MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG TÔM VIỆT NAM XUẤT KHẨU 3
I. Những vấn đề lý luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế 3
1. Quan niệm về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 3
2. Mục tiêu, nguyên tắc và phương châm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 5
2.1. Mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế 5
2.2. Nguyên tắc cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế 5
2.3. Phương châm hội nhập 5
II. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế 6
1. Những cơ hội phát triển cho Việt Nam 6
2. Những thách thức đối với Việt Nam 7
III. Những vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế đối với mặt hàng tôm Việt Nam 9
1. Hội nhập kinh tế quốc tế đối với hàng thủy sản Việt Nam nói chung 9
2. Hội nhập kinh tế quốc tế đối với mặt hàng tôm Việt Nam 11
IV. Những vấn đề cơ bản về khả năng cạnh tranh 12
1. Khái niệm về khả năng cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam 12
1.1. Khái niệm 12
1.2. Các tiêu chí của khả năng cạnh tranh 13
1.3. Năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam 16
2. Những lợi thế so sánh của mặt hàng tôm Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế 17
2.1. Về điều kiện tự nhiên và khí hậu 17
2.2. Về nguồn lợi tôm tự nhiên 17
2.3. Về nguồn lao động 18
2.4. Về đội tàu khai thác, đánh bắt 19
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng tôm xuất khẩu 19
3.1. Các nhân tố bên trong 19
3.2. Các nhân tố bên ngoài 20
CHƯƠNG II 21
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÔM THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG TÔM VIỆT NAM XUẤT KHẨU 21
1. Tổng quan về thị trường tôm thế giới 21
1. Khái quát chung 21
2. Sản xuất tôm của thế giới 22
2.1. Sản lượng tôm khai thác 22
2.2. Sản lượng tôm nuôi 23
2.2.1. Thái Lan 24
2.2.2. Trung Quốc 24
2.2.3. Inđônêxia 24
2.2.4. Ấn Độ 25
3. Xuất khẩu tôm của thế giới 25
4. Nhập khẩu tôm của thế giới 28
5. Giá tôm thế giới 29
6. Xu hướng thị trường tôm thế giới 30
6.1. Về sản lượng 30
6.2. Về nhu cầu tôm của thị trường thế giới 30
6.3. Về giá cả 31
II. Thực trạng khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu mặt hàng tôm Việt Nam 32
1. Tình hình khai thác, nuôi trồng và chế biến tôm ở Việt Nam hiện nay 32
1.1. Tình hình khai thác tôm tự nhiên 32
1.2. Tình hình nuôi trồng tôm nước mặn và nước ngọt tại Việt Nam 33
1.2.1. Về diện tích và sản lượng tôm nuôi 34
1.2.2. Về năng suất 36
1.2.3. Về con giống 36
1.2.4. Về dịch bệnh 38
1.3. Tình hình chế biến tôm của Việt Nam 39
2. Tình hình xuất khẩu tôm 41
2.1. Phân tích quy mô và tốc độ xuất khẩu tôm giai đoạn 1998-2003 41
2.1.1. Phân tích kim ngạch xuất khẩu 41
2.1.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam 43
2.2. Cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu 46
2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 48
2.3.1. Cơ cấu thị trường 48
2.3.2. Các mối quan hệ thị trường chủ thị trường 50
III. Đánh giá khả năng cạnh tranh của mặt hàng tôm Việt Nam xuất khẩu 62
1. Đánh giá khả năng cạnh tranh của mặt hàng tôm Việt Nam xuất khẩu theo các nhóm nhân tố ảnh hưởng chủ yếu 62
1.1. Về chất lượng và công tác quản lý chất lượng 62
1.1.1. Đánh giá chất lượng mặt hàng tôm Việt Nam xuất khẩu 62
1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tôm xuất khẩu 65
1.2. Về giá thành sản phẩm 67
1.2.1. Giá thành 67
1.2.2. Giá cả 69
1.3. Về công tác thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại 69
1.3.1. Về công tác nghiên cứu thị trường 69
1.3.2. Về marketing hỗn hợp 70
1.3.3. Về các công tác hỗ trợ cho xúc tiến thương mại 73
2. Đánh giá chung 74
CHƯƠNG III 76
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG TÔM VIỆT NAM XUẤT KHẨU 76
I. Quan điểm và định hướng đối với việc khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu mặt hàng tôm 76
1. Định hướng và mục tiêu phát triển đối với mặt hàng thủy sản nói chung 76
2. Định hướng và mục tiêu phát triển đối với mặt hàng tôm xuất khẩu 78
2.1. Mục tiêu đặt ra đối với xuất khẩu tôm đến năm 2005 như sau 78
2.2. Phương hướng mở rộng sản xuất nguyên liệu 78
2.2.1. Về khai thác 78
2.2.2. Về nuôi trồng 79
2.2.3. Về nhập khẩu nguyên liệu 79
2.3. Phương hướng đẩy mạnh chế biến 80
