Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại

Vốn kinh doanh là vô cùng quan trọng bởi nó là cơ sở vật chất cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp với hình thức tổ chức là một công ty cổ phần nên nguồn vốn chủ yếu của công ty là do chủ đầu tư và các hội viên liên kết lại cùng nhau bỏ vốn ra để đầu tư kinh doanh. Nguồn vốn của công ty hằng năm đều được bổ sung và phát triển với một tỷ trọng đáng kể.

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu quả các tài sản hiện có nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thông thường có các chỉ tiêu đánh giá sau. + Hiệu quả sử dụng TSCĐ: Tổng doanh thu thuần Hiệu quả sử dụng TSCĐ = Nguyên giá bình quân của TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này biểu hiện mức tăng kết quả kinh doanh của mỗi đơn vị giá trị TSCĐ nhưng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế tổng hợp nhất của vốn cố định thường được sử dụng là mức doanh lợi. + Mức doanh lợi của vốn cố định (VCĐ). Lợi nhuận hoặc lãi thực hiện Mức doanh lợi của VCĐ = VCĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh số tiền lãi hoặc số thu nhập thuần tuý trên một đồng tiền vốn cố định hoặc số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng lợi nhuận hoặc lãi thực hiện. Chỉ tiêu này có thể so sánh với kỳ trước hoặc kế hoạch để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ. + Sức hao phí TSCĐ. Nguyên giá bình quân TSCĐ Sức hao phí TSCĐ = Doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần có bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ. 1.3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động. + Mức doanh lợi của vốn lưu động (VLĐ). Lợi nhuận thuần hay lãi gộp Mức doanh lợi của VLĐ = VLĐ bình quân Mức doanh lợi của vốn lưu động biểu thị mỗi đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh mang lại bao nhiêu lợi nhuận. + Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động. VLĐ bình quân Hệ số đảm nhiệm VLĐ = Tổng doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng luân chuyển cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng chứng tỏ trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cao. + Số vòng quay của vốn lưu động. Tổng doanh thu thuần Số vòng quay của VLĐ = VLĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tình hình sử dụng vốn và được hiểu là một đồng vốn lưu động tạo ra mấy đồng doanh thu trong một kỳ kinh doanh, đồng thời phản ánh số vòng quay của tài sản lưu động trong một chu kỳ kinh doanh. Nếu số vòng quay càng nhiều càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại. + Thời gian của một vòng luân chuyển (T) Thời gian theo lịch trong kỳ T = Số vòng quay của VLĐ trong kỳ Thời gian của một vòng luân chuyển thể hiện số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian một vòng quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn. + Số lần chu chuyển vốn lưu động trong một kỳ (gọi là vòng quay vốn). M K = Obq Trong đó: K là vòng quay vốn. M là tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ (doanh số bán) Obq là số dư bình quân vốn lưu động. + Số vốn tiết kiệm được. Kkh - Kbc B = x Obqkh Kbc Trong đó: B là số vốn lưu động tiết kiệm được. Kkh là số vòng quay kỳ kế hoạch. Kbc là số vòng quay kỳ báo cáo. Obqkh là số dư bình quân số vốn lưu động kỳ kế hoạch. Hoặc: (Vbc - Vkh) B = x Mkh T Trong đó: Vbc là số vòng quay tính bằng ngày trong kỳ báo cáo. Vkh là số vòng quay tính bằng ngày trong kỳ kế hoạch. Mkh là tổng mức lưu chuyển vốn lưu động kỳ kế hoạch. T là số ngày trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết số vốn lưu động tiết kiệm được trong kỳ, nếu càng cao thì số vốn tiết kiệm được càng nhiều, kinh doanh càng có hiệu quả và ngược lại. + Hệ số bảo toàn giá trị tài sản lưu động. Để đánh giá được tổng quát tính hiệu quả của việc sử dụng tài sản lưu động, người ta còn dùng thêm chỉ tiêu nữa là hệ số bảo toàn giá trị tài sản lưu động. Hệ số bảo VLĐ phải Hệ số điều Vốn lưu động toàn vốn = bảo toàn x chỉnh giá trị ± biến đổi lưu động đầu kỳ TSLĐ trong kỳ + Hệ số này = 1 thì doanh nghiệp bảo toàn được giá trị TSLĐ. + Hệ số này > 1 thì doanh nghiệp bảo toàn được giá trị TSLĐ đồng thời còn tăng giá trị TSLĐ. + Hệ số này <1 thì doanh nghiệp không bảo toàn được giá trị TSLĐ. