đầy đủ
và kịp thời chính xác sự biến động của từng loại hàng hóa theo từng chỉ tiêu chất
lượng số lượng cũng như hàng hóa về chủng loại và giá trị.
Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản doanh thu
cũng như chi phí và các khoản làm giảm trừ doanh thu trong quá trình bán hàng.
Đồng thời phải có nghĩa vụ cung cấp các thông tin kế toán nhằm phục vụ cho việc
lập báo cáo tài chính.
Kế toán công nợ :
Trang 36
Theo dõi các khoản phải thu, phải trả liên quan đến khách hàng và đối tác.
Ngoài ra kế toán công nợ còn kim luôn cả kế toán tiền lương, kế toán công cụ dụng
cụ, kế toán tài sản cố định.
Thủ quỹ:
Có nhiệm vụ thu, chi tiền và ghi chép vào sổ sách kế toán đầy đủ rõ ràng
chính xác theo trình tự các nghiệp vụ phát sinh. Kiểm kê hàng ngày tồn quỹ, đối
chiếu với số liệu trên sổ sách kế toán, vì nếu có xảy ra sai sót cũng dễ dàng tìm ra
được nguyên nhân đồng thời sẽ có biện pháp xử lý kịp thời.
2.1.4. Kế quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là thành quả cuối cùng mà Công ty
đạt được. Thông qua kết quả này mà ta có thể biết được Công ty kinh doanh lãi hay
lỗ. Để thấy được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty diễn ra như
thế nào trong 2 năm vừa qua ta xem xét theo bảng 2.1(từ phụ lục 1 ta có số liệu
bảng 2.1):
Trong những năm 2009, 2010 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
thế gới nên công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì và mở rộng thị
trường tiêu thụ do tiềm lực của các công ty lớn trong lĩnh vực tin học (cả về qui mô
và tiền lực kinh tế) nhưng Công ty cũng đạt được các kết quả khả quan: Doanh thu
tiêu thụ hàng năm đều tăng, cụ thể năm 2010 tăng 3,08% so với năm 2009, tương
ứng tăng 1.485.508.155 đồng. Điều này là do nhu cầu trong năm vừa qua của khách
hàng truyền thống. Giữa tốc độ tăng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh so
vối tốc độ tăng doanh thu ta thấy rằng, tốc độ tăng lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng
doanh thu.Cụ thể năm 2010 so với năm 2009 tăng tới 4,04% trong khi tốc độ tăng
doanh thu chỉ là 2,98%. Đặc biệt tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế là 156,07%. Điều
này cho thấy việc làm ăn kinh doanh tại Công ty đang diễn ra thuận lợi và phát
triển.
Trang 37
Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bước qua những khó khăn, trở ngại của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và
những khó khăn kinh tế trong nước do ảnh hưởng của cuộc khũng hoảng công ty
Phúc Quang đã tự khẳng định mình, dần đi vào thế làm ăn có hiệu quả. Doanh thu
hàng năm đủ để bù đắp chi phí và sinh lãi, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định
cho cho nhân viên công ty. Tuy nhiên, để đánh giá được hiệu quả kinh doanh trên là
cao hay thấp, mỗi đồng vốn đã được sử dụng có thật sự hiệu quả không thì quá trình
“Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động” tại Công ty là một việc làm
cần thiết và tất yếu. Từ đó giúp Công ty định hướng và đề ra giải pháp cụ thể nhằm
nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn tại đơn vị mình, góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Trang 38
2.2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH ĐT
TH Phúc Quang.
2.2.1. Phân tích khái quát về cơ cấu nguồn vốn và tình hình đảm bảo nguồn
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty.