2.4. Phương hướng phát triển sản phẩm và thị trường 80
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng tôm Việt Nam xuất khẩu 80
1. Nhóm giải pháp vĩ mô 80
1.1. Chính sách quản lý và cơ chế 80
1.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 83
1.3. Chính sách tài chính, hỗ trợ tín dụng 84
1.3.1. Chính sách thuế 84
1.3.2. Chính sách tỷ giá 84
1.3.3. Chính sách tín dụng, trợ cấp 85
2. Nhóm giải pháp về phía ngành thủy sản đối với mặt hàng tôm 85
2.1. Nhóm giải pháp tạo nguồn nguyên liệu 85
2.1.1. Trong khai thác tôm 86
2.1.2. Trong nuôi trồng 87
2.1.3. Trong nhập khẩu nguyên liệu tôm 91
2.2. Tăng cường hợp tác kinh tế – kỹ thuật với nước ngoài 91
2.3. Thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước 92
2.4. Tăng cường công tác quản lý chất lượng 93
2.5. Xây dựng Trung tâm giao dịch và thành lập Quỹ Bảo hiểm tôm 94
2.5.1. Xây dựng Trung tâm giao dịch 94
2.5.2. Xây dựng đội ngũ thương nhân 94
2.5.3. Thành lập các Quỹ Bảo hiểm cho tôm 95
2.6. Xây dựng thương hiệu cho mặt hàng tôm Việt Nam 95
2.7. Chính sách nguồn nhân lực trên phạm vi cả nước 97
3. Nhóm giải pháp vi mô (về phía các doanh nghiệp) 98
3.1. Nhập nguyên liệu đầu vào cho chế biến 98
3.2. Thu mua nguyên liệu đầu vào cho xuất khẩu 99
3.3. Nâng cao năng lực, công nghệ chế biến 100
3.4. Cải thiện chất lượng tôm xuất khẩu 101
3.5. Đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu 101
3.6. Củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu 102
3.7. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại 103
3.8. Đào tạo nguồn nhân lực trong phạm vi doanh nghiệp 103
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
MỤC LỤC 109
112 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2485 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu trong quá trình hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên các thị trường đặc biệt khó tính về chất lượng sản phẩm như Mỹ, EU,…
Thứ hai, cơ cấu thị trường xuất khẩu tôm tuy được mở rộng song vẫn tập trung vào những thị trường chính. Ví dụ như kim ngạch xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Nếu như năm 2000, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu tôm vào Nhật đạt giá trị 291 triệu USD thì đến năm 2002, con số này đã tăng lên gần 20% (đạt 347,392 triệu USD năm 2002). Đây là những dấu hiệu khả quan cho tiềm năng xuất khẩu tôm của nước ta.
Các thị trường nhập khẩu chính của tôm Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, EU sẽ lần lượt được phân tích dưới đây để mô tả các mảng chính trong bức tranh xuất khẩu tôm của Việt Nam trong giai đoạn gần đây.
Các mối quan hệ thị trường chủ thị trường
Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường tôm lớn nhất thế giới cho tới năm 1996, trước khi Mỹ chiếm vị trí này vào năm 1997. Tôm nhập khẩu chiếm tới 98% nguồn cung cấp tôm cho thị trường Nhật. Khối lượng tôm nhập khẩu vào thị trường Nhật tăng nhanh trong suốt thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90; song từ năm 1994 trở đi đã có giảm đáng kể, một phần do nguồn cung cấp tôm của thế giới bị hạn chế bởi dịch bệnh ở các nước nuôi tôm, một phần là người Nhật ngày càng quan tâm khắt khe tới vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như những lý do kinh tế khác (đồng Yên giảm giá so với đồng đôla nên kinh tế Nhật có chiều hướng suy thoái và gặp khó khăn, người dân phải thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là đối với những mặt hàng cao cấp như tôm). Cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật rất gay gắt. Có 5 nước xuất khẩu tôm lớn vào Nhật là Inđônêxia, ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc song không có nước nào chiếm ưu thế tuyệt đối về xuất khẩu tôm vào thị trường này. Có thể nói, tính đến thời điểm hiện tại, nhu cầu tôm đông lạnh của Nhật Bản tương đối ổn định, trong khi xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật lại liên tục tăng lên. Đây là một thực tế đáng mừng trong khi các thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam đang ở vào tình trạng bão hoà. Chúng ta có thể nhận thấy qua biểu đồ dưới đây, tôm đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật luôn chiếm tỉ trọng lớn cả về khối lượng và kim ngạch.
