Khóa luận Ngành công nghiệp hoá dầu non trẻ của Việt Nam trong tiến trình hội nhập

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ DẦU CỦA VIỆT NAM 1

I. Tổng quan về Ngành công nghiệp Hoá dầu 1

1. Giới thiệu chung về Ngành công nghiệp Hoá dầu 1

2. Các sản phẩm chính của Ngành hoá dầu và tầm quan trọng của chúng 2

2.1 Polyethylene _ PE 2

2.2 Polypropylene _ PP 3

2.3 Polystyrene _ PS 3

2.4 Polyvinyl Chloride _ PVC 4

2.5 Acrylonitrile Butadiene Styrene/ Styrene Acrylonitrile _ ABS/SAN 5

2.6 Styrene Butadiene Latex _ SB Latex 5

2.7 Dioctyl Phthalate _ DOP 6

2.8 Terephthalic Acid _ TPA 6

2.9 EPOXY 7

II. Vai trò của ngành công nghiệp Hoá dầu : 7

1. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác 8

2. Tiết kiệm ngoại tệ 10

3. Tăng hàm lượng giá trị nội địa của sản phẩm 10

4. Tạo thêm công ăn việc làm 11

5. Tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên 11

III. Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu Việt Nam 12

1. Thuận lợi: 12

1.1 Tình hình Kinh tế- Chính trị- Xã hội ổn định 12

1.2 Tài nguyên thiên nhiên sẵn có 14

1.3 Chi phí lao động thấp 17

1.4 Thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng 18

2. Khó khăn 19

2.1 Cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ 19

2.2 Trình độ khoa học kỹ thuật thấp 21

2.3 Chi phí sản xuất cao 22

2.4 Môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn 24

3. Cung và cầu nội địa trên thực tế 25

3.1 Cầu trong nước 25

3.2 Cung trong nước 26

3.3 Nhập khẩu 28

CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH HOÁ DẦU Ở MỘT SỐ NƯỚC 30

TRONG KHU VỰC CHÂU Á 30

I. Kinh nghiệm của Thái Lan 31

1. Sự hình thành Ngành công nghiệp Hoá dầu Thái Lan 31

2. Ngành Hoá dầu Thái Lan những năm đầu thập niên 90 35

2.1 Sản xuất 35

2.2 Đặc điểm về kinh tế và công nghệ của ngành Hoá dầu giai đoạn đầu thập niên 90 36

2.3 Các hình thức sở hữu trong ngành hoá dầu Thái Lan 37

2.4 Các hiệp hội trong ngành Hoá dầu 39

3. Thái Lan tái cơ cấu ngành Hoá dầu trước thách thức hội nhập 39

3.1 Lý do thực hiện tái cơ cấu 39

3.2 Tự do hoá hoạt động nhập khẩu 40

3.3 Định giá sản phẩm 43

3.4 Chính sách gia nhập ngành Hoá dầu 44

3.5 Các doanh nghiệp Nhà nước với chính sách mới về Olefin 45

3.6 Tổng kết về việc thực thi chính sách mới và sự xuất hiện của mô hình công nghiệp hoá mới trong ngành Hoá dầu 45

4. Ngành Hoá dầu Thái Lan đương đầu với khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 47

II. Kinh nghiệm của Trung Quốc 52

1. Ngành Hoá dầu Trung Quốc trước khi gia nhập WTO 52

1.1 Tình hình cung- cầu 53

1.2 Tính chất của thị trường hoá dầu Trung Quốc 54

1.3 Các hình thức sở hữu 54

2. Ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới ngành Hoá dầu 58

2.1 Những cam kết Trung Quốc phải thực hiện khi gia nhập WTO 58

2.2 Thách thức đối với ngành Hoá dầu khi gia nhập WTO 58

3. Các biện pháp bảo hộ ngành Hoá dầu của Trung Quốc 64

3.1 Thuế quan: 64

3.2 Quyền mậu dịch 64

3.3 Hạn ngạch nhập khẩu 64

3.4 Giấy phép nhập khẩu: 65

3.5 Thuế chống bán phá giá và thuế trừng phạt 65

III. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 67

1. Hàn Quốc- nước đi sau nhưng về trước 67

2. Ngành Hoá dầu Hàn Quốc thực hiện tái cơ cấu 71

2.1 Tăng cường đầu tư cho các trang thiết bị 71

2.2 Tái cơ cấu các tập đoàn hoá dầu 71

IV. Bài học về các công cụ bảo hộ cho các quốc gia có ngành Hoá dầu non trẻ 74

1. Thuế quan: 74

2. Quyền mậu dịch 74

3. Hạn ngạch nhập khẩu 75

4. Giấy phép nhập khẩu 75

5. Hạn ngạch thuế quan 76

6. Trợ giá 76

7. Thuế chống bán phá giá và thuế trừng phạt 77

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN 78

KẾT HỢP VỚI BẢO HỘ NGÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ DẦU CỦA VIỆT NAM 78

TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP 78

I. Định hướng phát triển của ngành công nghiệp Hoá dầu Việt Nam 78

II. Dự đoán tình hình cung cầu của một số sản phẩm hoá dầu trong tương lai 82

1. Cung cầu về bột nhựa tổng hợp 82

2. Cung cầu về sợi tổng hợp 83

3. Cung cầu về cao su tổng hợp 85

III. Kiến nghị 85

1. Nhanh chóng xác định mô hình phát triển phù hợp cho ngành Hoá dầu 85

2. Cần phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) phát huy nội lực 87

3. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong phát triển ngành Hoá dầu 89

4. Cải thiện môi trường đầu tư 91

5. Bảo hộ tích cực sản xuất trong nước 94

6. Hoạch định các chính sách công nghệ, R&D và đào tạo có lợi cho ngành Hoá dầu 95

 

doc113 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2021 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ngành công nghiệp hoá dầu non trẻ của Việt Nam trong tiến trình hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Silpaarcha lên cầm quyền hứa hẹn một lộ trình chậm rãi hơn cho thương mại tự do. Tuy nhiều biện pháp bảo hộ được đề xuất như thiết lập quỹ phục vụ những điều chỉnh của AFTA hay thu phụ phí nhiều hơn. Nhưng không có biện pháp nào được chấp thuận và đưa vào thực tiễn trong năm 1996. Thời hạn 1/1/1997 càng đến gần thì những tranh cãi xung quanh kế hoạch cắt giảm thuế quan càng gay gắt. Sáu nhà sản xuất PET gây áp lực buộc Chính phủ giữ nguyên thuế suất 30% đối với nhựa PET. FTI yêu cầu Chính phủ ngừng thực thi chương trình cắt giảm thuế nhập khẩu đưa ra năm 1994. Họ mong muốn giữ nguyên mức thuế hiện hành trong vòng 3 đến 5 năm để các nhà sản xuất trong nước có thời gian giảm bớt chi phí thì mới có khả năng cạnh tranh được với hàng nhập khẩu. FTI lập luận rằng: a) ngành Hoá dầu và ngành nhựa đều là những ngành công nghiệp non trẻ nên cần được bảo hộ, b) giá nguyên liệu của NPC cao hơn giá hàng nhập khẩu, c) phí đánh vào tàu chở hoá chất và phí bốc dỡ còn cao, d) các nhà sản xuất đều đang nợ nần chồng chất vì lãi suất đi vay và bảo lãnh cao, e) ở Thái Lan, các nhà sản xuất ít được ưu đãi hơn so với ở Indonesia và Malaysia. Trong nội bộ Chính phủ cũng chia làm hai phía ủng hộ và không ủng hộ. Để giải quyết vấn đề này, một uỷ ban bao gồm các đại diện của Bộ Đầu tư, Thương mại, Tài chính và Công nghiệp được thành lập. Ngày 24/12/1996, quyết định được đưa ra dựa vào đề xuất của Bộ Tài chính: thuế suất đối với 33 mặt hàng hoá dầu và nhựa sẽ vẫn bị cắt giảm theo kế hoạch, 95 mặt hàng còn lại sẽ thuộc diện cắt giảm chậm với mức cắt giảm là 3% tính đến 1/1/1997 và cắt giảm theo đúng mức kế hoạch đã đề ra tính đến 1/7/1997. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng dành cho ngành Hoá dầu một sự đền bù trong đó có việc thu phụ phí đối với những hàng nhập khẩu bị coi là có giá không hợp lí. Quá trình thực thi bị gián đoạn khi khủng hoảng bùng nổ năm 1997 nhưng định hướng này vẫn được Chính phủ duy trì. Tự do hoá nhập khẩu đối với sản phẩm Hoá dầu bắt đầu khá chậm so với các sản phẩm khác do có sự phản đối bền bỉ của các nhà sản xuất. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất hạ nguồn lại muốn thúc đẩy tiến trình này vì họ cho rằng giá nguyên liệu trong nước quá cao khiến sản phẩm của họ thiếu tính cạnh tranh. FTI cũng từng chỉ chích mức thuế nhập khẩu nguyên liệu và máy móc là quá cao. Vấn đề khó xử là: FTI là tổ chức tập hợp cả các nhà sản xuất “thượng nguồn” lẫn “hạ nguồn” nên họ có nghĩa vụ phải bảo vệ quyền lợi của cả hai bên. Cuối cùng khi họ quyết định ủng hộ tiến hành tự do hoá chậm hơn và liên kết với Bộ Công nghiệp va Bộ Đầu tư thì các nhà sản xuất “hạ nguồn” lại thông qua Hiệp hội hoá dầu Thái Lan để liên kết với Bộ Thương mại_ cơ quan chịu trách nhiệm làm việc với WTO và AFTA. Định giá sản phẩm Giá nguyên liệu cũng là vẫn