2.2.1.1. Phân tích khái quát về cơ cấu nguồn vốn.
Mục đích của việc phân tích này là nhằm xem xét nguồn vốn đã hình thành
nên tài sản của Công ty lấy từ đâu ? Kết cấu như thế nào? Đồng thời qua đó đánh
giá mức độ độc lập về tài chính của Công ty. Theo phục lục 2, ta có bảng 2.2 như
sau:
Bảng 2.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
Qua bảng trên cho thấy: Quy mô nguồn vốn của Công ty có xu hướng tăng
nhẹ. Năm 2010 so với năm 2009 tăng 777.383 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 0,72%. Nguồn
vốn tăng là do trong năm 2010 Công ty đã đầu tư thêm vào TSLĐ. Điều này sẽ tạo
ra những thuận lợi cho Công ty trong việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Đi sâu phân tích, ta thấy trong cơ cấu Nợ phải trả thì Nợ ngắn hạn chiếm tỷ
trọng nhiều hơn so với Nợ dài hạn. Đặc biệt Nợ ngắn hạn năm 2010 tăng 8,54%
trong khi Nợ dài hạn lại giảm 8,69%. Trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty thì Nợ
Trang 39
phải trả chiếm chủ yếu, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng không đáng kể. Cụ thể tỉ suất
tự tài trợ của Công ty 2 năm qua như sau:
Năm 2009:
Năm 2010:
Như vậy, tỷ suất tự tài trợ của Công ty rất thấp trong những năm vừa qua.
Tuy rằng năm 2010 hệ số này có cao hơn năm 2009 chút ít nhưng qua các hệ số trên
vẫn phản ánh Công ty bị phụ thuộc vào các chủ nợ, bị ràng buộc và chịu sức ép của
các khoản nợ vay. Điều này chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của Công ty còn
thấp, sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng tự chủ trong sản xuất kinh doanh của
Công ty.
2.2.1.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh tại Công ty
Như chúng ta đã biết, để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có
tài sản gồm TSLĐ và TSCĐ. Để hình thành 2 loại tài sản này phải có các nguồn vốn
tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.
Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành TSCĐ, phần dư của
nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư để hình thành TSLĐ. Chênh
lệch giữa nguồn vốn dài hạn với TSCĐ hoặc giữa TSLĐ với nguồn vốn ngắn hạn
được gọi là vốn lưu động thường xuyên.
Công thức:
VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - TSCĐ
Hoặc: VLĐ thường xuyên = TSLĐ - Nguồn vốn ngắn hạn (Nợ ngắn hạn)
Trang 40
Vốn lưu động thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp là nguồn vốn ổn
định, có tính chất vững chắc, phải thuộc quyền sử dụng lâu dài của doanh nghiệp.
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của
doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho biết hai điều cốt yếu:
Một là: Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
không?
Hai là: TSCĐ của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng
nguồn vốn dài hạn không?
Ngoài khái niệm vốn lưu động thường xuyên ở trên, để nghiên cứu tình hình
đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh người ta còn dùng chỉ tiêu nhu cầu
vốn lưu động thường xuyên để phân tích.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn mà doanh
nghiệp cần để tài trợ cho một phần TSLĐ, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu
(TSLĐ không phải là tiền).
Công thức:
Nhu cầu VLĐ thường xuyên = Tồn kho và các khoản phải thu - Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết : Nợ ngắn hạn đă đủ tài trợ cho hàng tồn kho và các
khoản phải thu hay chưa?