Biểu đồ 6: Cơ cấu mặt hàng thuỷ, hải sản của Việt Nam xuất khẩu tới Nhật Bản năm 2002 (tỷ trọng tính theo khối lượng)
Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản số tháng 2/2003
Thông tin thương mại – Bộ thương mại số ngày 24/02/2003
Trước đây, Nhật Bản có một thời gian dài là thị trường nhập khẩu tôm đông lạnh lớn nhất của Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 1998-2002, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật tăng cả về khối lượng và giá trị. Nếu như năm 1998, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu gần 27.000 tấn tôm đông lạnh sang Nhật thì đến hết năm 2002, khối lượng tôm xuất khẩu sang Nhật đã đạt hơn 49.000 tấn (tăng 84,49%). Trong năm 2002, Việt Nam đã vượt qua ấn Độ để trở thành nước cung cấp tôm lớn thứ hai cho thị trường Nhật Bản. Tới cuối năm 2002, tỷ trọng tôm của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu tôm của Nhật Bản đã đạt tới 16,68%, tăng so với mức 14,6% đạt được năm 2001, đồng thời không thua kém nhiều so với tỷ lệ 21,54% của Inđônêxia - nước xuất khẩu tôm lớn nhất vào Nhật hiện nay. Theo Bộ Thủy sản, xuất khẩu tôm sang Nhật tính đến hết tháng 11/2003 chiếm hơn 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này; đạt 288 triệu USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm nay, thị trường này rất ưa chuộng và tăng cường nhập khẩu sản phẩm tôm nobashi PTO của Việt Nam. Đến hết tháng 11/2003, lượng nhập khẩu mặt hàng này đã tăng 5% so với năm 2002[1] Theo Tạp chí Thương mại Thuỷ sản số tháng 12/2003
.
Bảng 8: Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 1998-2002
Năm
Khối lượng (tấn)
Giá trị (triệu USD)
1998
26.697
215,260
1999
30.253
220,400
2000
31.206
292,763
2001
35.325
289,562
2002
49.252
347,392
Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản số tháng 2/2003
Thông tin thương mại – Bộ thương mại số ngày 24/02/2003
Thị trường tôm Nhật Bản chiếm 47,4% giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam (năm 1999 là 49%). Việt Nam hiện đứng hàng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu tôm sang Nhật. Tuy nhiên, trong tương lai, Việt Nam cần chú trọng đến thị trường này nhiều hơn nữa để tăng cao cả về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu.
Thị trường Nhật Bản rất ưa chuộng tôm đông lạnh của Việt Nam, nhất là loại tôm vỏ. Tuy nhiên, Việt Nam xuất khẩu tôm sang Nhật Bản, nói chung họ đều phải chế biến lại. Do đó, trong tương lai, chúng ta cần giảm lượng xuất khẩu tôm đông và thay vào đó là các mặt hàng giá trị gia tăng thì sẽ thu hút được nhiều đơn hàng hơn. Tôm luộc hiện đang và sẽ là mặt hàng mà khách hàng Nhật đang cần mua vào. Trong nước hiện nay chỉ có một số cơ sở chế biến tôm luộc. Việc đồng bộ chế biến mặt hàng này không phải là nước ta không có khả năng. Tôm sạch cũng là một loại hải sản mà Nhật Bản yêu cầu ở Việt Nam. Quy trình công nghệ tuy khó hơn mức bình thường, đòi hỏi tay nghề cao, song giá trị sản phẩm này lớn, lợi nhuận do đó sẽ nhiều. Với lối làm ăn như hiện nay, nhiều doanh nghiệp chế biến đang bỏ lỡ những cơ hội xuất khẩu tôm sạch sang Nhật. Trong thời gian gần đây, do chú trọng đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng nên một số mặt hàng tôm cao cấp như nobashi, ebi fried của Việt Nam được Nhật đánh giá cao, mua với khối lượng lớn, giá tốt, ổn định trong suốt năm.
Cho đến nay, hầu hết các loại tôm mà Việt Nam xuất khẩu sang Nhật đều chế biến theo đơn đặt hàng của khách và có sự hướng dẫn sản xuất của chuyên gia người Nhật. Về mặt chất lượng tôm, Nhật Bản cũng tương đối tín nhiệm đối với Việt Nam. Công ty Kaneki, hội viên Hiệp hội thực phẩm đông lạnh Nhật Bản cho biết rằng, lượng tôm bóc nõn xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật đạt chất lượng tương đối cao. Tuy nhiên, nói tổng thể thì tôm Việt Nam xuất khẩu sang Nhật vẫn chưa được đánh giá cao và được người tiêu dùng Nhật Bản coi là sự lựa chọn số một. Tình trạng tôm xuất khẩu sang Nhật bị khách hàng phàn nàn về độ tươi còn nhiều. Việt Nam xuất khẩu sang Nhật chủ yếu là tôm vỏ. Do khâu xử lý nguyên liệu còn kém nên tôm (nhất là đầu tôm) dễ bị ươn, không còn tươi nữa. Nguyên nhân chủ yếu là do công nhân và cán bộ ở các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đánh giá chất lượng sản phẩm tôm.