đề gây nhiều tranh cãi. Như đã đề cập, mùa xuân năm 1993, PTT và NPC đã chấp nhận giảm giá 30%. Tháng 11 năm này, công thức định giá có thay đổi: đối với một số lượng tối thiểu thì vẫn áp dụng công thức chi phí cộng chênh lệch nhưng với số lượng vượt quá số lượng tối thiểu đó thì giá được tính ngang với giá hàng nhập khẩu (bằng giá CIF từ khu vực Viễn Đông + thuế). Hơn nữa, NPC đã ký thoả thuận với 3 nhà sản xuất “hạ nguồn” về việc cung cấp olefin với mức giá căn cứ theo giá quốc tế (giá hợp đồng US Gulf +10%). Tháng 2 năm 1995, Tiến sĩ Savit Bhotiwihok của văn phòng thủ tướng yêu cầu Bộ Công nghiệp hạ giá khí thiên nhiên bán cho khu vực tư nhân và đến tháng 3 năm 1995 thì Uỷ ban chính sách hoá dầu của Bộ Công nghiệp đưa ra chính sách giá mới cho olefin và chất thơm. Theo đó, giá của NPC và TOC sẽ phải căn cứ theo giá thị trường thế giới kể từ tháng 8 năm 1995. NPC đưa ra mức giá là “giá US Gulf + 10%” và sau đó một thời gian thì thay đổi thành “+7%” để chào hàng các nhà sản xuất “hạ nguồn”. Laurids S. Lauridsen_ “Policies and Institutions of industrial deepening and upgrading in Thailand I”- CAS và CIMDA_ 1999 Khi thực thi chính sách tự do hoá nhập khẩu, các nhà sản xuất bột nhựa đã thành công hơn nhiều trong việc thay đổi giá cả một phần bởi vì chính sách của họ phù hợp với tiến trình tự do hoá, một phần vì họ đã phá vỡ hợp đồng với NPC và TOC và thay thế vào đó bằng hàng nhập khẩu. Chính sách gia nhập ngành Hoá dầu Bộ Công nghiệp Thái Lan là đơn vị rất tích cực trong việc sửa đổi “chính sách gia nhập có giới hạn” áp dụng trong thời gian trước. Trước năm 1992, Bộ ban hành một chính sách cấm thành lập hoặc mở rộng các nhà máy sản xuất PE, PP, PVC, VCM, PS, ABS, SBR, SM, EG, LAB, và PTA. Tháng 3 năm 1992, Bộ ra thông báo cho phép đầu tư tự do vào sản xuất PE, PP, PVC và VCM nhưng vẫn giữ nguyên quy định trước đó đối với các sản phẩm khác trừ những dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư của Bộ Đầu tư thoả mãn được điều kiện là 80% sản lượng phải được xuất khẩu. Tháng 4 năm 1994, Bộ Công nghiệp tuyên bố sẽ thực hiện tự do hoá đầu tư, tất cả các rào cản đối với sản xuất “trung gian” và “hạ nguồn” sẽ được dỡ bỏ vào tháng 1 năm 1997, còn sản xuất “thượng nguồn” sẽ được bảo hộ cho đến 1/1/1999. Tháng 5 năm 1995, Bộ lại đưa ra một kế hoạch mới mà theo đó, tất cả các lĩnh vực sản xuất- trừ sản xuất chất thơm sẽ được tự do hoá ngay lập tức, riêng chất thơm (vì chưa bắt đầu sản xuất) sẽ được bảo hộ đến tháng 1 năm 2004. Chính sách gia nhập tự do vào sản xuất “thượng nguồn” cũng kèm theo một điều kiện quan trọng là các sản phẩm phụ như nhiên liệu sẽ không được bán ra trên thị trường nội địa trừ khi có sự cho phép của Uỷ ban chính sách năng lượng quốc gia. Tiếp theo những thay đổi về chính sách của Bộ Công nghiệp, Bộ Đầu tư cũng quyết định cân nhắc về những ưu đãi đối với những dự án mới (trừ dự án của nguyên liệu nhựa) theo định hướng tự do hoá của Bộ Công nghiệp. Chính sách mới như một sự cam kết giữa những nhà sản xuất có liên quan (như sản xuất bao bì, dệt may) với những nhà sản xuất “thượng nguồn” vì một bên vẫn còn phụ thuộc vào nguyên liệu trong nước có giá cao trong khi hàng hoá của họ nằm trong diện cắt giảm nhanh của AFTA còn bên kia cần sự bảo hộ đối với những nhà máy mới trong NPC_2 cho đến năm 2001. Các doanh nghiệp Nhà nước với chính sách mới về Olefin Trong năm 1995, rõ ràng là các doanh nghiệp Nhà nước đang phải thu hẹp qui mô khi SCC và TPI đã bắt đầu thực hiện liên kết theo chiều dọc. Nhiều người cũng cho rằng đã đến lúc phải giảm bớt sự can thiệp của Chính phủ. Vì vậy, PTT và NPC phải chuẩn bị đưa ra những chính sách giá mới cũng như phải chuẩn bị tinh thần cho một cuộc cạnh tranh gay gắt hơn và cho yêu cầu giảm bớt các quy định và tư nhân hoá trong tương lai. Bước đầu tiên được