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Khi xét đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thì một điều không thể bỏ qua đó là xét đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, cả các nhân tố chủ quan và khách quan. ở đây trên khuôn khổ một luận văn em xin đề cập đến các nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp. Cơ cấu vốn. Cơ cấu vốn là tỷ trọng của từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Như đã nói ở trên, tuỳ thuộc từng loại hình doanh nghiệp mà cơ cấu vốn của chúng cũng khác nhau; Trong các doanh nghiệp thương mại thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng chủ yếu trong khi đó với các doanh nghiệp sản xuất thì vốn cố định lại chiếm tỷ trọng chủ yếu. Chính điều này có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trên hai giác độ chính là. - ứng với cơ cấu vốn khác nhau thì chi phí bỏ ra để có được nguồn vốn đó cũng khác nhau, điều này sẽ được xét cụ thể ở phần sau. - Cơ cấu vốn khác nhau khi xét đến tính hiệu quả của công tác sử dụng vốn người ta tập trung vào các khía cạnh khác nhau; Chẳng hạn như đối với doanh nghiệp thương mại thì khi xét hiệu quả sử dụng vốn người ta chủ yếu tập trung vào xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Chi phí vốn. Chi phí vốn được hiểu là: Chi phí trả cho nguồn vốn huy động và sử dụng, nó được đo bằng tỷ suất doanh lợi mà doanh nghiệp cần phải đạt được trên nguồn vốn huy động để giữ không làm thay đổi tỷ lệ sinh lời cần thiết dành cho cổ đông, cổ phiếu thường hay vốn tự có của doanh nghiệp. Liên quan đến các nguồn vốn huy động bởi các nguồn vốn khác nhau các chi phí vốn khác nhau mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Tuy nhiên ở đây chỉ xét đến chi phí vốn liên quan đến hai nguồn huy động chính của doanh nghiệp là vốn vay ngân hàng và vốn do nhà nước cấp. - Chi phí có liên quan đến vốn vay ngân hàng. + Chi phí trước thuế (t): Đó là lãi suất mà doanh nghiệp phải trả cho các khoản vay ngân hàng của mình. + Chi phí nợ vay sau thuế: Vì nợ vay được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cho lên ta phải xác định nợ vay sau thuế bởi công thức Kd = t(1-T) với Kd: Là nợ sau thuế; T là thuế xuất, thuế thu nhập doanh nghiệp. - Chi phí liên quan đến vốn ngân sách nhà nước cấp: Theo luật khi sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hàng năm phải trả 6% trên tổng số vốn nhà nước cấp cho doanh nghiệp, và 6% được coi là chi phí sử dụng vốn do nhà nước cấp của doanh nghiệp. Từ hai yếu tố trên, ta xác định được chi phí bình quân gia quyền của vốn theo công thức: WACC = Wd.Kd + Ws.Ks Trong đó: Wd là tỷ trọng vốn vay trong tổng nguồn vốn. Ws là tỷ trọng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư trong tổng nguồn vốn Ks là chi phí lợi nhuận giữ lại. WACC ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải tạo ra được tỷ suất lợi nhuận tối thiểu là WACC, có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp phải lớn hơn hoặc bằng WACC thì việc sử dụng vốn của doanh nghiệp mới được coi là có hiệu quả. Từ hai nhân tố trên sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được cho mình một cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu vốn đạt đến sự cân bằng giữa