Có một thực tế là giá tôm trung bình của Việt Nam tại thị trường Nhật còn thấp so với giá tôm của Thái Lan, Inđônêxia, thậm chí còn thấp hơn giá tôm trung bình của toàn thị trường Nhật Bản. Tính đến giữa năm 2003, giá tôm đông lạnh trung bình của Việt Nam xuất sang Nhật vào khoảng 995 Yên/kg; giá trung bình của tôm hùm đông lạnh là gần 2.400 Yên/kg. Sở dĩ giá bình quân của tôm Việt Nam không cao bằng các nước khác là do cỡ tôm của Việt Nam quá bé. Điều này gây ảnh hưởng tới giá cả của tôm Việt Nam.
Nhìn chung, khả năng tăng nhanh mức nhập khẩu tôm từ Việt Nam của Nhật trong thời gian tới là khó có thể xảy ra. Vì vậy, bên cạnh việc giữ vững thị trường này, xuất khẩu tôm của Việt Nam cần tìm thêm những thị trường mới nhiều tiềm năng khác để đa dạng hoá thị trường, tránh phụ thuộc vào một hoặc một số thị trường chủ yếu.
Thị trường Mỹ
Từ năm 1997, Mỹ đã vượt qua Nhật Bản để vươn lên vị trí nhà nhập khẩu tôm đứng đầu thế giới. Do nhu cầu tiêu dùng tôm tăng nhanh trong khi sản lượng tôm đánh bắt và nuôi trồng nội địa lại giảm nên so với nhu cầu tiêu thụ thì sản lượng lôm của Mỹ chỉ đáp ứng được khoảng 10% (90% còn lại là nhập khẩu). Hiện nay, cạnh tranh xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ rất gay gắt, 10 nước xuất khẩu tôm đứng đầu vào thị trường Mỹ theo thứ tự là: Thái Lan, Việt Nam, ấn Độ, Mêhicô, Ecuađo, Trung Quốc, Inđônêxia, Guyana, Braxin, Hônđurat.
Xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu tôm nói riêng của Việt Nam vào Mỹ tăng nhanh từ sau năm 1998 đến nay. Năm 1999, Việt Nam đứng thứ 9/50 nước cung cấp tôm cho thị trường Mỹ, đạt hơn 8.000 tấn; ngang với Trung Quốc và Băngladesh, trong khi đó Thái Lan dẫn đầu đạt 114.503 tấn. Năm 2000, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ tăng đột ngột lên 2,14 lần so với mức năm 1999 là mức tăng nhanh nhất trong số các quốc gia xuất khẩu thủy sản vào Mỹ và chiếm 3% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của Mỹ. Trong đó, tôm đông là mặt hàng chủ yếu với khối lượng hơn 8.000 tấn. Trong năm 2002, Việt Nam đã xuất khẩu gần 44.600 tấn tôm tới thị trường Mỹ, đạt giá trị 467,332 triệu USD (tăng 156,23% về khối lượng và tăng 137,85% về giá trị so với năm 2001). Trong 6 tháng đầu năm 2003, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, với khoảng hơn 21.000 tấn, đạt giá trị hơn 208 triệu USD. Theo thống kê của Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO), tính đến hết quý III năm 2003, Việt Nam chỉ đứng sau Thái Lan trong lĩnh vực xuất khẩu tôm sang Mỹ. Tuy nhiên, đáng lưu ý là tỷ trọng xuất khẩu tăng mạnh vào thị trường này cũng có mặt hạn chế là sẽ tăng phụ thuộc của xuất khẩu vào một thị trường mà trong bối cản hiện nay đang tiềm tàng một số nguy cơ về rào cản phi thuế quan và khiêú kiện thương mại.