thực hiện là một thoả thuận giữa PTT và NPC về một hệ thống định giá nguyên liệu nhựa mới theo giá quốc tế và cho phép NPC được bán olefin cho các nhà sản xuất “trung gian” ở mức giá quốc tế. Bước thứ hai là thành lập liên doanh giữa PTT và NPC- công ty hoá dầu PTT (PTT-PC)- để tiến hành dự án xây dựng NPC_3. Bước thứ ba là biến PTT thành đơn vị kinh doanh độc lập với một chính sách mở rộng hơn và mang tính chiến lược hơn để cạnh tranh được với SCC và TPI. Bên cạnh việc thành lập PTT-PC, Công ty Thái Olefin (TOC) cũng được đa dạng hoá kinh doanh sang lĩnh vực “trung gian” và “hạ nguồn”. Năm 1995, TOC bị lỗ nặng vì chí phí vốn cao, vận hành gặp rắc rối… Vì vậy, nó yêu cầu được sáp nhập vào NPC nhưng vì NPC không đồng ý nên dự định này không thành. Chỉ vài tháng sau, Thái Lan chìm vào cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính. PTT đã phải tư nhân hoá để có được 150 tỉ baht theo yêu cầu của chương trình tái cơ cấu mà IMF đòi hỏi Thái Lan thực hiện. Tổng kết về việc thực thi chính sách mới và sự xuất hiện của mô hình công nghiệp hoá mới trong ngành Hoá dầu Bảo hộ ít hơn, cạnh tranh nhiều hơn, vai trò của Chính phủ thu hẹp hơn là những mục tiêu chính của chính sách đối với ngành Hoá dầu nằm trong chương trình phát triển kinh tế xã hội quốc gia lần thứ bảy. Năm 1996- năm cuối của kế hoạch lần thứ bảy- chính sách định giá theo giá thị trường, chính sách gia nhập tự do và chính sách tự do hoá nhập khẩu từng phần được đưa ra và vai trò kiểm soát của Chính phủ đối với sản xuất olefin bị lung lay bởi tác động của chiến lược liên kết theo chiều dọc của các tập đoàn hàng đầu của Thái Lan cũng như của các đối tác nước ngoài. Ngành Hoá dầu Thái Lan ban đầu có mức độ bảo hộ khá cao so với các nước ASEAN khác nhưng tiến trình cắt giảm thuế tại Thái Lan lại diễn ra nhanh chóng và dứt khoát hơn ở Malaysia và Indonesia. Khi thực hiện tự do hoá nhập khẩu, các nhà hoạch định chính sách quan tâm nhiều hơn đến ý kiến phàn nàn về chi phí đầu vào cao từ phía các nhà sản xuất “hạ nguồn” và chỉ chấp nhận trì hoãn áp dụng thuế mới trong một thời gian ngắn nhằm “xoa dịu” phản ứng của các nhà sản xuất “thượng nguồn”. Ngoài áp lực từ phía các nhà sản xuất “hạ nguồn”, một lí do khiến Thái Lan phải nhanh chóng tự do hoá nhập khẩu là sự trung thành của các quan chức Bộ Thương mại và sự cam kết thực hiện của các nhà kỹ trị của Bộ Tài chính đối với lịch trình của AFTA- vì lịch trình này do Chính phủ của ông Anand đề xướng. Hơn nữa, các nhà sản xuất “thượng nguồn” chỉ có thể dựa vào những mối quan hệ đặc biệt chứ không phải là sự vận động mang tính tập thể vì họ không có hiệp hội của riêng mình. Lí do cuối cùng là chính sách mới đã gây chia rẽ giữa các nhà sản xuất nhựa nguyên sinh bằng cách gây áp lực nhiều hơn đối với các công ty thuộc NPC_1 và NPC_2. Các công ty thuộc NPC_1 gần như đã có thể hoàn tất khấu hao tài sản cố định nên dễ dàng áp dụng giá thị trường. Trái lại, vì các nhà sản xuất thuộc NPC_2 chỉ mới bắt đầu hoặc đang chuẩn bị bắt đầu vận hành sản xuất nên khó có thể áp dụng ngay mức giá này. Do đó, các công ty này sẽ bị chìm ngập trong trả nợ, mất giá máy móc, trả phí quản lý… Kết quả là họ lại mong muốn Nhà nước duy trì mức độ bảo hộ cao. Đối với chính sách gia nhập tự do và thu hẹp vai trò của doanh nghiệp Nhà nước thì tình hình diễn biến khác hẳn. Các nhà sản xuất “thượng nguồn” có thể liên kết với các nhà sản xuất “hạ nguồn”- những người ủng hộ chính sách gia nhập tự do và một môi trường có tính cạnh tranh cao hơn. Chính sách mới đã gây ảnh hưởng tới chiến lược của các công ty hoá dầu Nhà nước và tư nhân lớn nhưng phản ứng nhanh nhạy của TPI cho thấy rằng họ đã chuẩn bị kế hoạch mở rộng của mình trước khi chính sách gia nhập tự do chính thức được ban hành vào tháng 5 năm 1995. Các nhà sản xuất hàng đầu đã