Với các công thức trên ta tính được vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu
vốn lưu động thường xuyên ở Công ty ĐT TH Phúc Quang như sau:
- Về vốn lưu động thường xuyên: Ta tính được vốn lưu động thường xuyên ở
Công ty trong 3 năm qua ở bảng sau ( theo phụ lục 2):
Bảng 2.3: Bảng tính vốn lưu động thường xuyên
Trang 41
Bảng trên cho thấy, cả 3 năm vừa qua, VLĐ thường xuyên của Công ty đều
âm. Nghĩa là:
Nguồn vốn dài hạn (Nợ Dài hạn + Vốn chủ sở hữu) < TSCĐ
Hay TSLĐ < Nguồn vốn ngắn hạn (Nợ ngắn hạn)
Điều này chứng tỏ hai điều sau: Nguồn vốn dài hạn của Công ty không đủ
đầu tư cho TSCĐ. Công ty phải đầu tư vào TSCĐ một phần vốn ngắn hạn. TSLĐ
của Công ty không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn. Cán cân thanh toán
của Công ty mất thăng bằng, Công ty phải dùng một phần TSCĐ để thanh toán nợ
ngắn hạn đến hạn trả. Trong trường hợp này giải pháp cho Công ty là tăng cường
huy động nguồn vốn dài hạn hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tư dài hạn hoặc thực
hiện đồng thời cả hai giải pháp đó.
- Về nhu cầu vốn lưu động thường xuyên (theo phục lục 2):
Bảng 2.4: Bảng tính nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
Bảng trên cho thấy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên 3 năm qua của
Công ty đều âm, tức là: Nợ ngắn hạn > Tồn kho & Các khoản phải thu. Chứng tỏ
Nợ ngắn hạn mà Công ty đã huy động từ bên ngoài thừa trang trải các sử dụng ngắn
hạn. Giải pháp lúc này là hạn chế vay ngắn hạn từ bên ngoài.
Tóm lại, qua việc phân tích trên ta thấy tình hình đảm bảo nguồn vốn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty còn chưa tốt, cơ cấu nợ phải trả còn bất
hợp lý. Công ty đang xảy ra tình trạng nguồn vốn ngắn hạn thì thừa, nợ ngắn hạn
lớn trong khi nguồn vốn dài hạn lại thiếu không đủ đầu tư cho các sử dụng dài hạn.
Vì vậy Công ty cần đưa ra các giải pháp để điều chỉnh lại cơ cấu nợ phải trả cũng
Trang 42
như cơ cấu nguồn tài trợ để làm lành mạnh hoá tình hình tài chính và nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động trong Công ty.
2.2.2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động ở Công ty.
2.2.2.1. Phân tích khái quát về kết cấu vốn lưu động.
Kết cấu vốn lưu động của Công ty ở các thời điểm khác nhau là không giống
nhau. Do vậy mục đích của việc phân tích này là thông qua sự biến động đó để đánh
giá tình hình sử dụng vốn lưu động trong Công ty. Đồng thời thông qua việc so sánh
tỉ trọng của các khoản mục tài sản lưu động trong tổng số tài sản lưu động để thấy
được đâu là nhân tố có ảnh hưởng trọng yếu đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Theo phụ lục 2 ta có bảng cơ cấu vốn lưu động như sau:
Bảng 2.5: Bảng cơ cấu vốn lưu động
Bảng phân tích trên cho biết:
Quy mô vốn lưu động năm 2010 so với năm 2009 tăng 2.001.001 nghìn
đồng, tỉ lệ tăng 4,51%. Cụ thể sự biến động từng khoản mục như sau:
- Vốn bằng tiền chiếm tỷ lệ nhỏ (chỉ hơn 3% tổng số vốn lưu động), gây ảnh
hưởng ít nhiều đến khả năng thanh toán nhanh của Công ty. Năm 2010 tăng
404.004 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 30,265.
- Công ty không có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
- Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất: năm 2009 chiếm 50,51%, năm
2010 giảm xuống còn 45,94% tổng số vốn lưu động. Lượng giảm là 1.111.357 ngàn
đồng, tỉ lệ giảm là 4,96%.
Trang 43
- Hàng tồn kho năm 2009 chiếm tỷ trọng 34,63% và tăng lên 36,24% năm
2010. Lượng tăng là 1.439.160 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 9,36%.
- Tài sản lưu động khác năm 2009 chiếm tỷ trọng 11,85% và tăng lên
14,07% năm 2010.Lượng tăng là 1.269.193 nghìn đồng, tỷ lệ tăng là 24,14%.