Bảng 9: Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 1998-2002
Năm
Khối lượng (tấn)
Giá trị (triệu USD)
1998
6.126
66,890
1999
8.081
80,121
2000
14.794
217,575
2001
29.322
339,020
2002
45.801
467,332
Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản số tháng 2/2003
Thông tin thương mại – Bộ thương mại số ngày 24/02/2003
Các loại tôm xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ vẫn là tôm bóc vỏ đông lạnh, tôm nguyên vỏ đông lạnh các cỡ lớn và các loại tôm chế biến. Nhìn chung các loại tôm xuất khẩu trong năm 2002 đều có giá trung bình thấp hơn so với năm 2001, trong đó có một số loại có giá giảm khá nhiều, nhất là tôm còn vỏ đông lạnh (giảm 11%), tôm đóng hộp (giảm 20%) và các loại tôm đã chế biến (giảm khoảng 13%). Trong năm 2003, xu hướng giá vẫn có chiều hướng giảm. Trong các mặt hàng tôm của Việt Nam xuất khẩu tới Mỹ, có một số loại đã chiếm được vị trí và có thị phần cao trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ. Đáng kể nhất là:
- Tôm bóc vỏ đông lạnh cỡ Ul/15: đứng thứ 2 sau Thái Lan, thị phần đạt 15,98%
- Tôm còn vỏ đông lạnh cỡ Ul/15: đứng thứ 2 sau ấn Độ, thị phần đạt 17,03%
- Tôm đã chế biến đông lạnh: đứng thứ 3 sau Thái Lan và Trung Quốc, thị phần đạt 13,12%
Không thể phủ nhận rằng, thị trường Mỹ chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam. Vì vậy, những chuyển biến bất lợi trên thị trường này sẽ tác động mạnh mẽ đến đời sống của ngư dân cũng như nguônf thu của ngành thủy sản, ngành xuất khẩu mũi nhọn lớn thứ 3, chỉ sau dầu khí và dệt may của Việt Nam. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 7: Cơ cấu hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu tới Mỹ năm 2002 (tỷ trọng tính theo khối lượng)
Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản số tháng 2/2003
Thông tin thương mại – Bộ thương mại số ngày 24/02/2003
Nguy cơ một vụ kiện bán phá giá tôm xuất khẩu của Việt Nam từ phía Mỹ
Gần đây, thủy sản xuất khẩu sang Mỹ bắt đầu gặp nhiều rắc rối do các hàng rào phi quan thuế nước này đặt ra để bảo hộ các nhà sản xuất tôm trong nước như hàng nhập phải đăng ký với Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thông báo trước về những chuyến hàng; FDA có thể thu giữ các lô hàng nếu có dấu hiệu rủi ro. Bên cạnh đó, chỉ cuối năm 2003, Mỹ có thể sẽ tiến hành vụ kiện bán phá giá tôm xuất khẩu.
Ngày 8/8/2003, Liên minh tôm miền Nam (SSA) của Mỹ đã bỏ phiếu quyết định tiến hành vụ kiện chống bán phá giá đối với tôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ từ 12 nước, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân của vụ kiện là do các nhà sản xuất tôm của Mỹ muốn bảo hộ cho tôm nội địa. Việc đánh bắt tôm ở Mỹ đang gặp nhiều khó khăn, vì vậy vụ kiện này có thể là cái cớ tác động đến Chính phủ Mỹ để họ quan tâm hơn cho doanh nghiệp và người đánh bắt tôm ở Mỹ hưởng thêm những ưu đãi nữa (chẳng hạn như việc giảm một số loại thuế, cho vay tiền đóng tàu lãi suất thấp hoặc không có lãi suất,…). Hơn thế nữa, có thể ngành đánh bắt tôm của Mỹ muốn đạt được mục đích khống chế thị trường.
Có thể nói rằng, doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ, vì giá thành tôm sú ở Việt Nam khoảng 5,5 USD/kg; còn giá thành tôm đánh bắt nội địa ở Mỹ khoảng 3 USD/kg, trong khi giá bán tương đương nhau nên Việt Nam lãi ít hơn. Việt Nam là nước đứng thứ 2 sau Thái Lan trong xuất khẩu tôm vào Mỹ, thị trường Mỹ là một trong những thị trường chủ đạo của xuất khẩu tôm Việt Nam, vì thế nếu bị các ngư dân đánh bắt tôm của Mỹ kiện, những người nuôi tôm, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn. Trong tháng 10/2003, VASEP đã thành lập Uỷ ban tôm Việt Nam để đối phó với vụ kiện. Uỷ ban này sẽ đại diện cho Ban chấp hành Hiệp hội trong việc giải quyết các chính sách liên quan đến nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm. Đây là một động thái hết sức tích cực từ phía Việt Nam. Uỷ ban Tôm Việt Nam có thể còn là đầu mối thực hiện xúc tiến tìm kiếm thị trường, giúp các doanh nghiệp phân chia thị trường, tránh tình trạng không lành mạnh với nhau bằng cách hạ giá thành sản phẩm, tạo cơ hội cho nước ngoài lập cơ sở khởi kiện.