bắt đầu tập trung vào các chiến lược cắt giảm chi phí bằng cách liên kết từng phần hoặc toàn diện theo chiều dọc và liên kết với các công ty đa quốc gia. Các công ty này cũng đưa ra các chiến lược quốc tế hoá tập trung vào các nước láng giềng trong đó có Việt Nam và vào các thị trường lớn trong khu vực như ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc. Xu hướng đầu tư vào những ngành sử dụng nhựa nguyên sinh của các quốc gia như Nhật Bản hay Mỹ cũng là một động lực quan trọng trong quá trình cơ cấu lại ngành Hoá dầu Thái Lan. Xu hướng này không chỉ dẫn đến sự mở rộng sản xuất của các mặt hàng hiện hữu mà còn tạo cơ hội phát triển cho các phân đoạn thị trường nhỏ như thị trường nhựa kỹ thuật và hạt nhựa. Điều này lại thúc đẩy các nhà sản xuất phải tạo dựng các mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Trên đây là toàn bộ bối cảnh của ngành Hoá dầu Thái Lan trong mùa xuân năm 1997 nhưng chỉ vài tháng sau đó, các chính sách của Nhà nước cũng như các chiến lược của các công ty tư nhân đều chuyển hướng tập trung vào khắc phục khủng hoảng. Ngành Hoá dầu Thái Lan đương đầu với khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á Khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến ngành Hoá dầu theo hai cách chính. Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp hoá dầu ngay lập tức phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc đồng baht mất giá vì nó làm tăng khoản nợ nước ngoài của họ một cách đáng kể nếu tính theo baht. Tháng 7 năm 1999, người ta dự đoán rằng ngành Hoá dầu có tổng tài sản trị giá 400 tỉ baht trên tổng số nợ 200 tỉ baht. Thứ hai, khi cuộc khủng hoảng trở thành một đợt duy thoái kinh tế trầm trọng vào năm 1998 thì cầu của các doanh nghiệp “hạ nguồn” giảm 30% nên các doanh nghiệp đã nợ nần chồng chất nay lại khó khăn trong kinh doanh. Chính sách giá cả và chính sách gia nhập tự do đã ban hành không có gì thay đổi trong giai đoạn xảy ra khủng hoảng. Tự do hoá nhập khẩu là một phần quan trọng trong chính sách hoá dầu mới. Tuy nhiên, lịch trình giảm thuế suất nhập khẩu xuống 20% vào tháng 7 năm 1997 đã không thực hiện được. Thay vào đó là mức thuế suất 27% và thời điểm bắt đầu áp dụng mức thuế thấp hơn được rời lại nửa năm, đến tháng 1 năm 1998. Hơn nữa, Chính phủ đưa ra một khoản phụ phí nhập khẩu 10% được áp dụng vào tháng 10 năm 1997 đối với tất cả hàng nhập khẩu có thuế suất trên 5%. Trong suốt mùa thu năm 1997, các nhà sản xuất bột nhựa và FTI không ngừng vận động để trì hoãn việc cắt giảm thuế quan và để có được sự ủng hộ từ phía Bộ Công nghiệp. Cuối năm 1997, họ đạt được một cam kết với Chính phủ. Theo cam kết này, thuế suất sẽ giảm từ 27% xuống 23,55 thay vì 20% như đã định Laurids S. Lauridsen_ “Policies and Institutions of industrial deepening and upgrading in Thailand I”- 1999 . Do ảnh hưởng từ phía Bộ Tài chính cùng với sự ủng hộ cải cách thuế quan từ phía Bộ Công nghiệp và FTI, Chính phủ quyết định tuân theo đúng lịch trình cắt giảm thuế của AFTA và khuyến khích tự do hoá thương mại để hạ thấp chi phí đầu vào cho các nhà sản xuất “hạ nguồn”. Tháng 8 năm 1999, với sự ra đời của các biện pháp khuyến khích đầu tư tư nhân, Chính phủ quyết định hạ thấp thuế suất đồi với hàng hoá được coi là vốn đầu tư và đối với đầu vào “trung gian” bằng cách bãi bỏ mức phí nhập khẩu 10%. Đối với nguyên liệu thô cho sản xuất nhựa, thuế quan của 11 mặt hàng được giảm từ 20 xuống còn 10%. Nỗ lực duy trì thuế suất 20% đối với những mặt hàng nhập khẩu cạnh tranh của các nhà sản xuất bột nhựa đã thất bại. Cùng với sự kiên trì đi theo hướng tự do hoá thương mại, Chính phủ cũng đưa ra các biện pháp nâng cao tính hiệu quả. Thứ nhất, ngành Hoá dầu (cùng với ngành thép) đã vào giai đoạn cuối của chương trình tái cơ cấu (năm 1998) của Chính phủ. Chương trình này được