lãi suất và rủi ro làm cho chi phí vốn thấp nhất, điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp nếu cần mở rộng quy mô huy động vốn mà vẫn giữ nguyên tỷ trọng này thì chi phí vốn vẫn là thấp nhất, một trong những nhân tố giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình. Thị trường của doanh nghiệp. Tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều chịu tác động của nhân tố thị trường. Có thể nói nếu vốn giúp cho doanh nghiệp bước vào hoạt động thì thị trường là nhân tố quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến đầu ra doanh thu của doanh nghiệp. Sự tác động của nó đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện ở một số khía cạnh sau: - Nếu doanh nghiệp huy động vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh như hàng sản xuất ra hay nhập về lại không tiêu thụ được, điều này làm cho vốn lưu động của doanh nghiệp không luân chuyển được, vốn không sinh lời trong khi đó doanh nghiệp vẫn phải trả lãi vay, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp không những không đạt được mà còn đứng trước nguy cơ thua lỗ. - Sự biến động của thị trường cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Sự biến động của thị trường thể hiện ở cả đầu ra và đầu vào của doanh nghiệp. Sự biến động của thị trường đầu vào các yếu tố sản xuất, giá cả biến động lớn dẫn đến giá bán sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp không đủ để bù đắp chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được hàng hoá đó. Sự biến động của thị trường đầu ra như thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng, hàng hoá bán được nhưng không đủ bù đắp chi phí. Tất cả các yếu tố này tác động đến kinh doanh của doanh nghiệp từ đó tác động đến hiệu quả của doanh nghiệp. Chính vì vậy yếu tố thị trường cũng là nhân tố cực kỳ quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nó đóng vai trò là nơi tái tạo nguồn vốn để doanh nghiệp thực hiện hoạt động tái sản xuất kinh doanh mở rộng, trên cơ sở đó đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn. Có thể nói đây là nhân tố có tính quyết định trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì khi bắt đầu hoạt động kinh doanh cũng như mở rộng hoạt động sản xất kinh doanh của mình thì câu hỏi thường trực đối với các doanh nghiệp là vốn có thể có từ đâu? bao nhiêu?. Sau khi đã xây dựng được kế hoạch kinh doanh, xác định được số vốn cần thiết thì nguồn tài trợ từ đâu và tương ứng với nó là chi phí như thế nào?. Các nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động được là: Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Vốn chủ sở hữu. Các nguồn vốn khác. + Đối với nguồn vốn vay từ ngân hàng. Doanh nghiệp phải chịu một khoản chi phí như đã nói, tỷ lệ này thường xuyên thay đổi tuỳ thuộc vào trạng thái của nền kinh tế và số lượng vốn vay của doanh nghiệp, và không phải là doanh nghiệp muốn vay bao nhiêu cũng được vì nếu vượt quá mức giới hạn “ hạn mức” thì ngân hàng có thể không cho vay nữa. Vì vậy khi huy động nguồn vốn từ phía ngân hàng các doanh nghiệp phải tính đến chi phí của khoản vay cũng như các điều kiện ràng buộc mà ngân hàng đặt ra đối với doanh nghiệp, tất cả những vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp. + Đối với nguồn vốn chủ sở hữu. Đối với nguồn vốn này các doanh nghiệp cũng phải trả chi phí cho việc sử dụng nó (6%/1 năm nếu là doanh nghiệp nhà nước, tỷ lệ lợi tức yêu cầu của các nhà đầu tư nếu là công ty cổ phần...). Việc huy động các nguồn vốn này cũng phải có điều kiện của nó như: Nếu là doanh nghiệp nhà nước thì phải làm ăn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển được nguồn vốn nhà nước đã giao cho thì nhà nước mới cấp vốn bổ sung cho doanh nghiệp; Đối với công ty cổ phần thì