Từ bài học vụ kiện cá basa, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nên quản lý thật tốt chất lượng đầu vào cũng như đầu ra, tăng cường áp dụng các chứng chỉ quản lý chất lượng ISO, HACCP, kiểm soát dư lượng kháng sinh, nguyên phụ liệu, con giống; song song với việc nhanh chóng đa dạng hoá sản phẩm, không chỉ có tôm đông lạnh mà cần có thêm nhiều mặt hàng khác có giá trị gia tăng cao. Song trước hết, việc quan trọng nhất là cần đa dạng hoá thị trường, không quá tập trung vào thị trường Mỹ, tiến hành xúc tiến toàn diện trên khắp các thị trường thông qua các kênh ngoại giao, tham tán thương mại, hội chợ quốc tế và không được bỏ qua các thị trường ngách, vì nhiều khi đây lại chính là thị trường trọng điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thị trường EU
Bảng 10 : Xuất khẩu tôm của Việt Nam vào EU giai đoạn 1998-2002
Năm
Khối lượng (tấn)
Giá trị (triệu USD)
1998
11.849
68,590
1999
14.811
89,17
2000
10.986
61,057
2001
9.756
52,448
2002
4.384
37,205
Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản số tháng 2/2003
Thông tin thương mại – Bộ thương mại số ngày 24/02/2003
EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 3 thế giới, trong đó 3 nước nhập khẩu tôm lớn nhất là Pháp, Tây Ban Nha và Italia, nhập khẩu hàng năm trên 200.000 tấn, chiếm trên 50% tổng sản lượng tôm nhập khẩu của cả khối. Điều đáng tiếc là tôm đông lạnh của Việt Nam (chưa tính tôm sú) xuất sang EU năm 2000 chỉ vẻn vẹn có 10.013 tấn (chiếm 1,88%); trị giá 58,1 triệu USD (chiếm 1,69%) - một tỉ trọng còn rất nhỏ. Trong một vài năm gây, khối lượng cũng như giá trị tôm xuất khẩu của Việt Nam sang EU đang có xu hướng giảm dần do EU áp dụng chặt chẽ và nghiêm ngặt các biện pháp kiểm tra dư lượng kháng sinh (xem Bảng 10). Có thể nói, đối với việc nhập khẩu tôm cũng như các hàng thủy sản khác vào EU, điều khó khăn nhất khi thâm nhập vào thị trường này là các hàng rào phi thuế quan và việc sử dụng hệ thống HACCP như một hàng rào bảo hộ mậu dịch. Bắt đầu từ 19/9/2001 và samg năm 2002, cùng với nhiều nước xuất khẩu thủy sản khác của châu á, Việt Nam đã vấp phải khó khăn lớn đối với thị trường EU do vấn đề dư lượng chất kháng sinh Chloramphenol và sau đó là Nitrofurans. Tháng 3/2002, Cục an toàn thực phẩm của Anh yêu cầu tạm ngừng việc nhập khẩu tôm từ một số nước châu á, trong đó có Việt Nam[1] Ngành nuôi tôm Việt Nam-Tác động và cải thiện - NXB CTQG 2003
. Trước đây, EU chấp nhận mức dư lượng chloramphenicol dưới mực 1,5 ppb - phần tỷ cho hàng Việt Nam nhập khẩu vào EU. Song EU đột ngột đưa mức yêu cầu này lên 0,3 ppb - phần tỷ khi công nhận năng lực kiểm soát an toàn vệ sinh hàng thủy sản. Quy định này của EU đã làm ách tách một loạt các container ở các cảng của EU và buộc nhiều lô khác phải huỷ. Theo Báo cáo của Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản, từ tháng 8/2001 đến tháng 4/2002, tổng số lô hàng thủy sản Việt Nam bị EU cảnh báo phát hiện dư lượng kháng sinh là 52 lô, Chloramphenol có 49 lô (94%). Động thái của EU đã tạo phản ứng dây chuyền sang thị trường Mỹ, Nhật khiến người tiêu dùng có những phản ứng bất lợi. Giá tôm giảm đột ngột đến mức thấp nhất trong 4 năm trước đó, bằng 1 nửa so với mức cao của năm 2000. Ngư dân điêu đứng, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm bế tẵc. Sự việc này đã làm cho kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam vào EU những tháng đầu năm 2002 giảm hơn 90%[2] Thông tấn xã Việt Nam số ngày 8/7/2002
là điều chưa từng xảy ra đối với ngành thủy sản nước ta. Trước tình hình này, Bộ Thủy sản đã quyết tâm đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý việc vi phạm sử dụng hoá chất bị cấm. Sau một loạt các nỗ lực kiên quyết của Bộ Thủy sản chống dư lượng kháng sinh, 6 tháng cuối năm 2002 số lô hàng thủy sản bị EU phát hiện nhiễm kháng sinh đã giảm đáng kể. Nhờ đó, cuối năm 2002, Uỷ ban EU đã quyết định bỏ lệnh kiểm tra dư lượng kháng sinh với 100% lô hàng thủy sản Việt Nam mà chỉ kiểm tra theo xác suất. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2003, vẫn có 20 lô hàng tôm Việt Nam bị phát hiện nhiễm dư lượng kháng sinh. Song kim ngạch xuất khẩu tôm vào EU đã có dấu hiệu phục hồi trở lại. Tính đến tháng 9/ 2003, xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu tôm vào EU tăng mạnh. Riêng tháng 8/2003, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các nước EU đạt hơn 225 triệu USD. Trong đó tôm đông lạnh vẫn đứng đầu danh sách các mặt hàng, tăng 14% về giá trị so với tháng 8/2002.