thực hiện từ khoản trợ giúp 1,2 tỉ USD của World Bank và ADB. Mục tiêu của chương trình này là hiện đại hoá trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực và giảm thiểu ô nhiễm . Công cụ chính để thực hiện chính sách là các khoản cho vay với lãi suất thấp. Thứ hai, tháng 8 năm 1999, Chính phủ đề xuất một chương trình nhằm làm nâng cao khả năng thanh khoản trong khu vực tài chính và cứu vãn khu vực doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn trong đó có các doanh nghiệp hoá dầu được tạo cơ hội có được khoản đầu tư bằng cổ phiếu mới từ Quỹ Cổ phiếu. Phần đóng góp của World Bank trong quỹ là 15%, của Nhà nước là 20 %, của khu vực tư nhân là 20% và 45% còn lại dự tính kêu gọi từ các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài. Vốn khởi điểm của quỹ là 500 triệu USD và sẽ tăng lên 1tỉ USD. Thứ ba, Bộ Đầu tư dự định ra kế hoạch ưu đãi về thuế và các ưu đãi khác để tái cơ cấu các ngành công nghiệp chủ chốt trong đó có ngành Hoá dầu và ngành dầu khí. Các công ty tư nhân tỏ vẻ miễn cưỡng khi áp dụng các biện pháp nêu trên để cải thiện kĩ năng quản lý và sản xuất. Tháng 3 năm 1999, chỉ có 43% trong tổng số 140 tỉ baht dành cho đầu tư được sử dụng. Khi khủng hoảng xảy ra, các doanh nghiệp Nhà nước cũng đang trong quá trình xác định lại vai trò của mình trong ngành Hoá dầu. Quá trình tư nhân hoá từng phần đối với PTT trở thành một phần trong chương trình tái cơ cấu khu vực tài chính của IMF. Do sự phản đối từ phía các nhà quản lý và công đoàn cũng như từ phía Bộ Tài chính, việc hoàn tất lịch trình tư nhân hoá phải mất một thời gian dài và quá trình thực hiện thì bị trì hoãn. Quá trình tư nhân hoá sẽ bắt đầu từ cuối năm 1999 thay vì vào tháng 10 năm 1998. 50% cổ phần của PTT sẽ bị rao bán trong thời gian 5 năm. Trong khu vực tư nhân, hai công ty liên quan trực tiếp đến sản xuất olefin đều bị mắc kẹt với chiến lược hội nhập theo chiều dọc của mình. NPC chuẩn bị cho kế hoạch “vượt bão” của mình tốt hơn so với TOC. Bất chấp khủng hoảng, doanh thu bán hàng của NPC vẫn tăng lên chủ yếu là vì giá olefin của họ được niêm yết theo đồng Đôla và cũng một phần bởi vì doanh số bán cũng tăng lên. Do bị thua lỗ ngoại tệ hơn 5 tỉ baht, năm 1997 NPC phải gánh chịu khoản lỗ 3,6 tỉ baht. Doanh thu của NPC cũng bị ảnh hưởng bở chính sách hạ giá thành áp dụng cho các khách hàng “hạ nguồn” (mức giá này thấp hơn giá US Gulf từ 10 đến 20%). Vì hầu hết khoản nợ 200 triệu USD của NPC đều là nợ dài hạn nên thua lỗ về ngoại tệ không quá lớn và năm 1998, lãi suất của NPC đạt được là 3,2 tỉ USD. Khả năng sinh lời của NPC một phần cũng là nhờ việc tăng năng suất lên 5-10% để tăng hiệu quả theo quy mô. Kế hoạch sáp nhập giữa NPC và TOC cuối cùng cũng bị huỷ bỏ trong năm 1998 vì hội đồng quản trị của NPC không muốn chia sẻ nguồn lực của mình với TOC. Vấn đề vay nợ của TOC trầm trọng hơn NPC nhiều vì hàng năm TOC phải thanh toán 80 triệu USD tiền lãi vay cho khoản vay nợ lên đến 340-370 triệu USD (vay nợ từ 15 chủ nợ trong nước và nước ngoài). Khoản nợ này làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả của TOC. Kế hoạch mở rộng quy mô để hạ chi phí sản xuất từ 422 USD xuống 362 USD trị giá 7 triệu USD không tìm được nguồn tài trợ và cũng không có được sự ủng hộ của các cổ đông. Laurids S. Lauridsen_ “Policies and Institutions of industrial deepening and upgrading in Thailand I”- 1999 Chiến lược tạm thời để tồn tại của các nhà sản xuất hoá dầu tư nhân là tăng cường xuất khẩu. Thay vì chỉ xuất khẩu 25-30% sản lượng, các công ty này tăng lượng xuất khẩu lên 50% sản lượng nhưng do cung của thế giới đang tăng nên lãi thu về rất khiêm tốn. Hầu hết các nhà sản xuất đều không chuẩn bị tinh thần cho tình huống đồng baht phá giá nên nợ tính theo baht của họ tăng lên. Xuất khẩu lúc này không chỉ là để đạt hiệu quả