phải cam kết kiếm được một tỷ suất doanh lợi cao hơn tỷ lệ mà các nhà đầu tư yêu cầu... + Các nguồn vốn khác. ở đây bao gồm vốn chiếm dụng của các cá nhân, đơn vị khác trong và ngoài doanh nghiệp, vốn liên doanh liên kết... tất cả các nguồn vốn này khi sử dụng doanh nghiệp đều phải trả giá cho nó bằng chi phí và uy tín của mình. Chính vì vậy khi lựa chọn nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của mình, các doanh nghiệp phải cân nhắc, so sánh lợi thế và chi phí phải bỏ ra để có được chúng, để từ đó xác định cho mình được một cơ cấu vốn tối ưu với chi phí thấp nhất. Xác định và tìm được nguồn tài trợ hợp lý sẽ là nhân tố giúp cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh của mình trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp. Rủi ro trong kinh doanh. Rủi ro được hiểu là các biến cố không may xẩy ra mà con người không thể lường trước được. Rủi ro luôn đi liền với hoạt động kinh doanh, trong kinh doanh thì có nhiều loại rủi ro khác nhau như: Rủi ro tài chính ( rủi ro do sử dụng nợ vay), rủi ro trong quá trình sử dụng tài sản, vận chuyển hàng hoá (mất mát, thiếu hụt, hỏng hóc)... Điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mất vốn, mất uy tín, mất bạn hàng...trong kinh doanh, từ đó nó ảnh hưởng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Muốn thành công trong kinh doanh không còn cách nào khác là chấp nhận rủi ro, biết mạo hiểm trong kinh doanh. Nghĩa là sau khi phân tích cặn kẽ các rủi ro trên thị trường, các nhà kinh doanh giám đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh đó với sự cân nhắc, tính toán kỹ càng chứ không phải mạo hiểm liều lĩnh. Các nhân tố khác. Ngoài các nhân tố như đã nói ở trên còn có các nhân tố chủ quan và khách quan khác tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nhưng ở đây ta chỉ xét đến hai nhân tố khách quan và chủ quan cơ bản là: + Nhân tố con người. Đây là nhân tố chủ quan nhưng là quan trong nhất bởi vì họ chính là những người quản lý và sử dụng vốn. Một doanh nghiệp có trong tay mình một đội ngũ cán bộ lãnh đạo đủ năng lực, khả năng quản lý doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó sẽ hoạt động rất hiệu quả bởi vì: Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo giỏi doanh nghiệp sẽ xây dưng được cho mình một phương án kinh doanh có hiệu quả, sử dụng nguồn lực sẵn có một cách hợp lý; Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, bạn hàng, tạo uy tín cho doanh nghiệp; tạo ra được một ê kíp làm việc có hiệu quả. Ngoài đội ngũ cán bộ lãnh đạo, thì lực lượng lao động trong doanh nghiệp chiếm vị trí rất quan trọng bởi vì họ là người trực tiếp thực hiện các chiến lược, các kế hoạch sản xuất kinh doanh từ trên đưa xuống và kết quả của chiến lược sản xuất kinh doanh cũng bị ảnh hưởng bởi nỗ lực, cố gắng của họ trong công việc. Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo giỏi và đội ngũ lao động có trình độ, tận tâm cùng với sự ăn ý trong công việc sẽ giúp cho doanh nghiệp vượt qua được mọi khó khăn đạt được chiến lược kinh doanh đề ra tạo điều kiện thúc đẩy hiệu quả kinh doanh, trên cơ sở đó thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. + Cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế của nhà nước. Đây là một trong những nhân tố khách quan quan trọng tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ta đã biết Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động và tiến hành quản lý các doanh nghiệp trên cơ sở các cơ chế quản lý do mình đặt ra. Bất kỳ một sự thay đổi cơ chế quản lý nào của nhà nước đều tác động một cách trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này có thể thấy rõ qua việc nhà nước ban hành và cho áp dụng luật thuế giá trị gia tăng vào ngày 01/01/1999, nó đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy một cơ chế quản lý ổn định, thích hợp với các loại hình doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển là hết sức cần thiết, là điều kiện giúp cho các doanh nghiệp yên tâm tiến hành sản xuất kinh doanh tập trung, dồn mọi nỗ lức của mình vào kinh doanh mà không lo ngại về sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Có như vậy các doanh nghiệp mới có được hiệu quả kinh doanh trong hoạt động của mình. Trên đây Em đã trình bầy một số nhân tố khách quan và chủ quan cơ bản tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Biết thích ứng với các nhân tố khách quan và biết tận dụng, phát huy các nhân tố chủ quan có sẵn sẽ giúp cho các doanh nghiệp không chỉ đạt được mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Chương 2 PHÂN TíCH HIệU QUả Sử DụNG VốN KINH DOANH ở CÔNG TY cổ phần quốc tế ĐÔNG DƯƠNG 2.1 Khái quát một số nét quan trọng về công ty. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Để đáp ứng sự phát triển của thị trường và nhu cầu ngày càng cao của xã hội Công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương đã ra đời. Công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương được thành lập ngày 1/1/2000. Công ty là một trong những doanh nghiệp phát triển khá vững chắc. Công ty thực hiện các chức năng suất nhập khẩu hàng hoá, nhằm cung cấp cho thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Mặt hàng chủ yếu của công ty là thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị kiểm nghiệm, thiết bị sản xuất dược phẩm và sinh phẩm... Để đáp ứng điều kiện kinh doanh và nhu cầu của thị trường, năm 2000 Bộ Thương Mại đã ra quyết định thành lập công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương. Ngày 1/1/2000 Công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương được thành lập và có trụ sở chính tại Linh Đàm Hà Nội. Đến năm 2003 công ty quyết định mở thêm 1 chi nhánh ở TPHCM, năm 2004 mở thêm 1 chi nhánh tại Đà Nẵng Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty Giám đốc Phó giám đốc Các phòng nghiệp vụ Các phòng quản lý Các đơn vị trực thuộc Chi nhánh Tại TPHCM Phòng xuất nhập khẩu1 Phòng kế toán tài chính Phòng xuất nhập khẩu 2 Phòng kinh doanh Chi nhánh Tại Đà Nẵng Phòng xuất nhập khẩu 3 Phòng tổng hợp Bảng 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Tổ chức bộ máy của công ty có thể nói là khá gọn nhẹ. Để mỗi phòng ban có quyền tự chủ, để cho hoạt động kinh doanh của công ty có hiệun quả, lãnh đạo Công ty đã quyết định chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban và cũng hình thành sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất với nhau. Do đặc điểm của công ty như vậy nên cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty có thể khái quát như sau. Đứng đầu Công ty là Giám Đốc điều hành trực tiếp mọi công việc quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động kinh doanh và là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật, có quyền tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với chức năng của từng phòng ban. Giám đốc công ty có quền hạn cao nhất điều hành mọi hoạt động của công ty đến tất cả các phòng, cơ sơ sản xuất kinh doanh trong công ty và chịu trách nhiệm trước Bộ Thương Mại. Hỗ trợ cho Giám đốc là Phó Giám Đốc được uỷ quyền duyệt phương án kinh doanh của công ty, các phòng các chi nhánh, các phòng xuất nhập khẩu và các phòng ban khác chịu trách nhiệm điều hành công ty khi Giám Đốc vắng mặt. Công ty có 6 phòng ban, + Trong đó các phòng quản lý gồm 03 phòng Phòng kế toán tài chính. Phòng tổng hợp. Phòng kinh doanh. +Phòng các phòng nghiệp vụ có 03 phòng. Phòng XNK1. Phòng XNK2. Phòng XNK3. -Phòng kế toán tài chính: Với chức năng giám đốc