Chúng ta có thể đánh giá kim ngạch và khối lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam sang EU trong thời gian qua một cách rõ ràng hơn qua biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 8: Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang EU giai đoạn 1998-2002
Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản số tháng 2/2003
Thông tin thương mại – Bộ thương mại số ngày 24/02/2003
Theo các chuyên gia, nguyên nhân giúp cho tôm Việt Nam xuất khẩu vào EU đạt được kết quả khả quan như trên là nhờ công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường. Các doanh nghiệp cũng đã thực hiện tốt công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm trong chế biến nên đã thâm nhập được vào thị trường vốn nổi tiếng nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm này. Nếu như đầu năm 2002, EU quyết định công nhận mới 32 doanh nghiệp của Việt Nam vào danh sách 1 được phép xuất khẩu thủy sản vào thị trường này thì đến tháng 8/2003, EU cũng quyết định công nhận thêm 6 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU (đây là các doanh nghiệp trước đây đã bị EU loại khỏi danh sách 1) đưa tổng số doanh nghiệp có code vào EU lên 100.
Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu tôm sang EU đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Ngày 1/5/2004, EU sẽ có 25 nước thành viên sau khi kết nạp thêm 10 quốc gia mới. Với việc mở rộng này, EU sẽ trở thành một khối kinh tế và thị trường thống nhất lớn nhất thế giới với kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ chiếm khoảng 1.800 tỷ USD (chiếm 21,9% kim ngạch nhập khẩu của toàn thế giới)[1] Thời báo Kinh tế Việt Nam số 5/12/2003
. Như vậy, sau ngày 5/12/2004, các mặt hàng thủy sản trong đó có tôm xuất khẩu của Việt Nam sang 10 nước thành viên mới của EU sẽ bị ảnh hưởng. Trước đây, Việt Nam xuất khẩu sang những thị trường này chủ yếu qua hình thức tiểu ngạch. Do vậy, sau khi các nước này gia nhập EU, chắc chắn kiểu buôn bán này sẽ không thể tiếp tục. Hơn nữa, một số cam kết trước kia như các Hiệp định thương mại song phương với Việt Nam sẽ bị huỷ bỏ, gây nhiều lúng túng cho các doanh nghiệp bấy lâu vốn quen xuất khẩu những mặt hàng không đòi hỏi quá cao về chất lượng, không bị cản trở bởi hàng rào hạn ngạch hoặc quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường xã hội. Tuy nhiên, tháng 11 vừa qua, một phái đoàn của EU đã đến Việt Nam để thanh tra về công tác kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản. Kết quả của đợt thanh tra này sẽ liên quan đến số lượng các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam trong danh sách 1 có tiếp tục được tăng lên hay giảm đi; và điều đó cũng đồng nghĩa với cơ hội mở rộng khả năng xuất khẩu của thủy sản Việt Nam, đặc biệt là tôm Việt Nam vào thị trường tiềm năng nhưng khó tính này.
Một số thị trường khác
Trung Quốc và Hồng Kông
Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Trung Quốc gần đây có giảm sút. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến xuất khẩu tôm sang thị trường này giảm là việc Trung Quốc yêu cầu bán hàng phải thông qua thanh toán tại Ngân hàng của 2 nước và đáng lưu ý hơn nữa là từ ngày 30/6/2003, theo quy định của Tổng cục Kiểm dịch kiểm nghiệm giám sát chất lượng Trung Quốc, các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào Trung Quốc phải được kiểm tra và cấp chứng nhận chất lượng an toàn vệ sinh theo các tiêu chuẩn do Trung Quốc quy định. Trong tương lai, rào cản này chắc chắn sẽ ngày càng chặt chẽ hơn. Vấn đề này gây nhiều khó khăn cho việc xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu tôm nói riêng của Việt Nam sang Trung Quốc, nhất là đối với hàng xuất tiểu ngạch. Tuy nhiên, Bộ Thủy sản vẫn xác định đây là thị trường cần phải đẩy mạnh xuất khẩu, không những vì đây là thị trường gần 1,3 tỷ dân, có nhu cầu về hàng thủy sản rất lớn, mà còn vì theo Hiệp định khung đã ký kết về khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, từ 1/7/2003, nước này sẽ hạ mức thuế nhập khẩu các mặt hàng thủy sản thuộc chương 3, trong khi Việt Nam được hưởng quy chế của nước thành viên mới (đến năm 2006 mới phải bắt đầu giảm thuế, với mức thuế đỉnh cao hơn, song vẫn được hưởng quy chế tối huệ quốc như thành viên của WTO).