theo quy mô mà còn là một nguồn thu ngoại tệ cần thiết. Trước khủng hoảng, TPI đang trong quá trình thực hiện chiến lược bành chướng. TPI tài trợ cho các dự án mở rộng bằng tiền vay nợ nước ngoài có lãi suất thấp. Giữa năm 1997, tổng nợ của TPI với 140 chủ nợ trên khắp thế giới lên đến 3,2 tỉ USD và công ty con của nó, TPI Polene cũng vay nợ tới 1,3 tỉ USD. Khi Chính phủ bắt đầu thả nổi đồng baht, TPI phải gành chịu một khoản lỗ lớn về ngoại tệ và đến tháng 8 năm 1997, TPI ngừng thanh toán lãi tiền vay. Sau đó, TPI tham gia một tiến trình đàm phán kéo dài với các chủ nợ để đạt được một thoả thuận tái cơ cấu nợ mà mục tiêu chính là chuyển khoản lãi tiền vay 330 triệu USD đáo hạn giữa giai đoạn 1998-2000 thành cổ phần. TPI có thể được coi là một thử nghiệm của chương trình tái cơ cấu doanh nghiệp. Tháng 2 năm 1999, dường như TPI đã đạt được thoả thuận với tất cả các bên nhưng giải pháp cuối cùng lại bị trì hoãn. TPI Polene cũng phải tiến hành một chương trình đàm phán tương tự nhưng đồng thời, nó cũng không ngừng tìm kiếm một nhà đầu tư chiến lược. Chiến lược tổng thể của tập đoàn Leophairatana là duy trì quyền kiểm soát đối với lĩnh vực hoá dầu, từ bỏ những lĩnh vực kinh doanh khác như nylon, cao su, năng lượng, nước, cảng và thiết bị xếp dỡ, chỉ giữ một phần nhỏ trong kinh doanh xi măng. Laurids S. Lauridsen_ “Policies and Institutions of industrial deepening and upgrading in Thailand I”- 1999 Trong chiến lược liên kết theo chiều dọc, kế hoạch thiết lập nhà máy cracking thứ hai và các dự án khác trị giá 2 tỉ USD của TPI đều bị huỷ bỏ. Trong suốt hai năm 1997 và 1998, TPI vẫn tiếp tục sản xuất sản phẩm hoá dầu nhưng phải tăng lượng xuất khẩu. TPI phải gánh chịu khoản lỗ 15 tỉ baht năm 1997 và 2 tỉ baht năm 1998 nhưng sau đó nó được đền bù bởi khoản lãi về ngoại tệ mà nếu quy đổi ra baht sẽ là 24,5 tỉ baht.1 Tập đoàn SCG cũng tiến hành mở rộng sản xuất bằng cách tăng cường vay nợ nước ngoài . Nợ nước ngoài của SCG tính đến khi xảy ra khủng hoảng là 5 tỉ USD, hầu hết trong số đó là nợ không được bảo đảm vì SCG đã đầu tư cho các dự án dài hạn bằng các khoản vay ngắn hạn. Hậu quả là họ bị lỗ 1,4 tỉ USD (52 tỉ baht) năm 1997. Giữa năm 1999, SCG phải đương đầu với khoản tín dụng ngắn hạn 1,2 tỉ USD và 1 tỉ USD nợ dài hạn sắp đáo hạn. Tỉ lệ nợ trên cổ phần rất cao, lên đến 5,2: 1,105. Ngược với TPI, SCG vẫn tiếp tục trả lãi vay vì họ có quan hệ khá tốt với các ngân hàng trong nước. Chiến lược tái cơ cấu tổng thể của SCG cũng tương tự như TPI. Đó là họ sẽ tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh trọng điểm như xi măng, hoá dầu và giấy trong khi bán đi các lĩnh vực không trọng điểm như thép, máy móc và linh kiện ôtô, thuỷ tinh và hàng điện và kim loại nhằm mục đích giảm nợ. Trong giai đoạn 1998-1999, lĩnh vực kinh doanh hoá dầu của SCG bị ảnh hưởng bởi cầu trong nước giảm và giá xuất khẩu thấp. Chiến lược của công ty Cementhai Chemical là cầm chân các chủ nợ và chuẩn bị cho sự tăng trưởng của thị trường olefin (theo như dự báo) trong năm 2002. Công ty này đưa ra tuyên bố về kế hoạch mở rộng khu liên hợp Rayong thêm 37%, nâng sản lượng lên 800 nghìn tấn ethylene, 800 nghìn tấn polyethylene và 320 nghìn tấn polypropylene một năm để giảm chi phí sản xuất vốn đã khá thập. Dự án này rất quan trọng vì SCG đang theo đuổi một chiến lược mang tính khu vực chứ không chỉ ở tầm quốc gia. Nếu thành công, SCG sẽ nâng cao được vị thế cạnh trạnh của mình so với TPI và vươn lên vị trí nhà sản xuất olefin hàng đầu của Thái Lan cũng như trở thành một nhân vật quan trọng trong khu vực. Các tập đoàn góp phần trong Bangkok Bank đối phó với khủng hoảng bằng cách kêu gọi đầu tư nước ngoài. Họ chào mời các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào một công ty mẹ mới với 30% cổ phần, trong khi 70% còn lại sẽ do các công ty con của Bangkok Bank là tập đoàn Metro và Huakee nắm giữ. Công ty mẹ này sẽ có cổ phần trong 8 công ty hoá dầu con trong đó có BPE và HCM Polymers. Thị phần của TPC và Vinythai trong thị trường PVC là 70:30. Tổng nợ của Vinythai là 258 triệu USD, công ty này cũng phải chịu một khoản lỗ về ngoại tệ khi đồng baht bị thả nổi nhưng tác động của đồng baht mất giá và của nợ nước ngoài mà nó phải gánh chịu ít hơn so với TPI và SCG. Sau 1997, Vinythai vẫn kinh doanh có lãi nhưng kế hoạch mở rộng lần thứ ba của nó bị Solvay và tập đoàn CP trì hoãn. CP đã vay nợ quá nhiều để đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh mới bên cạnh lĩnh vực truyền thống là nông nghiệp. Chỉ một công ty con của nó- công ty Telecom Asia- cũng đã nợ tới 1 tỉ USD nợ không được bảo đảm. CP cuối cùng đành phải thực hiện biện pháp truyền thống là bán đi những lĩnh vực kinh doanh không trọng điểm. CP cũng cố gắng tìm kiếm người mua số cổ phần 36% của nó trong Vinythai nhưng Solvay thì không tỏ ra quan tâm tới việc tăng cổ phần của mình. “Vinylthai: A case study on the Competitive Strategy at Entry and the Impact of Changes in the Economic Environment” TPC dường như đang có cơ hội nâng cao thị phần của mình. Tuy nhiên, giống như nhiều doanh nghiệp hoá dầu khác, TPC buộc phải tiến hành tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp. Hàng năm, TPC phải thanh toán 500 đến 600 triệu baht tiền lãi cho 1 tỉ baht nợ ngắn hạn và 4 tỉ baht nợ dài hạn. Trong suốt mùa xuân năm 1999, TPC đã thành công trong việc chuyển hầu hết nợ ngắn hạn (800 triệu baht) thành nợ dài hạn. Đồng thời, TPC vẫn duy trì chiến lược giảm chi phí sản xuất bằng cách liên kết nhiều hơn, trong đó có dự án đầu tư mới vào sản xuất dichloride.1 Nhìn chung, khủng hoảng tài chính là yếu tố chính gây trở ngại cho ngành Hoá dầu Thái Lan. Một số dự án lớn bị huỷ bỏ và khi khủng hoảng qua đi, vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng lên. Sẽ có những dự án đầu tư mới của các tập đoàn nước ngoài như Chevron Chemial, Philips Petroleum, Exxon, Bayer và Mitsubishi Chemicals. Trong số các nhà sản xuất trong nước, SCG và TPC có được vị thế thuận lợi hơn so với TPI và tập đoàn CP. Đối với các nhà sản xuất “hạ nguồn” thì tự do thương mại có nghĩa là chi phí đầu vào sẽ thấp hơn. II. Kinh nghiệm của Trung Quốc Ngành Hoá dầu Trung Quốc trước khi gia nhập WTO Sớm nhận thức được vai trò quan trọng của ngành Hoá dầu, Trung Quốc đã và đang hết sức nỗ lực xây dựng ngành Hoá dầu của riêng mình. Từ những năm 1970 đến những năm 1980, Trung Quốc phải nhập khẩu toàn bộ công nghệ từ nước ngoài để phục vụ cho việc sản xuất ethylene và các sản phẩm khác. Sau một thời gian sử dụng và lĩnh hội được công nghệ nước ngoài, từ cuối thập niên 80 cho đến đầu thập niên 90, Trung Quốc đã phát triển được công nghệ lọc dầu của riêng mình để phục vụ cho sản xuất hoá dầu. Công nghệ này của Trung Quốc sau đó cũng đã được xuất khẩu sang các nước khác. Sau mười năm nỗ lực, ngành Hoá dầu Trung Quốc đã có trong tay những kỹ thuật sản xuất tiên tiến nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng của dầu và khí. Ngành Hoá dầu Trung Quốc hiện giờ là một ngành liên kết giữa nhiều lĩnh vực khác nhau như lọc dầu, hoá dầu, sợi tổng hợp và phân bón. Trung Quốc hiện đã hoàn tất nhiều dự án lớn về ethylene và sợi tổng hợp ở Daqing, Shandong, Jiangsu và Shanghai, về phân bón ở Zhenhai, Urumqi và Ningxia. Nhiều nhà máy lọc dầu lớn cũng đã được xây dựng hoặc mở rộng ở Luoyang, Shijiazhuang, Guangzhou, và Fujian cùng với các cơ sở vật chất liên quan như điểm phân phối và hải cảng. Tình hình cung- cầu Trong thập niên 90, cầu về ethylene của Trung Quốc không ngừng gia tăng với tốc độ hàng năm là 17%, cao hơn nhiề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
Tài liệu liên quan