Khóa luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Thực trạng và giải pháp

Việt Nam là một nước đang phát triển, bởi vậy, gia tăng thu nhập theo đầu người sẽ làm tăng tiêu thụ. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Rabbo Hà Lan, độ co dãn cầu theo thu nhập ở các nước đang phát triển là 0,4. Con số này cho thấy khi thu nhập tăng 1% thì nhu cầu tiêu thụ đường sẽ tăng 0,4%. Cũng theo đó, với mức tăng bình quân GDP nước ta khoảng 6%/năm, dân số khoảng 1,6%/năm còn thu nhập đầu người khoảng 4,3%/năm thì nhu cầu tiêu thụ đường hàng năm đáng lẽ phải tăng 1,3%. Tuy nhiên, trên thực tế, nhu cầu này đã tăng ở mức lớn hơn nhiều là 6%. Sở dĩ có mức tăng lớn như vậy là do xuất phát điểm mức tiêu thụ đường của Việt Nam rất thấp, đầu thập kỷ 90 mức tiêu thụ bình quân chỉ đạt 6 kg/người/năm. Nhờ có chính sách mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài, mức sống của người dân dã được cải thiện, tiêu thụ đường do vậy cũng tăng nhanh. Đại hội Đảng IX đề ra mục tiêu đến năm 2010, GDP bình quân đầu người sẽ tăng gấp 2,5 lần so với năm 2000 (tương đương với 1.000 USD/người). Triển vọng này hứa hẹn mức tiêu thụ đường sẽ được cải thiện tốt hơn so với hiện nay.

 

docChia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1708 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi dung chinh.doc
Tài liệu liên quan