Như vậy ta thấy 2 khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản phải thu
và hàng tồn kho. Tuy nhiên sự biến động lớn lại tập trung vào khoản mục vốn bằng
tiền và một số TSLĐ khác. Như vậy, trọng tâm trong công tác quản lý và sử dụng
vốn lưu động là tập trung vào hàng tồn kho và các khoản phải thu, đồng thời cần
chú ý đến sự biến động của vốn bằng tiền và TSLĐ khác.
2.2.2.2. Quản trị các khoản phải thu.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thường chiếm dụng vốn lẫn
nhau. Để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm thì bán chịu cũng là một biện pháp khá
hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bán chịu quá nhiều thì Công ty sẽ lâm vào tình trạng thiếu
vốn giả tạo. Hơn nữa, nếu không quản trị tốt các khoản phải thu thì đây còn là
nguyên nhân gây thất thoát vốn do không đòi nợ được.
Năm 2009, các khoản phải thu chiếm tới 50,51% tổng số vốn lưu động. Tuy
con số này đã giảm xuống còn 45,94% vào năm 2010 nhưng khoản mục này vẫn
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn lưu động. Cụ thể ta hãy xem xét tình hình
quản trị các khoản phải thu của Công ty Phúc Quang thông qua sự biến động các
khoản phải thu ở bảng sau (từ số liệu theo phụ lục 2):
Bảng 2.6: Sự biến động các khoản phải thu
Trang 44
Tổng số khoản phải thu của Công ty tại thời điểm 31/12/2010 là: 21.307.698
nghìn đồng. So với năm 2009 giảm một lượng là: 1.111.358 nghìn đồng, tỷ lệ giảm
là 4,96%. Các khoản phải thu giảm là do:
- Phải thu của khách hàng giảm 1.465.253 ngàn đồng, tỷ lệ giảm 6,99%. Đây
là nguyên nhân chính làm các khoản phải thu của Công ty giảm vì khoản phải thu
của khách hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất (93,44%) trong tổng các khoản phải thu.
- Thuế GTGT trong năm không được khấu trừ vì đã khấu trừ hết trong kỳ. Vì
vậy làm giảm một lượng tiền đúng bằng năm 2009 là 354.290 nghìn đồng, tỷ lệ
giảm 100%.
Các khoản phải thu giảm là dấu hiệu tốt, góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động trong Công ty, chứng tỏ Công ty đã áp dụng chính sách chiết
khấu thanh toán trong công tác thu hồi nợ.
Để đánh giá rỏ hơn công tác quản trị các khoản phải thu ta cần đi vào nghiên
cứu hai chỉ tiêu sau đây:
Năm 2009:
Năm 2010:
Năm 2009:
Năm 2010:
Trang 45
Bảng 2.7: Tình hình quản trị và sử dụng các khoản phải thu
Như vậy, vòng quay các khoản phải thu năm 2010 so với năm 2009 quay
nhanh hơn (cao hơn) 2,11 - 2,07 = 0,05 vòng, tuy không đáng kể nhưng cũng chứng
tỏ được Công ty đã cố gắng hơn trong việc nâng cao tốc độ thu hồi các khoản phải
thu. Điều này là do ảnh hưởng của các nhân tố:
- Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần:
- Ảnh hưởng của nhân tố bình quân các khoản phải thu:
Tổng hợp kết quả phân tích: +0,06 – 0,01 = +0,05
Kết quả phân tích trên cho thấy: Trong điều kiện số dư bình quân các khoản
phải thu không đổi như năm 2009, những nỗ lực gia tăng doanh số trong năm 2010
đã làm tăng số vòng quay các khoản phải thu lên 0,06 vòng. Tuy nhiên trong điều
kiện doanh thu thuần không đổi như năm 2010, việc quản lý không tốt công tác
công nợ khách hàng đã làm chậm mất 0,01 vòng quay trong một năm. Nguyên nhân
chính ở đây cũng dễ nhận thấy qua bảng phân tích trên. Đó là do tốc độ tăng doanh
thu thuần nhanh hơn tốc độ tăng số dư bình quân các khoản phải thu (2,98% so với
0,78%) nên số vòng quay tăng nhanh hơn là điều dễ hiểu. Điều này cho thấy những
nổ lực tăng doanh thu của Công ty trong thời gian gần đây rất đáng được khích lệ.