tiền tệ thông qua việc kiểm soát và quản lý tiền vốn, tài sản của công ty, mở sổ sách theo dõi mọi hoạt động của công ty theo dõi các số liệu thống kê báo cáo hạch toán nội bộ, kiểm tra phương án kinh doanh và đối chiếu chứng từ để giúp các đơn vị hạch toán chính xác và chịu trách nhiệm với từng phương án kinh doanh cụ thể, xác định lãi lỗ để tính trả lương cho nhân viên trong công ty. -Phòng tổng hợp : Tổng hợp các vấn đề đối nội, đối ngoại sản xuất kinh doanh. Thông tin kịp thời các số liệu trong và ngoài nước có liên quan đến sản xuất kinh doanh và hoạt động của công ty. Tìm hiểu các đối tác, các tài liệu phục vụ cho kinh doanh, thẩm định và kiểm tra các phương án kinh doanh, hướng dẫn xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và tổng hợp báo cáo theo tháng, quí, năm của công ty. Tổng hợp và phân tích các dữ liệu phát sinh cung cấp cho Giám đốc và các phòng quản lý để lập và điều chỉnh hoạt động của công ty. Theo dõi đôn đốc các phòng kinh doanh XNK để giám đốc nắm được tình hình kinh doanh của các bộ phận; hàng tháng cung cấp số liệu thực hiện kim ngạch xuất nhập khẩu cho phòng kế toán để tính tiền lương cho nhân viên. -Phòng kinh doanh: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh các mặt hàng trên thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế. -Các phòng nghiệp vụ : Các phòng này trực tiếp thực hiện các hợp đồng kinh doanh của công. * Ưu điểm của bộ máy tổ chức quản lý của công ty. Các phòng quản lý và các phòng nghiệp vụ luân bổ trợ cho nhau giúp việc cho Phó Giám Đốc và Giám Đốc trong quá trình quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty. * Nhược điểm Bộ máy tổ trức quản lý của công ty cồng kềnh dẫn đến hiệu quả hoạt đông kinh doanh con chưa cao 2.1.3 Các yếu tố nguồn lực. 2.1.3.1 Nguồn nhân lực. Con người là yếu tố quyết định mọi sự thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vậy công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương luôn thường xuyên chú ý tới việc sử dụng con người và phát triển con người một cách tốt nhất để đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất Với số lượng lao động là 25 người trong đó: Trình độ Đại Học: 10 người. Trình độ cao đẳng có: 7 người. Trình độ trung cấp có: 3 người. Công nhân có: 5 người. Đặc biệt công ty có đội ngũ lãnh đạo giầu kinh nghiệm và có năng lực quản lý giỏi. Hàng năm công ty luôn mở các lớp đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ của nhân viên và công nhân trong công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty tới mức cao nhất. 2.1.3.2 Vốn kinh doanh Vốn kinh doanh là vô cùng quan trọng bởi nó là cơ sở vật chất cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp với hình thức tổ chức là một công ty cổ phần nên nguồn vốn chủ yếu của công ty là do chủ đầu tư và các hội viên liên kết lại cùng nhau bỏ vốn ra để đầu tư kinh doanh. Nguồn vốn của công ty hằng năm đều được bổ sung và phát triển với một tỷ trọng đáng kể. Căn cứ vào báo cáo tài chính của công ty, ta sẽ thấy nguồn vốn và cơ cấu vốn của công ty thay đổi qua các năm. Bảng 2.2: Vốn và cơ cấu vốn của công ty (đơn vị tính: Tỷ đồng) Năm Tổng nguồn vốn Vốn cố định Vốn lưu động Trị giá Tỉ trọng (%) Trị giá Tỉ trọng (%) 2003 11.899 4.839 40,67 7.060 59,33 2004 11.798 4.899 41,53 6.899 58,47 2005 11.989 4.698 39,19 7.291 60,81 Qua cơ cấu nguồn vốn của công ty, ta thấy công ty mang một đặc trưng riêng đó là vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của công ty. Qua bảng số liệu trên ta thấy trong năm 2003 tổng nguồn vốn của công ty là 11.899 tỷ đồng trong đó vốn cố định là 4.839 tỷ đồng chiếm 40,67% vốn lưu động là 7.060 tỷ đồng chiếm 59,33% trong tổng số nguồn vốn. Năm 2004 tổng nguồn vốn của công ty là 11.798 tỷ đồng trong đó vốn cố định là 4.988 tỷ đồng chiếm 41.53% vốn lưu động là 6.899 tỷ đồng chiếm 58,47% trong tổng nguồn vốn. Năm 2005 tổng nguồn vốn của công ty là 11.989 tỷ đồng trong đó vốn cố định là 4.698 tỷ đồng chiếm 39.19%, vốn lưu động là 7.291 tỷ đồng chiếm 60.81% trong tổng nguồn vốn của công ty. Qua bảng vốn và cơ cấu vốn của công ty ta thấy công ty đã bảo toàn được vốn nhưng cần phải có biện pháp thích hợp để phát triển nguồn vốn có hiệu quả hơn nữa. Từ báo cáo tài chính qua các năm ta lại có bảng số liệu về nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn qua các năm như sau. Bảng 2.3: Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn (Đơn vị tính tỷ đồng) Năm Tổng số NV Vốn tự có Vốn vay Vốn huy động Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) 2003 11.899 4.120 34,62 3.760 31,60 4.019 33,78 2004 11.798 4.200 35,59 3.598 30,49 4.000 33,92 2005 11.989 4.250 35,45 3.859 32,18 3.880 33,37 Nguồn vốn tự có của công ty tương đối lớn. Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 80 triệu đồng. Năm 2005 tăng so với năm 2004 là 50 triệu đồng. Vốn tự có của công ty có xu hướng tăng lên hàng năm, vốn vay cũng có xu hướng tăng lên nhưng không đáng kể. Còn nguồn vốn huy động thì ngược lại giảm dần theo các năm. 2.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật Công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương được thành lập năm 2000. Công ty đã tạo dựng được một cơ sở vật chất kỹ thuật khá chắc chắn và hiện đại, với diện tích mặt bằng tương đối rộng các mặt hàng tương đối đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng. Hệ thống bến bãi kho tàng đầy đủ cùng các trang thiết bị hiện đại tiên tiến phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty một cách thuận tiện và có hiệu quả nhất nhằm đạt được mục đích kinh doanh cao nhất. 2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty 2.2.1 : Thưc trạng vốn và sử dụng vốn của công ty. 2.2.1.1:Vốn cố định và tài sản cố định. Nguồn vốn cố định của công ty khá lớn. Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn cố định là một nội dung quan trọng của hoạt động tài chính của công ty. Nguồn vốn cố định của công ty ngày càng được củng cố, công ty đã tạo dựng được một cơ sở vật chất kỹ thuật ngày một vững chắc và hiện đại, diện tích mặt bằng kho bãi ngày càng được mở rộng. Các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngày một hiện đại, tiên tiến, các mặt hàng đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. 2.2.1.2: Vốn lưu động và tài sản lưu động của công ty. Nguồn vốn lưu động của công ty tăng lên theo các năm và tăng nhanh hơn so với vốn cố định và chiếm tỷ trọng khá cao. Năm 2003 vốn lưu động của công ty là 7.060 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 59.33%, năm 2004 là 6.899 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 58,47% nhưng đến năm 2005 vốn lưu động của công ty đã tăng lên tới 7.291 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng là 60,81% Tài sản lưu động của công ty như hàng tồn kho bình quân hàng năm chiếm 2,1% các khoản phải thu của công ty năm 2003 là 300.0 triệu đồng, năm 2004 là 350.0 triệu đồng và đến năm 2005 các khoản phải thu của công ty đã tăng lên tới 400.0 triệu đông. Tiền mặt, vay từ ngân hàng và vốn huy động năm 2004 là 7.598 tỷ đồng, đến năm 2005 là 7.739 tỷ đồng. 2.2.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Một doanh nghiệp được xem là có hiệu quả khi sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là sử dụng vốn kinh doanh. Để đánh giá một cách cụ thể và chính xác hiệu quả sử dụng vốn, ta cần phải xây dựng các chỉ tiêu đánh giá thông qua doanh thu, lợi nhuận, chi phí... Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32756.doc
Tài liệu liên quan