Thị trường Hồng Kông là một thị trường truyền thống của xuất khẩu tôm Việt Nam từ trước đến nay. Hồng Kông là thị trường có mức tiêuthụ tôm trên đầu người thuộc loại cao trên thế giới. Ngoài ra đây còn là trung tâm nhập khẩu và tái xuất hàng tôm trong khu vực và phân phối vào thị trường Trung Quốc rộng lớn. Trong khi đó, Việt Nam chưa thiết lập được các định chế thương mại với thị trường này. Mặc dù nhập khẩu và xuất khẩu tôm của Hồng Kông có giảm đi nhưng thị trường nội địa Hồng Kông vẫn được mở rộng. Hồng Kông có thu nhập đầu người tương đối cao, người Hồng Kông lại có xu hướng thích đi ăn tiệm và mua thực phẩm chế biến sẵn ở các siêu thị. Bên cạnh đó, Hồng Kông nổi tiếng là một thương cảng tự do, không có thuế nhập khẩu, hạn ngạch và giá trị gia tăng dối với bất kỳ hàng hoá nào. Việc kiểm nghiệm hàng hóa nhập khẩu chỉ tiến hành khi cần thiết và thủ tục hải quan cũng rất đơn giản. Tuy nhiên, giá mua của Hồng Kông không cao như các thị trường Mỹ và EU. Do đó, trong những năm gần đây, xuất khẩu tôm vào thị trường này đang có xu hướng giảm dần. Nguồn nhập khẩu tôm chính của Hồng Kông là Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc và Inđônêxia.
Đài Loan
Đài Loan là một thị trường lớn song là một khách hàng không ổn định về giá cả và lượng hàng nhập khẩu. Đây là yếu tố gây khó khăn cho thị trường nguyên liệu tôm của nước ta. Do công nghệ chế biến của Đài Loan khá cao, một phần nữa là để làm giả nguyên liệu do tàu Đài Loan khai thác được nhằm trốn thuế, nên phần lớn hàng hoá xuất khẩu sang nước này đều ở dạng nguyên liệu. Giá mua của thị trường này đối với hàng hóa ở dạng nguyên liệu cũng không cao. Nhưng thị trường này thường tiêu thụ những mặt hàng khó bán tại thị trường lớn như Mỹ, EU. Do vậy, xuất khẩu tôm của Việt Nam vẫn cần quan tâm đến thị trường Đài Loan.
Singapore
Singapore cũng là một trung tâm tái xuất hàng hoá lớn. Họ nhập rất nhiều loại thực phẩm, sau đó tái chế thành các sản phẩm giá trị gia tăng chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Singapore nhập khẩu hầu hết các loại tôm của Việt Nam với giá tương đối ổn định nhưng không cao do hầu hết các hàng xuất khẩu đều ở dạng đông lạnh. Do vậy, tìm đường vào thị trường vào thị trường này với hiệu quả cao nhất vẫn là vấn đề cần thiết phải thực hiện.
Thái Lan
Thái Lan là nước có sản lượng tôm sú nuôi lớn nhất thế giới và cũng là nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới.Với kim ngạch xuất khẩu thủy sản trên 4 tỷ USD/năm thì mặt hàng tôm đã chiếm tới 2 tỷ USD, trong đó trên 95% nguyên liệu lại được nhập từ các tàu câu nước ngoài. Đây là điểm thuận lợi vì hàng tôm Việt Nam có thể qua Thái Lan làm thị trường trung chuyển đến Mỹ là thị trường có giá cả hấp dẫn hiện nay trong khi tôm Việt Nam còn thiếu nhiều bạn hàng trực tiếp.
ôxtrâylia
Nhiều năm gần đây, nhập khẩu thủy sản của ôxtrâylia tăng liên tục, trong đó thủy sản tươi và đông lạnh chiếm 60% tổng kim ngạch nhập khẩu. Bên cạnh đó, một đặc điểm thuận lợi của thị trường ôxtrâylia cho xuất khẩu tôm của Việt Nam là thuế suất nhập khẩu thủy sản bằng 0% áp dụng cho tất cả các chủng loại hàng thủy sản nhập khẩu vào nước này.
Mặc dù ôxtrâylia chưa phải là thị trường tiêu thụ khối lượng thủy sản đáng kể của Việt Nam, song 5 năm gần đây, khối lượng và giá trị nhập tăng liên tục; từ 3.301 tấn và 15 triệu USD năm 1998 lên 6.077 tấn và 29,2 triệu USD vào đầu năm 2003. Việt Nam đang là nguồn cung cấp hàng thủy sản lớn thứ 4 cho thị trường này, sau Niu Dilân, Thái Lan và Nam Phi. Trong cơ cấu sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất sang ôxtrâylia, tôm sú và tôm đông lạnh các loại chiếm tỷ trọng lớn nhất về khối lượng và giá trị. Năm 2002, Việt Nam xuất khẩu sang ôxtrâylia đạt trên 16 triệu USD, chiếm trên 55% trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của nước này.
Tuy nhiên thị trường ôxtrâylia rất chú ý đến bao bì và nhãn mác hàng hoá. Chất lượng b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoaluantotnghiep.doc