Trang 46
Số ngày để thu hồi giảm 171 - 175 = -4 ngày. Các khoản phải thu được thu
hồi nhanh sẽ giúp Công ty có thêm một số vốn lưu động để bổ sung vào quá trình
sản xuất kinh doanh . Đây là nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn lưu động tại Công ty .
Tuy nhiên chúng ta thấy rằng đối với một doanh nghiệp bán hàng và kinh
doanh dịch vụ thì kỳ thu tiền bình quân như vậy là quá cao. Lý do là trong những
năm gần đây Công ty muốn chiếm lĩnh một thị phần lớn hơn nên thông qua chính
sách bán hàng trả chậm dẫn tới kỳ thu tiền bình quân cao. Điều này sẽ làm tăng
gánh nặng lãi vay ngân hàng, tăng các chi phí đòi nợ ... ảnh hưởng đến lợi nhuận
của Công ty. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần chú ý tới vấn đề này trong hoạt
động kinh doanh của mình. Một là, có thể áp dụng các chính sách cổ động bán hàng
hợp lý hơn nữa để tăng doanh thu. Hai là, phải thu hồi các khoản phải thu khách
hàng càng nhanh càng tốt. Có như thế mới tăng được tốc độ chuyển đổi các khoản
phải thu thành tiền, từ đó tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, góp phần tích cực
trong vấn đề nâng cao lợi nhuận của Công ty.
Cân đối công nợ của công ty:
Để quản lý tốt các khoản phải thu và cũng như quản lý tốt vốn lưu động của
Công ty thì ta phải nắm bắt được các khoản nợ của Công ty qua các năm thông qua
hệ số sau:
Bảng 2.8: Hệ số công nợ của Công ty
Nhận xét: Trong các năm qua khoản phải thu của Công ty không đủ để
thanh toán cho các khoản nợ phải trả (hệ số công nợ > 1). Do đó Công ty phải dùng
Trang 47
đến các khoản tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và giá trị hàng tồn kho để thanh
toán. Vì vậy, Công ty cần phải quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, đặc biệt là các
khoản nợ khó đòi.
Từ kết quả phân tích trên đã đặt ra vấn đề cho Công ty là phải quản lý hiệu
quả hơn nữa công tác công nợ phải thu khách hàng. Thường xuyên kiểm tra các sổ
chi tiết và tổng hợp phải thu khách hàng, cần có biện pháp tích cực đôn đốc thu hồi
nợ kịp thời và đưa nhanh vào hoạt động kinh doanh của đơn vị những khoản vốn
trong thanh toán, vốn bị chiếm dụng nhằm tăng tốc độ chuyển đổi các khoản phải
thu thành tiền hay tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
2.2.2.3. Quản trị hàng tồn kho:
Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh
doanh thì việc tồn tại vật tư hàng hoá dự trữ là bước đệm cần thiết cho quá trình sản
xuất liên tục của Công ty. Trong nền kinh tế thị trường thì Công ty không thể tiến
hành hoạt động kinh doanh đến đâu mua nguyên vật liệu đến đó mà luôn phải có
nguyên vật liệu dự trữ.
Bảng 2.9: Sự biến động hàng tồn kho
Tỷ trọng hàng tồn kho tính đến 31/12/20010 chiếm 36,24% tổng số vốn lưu
động (chỉ sau các khoản phải thu). Do vậy, công tác quản trị hàng tồn kho cũng cần
Trang 48
được quan tâm hàng đầu. Tình hình tăng giảm hàng tồn kho của Công ty 2 năm vừa
qua được phân tích ở bảng 2.9 (số liệu được trích theo phụ lục 2):
Nhìn vào bảng trên ta thấy: Hàng tồn kho của Công ty tại thời điểm
31/12/20010 là 16.808.391 nghìn đồng. So với năm 2009 tăng một lượng là
1.439.161 nghìn đồng, tỉ lệ tăng 9,36%. Cụ thể hàng tồn kho tăng do:
- Thành phẩm tồn kho tăng 3.666.680 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 63,34%. Đây
cũng là khoản mục luôn chiểm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng tồn kho (năm
2009 chiếm 37,66% và tăng lên 56,25 %). Dự báo được nhu cầu Công ty đã mạnh
dạn đầu tư sản xuất thêm một lượng lớn thành phẩm tồn kho. Chính điều này đã ảnh
hưởng đến hàng tồn kho nói riêng cũng như TSLĐ nói chung của Công ty.
- Hàng gửi đi bán tăng 31.168 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 0,97%. Lý do ở đây là
Công ty đã kết hợp cùng với 2 Buôn Mê Thuật để mở rộng thị trường vào năm
2010. Vì hai công ty trên mới thành lập nên hàng hóa bị ứ đọng hoặc Công ty đã
cấp tín dụng cho khách hàng để thu hút khách hàng.
Như vậy, hàng tồn kho trong năm qua tăng chủ yếu là do thành phẩm tồn kho
tăng. Việc lượng thành phẩm tồn kho tăng đột biến và chiếm tỷ trọng quá lớn trong
cơ cấu vốn lưu động phần nào phản ánh công tác tiêu thụ sản phẩm còn nhiều yếu
kém của Công ty. Tuy nhu cầu thị trường về thiết bị tin học trong những năm gần
đây tăng cao nhưng Công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn về sự cạnh tranh của các
công ty lớn nên chưa chiếm lĩnh được một thị phần đáng kể.
Do vậy Công ty cần xem xét lại xem có cần thiết phải đầu tư mua linh kiện
hàng hoá quá nhiều thành phẩm tồn kho như vậy hay không?
Để quản lý và sử dụng tốt hàng tồn kho ta cần quan tâm đến hai chỉ tiêu: Số
vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho.
Công thức:
Năm 2009:
Trang 49
Năm 2010:
Năm 2009:
Năm 2010:
Bảng 2.10: Bảng phân tích tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho
Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy số vòng quay hàng tồn kho giảm:
2,1 - 2,2 = -0,1 vòng. Điều này là do ảnh hưởng của các nhân tố:
+ Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán:
+ Ảnh hưởng của nhân tố hàng tồn kho bình quân:
Tổng hợp các kết quả phân tích: +0,1 – 0,2 = -0,1
Trang 50
Kết quả phân tích trên cho thấy: Trong điều kiện hàng tồn kho bình quân
không đổi như năm 2009, với việc tăng giá vốn hàng bán do giá cả nguyên vật liệu
đầu vào tăng và số lượng sản phẩm bán ra tăng đã làm tăng nhanh vòng quay hàng
tồn kho lên 0,1 vòng. Tuy nhiên, trong điều kiện giá vốn hàng bán không đổi như
năm 2010, với việc tăng lượng hàng tồn kho đã làm hàng tồn kho quay chậm mất
0,2 vòng. Nguyên nhân chính ở đây là do tốc độ tăng hàng tồn kho nhanh hơn tốc
độ tăng giá vốn hàng bán (7,63% so với 2,62%) (hay nói cách khác lượng sản phẩm
không được bán ra như ý muốn). Việc làm chậm vòng quay hàng tồn kho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoa luan tot nghiep SV Nguyen Duc Dinh.pdf